HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM
Thôn Hòe Thụ a-ca ban thưởng công lao
Điều tra án anh em gây cảnh tương tàn

    
ua một ngày huyết chiến với bọn thủy tặc, tới khi trời gần tối, thuyền mới cập bờ. Ai nấy đều đói mệt rã rời. Sát bờ là một giải đất trũng đang trồng lúa. Xem ra, hình như ruộng lúa trũng này được tạo nên bởi việc lấy đất đắp đê. Nhìn xa xa, thấy một màu đen sì, từ trong làn khói chiều, một vài tiếng chim lảnh lót. Phía dịch đạo có tiếng mõ khô khốc. Trong tiếng vó ngựa lộp cộp, thỉnh thoảng lại chuyển tới tiếng thét ngựa và tiếng quất roi của xà ích. Gần đó, trong ruộng!úa, mấy lão nông cầm xẻng sắt đang tưới nước vào ruộng, thỉnh thoảng lại cười đùa với nhau vài câu. Phía xa, một bọn trẻ đang chơi chốn tìm, cứ chốc lại lại thấy chúng cười khanh khách... Mấy con người vừa thoát hết, nay được về tới chỗ có người sinh sống, đều không khỏi có một cảm giác ngọt ngào, êm dịu. Hoằng Lịch mừng rỡ, thở phào một hơi, vừa đi vừa nói:
- Ta có cảm giác vừa từ cõi chết trở về. Tối nay chúng ta sẽ ở lại chốn này. Mà cũng không cần vội đi làm gì, nghỉ ngơi thoải mái đã. Tần Phượng Ngô, người xem có cần gieo mốt quẻ
- Vương gia hiểu thấu mọi việc trong thiên hạ, đừng trêu tôi nữa. Kinh Dịch nói "Tái bất cáo" mà! - Tần Phượng Ngô cười hì hì: - Đâu có chuyện trong một ngày gặp liền mấy cơn nguy hiểm, chúng ta chẳng phải là đen đủi quá hay sao? Quẻ "Tụng" nói "lợi kiến đại nhân bất lợi thiệp đại xuyên", thì câu sau đã đúng rồi. Vương gia hồi Kinh là để gặp hoàng thượng, còn ở đây thì tôi lại được ngài tha cho. Đó chẳng phải là "lợi kiến đại nhân cả sao?
Mọi người vừa đi vừa trò chuyện, men theo bờ ruộng, lên một con đường lớn gần đó. Thế là đã vào đến trấn rồi. Hình như ở đây vừa tan chợ xong, trên mặt đất đầy phân tươi của bò và ngựa. Trên phố, dưới ánh sáng rực rỡ của những ngọn đèn, mọi người đang đua nhau bán mì vằn thắn, bánh rán, môi thìa loảng xoảng, lại có cả thịt gà nướng và canh thịt bò, dê. Mùi thơm nức mũi tỏa khắp phố. Thấy đám người quần áo xộc xệch, dính đầy bùn đất đi qua, mọi cặp mắt đều đổ dồn về. Nhưng bọn họ cũng không buồn để ý tới người trên phố, miệng nuốt nước bọt, chân đi chầm chậm để tìm chỗ nghỉ lại.Cuối cùng mọi người tìm được một quán trọ lâu năm nằm ở phía tây bắc trấn, có tên là "Vương khí khách", đồ ăn thức uống đầy đủ, chỗ nghỉ ngơi thoải mái, điều này khỏi phải kể nhiều.
Nghỉ ngơi ở Sách Gia trấn ba hôm, mọi người đã hoàn hồn trở lại. Sáng sớm ngày thứ tư, họ thuê kiệu thuê lừa, lại còn mua thêm một con ngựa cho Hoằng Lịch cưỡi, rồi vẫn ăn mặc theo kiểu lái buôn, đi qua Hoàng Lăng, Lưu Quang, Ngưu Thị, về hướng đông bắc. Khi đi qua Lưu Quang, Hoằng Lịch nghĩ tới Vương Lão Ngũ, nên cố hỏi về vùng Hoàng Đài. Người làng đều nói, năm Khang Hi thứ 56, vùng Hoàng Đài đã bị lũ cuốn trôi rồi, không biết tin tức của Vương Lão Ngũ ra sao. Hoằng Lịch ta thán mãi, rồi đành thôi, không tìm hiểu nữa đường đi, khi dò hỏi về việc làm quan của Điền Văn Kính, thì dân chúng mỗi người một ý: người thì nói là thanh liêm, nhưng cũng có kẻ chê là hà khắc, bạo tàn; người thì bảo yêu dân, cũng có kẻ nói là hại dân, chẳng khác gì sự bình giá của chốn quan trường. Lúc này đã sang tháng Năm, thời tiết nóng bức. Mặt trời thiêu đốt suốt hơn mười hôm, không hề có mưa. Trên đường đi, bụi dày đến mấy thốn, tung mù mịt theo bước chân. Trước đây, khi tới Sơn Đông phát chẩn, Hoằng Lịch đã gặp đúng lúc thời tiết nóng nực, nên rất sợ nóng. Ngồi trong kiệu thì nóng, mà cưỡi ngựa thì bị nắng thiêu, chịu không nổi, liền hạ lệnh dừng chân nghỉ lúc giữa trưa, qua giờ Mùi mới đi tiếp. Tuy nghỉ có hơi sớm, nhưng an nhàn. Tần Phượng Ngô là bậc danh sỹ phong lưu, lém lỉnh lại nhanh trí, hết ngâm thơ bình từ 1 lại cười đùa suốt dọc đường, tìm mọi cách làm cho Hoằng Lịch vui, vì thế mà không ai cảm thấy buồn tẻ cả.
Hôm đó, tới giờ Thìn thì mọi người đi tới trấn. Theo sự tính toán của Lưu Thống Huân trong đêm thì buổi sáng tranh thủ đi nhiều một chút, đến tối có thể tới Hoạt Huyên, liên hệ với quan phủ, thì có thể nhờ họ hộ tống từ dịch trạm cho an toàn. Ông ta đã sợ chết khiếp vì biến cố ở Hoàng Hà rồi, nên cho rằng vị vương gia ngoan cố này gặp lại nạn. Mặt trời chưa lên giữa đỉnh đầu, chiếu rọi ánh nắng chói chang xuống, biến mặt đất thành một màu trắng như sáp. Những ruộng ngô, cao lương và khoai lang bên đường bị khí nóng thiêu đốt, đang run rẩy. Lá cây bị nóng xoăn tít lại, rũ xuống trong hơi nóng kinh người. Thỉnh thoảng, lại có một trận gió nóng thổi qua, càng làm cho không khí thêm oi bức khó chịu.
- Mọi người hãy nghe xem, bọn ve trên cây cũng chẳng buồn kêu nữa! - Hoằng Lịch tuy đang bị nóng, nhưng áo mũ vẫn rất chỉnh tề, lau mồ hôi luôn tay trên lưng ngựa, bảo với Lưu Thống Huân đang cưỡi lừa bên cạnh: - Bốn mươi dặm phía trước không có thị tấn nào, nhỡ ra có người bị cảm nắng, thì không có chỗ cấp cứu đâu. Hơn nữa, e là cả phu xe lẫn lừa đều không chịu nổi nữa rồi. Diên Thanh này, nếu cần thì ngươi cứ đi trước, ta cũng cần phải nghỉ lại đây thôi.
Lưu Thống Huân nói:
- Nô tài cũng nóng không chịu nổi nữa rồi. Tới thôn nhỏ phía trước thì phải uống ít nước, tìm chỗ râm mát ăn cơm nghỉ ngơi, rồi sẽ bàn tính tiếp. Nô tài tính vậy cũng là vì chủ tử mà thôi!
Tần Phượng Ngô thấy bên đường có một ruộng mía, liền phóng ngay đi, bẻ liền một lúc năm sáu gốc, rồi đuổi theo, vặt hết lá mía, đưa cho Hoằng Lịch một cây, vừa tước, vừa cười nói:
- Xin ngài xơi gốc còn ngọn để nô tài. - Sau đó đưa cho Lưu Thống Huân một cây, tự bẻ một cây, lại đưa gốc cho Hoằng Lịch, còn lại đều đưa cả cho Ôn gia đang ở trên xe. Hắn ăn ngọn mía ngấu nghiến, cười bảo: - Oi bức quá, kể một chuyện vui vui nhé. Một người phương Bắc và một người phương Nam gặp nhau ở giữa đất nước. Người phương Bắc bốc phét: "Ở chỗ chúng tôi lạnh vô cùng. Khi đi giải phải cầm theo một cây gậy nhỏ, vì nước giải vừa ra ngoài đã bị đóng băng rồi, phải gõ một cái cho nó rụng xuống, nếu không, cả dòng nước giải bằng đá sẽ dính chặt vào người. Lưỡi muốn liếm vào răng thì cũng phải liếm nhẹ nhẹ từng tí một, chứ nếu không thì sẽ đông cứng vào cùng với răng!". Người phương Nam cũng bốc phét: - "Chỗ chúng tôi nóng vô cùng! Mặt trời chiếu xuống dưới đất một lúc là ngô chín giòn hết cả, khoảng một canh giờ thì nở hết thành bỏng ngô. Có lần, tôi cho lợn vào thành, suốt dọc đường không dám dừng lại. Nhưng trên đường khát không chịu nổi, đành rẽ vào tìm người xin hớp nước, lúc quay ra thì lợn đã bị nướng chín từ bao giờ rồi...
Hoằng Lịch cười ha hả, đón gióng mía từ tay Lưu Thống Huân vừa ăn, vừa nói:
- Lợn nướng là chuyện không có, nhưng Ngũ Ngạch Phò đi Thổ Lỗ Phiên; lúc nóng, để trứng gà trên tảng đá, một lát sau trứng liền chín thì có đấy. - Chàng chỉ ruộng ngô bên đường, cười nói: - Ta ra một vế đối, ai đối được sẽ có thưởng! "Kim niên đích tảo ngọc mễ, hạn đắc tinh tế tiêu hoàng bất trưởng" 2.
Lưu Thống Huân không có sở trường về món này, chỉ nghĩ tới việc tìm nơi thích hợp để nghỉ chân, chưa kịp đáp lời, thì Tần Phượng Ngô đã đối:
- "Đáo hậu lai cấp cá huệ, hạ trường vũ hoàn sai bất đa" 3.
- Nhanh lắm! - Hoằng Lịch cười nói, rồi ngây ra ngẫm nghĩ, đoạn hít một hơi, bảo: - Tạo sao ta lại cứ cảm thấy ngươi đối không được thuận lắm nhỉ?
Trên xe, tiếng cười của ba phụ nữ rộ lên. Anh Anh thò đầu ra, nói:
- Tứ da, anh ta đối thiếu mất một chữ!
Hoằng Lịch không nén nổi, vung roi cười lớn.
Tần Phượng Ngô bảo:
- Vậy th sẽ là "hạ trường tú vũ hoàn sai bất đa" 4, nếu không mưa nữa, thì khi xuống đất này, chúng ta cũng thành những con lợn nướng mất!
Mọi người lại được một trận cười, cảm thấy cái nóng đỡ kinh khủng hơn. Lưu Thống Huân chỉ về phía trước nói:
- Cây hòe ở ngã ba đường kia có bóng râm đấy. Chúng ta nghỉ lại đây rồi hẵng hay. Mọi người thấy thế nào?
- Được! - Hoằng Lịch nhìn ra, quả nhiên thấy con đường trước mặt chia làm hai ngả, một về hướng đông bắc, một về hướng tây bắc, chỗ ngã ba có một cây hòe khổng lồ cành lá rậm rịt, bóng tỏa rộng phải tới hơn một mẫu, đúng là nơi nghỉ ngơi lý tưởng. Chàng thúc ngựa phi lên, rồi nhảy xuống đất một tay cởi nút khuy áo đang thít chặt lấy người, một tay không ngừng quạt, ngước mắt lên nhìn vòm lá, đợi mọi người chạy tới, bảo: - Cái cây này là do Lưu Tú đích thân trồng, đã được một ngàn sáu trăm năm tuổi rồi. Các ngươi hãy xem tấm bia đá này. Lạ thật, suốt mấy chục dặm đường, không có một gốc cây nào! Dưới gốc cây này nếu bầy một bàn trà hoặc bàn cờ gì đó, lại bán thêm hoa quả hoặc rượu thì lo gì không kiếm được tiền? Người ở đây lạ thật!
Một phu lừa châm lửa vào điếu thuốc, rít mạnh một hơi, nói:
- Trước kia ở đây nhiều cây lắm. Khi đó, Điền chế đài vẫn chưa tới Hà Nam, mà là một hoàng tử tên là A Tây Thích Bố gì đó tuần phủ Hà Nam, nói rằng vùng này nhiều thổ phỉ, nên đã cho đốt sạch cây cối. Kết quả là thổ phỉ không còn, nhưng sông Oa Oa bên này thì cũng cạn ráo cả. Không có nước, thì không những thổ phỉ không thể ở được, mà người tốt cũng không thể đi qua. Người vùng này chuyển đi hết sạch. Điền chế đài lại cho trồng cây. Kể cũng lạ, cây có rồi, sông cũng có nước, nhưng không rộng như trước đây nữa. Những người qua lại vùng này đều là dân mới đến, bị lũ Hoàng Hà cuốn trôi nhà, nên dọn tới đây. Nói là đất mới khai hoang, nhưng thực ra đều là đất tất từ lâu nhưng bị bỏ hoang rồi lại khai khẩn lại. Ôi! Suy nghĩ của những ông quan thì chúng tôi cho đến chết cũng không thể hiểu nổi.
Lời nói của người này có cả ý khen lẫn ý chê đối với Điền Văn Kính, Hoằng Lịch nghe hết, nhưng cũng chỉ biết cười. Lưu Thống Huân xem tấm bia này, chỉ thấy viết một hàng chữ "Hán Quang Vũ đế thủ thực thử hòe" 5, nhưng lạc khoản lại đề
"Minh Hoằng Trị nhị niên" 6. Tần Phượng Ngô vội hỏi phu lừa:
- Gần đây có nhà trọ nào không, có thể tắm gội ở đâu, có ruộng dưa không?
Đang hỏi loạn lên, thì thấy một bé gái khoảng mười hai, mười ba tuổi đi qua đường, mặc áo ngắn tay, váy màu xanh, đi giày cỏ, tay cầm một cái vò đất nung, vừa nhảy nhót, vừa hát véo von. Thấy một đoàn người nghỉ dưới gốc cây, nó ngạc nhiên nhìn một hồi, rồi chỉ về hướng đông bắc, nói:
- Sông Oa Oa đằng kia có nước cho ngựa uống đấy. Nhưng tắm thì không được, vì nước chỉ sâu có mấy thốn thôi.
Tần Phượng Ngô
- Này, thế có ruộng dưa nào không?
- Có! - Con bé nhìn Hoằng Lịch rồi trả lời: - Bố cháu trồng dưa, hiện đang ở điếm canh ngoài ruộng. Ông muốn mua ạ?
- Ừ, ta mua! - Tần Phượng Ngô mừng rỡ, cười hớn hở: - Ta sẽ mua hai ba trăm cân, ăn không hết thì đem theo! - Nói rồi liền đi theo đứa bé ngay.
Con bé lại quay đầu nhìn Hoằng Lịch lần nữa, như đang nhớ tới điều gì đó. Tần Phượng Ngô cứ nhìn Lưu Thống Huân. Lưu Thống Huân ngây ra một lát, rồi mới nhớ ra là hắn không có tiền, liền rút ra trong tay áo ra một nắm bạc vụn, ước chừng chưa đầy năm lạng đưa cho. Tần Phượng Ngô liền co giò phóng theo.
Bé gái chạy trên bờ ruộng một hồi thì tới ruộng dưa, nhẹ nhàng đặt chiếc vò xuống trước điếm canh, rồi hét to một tiếng: "Bố!". Một người đàn ông cường tráng đáp lại, rồi bước từ trong tấm màn xanh ra, trong tay vẫn cầm một cây cuốc. Đứa trẻ nói:
- Bố không nhìn trời mà xem, nóng như thế này, mà lát nữa mới cuốc thì mất cả nửa mẫu ruộng của bố đấy!
- Trời hạn, - Người đàn ông tay để trần, ngồi xổm trên đất, uống chỗ canh đậu xanh trong vò, lúng búng nói: - nhưng dưới đáy cuốc là ba phân nước đấy.
Đứa bé nghe thấy tiếng lá cao lương rào rào, biết là Tần Phượng Ngô đang đi tới, vội ghé sát vào tai cha nói thầm. Cha nó ngây ra, phóng mắt nhìn chằm chằm, rồi hỏi:
- Thật không? Con trông rõ chứ?
- Rất giống. - Đứa bé bỗng phân vân - Lúc con bò sát vào chiếc rèm, con thấy dưới mắt ông ta có mấy nốt ruồi, nhưng khi đứng xa, thì lại không nhìn rõ, để tẹo nữa quay lại con thử nhìn kĩ xem.
Đang nói dở, thấy Tần Phượng Ngô đi tới, liền không nói nữa.
Thì ra người đàn ông này chính là Vương Lão Ngũ. Hơn hai trăm con người, mà phần lớn ruộng đều bị lũ làm hỏng, số còn lại thì phải vét đất để đắp đê, nên không thể trồng trọt được nữa. Hà Nam cho điều tra lại số mẫu khai khẩn, thì hóa ra người khai khẩn của hoạt huyện đều về quê hết rồi, quan phủ liền bán rẻ một dải đất cho những nạn dân không có đất này, chia ra năm năm một kỳ trả nợ bằng lương thực, để cho sinh sống ổn định. Thấy Tần Phượng Ngô đi tới, chăm chú nhìn ruộng dưa, Vương Lão Ngũ vội đứng lên, cười ngây ngô, nói:
- Quan nhân muốn ăn dưa ạ? Dưa phía đằng tây kia thì tốt, vì đã được bón phân gà rồi, cứ ăn thoải mái!
- Tôi muốn mua hai trăm cân. - Tần Phượng Ngô thuận tay vặt một quả dưa chín, bửa ra, cắn một miếng, nói: - Ngọt quá! Bao nhiêu tiền một cân đấy?
- Ngài là người từ xa tới, đi đường vất vả, - Vương Lão Ngũ nói, - tôi tặng luôn cả hai trăm cân, chỉ phải trả một điếu tiền thôi, được không?
Tần Phượng Ngô vừa ăn v
- Được! Chúng ta hái đi. Ông chủ chúng tôi đang đợi!
Vương Lão Ngũ vừa hái, vừa hỏi dồn:
- Khách quan buôn hàng gì?
- Tơ lụa và đồ sứ.
- Có kiếm được không? Từ phương Nam tới à?
- Chúng tôi buôn lớn lắm, cả Nam và Bắc đều có cửa hàng cả.
Hai người đang trò chuyện, bỗng nghe có tiếng người nói ầm ĩ, rồi thấy một gã đàn ông lực lưỡng, cởi trần đi tới, bẻ một quả dưa, bửa ra ăn, nói:
- Mẹ nó chứ, người ở đây đều chết cả rồi hay sao mà không trồng dưa ở bên đường, làm cho ông đây phải tìm mãi. Thường Nã Cự đâu! Gọi anh em tới đây, ở đây có dưa này!
Tiếng đáp từ đằng xa làm rung động cả ruộng dưa, rồi hơn hai chục đứa xông tới, đứa nào cũng mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Không thèm để ý tới Tần Phượng Ngô và cha con Vương Lão Ngũ, chúng xéo bừa lên ruộng dưa, miệng gặm tay bứt, dưa bị ném đầy trên mặt đất, Vương Lão Ngũ tức đến nỗi trắng bệch cả mặt, vội thấp giọng, bảo:
- Đừng nói gì cả, chúng nó đều có dao. Bọn cướp đấy! - Tần Phượng Ngô run bắn cả tay lên, đánh rơi miếng dưa xuống đất, định chạy về chỗ mọi người, thì cái thằng tên là Thường Nã Cự ấy đi đến, hỏi:
- Này, các người là người cùng một nhà đấy à?
- Không. - Vương Lão Ngũ ôm lấy con gái, nói lí nhí, - Anh này là người mua dưa. Ruộng dưa là của tôi...
- Từ đây tới huyện Diên Tân còn xa không?
- Đi theo đường cái về phía tây khoảng bảy chục dặm nữa là tới.
- Toàn đường cái à?
- Khoảng bốn mươi dặm gì đó. - Vương Lão Ngũ nói, - Thà đi ba dặm đường cái còn hơn đi một dặm đường tắt, ai lại đi trên ruộng thế này?
Thường Nã Cự còn đang định hỏi nữa, thì một tên cướp đi tới, chỉ Tần Phượng Ngô, nói:
- Thằng này chính là thằng tú tài thỏ đế trên thuyền ở Hoàng Hà đấy. Quả đất này nhỏ thật!
- Nhỏ thì nhỏ thật! - Tần Phượng Ngô chợt tĩnh trí lại, lấy một quả dưa chín nục đập vào giữa mặt hắn, rồi đứng phắt dậy, chạy thục mạng.
Bọn cướp vứt dưa xuống, gọi đồng bọn, đuổi rầm rập đằng sau. Một tên chỉ dao vào Vương Lão Ngũ, nói:
- Chọn lấy ít dưa ngon rồi chạy theo ông m
Vương Lão Ngũ vừa chọn dưa vừa nói nhỏ với con:
- Hạnh Nhi, mau tìm mẹ con để nghĩ cách đi!
Thằng cướp không yên tâm, cứ nhìn ra phía ngoài, nên không nghe thấy gì.
Hoằng Lịch và mọi người vừa nghỉ ngơi vừa trò chuyện dưới gốc cây, nóng lòng mong Tần Phượng Ngô mua dưa về, bỗng nghe có tiếng hò hét ầm ĩ từ phía xa, quay lại nhìn, thấy Tần Phượng Ngô đang chạy như điên trong ruộng cao lương, mặt tái mét, giang hai tay kêu to:
- Mọi người ơi! Bọn cướp đến đấy! - Hắn ngã xuống ruộng, rồi lại lật người. Khắp mặt đầy đất và mồ hôi, đưa tay quệt một cái rồi là đứng dậy, chỉ tay nói:
- Bọn chúng đông lắm! Tứ da ơi, chúng ta mau tới thôn trang đằng trước kia đi!
Đang nói dở, đã thấy tiếng huyên náo trong đám lá cao lương, rồi một bày thổ phỉ tay cầm đao thương xông tới. Lưu Thống Huân đếm, thấy chỉ có hơn hai chục tên, tính rằng trừ anh em họ Hình, Ôn gia và hai a đầu võ nghệ cao cường, thì những người còn lại cũng có thể chống chọi được một lúc, cảm thấy yên tâm, vội nói:
- Thưa chủ tử, bảo Ôn gia chặn phía sau, anh em họ Hình hộ giá, đi thôi!
Tên Thường Nã Cự không vội tấn công, đứng trên đường, ngậm tay vào mồm, huýt một tiếng sáo, từ đằng xa liền truyền tới một tiếng huýt nữa, thế rồi khắp ruộng đầy tiếng huýt. ấy phu lừa đều sợ đờ cả người, liền quát:
- Nhanh lên! Kẻ nào dám bỏ chạy, ta sẽ đánh chết ngay!
Lúc này, Ôn gia và Yên Hồng đã sắp xếp đâu vào đấy, xuống kiệu đi sau bảo vệ. Ôn gia cầm kiếm trong tay, bảo với bọn cướp phía xa:
- Này đã nghe nói tới họ Đoan Mộc ở Sơn Đông chưa? Các ngươi định cướp tiêu của lão gia Đoan Mộc đấy à?
- Đoan Mộc gia mà cũng biết cầm tiêu à? Lão da đã gác kiếm ba mươi năm rồi phải không?
Thường Nã Cự cười, nói:
- Ngươi đúng là cũng biết dọa đấy! Nghe nói bọn nhãi các ngươi giỏi ám khí lắm, ta ưỡn bụng để chịu đòn đây. Nếu đánh được ta, thì chúng ta ai đi đường nấy.
Anh Anh đã lôi hộp quân cờ ra từ lâu, ước lượng khoảng cách, thấy vẫn xa quá, nên không lấy quân cờ vội nhìn Ôn gia. Yên Hồng thì nắm cung và đạn sắt trong tay. Ôn gia xoa búi tóc, lấy ra một bọc giấy, bên trong là một cái tiêu sắt được mài tới mức có màu trắng như mầu cánh ve, miệng nói:
- Ngươi không tin bọn ta là môn hạ của Đoan Mộc gia thì ta sẽ gửi cho ngươi một bức thư cho ngươi rõ nhé!
Chiếc tiêu trong tay nhẹ nhàng vút đi như một con chuồn chuồn nhỏ trên trời, nhưng lại quay vòng tròn. Thừa lúc Thường Nã Cự đang ngây ra nhìn theo, Ôn gia nói nhỏ: "Đánh!". Yên Hồng căng cung bắn đạn sắt, Anh Anh lấy hết sức ném một cái, một nắm quân cờ thẳng tới ngực Thường Nã Cự. Thường Nã Cự chỉ chú ý đề phòng cái tiêu đang xoáy tròn trên cao, bị trúng năm sáu viên đạn quân cờ. Thấy bên Hoằng Lịch đánh hay như vậy, bọn chúng không đứa nào không kinh hãi. Đúng lúc ấy, cái tiêu màu cánh ve đó lại đã bay tới trước mặt Thường Nã Cự. Nó giơ tay định bắt lấy, nhưng thấy cái tiêu này xoáy tròn rất nhanh, cứ bay lên bay xuống như con bướm, lại định rụt tay lại thì đã thấy ngón cái tay trái bị nhói một phát, trong lúc đang ngỡ ngàng, thì lông mày lại bị trúng đạn, máu chảy ràng ròng. Thấy lực quay của chiếc tiêu vẫn mạnh, đang theo sát mình như có mắt, Thường Nã Cự sợ quá, líu ríu ngã lăn ra một bên, mãi tới khi chiếc tiêu rơi xuống đất, mới kinh hãi lồm cồm bò dậy.
Ôn gia lại rút ra một chiếc tiêu nữa, cười nhạt, bảo:
- Ngươi đã tin vào loại ám khí độc đáo này chưa? Ta lại cho ngươi một chiếc nữa nhé.
Thường Nã Cự chắp tay nói:
- Đã là tiêu của Đoan Mộc lão da thì chúng tôi không cần nữa, cái thằng thư sinh trên xe kia có thù với anh em chúng tôi, bà để nó lại rồi đi là được rồi!
Ôn gia bảo:
- Ngươi nói hay nhỉ, đó là tay tiêu của nhà ta đấy.
- Thường ca! - Thấy Thường Nã Cự còn chần chừ, một đệ tử của Hoàng Thủy Quái vội chạy tới trước mặt hắn, bảo: - Đừng nghe chúng nó. Anh vẫn chưa tin Thiết Chủy Giảo tôi hay sao? Cái thằng thư sinh kia đúng là đáng năm trăm lạng bạc đấy! Nếu Hoàng ca của chúng ta không muốn xơi cả, thì đã xong từ lâu rồi. Anh không móc được lấy một đồng đâu! Cái tay của mụ kia có rắn hơn thế nữa thì cũng chẳng lại được bốn chục chúng ta vây quanh. Qua thôn này, thì không có quán nữa đâu!
Ôn gia bảo:
- Thằng họ Thường kia, mày là Hắc Vô Thường ở trại Qui Đỉnh Sơn Đông phải không? Sao rằm tháng Tám năm kia, mày không đi chúc mừng Đoan Mộc lão da? Vì một ít tiền mà mày định đắc tội với khắp chốn lục lâm hay sao? Hoàng Thủy Quái là thằng giặc nước vớ vẩn, mày lại định bán mạng cho nó hay sao?
Hắc Vô Thường cúi đầu nghĩ một hồi, nhưng năm trăm ngàn lạng bác đối với hắn quả là to quá. Hắn tối sầm mặt lại, huơ tay, nói:
- Tiến lên! Diệt sạch giết trơn thì trong lòng thanh tĩnh!
Bọn thổ phỉ hò hét rầm rĩ rồi lại xông lên. Anh em họ Hình dẫn đầu hộ giá cho Hoằng Lịch, Ôn gia và hai a hoàn giương cung ném đạn, vừa đánh vừa rút, không ai để ý được đến ai cả. Đúng lúc nguy cấp, bỗng nghe có tiếng thanh la rầm trời ở thôn trang trước mặt, chó sủa người kêu, không thể biết nổi là có khoảng bao nhiêu người và họ đang hò hét những gì. Lưu Thống Huân nghĩ là lại có một tốp thổ phỉ nữa đến, nhìn thấy bên đường có một ngôi miếu Thổ Địa, vội lớn tiếng ra lệnh:
- Mau rút cả vào trong miếu đi!
Đó là một ngôi miếu không lớn lắm, vừa được dựng không lâu, chỉ có một điện thờ ở giữa, trên bày tượng hai vợ chồng Thổ Địa, sơn trên cột vẫn còn chưa khô hẳn. Giữa sân là hai cây du lớn ở hai bên cổng miếu. Có lẽ chính vì ở đây ít cây cối, nên mọi người mới chọn chỗ này để xây miếu. Tường bao xung quanh cũng đều được xây chưa lâu, tất cả đều vô cùng sơ sài. Mọi người kéo tới, lập tức đưa Hoằng Lịch vào chính điện, anh em họ Hình giữ cửa điện, Ôn gia và Yên Hồng, Anh Anh đứng dưới gốc du, sáu con mắt chăm chú nhìn ra cổng miếu và tường sân. Chưa kịp thở lấy hơi, đã nghe tiếng hò hét rầm rĩ và tiếng vũ khí chạm vào nhau loảng xoảng bên ngoài. Ôn gia nhảy lên, mừng rỡ nói:
- Tứ da, dân chúng thôn này trung nghĩa lắm, đang chống chọi với bọn thổ phỉ kia kìa!
Thì ra Vương Hạnh Nhi chạy về thôn, thở hổn hển kể lại chuyện với mẹ. Người phụ nữ này nghe nói ân nhân đã cứu mình đang gặp nguy, liền rút chiếc nồi sắt, chạy ra ngoài, vừa gõ vừa hét lớn:
- Tất cả đàn ông trong thôn hãy nghe đây! Vị lão da ở Nam Kinh đưa chúng ta trở về đang bị bọn thổ phỉ vây ở ngoài thôn kia kìa, bọn chúng chỉ có hai chục thằng thôi, mọi người hãy ra cả đánh cho chúng một trận đi! Ai không đi thì là đồ đàn ông hoi!
Lúc ấy vừa chính Ngọ, đàn ông đang nghỉ cả trong nhà, tổng cộng phải tới hơn trăm người, nghe nói người gặp nạn là ân nhân của mình, thổ phỉ lại không đông, liền lập tức gõ chậu đập mâm, hò hét túa ngay ra,tay cầm đinh ba, xẻng cuốc, búa rìu, liềm dao, có người còn vác theo cả gậy, khí thế rầm rộ, kéo ra như một bầy ong. Thấy bọn cướp đang định đánh vào trong miếu Thổ địa, họ liền xông vào ngay. Hai bên hỗn chiến một trận. Bọn này nếu đấu tay đôi thì toàn những tay cao thủ cả, nhưng gặp phải đảm đông thế này, thì bài bản cũng chẳng bằng quê kệch. Trong khi đang hốt hoảng, đã bị đánh cho tơi bời, chạy trốn bạt mạng. Hắc Vô Thường, vừa đánh, vừa đá, vừa chửi mắng, mới làm cho quân cướp ổn định trở lại được. Nhân lúc hỗn loạn, thừa dịp bọn chúng không để ý, Vương Lão Ngũ liền rút đòn gánh xông tới, đúng lúc đó, Thiết Chủy Giảo chạy qua, hắn liền ương Lão Ngũ phang cho một đòn, lăn mấy vòng. Một bên mông bị tê dại vì cú đập xuống đất.
Lúc ấy, Hoằng Lịch đã ra ngoài miếu để quan sát trận đấu, thấy người làng tuy dũng cảm, nhưng không có người cầm đầu, lại không có kinh nghiệm quân sự, thì biết rằng bọn thổ phỉ chỉ cần chỉnh đốn lại một chút là không biết sẽ thế nào, liền lớn tiếng ra lệnh:
- Hình Kiến Nghiệp, bốn người các ngươi không được cho chúng thở, cấm được để tên nào chạy thoát!
- Vâng!
Bốn anh em chắp tay thưa, rồi lập tức cầm đầu, xông tới. Bọn cướp chưa kịp thở, người làng lại hò hét lao ra, đang lúc hỗn loạn, thì năm sáu thằng đã bị chém, số còn lại chạy tan tác vào ruộng. Lưu Thống Huân đứng bên hét:
- Các anh em, đừng để lưu hậu họa! Bắt giặc đi, chủ chúng tôi bảo, cứ bắt được một thằng là sẽ được thưởng mười mẫu đất!
Mọi người hưng phấn gióng trống khua chiêng, Lập tức chia nhau đuổi riết. Anh em họ Hình nhìn chằm chằm vào Hắc Vô Thường như dính chặt mắt vào đó hắn chạy đến đâu, đuổi theo đến đó. Cuối cùng, Hắc Vô Thường đã lỡ chân rơi xuống giếng. Bọn còn lại tuy hung hãn, nhưng đã mất hết ý chí chiến đấu, lại không thông thuộc địa hình, nên chưa đầy nửa canh giờ, đã bị bắt sạch. Chỉ có thằng Thiết Chủy Giảo là không biết đã chạy mất tăm từ khi nào. Hoằng Lịch vội sắp xếp, dùng miếu Thổ địa làm nơi ở tạm, chọn ra ba mươi thanh niên tráng kiện theo Hình Kiến Nghiệp thay phiên nhau canh gác, an ủi số dân bị thương, rồi quy mỗi mẫu đất ra bảy lạng bạc, thưởng cho mọi người. Mọi người bận rộn tới mức không biết đã quên đi cái nóng hun người từ khi nào, tới khi trời tối, mới tạm xong mọi việc. Bấy giờ huyện lệnh Hoạt huyện là Trình Vinh Thanh đã đưa nha dịch tới. Người làng thịt hai con lợn, năm sáu con dê, mua rượu dọn cơm, ăn uống ầm ĩ ở sân nhà Vương Lão Ngũ. Hoằng Lịch, Lưu Thống Huân, Trình Vinh Thanh ngồi bàn ở trên, cả nhà Vương Lão Ngũ và Tần Phượng Ngô ngồi cùng, luôn tay nâng cốc chúc mừng. Trong lúc đã ngà ngà, mọi người hoa chân múa tay miêu tả lại cảnh lúc ban ngày, mặt ai cũng đỏ bừng, mãi tới nửa đêm mới ai về nhà nấy.
Trình Vinh Thanh lại lo lắng không yên, thấy mọi người giải tán hết, vừa cùng Hoằng Lịch đi vào trong nhà, vừa tạ tội:
- Điền chế đài đã gửi dụ tới từ lâu, nô tài bố trí suốt dọc đường cái, nhưng quá sơ sài qua quýt. Vương gia đã gặp phải chuyện này trên vùng đất nô tài trông coi, thật là không thể thanh minh gì được nô tài xin nghe theo sự phán xử của vương gia. - Nói xong liền quỳ xuống.
- Đây là bọn cướp ở tỉnh khác vào. - Hoằng Lịch nói. - Hơn nữa ngươi cũng không biết là ta đi trên con đường này mà.
Thấy Vương thị đưa một chiếc khăn lông nóng lên, Hạnh Nhi liền bưng nước nóng tới. Hoằng Lịch cho chân vào chậu nước, lấy khăn lau mặt, vừa nghĩ vừa nói:
- Thôn này gọi là...là thôn Hòe Thụ nhỉ!... Dân trong thôn Hòe Thụ nhân nghĩa dũng cảm, anh dũng chiến đấu, nên bọn giặc bị diệt sạch. Đó đều là nhờ sự giáo hóa dạy dỗ giỏi giang hàng ngày của quý huyện. Vì thế, công lao đều là của ông cả. - Thấy Hạnh Nhi quỳ trên đất cọ chân cho mình, Hoằng Lịch khen: - Con bé này nhanh nhẹn quá! - Rồi lại bảo, - ông hãy theo tông chỉ xử lý vụ án này, rồi báo với Điền Văn Kính, còn ta, không cần nhắc tới làì.
- Dạ... Nô tài đâu dám tham công của người khác.
- Cứ như vậy đi.
Hoằng Lịch đứng dậy, xỏ chân vào giầy, rồi thích chí vung hai tay, lại nói:
- Sáng mai ngươi hãy đích thân áp giải tất cả bọn tội phạm đó về huyện. Thẩm vấn cho nghiêm.
Nói xong, ra ngoài sân, phe phẩy quạt, nhìn lên trời, mọi người cũng đành đi theo.
- Tứ da! - Lưu Thống Huân nói, - Thằng cầm đầu là Hắc Vô Thường, chúng ta nên đưa đi theo.
- Hả? - Hoằng Lịch ngửa mặt, ánh sao mờ mờ, không rõ sắc mặt chàng lúc đó ra sao, chỉ thấy trầm ngâm không nói gì. Tần Phượng Ngô là người vô cùng nhanh nhậy, đã đoán được ý của Lưu Thống Huân nên nói:
- Bọn cướp này tìm mọi cách truy đuổi Tứ da đến cùng, nhất định là có người sai khiến. Hơn nữa, do ngài đích thân xử lí, thì cũng nhanh hơn một chút.
Chưa dứt lời thì Hoằng Lịch đã hiểu ra, gật đầu, bảo:
- Thù này lẽ nào không rửa? Thế này vậy, quý huyện cứ báo lên trên rằng "Tên cầm đầu bọn phỉ có hiệu là Hắc Vô Thường đã bị dân làng tiêu diệt", cứ thế nhé.
Trình Vinh Thanh lúc này mới hiểu tâm tư của vị vương gia này: Không muốn cho mọi người biết về không lành của mình. Như vậy là, tên thủ lĩnh bọn phỉ bị giết, toàn bộ bọn phỉ bị diệt, tất cả đều trở thành công lao của huyện lý. Đúng là một miếng bánh ngon từ trên trời rơi xuống. Bất giác, ông ta mừng không chịu nổi, thấy Hoằng Lịch khoát tay ra lệnh cho lui, liền luôn miệng vâng dạ rồi đem đám nha dịch rút đi. Hoằng Lịch liền sai Hình Kiến Nghiệp:
- Đưa thằng Hắc Vô Thường ra đây! - Rồi quay vào trong phòng. Thấy năm người trong nhà Vương Lão Ngũ vẫn đang đứng chờ sai bảo, chàng liền cười nói, - Chúng ta đều biết thân phân của mình cả rồi, không cần phải đa lễ thế. Các ngươi là chủ nhà, bạn ta là khách, như nhau cả thôi mà.
- Không phải thế đâu ạ! - Vương thị cung kính vái hai vái, nói. - Ngài không những cứu cả nhà tôi, mà nửa cái thôn này đều được nhờ ngài cả. Nếu ngài không là quý nhân thì cũng là ân nhân của chúng tôi!
Hạnh Nhi bưng lên một mâm đầy dưa đã gọt sẵn, nói nhỏ:
- Dưa này đã được ngâm dưới giếng đấy ạ, xin lão da ăn cho mát!
Hoằng Lịch lấy cầm miếng dưa, cắn một miếng, thấy ngọt lịm, không nén nổi thích thú, vuốt bím tóc của con bé, cười bảo:
- Cháu bé ngoan lắm. Tiếc là mẹ cháu yêu cháu quá chứ nếu không thì cho cháu theo ta về Bắc Kinh, mấy năm là sẽ lớn phổng lên ngay!
Vương thị vội bảo:
- Lão da tốt như vậy chúng tôi mong cho nó về cùng lão da quá đi chứ ạ. Con bé ngốc nghếch kia, lão da cho mày tới Bắc Kinh hưởng phúc, mày còn không mau khấu đầu tạ ơn
Hạnh Nhi phủ phục, đầu dập không biết bao nhiêu cái, khi đứng dậy, lại cầm chỗ quần áo Hoằng Lịch vừa thay mang ra ngoài.
- Hắc Vô Thường! - Lưu Thống Huân thấy Hoằng Lịch đưa mắt nhìn mình, liền ngồi lại, trầm ngâm hỏi, - Ngươi biết ngươi phạm tội gì không?
- Biết. - Hắc Vô Thường cứng cổ đáp. - Tội chém đầu. Khi bước chân vào con đường giang hồ, tôi đã biết trước sẽ có ngày hôm nay. Hừ, mẹ kiếp, mới có hai mươi năm...
- Đúng là một hảo hán. Đúng không? - Lưu Thống Huân nói. - Tiếc rằng ngươi không chỉ bị chém đầu không đâu. Không phải ngươi giết người cướp của, mà là mưu hại! Mà người bị mưu hại là hoàng tử Tứ a-ca Bảo thân vương gia của đương kim vạn tuế! Ngươi thử tính xem, liệu có thoát được lăng trì không?
Hắc Vô Thường trợn tròn mắt, kinh hãi nhìn Hoằng Lịch, chỉ thấy Hoằng Lịch mặc chiếc áo dài bàng tơ trắng, đang ngồi uy nghi, lưng thắt chiếc đai rồng vàng, giắt một túi xạ hương ngọc trụy, tay đang phe phẩy một chiếc quạt giấy trắng, bím tóc dài đen mướt như bôi dầu vắt trên vai, mặt sáng như trăng, mắt đen như mun, nhìn mình rồi nhè nhẹ gật đầu, trong dáng vẻ thanh tú có pha cả sự uy nghiêm, rõ ra là dòng dõi long phượng. Hắc Vô Thường ngây ra hồi lâu, rồi nói:
- Tôi đã trót làm rồi, thì cũng không có cách nào được tôi xin nhận mệnh!
Hoằng Lịch lạnh lùng hỏi một câu:
- Hắc Vô Thường, nghe nói ngươi nổi danh trong đám cướp chuyên hại đời phụ nữ phải không?
Hắc Vô Thường hốt hoảng, mắt trợn lên to bằng cái chuông, kêu lớn:
- Ông nghe ai nói vậy? Hãy đưa tên khốn kiếp đó ra đây! Tôi đã từng giết quan lại, cũng đã từng cướp thuyền muối, nhưng không bao giờ làm nhục phụ nữ cả! Đây chính là điều làm tôi nổi tiếng trên giang hồ. Nếu không, tôi đã không dám tới nhà Đoan Mộc dự tiệc. Từ nhỏ cha tôi đã từng dạy tôi, làm cướp là trời gây mầm họa, trêu ghẹo phụ nữ là tự mình gây mầm họa. Dân hắc đạo chúng tôi cũng có những đạo lý của hắc đạo. Ông cứ việc điều tra, nếu điều tra được điều gì, thì cứ đập tan cái thân chó của tôi ra!
"Cướp cũng có đạo lý", đó là lời của Trang Tử. Ôi.. Hoằng Lịch lẩm bẩm đọc mấy câu trong miệng, cười một cái rồi lại nghiêm mặt:
- Thực ra chém đầu lăng trì đều là những hình phạt tàn khốc nhất. Xưa kia, Ngụy Trung Hiền làm vua, đã từng cho lột da người lúc đang sống, Diên Thanh, ngươi xem ông ta thế nào?
Lưu Thống Huân vừa nghĩ xem Hoằng Lịch định nói gì, vừa lắc đầu, nói:
- Triều Minh có hình phạt róc da, tức là giết chết rồi lọc da phơi khô.
Tần Phượng Ngô bảo:
- Ngụy Đương thì cho lọc da trong lúc người còn sống, dùng nước nóng tưới khắp người, lại lấy nước lạnh té vào, róc từng mảng da ra một, phạm nhân vẫn còn sống thêm được mười hai canh giờ mới
Ba người cố ý phóng đại cực hình, đến mức chị em Yên Hồng ngồi nghe cũng sởn cả da gà, run như cầy sấy. Hắc Vô Thường trắng bệch cả mặt, cúi đầu hai chân run lập cập, không nói được câu nào.
- Ngươi không chịu "tự gây mầm họa" thì cũng cho là thiện căn của ngươi chưa dứt - Hoằng Lịch lạnh lùng nhìn tên cướp đã bị nhụt hết ý chí. - Đức Phật hành đạo luôn lấy từ bi làm đầu. Trên đời này có những tấm lòng không thể cứu vãn được chứ không có người nào là không thể cứu được. Ta thấy việc không ức hiếp phụ nữ của ngươi có thể mở một con đường sống cho ngươi. Vương thần phỉ tặc thực ra chỉ cách nhau có một bước thôi. Ngươi đang trong thời kỳ sung sức, lại có bản lĩnh như vậy, ta cũng tiếc cho ngươi!
Lời nói vừa uy nghiêm vừa ôn tồn, vừa nói tới đạo trời lại tính đến nhân tình thế thái, Lưu Thống Huân không biết đã xử biết bao vụ án, gặp biết bao phạm nhân, thuộc pháp luật, cũng như quá hiểu về bọn tội phạm, vậy mà cũng không nén nổi sự kính phục, Hắc Vô Thường đã chắc mẩm không còn đường sống, không ngờ lại thấy Hoằng Lịch nói có tình có lý như vậy, dập đầu, nói:
- Lão da đã nói vậy, thì Hắc Vô Thường này chỉ cần vẫn là người, thì không thể không biết ơn, không biết tình của lão da. Tiểu nhân là phỉ, cũng là vì bần cùng bất đắc đắc dĩ mà thôi. Năm Khang Hy thứ 45, Sơn Đông được mùa, rằm tháng Tám, ông chủ đánh chết anh em tôi. Mua cháu gái tôi, trong cơn giận. Tôi đã... đốt Uông Gia trại, rồi trốn về Quy Đỉnh sơn trại, làm lâu la nhỏ trong ba năm, rồi chịu thân phận đầu mục hạng hai. Vì trại chủ Vương Luân thường hãm hiếp phụ nữ, nên tôi đã giết hắn. Bọn tùy tòng tôn tôi lên làm thủ l
Hắn nói đến đây, xúc động nghĩ tới chuyện xưa, không nén nổi, nước mắt ròng ròng. rồi phủ phục xuống khóc nức nở. Mọi người cũng xúc động lây khi nghe tiếng khóc ồ ồ của hắn.
- Từ đây tới núi Quy Đỉnh phong đó tính cả đi lẫn về là khoảng hơn bảy trăm dặm. - Lưu Thống Huân hỏi khẽ, - Sao ngươi dám làm việc này? Ngươi cũng to gan nhỉ!
Nói xong nhìn trộm Hoằng Lịch một cái. Hắc Vô Thường gạt nước mắt, đáp:
- Cái thằng chạy thoát đó là Thiết Chủy Giảo, bố nó khi còn sống đã từng là anh em với tôi. Cách đây năm hôm, nó bảo với tôi rằng, có một món hàng rất béo bở, người có thù với món hàng đó chịu trả cho năm trăm lạng bạc để đổi lấy đầu, ai bắt được sẽ có ba trăm lạng, ngoài ra, anh em Hắc Đạo sẽ chia nhau hai trăm lạng. Bị tiền làm cho mờ mắt, tôi liền dẫn anh em xuống núi...
- Ai... Ai trả năm trăm lạng?
- Thưa Tứ lão da, tiểu nhân không biết ạ.
- Hả?
- Thật đấy ạ! - Hắc Vô Thường ngẩng đầu lên, hốt hoảng thanh minh, - Thiết Chủy Giảo nói rằng nó cũng không biết. Chỉ bảo là địa vị của người đó rất lớn. Các lộ đều do một đạo sĩ chủ trì, còn có một người không có ria, gọi là Phan Thế Quý bị khai trừ từ phủ của quý nhân nào đó ra nữa. Bọn tiểu nhân trấn giữ Diên Tân lần này, hẹn là đêm nay sẽ tới. Còn những cái khác thì tôi không thể nói được
Hoằng Lịch nghe nói mà tim đập thình thịch, đã khẳng định được sự phán đoán của mình, không ngờ một con người hàng ngày ôn hòa lễ độ, văn nhã đoan chính, nhường nhịn khiêm tốn như Tam a-ca mà bỗng nhiên lại độc ác thế này, hơn thế, lại cho bọn trộm cướp giang hồ giở trò giữa đường như vậy, thì nhất định là muốn đưa mình vào chỗ chết đây! Ngẫm ngợi hồi lâu, nghĩ ra một ý, liền đột ngột bảo Với Hắc Vô Thường:
- Ngươi không lừa ta, ta cũng không lừa ngươi. Ta có thể tha cho ngươi. Ngươi muốn đi cũng được, muốn ở lại cũng được.
Hắc Vô Thường trợn tròn mắt nhìn.
- Ta tính hộ ngươi rồi đó. Ngươi ở lại đây thì tốt hơn. - Sắc mặt Hoằng Lịch không chút thay đổi, - vì tội án của ngươi chưa hết, quan phủ sẽ theo lệ mà bắt ngươi. Bọn tay chân của ngươi đều đã bị bắt sạch, không về sơn trại được nữa. Ngươi nghĩ thế nào?
- Tiểu nhân xin được theo hầu Tứ da. - Hắc Vô Thường đáp không chút do dự. - Không vì hoàn cảnh, thì chẳng ai theo hắc đạo làm gì cả.
Hoằng Lịch gật đầu cười mỉm, chỉ Tần Phượng Ngô nói:
- Hắn cũng phạm tội, ta tha tội cho rồi giữ lại. Xem ra thì ta vẫn có một chút công đức đấy nhỉ. Ngươi giết quan, cướp đường, toàn những tội danh ghê gớm cả. Trước tiên, hãy tới chỗ ta làm phó quản gia. Sau hai năm, mọi việc tạm yên, thì thay tên đổi họ rồi ta cho bổ sung vào trong quân ngũ, đánh vài trận rồi kiếm lấy chức tướng quân hay phó tướng, cũng không phi là việc hiếm hoi gì. Thế có được không?
Chàng nói cứ như không, vẽ ra một viễn cảnh hoa gấm cho Hắc Vô Thường. Hình như toàn bộ máu trong người Hắc Vô Thường đều dồn cả lên mặt. tim đập loạn xạ. Hắn có cảm giác sắp ngất tới nơi. Hồi lâu mới rập đầu như giã gạo, cứ ấp úng mãi một câu:
- Lão da là người đã sinh ra tôi lần thứ hai...
- Từ xưa tới nay, khi phụng chỉ khâm sai, ta đều mặc quần áo vi hành... người ta đã biết rõ tính ta như vậy rồi. - Hoằng Lịch nhìn bóng nến, than, - Đúng như Tần Phượng Ngô nói "thiên kim chi tử tọa bất thùy đường", kẻ biết mệnh thì không đứng dưới bức tường nguy hiểm. Nói với Trình Vinh Thanh rằng sáng mai ta và ông ta sẽ cùng đi, báo cho Lý Phất phái người đi đón ta. Ta cần tới thành Bắc Kinh cho đàng hoàng.
--------------------------------

1

2

3

4

5

6
Một thể loại văn vần của Trung Quốc, do thơ ngũ ngôn và ca dao dân gian phát triển thành.
Ngô sớm năm nay gặp hạn, khô vàng không lớn nổi.
Lúa mùa năm sau được nước mưa lại có như thường.
Mưa lớn lại có như thường.
Cây này do chính tay Quang Vũ đế nhà Hán trồng.
Năm Hoằng Trị thứ hai, triều Minh.
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI