Chương 28

− Chú ấy viết gì ma trông anh có vẻ nghĩ ngợi vậy?
− Bà liên ngừng tay vachiếc áo louse của chồng, nhìn ông chờ đợi.
Ông Chiến đưa lá thư cho vợ.
− Em xem đi!
Bức thư của người em chồng từ Mỹ gởi về thoạt đầu vẫn là những lời thăm hỏi bình thường, nhưng gần cuối lại có những điều khiến cả hai vợ chồng bác sỉ Chiến đều đăm đăm chiêu, tư lự:
− Rồi anh tính sao? - Bà Liên đọc xong bức thư, ngẩng lên hỏi chồng. − Chú ấy nói cũng phải. Nhưng anh vẫn chưa quyết định.
− Có lẽ phải bàn bạc với các con. Chúng nó lớn cả rồi.
− Ừ! Anh cũng nghĩ vậy. - Bác sĩ Chiến gật đầu - Bao giờ thằng Chinh với con Mai về?
− Nghe chúng nó bảo ngày mai. - Bà Linh nhìn lên lịch rồi trả lời chồng - Có cần phải xin phép ba không anh?
Ông Chiến ngước lên nhìn bàn thờ. Sau làn khói hương mờ ảo, cụ Khiêm đang nghiêm nghị nhìn con trai và con dâu. Mắt cụ như có một điều gì đó chưa nói.
− Cũng phải thưa qua với ba chuyện này. Nếu còn sống, ông cụ sẽ không đồng ý, nhưng biết làm sao được.
− Em thấy chuyện này kéo dài đã quá lâu rồi. Chúng ta không thể cứ cố chấp mãi như vậy được.
− Đây cũng là một cơ hội vậy!
Rồi câu chuyện của hai người lại chuyển sang đề tài khác. Xem như vấn đề mà người em đề nghị đã được đồng ý. Chĩ còn nghĩ xem phải bắt đầu như thế nào.
Ba à! Con có chuyện này muốn hỏi Ba.
Chợt Trường bước vào, hai mắt nhìn cha như cầu cứu. Ông Chiến ra hiệu cho con trai ngồi xuống rồi ân cần hỏi:
− Có chuyện gì vậy Trường?
− Con muốn biết ý kiến của ba về trường hợp này.
Đó là một ca mổ tim khá phức tạp mà nhóm bác sĩ trẻ của Trường vừa hội chẩn sáng nay nhưng chưa dám quyết định.
Ông C nghe con trình bày xong, có vẽ nghĩ ngợi.
− Xưa nay trường hợp này người ta không can thiệp bằng phẩu thuật con à!
− Chẵng lẽ y học đành bó tay sao ba?
− Con thấy đấy! Bệnh nhân đã sống được đến bây giờ... 25 tuổi, đó là điều rất ít xảy ra khi hai dòng máu đen và đỏ trộn lẫn vào nhau...
− Cữa van đóng không chặt. - Trường tiếp lời cha - Trên thế giới người ta đã thay van tim nhân tạo rồi kia mà!
− Nhưng ở nước ta thì chưa, con à!
− Chúng ta có thể thí nghiệm. Xem như đây là một công trình nghiên cứu khoa học.
− Nhưng y đức sẽ không cho phép thí nghiệm trên một cơ thế conngười. Điều đó thật khủng khiếp. - Bác sĩ Chiến cau mày.
Trường nhìn cha giây lâu rồi chậm rãi nói:
− Con nghĩ... phải có người hy sinh... phải có người mở đầu chứ ba?
− Đó là xét về mặt lý trí, chứ về tình cảm thì... người cha lại lắc đầu. Nếu con can thiệp bằng phẩu thuật, chắc chắn bệnh nhân sẽ chết ngay lập tức.
Điều cha vừa nói khiến mặt Trường biến sắc. Nếu điều đó xảy ra thì trách nhiệm sẽ đổ lên đầu anh. Và cái chuyện bệnh nhân trên gường mổ là điêu khủng khiếp nhất đối với một thầy thuốc. Có thể ba nói đúng. Mấy mươi năm cầm dao mổ xẻ, chắc chắn đó là kinh nghiệm quý báu nhất mà ông đã tích lũy được.
− Chúng con sẽ bàn bạc lại. - Trường đứng lên - Có lẽ không nên mổ như lời ba nói.
Hai vợ chồng bác sĩ Chiến đưa măt nhìn nhau khi đứa con đã ra khỏi phòng. Cả hai đều thấy hài lòng về kế nghiệp của mình.
− Em chỉ còn lo lắng có mỗi con Tố Mai. - Bà Liên do dự nhìn chồng.
− Con Tố Mai thế nào?
− Là em linh cảm thế thôi. Con bé có điều gì đó không ổn. Dường như nó muốn giấu giếm...
Bác sĩ Chiến đặt tay lên vai vợ, trấn an bà:
− Con nó lớn cả rồi. Với lại, anh thấy Tố Mai cũNg chưa có biểu hiện gì lầm lỗi. Nếu con không nói thì có nghĩa là nó chưa thấy cần thiết đó thôi.
− Em cũng nghĩ vậy... nhưng vẫn cảm thấy lo lo thế nào ấy.
Câu chuyện của hai vợ chồng già lại xoay quanh những đứa con. Cuối cùng thì họ cũng đã tìm ra những lý do để tự an ủi rằng mình đã có những đứa con thật xứng đáng. Họ chẳng có gì phải phàn nàn cả!
Xế trưa hôm sau thì hai anh em Tố Mai về tới. Nhìn cô gái út sước da sạm nắng, bác sĩ Chiến vui vẻ ba"o con.
− Trông con rắn rỏi, khỏe mạnh hẳn lên đấy con gái ạ! Có lẽ gia đình chúng ta lâu lâu cũng phải tổ chức đi đâu đấy một lần cho đầu óc thư giãn, nghỉ ngơi.
− Chúng con nhất trí cả hai tay thôi! - Chinh xen vào - Chỉ sợ ba mẹ chẳng chịu rút ra khỏi công việc.
− Cũng đã đến lúc phải nghỉ ngơi rồi các con à! Nhìn thằng Trường ba cảm thấy yên tâm. Ít ra thì cũng có đứa nối nghiệp mình.
− Vậy còn con với anh hai là đồ bỏ hở ba? - Tố Mai vờ giận dỗi.
− Các con cũng rất xứng đáng con gái à! - Ông Chiến xoa đầu con gái - Chỉ tại vì chúng ta không phải là đồng nghiệp nên ba mới có sự so sánh đó.
− Anh Trường đâu ba? - Tố Mai không thấy "kẻ nối nghiệp" của ba nên dáo dác tìm.
− Một nhóm bác sĩ trẻ do anh con "cầm đầu" đang nghiên cứu một vấn đề khá hốc búa, chúng nó bận suốt ngày.
− Kế cả chủ nhật à? - Chinh có vẻ thích thú kêu lên - Thật là hạnh phúc khi có những niềm say me6 như thế.
− Em lại chẳng thích! Cứ cái kiểu này thì mấy ông anh của em ế vợ hết - Tố Mai trêu anh.
Chinh búng nhẹ ngón tay vào mũi em gái
− Các cô khéo lo! Chứ không phải em sợ các cô bạn của mình ế chồng à!
Cả hai anh em cùng cười. Bà Liên từ dưới bếp ân cần đặt mấy ly nước mát trước mặt chồng con, rồi ngồi xuống cạnh Tố Mai.
− Thế nào, các con đi chơi cogí vui không?
Tố Mai tranh nhau với anh, lúu lo kể "
− Chán lắm ba mẹ à! Anh hai và mấy ông bạn cứ chúi mũi vào công việc, bỏ con có một mình.
− Đừng có nói oan cho anh. Bọn anh không dẫn cô đi uống cà phê là gì? - Chinh chống chế.
Quả là có thế thật, nhưng chỉ vào buổi tối, khi họ rảnh rỗi. Còn thì ban ngày, Tố Mai chỉ tha thấn ra bãi biến tắm có một mình. Và cô đã không kể với mọi người cái chuyện mình gặp lại cô bạn Thanh Mai thêm một lần nữa ngay hôm sau, bởi lẽ đó là điều không vui kế tiếp theo điều mà anh Chinh đã kể về Tiến.
Nếu không có những điều đó thì chuyến đi nghĩ hè muộn màng của Tố Mai hẳn không có gì đáng phàn nàn.
Buổi tối ngay sau hôm trở về, Tố Mai đã len lén sang thăm người hàng xóm của mình. Cô nghĩ rằng có lẽ bên ấy giờ này phải đông đúc bởi mẹ và các em của Minh chắc là đã về.
Nhưng ngược với điều Tố Mai dự đóan.
Ngôi nhà vẫn lặng ngắt như tờ... không có khách khứa cũng chẳng có tiếng nói cười. Đèn trong nhà cũng không bật sáng như mọi khi.
Tố Mai hoảng sợ nghĩ thầm: Điều gì đã xảy ra ở đây vậy? Và cô đã thở phào nhẹ nhỏm khi vào đến bên trong...
May quá! Họ còn đủ cả... Nhưng điều rủi ro lại nằm ở chỗ khác...