Tập I
CỬU VƯƠNG ĐOẠT ĐÍCH
HỒI THỨ MƯỜI SÁU
Lòng bất định, loạn ngôn, yêu tử khí,
Quá đáng thay Dận Ngã nhục đại thần!

    
rương Đức Minh thản nhiên, bình tĩnh, ung dung nhìn mọi người, bỗng nhiên Trương ngẩng mặt lên trời cười lớn:
- Khí của quý nhân ngùn ngụt bốc lên như mây xanh, như ráng trời, làm sao mà giống như thường nhân được! Những kẻ phàm phu, tục tử mắt đều bị ngũ sắc làm mờ đi, cho nên khó phân biệt! Một chút thủ thuật đó làm sao gây khó cho tôi được!
Nói rồi Trương cầm quạt lông chỉ từng người một nói:
- Người thứ nhất xương cốt mảnh, người thứ hai mắt rắn bất nghi, người thứ ba hào nhoáng bề ngoài, người thứ tư lông mày, xương cốt lộ hết...
Trương cứ đưa ra những nhận xét với từng người, từng người, cho đến người thứ mười một, bấy giờ mới nói:
- Người này chính là Bát da. Bạch khí thấu suốt, tràn ngập khắp nhà, gió mạnh vi vu thấu tới minh đường! Đừng nói là Bát da đứng giữa bọn tiểu nhân bẩn thỉu; mà ngay như ngài ẩn tàng trong Tử Cấm Thành, lẫn lộn trong số cành vàng, lá ngọc, tôi cũng chỉ liếc qua là nhận ra ngay!
Dận Tự thấy Trương đã nhận ra mình, liền mỉm cười rồi vẫy tay ra hiệu cho các gia nhân đi ra; tiện tay ngài quăng mũ đi, cởi bỏ tấm áo xanh bên ngoài, bên trong mặc áo bào thanh thiên bằng nhiễu kim hồ, đường viền thêu. Với dáng điệu thanh thoát, Dận Tự giơ tay tỏ ý khiêm nhường nói:
- Làm mất thời gian của ông, mời ngồi, xin dùng trà!
- Lão đạo sĩ thật giỏi! - Quỹ Tự cười nói tiếp: - Khí là gì? Vì sao tôi không nhìn thấy gì hết. Khí theo cách nói của Nho gia thì nó là "khí vũ".
Trương Đức Minh phe phẩy chiếc quạt trong tay nói rành rọt:
- Tuy nhiên dưới con mắt của đạo gia, khí là nơi tinh thần tồn tại; nghe không thấy tiếng, nhìn không thấy hình, nhưng có phân biệt về sự đục, trong! Thời Vương Mãng, triều đình cho người xem sao trên trời. Từ Trường An họ quan sát khí thấy ở vùng Nam Dương khí hồng sáng rực ngùn ngụt bốc tận trời xanh, đó là khí thiên tử. Triều đình đã điều mấy nghìn quân Vũ Lâm đến Nam Dương yểm long mạch, nhưng những người được cử đến do thuật số của họ không tinh nên lại để sổng mất Lưu Tú, không những thế mà họ còn đà đứt vương khí của Vương Mãng, cho nên Vương Mãng chỉ làm vua được một đời rồi bị diệt. Thiên số mênh mang, rất khó biết được hết!
Dận Đường ngỡ ngàng, nói:
- Điều này đã chép ở Hậu Hán thư rồi, nhưng không biết khí của tôi như thế nào?
- Cửu da, Thập da là khí tím; Vương đại nhân, Quỹ đại nhân, A đại nhân đều là khí xanh,.Bát đa và Ngạc quân môn đều là khí trắng.
Trương lại chỉ vào Nhiệm Bá An và các trưởng tùy đứng bên ngoài nói:
- Như những người này, khí của họ rất tập nham, giống như tro, như khói, mà không có vẻ khí chút nào!
Ngạc Luân Đại ngạc nhiên nói:
- Tôi sao lại giống Bát da được?
Trương Đức Minh cười nhạt, nói:
- Làm gì có chuyện giống nhau được! Ông chẳng qua là tướng quân, chỉ có sát khí của tây phương mà thôi. Bạch khí của Bát da như cầu vồng, đan kết xoắn xít nhau, tụ hợp bất định, đó là vương khí!
Dận Tự nghĩ đến tin mà Nội đình vừa truyền ra nói mình được phong vương thì xúc động trong lòng; môi mấp máy, nhưng ông không nói gì. Dận Ngã lắc đầu, tặc lưỡi, cười nói:
- Không biết thái tử, Tứ ca, Thập tam đệ là loại khí gì? Sợ rằng đó là loại khí đen đủi! Nếu không tại sao hàng ngày chúng ta phải chịu "điểu khí" của các vị đó?
Câu nói làm mọi người đều cười rộ. Vương Hồng Tự ít nhiều cũng biết một chút về lẽ ngữ hành sinh khắc, nghe Trương Đức Minh nói một hồi như vậy, trong lòng thầm khen phục, bất giác cũng gật gù khen giỏi.
- Đẹp thay lời tiên sinh luận đạo, như được uống "giai tửu".
Trương nghe vậy nói:
- Nhân câu nói của ông tôi xin được triết tự. - Trương lại hào hứng nói tiếp: - Chữ "Mỹ" có tám nét, có thể triết thành "dương đại". "Dương" là "tường", có nghĩa rất tốt. Lại có thể "triết" thành "Bát vương đại" ba chữ. Hôm nay tôi xem tướng cho Bát da, tướng ngài thật là tuyệt diệu.
Nhiệm Bá An nghe ngây người, nói xen vào:
- Vậy còn chữ giai? Chữ giai có hình tượng người cầm ngọc "Khuê"; chữ "Khuê" cũng có tám nét.
Trương Đức Minh ứng khẩu đáp:
- Như vậy là vẫn ứng vào Bát da. Số của Bát da như vậy là quý khôn xiết kể!
Dận Tự cười cười, bỗng nhiên mắt ông sáng lên
- Nói có quá không đấy?
Trương Đức Minh chậm rãi đoán:
- Không quá đâu, thật ra tôi còn muốn nói là: Bát da hiện nay ngài chỉ là bối lặc; nếu chỉ như thế, mà nay lại là một người cầm Ngọc Khuê thì tể tướng cũng có thể, nhiếp chính cũng có thể. "Bát vương vi đại", nếu đối chiếu với các a-ca khác mà nói thì chưa biết chừng ngài còn ở trên nữa.
Trương chuyển giọng, lời lẽ đột nhiên sắc bén:
- Nếu như, Bát da có thêm tước vương (200) bạch khí trên đầu sẽ chuyển thành điềm triệu cực quí. Thiên mệnh vô cùng, sức người không thể thay đổi được!
- Ông nói láo!
Dận Tự bỗng nhiên biến sắc mặt, "chát" một tiếng, ông đập mạnh tay xuống bàn, nói:
- Ta chẳng qua thấy ông có chút hư danh, muốn mua vui một cách thanh nhã, nào ngờ ông nói năng bậy bạ, hãm ta vào vòng bất nghĩa, bất trung, đặt ta vào hoàn cảnh nguy hiểm khôn lường! Người đâu, trói ngay cái tên yêu đạo, không biết thiên lý gì hết, rồi đưa y đến phủ Thuận Thiên.
Dận Tự được mọi người gọi là Bát Hiền vương, Bát Phật đa; nổi danh vì sự hiền hòa, trọng hiền, khinh tài. Những người ít nhiều phạm phải tội tầy trời, không còn đất sống, nhưng nếu duyên phận gặp được ông thì nhất định sẽ được ông thu xếp ổn thỏa, ông đối với mọi người hòa nhã, khiêm tốn, chưa ai thấy ông nổi trận lôi đình bao giờ. Nay thấy ông như vậy thì đều sợ hãi; người nào người ấy sắc mặt xanh xám ngơ ngác nhìn nhau. Trong sảnh đường bỗng chốc im lặng, đến tiếng kim rơi nghe cũng rõ! Trương Đức Minh cũng bị sự biến đổi đột nhiên này làm cho giật mình, lặng người, nhưng Trương đã lập tức ngửa mặt cười lớn.
Trương Đức Minh thấy hai viên trưởng tùy rảo bước đến sắp ra.tay thì Trương chỉ ngay chiếc quạt lông vào hai người nói:
- Này này, không được manh động!
Hai viên trưởng tùy như bị pháp thuật tác động, đứng sững ngay tại chỗ, không động cựa được.
- Gớm thay yêu đạo!
Dận Tự đứng phắt ngay dậy, nghiến răng, cười gằn mà rằng:
- Lấy máu chó ra đây, đưa cho ta thanh Oải đao (201) Đức vạn tuế đã ban cho ta!
- Khoan!
Trương Đức Minh cũng đứng dậy, ung dung bước lên hai bước, cười khanh khách, nói:
- Hợp thì ta ở lại, không hợp thì ta đi. Bát da hà tất phải bắt chước bọn đồ tể, con buôn vô tri ngoài chợ. Tôi làm cho hai tên kia phải đứng tại chỗ, không phải pháp thuật gì đâu, đó là "Tam muội thần khí công" mà thầy tôi đã thân truyền thụ lại cho tôi; máu chó cũng không được việc gì đâu. Bần đạo tuy sẽ đi khỏi đây, nhưng cũng xin hỏi Bát da, vì sao mà lời nói của tôi lại hãm ngài vào vòng bất trung, bất nghĩa?
Dận Tự không nén nổi cơn giận, thấy trưởng tùy đem Oải đao đến, ông đưa tay giật lấy rồi rút ngay khỏi bao, lưỡi đao sáng loáng, tỏa khí lạnh ghê người. Ông cầm thẳng thanh đao rảo bước đến bên Trương Đức Minh, giọng hằm hằm nói:
- Nhà ngươi hãy nếm thử lưỡi đao này! Xem khí công của ngươi cứng hay bảo đao của ta cứng?
Trương Đức Minh cũng không tránh né, cất tiếng cười lanh lảnh; Trương nói:
- Tất nhiên là đao của ngài cứng. Nhưng bần đạo và Bát da tục duyên quá sâu, một khi lưỡi đao này chém xuống sợ rằng cả hai bên đều tổn hại. Tôi xin đưa ra bằng cứ.
Nói rồi, Trương lấy từ trong người ra một con dao rọc giấy nhỏ; sẽ nhấc lên xem nặng nhẹ, rồi nhẹ doa lên cán chiếc quạt lông. Sau đó Trương vất cả dao lẫn quạt xuống đất, rồi ngẩng đầu lên cười nói:
- Bát da, trong ống tay áo ông cũng có một chiếc quạt bằng gỗ đàn hương, xin ông lấy ra nhìn qua một chút.
Khi Dận Tự lấy từ ống tay áo ra chiếc quạt, ông rất ngạc nhiên vì chiếc quạt đã gẫy làm đôi, vết dao cắt rất rõ! Mặt Dận Tự trắng như tờ giấy, ông thất thần vất ngay thanh Oải đao xuống đất, mọi người đều sợ hãi không còn chút máu
- Ta không sợ cái trò đó! - Dận Tự nén giận, sầm mặt, nói tiếp: - Tà không hại được chính. Chút bản lĩnh của ngươi có hơn được Bạch Liên giáo chủ Từ Hồng Nho không? Hôm nay ngươi có ý nói rằng trên chữ "hoàng" thêm chữ "bạch", lẽ nào không phải là lời xúi giục Bát da ta âm mưu làm phản? Ngày nay thánh minh ở trên, thái tử hiền đức, bầy tôi đều hết lòng trung, vua yên vị ngai vàng, ngươi sao dám lấy thuyết thiên mệnh làm rối loạn lòng người? Nói đi, nếu không... ta sẽ dùng giáp côn hoàng phong chu tiêu (202) kẹp ngươi, vất ngươi vào vạc dầu rán chín ngươi.
Trương Đức Minh vốn có dị thuật, (thật ra thì ngày nay ta gọi đó là "công năng đặc dị"), vì thế  Trương không chút sợ hãi, Trương mỉm cười nói:
- Ngài đã có lòng trung như vậy thì hà tất phải mời sơn nhân đến phủ để trình bầy cái khả năng thấp kém của mình! Thiên mệnh (203) vô thường đế đạo vô thân, duy đức thị phụ. Đó chẳng phải là đạo lý của Nho gia, của Thánh nhân sao? Chữ "vương" thêm chữ "bạch" ở trên cố nhiên thành chữ hoàng (204); nhưng Bát da hiện nay còn chưa được
phong vương. Ngài nếu không được phong vương, thì nhiều nhất chẳng qua năm năm nhiếp chính là tốt. Cũng như cái chết của Khang thân vương năm xưa; đó là một việc hết sức bình thường; hà tất gì mà phải mắt tròn, mắt dẹt lắm chuyện?
Dận Tự từ trong kinh hoàng đã bình tĩnh trở lại. Trương cười lớn đứng dậy
- Bát da, ngài cũng cứ khư khư theo cái cũ. Đây đều là chuyện nói nói chơi chơi mà thôi, có ai coi đó là một sự nghiêm chỉnh đâu? Thái tử nếu đã thật thánh minh, thì sao lại có thể mất ngôi đích tử? Nếu mất thật thì các a-ca khác nhặt lấy cũng không thể coi đó là phạm vương pháp được!
- Chà... - Dận Tự thở dài một tiếng nói -... Trương đạo trưởng, việc này đâu phải chuyện chơi! Nói thực ra thì, người nói những điều đó, có một vài ý rất có lý, nhưng tôi thật không dám nghĩ tới, mà cũng không dám nghe. Đạo trưởng là người có chân tài, thực học, nhưng cũng không cần thiết đi lại trong đám a-ca chúng tôi, sớm tối rồi cũng có ngày xảy ra chuyện đáng tiếc! Hiện nay ở Bạch Vân quán vẫn chưa có vị đạo trưởng nào trụ trì, ngày mai tôi sẽ đến nói với bộ lễ để đạo trưởng đến đó thanh tu!
Trương Đức Minh cúi xuống đất nhặt hai đoạn quạt lông gẫy, tay vừa chắp chúng lại với nhau thì hai đoạn đã liền như cũ; rồi Trương ung dung, đạo mạo hai tay chắp lại vái dài, nói:
- Xưa kia trong ngục, Trâu Dương có thư cho Hoài Nam vương, nói: "Ngọc bích dưới trăng sáng, ngọc trai dạ quang ném lén vào người, xin cũng đừng trống kiếm mà nhìn nhau". Tôi và Bát da giao tình thì nông, nhưng lời lẽ trao đổi thì sâu, nay nhờ Bát da sắp đặt cho như vậy thật là việc trong tình lý. Những lời tôi nói xin Bát da cứ theo lý mà suy đoán, nghiệm hay không nghiệm, sau này sẽ chứng thực. Giờ đây ở nơi này, các vị đều mang ngọc Kinh sơn, đều ngậm ngọc của rắn thiêng, các vị đều là những bậc quân tử, tuyệt đỉnh thông minh, bần đạo sẽ tha thiết mong chờ vô lượng thọ Phật!
Tiết tháng Bảy đã qua, mưa lớn mấy trận liền, bắt đầu đã có gió thu, thóc vàng đã ơi nhiều ở sân phơi. Dận Tường và Thi Thế Luân dốc sức làm việc không kể sớm tối. Đến cuối tháng Bẩy, số bạc các con nợ trả đã được hơn bốn mươi triệu lạng. Thái tử Dận Nhưng thấy kết quả rất khả quan thì đã lấy lại được tinh thần, cứ cách không đầy hai ngày ông lại đến bộ Hộ một lần. Ở đấy thái tử cùng Dận Chân triệu tập hội nghị, đốc thúc việc đòi nợ, công việc đến trước tháng Mười đã kết thúc tốt đẹp. Khang Hy vốn rất giận thái tử, nhưng nay thấy ông làm việc đòi nợ rất nhiệt tình thì sự bực tức cũng dần dần dịu đi. Thời gian đã sắp đến Trung thu, hàng năm vào lúc này, triều đình có hai việc lớn phải làm; một là đốc thúc các tỉnh thu nộp các khoản thuế má, lương thực; hai là quyết định việc xử án chém. Xử chém vào mùa thu chính là "ứng với khí túc sát" (205) của thượng thiên". Việc quan hệ tới quốc điển; nếu làm việc ở nơi hoa viên thì không nghiêm túc. Khang Hy tuy cũng ngại ngần, nhưng nhà vua thấy vẫn cứ phải làm đúng quy củ như trước nay vẫn làm, nên lệnh xa giá quay về Dưỡng Tâm điện ở đại nội, Khang Hy vào lễ ở Minh điện, rồi lại tế ở Thiên đàn, sau đó triệu tập các tư quan ở bộ Lễ và Thượng thư phòng bàn việc đi săn mùa thu ở Thừa Đức. Ban ngày nhà vua tiếp kiến các quan viên, ban tối thì luôn tay phê duyệt các bản sớ tâu về việc hình ngục, nhà vua thỉnh thoảng lại triệu kiến Dận Nhưng để hỏi về việc bổ nhiệm hoặc cách giáng các quan tỉnh ngoài, thật là bận túi bụi, Khang Hy cứ làm việc như vậy cho đến thượng tuần tháng Tám, mới coi như đã liệu lý xong các văn án tích lại từ những ngày nóng nực.
Lúc này những chiếu thư tấn phong may vị tân vương đã ban bố. Liêm Quận vương Dận Tự ngoài việc tiếp kiến các kì (206) chủ, phân phát số bạc niên lệ của các kì nhân, nhận các cống phẩm của các hoàng trang, ông lại còn phải kiêm quản việc trù bị mọi công việc ăn Tết trong cung. Tuy nói là năm nào trong cung cũng ăn Tết Trung thu, nhưng năm nayày thánh đản lần thứ năm mươi nhăm của Khang Hy. Để cho nhà vua được vui, Dận Tự đã hợp đồng với nội vụ phủ và bộ Lễ xin chỉ ý, lệnh đại yến thiên hạ, tất cả những người già từ năm mươi nhăm tuổi trở lên đều được ban tứ bánh trung thu và cơm rượu. Mọi người trong các cung đều được phân công công việc đâu vào đấy; nào là nấu đường quế hoa; nào là làm từng giành, từng giành bánh bao không nhân với những vỉ hấp lớn và chuẩn bị những quả đào thọ. Hơn hai nghìn thái giám, cung nữ trong sáu cung vui vẻ treo đèn kết hoa, đi lại rối rít như một đấm đay rối. Dận Tự một mặt thì điều hành Kì vụ, một mặt thì điều hành các việc trong cung, cố gắng làm sao cho mọi việc không sai sót một li. Vì ngày lễ đã đến gần, công việc lại nhiều, mọi người trên dưới trong phủ đều bận tíu tít, Dận Tự cảm thấy không đủ người sai phái, ông liền cho gọi quản gia, nói:
- Mời Cửu da và Thập da đi, xem các vị đó có làm gì không?
Lời chưa dứt, đã thấy Dận Đường bước vào. Dận Tự liền cười nói:
- Chỉ có tôi là bận, các vị thì một ngày ba lần đến, nhưng khi cần giúp thì lại chẳng thấy đâu?
- Huynh cũng đừng gọi Thập da làm gì, chú ấy không đến đâu.
Dận Đường tỏ ra có chút chán nản, vừa đặt đít ngồi, ông đã gục đầu xuống uống chè, nói:
- Nói là bận, đâu chỉ có mình huynh! Huynh ngày ngày vào cung nên một số cùng quang (207)  không gặp được, thế là họ lại đến gặp đệ. Nghĩ mà chán quá, anh emt nhục mà Tứ ca thì "kim đâm không thấu, nước chảy chẳng vào!" Họ có biết đâu cái khó của chúng ta, họ còn không dám nói với Tứ ca và Thập tam đệ một phá chữ (208) nào!
- Chú trả lời họ như thế nào?
- Đệ bảo họ nên tự đi gặp Thập tam da!
- Đệ trả lời thế là hỏng rồi. - Dận Tự than vãn: - Họ đều là những kẻ đáng thương mà không nói ra lời được; làm sao mà họ có thể nói chuyện được với Tứ ca, Thập tam đệ? Khó khăn lắm họ mới gặp được đệ đệ nói như vậy làm cho họ thêm rầu lòng để làm gì? Hơn nữa chú nói thế khiến người ngoài cho rằng anh em chúng ta không đồng lòng với nhau; thật chẳng ra làm sao.
Dận Đường cười nhạt nói:
- Vốn anh em ta đã không đồng lòng với nhau rồi, nay giả bộ như thế để làm gì? Chắc huynh không biết là, đệ vừa đến chỗ Thập đệ, chú ấy đang bận kiểm kê gia sản, chuyển các đồ tế nhuyễn đến xưởng pha lê để phát mại lấy tiền trả nợ!
Dận Tự giật mình mặt xanh xám, ông vội hỏi:
- Thật bậy quá!
- Đệ thấy là có như thế một chút cũng tốt.
Dận Đường thừ người nhìn ra ngoài cửa sổ, nói tiếp: - Để cho các anh em của ta nếm mùi lục thân bất (209)!
- Đệ chỉ lấy làm lạ là: Làm sao mà thái tử đã trả được món nợ của ổng? Đệ cho người đến bộ Hộ điều tra, thì quả là thái tử đã trả được nợ rồi. Đệ nghĩ là thái tử động đến nội tệ; nội tệ cũng không bị hụt!
Đó cũng là việc mà Dận Tự cũng không tài nào hiểu nổi, thậm chí vì việc này mà ông ta đã phái cả chồng người vú nuôi của ông là Tề Nhã Bố đi Đông bắc bí mật điều tra xem có phải thái tử có chuyện đào nhân sâm không, nhưng đều không có kết quả. Dận Tự cho là, nếu thái tử không trả được hết nợ thì việc của bộ Hộ không thể nào hoàn thành được. Như vậy thì vấn đề đó của thái tử là như thế nào? Nghĩ đi nghĩ lại cuối cùng đó cũng là một câu đố không thể giải đáp nổi. Suy nghĩ mãi, Dận Tự đột nhiên thấy rằng, Dận Ngã bán gia sản thật là một sự quá đáng, việc này hoàng thượng biết được thì khó nói rằng nhà vua không nghi mình là chủ mưu. Nghĩ thế, ông vội đứng dậy, vung quạt lên, nói:
- Thập đệ thật không ra làm sao cả. Đi, chúng ta cùng đi xem xem!
Quy mô các cửa hàng "Bán nhà để trả nợ" của Dận Ngã rất lớn. Vị a-ca nông nổi này cố tình chơi cho Dận Chân một vố. Dận Ngã đã chọn một nơi phồn hoa nhất trong chốn Kinh sư để bầy bán mọi thứ. Suốt cả một con đường phía ngoài cửa miếu Đại Lang dọc theo đường phố đều dựng lên những quán hàng. Các quán đó ngoằn ngoèo dài đến gần nửa dặm, các đồ gia dụng bầy la liệt, nào là những tủ thếp vàng, màn gió bằng the mỏng như cánh ve sầu, đồng hồ báo thức bằng vàng, bình xông mũi mã não, Oải đao, súng bắn chim, súng đuôi báo, ngọc trai, triều chu (210) hổ phách, áo bào lông cáo đen, các ại lò, ngọc như ý, bình phong gỗ đàn hương, giá gương đồng, lò Tuyên Đức, ống nhổ, bàn chè, bàn để đàn, giá sách, tất cả các đồ dùng trong gia đình, ngay cả giầy, bít-tất rách cũng đều có đủ, mọi thứ đều có cắm phiếu đề giá tiền, có thứ còn đựng trong túi vải màu vàng sáng, rõ ràng là thứ mà hoàng đế đã thưởng tứ. Thứ bé thì giá vài lạng, vài phân; thứ đắt tiền thì ba vạn, năm vạn lạng, giá tiền khác nhau. Lúc Dận Tự, Dận Đường đến đó thì Đại Lang miếu đã có hàng nghìn, hàng vạn người chen chúc. Tất cả đang xô đẩy nhau trước những quầy hàng đủ mọi màu sắc, nhưng tất cả chỉ đến xem vì lạ kỳ, xem cho vui chứ không một ai dám hỏi mua. Họ chỉ vây quanh nhìn ngắm, có người thì xì xào bàn tán, có người thì đờ người ngắm nghía, có người thì mỉa mai cạnh khóe, có người thì bịt miệng cười thầm, đủ cả mọi điệu bộ! Dận Tự, Dận Đường chen lấn người đầy mồ hôi, chưa kịp trao đổi gì với nhau thì bỗng nghe thấy mọi người nói rầm rĩ - Thập da đã chặn kiệu của Thi đại nhân lại rồi; - đi, ta ra xem!
Thế là mọi người cuồn cuộn kéo về phía tây. Hai người chen lấn đứt cả hơi, cứ thế chen lên phía trước, quả nhiên họ thấy một cỗ kiệu để ngay giữa phố. Thi Thế Luân mặt trắng bệch, không còn tí máu mặt, đang quỳ trên mặt đất. Dận Ngã tay cầm một chiếc quạt Ba Tiêu rách, mặc một chiếc áo cánh vải thô nâu, đương ra sức mắng chửi:
- Tên Thi kia, ngươi có còn là người đọc sách nữa không? Không biết tên khảo quan chó đẻ nào mà lại lấy ngươi đỗ, tưởng ta không làm gì được ngươi sao? Là một a-ca đai vàng, con rồng, cháu phượng! Mà trước mặt ta ngươi dám bắt người của ta!
-Bẩm Thập da!
Thi Thế Luân chắp hai tay nói, giọng của Thi có chút khản:
- Hạ quan thật không biết tên nô tài đó là người của phủ Thập da. Thập da đã nói như vậy, hạ quan cũng xin trình bày với Thập da mấy lời: Tên hào nô đó dám miệt thị đại quan của triều đình, chặn kiệu lại rồi chửi rủa, như vậy là gia giáo của Thập da không nghiêm!
- Ái chà! - Dận Ngã cười mỉa, đập chiếc quạt rách vào chân, ngoái đằng sau nói: - Như vậy là ta không phải chăng? Vậy thì ta xin nhận tội, ngươi có dám nhận của ta một vái không? Ngươi là một kinh quan nhị phẩm, nghênh ngang đi trước mặt ta, ngay kiệu cũng không xuống. Đó là cung cách mà Thi Lang Đình dậy ngươi sao?
Bấy giờ Dận Tự mới nhận thấy có một số đông các quan viên vây quanh Dận Ngã, từ Thị Lang ở bộ cho tới các tư, tào đều đủ cả, tất cả đều bằng cặp mắt căm ghét nhìn vào Thi Thế Luân đang bị làm nhục, nhưng không một ai đứng ra can ngăn.
Dận Tự đang suy nghĩ không biết nên giải quyết như thế nào, thì Thi Thế Luân nuốt nước bọt, nói:
- Hạ quan bị cận thị, không nhìn rõ là Thập da...
Dận Ngã bấy giờ coi như mình đã giải hận được rồi, nên đắc ý phe phẩy chiếc quạt rách, ông "hừ" một tiếng rồi cười nhạt nói:
- Ngươi dám nói là cận thị? Ngươi không biết giương mắt ra ư? Chỉ biết nhìn lên trời không biết nhìn xuống đất sao! Gần mực thì đen, gần vại nước đái thì khai, leo cao được rồi thì đi bắt nạt người sao?
Diêu Điển, Lưu Nhiếp, Đảng Phùng Ân đứng bên cạnh, người nào, người ấy bưng miệng cười; Kim Ngọc Trạch đã được thăng chức Binh bộ Viên ngoại lang, đứng bên cạnh cũng "khuyên" một câu cho "vui":
- Thập da, ngài đừng giận nữa, ông ta chẳng qua là tiểu nhân đắc ý, ngài giận làm gì cho hại tấm thân vàng ngọc.
- Tôi vì quốc gia thanh lý nợ nần, lại không hề "kiếm chác" cho đầy túi. Kim Ngọc Trạch, tôi sao lại là "tiểu nhân" được?
Thi Thế Luân quá giận, người run bắn, ông nhổm dậy; khẩu khí trở nên cứng cỏi hẳn:
- Ngay lời của Thập da, tôi thật sự không dám bắt bẻ; nhưng tôi không thể hiểu. Ai là mực, ai là là chậu nước tiểu? Ai là người leo cao? Xin Thập da nói rõ?
Dận Ngã bị Thi Thế Luân nói cho mấy câu đó thì đờ người, nhưng ông vụt gào lên như sấm:
- Ngươi chỉ nhận tiền không nhận người, như vậy là tiểu nhân! Khốn kiếp, hơi đồng thối lắm!
Dận Ngã vẫy tay ra lệnh cho các trưởng tùy trong phủ:
- Nhổ vào mặt hắn cho ta!
Dận Tự thấy mấy người trong phủ bối lặc xắn tay áo xông lên, ông biết rằng nếu để họ nhổ rồi thì sẽ thành một chuyện lớn kinh động khắp triều dã, ông vội lớn tiếng thét:
- Khoan! - ông kéo Dận Đường đi ra.
Vây chung quanh Dận Ngã là mấy mươi người thái giám, trưởng tùy, các viên quan tư, lang trong sáu bộ. Họ thấy Dận Tự đến, đều sững người, tất cả quỳ xuống đen đặc, đồng thời họ đều lên tiếng thỉnh an. Người trong phố thấy sự việc hấp dẫn nên vòng trong, vòng ngoài kéo đến kín mít, một giọt nước tưởng chừng cũng không lọt. Dận Tự mặt sa sầm trừng mắt nhìn Dận Ngã, "hừ" một tiếng, rồi ông bước mấy bước đến cạnh Thi Thế Luân, dịu giọng nói:
- Phương Trúc huynh... khổ cho ông quá...
Thi Thế Luân rùng mình, nước mắt bỗng trào ra rơi lã tã xuống đất.
- Tính khí Thập da ăn nói thì thô bạo, nhưng lòng dạ lại mềm như đậu phụ; đã nổi tiếng là nóng tính!
Dận Tự cau mày lại, nhẹ nhàng khuyên giải:
- Việc hôm nay xin nể mặt tôi mà bỏ qua chuyện này. Ông là bề tôi trụ cột của triều đình, xin rộng lượng một chút. Đây không phải là nơi ta nói chuyện, sau đây tôi sẽ bẩm với thái tử. Tôi sẽ bắt y đến cửa quỳ lên gai tạ tội!
Dận Tự thấy Thi Thế Luân vẫn cứ quỳ không nói năng gì, mà trên mặt đầy nước mắt; Dận Đường thì đứng bên cạnh giậm chân trách Dận Ngã:
- Hôm qua đã bảo đệ uống ít rượu một chút, đệ không nghe! Với cái tính khí hay cạnh tranh của đệ đã khiến cho a-ma rất giận đấy. Hôm nay thì lại quá tệ ngay Thi đại nhân mà đệ cũng làm nhục ông ta
Dận Ngã nghĩ rằng hai ông anh nhất định sẽ bênh mình, không ngờ lại "dị khẩu đồng thanh" cùng trách cứ, nên ông ta sững người, còn các viên quan khác đã thấy rõ là câu chuyện cũng chẳng hay ho gì! Mọi người đang sững sờ, thì Dận Tự quay lại bảo:
- Thôi mời Thi đại nhân lên kiệu! Cửu đệ, đệ thân đưa Phương Trúc tiên sinh về phố Nam Hoành. Còn mọi người khác thì đứng đấy làm gì?!
Các gia nhân của Dận Ngã thấy Liêm quận vương giận dữ, lại thấy chủ nhân không nói năng gì nên họ đành nghe lời ông cùng bước ra. Sau đó không biết phải trái ra sao, họ đều đến vực Thi Thế Luân, bấy giờ ông không nói năng gì, lên kiệu! Dận Đường cưỡi ngựa đi bên hộ tống và tất cả cùng kéo đi. Dận Tự khi đó nghiễm nhiên đóng vai trò ông chủ, ông nghiêm giọng chỉ huy:
- Dỡ hết lều quán, mọi thứ mang về nhà cho ta!
Dận Ngã tức quá giậm chân thình thịch nhưng cũng không hỏi han gì thêm nữa và cuối cùng quay đầu đi!
Ngày hôm sau là tết Trung thu. Đêm đó Khang Hy ngủ ngon giấc, sáng sớm nhà vua đã trở dậy. Trước hết Khang Hy đến lễ ở Thiên Khung điện, Chung Túy cung, Ẩm An điện, lại đến Đẩu đàn thắp hương, rồi vào ăn sáng. Tiếp đó nhà vua đến Càn Thanh cung nhận sự triều hạ của trăm quan. Đó đều là những lễ tiết theo khuôn sáo, nhưng dù một chi tiết cũng không thể bỏ qua được. Sau đó, nhà vua lên ngồi trên bảo tọa, nghe các triều thần tụng đọc từng thiên, lại từng thiên "Vạn thọ vô cương phú", nào là "Hải yến hà thanh, thánh trị bị hóa vạn phương"; rồi lại "Hoàng đồng, bạch tẩu, cung hưởng thịnh thế thừa bình chi phúc", cứ thế ké dài hai canh giờ rưỡi. Khi xong thì đã là cuối giờ Thân. Dùng ngự thiện xong, Khang Hy vừa nghỉ một chút thì Dận Tự vào bẩm:
- Thưa hoàng a-ma, tất ca đều đã chuẩn bị xong. Khi nào khởi giá, nhi thần xin đến Ngự hoa viên báo cho mọi người được biết.
Khang Hy đang sắp trả lời thì thấy thái giám tổng quản Dưỡng Tâm điện Lý Đức Toàn dẫn bọn Hình Niên, tất cả hơn bảy mươi thái giám, cung nữ tiến vào thỉnh an.
- Vạn tuế da! - Lý Đức Toàn cười rất tươi, nói tiếp: - Nô tài vừa ra phía sau nhìn, rằm năm nay thật là đặc biệt! Bát da đã sắp xếp mọi việc rất chu đáo không có điều gì sai sót cả. Ông trời cũng góp vui, trời trong không một gợn mây. Trăng thì tròn xoe, trông như một cái bánh dẻo vạy, và đang mọc từ từ; thật là càng ngắm càng thấy thích!
Câu nói của Lý Đức Toàn làm mọi người đều cười Khang Hy liền hỏi Dận Tự:
- Các a-ca đều đến cả rồi chứ?
Dận Tự vội khom người tươi cười nói:
- Nhi thần vừa từ nhà đi thẳng tới đây. Mới rồi Hà Trụ Nhi ở phủ thái tử nói các a-ca đã đến gần đủ rồi, tất cả đều đang nóng lòng đợi a-ma! Hôm qua thần nhi được Đại ca và Tam ca bảo xin thỉnh chỉ a-ma, ân chuẩn cho các a-ca nhiều tuổi được đưa các hoàng tôn đến chiêm ngưỡng long nhan để cùng vui vầy trong cảnh đoàn viên, không biết Đức vạn tuế...
- Thôi, thôi! - Khang Hy hơi có chút suy nghĩ rồi nói. - Hơn một ăm hoàng tôn, đứa nhớn mười bảy, mười tám tuổi, đứa nhỏ mới được mấy tháng, lại còn nhũ mẫu, an đạt, hầu gái, bà già một đống người, ít ra cũng bốn, năm trăm người, Trẫm không chịu nổi sự ồn ào đó đâu!
Dận Tự nghe thấy hai tiếng "ồn ào" bỗng nghĩ tới việc xẩy ra ở Đại Lang miếu hôm qua; Dận Ngã, con người ngạo ngược, không biết hôm nay còn gây chuyện gì nữa không? Bất giác trong lòng thấy nôn nóng, ông vội nói:
- Nếu a-ma không còn sai bảo gì thì nhi thần xin ra phía sau xem một chút. Có thể thái tử đã đến Ngự hoa viên, nhi thần xin đến đó hầu giá.
Khang Hy mỉm cười, gật đầu nói:
- Con rất biết lễ, đi thôi! Xem xem Vũ Đan đã đến chưa, nếu ông ta đến rồi, thì bảo vào đây cùng thưởng nguyệt.
Dận Tự nhận mệnh rồi tạ từ đi ra.
Ở cổng Ngự hoa viên đèn đóm sáng rực! Theo thông lệ, khi ngắm trăng trong vườn thì không treo đèn; lúc đó Dận Tự đang có những suy nghĩ riêng tư. Trước hoa viên, dưới những bậc thềm bằng hán bạch ngọc, người ta dùng một vạn ngọn đèn pha lê kết thành hình "Nhị long tranh châu". Ven tường, dưới hàng ngói vàng lư li, cứ cách một thước lại treo một ngọn cung đăng (211) tinh xảo lung linh ngũ sắc: hồng vàng lam tím xanh, vừa hoành tráng, lại vừa sinh động. Dận Tự đi đến cửa hoa viên, thấy Đại a-ca Dận Thì, Tam a-ca Dận Chỉ và tổng đốc Trực Lệ Vũ Đan đang nói chuyện với nhau. Dận Tự từ xa đã nói:
- ão thúc, vừa rồi Đức vạn tuế nói là truyền chỉ mời ngài vào!
Nói rồi, Dận Tự đến sát trước mặt, kéo tay Vũ Đan nói:
- Ngài năm nay có một hoa giáp (212) rồi, sắc mặt hồng hào, tinh thần quắc thước, thực làm người ta phải tị nạnh!
Vũ Đan cười khanh khách nói:
- Nô tài là một kẻ dùng sức chứ không dùng tâm, có gì mà làm cho người ta phải tị nạnh?
Mọi người hàn huyên một lúc thì Dận Tự hỏi:
- Các huynh đệ của ta đã đến đủ cả chưa?
- Gần đủ rồi.
Dận Thì cười hì hì nhìn Dận Tự nói:
- Huynh cũng không nhìn kỹ. Vừa rồi cứ rối rít cả lên ấy mà. Bây giờ mới thấy rõ đầu đuôi.
Dận Tự nghe nói vậy, nhưng ông vẫn chưa thấy mọi người đến đủ; vừa nói, ông vừa ngóng nhìn vào phía trong. Dận Chỉ cười nói:
- Nếu đệ bận thì cứ vào trước, chúng ta cũng không muốn cứ đứng chết dí ở đây, chạy lánh ra ngoài một chút nói vài câu chuyện với Vũ lão thúc. Này, chú phải đề phòng Thập đệ, cái con khỉ đầu sắt ấy sinh chuyện đấy. ước khi ta vào cung, nó sai người đến phủ ta mượn y phục a-ca. Ta cũng kệ nó; nó thật là một tên điên! Hôm qua gây chuyện ở Đại Lang miếu, hôm nay lại ầm ĩ lên ở bên trong. Rằm tháng Tám năm nay coi như hỏng rồi!
Dận Tự càng thấy vội, ông nhìn ba người khẽ gật đầu chào rồi đi vào hoa viên. Quả nhiên thấy nam nữ ai ở đâu đã đứng vào đấy rồi: phía tây thì quí phi Nữu-Hộ-Lộc thị đứng đầu lần lượt là Ai- Thứ-Huệ phi Nạp-Lan thị, Tống phi Mã-Giai thị, Đức phi Ô-Nhã thị, Nghi phi Quách-Lạc-La thị, Thành phi Đới-Giai thị, Định phi Vạn-Lưu-Cáp thị, Mật phi Vương thị, Cần phi Trần thị, Tương phi Cao thị, còn có mấy phi tần chưa sinh được hoàng tử, như Trần thị, Sắc-Hách-Đồ thị, Thạch thị, còn có nàng Trịnh Xuân Hoa mới tuyển vào, nàng mới chỉ là Tần nương (213) nhưng Dận Tự biết rằng nàng với thái tử Dận Nhưng đang có chuyện ám muội với nhau; nàng đang trò chuyện với mọi người và thường đứng cùng một chỗ với các tần phi cấp thấp - tất cả đều mặc kì bào (214), búi tóc cao, chân đi "Hoa Bồn Để" tất cả đều thõng tay đứng chầu hầu. Bên đông thì thái tử Dận Nhưng đứng đầu, đứng liền bên là Dận Chân, Dận Cụ, Dận Tộ, Dận Đường, Dận Từ, Dận Đào, Dận Tường, Dận Đề, Dận Ngụ, Dận Lộc, Dận Lễ, Dận Giới, Dận Tắc, Dận Vi; người nhiều tuổi thì ba mươi nhăm, ba mươi sáu, râu dài rủ trước ngực; người ít tuổi thì còn để trái đào, phấn trang ngọc chuốt. Hơn bốn trăm thái giám, cung nữ loại "chức sắc" cũng đều chia ra đứng hai phía đông tây theo phòng: nữ ai ai cũng đều trang điểm lộng lẫy, nam thì ai ai cũng đều hân hoan phấn khởi, tất cả đều đứng rất nghiêm chỉnh, chỉ có hai mươi mốt các công chúa, công nương chưa chồng, xinh đẹp là được chiều chuộng, các cô nàng này đều tỏ ra tự nhiên; thoải mái, nói cười luôn miệng
Nhìn quanh một vòng, không thấy bóng dáng  của Dận Ngã đâu, Dận Tự lấy làm tiếc là hôm qua đã không trao đổi nhiều với hắn ta, nhưng lúc này mà có áy náy cũng vô ích, bây giờ chỉ còn cách là xem tình hình mà xử trí. Có thể Dận Ngã tạ bệnh không đến, có thể hắn ta vị tất đã dám giở trò gì nữa... Dận Tự đang suy nghĩ lung tung như vậy, thì thấy Dận Thì, Dận Chỉ rảo bước đến chỗ mình. Tiếp đó nghe thấy tiếng Lý Đức Toàn cao giọng ngân nga:
- Khang Hy lão Phật da, thánh giá tới!
-----------------
(200) Tước Vương bạch khí trên đầu: chữ "Vương" có chữ "Bạch " ở trên thì thành chữ Hoàng, tức Hoàng đế. Ý muốn nói Dận Tự có th̓5; làm vua.
(201) oải đao: loại đao cực sắc bén do Nhật chế tạo.
(202) Giáp côn: gậy kép
(203) Mệnh trời không thường định, đạo đế vương không có thân tình, chỉ có đức là nơi dựa cậy.
(204) Hoàng: Hoàng đây là hoàng đế
black">(205) Túc sát: Tức xử chém nhưng phải thận trọng
(206) Kì: Kì ở đay là biên chế quân đội và biên chế hộ khẩu dưới triều nhà Thanh. Tất cả chia làm tám kì. Sau này kiến lập Mông Cổ bát kì: Hán quân bát kì.
(207) cùng quan: quan viên mắc nợ bộ hộ
(208) Phá chữ: những chữ mặt chữ giống nhau, nhưng có nghĩa hơi khác nhau.
(209) Lục thân bất nhận: ngay các người thân cũng không nhận biết..
(210) Triều chu: vàng đeo trước ngực của các quan triều Thanh.t>
(211) cung đăng: đèn trong cung
(212) Hoa giáp: 60 tuổi
(213) Tần: Vợ vua chia ra nhiều cấp bậc, cáp "Tần" dưới cấp "Hậu", cấp "Phi".
(214) Kì bào: áo dài của nữ Trung Quốc.
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI