Chương 12

Những nét chữ xa lạ trên chiếc phong bì làm xuất hiện những nếp nhăn trên trán Minh. Thoạt dầu, anh ngỡ có sự lầm lần chi đây, nhưng nhìn kỹ lại thì thấy rõ ràng thư gửi cho mình. Điều làm Minh ngạc nhiên nhất, là những chữ từ nước ngoài, nơi địa chỉ người gửi. Minh ngờ ngợ 'hay là mẹ' Rất lâu rồi kể từ khi có lá thư đầu tiên đến giờ, Minh không nhận được dòng tin tức nào của mẹ và các em nữa. Cuộc sống của cha con Minh hình như đã quen với sự thiếu vắng ấy. Không bao giờ Minh nghe ba nhắc đến mẹ...
Khi bức ảnh phong bì rơi ra, Minh đã bàng hoàng sửng sốt. Ký ức ùa về như một dòng sông cuộc chảy. Và không biết từ lúc nào chàng trai nghe môi mình mặn đắng.
− Đây là mẹ!
− Đây là em Lan!
Và đây là Xuân Hương đứa em gái út mà ngay buôi sáng chia tay, Minh còn cõng nó ra ngã tư gần nhà để mua cho nó mấy xâu mía ghim- Con nhỏ rất khoái ăn mía, những ngày ấy nhà nghèo quá, mẹ không bao giờ cho ăn quà vặt nên nó phải nhịn thèm. Minh thương em, nên lúc nào được mẹ cho tiền, công việc trước tiên là phải mua mía cho nó... có ngờ đâu, khi Minh hí hửng đi chơi với mấy đồng bạc trong túi, thì cũng là lúc cậu bé bị mẹ và các em bỏ rơi.
− Anh... có chuyện gì vậy anh Minh? Kim Xuân bất ngờ đến, thấy hai mắt của Minh vẫn còn đỏ hoe, cô ngạc nhiên trố mắt nhìn.
Minh ngượng ngùng lau vội mấy giọt nước mắt, cố gượng cười:
− Không có gì đâu... tự dưng tôi bỗng nhớ ra mình cũng đã từng có một người mẹ.
Xuân ái ngại nhìn Minh:
− Anh buồn lắm phải không?/
Minh khẽ lắc đầu:
− Không hẳn là buồn! Chỉ đơn thuần và một nỗi nhớ... Thật ngớ ngẩn phải không Xuân?
− Sao lại ngớ ngẩn? Em cũng đã từng nhớ mẹ rồi khóc một mình.
Đến bây giờ Minh mới hiểu giữa mình và cô gái này chẳng bà con dòng họ gì. Hôm rồi nghe ba kể lại, Minh mới biết thì ra Kim Xuân là cháu ngoại của bà vú đã từng nuôi nấng ba Minh ngày xưa. Ngoại mất đã lâu, còn mẹ thì vừa mãn tang năm ngoái. Không còn ai thân thích ruột rà, cô gái hai mươi hai tuổi ấy đành phải quay trở về nơi mình đã được sinh ra. Lúc ấy, Minh không thể nào nhớ được Kim Xuân, bởi mẹ con, bà cháu cô bé đã đùm túm nhau về quê khi cậu bé Minh vừa lên hai tuổi, còn Kim Xuân thì chưa đầy một năm!
Đôi mắt Kim xuân bỗng dừng lại nơi bức thư mà Minh chưa kịp cất đi. Một thoáng lạ lẫm khiến đôi mày cô khẽ cau lại. Tiếp theo đó là tiếng thở dài.
Chợt Minh bắt gặp tia nhìn của cô gái nên vội vàng lấy quyển tập che khuất lá thư. Như một kẻ có hành vi vụng trộm, anh chàng bối rối không dám nhìn thẳng người đối diện. Không ai nói thêm gì? Rất lâu sau cô gái mới khẽ hỏi:
− Anh đã yêu ai bao giờ chưa hở Minh?
Gã con trai ngó sững cô gái rồi lặng lẽ gật đầu.
Lẽ thường, người ta hoặc là rất sợ hoặc là rất vui mừng trước một câu trả lời mà mình đã đoán biết. Trong trường hợp này, đó là sự sợ hãi:
− Có phải... chính là người ấy? Đôi mắt Kim Xuân như muốn xuyên thủng mấy chúc trang giấy đang che lấp điều bí mật đang vò xé lòng mình.
− Em lầm rồi! Đây không phải là điều em đang nghĩ. Minh dịu dàng bảo cô gái:
− Xin lỗi anh! Lẽ ra thì em không nên tò mò như vậy.
− Không cần phải xin lỗi! Đấy là mẹ của anh.
Điều thổ lộ đột ngột của Minh làm Kim Xuân ngạc nhiên. Mãi một lúc sau cô mới nói được:
− Anh nói thật không?
Minh gật dầu:
− Nếu em muốn thì có thể xem.
Nhưng Kim Xuân không đọc thư cô chỉ chăm chỉ nhìn vào bức ảnh. Ba người phụ nử có khuôn mặt hao hao giống nhau và cả người con trai đang ngồi đây! Không kiềm được Kim Xuân buột miệng:
− Đẹp quá... nhưng cũng... kiểu cách, xa lạ quá!
Minh buồn bã gật đầu
− Anh cũng thấy như vậy! Một người quen của ba anh vừa xuất cảnh sang Mỹ theo diện HO đã tình cờ gặp mẹ và các em của anh trong một buổi dạ tiệc. Họ đã nhận ra nhau, và đây là kết quả của sự gặp gở đó – Minh chỉ vào bức thư.
− Bác đã biết chưa?
− Anh còn đang do dự... không biết có nên cho ba biết không. Theo em thì sao?
− Em cũng không biết- Kim Xuân ngập ngừng- Tốt hơn hết là anh hãy thử nhắc mẹ và các em trước mặt ba anh xem sao?
Nhưng ông Dân đã gạt ngay lời đứa con trai khi nó vừa dứt câu:
− Cái thứ đàn bà bỏ chồng bỏ con để chạy theo tiền bạ, vật chất thì không đáng cho ta phải nhớ đâu con à!
− Có lẽ... do mẹ không quen với cuộc sống đói khổ, nghèo hèn nên không chịu đựng nổi. Ba hãy thông cảm cho mẹ.
Ông Dân chỉ vào đôi chân bất động của mình, giọng cay đắng:
− Vậy thì ai sẽ thông cảm cho sự mất mát của ba? Ai sẽ đền bù cho ba? Hay là chỉ có con?
Minh yên lặng nhìn cha hồi lâu rồi ngập ngừng nói tiếp:
− Ngọc Lan và Xuân Hương, chẳng biết bây giờ chúng ra sao?
Nghe nhắc đến hai đứa con gái, người cha nhè nhẹ lắc đầu, giọng ông run run:
− Con Lan năm nay hai mươi mốt tuoểi, còn Xuân Hương mười tám... Ôi, các con của ba!
Nỗi nhớ thương pha lẫn lòng oán hận phút chốc bỗng kéo về đã khiến người cha bị xúc động mạnh. Khuôn mặt ông trông méo mó như người sắp sửa lên cơn động kinh. Minh hốt hoảng chụp lấy tay cha và lặng người đi. Khi thấy những giọt nước mắt đang chảy ra từ hai hố mắt thâm quầng sâu của ông.
− Ba hãy tha thứ cho các em... chúng nó nữa! Một người vợ xấu xa thì không thể nào làm một người mẹ tốt được, con nên nhớ điều đó! Giọng ông Dân bỗng tỉnh táo lạ lùng.
Không muốn tiếp tục câu chuyện vì sợ cha mệt nên Minh lại sang chuyện khác.
− Con có mua thuốc bổ thận cho ba đây. Bác sĩ nói bệnh của ba dùng nhiều thuốc quá nên có khả năng bị suy thận. Con sẽ bảo Kim Xuân nắc ba uống thuốc. Bây giờ ba nằm nghỉ đi.
Nói xong Minh vừa quay lưng đi ra thì bỗng nghe ba gọi lại.
− Ba cần gì hả ba?
− Tiền đâu con mua thuốc?
− Sao hôm nay ba lại hỏi con như vậy?
− Con chưa trả lời ba.
Minh nhìn thẳng vào mắt cha, vui vẻ trả lời:
− Ba đừng lo! Con có rất nhiều cách để kiếm tiền. Chỉ cần chịu khó một chút thôi.
Minh nói cho cha yên lòng chứ thật ra hoàn toàn không phải như vậy. Cuộc sống vẫn đầy dẫy những khó khăn. Chuyện nhịn ăn, nhịn mặc là thường xuyên. Giờ đây thỉnh thoảng không còn phải bán bớt đi một món gì đó trong nhà để xoay sở, nhưng đổi lại, Minh đã làm việc hết sức mình. Công việc dạy kèm tại gia cho những đứa con nhà giàu là nguồn sống chủ yếu của hai cha con. Từ ngày có thêm Kim Xuân, dường như Minh chẳng còn mấy thời gian nghỉ ngơi, rãnh rỗi. Thêm một miệng ăn, không phải là chuyện dễ dàng.
Có lần, cô gái ấy đã đòi đi tìm việc làm với lý do.
− Em sẽ kiếm thêm tiền phụ anh lo thuốc cho bác!
− Không cần đâu Xuân à! Tôi tự lo liệu được cho ba người.
− Nhưng thấy anh cực quá, em chịu không nổi! Cô gái vẫn nài nỉ.
− Chăm sóc người bệnh cũng là công việc đấy. Làm ơn giúp tôi trông nom ông già. Chúng ta hãy thoa? thuận với nhau như vậy đi.
Không còn cách nào khác hơn, Kim Xuân đành phải đồng ý. Cô gái mồ côi ấy đã xem ông Dân như cha ruột của mình. Và năm tháng đã làm cho trái tim cô rung động trước một bóng hình, tiếc rằng cái bóng hình đó đã thuộc về người khác
Trước thái độ kiên quyết của cha, Minh không dám nhắc đến mẹ nữa.
Nhưng tối đó Minh đã ngồi hằng giờ dưới đèn để tìm về kỷ niệm. Bóng dáng hai đứa em gái ruột thịt và những ngày thơ ấu xưa lần lượt hiện về. Cả mẹ nữa... lẽ nào mẹ không thương ba và Minh hay sao? Có một điều gì chợt bóp nghẹt trái tim Minh. Và rồi Minh thấy như mình đã tha thứ.
'Mẹ!... '
Bàn tay Minh bỗng run lên khi cái 'dấu nặng cuối cùng hoàn chỉnh một từ rất thiêng liêng và quen thuộc mà mười mấy năm rồi Minh đã cố quên.
'Kể từ ngày ấy, con đã bị quãng vào dòng đời xuôi ngược. Trách móc mẹ ư? Để làm gì? Không làm gì cả! Tốt hơn hết là hãy nên tha thứ... và con đã làm như vậy! giờ đây con không còn là thằng Minh bé bỏng của mẹ ngày nào, cái thằng bé đã vui mừng hớn hở trước một âm mưu được che đậy bằng mấy đồng tiền lẻ! Lúc đó con không thể nào hiểu được... còn bây giờ con lại không muốn hiếu. Con vẫn thương mẹ vì mẹ là mẹ của con... '
Lá thư còn đang dở dang thì bỗng tiếng Kim Xuân kêu to:
− Anh Minh ơi! Có người tìm anh.
− Ai vậy? Minh hỏi vọng ra.
Cô gái đã xuất hiện ở cửa phòng, nghe Minh hỏi bèn lắc đầu:
− Em không biết! Hình như là bạn anh.
Đúng như lời Kim Xuân phỏng đoán Qúy, anh chàng lớp trưởng của Minh đang đợi ở cổng. Thấy bạn, Minh hỏi ngay:
− Có chuyện gì vậy?
Qúy tủm tỉm cười:
− Hôm nay cậu không gặp may rồi! Nhắm ngay cái hôm người ta dến tìm mà lại nghỉ học.
− Ba mình mệt nhiều hơn. Cậu bảo ai đến tìm?
− Tố Mai và cô bạn gái của cô ấy. Không có cậu, tôi kêu họ tới đây tìm.
Qúy chưa dứt lời. Minh đã giật nẩy người, kểu lên:
− Chết rồi!
Anh lớp trưởng ngơ ngác hỏi:
− Ai chết?
Minh thở dài:
− Tố Mai mà đến đây thì...
Thật là khủng khiếp nếu điều đó xảy ra bây giờ. Minh không dám nghĩ thêm nữa.
− Cô ấy không đến đâu đây! Qúy trấn an bạn. có thư gởi cho cậu đây.
Nhưng ngay cả điều Qúy vừa nói cũng không khiến Minh vui mừng. Sự lo âu sợ hãi đã làm lấn át tất cả.
− Cậu... có chỉ Tố Mai địa chỉ nhà mình không? Minh đánh liều hỏi đại:
− Cô ấy không hỏi nên tôi cũng quên không nói. Qúy đập tay vào trán với vẻ hối tiếc.
Không ngờ Qúy vừa nói xong, Minh thở phào nhẹ nhỏm. Thế là thoất nạn! thật may mắn cho Minh vì thoạt đầu Tố Mai cũng dã định đến nhà tìm.
Số Mi đen như quạ! Nhật Uyên trêu bạn- Về nhà nấu chè đặt tên lại là Tố... rũi đi!
Đúng là rũi thật! Tố mia ngán ngẩm thở dài. Cô không có duyên với nơi này nên chưa bao giờ cô đến đây mà gặp Minh.
− Về thôi, ta đói bụng quá!
Thấy Tố Mai vẫn đứng tần ngần, Nhật Uyên lại lên tiếng gịuc bạn. Nhưng cô nàng bỗng lắc đầu:
− Hay là... mình hỏi thăm địa chỉ nhà anh Minh rồi tới thẳng đó?
− Sao cũng được! Nhưng phải tìm cái gì uống đã. Lội bộ nãy giờ, khát muốn khô cổ.
Hai cô gái kéo nhau vào căng tin uống một hơi hết ly đá chanh. Nhật Uyên đứng dậy:
− Đi thôi!
Nhưng Tố Mai vẫn ngồi nguyên một chỗ:
− Thôi! Không đi nữa...
− Lại thay đổi lạp trường rồi, chán quá, Sợ phải không?
Tố Mai thanh minh:
− Không phải sợ! Nhưng cuộc gây gỗ với Minh hôm nào chợt hiện về. Có đường đột lắm không khi mình đi tìm người ta? Và lại, anh đã không muốn như vậy và đó cũng chính là nguyên nhân của sự giận hờn, cho nên bây giờ mà đến nhà anh thì chẳng khác nào lại làm tăng thêm sự căng thẳng giữa hai người.
Vậy là lá thư đã được gởi đi để làm nhiệm vụ của một sứ giả hoà bình.
'Em không giận anh nữa dâu! Mà việc gì phải giận nhau lâu như vậy? Không thấy anh qua bên này, em buồn đến nỗi không học thuộc bài...
Minh mỉm cười. Hình ảnh cô bạn gái như lung linh trước mặt, làm sao có thể giận Tố Mai được.
Nếu cô bé hiểu được những ngày qua, lòng Minh lúc nào cũng cháy lên trong nỗi nhớ...