HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY
Xóa bỏ đường rắn, Ung Chính giải nghi
Trộm chuông bịt tai, tướng thần được hỏi

    
rương Đình Ngọc nhận được quân báo của Niên Canh Nghiêu, liền tức tốc đến cung Khang Thọ, nhưng Ung Chính lại đến cung Từ Ninh phát tang chưa về. Tiếng tuyết rơi rào ràoòa lẫn với tiếng khóc nỉ non ở phía đông. Ông ngồi lặng trên chiếc ghế con, hai tay nâng bản sớ, tựa như bế một đứa trẻ sơ sinh trong bọc, chỉ muốn bóc niêm phong ra xem bên trong viết những gì. Lẽ ra ông là tể tướng, nay lại là một đại thần toàn quyền trong ngoài, ông có quyền mở bản sớ này ra xem. Nhưng tối nay không biết thế nào mà ông thấy tâm thần bất định, không thể nào bình tĩnh lại được. Có lẽ vì Niên Canh Nghiêu và Nhạc Chung Kỳ bất hòa? Tướng soái tranh công vốn là chuyện bình thường. Cũng có lẽ vì Doãn Đề giấu quân báo đi? Hôm nay thái hậu qua đời, vì tang gia bối rối, nhất thời lơ là thì cũng là chuyện thường tình. Hay vì Long Khoa Đa nằng nặc đòi binh phù? Binh phù vốn là do Long Khoa Đa quản lý, việc điều động bố phòng kinh sư và cấm vệ cửu thành, cũng là chuyện bình thường không đáng phải quan tâm. Nghĩ đi nghĩ lại, ông cảm thấy tất cả đều không phải, nhưng rồi đột nhiên lại nghĩ "Có lẽ đều phải! Bao nhiêu chuyện bình thường khớp lại với nhau, có thể sẽ có chuyện không bình thường?" Liên tưởng đến mấy vụ án lớn trước mắt, lại càng làm Trương Đình Ngọc lòng rối như tơ vò, ông thẫn thờ như người mất hồn, ngồi bất động trên ghế...
- Hoành Thần.
Trương Đình Ngọc không đáp.
- Hoành Thần.
Ung Chính gọi tiếp tiếng nữa. Trương Đình Ngọc giật mình ngửng đầu lên, thấy Ung Chính không biết đã vào từ lúc nào, liền kinh hoàng đứng bật dậy, rồi lại khom người quỳ xuống, nói trong hoảng loạn:
- Thần lơ đễnh, không thấy hoàng thượng vào... Đây là bản sớ quân báo của Niên Canh Nghiêu, xin hoàng thượng đích thân mở xem.Ung Chính đã khóc đỏ hoe cả mắt, nhưng trông rất bình tĩnh, ông thở dài nói:
- Khanh đứng dậy đi, trẫm biết khanh mệt lắm rồi. - Lại thấy Phương Bao bước vào, ông liền nói tiếp: Phương tiên sinh, rốt cuộc Niên Canh Nghiêu vẫn có bản sớ. Hoành Thần đã lấy được. Phương tiêu sinh đọc cho chúng ta nghe, xem vị Nho tướng này đưa tin thắng trận như thế nào?
Trương Đình Ngọc giật nảy mình, nhìn Ung Chính với một vẻ hoài nghi:
- Sao hoàng thượng lại biết quân ta đã thắng trận?
- Trên đầu ba thước có thần linh, - Ung Chính đáp: - mọi việc trên đời vốn là như vậy, có người tạo ra, thì có người lại phá cho bằng được, có kẻ muốn giấu, thì tự khắc cũng có người tìm cách vạch ra. Việc to tát như thế này, trên thì liên quan tới xã tắc thiên hạ, dưới thì quan hệ đến sự nghiệp, thanh danh thậm chí tính mạng của trẫm, lẽ nào trẫm lại coi thường? Bản sớ ở chỗ Thập tứ da, đúng không? Trẫm đã sớm biết quân ta đại thắng, chỉ có điều muốn xem xem có bản sớ này hay không mà thôi.
Nói xong gật đầu ra hiệu cho Phương Bao. Phương Bao cẩn thận bóc niêm phong, mở bản sớ ra, nhỏ nhẹ đọc:
- Phủ viễn đại tướng quân, thần Niên Canh Nghiêu, kính cẩn báo hoàng thượng: Tây Ninh đại thắng, giết được 10 vạn quân địch... - ông ngừng lại một lát, phấn khởi nhìn Ung Chính, rồi cao giọng đọc to lên, đoạn đầu toàn nói về việc bài binh bố trận, cung cấp lương thảo, kể lể việc mình tính toán chu đáo, tỉ mỉ, kiên trì nhẫn nại như thế nào... Sau đó, mới viết đến việc Tây Ninh đại thắng, nét bút như thần:
Đất Thanh Hải dọc ngang vạn dặm, quân lính của La-bô-tạng-đan-tăng đều là đội quân bách chiến, dũng mãnh mau lẹ, di chuyển khôn lường, tuy thành đạo tặc trong vách, khổ nỗi hào sâu khó hết. Thần từ khi chịu khổ vào Thanh Hải, tuy nhiều lần có thắng nhỏ, nhưng cũng khó tìm được chủ lực của địch, nhất quyết thư hùng với chúng, nhưng rồi hao tổn mấy chục vạn tiền của nhà nước, cạn hết nguồn lương mà vẫn thua. Mỗi khi nghĩ đến điều đó, thần lại lấy làm xấu hổ bởi tài hèn sức mọn, khiến hoàng thượng phải ngày đêm lo lắng, phụ lại quốc ân. Vì nóng lòng muốn chiến thắng, bất đắc dĩ phải dùng kế sách dụ binh. Ngày Nhâm Tí, La-bô-tạng-đan-tăng tập kết binh lực ở chùa Tháp Nhĩ, ước chừng hơn 3 vạn tên, cho quân thăm dò thì được biết trong thành chỉ còn hơn 1 nghìn 5 trăm binh lực, vì thần không ở trong thành, sợ trúng kế dụ địch, tuần tra cảnh giới không dám đến xâm phạm, kiểm duyệt binh sĩ giữ thành, thấy đều như những kẻ đói ăn bệnh tật, có lệnh xuất kích, cũng không lên tiếng được. Ngày Giáp Dần, quân địch dò xét biết thần ở trong thành, liền tiến hàình tập kết khoảng hơn 5 vạn tên bao vây lấy thành. Thần liền ra lệnh đốt đài Phong Hỏa tập hợp quân chi viện cùng tác chiến. Lúc này quân phiến loạn như ong vỡ tổ, biết là thế trận quân địch bị phá vỡ. Để cổ vũ sĩ khí, thần liền dẫn trung quân hộ vệ, ngồi trên lầu thành để xem tình hình quân địch và trấn tĩnh lòng quân. Nhìn thấy quân địch ép thành muốn phá, khói lửa ngất trời, ngoài thành tiếng khóc dân chúng dậy trời dậy đất mà không thể cứu, chỉ biết cúi đầu than thở, thần cầu khấn trời xanh phù hộ cho Hoàng Thanh ta. Nhưng địch chưa đánh, chỉ mới lấy súng kíp và đại pháo Hồng y đe dọa mà thôi...
- Đoạn sau không cần đọc nữa. - Ung Chính thở dài một tiếng: - Nhạc Chung Kỳ có cái khó của Nhạc Chung Kỳ, không thể đổ tội cho ông ta được
Phương Bao xem tiếp đoạn sau, quả nhiên đều viết về việc Nhạc Chung Kỳ lúc đầu sợ khó không chịu vào đóng ở Tùng Phiên, sau đó lại tranh công cướp đoạt tù binh như thế nào. Phương Bao giật mình kinh hãi, nói:
- Hoàng thượng, chuyện 10 vạn tù binh, bản sớ trước không hề nhắc đến!
- Được lắm, - Ung Chính cười nhạt nói: - Nhạc Chung Kỳ tự xin dẫn 5 nghìn quân, quét sạch giặc thừa, truy bắt kẻ cầm đầu, trẫm đã phê chuẩn. Đánh xong, bảo họ trao tù binh ở Ngọ môn. À, này..., Thánh tổ năm xưa mừng thắng lợi ở Ngọ môn, khi đó trẫm còn nhỏ tuổi, không nhớ rõ...
- Đều giết cả rồi ạ!
- Cái gì?
- Lương bổng không cấp nổi, lại sợ không quản được đám người này, Niên Canh Nghiêu hạ lệnh, đã đem 10 vạn tù binh giết ngay tại chỗ...
Cả ba người bàng hoàng khi nghe con số đáng sợ đó, 10 vạn người, cầm tay nhau có thể nối dài từ Thanh Hải đến Bắc Kinh, thế mà chỉ trong một đêm đã bị lưỡi dao của Niên Canh Nghiêu tàn sát không sót một người! Hai chân Ung Chính quỵ xuống, ông ngồi lên ghế, chắp tay nhắm mắt lầm rầm niệm Phật, từ đáy lòng phát ra một tiếng thở dài:
- Người ta nói Niên Canh Nghiêu là tên "đồ tể" trẫm không tin, ôi... - ông trầm tư hồi lâu mới đứng dậy, nói: - Cuộc chiến giữa nước Tần và nước Triệu ngày xưa, trong một đêm quân Tần chôn 40 vạn quân Triệu. Trẫm lấy xưa so với nay, nghĩ lại Niên Canh Nghiêu có cái khó của ông ta. Binh hung chiến nguy, không còn cách nào khác. Mùa xuân tới chiến sự kết thúc, mời cao tăng, và cả hòa thượng Văn Giác, pháp sư thế tội của trẫm đi Thanh Hải làm lễ đạo tràng 7 ngày 7 đêm để tiêu trừ tà khí!
- Tin quân ta đại thắng phải lập tức bố cáo khắp thiên hạ. - Trương Đình Ngọc phấn chấn hẳn lên, ông nói: - Tối nay in thành báo, đăng toàn văn bản tấu sớ này của Niên Canh Nghiêu, ra lệnh cho bộ Binh rải dán rộng rãi, nhất định phải để người người đều biết, nhà nhà đều hay.
Ung Chính gật đầu, nói:
- Khanh đợi một lát, trẫm phải thêm châu phê vào đã.
Nói rồi đến trước án thư, cầm bút chấm mực Châu Sa, viết một mạch:
Tin Tây Ninh thắng trận đã nhận được. Lần này công to nghiệp lớn, nhờ sự linh thiêng của Thánh tổ ở trời, từ khanh cho đến binh tướng ở dưới, phàm là người thực lòng đem hết sức phục vụ triều đình, đều là ân nhân của trẫm, trẫm không biết phải ban sủng thế nào mới thỏa tấc lòng! Lần này khanh Tây chinh, trẫm quả thực không biết phải sủng ái khanh thế nào mới xứng với trời đất. Trong khi Tây Ninh nguy cấp, từng câu từng chữ vẫn sợ trẫm phiền muộn lo lắng, tấm lòng yêu mến của khanh trẫm đều cảm nhận được, điều đó lẽ nào chỉ có công mà thôi! Xưa nay vua tôi gặp nhau tâm đầu ý hợp cũng có, nhưng chưa hẳn đã được như hai người chúng ta. Tóm lại, ta và khanh là tấm gương tri ngộ của vua tôi ngàn đời khiên thiên hạ đời sau ngưỡng mộ truyền tụng ngàn đời.
Viết xong, đưa cho
- Các khanh xem xem, nếu không còn gì phải cân nhắc, thì ban bố rộng rãi cho thiên hạ.
Trương Đình Ngọc và Phương Bao chỉ cần xem qua đã hiểu, Ung Chính rất muốn cho muôn dân trong thiên hạ biết rõ quan hệ không phải tầm thường giữa ông với vị đại tướng quân này. Nhưng giữa vua và bề tôi, mà lại nói là "ân nhân", không những cảm thấy khó chịu, mà còn thấy chẳng ra làm sao cả. Hai người đưa mắt nhìn nhau, Phương Bao nói:
- Hoàng thượng, trong Tam cương, vua là đầu, trật tự không thể rối loạn. Châu phê này nếu dùng mật trát phê thẳng cho Niên Canh Nghiêu còn được, nhưng dùng hai chữ "ân nhân" có lẽ cũng hơi quá, còn ban bố khắp thiên hạ thì thần cho rằng không thể được.
Trương Đình Ngọc cũng khom người nói:
- Những điều Linh Cao tiên sinh nói thần cũng nghĩ như vậy. Tướng biên ải lập công, xét về tình thì nên ban thưởng, xét về lý thì cũng là lẽ đương nhiên, nhưng có lẽ không nên quá khen như vậy.
Ung Chính lấy lại bản phê, chau mày xem một hồi lâu, rồi lắc đầu:
- Chữ "ân nhân" vẫn là cần. Ngày đó biên thùy phía tây binh bại, 6 vạn con em binh sĩ không một người sống sót trở về, Thánh tổ vì thế đau buồn không muốn sống. Trẫm và Thánh tổ một đức một lòng, Niên Canh Nghiêu giúp Đức thánh tổ trút bỏ cơn giận này, chính là đã thay trẫm tận hiếu, giúp trẫm làm tròn đạo hiếu. Vì vậy trẫm phải gọi ông ấy là "ân nhân". Giữ lại hai câu đầu, phê thêm bốn chữ "cột trụ đất nước", ban bố như cũ. Bản này trẫm chép lại vào mật trát gửi cho ông ấy. Đối vạc Chung Kỳ cũng cần có lời thăm hỏi động viên, cứ làm theo ý các khanh là được.
Ông nói xong, Trương Đình Ngọc đã sửa xong bản thảo, Ung Chính so lại xem, quả nhiên thấy đã không còn vẻ gai mắt nữa, chỉ nói một câu "cũng được" rồi im lặng. Trương Đình Ngọc biết ông còn phải ngồi thiền, liền cất bản sớ vào lòng rồi từ biệt lui ra.
Việc làm này của Ung Chính đã phá vỡ âm mưu gây chính biến nhân đám tang mà Doãn Tự và Long Khoa Đa đã trù tính tỉ mỉ. Long Khoa Đa chuyên điều binh khiển tướng nghe Ná Tô nói Trương Đình Ngọc không cho dùng ấn phù điều binh, định bụng đi cãi lý với Trương Đình Ngọc, nhưng rốt cuộc trong lòng vẫn ngấm ngầm ôm những ý nghĩ xấu xa, nên mấy lần gặp Trương Đình Ngọc, ngay cả nhắc cũng không dám nhắc đến. Trương Đình Ngọc vốn không hề nghi ngờ gì Long Khoa Đa, cũng định tìm dịp để giải thích. Lúc đầu là do bận quá, sau đó gặp thì thấy Long Khoa Đa không đả động gì đến chuyện này, nên cũng không nói gì nữa, chỉ lệnh cho thị vệ đại nội hầu hạ, canh gác, bảo đảm an toàn cho Ung Chính, lại mượn cớ các vương bối lặc đang đau buồn chịu tang, sợ rằng không chịu đựng được, cử thêm thái giám canh giữ các lều tang, bọn Doãn Tự đi vào đều có hai thái giám dìu vào. Đừng nói chuyện riêng tư, ngay cả đưa mắt ra hiệu cho nhau cũng không dám. Long Khoa Đa trong 6 ngày mượn cớ tuần tra việc phòng vệ Tử Cấm Thành, mang theo bọn thị vệ Ngạc Luân Đại vòng xem sông Kim Thủy, chỉ thấy đâu đâu cũng là doanh trại mới lập, đi qua khu canh phòng Tất Lực Tháp, ông ta thấy vào cũng không dám. Thuộc hạ cũ trong những doanh trại này không ít, hỏi đến, người thì nói mình do Đức Lăng Thái quản, người nói là Trương Ngũ Ca, còn có người nói thuộc phủ Nội vụ quản, mỗi người nói một phách, khiến Long Khoa Đa vừa kinh hãi vừa ngờ vực, lại lo Doãn Tự trở mặt, lo đến ăn không ngon ngủ không yên, hễ chợp mắt là mơ thấy ác mộng. Ung Chính mấy lần hỏi chuyện, thấy ông ta lúc thì hoang mang cảnh giác, lúc thì hoảng hốt, lúc đầu còn cho rằng là do đau đâm ra mê loạn, về sau cũng cảm thấy kinh ngạc.
Hai mươi bảy ngày quốc tang trôi đi bình yên như dòng sông Vĩnh Định đóng băng, trên mặt sông thì êm ả bằng phẳng như gương, nhưng dưới lòng sông thì nước chảy xiết. Thái giám trong cung bận lên bận xuống, dỡ cất lều màn, đốt vàng mã, đốt cờ phướn, đổi đèn vải trắng sang đèn cung màu vàng. Bách quan ai nấy về nha trông coi công việc, các a-ca đánh đường về phủ, cạo đầu rửa mặt. Ung Chính đã cởi bỏ tang phục, nhưng không để Phương Bao về vườn Sướng Xuân, mà về ngay điện Dưỡng Tâm triệu Phương Bao vào để nghị sự.
- Linh Cao tiên sinh, - Ung Chính đợi Phương Bao ngồi yên vị, mới thấp giọng nói: - Theo lý thì hôm nay bỏ tang phục, nên để khanh nghỉ ngơi thư giãn một chút, nhưng trẫm cảm thấy trong lòng bất an, muốn nói chuyện thêm với khanh mấy câu, quá ngọ dùng xong cơm trưa, sẽ đưa khanh về vườn Sướng Xuân. Khanh là cố vấn về quốc sách, trẫm muốn nghe khanh nói.
Phương Bao mặt hơi phù thũng, khom người nói:
- Ngày Nhị tổ Huệ Khả quy y theo Phật, từng hỏi Bồ-đề Đạt-ma, nói: "Tâm ta bất an". Sư tổ Đạt-ma nói: "Nào, ta sẽ làm cho tâm con được yên! Tâm con ở đâu?". Thần không dám tự ví, chỉ dám ví theo, tâm ở đâu? Tâm ở trong lòng vạn tuế? Vạn tuế thấy được thì chính là chỗ vạn tuế bất an.
- Trẫm đang nghĩ, việc tang lần này có phải là có phần bày biện không? - Ung Chính nhấp một ngụm sữa nói: - Huy động binh lính đông như sắp có địch, nhưng lại bình yên vô sự, công việc xong xuôi, e rằng có người châm chọc mỉa mai.
Phương Bao cười đá
- Nhân thần lo gièm sợ mỉa, là điều đương nhiên, còn chủ nhân không cần phải như vậy. Gièm cũng tốt mà mỉa cũng được, còn hơn là bị người ta cười. Xin tha tội cho thần bất kính, điều vạn tuế thực sự đang nghĩ, e là cữu cữu...
Ung Chính hé miệng định cười, nhưng kìm lại, nói:
- Phương tiên sinh, sao khanh lại nghĩ đến cữu cữu như vậy?
- Thế nào gọi là "yêu tà"? Không bình thường ạ?
- Hả?
- Cảnh giới chặt chẽ, như gặp giặc mạnh, vốn không phải là đề phòng cữu cữu, nhưng cữu cữu lại cảm thấy là đề phòng ông ta, như thế chẳng phải là không bình thường sao?
Đây chính là điều giấu nơi sâu kín nhất trong lòng Ung Chính, nhưng không thể bày tỏ một cách rõ ràng chính xác như vậy được. Ung Chính bất giác ngừng lại, sững sờ nhìn tuyết đã tan gần hết ở bên ngoài, hồi lâu mới gật đầu than:
- Ông ta có điều gì đó hoang mang, lo sợ, hoảng hốt bất an. Lúc đầu trẫm nghĩ do ông ta đau buồn, về sau thấy không phải. Chuyện yểm ma quỷ trẫm tin, chẳng lẽ dùng cách này hại ông ta để mất đi cánh tay đắc lực của trẫm?
- Đau buồn thì tuyệt đối không phải - Phương Bao lạnh lùng nói: - Khi Đức thánh tổ tại thế, hoàng thái hậu Đồng Giai qua đời. Lúc đó, thần ở phòng thượng thư, thấy nếu là chị ruột của ông ấy, ông ấy cũng không như vậy. Ông ấy nói năng hành động hoảng hốt như người thần kinh. Hoàng thượng nói ông ấy hoang mang lo sợ, thần thấy ông ấy như là "mất hồn"! Nói là hoảng hốt chưa đủ, phải nói là tâm thần bất định!
Phương Bao là bậc đại tôn Nho học, tuyệt đối không tin chuyện tà thuật ma quỷ, nhưng Ung Chính ngoài tôn Nho ra còn sùng Phật, vì vậy ông chỉ có thể cảnh tỉnh Ung Chính từ những biểu hiện của Long Khoa Đa:
- Một tháng trước, ông ấy vào tấu việc, nói năng còn mạch lạc rõ ràng, đâu ra đấy, ngay đêm thái hậu qua đời, Lý Đức Toàn truyền chỉ về, nói thấy Long Khoa Đa ở phủ Liêm thân vương ra. Vào lúc như vậy, ông ấy đến đó làm gì chứ? Công việc canh phòng Tử Cấm Thành vẫn là của ông ấy, đến các doanh trại bên ngoài làm gì? Lều tang của các a-ca là do Trương Đình Ngọc, Mã Tề và mấy người bọn thần cùng đi, chỉ xem tình hình phòng gió chắn tuyết là về, tại sao ông ấy mấy hôm đầu thì tự đi hết lần này đến lượt khác, còn sau đó lại không đến lấy một lần?
- Khanh nói là ông ấy và Bát đệ... - Ung Chính hình như hơi run run, lại lắc đầu nói: - Không đến nỗi thế. Hồi đó người truyền di chiếu chính là cữu cữu, nếu có mưu mô, thì đó chẳng phải là cơ hội tốt nhất sao? Còn nay đại cục đã định, sao có thể cấu kết với bọn người đó?
Phương Bao hơi nhổm người dậy, xoa tay một cách bất an. Ông cảm thấy mình đã nói với Ung Chính quá thẳng thắn, nhưng đã nói đến đây thì không thể không nói tiếp:
- Hoàng thượng nói lời này khiến thần bất an, thần không nên nói sâu như vậy, có lẽ thần sai rồi, và tốt nhất là thần sai.
Ung Chính cũng cảm nhận được, mỉm cười đáp:
- Tâm sự mà, không nói lời từ trong lòng thì có ý nghĩa gì nữa? Trẫm cũng nghĩ như vậy, có lẽ trẫm sai rồi, tốt nhất là trẫm sai. Nhưng ngồi buồn nói chuyện phiếm có sao đâu? Trẫm tha thứ rồi!
Phương Bao lấy làm cảm động, than:
- Hoàng thượng tin tưởng như vậy, thần xin nói. Vừa nãy có nói tới cơ hội, từ xưa người bỏ lỡ cơ hội rồi hối hận về sau không biết bao nhiêu mà kể! Bỏ lỡ cơ hội rồi lại tìm cơ hội khác càng không đếm xuể. Cả nhà họ Đồng đều là "Đảng Bát da" của Đảo thái tử ngày trước, duy chỉ có Long Khoa Đa là trung thành thờ vua. Lúc đó tình thế đảo điên, thật giả lẫn lộn, đến thần thánh cũng không nói được là có bao nhiêu trở ngại. Hoàng thượng, "Đảng Bát da"đã là một "Đảng", thì không có thể vì hoàng thượng đã điện đại thống lĩnh mà không còn là "Đảng"; dây rợ chằng chịt, cành lá đan xen như thế, không phải chỉ vì một bài "Luận bằng đảng" là có thể tan rã. Vì thiên hạ, vì hoàng thượng, cũng vì thân tình cốt nhục của hoàng thượng, nếu hoàng thượng không trừ diệt cái "Đảng" này, e rằng những tâm nguyện của hoàng thượng khó mà thực hiện được.
- Trẫm điều tách Doãn Đường, Doãn Ngã, lại yêu cầu Doãn Đề đi Tuân Hóa, chính là để cách ly họ ra, tách ra cũng chính là bảo toàn. Trẫm tuy lạnh lùng nhưng không thiếu tình anh em cốt nhục.
Ung Chính nghe Phương Bao thong thả trần tình, hồi lâu mới than:
- Nghĩ lại ngày trưN họ hạ độc thủ đối với trẫm, đến nay trẫm vẫn thấy rùng mình, hôm nay nhất định không thể trọng dụng, nhưng vẫn phải bảo toàn. Thực lòng mà nói, trẫm cũng không muốn người đời sau cho trẫm là ông vua tàn bạo. Nhưng nói đến cữu cữu nghĩ đi nghĩ lại, trẫm thấy họ vẫn không đến nỗi rơi vào ổ thị phi này. Phải xem xét lại, xem xét lại đã được không?
Ung Chính đang định nói tiếp, thì thấy Cao Vô Dung ở trước cửa điện thò đầu vào, Ung Chính xị mặt xuống, nói:
- Ngươi làm gì thế? Ta và Phương tiên sinh đang nói chuyện, ra vào phải có phép tắc, ngươi không biết sao?
Cao Vô Dung sợ hãi chạy vội vào, dập đầu nói:
- Nô tài không nghe trộm. Vừa nãy Long trung đường thỉnh kiến, nô tài mời ông ấy chờ ở phòng Quân cơ. Vì hoàng thượng nói chuyện lâu, ông ấy bảo nô tài vào xem, xem Phương tiên sinh đã từ biệt chưa...
Ung Chính phất tay nói:
- Ngươi nói với ông ấy, mọi người đều mệt rồi, mời cữu cữu về phủ nghỉ ngơi đã. Ngày mai dâng lệnh bài, muốn nói gì mà chẳng được?
Cao Vô Dung vâng dạ liên hồi rồi đứng dậy đi ra. Nhưng Phương Bao gọi lại, nói với Ung Chính:
- Hoàng thượng, nếu sức khỏe cho phép, thì tội gì không gặp? Ông ấy là người mà hoàng thượng gọi là cữu cữu, vì nói chuyện với thần mà từ chối nói chuyện với ông ta, thần cũng cảm thấy không bỏ qua được.
Ung Chính suy nghĩ một lát, nói:
- Khanh đi bảo ông ấy, trẫm mời cữu cữu vào.
Một lúc sau, nghe tiếng bước chân lộp cộp ngoài sân. Long Khoa Đa vén mành bước vào, đang định hành lễ, thì Ung Chính đỡ lấy. Ung Chính cười nói:
- Khanh là cữu cữu, sao lại có chuyện cậu dập đầu trước cháu? Trẫm đang nói chuyện phiếm với Phương tiên sinh vốn là để thư giãn tinh thần, cầu chút học vấn, cho nên không muốn bị người khác quấy rầy. Sao cữu cữu cũng làm như vậy? Nào, mời ngồi, dâng trà! - Trong phút chốc ông như thành một con người khác, trông vừa nhẹ nhõm vừa phóng khoáng: - Tang lễ lần này tổ chức rất chu đáo, người vất vả nhất là Trương Đình Ngọc, bên ngoài thì phải giải quyết quốc sự, bên trong thì chủ trì tang lễ, trẫm thấy ông ấy ít nhất cũng gầy mất 5 cân. Thứ hai là cữu cữu, phải canh phòng cảnh giới, lại còn phải đón tiếp họ hàng tôn thất lớn nhỏ, tốn tâm phí sức, làm khanh phải vất vả quá. Vừa nãy nói chuyện với Linh Cao còn nhắc đến khanh, sao không thấy vào nói chuyện? Đúng là vừa nhắc Tào Tháo thì Tào Tháo đến.
Nói xong nhếch môi cười, Phương Bao thấy Ung Chính ma mãnh cơ mưu như vậy, cũng không nhịn được cười.
- Hoàng thượng, - Long Khoa Đa vén áo ngồi, đón cốc trà nhấp một ngụm rồi đặt xuống nói: - nô tài quả thực có việc muôn tâu. Ồ, Phương tiên sinh, ông không cần phải lui.
Ông ta vừa mới cạo đầu, mặc áo bào bốn con rồng khoác lễ phục tiên hạc, cái vẻ hoảng hốt mê loạn, âm u nặng nề hôm trước đã biến mất, trong sắc mặt còn mang chút mệt mỏ đôi mắt lấp lánh trông có vẻ phấn chấn. Long Khoa Đa vừa trầm ngâm, nói:
- Có lẽ hoàng thượng cũng nhận thấy được, nô tài mấy ngày nay tinh thần mệt mỏi, lúc chuyện trò lời lẽ lộn xà lộn xộn không ra thể thống gì, nhưng nô tài quả thật có tâm sự. Một là thái hậu qua đời, một người đang sống trước mắt, hôm trước còn gặp, hôm sau đã buông tay đi mãi, lòng nghĩ cuộc sống con người thật mỏng manh, vô thường, vừa buồn vừa thương. Hai là có những chuyện thật khó hiểu. Nô tài là do hoàng thượng đặc mệnh làm đại thần phòng Thượng thư, phụ trách công việc bảo vệ an ninh kinh thành. Nhưng những ngày vừa rồi, kỳ thực chỉ làm một đầu lĩnh thị vệ ở đại nội. Ngoài cửa Đông Tây Hoa, cửa Thần Vũ bao nhiêu là quân đóng, ai điều khiển, ai chỉ huy, thần không hề được biết. Ngày thái hậu xảy ra chuyện, nô tài đến phòng Quân cơ chuẩn bị điều động canh phòng, nhưng phòng Quân cơ đã phụng chỉ lệnh của Trương Đình Ngọc, không chịu giao binh phù. Vì vậy đã đau buồn cảm khái lại thêm sự hoài nghi lo sợ. Hoàng thượng, ngài tuy gọi nô tài là "cữu cữu" nhưng nô tài trước sau vẫn chỉ coi mình là kẻ bề tôi. Nô tài đến xin gặp, cũng chỉ là muốn nói những điều suy nghĩ trong lòng. Nếu những sự điều khiến đó xuất phát từ thánh chỉ, thì nhất định là nô tài đã có sai sót gì đó, đương nhiên phải để tay lên ngực tự hỏi mình xem có lòng thiếu trung thành với hoàng thượng không? Còn nếu do người khác sai khiến thì thần cho rằng hoặc là có kẻ tiểu nhân ly gián quân thần, đặt điều thị phi. Lòng dạ đó không thể hỏi. Nô tài xuất thân quân công, vốn là người thô kệch, không nên đa nghi như vậy, nhưng hoàng thượng đã tin cậy nô tài, giao cho nô tài trọng trách, nô tài nghĩ đến đâu thì nói đến đó, chứ không muốn giấu hoàng thượng.
Ông ta ung dung, thẳng thắn bộc bạch nỗi lòng dường như nối tiếp câu chuyện mà Ung Chính và Phương Bao vừa nói. Ung Chính không khỏi kinh ngạc, sững người hồi lâu, mới cười khà kh
- Cữu cữu nếu nói khanh là "người tinh tế" thì người tinh tế không dám đến trước mặt trẫm nói những lời như vậy; nói khanh là "người thô kệch" thì khanh lại nghĩ quá nhiều. Khổng Tử nói: "Thái quá cũng như bất cập" (suy nghĩ quá kỹ thì lại lạc đề hoàn toàn)! - Ung Chính dừng lại một lát, liếc nhìn Phương Bao đang thản nhiên như không, nói: - Trẫm xưa nay làm việc không câu nệ, tự đến tự đi, không bàn bạc với người khác. Khanh và ta quan hệ như thế nào? Ai dám đặt điều thị phi? Niên Canh Nghiêu là người của dinh thự thuộc Phiên, người trong thiên hạ đều biết ông ấy là người trẫm tin dùng nhất. Năm ngoái ông ấy dâng lên một bản mật tấu, nói: "Long Khoa Đa là người rất bình thường", trẫm lập tức châu phê, quở trách ông ta, rằng người như cữu cữu khanh nhìn nhầm rồi, ông ấy là bề tôi thực sự của xã tắc, là công thần của trẫm. Trẫm không cho phép nghi ngờ lung tung! Bản sớ vẫn còn để trong tủ, nếu khanh muốn thì có thể lấy xem.
- Thái hậu qua đời là việc không bình thường - Phương Bao ngồi bất động, vuốt râu nói: - Chuyện giữa chư vương cuối đời Thánh tổ, Long Khoa Đa nhất định phải biết, khi hạ di chiếu cho ông, tôi cũng ở đó. Lần này vì Thập tứ a-ca kháng chỉ, gào thét trước mặt thái hậu và hoàng thượng, thái hậu tức giận đến mê loạn, bỗng nhiên việc đại tang, để đề phòng sự biến bất ngờ, hoàng thượng đích thân điều quân mã 5 lộ, bảo vệ đại nội. Việc này ngoài tôi ra, ngay cả Trương Đình Ngọc cũng không hề biết. Long đại nhân, nếu ông có điều gì oán giận, thì cứ trút hết lên đầu tôi, đừng có gây xích mích với các đại thần khác.
Long Khoa Đa thở một hơi nặng nề, nuốt nước bọt nói:
- Ta không phải là oán giận. Mà là nghĩ không thông. Việc điều binh phòng Quân cơ bình thường. ngày nào mà chẳng dùng, dựa vào một câu nói của Trương Đình Ngọc mà ta không thể dùng nữa!
- Khanh cũng nên thông cảm cho Hoành Thần. vừa nãy ông ta bảo vào vấn an, trẫm nói không cần vào, mau về phủ nghỉ ngơi cho khỏe. - Ung Chính bất giác chau mày, rồi tươi tỉnh nói: - Người như Hoành Thần tính nóng như lửa, gặp chuyện lời nào mà chẳng nói ra? Năm xưa ở Thừa Đức, ông ấy còn lấy tư cách thái phó thái tử, bắt mười mấy a-ca đứng một đêm ngoài trời băng tuyết ở Giới Đắc cư, chịu cảnh gió lùa tuyết rơi, thử hỏi thế là gì? Trẫm khuyên khanh một câu, nhận lấy cái tâm của ông ấy mà thôi, đã là tể tướng, thì cũng phải có lòng bao dung của tể tướng. Đương nhiên, sau khi xong việc, trẫm tù khắc sẽ nói với ông ta, các khanh trước nay cũng đã không có chuyện gì với nhau, vẫn có thể kề chân trò chuyện mà!
Ung Chính rủ rỉ nói, vừa ví von vừa khuyên nhủ khiến Long Khoa Đa không nói được gì. Ông ta vốn đã phát hiện ra mình ngôn hành thất thường, đến thăm dò ý tứ của Ung Chính, thấy Ung Chính không hề có ý đề phòng, tự nhiên cũng thấy yên tâm, "lửa giận" cũng tan biến sạch. Bèn cười đáp:
- Hoàng thượng dạy phải, đã không có nguyên cớ gì khác, nô tài xin cáo lui, hôm khác gặp Hoành Thần, nô tài sẽ nói chuyện, nhất định có thể bỏ qua mọi chuyện.
Nói xong khom người hành lễ rồi lui ra, Ung Chính thấy ông ta đã ra đến cửa Thùy Hoa, quay mặt sang hỏi Phương Bao:
- Thế nào?
- Hoàng thượng hỏi thần thế nào, thần cũng xin hỏi hoàng thượng một câu "thế nào"? - Phương Bao chớp mắt, cười ranh mãnh, nói: - Ngài xem, ông ta như người bị "yểm bùa" ấ
- Xem xem, còn phải xem xem có gì kỳ quặc không? - Ung Chính gật đầu, không nói chuyện đó nữa, từ trên án rút ra một bản tấu, nói: - Đây là bản tấu của Nhạc Chung Kỳ, ngoài nói Niên Canh Nghiêu ngang ngược tàn ác, dối trên lừa dưới, còn nói rất nhiều chuyện như quân sĩ của Niên Canh Nghiêu cướp bóc của cải nhân dân, tàn sát người vô tội. Ông ta xin dẫn 5 nghìn binh mã tiễu trừ giặc Thanh Hải vượt qua Hải khẩu trước mặt trẫm, nhất định sẽ giết hết bọn giặc cùng đường. Khanh thấy thế nào?
Phương Bao cúi người nói:
- Việc quân thần không hiểu lắm, hoàng thượng có thể hỏi Thập tam da, Thập tứ da được không? Có điều, theo hiểu biết của thần, Nhạc Chung Kỳ có lòng muốn lập công, nếu có thể được, chi bằng cứ cho phép ông ta làm.
- Trẫm không muốn hỏi Doãn Đề, ngày mai đã đẩy anh ta đi Tuân Hóa, không đi cũng phải đi! - Cơ bên má trái Ung Chính giật giật. - Anh ta đóng quân ở Thanh Hải 5 năm, cũng chưa đánh được trận nào thắng lớn như vậy, chứng tỏ anh ta cũng chẳng có tài cán gì. Còn Doãn Tường trẫm cũng đã hỏi qua. Doãn Tường nói quân La Bố đã tan rã đến không còn thành quân, lưu tán khắp các nơi ở Thanh Hải. mất liên lạc với nhau. Nhạc Chung Kỳ dùng 5 nghìn binh mã tấn công các nơi, chính là thời cơ rất tốt. Doãn Đề khuyên trẫm chuẩn tấu. Nhưng sự việc liên quan đến bất hòa giữa Niên Canh Nghiêu và Nhạc Chung Kỳ, lại sợ Niên Canh Nghiêu đa nghi. nên trẫm cũng hơi do dự.
Phương Bao nghe xong cười nói:
- Việc này không sao. Nhưng vẫn nên để ông ta chịu sự chỉ huy của Niên Canh Nghiêu, công cùng hưởng tội cùng chịu, Niên Canh Nghiêu cũng không đến nỗi quá đáng
- Nói chí phải. - Ung Chính lập tức hiểu ý Phương Bao, bước vội đến trước án thư cầm bút son lên, cười bảo Phương Bao: - Trẫm phê thế này, khanh xem có được không?
Nói rồi cắm cúi viết, Phương Bao đến bên xem, thì thấy những dòng chữ thảo như rồng bay phượng múa:
Trẫm đã xem bản tấu và rất vui mừng, nhưng khanh và Niên Canh Nghiêu đều là cánh tay đắc lực của trẫm, không nên vì ý kiến bất đồng mà hiềm khích nhau. Lập tức cử khanh làm tướng quân Phấn Uy, nhưng vẫn thuộc sự chỉ huy của Niên Canh Nghiêu. Theo tấu sớ của khanh quét sạch bọn thảo khấu, trẫm yên tâm ngồi chờ tin thắng lợi. Ngày khải hoàn, lẽ nào triều đình lại tiếc ban tước cao?
- Hay lắm. - Mắt Phương Bao ánh lên, ông nói:- nếu sau chữ "vẫn" ở chỗ "vẫn thuộc sự chỉ huy của Niên Canh Nghiêu" thêm hai chữ "có thể", thì có lẽ càng ổn hơn.
Ung Chính sững người một lát, rồi không hề do dự thêm chữ "có thể" vào giữa hàng, rồi gọi người vào sai:
- Lập tức chuyển gấp đến đại doanh Nhạc Chung Kỳ ở Tùng Phiên.
Giải quyết xong việc này, Ung Chính cảm thấy toàn thân nhẹ nhõm, muốn ngáp một cái thật thoải mái, hai cánh tay đã vươn ra, nhưng chợt nhớ Phương Bao đang ở trước mặt vội rụt lại, thấy Phương Bao trầm ngâm như suy nghĩ điều gì, liền nói:
- Phương tiên sinh, khanh mệt rồi, về vườn Sướng Xuân nghỉ ngơi đã, ngày mai ta bàn việc tiếp, tuổi tác của tiên sinh mà phải vất vả với trẫm như thế nàyy, cũng thật là làm khó tiên sinh rồi.
- Hoàng thượng còn chăm lo việc nước như vậy thần lẽ nào dám kêu mệt. - Phương Bao trân trân nhìn về phía xa, vừa như nói với Ung Chính, vừa như tự nói với mình: - Chiến tranh ở Thanh Hải đã dùng hết 7 trăm vạn lạng bạc, toàn thắng về kinh sư, cũng phải mất 5 trăm vạn lạng nữa, tổng cộng lại là 1 nghìn 2 trăm vạn lạng. Việc thanh lý thâm hụt, tuy nói là đã đòi về được một ít, nhưng Sơn Đông, Hà Nam đã phải dùng vào việc phát chẩn không ít, 3 tỉnh Thanh Hải, Cam Túc, Thiểm Tây sau khi nạn binh hỏa qua đi, cũng phải dùng bạc để khôi phục dân sinh, chỉ dựa vào khoản bù thâm hụt, đó là cái cây không rễ, nước không nguồn. Thần đã giúp hoàng thượng hoạch định chế độ, những việc này sao có thể không nghĩ được?
Ung Chính sững người một lúc, rồi nói:
- Thanh Hải chiến thắng, trẫm tự thấy là đã qua "cửa ải" rồi. Những việc khác có thể bàn bạc dần dần. Ừm... tháng Năm năm sau, gọi Niên Canh Nghiêu vào Kinh để giao tù binh, duyệt binh, chúng ta triệu tập quần thần cùng bàn kế sách. Tiên sinh có ý kiến gì? Cứ nên tỉ mỉ thành điều mục, trẫm và Đình Ngọc, Mã Tề, Long Khoa Đa sẽ tham khảo và cân nhắc, như vậy nhé. Dâng cơm!

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI