HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU
Cảm kích ơn vua phủ Đài làm cô thần
Tuân theo thánh đạo học Đài tha thủ phạm

    
iền Văn Kính vừa về đến nha môn, lập tức cho gọi Hình Danh phòng nha dịch. Ban đầu Lý Hoằng Thăng tới, rồi không kịp bước vào trong nhà, đứng ngay tại thiên tỉnh, dặn dò:
- Phái người tới thư viện, báo cho Tất sư gia và Tiền sư gia là ta đã về, lưu lại mấy người xem Trương đại nhân xử lý thế nào, rồi mời hai vị phu tử về bàn việc. Ông đích thân tới dịch quán bẩm với Tri Bảo thân vương gia là nha môn Tổng đốc và niết ti đã về hết rồi. Xin Bảo thân vương xem xem bây giờ ta có thể tới thỉnh an được không, đồng thời báo với vương gia là Văn Kính nhất định sẽ lo liệu ổn thỏa việc này!
- Vâng vâng vâng!
Lý Hoằng Thăng vâng liền mấy tiếng. Điền Văn Kính cũng không để ý, tiến thẳng vào phòng. Mấy thân binh vội chạy lại. Thấy trong phòng chỉ thắp một ngọn nến, Trương La Trước định thắp thêm đèn, nhưng Điền Văn Kính xua tay, nói:
- Tất cả đèn lồng đều mang tới thư viện rồi, cái đèn thủy tinh này là của hoàng thượng ban cho, không thể dùng bừa được. Thắp thêm một ngọn nến nữa là đủ, hãy rót cho ta một chén trà, rồi các người ra ngoài cả đi.
Tùy tòng biết tính ông khác người, đều im lặng đi ra. Điền Văn Kính thở mạnh một hơi, ngã người lên chiếc ghế, các khớp xương toàn thân đau nhừ và đờ cả ra, gan chốc chốc lại đau nhói lên như kim châm. Ông quay người lấy mấy cuốn sách chặn lên sườn, ép vào vùng gan, thấy trên bàn có tập công văn chuyển từ kinh sư tới trong ngày, tiện tay rút lấy. Xem một trang, tờ đầu là số mẫu đất khai khẩn của các tỉnh do bộ Hộ thống kê. Hà Nam có hai trăm bảy lăm ngàn sáu trăm linh ba mẫu, đứng đầu các tỉnh, nhưng ở phần cuối, bộ Hộ lại chú thêm: "Theo nha môn phiên ti của tỉnh này, số liệu này chưa chính xác. Chờ tra xét". Lại có một tờ của bộ Hình, nói rằng nha môn ti Hà Nam Trương Cầu nhận hối lộ, Tư hòa nội hoàng huyện Nhậm là Liên Bân đánh chết người, phụng chỉ "Bộ Hình họp với án sát sứ Hà Nam Kha Anh tra xét rồi tâu rõ, khâm thử". Tiếp đó là một tấm biểu chương của Lý Vệ, nói rằng đường sông Hoàng Hà ở Giang Nam, đã qua được lũ Thái Hoa. Năm nay có thể có được ba trăm ngàn mẫu ruộng an toàn, lại cũng chú thêm một đoạn: "Năm nay các tỉnh dọc Hoàng Hà không bị thủy tai, duy vùng giáp ranh giữa Hà Nam và An Huy có. Phụng quân cơ xử phê, cho phiên ti hai tỉnh phái người tới điều tra, phân rõ trách nhiệm rồi hẹn kỳ cùng nhau xử lý." v.v. Theo thói quen của quan trường thì "chỉ xem lướt qua khoảng trống giữa h công văn là đủ", lục bộ đúng là quyền rơm vạ đá, Điền Văn Kính giận giữ vo cả nắm công văn lại, vứt toẹt xuống đất.
- Điền công, lại có điều gì buồn bực thế ạ?
Tiếng của Tất Trấn Viễn vọng vào từ bên ngoài. Điền Văn Kính ngẩng đầu, thấy Tất Trấn Viễn và Tiền Độ đi vào, chỉ nhìn hai người một cái, nói:
- Các ông đã về đấy à? Ngồi xuống đây chứ?
Tất Trấn Viễn cúi người nhặt công văn lên, cẩn thận giở ra từng tờ, rồi cùng Tiền Độ ngồi xế trước mặt Điền Văn Kính, cười nói:
- Không ném cái này đi được đâu, mà phải điều tra rồi báo cáo lên đấy.
Điền Văn Kính cười nhạt, đáp:
- Có người mật tấu về tội của tôi với hoàng thượng, hoàng thượng bảo tôi viết tấu trình, tôi còn chẳng viết, nữa là mấy trang công văn nát này thì có gì là to! Trương Hưng Nhân đang làm gì mà không thấy tới thuyết giáo nhỉ?
- Vâng. - Tiền Độ thấy Tất Trấn Viễn đang chăm chú xem công văn, cung kính cúi mình đáp:
- Khi vãn sinh và Tất sư gia đi, Trương Học Đài vẫn đứng trên thềm cửa thư viện chỉ bảo. Khuyên các tú tài quay về nhà, để ngày mai đến thi đúng giờ. Nếu ai không ứng thi thì sẽ hủy bỏ tư cách sinh viên, còn những kẻ không tuân mệnh, vẫn muốn gây chuyện, thì sẽ bắt lại, giao cho nha môn xử lý nghiêm khắc. Tôi thấy các tú tài cóẻ chùn chùn, bàn tán xôn xao, không biết là nói những gì.
Điền Văn Kính không còn quá căng thẳng như lúc nãy, vuốt râu, thở dài một tiếng, không nói thêm câu gì. Tất Trấn Viễn đứng bên, cười bảo:
- Lạ một điều là bọn nhãi đó vừa làm loạn, hoàng thượng đã khởi giá đi Phụng Thiên. Thập tam da lại ốm nặng, hoàn toàn không thể lo việc được nữa rồi.
Điền Văn Kính nắm lấy tập công văn, quả nhiên thấy đầu tờ thứ hai viết: "Thánh giá khởi giá tới Phụng Thiên tế tổ vào giờ Thìn, ngày 26 tháng Tư, đã có chỉ cho Duệ thân vương nghênh đón. Tấn phong Tam a-ca Hoằng Thời là Thịnh quận vương, tạm thay Bảo thân vương Hoằng Lịch lo việc. Các thị vệ Lưu Thiết Thành, Đạt Cách Lỗ Ô, Trương Ngũ Ca, Đức Lăng Thái tòng giá, Trương Đình Ngọc ở lại Kinh, Ngạc Nhĩ Thái, Chu Thức và thượng thư bộ Lễ Long Minh Đường tòng giá." Xem gấp một lượt, công văn lại nói, "Di thân vương Doãn Tường bị bệnh nặng đã lâu không khỏi, xin từ chức thượng thư phòng đại thần và Quân cơ xứ đại thần. Phụng chỉ: Cho thầy thuốc ở Thái y viện là Lưu Ấn Hoà dẫn theo hai mươi ngự y xem mạch chăm sóc suốt đêm, phong con trai Doãn Tường là Hoằng Hạo làm Ninh quận vương, vào Quân cơ xứ làm việc. Di thân vương là bề tôi sống mãi với đất nước, không thể từ chức dù chỉ một ngày. Nếu yếu quá, thì nằm mà xử lý công việc cũng được. Khâm thử!". Bên dưới dày đặc công văn của quan lớn mấy tỉnh. Lại là những tờ tấu về việc xử án địa phương bị Ung Chính bác bỏ, những dòng khác ghi lại biên bản, nhưng Điền Văn Kính cũng ngại không muốn xem nữa, đặt các công văn lên bàn, bảo:
- Hôm qua công văn nói, Long Khoa Đa đang họp với La Sát ở núi A Nhĩ Thái, thì được gọi đi làm khâm sai đại thần, vội tức tốc về Kinh nghe bàn. Lý Phất tâu rằng môn nhân của A Kỳ Na vẫn giphép quỳ bái khấu an, xin chỉ xử trí. Tóm lại, cục diện triều đình chẳng có thay đổi gì cả. Các ông khuyên tôi không nên cầm tù A Kỳ Na ở Hà Nam, xem ra vẫn đúng đấy, quả thực là tôi không sợ người ta tra khảo tới công việc của tôi, mà chỉ sợ rơi vào cái hũ "tranh giành bè đảng", không thoát ra được mà thôi. Bọn họ định dồn tôi vào trong mấy chữ "Bát da đảng" để chỉnh tôi sao?
- Chế đài lo nghĩ nhiều quá. - Thấy Điền Văn Kính thần hồn nát thần tính, Tiền Độ và Tất Trấn Viễn đều cười. Tất Trấn Viễn nói:
- Hai cái án của A Kỳ Na và Long Khoa Đa đã xong rồi, tôi khuyên ông không nên đưa Bát da đến Hà Nam, là sợ ông ấy tới đó thì không tiện hầu hạ. Lúc đó chẳng biết làm gì. Chế đài vốn đã mang tiếng khắc bạc, nếu chẳng may ông ấy ốm chết, hoặc tự vẫn, thì ông càng khó biện minh.
Điền Văn Kính cũng cảm thấy mình quá đa nghi, cười, bảo:
- Tôi bị người ta làm cho sợ quá, nên lúc nào cũng cảm thấy có người gây khó khăn cho tôi.
Tiền Độ nói:
- Ông mệt quá rồi đấy. Đã vậy lại còn phải đợi tin từ bên thư viện nữa. Thôi, cứ nằm ra ghế kia mà chợp mắt một chút. Tôi và Tất sư gia sẽ làm hộ ông bản tấu ở phòng bên kia, có việc gì thì cứ gọi chúng tôi.
Điền Văn Kính đã bị cuộc trò chuyện phá tan cơn buồn ngủ, mắt sáng rực nhìn, nói:
- Đã làm tấu, thì ở trong phòng này luôn đi. Tôi cứ nghỉ, còn các ông cứ việc bàn. Tiền phu tử viết xong thì cho tôi xem. Có chỗ thích không được rõ ràng là hoàng thượng không chịu được đâu. Sau khi các ông nghĩ kĩ, tôi lại sẽ xem lại một lượt.
Tất Trấn Viễn trầm ngâm đón tập công văn từ tay Tiền Độ, đem tới chỗ ánh đèn. Tiền Độ cầm lấy tập giấy, thấy mực trong nghiên không còn bao nhiêu, liền rót một ít nước trong ấm trà ra rồi mài mực. Trong tiếng mài mực, Điền Văn Kính cũng dần dần tĩnh tâm lại. Từ vụ án Sơn Tây phao tin chi vượt quá thu năm Ung Chính nguyên niên, ông mới thực sự có được cơ hội thể hiện tài năng với hoàng đế. Mấy năm gần đây, ông đã hiểu rõ tâm tính của vị chúa này, điều quan trọng nhất đối với vị vua ấy chỉ là hai điều. Một là trung thành: cùng làm việc với Ung Chính, không sợ có lỗi lầm, sợ nhất là có lỗi mà lại cố tình che dấu; hoặc cho dù có làm đúng, nhưng nếu Ung Chính cảm thấy anh có ý mong được vừa lòng mọi người, thì thà đừng làm còn hơn. Hai là cần thuận theo tư tưởng "chấn hưng phong tục, cách tân trị nước" của hoàng đế mà làm việc. Cho dù miệng lưỡi anh có ngọt ngào đến đâu, mà trong khi hành sự, lại làm trái lại với điều đó, thì ông ta cũng cho anh cái tát. Tai mắt của Ung Chính cũng cực kì kinh khủng, đừng nói là quan viên lớn như mình, mà đến công việc của một quan nhỏ bằng hạt cải, cũng đều rõ như lòng bàn tay. Tết Nguyên đán năm ngoái, Điền Văn Kính vào Kinh chúc tết, Phiên tư Sơn Đông đàn hặc Tức Mặc huyện lệnh Tào Học Minh đã bị Ung Chính mắng cho vuốt mặt không kịp. Ông không bao giờ quên được vẻ mặt châm biếm lạnh lùng của Ung Chính lúc ấy: Hai tay chắp sau gáy, trông như định lôi Phiên đài này tới để xem cho rõ, lời nói thì sắc như dao: "Tào Học Minh có điều gì đắc tội với Hạp Lễ Khắc nhà ngươi, mà ngươi nhất định muốn dồn hắn tới chỗ chết? Trẫm nghĩ, có lẽ là do mẹ ngươi trường thọ, hắn chỉ tặng có hai gói đồ ăn, hay là có duyên cớ gì khác mà trẫm không được biết? Ngươi nói trong thơ của hắn có câu Quan sơn minh nguyệt khiên vọng nhãn 1 là tưởng nhớ tới triều Minh, thế trong câu thơ Xuâ minh nguyệt tổng nghi nhân 2 của ngươi thì có tội danh gì đây? Chẳng lẽ cái tên "Học Minh" cũng là có tội à? Đúng là muốn hại người nhưng lại không biết quy tội gì. Cái tên Lễ Khắc của người có nghĩa là "lễ" gì đây? Trung thành công bằng thờ vua, đùng điều thành thực mà đối với kẻ dưới, ngươi có xứng với cái tên của ngươi không? Cút đi đi, ra lệnh bài bảo Tào Học Minh tạm lãnh chức huyện lệnh Tức Mặc với hàm tri phủ, sau khi bệ kiến sẽ sai phái thêm. Còn ngươi thì nhận lấy cái lỗi "ăn ở bất chính" với hắn đi. Nếu còn dám đẩy người ta vào vòng tội lỗi, trẫm sẽ đưa ngươi ra cho các bộ định tội!"
Lời nói lạnh lùng của Ung Chính tới nay vẫn ở nguyên trong tai, hình ảnh Hạp Lễ Khắc bị mắng tới mức đờ đẫn cả người thỉnh thoảng lại hiện lên trước mắt... Ánh đèn lóe lên, Điền Văn Kính chớp mắt nhìn, rồi lại tiếp tục trầm tư suy nghĩ. Cảnh tượng trên điện hôm đó lại như xuất hiện trước mắt ông lần nữa. Kiều Dẫn Đệ cầm chậu đứng hầu ở chỗ Cư Noãn các, Ung Chính đổi chiếc khăn lau mặt làm bằng lông ấm, ngữ khí nặng nề: - Ức Quang, ngươi còn không về mà suy ngẫm đi à?
...Biết nói gì nữa? Lúc đó lòng dạ Hạp Lễ Khắc ngổn ngang, họng nghẹn lại, không còn nhớ là vừa bị mắng những gì. - Trẫm biết, ngươi vừa làm việc công vừa muốn đề phòng người khác hại mình là khổ sở lắm. Thực ra thì trẫm cũng vậy thôi. Chưa hết, lại có người muốn giở trò "Bát vương nghị chính" sau lưng trẫm, muốn tranh cướp ngôi vua. Trẫm đã tính toán hết sức chu toàn rồi, nếu người ta không đưa trẫm làm hoàng đế, thì trẫm đành theo ông ấy. Trời thì phải mưa, con gái thì phải lấy chồng. Việc bao năm trẫm cũng đành cho qua, mà cũng khó biết là đám con cháu sẽ nghĩ về "Ung Chính da" ta thế nào? Có một câu nói là "văn tử gián, vũ tử chiến" 3 đều dùng để chỉ các trung thần cả. Thực ra thì trẫm không biết tới "trung thần" nào. Nước loạn thì ắt xuất hiện trung thần, thế nguy cũng sẽ có trung thần, vua tốt có trung thần, điều đó có gì tốt đẹp đâu! Cái mà trẫm muốn thấy là "cô thần", như Kinh Kha một mình xông pha nơi nguy hiểm, thành tâm thờ chúa, không tính toán được mất, giữ vững khí tiết, đập tan trở ngại, lập nên công trạng bất hủ, dù có bị hiểu lầm, cũng vẫn đứng vững một mình, vượt xa người khác. Đó mới là bậc đại trượng phu đích thực. Chính trẫm là cô thần đó đây, chịu đựng điều sỉ nhục, chống chọi với sự rình rập khắp nơi, cuối cùng đã được Thánh tổ hiểu rõ. Tuy không muốn đảm đương trách nhiệm nặng nề này, nhưng lão nhân gia vẫn quyết giao phó gánh nặng ngàn cân này cho trẫm. Thực ra thì Ngạc Nhĩ Thái ở Vân Quý, Lý Vệ ở Giang Nam cũng đã bao giờ ở trong cảnh muôn người nhìn vào, ngàn tay cùng chỉ như ta bây giờ chưa? Ông ấy suốt đời giãy giụa trong cảnh khổ, giúp trẫm làm việc, mà vẫn nghĩ rằng trẫm nghi ngờ, chà đạp ông sao? Bởi thế, càng bị người khác công kích, trẫm càng thận trọng, có nghĩa là sợ có công thần từ bên trong gọi người tới tiêu diệt. Trẫm không dám phụ sự phó thác của Thánh tổ, dốc sức trị vì thiên hạ cho tốt, nếu vậy thì bọn nô tài kia có thể làm gì được?"
...Nghĩ tới đây, Điền Văn Kính bỗng thấy lòng dạ như trong sáng hẳn ra. Trông thấy Tất Trấn Viễn cũng đang đăm đăm suy nghĩ, ông liền cười hỏi:
- Lão Tất đang xuất thần đấy à?
- Ồ! - Tất Trấn Viễn giật mình, quay lại, vỗ vào tờ tấu của Tiền Độ, nói. - Vãn sinh đang nghĩ về tờ tấu này. Văn phong của Tiền Độ huynh thì không thể sửa được rồi, nhưng tôi nghĩ kiểu biện luận dựa vào chính bản thân sự việc này cho dù thế nào thì cũng không đủ phân lượ
Xuất thân từ cử nhân, làm sư gia, là người cực kỳ tinh tường linh động. Tất Trấn Viễn đã được người của nha môn Tổng đốc gắn cho cái tên hiệu "Tiền quỷ tử". Nghe vị sư gia đứng đầu này của Tất Trấn Viễn nói vậy, tâm lý Tiền Độ không được thoải mái, cười bảo:
- Vậy thì xin Tất lão phu chỉ giáo cho.
Từ sau khi Ô Tư đạo đi, Tất Trấn Viễn đã trở thành cánh tay phải đắc lực không rời nửa bước của Điền Văn Kính. Điền Văn Kính cũng sửa cái tính kiêu ngạo đối với sư gia trước đây, luôn miệng gọi lão phu tử, kính trọng như đối với tôn khách.
Tất Trấn Viễn cười bảo:
- Chúng ta chỉ bàn luận thôi, chứ đừng nói là chỉ giáo. Vừa rồi tôi xem công văn, thấy rằng người không bằng lòng với chế đài rất nhiều. Hôm nay biện bạch rõ ràng ở tờ tấu này, ngày mai lại có người khác đàn hặc, chúng ta lại viết một bản tấu khác, chỉ chịu đánh chứ không đánh lại, đó không phải là phép cư xử.
Điền Văn Kính cúi đầu ngẫm nghĩ, nói:
- Ông nói có lý lắm, nhưng không mấy ai dám công khai đặt tấu lên chốn miếu đường. Mà châu phê của hoàng thượng đã ghi rõ là tôi phải "hồi tấu rõ ràng", làm sao có thể lờ đi được? Tên người đàn hặc trong tờ tố cáo đã bị khoét đi, vậy muốn nói lại, thì biết nói ai đây?
Tất Trấn Viễn
- Tôi cũng đang nghĩ tới chuyện này. Tờ tấu này văn lý mạch lạc, nhất định là thủ bút của Lý Thần Lai Công. Ông ta cũng là bề tôi tin cẩn bậc nhất của thiên tử. Nếu phản công được ông ấy, thì còn ai dám nói năng bừa bãi nữa? Nhưng hoàng thượng đã dấu tên đi, thì chúng ta sẽ khó viết đây!
- Đây không phải là chữ của Lý Phất đâu. - Tiền Độ bỗng hưng phấn hẳn lên, - Bọn tôi không tin đây là đàn hặc của Lý công.
- Chắc chắn là Lý Phất đấy. - Điền Văn Kính nói.
- Ý của tôi là thế này, - Tiền Độ cười ranh mãnh, - dĩ nhiên là Lý Phất, nhưng đã khoét tên họ đi, thì chúng ta cứ vờ như không biết là hắn.
Tất Trấn Viễn nói:
- Giả vờ ngơ ngẩn thì dễ thôi, nhưng phải viết ra sao đây?
- Cứ dựa vào hai chữ "bè đảng" mà viết! - Cặp mắt nhỏ của Tiền Độ sáng lên, tinh nhanh lạ thường. Ông nghiến răng cười nói: - Có thể không cần đếm xỉa gì tới những câu chữ vớ vẩn của hắn, chỉ tạ tội với hoàng thượng thôi: vì một lòng muốn đền đáp ân đức của hoàng thượng, nên hạ thần hành sự quá mạnh tay, để đắc tội với học trò. Ừm... chính vì vậy nên đã dẫn tới việc bãi thi, nay thần xin viết một bài tự hặc để dâng lên hoàng thượng... Tuy không biết tờ đàn hặc là của ai, nhưng xem kỹ ý tứ, thì thấy đây nhất định phải là một vị tiến sĩ. Thần đã đắc tội với các sĩ tử, thì các tiến sĩ công kích cũng là đáng rồi. Đoạn này cần phải viết cho thật khẩn thiết và có vẻ sợ sệt. Sau đó, nói về tấm lòng của mình: Thực ra, hạ thần rất kính trọng người có học, vẫn lưu tâm tuyển chọn nhân tài, giao nhiệm vụ cho những người xuất thân từ khoa cử có tài năng học vấn thực sự v..v. Chỉ có điều là do thần lo những người này mượn danh khoa cử để tụ tập bè đảng, mưu đồ việc riêng, kiếm chác danh tiếng, nên mới luôn nghiêm khắc dạy bảo, cũng là một tấm lòng thành luôn mong cho người khác được tốt hơn mà thôi. Cuối cùng, cần nói rõ rằng, bản thân Chế Đài không phải người xuất thân từ tiến sĩ, nếu có ước thúc hành động của mình đến mấy, thì cũng không thể so được với các quan viên xuất thân từ khoa mục được. Tóm lại là thần có một tấm lòng thành, nhưng tiếc là khó được người khác biết tới, thân làm đại quan, nhưng không thể lựa theo thời thế đế kết đồng hành và được các môn đồ Khổng Mạnh tin cậy đó là tội của thần. Tôi muốn tờ tấu này phải được viết như vậy, đại nhân nghĩ sao?
Đây là văn chương của một quân sư sâu sắc. Ung Chính rất ghét quan lại kết bè kết đảng, nên câu "tụ tập bè đảng, mưu đồ việc riêng" quả là một nước cờ cao và đã bí mật đẩy được Lý Phất tới đường cụt. Đồng thời, việc sĩ tử Hà Nam bãi thi cũng đều là kết quả của việc Trung Hưng Nhân và Kha Anh, A Sơn Bố La cùng thông mưu liên kết. Một mũi tên bắn trúng mấy đích, quả là khéo léo. Thủ đoạn này tuy không ai nói ra, nhưng Điền Văn Kính biết rõ đây là một hành động không được quang minh chính đại lắm. Vả lại Lý Phất ở Hồ Bắc được muôn người ủng hộ, có tiếng tăm về chính trị, chỉ vì không tán đồng chủ trương tân chính của hoàng đế nên chưa được liệt vào hàng quan "mẫu mực" mà thôi, chứ nếu xét về sự kính yêu trong lòng Ung Chính, thì thực ra cũng không kém Điền Văn Kính đâu. Lại nữa, Điền Văn Kính và Lý Phất khi chưa thành đạt cũng đều là bạn chung hoạn nạn cả, hạ độc chiêu này, cũng hơi ngại với bia miệng đây. Vì thế, Điền Văn Kính trầm ngâm nghĩ ngợi, sắc mặt tối, than rằng:
- Lý Phất không phải là kẻ thù của tôi, người này cũng thuộc hàng ngũ chính phái. Oan gia này rồi sẽ kết thúc chẳng ra sao đâu.
- Đây không phải là chế đài muốn hại Lý Cự Lai. - Tất Trấn Viễn hơi trầm ngâm vì đã hiểu biết tâm tư của Điền Văn Kính, chậm rãi nói, - Vì hắn định gây khó dễ cho ông. Nếu cái tên bị khoét đi không phải là Lý Cự Lai, mà là Tự Vệ Kế, thì bản tấu của chế đài cũng vẫn cần phải viết như thế cơ mà.
Tâm trạng nặng nề, Điền Văn Kính gật gật đầu, đang định nói, thấy Lý Hoằng Thăng vội vã tiến vào liền không nói nữa. Lý Hoằng Thăng chắp tay bẩm:
- Thưa chế đài, bọn tú tài đã giải tán rồi.
Điền Văn Kính ngầm thở phào, - Thế Trương học đài đâu?
- Đã về nha môn rồi ạ.
- Còn Tần Phượng Ngô và Trương Hy? Đã bắt chưa?
- Bẩm chế đài, tiểu nhân không biết việc này, nha môn Học Đài không bắt ai cả, chỉ nói là kẻ cầm đầu sẽ bị trừng phạt, còn những người còn lại thì không bị tra xét, rồi bảo các tú tài ngày mai tới long môn đúng giờ để ứng thí.
Điền Văn Kính đập tay đánh "thịch" xuống ghế, đứng phắt dậy, mắt toé lửa, nói:
- Bãi thi kháng mệnh, tụ tập gây rối là điều chưa có trong lịch sử nhà Đại Thanh, đã làm kinh động triều đình, khắp nơi đều biết từ lâu, tại sao lại có thể xoa tay tha thứ cho chúng nó thế? Lão Trương Hưng Nhân này cậy thế Trương Đình Ngọc, đúng là to gan làm bậy! Lý Hoằng Thăng, hãy dẫn mấy nha dịch phòng Hình Danh lập tức tới quán Ân Gia ở đầu phố Nam Thị bắt Trương Hy và Tần Phượng Ngô. Tú tài quán đó bãi thi đầu tiên đấy bắt cả những đứa khác về đây, không cần lấy dụng cụ xử phạt, hãy chuẩn bị kiệu cho ta, tới nha môn Học Chính! Hắn không tới gặp ta thì ta đi gặp hắn vậy!
Giận run người, Điền Văn Kính ho mấy tiếng, lại thổ ra một ngụm máu. Tất Trấn Viễn và Tiền Độ khuyên giải thế nào, Điền Văn Kính cũng không thèm để ý, cương quyết bỏ đi.
Nhưng Trương Hưng Nhân lại không ở trong nha môn. Điền Văn Kính chức dịch ở nha môn Học Chính thấy Tổng đốc tới giữa lúc đêm hôm, cũng không dám chậm trễ, vội bẩm:
- Trương học đài về nha một lát rồi lại đi ngay rồi ạ. Thấy nói là đi tới chỗ Bảo thân vương gia có việc.
Điền Văn Kính quay đầu đi, vừa lên kiệu, vừa lớn tiếng dặn:
- Đừng có ầm ỹ, lẳng lặng tới dịch quán Huệ Tế Hà!
Các phu khênh kiệu vâng dạ ran, vác kiệu chạy như bay, chẳng mấy lúc đã trông thấy đèn đỏ của dịch quán phía xa xa, hình như là mọi người đang ăn cơm tối. Tên coi cổng dịch quán thấy ông xuống kiệu, vội chạy lại bẩm:
- Chế đài đến vừa đúng lúc. Vương gia đang truyền lệnh sai người đi mời chế đài đấy ạ!
- Trương học đài đang ở trong đó à?
- Cả Trương học Đài và Kha Đài đều đang thưa chuyện với Vương gia ạ.
Điền Văn Kính không nói gì thêm nữa, mím chặt miệng, hiên ngang bước thẳng vào. Tới thiên tỉnh, đang định báo danh, thì đã nghe tiếng Hoằng Lịch cười từ trong nhà:
- Văn Kính phải không? Gần như cả ngày ở cùng một chỗ với nhau rồi, không cần làm cái lễ suông đó đâu. Vào đây đi!
Điền Văn Kính nghe giọng nói của Hoằng Lịch có vẻ vui vẻ sự căng thẳng trong ông cũng đỡ đi chút ít. Chờ lính hầu vén chiếc rèm trúc lên, ông thung dung rảo bước đi vào trong nhà, quả nhiên thấy cả Kha Anh và Trương Hưng Nhân đều đang ngồi bên bàn, cố tình quay đi, không nhìn mình, Điền Văn Kính cũng không chào, chỉ làm lễ với Hoằng Lịch rồi đứng sang một bên.
- Ngồi xuống đi. - Nụ cười của Hoằng Lịch không dấu nổi vẻ mệt mỏi, chàng nói: - Ta đang ứng chiến với hai vị Đài Tư đây! Ông tới đúng lúc lắm. Một tỉnh và một nước đều có chung một đạo lý, các tướng bất hoà thì đệ tử sẽ không đồng lòng được và ắt sẽ dẫn tới việc trị lý không tốt, ý ông thế nào?
Điền Văn Kính vuốt lại nếp áo, bỗng nhiên bình tĩnh hẳn lại, bây giờ mình cần trình bày lại nguyên văn bản tấu của mình trước mặt hai người này mà không nổi nóng. Vừa nghĩ, ông vừa cười bảo:
- Có phải lại chuyện bãi thi không ạ? Tôi vừa từ chỗ nha môn học đài tới chỗ Tứ da đây. B tú tài gây rối không phải chỉ do lỗi của một mình Điền Văn Kính tôi, chúng tôi ở trên cùng một con thuyền mà. Nếu không như vậy, thì tại sao bọn chúng lại không tìm tôi để gây chuyện, mà lại đi tới chỗ Hưng Nhân huynh?
Trương Hưng Nhân hình như đã được Hoằng Lịch dặn trước, lại cũng không muốn tranh cãi với Điền Văn Kính lần thứ hai nữa, nên sắc mặt có vẻ dãn ra, than rằng:
- Tôi và Đốc soái không có oán thù gì, ý kiến có khác nhau thì cũng chỉ vì công việc mà thôi. Thời gian tôi đến Hà Nam không lâu, học đài lại là một nha môn thanh sạch, rất nhiều nơi ngưỡng mộ. Đâu dám tùy tiện vu tội? Văn khí Hà Nam vốn không thịnh từ xưa, đã bao năm không có người đỗ cao, đến địa vị Nhị giáp Tiến sĩ cũng là của hiếm. Ý kiến của văn nhân tú sĩ về chính sự tuy không được hợp tai lắm, nhưng nghe ra thì cũng không có gì bậy bạ cả. Hà tất cứ phải trấn áp việc chúng bàn luận chính sự làm gì?
- Không thể coi đó là bàn luận chính trị được. - Điền Văn Kính cười, nói, - Bình quân ruộng đất, thuế khoá, lại quân bình cả tư tưởng nữa sao? Gây lửa rồi mới tìm rơm. Triều Minh, Hải Cương Phong thi hành phép "Nhất điều tiện" 4 cũng làm cho các địa chủ tức giận, đua nhau đứng lên công kích. Phép nhất điều tiện không thể thực hiện được, cũng đã gieo cái họa mất nước. Việc trước là tấm gương cho việc sau, điều này không thể xem nhẹ được.
- Thời thế hiện nay và những năm Gia Tĩnh triều Minh không giống nhau, con người cũng khác hẳn, sự việc cũng khác. - Kha Anh lập tức nói tiếp, Tôi không tin là việc không thực hiện chế độ khâm sai lại có thể khiến cho Đại Thanh mất nước được!
Hoằng Lịch chau mày, nói:
- Làm quan khâm sai là do chỉ ý của triều đình, Điền Văn Kính phụng chỉ làm việc, nhà ngươi cần nói năng cẩn thận một chút.
Kha Anh tiếp:
- Chỉ ý của triều đình thì nô tài đương nhiên là phải tuân theo. Nhưng trong chỉ ý còn nói tình hình các tỉnh không như nhau, cần tùy cơ hành động. Hà Nam là vùng đất nghèo, ruộng của các địa chủ không chiếm tới một phần mười thành Giang Nam, việc nạp lương cũng phải dựa vào việc đo đất đai, nên đã tính số mẫu ruộng thay cho việc tính theo đầu người. Vì bồi dưỡng phong khí sĩ lâm, cho các quan lại giữ thể diện, liền miễn cho mục "khâm sai". Mấy cái chuyện vặt đó thì hà tất phải lật đi lật lại cho chốn quan trường và dân gian phải dáo dác, tâm lý không thoải mái?
Tới lúc này, Điền Văn Kính đã biết là Hoằng Lịch và bọn họ không thống nhất ý kiến, bỗng thấy bạo gan hẳn lên, cười, nói:
- Tôi không hề có ý tranh cãi với hai vị. Việc tú tài gây loạn ở trường thi lần này là có kẻ cầm đầu và cũng có sự tiến dần của nó. Bọn chúng mưu việc này đã lâu, vì thế, mới "tĩnh tọa" tới mức rất có trật tự, không hề lộn xộn. Việc này hoàn toàn không phải là chuyện nhỏ, dưới không che nổi muôn dân bách tính, trên không dấu nổi Thiên tử thánh minh. Lẽ ra phải bắt tất cả bọn từ lâu, rồi tra xét trừng trị tận gốc, tôi nhường một bước, kẻ bị ép đã không hỏi đến, nhưng đứa cầm đầu thì không thể tránh khỏi phép nước luật vua. Khi rời thí viện, tôi đã ủy thác cho Hưng Nhân huynh thay tôi bắt hai tên Trương Hi và Tần Phượng Ngô, không biết đã bắt được chưa?
- Chưa. - Trương Hưng Nhân nói, - Không thể bắt người tại chỗ được vì sợ rằng sẽ dẫn đến biến loạn khác. Sau khi bọn chúng giải tán, tôi đã cho người tới tra hỏi ở Ân Gia Lão điếm, người trong điếm nói là bọn chúng đã dời đi nơi khác từ ba hôm trước. Đó không phải là việc lớn lao gì. Ngày mai, khi bọn chúng tới long môn sưu thân 5, trong lúc không đề phòng, sẽ bắt.
Điền Văn Kính nhếch mép, không dấu nổi vẻ khinh miệt, cười nhạt:
- Lão huynh nhân đức quá hóa lú lẫn mất rồi. Trương Hi và Tần Phượng Ngô nếu tự biết mình vô tội thì việc gì phải trốn khỏi Ân Gia Lão điếm, còn nếu biết mình có tội, thì giờ đây đã cao chạy xa bay rồi.
Đang định nói thêm, thì Môn chính ở dịch quán tiến vào, bẩm:
- Thưa chế đài, Lý ban đầu trong nha môn tới, nói rằng có việc cần bẩm báo.
Điền Văn Kính xin phép Hoằng Lịch ra ngoài, một cơn gió mát cuốn theo những hạt mưa phùn thổi vào mặt, Điền Văn Kính rùng mình, mới biết trời đang mưa, dẫm lên con đường đá trơn như bôi dầu bước ra, thấy Lý Hoằng Thăng đã đang đợi ở Nhị Môn khẩu, liền hỏi:
- Phạm nhân ở Ân Gia Lão điếm đã trốn đi hết rồi à?
- Vâng! - Lý Hoằng Thăng nói. - Thì ra bọn tú tài hô hào làm loạn đó đã dọn đi hết từ hôm qua rồi. Tiểu nhân phái người đi lùng khắp nửa số điếm trong thành, mới được một đứa tên là Hoàng Thế Hùng, phải vả cho nó mấy cái mới tra ra được. Hoá ra - hắn hạ giọng - Cái tên Trương Hi ấy là người Tứ Xuyên, Thương Khâu, hắn là sinh viên ngoại tỉnh tới Hà Nam ghi tên thi. Tần Phượng Ngô là người Lạc Dương, tự lấy hiệu là "Long môn tú sỹ", rất thân với La lão gia phủ Hà Nam. Ba hôm trước, đầu lý học chính nha môn Lương sư gia đã cùng hai đứa này uống rượu, sau đó thì chúng chuyển nhà.
- Như vậy là hai tên Tần, Trương đang trốn tại nha môn Học đài à?
- Tiểu nhân không dám nói đâu ạ!
Điền Văn Kính ngây người ra: Tối nay Lý Hoằng Thăng còn chỉ mặt hai tên Trương Hi và Tần Phượng Ngô cho ta ở cổng thí viện, hai tên này chắp cánh cũng không thoát khỏi phủ Khai Phong. Nếu muốn trốn, theo lời Lý Hoằng Thăng nói, thì rất có thể đang trốn ở nha môn Học Đài. Nhưng nha Học đài tỉnh trực thuộc bộ Lễ, tuy không có thực quyền, nhưng địa vị cũng chẳng thấp hơn Phiên đài, không có thánh chỉ, thì ai dám vào lục soát? Tìm thấy thì còn đỡ, chứ tìm không ra thì lại gây sóng gió nữa, hơn nữa vấn đề quan trọng hơn là các đại sứ trong Tỉnh đài đại nha đều là đối thủ của mình. Hai tên Trương, Tần có lẽ đang nấp ở chỗ Kha Anh, thậm chí là trong nha của A Sơn Bố La, nếu thế thì càng không thể lục soát được. Điền Văn Kính vắt óc ngẫm ngợi hồi lâu, nghĩ ra một mẹo, liền bảo Lý Hoằng Thăng:
- Ngươi không cần đi, cứ ở đây chờ hiệu lệnh của ta.
Nói rồi quay người đi gấp về phòng, bảo Trương Hưng Nhân:
- Trương Hi và Tần Phượng Ngô đã sợ tội bỏ trốn rồi, người của tôi nói rằng Lương sư gia ở quý nha môn đang giọn chúng. May mà Hưng Nhân huynh lại đang ở đây, xin ông cho biết ý kiến.
- Trong nha môn của ta ư? - Trương Hưng Nhân kinh hoàng mặt tím bầm, đứng phắt dậy, chỉ tay ra ngoài, lớn tiếng quát: - Người của ông ư? Ông hãy gọi nó vào đây? Lương Hưng Đức, Thụ Diệp Trạo Liễu đều là người sợ bị mất đầu, lại dám làm điều đó à?
Điền Văn Kính khom người, cười nói:
- Hưng Nhân cứ bình tĩnh xem sao, đừng nóng, người anh em này chẳng phải đang cùng ông bàn bạc sao?
- Tôi và ông không có gì để nói cả, tôi chịu nhịn như thế đã là đủ lắm rồi. - Trương Hưng Nhân quay người, vái Hoằng Lịch một cái, rồi nói: - Điền Văn Kính quả thực là một vị thánh hiền đời xưa, tôi không xứng với chức vụ Học chính này. Tứ da, xin ngài hãy bãi quan của học sinh ngay bây giờ đi, để người họ Điền sai quân tới thư viện.
Thái độ của ông ta rất cương quyết, Điền Văn Kính hơi chột dạ, nhưng là người từng trải đã lâu, nên lại cười, bảo:
- Hưng Nhân huynh, đưa quân tới thư viện của ông thì chỉ cần thánh chỉ là tôi đã dám làm rồi. Đó là lời ông nói, còn tôi thì không nghĩ tới điều đó đâu. Lần làm loạn này của bọn tú tài ông thấy là chuyện nhỏ, nhưng tôi lại thấy là việc lớn, hai chúng ta không gặp nhau ở điểm này. Nếu đem chuyện này tấu lên hoàng thượng, thì làm gì có cái chuyện không bắt kẻ cầm đầu cơ chứ? Tôi có ý tốt muốn bàn với ông, ông lại nổi nóng như thế, thì còn làm anh em sao được?
- Tôi chán cái kiểu nửa nạc nửa mỡ này lắm rồi! - Kha Anh đứng bên, càng lúc càng thấy Điền Văn Kính đáng ghét, lại thấy Hoằng Lịch cứ trầm ngâm bên cốc trà, liền lớn tiếng: - Tóm lại là ông nghĩ sao, thì cứ nói toẹt ra đi!
Điền Văn Kính không chịu lùi, gằn từng tiếng một:
- Tôi không phải là người quá đáng. Xin Hưng Nhân huynh về nha tự xử lý. Thành Khai Phong này đã bị nha môn Tổng đốc tôi trông coi nghiêm ngặt rồi. Con người khó trốn tránh được ở ba tấc thế gian này lắm, bọn chúng rồi cũng không dễ thoát khỏi tay tôi!
Hoằng Lịch cau mặt, mấy lần định nói nhưng lại thôi. Việc Kha Anh, Trương Hưng Nhân đồng tình với các tú tài, che dấu kẻ cầm đầu vẫn chưa rõ thế nào, nhưng Điền Văn Kính cũng bức người quá lắm. Ông ta quả là không biết nể mặt người khác, nhưng loại người này lại được hoàng a-ma rất thích! Sắc mặt Hoàng Lịch tối sầm lại, nói một câu:
- Các ngươi càn rỡ quá! Không nghĩ tới thân phận của mình à? Hò hét trước mặt ta như thế thì còn ra thể thống gì nữa...
Chưa hết câu, thì đã nghe thấy bước chân rầm rập ngoài cửa, Hình Kiến Nghiệp chạy tới trước thềm, bẩm báo:
- Tứ da, ở ngoài có một tú tài tên là Tần Phượng Ngô muốn gặp Học Đài đại nhân, tự xưng là kẻ chủ mưu tú tài bãi thi, đến để đầu thú.
Mấy người cùng đứng dậy, Nét mặt Trương Hưng Nhân trông rất khó tả. Kha Anh thì đưa cặp mắt đắc ý nhìn Hoằng Lịch. Điền Văn Kính khó xử, cười khan một tiếng, bảo:
- Nó tới đầu thú thì tốt quá rồi!
Hoàng Lịch nói:
- Người này có gan đây, gọi vào để ta xem nào!
--------------------------------

1

2

3

4

5
Trăng sáng chốn quan san khiến người ta phải ngắm nhìn.
Gió xuân trăng sáng đều hợp ý người.
Quan văn chết vì can gián vua, quan võ chết vì chiến trận.
Đây là chế độ thuế ruộng gộp cả phú lẫn dịch (thuế và lao dịch) lại làm một. trừ thu lương ra, còn lại đều quy thành bạc, thuế cần nộp được căn cứ theo số mẫu ruộng.
Soát xem trong người có mang theo tài liệu để quay cóp không.
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI