Chương 34

Hai người đàn ông nhìn nhau. Hai kẻ thù đang "tiến lại gần nhau" thì chỉ có một người dịch chuyển, còn người kia thì ngồi lặng đi trên giường. Họ đang vượt qua cái khoảng cách mấy mươi năm hận thù trong quá khứ để đến với cái quá khứ trước đó của mình. Khi chưa có chuyện gì xảy ra, họ đã từng sống chung một nhà.
− Anh Dân!
− Chú Chiến!
Thời gian như ngưng đọng lại sau mấy chục năm trôi qua một cách vô nghĩa trong mối quan hệ giữa họ. Những đứa con cúi đầu giấu đi những giọt nước mắt đổ xuống cho ngày hội ngộ này. Việc gia đình bác sĩ Chiến có mặt ở đây chính là một sự tha thứ không nói thành lời. Vả lại, điều đó coý nghĩa hơn tất cả mọi thứ ngôn từ lịch thiệp, sáo rỗng mà người ta có thế sứ dụng trong những trường hợp tương tự.
− Đến trong mơ tôi cũNg không dám nghĩ đến chuyện này chú Chiến à! - Giọng ông Dân run run - Cô chú có những đứa con thật xứng đáng.
− Cả cháu Minh nhà anh cũng vậy! - Bà Liên xen vào - Tôi rất quý cháu dù chỉ mới gặp đôi lần.
− Nếu mẹ và các em của cháu về kịp thì hôm nay sẽ vui biết mấy - Giọng Minh thật phấn khởi.
Tố Mai kín đáo đưa mắt nhìn Chinh. Ông anh hiểu ý em nên khẽ lắc đầu. Không riêng gì Tố Mai mà dường như ca nhả bác sĩ Chiến đều sựng lại sau câu nói của Minh.
Bà Liên lái câu chuyện sang hướng khác.
− Kim Xuân đâu, sao nãy giờ bác không thấy vậy Minh?
Đến lúc này mọi người mới nhận ra sự vắng mặt của cô gái ấy. Thì ra cô nàng đã trốn biệt trong phòng mình vì cứ ngỡ những người hàng xóm sắp sửa gây ra một điều gì đó khủng khiếp lắm.
− Bác biết bà ngoại của cháu đấy, Kim Xuân ạ! - Ông Chiến nhìn cô gái - Ngày trước một tay bà ấy tắm rửa giặt giũ và đút cơm cho các bác ấy.
Kim Xuân cúi đầu đáp khẻ:
− Ngoại cháu mất rồi. Cả mẹ cháu...
Mọi người lặng đi giây lâu trước nỗi bất hạnh của cô gái. Bác sĩ Chiến vuốt nhẹ tóc cô, giọng bùi ngùi:
− Thế đấy, Xuân ạ! Con người ta dễ quên như vậy đó. Bác xin chia buồn với cháu.
− Cám ơn bác!
Câu chuyện của mấy mươi năm ngăn cách, kéo dài cả một buổi sáng chủ nhật. Cuối cùng khi sắp sửa ra về, ông Chiến dè dặt đề nghị:
− Nếu anh không từ chối, tôi sẽ đưa anh đến bệnh viện điều trị một thời gian. Cháu Trường đã cho tôi xem các kết quả xét nghiệm và chụp hình của anh. Tôi nghĩ, cothể... vẫn còn hy vọng! Chỉ có một điều... nếu như tôi không lầm thì trước đây anh đã bị một tai nạn gì đấy... như tai nạn ô tô chẳng hạn?
Đôi mày ông Dân khẽ cau lại. Những nếp nhăn trên trán ông xuất hiện càng lúc càng nhiều.
− Tôi nhớ rồi! - Chợt ông kêu lên - Trước đây tôi có bị đụng xe một lần.
− Phải rồi! - Ông Chiến tiếp ngay - Anh có nhớ người ta đã làm gì đôi chân của mình không?
Ông Dân liếc nhanh về phía con trai rồi lắc đầu:
− Chẳng có gì quan trọng.
Bác sĩ Chiến cũng nhìn về phía con mình, rồi chậm rãi nói:
− Anh bảo cháu thu xếp mọi thứ, sáng mai tôi sẽ nhờ xe của bệnh viện tới đón.
Giọng ông thản nhiên như không có chuyện gì quan trọng thật. Nhưng vừa về đến nhà, ông đã gọi con trai của mình lên
− Chắc chắn là có vật lạ kẹp giữa xương đùi. Con nhìn kỹ mà xem.
Trường gật đầu xác nhận:
− Con đã thấy ngay khi mới xem phim. Chúng ta giải thích việc này như thế nào hả ba?
Ông Chiến không trả lời con trai ngay. Đôi mày hơi cau lại, ông chăm chú nhình những ảnh chụp hiện lên rất rõ trước hộp đèn, rồi quay lại sang con:
− Thế này Trường à! Ba giả thuyết rằng sau khi tai nạn xảy ra, xương đùi bị nứt. Connhớ kẽ chi tiết này, nứt chứ không phải gãy. Người ta đã cố định xương đùii cho bác ấy bằng một thanh pla- Tin mỏng. Chỉ là tạm thời thôi. Sau đó khi vết thương lành, phải mổ để lấy thanh pla- Tin ấy ra.
− Con hiểu rồi! - Trường chợt reo lên mừng rỡ - Bác ấy đã không thực hiện cuộc giãi phẫu thứ hai.
− Đúng! - Người cha gật đầu với vẻ hài lòng - Và thanh bạch kim kia lại bắt đa6`u sinh chuyện. Nó gây viên nhiễm...
− Mọi chuyện lại hóa ra đơn giản.
− Nhưng con phải nhớ là trước đây ít lâu bác ấy đã bị suy thận, cần phải thận trọng trong việc dùng thuốc.
Nói đến đây, không hẹn mà cả hai cha con cùng bật cười. Khi bác sĩ Chiến thôi cười, ông bảo con:
− Vậy mà ba đã ngờ oan cho con bé.
− Có một lần Tm hỏi con sẽ làm gì nếu bệnh nhân là kẻ thù của mình. Lần ấy con đã nghi ngờ, nhưng rồi con bé lại chẳng nói thêm điều gì nữa...
− Thận trọng là điều cần thiết con à!
− Nhưng... đôi khi cũng phải biết quyết đóan kịp thời chứ ạ!
Đúng,đấy là lúc bản lĩnh của con người sẽ được thể hiến một cách rõ ràng nhất.
− Con trất vui mừng khi đã đi theo con đường của ba me.
− Còn ba mẹ lại rất tự hào vì điều đó!
Họ nhình nhau y như thể người vừa mới phát hiện ra người kia những điều mới lạ. Chợt đứa con trai bối rối quay đi khi thấy niềm tin yêu trong mắt cha quá lớn. Chắc chắn ông sắp sửa nói ra một điều gì đó thật hệ trọng.
− Thứ sáu tới bác Dân sẽ được mỗ. - Bác sĩ Chiến chậm rãi nói - Ngừng một chút, ông tiếp - Người chịu trách nhiệm chính của ca mổ sẽ là con!
− Ba! - Trường sứng sốt nhìn cha.
− Đúng đấy, Trường ạ! những người như ba, mẹ... rồi sẽ được thay thế và tương lai đó là các con...
Giọng nói ngậm ngùi pha lẫn chút hối tiếc của cha hiến Trường bồi hồi xúc động. Đúng là cần phải có một sự chuyển giao như thế. Ông bà mình nói:"tre già măng mọc", ai cũng biết vậy. Nhưng ý thức tự giác về điều đó quả là một chuyện không phải dễ dàng!