HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT
Tham tước vị lạc đường mất đi bản tính thực
Mừng ban cho cái chết thấm thía thuyết luân hồi

    
iên Canh Nghiêu cúi đầu nghe lệnh quản chế, đích thân Nhạc Chung Kỳ đưa tới Đồng Quan, cấp báo mọi tin tức về Kinh. Lúc này Trương Đình Ngọc mới thở phào nhẹ nhõm. Điều khiến Trương Đình Ngọc lo lắng nhất là xảy ra đánh nhau to giữa quân Niên và quân Nhạc ở Thanh Hải. Trương Đình Ngọc vội mang bản tấu đã vượt qua tám trăm dặm đến điện Dưỡng Tâm trình lên Ung Chính.
Niên cúi đầu chịu lệnh, trẫm không lấy gì làm lạ. Ung Chính đang đánh cờ với Phương Bao, nghe Đình Ngọc đọc tấu, cười, quay mặt sang Doãn Tường ngồi cạnh xem đánh cờ, nói:
- Ván cờ này đánh với Phương tiên sinh, trẫm coi như thua, thua trên thế thắng. Ván cờ đánh với Niên Canh Nghiêu trẫm đã thắng, cũng thắng trên thế thắng.
Nói xong cất tiếng cười vui vẻ. Thần sắc Doãn Tường cũng khá lên, khổ một nỗi người quá gầy, gầy đến đáng thương, nghe Ung Chính nói xong, khuôn mặt trắng bệch nở nụ cười, nói:
- Hoành thần tính toán kỹ càng, Thượng thư phòng làm việc này rất thỏa đáng.
Ung Chính cười đứng dậy, trở lại thư án đặt cạnh lò sưởi, lấy ra một tập dầy các bản tấu, đưa cho Doãn Tường, nói:
- Đây là bản phê gốc, trẫm phê tối hôm qua, bản chính đã gửi đi rồi. Mấy người các khanh cùng nhau xem đi.
Cánh tay trắng, gầy của Doãn Tường thò ra nhận một bản tấu, đó là bản tấu tạ tội của Niên Canh Nghiêu viết ở Tây Ninh, bản phê viết:
Đọc xong bản tấu, lòng trẫm hơi vui, mọi sai lầm đều có thể sửa, song đừng sửa quá thành không. Trẫm chỉ e rằng từ trong thâm tâm khanh không phục.
Xem sang bản phê tấu khác, là bản phê của Cao Kỳ Trác:
Trẫm tiếc cái tài của Niên Canh Nghiêu, song ghét cái công của ông ấy. Không dùng cái tài đó nữa, là giữ cái đạo bảo toàn cho Niên. Những ngày gần đây, Niên tỏ ra ân hận.
Bản phê của Điền Văn Kính:
Niên mỗ khôn ngoan xảo quyệt quá chừng. Bản tấu của khanh gửi đi, chức quyền của Niên bị mất, người quân tử không vui về việc đó, từ nay trở đi không còn can dự chính sự nữa, yên tâm rảnh tay làm việc.
Xem tiếp bản nữa, vẫn là bản phê của Điền Văn Kính, còn các bản khác, nội dung dường như là nói đỡ tội cho Niên Canh Nghiêu. Doãn Tường xem xong, đưa lại cho Phương Bao. Phương xem xong không nói gì, chuyển sang cho Đình Ngọc. Trương Đình Ngọc gộp tất cả các bản phê tấu đưa trả lại cho Ung Chính, chuyển sang đọc chỉ dụ. Ung Chính tổng hợp các bản tấu tố cáo Niên Canh Nghiêu ngang ngược, làm việc không đúng chức trách, không đúng pháp luật. Cả thảy gồm hơn một triệu bản, gồm các tội danh: nhúng tay can thiệp công việc nội chính ở tất cả các tỉnh, ti sắp xếp người nhà, người thân, tham ô ăn hối lộ v.v... Ung Chính bất giác cười:
- Tường đổ là do có nhiều người đẩy, nhân tình thế thái như tờ giấy trắng, trên đó vẽ thêm hoa, chứ ai lại bôi đen? Thôi, giữ lại không gửi đi nữa.
Trương Đình Ngọc cúi người đáp:
- Đúng ạ! - Sau đó chau mày nói tiếp: - Số bản tấu giữ lại đó là của hơn một trăm quan, thần e rằng họ sẽ phật ý. Niên Canh Nghiêu thực tại thật to gan, dẫn một ngàn hai trăm thân binh về Hàng Châu, kiệu thồ hai trăm bảy mươi chiếc, ngựa thồ hai ngàn, xe cỡ lớn hơn bốn trăm chiếc. Vốn đã bị dân chúng bàn tán lời ra tiếng vào, Niên bất chấp còn gửi công văn cho bố chính sứ Hàng Châu xây dựng một trăm hai mươi gian nhà ở... Làm như vậy tránh sao khỏi dân tình phẫn nộ?
Đình Ngọc đọc một hơi các số liệu trên, Doãn Tường nghe xong chỉ lắc đầu. Phương Bao biết ngay rằng, Niên định trốn tội danh "phạm thượng bất quy", làm ra vẻ cần thiết phải xin nhà, xin ruộng định cư làm giàu, qua đó để cho Ung Chính biết rằng mình không có dã tâm, song lần này Trương Đình Ngọc lại phải đắc tội với Niên mỗ, bắt Niên mỗ phải chết, không trị Niên mỗ tội chết, nếu bị Niên mỗ lật lại thì Đình Ngọc sẽ chịu hậu quả không hay. Tội ác này đem ra xét xử cũng là ý nguyện của thần dân. Phương Bao há mồm định nói, sau không nói nữa, ngồi im lặng.
- Trời tất có mưa, con gái lớn lên phải đi lấy chồng. - Sắc mặt Ung Chính như sắt lại - Niên không muốn làm đại tướng, lại muốn làm trang chủ! Trẫm phải bắt hắn, vốn dĩ muốn cải cách chính trị, hắn lại vi phạm, trẫm hết cách cứu hắn rồi. - Nói xong, Ung Chính đứng dậy, đi tới thư án, như động tác bói toán, rút lấy một thẻ, lật ra xem, là của 17;ng Minh Thời, lật tiếp một quân cờ, lát sau cầm bút viết:
Sự cố ở Vân Nam, trẫm nghiêm trị để làm gương, dùng đức để cảm hoá lòng người, qua đó lòng trẫm đã được an ủi đôi phần. Thế sự phần lớn trông cậy vào đức, không ai trông cậy vào tài. Nay Niên mỗ vẫn chứng nào tật nấy, kết cục tránh sao đại họa?
Viết xong, Ung Chính gượng cười:
- Như vậy có phải là thỏ chết thì giết chó săn hay không, tùy thuộc ở sự suy nghĩ của các khanh? Niên mỗ giả tham giàu để trốn tội bất trung, phụ ân chúa thượng. Thú thực Trẫm không sợ Niên tạo phản, thực tế đã chứng minh qua trấn áp vừa rồi, mọi sự vẫn bình yên. Trẫm không muốn kết tội Niên là quan tham, bởi vì các cấp hàm quan trong thiên hạ có ai không tham? Vậy thì cải cách "Sử trị" đến bao giờ mới tiến hành được.
Chỉ một câu nói của Ung Chính, cả ba người ngồi nghe đều đỏ mặt, cúi đầu im lặng.
Phương Bao trầm ngâm suy nghĩ một lát, nói:
- Những lời tâm huyết của chúa thượng, thần nghe xong không tránh khỏi xấu hổ. Thiên hạ đều biết rõ rằng, tướng cầm quân thường kiếm cho mình được rất nhiều tiền bạc. Dùng danh mục này để trừ bỏ Niên mỗ, chứ đâu phải là giết chó săn? Mà thiên hạ cũng có bàn tán như vậy! Niên mỗ ngỗ ngược làm càn, kết tôi lần này là phạm tội quan tham sẽ phù hợp nhất.
- Khanh nói rất đúng. Các khanh đã tránh tiếng, chẳng lẽ trẫm lại không hiểu cái lý ấy? Song đây là "thiên lý nhân tình", trẫm cũng bỏ qua cho
Ung Chính nói năng bình tĩnh, lại rút tiếp một thẻ nữa, lật lên hóa ra là bản tấu thỉnh an của Niên Canh Nghiêu viết tại Đồng Quan, Ung Chính liền viết tiếp vào đó:
Trẫm còn nhớ một câu ca dao đã bị biến tướng thành tin đồn nhảm, đồn rằng:
Hoàng đế ra cửa Tam Giang
Chọn chỗ hồ đẹp làm nơi chiến trường.
Các khanh cho rằng, câu này cũng giống như trẫm tới nơi đó để săn hươu chứ gì? Trẫm nghĩ, nếu như ai đó tự xưng mình là hoàng đế, tức là thiên định, ông trời đã chấm bút! Còn nếu như không dám tự xưng, thì người đó sẽ thống soái hàng ngàn quân sĩ để đạt được thiên định? Khanh có dám tới cửa Tam Giang để tự xưng là hoàng đế?
Viết xong đặt bút, nói với Đình Ngọc:
- Đem tất cả các bản tấu giữ lại đó, đăng lên báo, rồi phát hành gửi cho các bộ: Sử bộ, Hình bộ, Binh bộ, Hộ bộ và Niên Canh Nghiêu. Sao chép lại các bản tấu của Niên mỗ cho trẫm!
Năm ngày sau buổi nói chuyện này, Ung Chính hoàng đế ban bố minh chiếu khắp bàn dân thiên hạ:
Giáng chức đại tướng Hàng Châu Niên Canh Nghiên xuống mười tám bậc.
Rốt cuộc Niên Canh Nghiêu đi vào ngõ cụt!
Thế là khắp nơi nội ngại thành Bắc Kinh nhất loạt lên tiếng đòi thảo phạt Niên Canh Nghiêu, các bản tấu nhiều như tuyết rơi, thông qua đề đốc các tỉnh, giám sát ngư sử, lục bộ, gửi lên Thượng thư phòng. Những ai đã từng sống, giao tiếp, thân sơ với Niên Canh Nghiêu, ném đá giấu tay, rầm rộ viết tấu tố cáo Niên, họ còn cho thêm mắm muối vào mọi tình tiết cho bản tấu thêm ly kỳ hấp dẫn, rồi gửi thẳng tới kinh sư, tổng hợp lại gửi lên Thượng thư phòng.
Tin ý chỉ "Giáng mười tám cấp" bay tới Triết Giang, làm cho tuần phủ Thiệt Nhĩ Khắc khó xử. Theo quy định chế độ quan trường của Đại Thanh tổng cộng có chín phẩm mười tám cấp, đại tướng Hàng Châu là "từ nhất phẩm", lại giáng tiếp mười tám cấp, sẽ là "vị lập lưu" tức là không ở cấp quan nào, mà luật quan trường này không áp dụng cho quan võ. Thiệt Nhĩ Khắc không thể nào tuân chỉ được song lại không dám kháng chỉ, đành phải hỏi tổng đốc Lưỡng Giang Lý Vệ. Lý Vệ trả lời rất nhanh, viết vào cuộn băng giấy:
Ông thật là ngốc! Ý của hoàng thượng chẳng qua chỉ là cách chức Niên mà thôi! Sau đó tìm chỗ nào đó đặt Niên vào, có ý bảo Niên rằng, ít ngày nữa hoàng thượng sẽ "thăm" Niên.
Thiệt Nhĩ Khắc suy nghĩ: Ở Hàng Châu không có "nơi đổ nát", chỉ ở một thị trấn nhỏ cách Hàng Châu ba mươi dặm có một vị trí "chừa lại", cửa bắc thị trấn trải qua năm tháng đã bị đổ, lệnh cho viên quản nhà giam "mời" Niên đến đó.
Từ một đại tướng quân, quan nhất phẩm triều đình hét ra lửa, chỉ trong chốc lát biến thành "lính" áo vải, tới lúc này mới thấy hết ý nghĩa đáng quí của người đời. Niên mười tám tuổi ra nhập quân đội, hai mươi hai tuổi đã là sĩ quan cấp trung đoàn, ngang cấp với quan tứ phẩm, sau khi có công lao hộ giá Thánh tổ Khang Hy tuần thú miền Nam, được cân nhắc gia nhập đội bảo vệ Ung thân vương, hai lần tây chinh Chuẩn Cát Nhĩ cùng Khang Hy, chỉ có một khẩu súng kíp xông pha giữa rừng gươm của quân thù như vào chốn không người, trong chiến dịch Khoa Bố Đa, một mình bắt sống tổng đốc Cam Túc Cát Lễ, hoàn thành nhiệm vụ áp tải lương cho đạo quân phía bắc. Niên rất được Khang Hy sủng ái, thăng dần từ chức bố chính sứ lên chức tuần phủ Tứ Xuyên, rồi lên chức đại tướng quân... Trong ba mươi năm bôn ba khắp nơi, vì quá tự phụ dẫn tới lộng quyền, chỉ trong nháy mắt từ tuyệt đỉnh của sự vinh quang giáng xuống thành một lính trơn mạt hạng!... Niên Canh Nghiêu không cam chịu, nén đợi chờ thời.
Thị trấn "chừa lại" là một "thành phố nhỏ" Giang Nam, phong cảnh hữu tình, phía bắc giáp Phú Xuân giang, nam giáp núi Long Môn, trong thị trấn có hồ và các nhánh sông chạy ngang, chạy dọc. Cổng thành bắc bỏ hoang cỏ cây rậm rạp, có một ngôi nhà cũng bỏ hoang, trước đây là nhà của lính gác cổng thành, nay "lão tướng" Niên Canh Nghiêu vào ở trong đó. Dân chúng trong thành không biết Niên là ai, chỉ thấy sáng sáng lặng lẽ quét dọn quanh nhà, đóng cổng, mở cổng, thỉnh thoảng tập thái cực quyền, lúc rỗi nhổ cỏ, dùng một cái xẻng mẻ bạt địa y ở trên thành... Niên không chuyện trò với bất kỳ ai, hàng ngày có người của tỉnh mang báo tới, trên đầu trang nhất đăng "Tội ác tày trời của Niên Canh Nghiên", Niên dùng một cái bút lông đã cụt gần hết, viết các bản tấu biện minh và nhận tội vào mặt trái tờ báo, đưa cho người mang báo đến để nộp lên trên. Niên đang chờ đợi quyết định cuối cùng của triều đình, chờ Lý Vệ tới thăm. Đêm đêm, sống trong bốn bức tường xám ngoét, lắng nghe tiếng nước sông Phú Xuân chảy, kỳ vọng mình được "lưu lại", suốt ngày câu cá trên sông Phú Xuân cũng được, đâu dám mơ ước được yên vui an nhàn như Nghiêm Tử Lăng!
Song, trong thời gian chờ đợi, tin tức ngày một xấu thêm, ngày 22 tháng Năm có chỉ dụ:
Niên Canh Nghiêu lợi dụng chức quyền tham ô, ăn hối lộ, trợn dùng uy của mình để ban phát phúc lộc, dối trên lừa dưới, vong ân bội nghĩa, hành động bất minh. Thật là đau xót!
Ngày 12 tháng Bảy
Kể từ ngày Niên Canh Nghiêu tự nhận mình là tổng đốc Tứ Xuyên - Thiểm Tây đến nay, trắng trợn dùng uy quyền mưu lợi cá nhân, bất chấp thị phi, như một tên thổ phỉ, thẳng tay chém giết, tiến cử cánh hẩu, lợi dụng binh quyền, tranh công đổ tội, kết bè kết đảng, lấy danh nghĩa triều đình, lấy lòng dân chúng.
Ngày 7 tháng Chín không phải là báo gửi đến như thường lệ, mà là lời phê vào bản nhận tội của Niên:
Ngươi muốn xin được sống ư? Trẫm đã sai Đồ Lý Thâm tới Quảng Châu để bắt huynh trưởng của ngươi, hiện đang sẵn sàng đến bắt ngươi vào bất kỳ lúc nào!
Trong bản phê còn kèm theo biên bản cuộc họp mở rộng văn võ bá quan triều đình do Thượng thư phòng tổ chức, riêng phần phụ lục của biên bản đã dài vài trang giấy khổ lớn, trong đó ghi: phạm năm tội đại nghịch, chín tội lừa đảo, mười ba tội ngông cuồng xằng bậy, sáu tội chuyên quyền trắng trợn, tội đục khoét tham ô phạm vào khoản mười lăm điều mười tám... Tổng cộng chín mươi hai tội lớn. Đại lý tự và bộ Hình đề nghị: Đưa Niên Canh Nghiêu ra tòa án binh xét xử.
Ung Chính chỉ mong Niên tự vẫn, song dục vọng được sống của Niên ngày càng mãnh liệt hơn.
Đêm ngày 17 tháng Chín, qua cửa sổ tồi tàn, ánh sáng trăng bên ngoài tràn vào căn nhà tối tăm lạnh lẽo, Niên ngồi viết một bản tấu trình
Giờ đây thần biết rõ tới một vạn lần mình mắc tội. Nếu như được chúa thượng ra ân, đáng thương cho thần hối hận thì đã muộn, cầu xin chúa thượng tha cho thần. Thần tuổi tác chưa cao, nguyện làm khuyển mã, dần dần lấy công chuộc tội. Niên Canh Nghiêu khóc ra máu và nước mắt, quỳ lạy dưới chân chúa thượng cầu xin.
Viết xong cắc một tiếng khô khốc, Niên Canh Nghiêu bẻ gãy cây bút vẹt lông, bởi không bao giờ cần đến nó nữa, buông người tự đổ xuống giường.
Trương Đình Ngọc tiếp nhận bản "Cầu xin trước khi chết" của Niên Canh Nghiêu do Lý Vệ đưa tới, không một chút chậm trễ mang ngay đến điện Dưỡng Tâm. Vừa tới cửa Thùy Hoa, Cao Vô Dung đứng đón cười, nói:
- Hoàng thượng bảo nô tài đi gọi đại thần, may là đã tới.
Trương Đình Ngọc vuốt nhẹ mái tóc, bước vào điện. Ung Chính đang ngồi nói chuyện với Mã Tề, thấy Đình Ngọc vào, Ung Chính vẫy tay gọi:
- Khanh đến rất đúng lúc, con ngựa già này đang định đòi tháo dây cương, khanh khuyên hộ trẫm.
Trương hai tay đưa bản tấu cho Ung Chính, cười nói:
- Ông bạn già Mã đã nói chuyện đó với thần rồi, thần cũng khuyên không nổi. Hoàng thượng không nhất trí cho Mã Tề nghỉ, thì Mã Tề đâu dám tự tiện nghỉ hưu được.
- Trẫm không muốn gây khó dễ - Ung Chínhứng dậy đi quanh lò sưởi, nói:
- Mọi người đều bảo trẫm là khắt khe, trẫm không muốn mình phải mang tiếng xấu đó. Mã Tề, khanh rất hiểu trẫm, trẫm cũng rất hiểu khanh, vốn dĩ khanh muốn lập Doãn Tự lên ngôi thái tử, là một thành viên trung thành, tận tụy trong "đảng Bát da", vì lý do này tiên hoàng đã bắt giam khanh vào nhà lao, sau đó chính trẫm đã thả khanh ra, dùng quyền cao chức trọng của mình, ban cho khanh tước vị cao quí. Vì sao nhỉ? Vì khanh không bao giờ đòi hỏi bất kỳ một quyền lợi nào cho riêng mình, trong trái tim của khanh có hình ảnh trẫm, khanh là hiền thần. Công việc đại sự quốc gia còn rất nặng nề, trẫm không muốn cho khanh nghỉ, sao khanh nỡ bỏ trẫm mà đi?
Mã Tề lúng túng đứng lên, khom người đáp:
- Hoàng thượng đã nói như vậy, lòng thần ra đi cũng không đành, song thần già rồi, đã là ông già hơn bảy mươi tuổi rồi, nếu ở vị trí hiện tại sẽ không làm tròn trách nhiệm, hóa ra lại phụ lòng tin của hoàng thượng! Vì thế nên về hưu là hơn, để dành chỗ cho người khác trẻ hơn, có sức khoẻ hơn như A Nhĩ Thái, Lý Vệ chẳng hạn, họ có thể sớm tối luôn ở bên cạnh hoàng thượng, sẽ có lợi cho việc điều hành của hoàng thượng sau này.
- Thượng thư phòng là cơ quan hành chính tối cao, Lý Vệ và A Nhĩ Thái không hợp cương vị đó. - Ung Chính thở dài đánh thượt một cái - Muốn cải cách chính trị thành công, phải dựa vào đề đốc, tuần phủ các tỉnh như: Điền Văn Kính, Lý Phất, Lý Vệ, A-nhĩ-thái, v.v.., trẫm muốn tạo dựng được một điển hình. Những quy định, điều luật, chính sách từ thời cụ tổ, không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện nay nữa, song nó đã thâm căn cố đế ăn sâu trong tiềm thức mọi tầng lớp xã hội, các tập tục hủ lậu, thói hư tật xấu được dịp hoành hành, đã đến lúc phải cải cách lại, lật đổ cái cũ thiết lập cái mới, đâu có dễ...
Trương Đình Ngọc vội đỡ lời:
- Hoàng thượng nói chí phải, đã vậy thì, theo thần sắp xếp cho Mã Tề ở ngoại ô Bắc Kinh, không nhất thiết phải về quê cũ nữa, khi gặp vấn đề gì, đến đó xin Mã Tề tư vấn, đây cũng là một cách giải quyết.
Ung Chính gật gật đầu:
- Ta làm theo ý của Hoành Thần vậy.
Nói xong, quay sang xem bản tấu của Niên Canh Nghiêu, lướt qua một lượt, vứt bản tấu lên bàn, trầm ngâm suy nghĩ.
Mã Tề nhìn Ung Chính, nói:
- Lại là tấu của Niên mỗ? Sự việc đã đến nước này rồi mà chúa thượng còn do dự?
Ung Chính than:
- Niên mỗ không chịu tự vẫn, trẫm không nỡ nhẫn tâm ra tay, Niên mỗ khác các khanh, từng là người tâm giao của trẫm, hơn nữa em gái của Niên mỗ là Niên phi hiện đang ốm... sáng sớm nay trẫm tới thăm, người gầy như que củi, chỉ còn biết thở, nằm trên giường, ngay cái gật đầu để chào trẫm cũng không gật nổi, cứ trân trân nhìn trẫm, không nói được câu nào...Trẫm không biết an ủi ra sao. Trẫm cũng là một con người, Niên phi đã sống cùng trẫm mấy chục năm trời, trẫm không nỡ... - Nói tới đây, hai khóe mắt đầy nước mắt.
Đình Ngọc thấy chúa thượng đau khổ như vậy, cũng cảm thấy mủi lòng, cúi đầu im lặng.
- Vạn tuế da. - Các nếp nhăn chằng chịt trên mặt Mã Tề không hề động đậy. - Niên phi là Niên phi, Niên Canh Nghiêu là Niên Canh Nghiêu. Niên phạm tội không thể tha thứ, thánh thượng không liên đới xử tội Niên phi đã là ân đức cao dầy lắm rồi. Quốc gia, công cộng, cá nhân, nếu cứ lẫn lộn chung và riêng thì không làm được việc gì cả.
Ung Chính ngẩng cao đầu suy nghĩ, ngước mắt nhìn lên vòm điện, mãi lâu sau, thở dài, im lặng, từ từ bước tới hương án, lấy một tờ giấy đặt lên bàn viết:
Trẫm đã xem xong bản tấu "cầu xin trước khi chết"' của ngươi. Thế ra ngươi không dám tự vẫn để tạ tội, trẫm chỉ có thể ban cho ngươi một ân huệ là tự xử mà thôi. Ngươi là người có học, đã thông hiểu kinh sử, ngươi xem có ai ngỗ ngược xem thường luật pháp như ngươi không? Từ cổ tới nay"bất pháp chi thần" là có, song không trắng trợn như ngươi, không có thủ đoạn che đậy tội để giữ mình như ngươi. Nếu như ngươi vì việc công mà "bất pháp", lại là cái lý khác, đằng này ngươi phạm pháp trắng trợn không kiêng nể một ai, trên đời này liệu có ai như thế không? Trẫm đang chờ ân của ngươi như trời cao đất dầy, chứ không chờ sự sum họp cha, con, anh, em. Trẫm đang chờ ở ngươi thực tâm vì nước, không lừa gạt, không nghi ngờ, một mình chịu đựng, dám làm dám chịu, ngươi đã từng làm phúc, thì hãy làm phúc lần cuối đi. Đừng phụ ân phụ đức, đừng nên nhẫn tâm như vậy. Để cho ngươi tự vẫn, là có ý tha thứ trong đó, sách Phật gọi đó là "Vĩnh đọa địa ngục", tội nghiệt ngã này đâu có thể tha.
Ung Chính năm thứ 3 ngày 11 tháng Mười hai.
Ung Chính viết xong, đưa bản thủ dụ cho Trương Đình Ngọc, từ từ đưa cặp mắt nhìn sang l3;i phía đông. Trương Đình Ngọc hiểu rằng, hoàng đế đang suy nghĩ sẽ xử lý em trai Doãn Tự ở thành đông như thế nào. Niên Canh Nghiêu ra đi, Doãn Tự như cá nằm trên thớt, giết thì dễ, song mang tiếng xấu anh giết em. Nếu không trừ khử khối ung thư này thì mọi sự cố gắng của Ung Chính trong việc cải cách chính trị sẽ tan như bọt xà phòng. Cả bốn người đều im lặng, chỉ có tiếng đồng hồ treo trên đại điện, dường như vô tình kêu leng keng.

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI