HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY
Mưu gian khiến tướng quân sinh lòng đố kỵ
Bí mật dọn đường hạ độc thủ khâm sai

    
in gia sản nhà Long Khoa Đa bị tịch thu lan truyền rất nhanh tới trung quân của Niên Canh Nghiêu. Viên đại thần Thượng thư phòng này tuy là người thân thiết của hoàng thượng, song từ trước tới nay chưa từng lập được thành tích, chiến tính gì, trong lòng Niên Canh Nghiêu không phục. Khi Niên mới nhận chức đại tướng quân, trong một lần viết mật tấu gửi cho vạn tuế, có câu:
Long Khoa Đa là một người quá ư tầm thường.
Ung Chính liền phê vào bức mật tấu đó một lời phê dài ba ngàn chữ, biện bạch hộ những điểm tốt của Long Khoa Đa, trước đây:
Không chỉ có khanh, ngay cả trẫm cũngận thức đầy đủ, Thánh tổ đã để lại cho trẫm một đại thần là trụ cột của triều đình, cùng với khanh sẽ là bức tường thành vững chãi của xã tắc.
Hoàng đế mà còn tôn trọng, mà còn nhún nhường như vậy, huống hồ là Niên Canh Nghiêu? Thế là, mỗi lần vào cung nạp lễ cống vật, thỉnh thoảng cũng biếu Long một số lễ vật nhỏ, hai người dần dần đi lại, kết giao. Mùa xuân năm nay, con trai của Niên bị ốm nặng, Niên Hy tuổi Canh, Ung Chính nhờ Cao Kỳ Trác xem tử vi cho Niên Hy, Trác nói rằng, đứa con trai đó không hợp với mệnh của Niên Canh Nghiêu. Long Khoa Đa lại không có con, Ung Chính linh hoạt lệnh cho Niên Hy làm con nuôi của Long Khoa Đa, để tránh xung khắc cho cha đẻ, "Long Khoa Đa không con thành có con, Niên Canh Nghiêu có con thành không con", kể từ đó hai người thành thân gia. Bàn dân thiên hạ thì cho rằng, hai người là "tướng tương hợp"; song bản thân Niên Canh Nghiêu hiểu rằng, đây chẳng qua chỉ là sự "tạo dựng" mà thôi. Bản tấu trước đây Ung Chính có phê:
Ông cậu từ chức đề đốc Cửu môn, trẫm chưa hề tiết lộ tin này cho ai, đó là chủ ý của bản thân Long Khoa Đa.
Đọc xong lời phê, Niên hiểu ngay rằng Long đã bị thất sủng, mình thì tận tâm tận lực như vậy, mà không thấy Ung Chính "gãi đúng chỗ ngứa", mình chỉ muốn rằng, bên cạnh chức đại tướng quân có kèm theo chức đại thần Thượng thư phòng, giờ đây chắc không được nữa rồi?
Kể từ ngày Ung Chính đăng quang đến nay, đây là lần đầu tiên xử lý một đại thần trong cơ quan quyền lực chóp bu của triều đình. Nay nói tịch thu là tịch thu, Niên không thể không có tình cảm "thấy thỏ chết cáo buồn", đồng thời, lại cho rằng tin đồn không đúng, rốt cuộc thì đâu đúng, đâu sai, lúc này Niên không nghĩ ra. Đến khi được người nhà báo tin, Niên ngơ ngác mất một lúc lâu, cho gọi Tang Thành Đình, chau mày,
- Mấy ngày nay ta không ngủ được, đau đầu lắm, không thể dự họp hôm nay được, ngươi bảo các tướng quân tự giải tán, sai người đi mời Uông tiên sinh và Cửu da tới đây nói chuyện.
- Dạ, lão nô đi ngay đây ạ - Tang Thành Đình tóc bạc phơ, run rẩy, khó khăn lắm mới quỳ xuống được - nhưng mà hôm nay tham nghị Lưu Mặc Lâm đến đại bản doanh Nhạc tướng quân, có dặn lại sẽ về gặp. Lưu đến, đại tướng có tiếp không ạ?
Niên cười nói:
- Cái loại cao dán này, dính lắm đây! Đại bản doanh của Nhạc Đông Mỹ cách đây vài chục dặm, về được tới đây đã là hoàng hôn rồi. Thôi chờ hắn ta về sẽ hay!
Nói xong, bên ngoài có tiếng bước chân người đi lại, Uông Cảnh Kỳ cười ha hả bước vào, nói:
- Chỗ nào trên người đại tướng quân không thoải mái, vãn sinh biết y đạo, có thể bắt mạch, chỉ dán một miếng cao là khỏi ngay mà.
Vừa nói, vừa lấy văn thư giấy tờ từ Lan Châu gửi tới đặt lên đầu bàn làm việc của Niên Canh Nghiêu.
Uông Cảnh Kỳ được điều đến làm văn thư đã được hơn một năm, công việc văn thư không những thành thạo, mà còn làm việc đâu ra đấy, nhanh chóng và chính xác. Tính tình cởi mở, đối đáp trôi chảy, tuy tuổi tác đã cao, song tinh thần vẫn còn sáng suốt, lúc rảnh rỗi thường giúp Niên cùng làm việc quân vụ, chuyện trò đông tây kim cổ, đã trở thành người bạn tâm giao không thể thiếu trong một ngày của Niên. Thấy Uông đến, Niên vội lệnh quân sĩ dâng trà, nói:
- Trong lòng buồn bực quá, khắp người tê mỏi, cũng đang định mời tiên sinh tới đàm đạo.
Nói xong, lấy thư nhà gửi đến đưa cho Uông Cảnh Kỳ xem, còn bản thân kiểm duyệt công văn giấy tờ, xem có bản tấu trình nào từ Bắc Kinh chuyển tới hay không. Tin tức này Uông đã biết từ chỗ Doãn Đường, trong lòng đã rõ, Uông gửi lại, nửa đùa nửa thật nói:
- Người tiếp theo là Niên Canh Nghiêu.
- Cái gì? - Tay Niên hơi run, nắp tráp không mở ra được.
- Tôi nói - Nếp nhăn trên khuôn mặt đầy sương gió của Uông Cảnh Kỳ không hề động đậy, nét mặt nghiêm nghị, Uông mở rộng bức thư trên mặt bàn - Hoàng thượng nghi ngờ đại tướng quân lắm lắm. Vốn dĩ đã mài sẵn dao làm thịt Bát da, nay mũi dao đó đã chuyển hướng để lấy thủ cấp của đại tướng!
Toàn thân Niên run rẩy, tê tái, mắt trừng trừng nhìn Uông Cảnh Kỳ, giọng lạc đi:
- Ta với hoàng thượng tình thân như cốt nhục, quân thần cùng sống chết có nhau, ta lại vừa lập công, hoàng thượng nghi ta ở điểm nào?
Uông Cảnh Kỳ không hề run sợ, nhìn thẳng vào đôi mắt hung dữ của Niên một lúc lâu, thổ lộ tâm tình:
- Đại tướng quân cứ cho mình là nho tướng mà lại không hiểu, anh em ruột thịt cùng một cha sinh ra còn chưa bao giờ được coi là tình thân cốt nhục, huống hồ tướng quân? Tình thân cốt nhục giữLong Khoa Đa và hoàng thượng như thế nào, liệu có bằng ông không? Lúc tiên đế băng hà, trong thì có các vương hổ nhòm ngó đoạt ngôi vị, ngoài thì địch họa quân lính áp sát biên giới, lúc đó chỉ cần Long Khoa Đa đổi ý một tí thôi, thì hoàng thượng đâu được như ngày nay, hoàng thượng đã gửi gắm mình vào Long, nếu đem so với công huân của tướng quân thì ai nặng ai nhẹ? Tướng quân hãy suy nghĩ kỹ mà xem, có ai trung thành như Nhạc Phi? Có ai lập công to như Hàn Tín? Có ai tình thân cốt nhục như chú cháu Vĩnh Lạc? Ngạn ngữ cổ đã từng viết:
Vải một mét dựng sao được lều bạt,
Gạo một ca sao gọi là nồi,
Anh em hai người đâu thành một?
Tướng quân chưa đọc ư?
Các cơ trên má Niên giật giật, giọng nói mang đầy uy lực:
- Ai sai ngươi đến đây nói với ta những lời xằng bậy như vậy? Rốt cuộc ngươi là người như thế nào?
- Như thế này, là do ta! - Tiếng của Doãn Đường từ ngoài cửa vọng vào, Doãn Đường vén rèm cửa bước vào trong, vén vạt áo bào sang bên rồi ngồi xuống ghế đối diện Niên Canh Nghiêu, ánh mắt đầy vẻ khiêu khích nhìn vào khuôn mặt đang ngơ ngác của Niên Canh Nghiêu:
- Hiểm nguy đến với tướng quân chỉ là một sớm một chiều, tình thế cực kỳ khẩn cấp, ta không thể không mời Uông tiên sinh nói cho tướng quân hay. Chỉ một câu nói, cứu ngươi, cứu ta, cứu cả xã tắc!
Ánh mắt Niên lộ rõ vẻ do dự, hết nhìn Doãn Đường, lại nhìn Uông Cảnh Kỳ, bỗng nhiên cười như điên dại, dằn giọng:
- Cửu bối lặc, trung thành với hoàng đế, ta kính trọng gọi là Cửu da, còn không trung thành, ta chỉ gọi là Doãn Đường! Xin đừng quên, ta không phải là tướng quân tầm thường, mà là đại tướng quân được dùng thanh kiếm của thiên tử!
- Có quyền to như vậy, càng phát lệnh, người càng to. - Doãn Đường vẫn cái giọng đều đều: - Nguy đến nhỡn tiền, như chó xông tới mà cung tên lại cất, chỉ vì môi hở răng lạnh ta mới tới đây. Nếu không cứu được, ngươi vong thì ta đâu tồn tại? Vì thế, ta mới tới đây nói chuyện.
Niên hừ một tiếng, rút từ trong túi ra một cái phong bì bằng vải lĩnh màu vàng trong đó có mật tấu, vứt lên bàn:
- Các ông mắt đã hoa hết cả rồi sao, uống nhầm thuốc rồi à? Đây là lời phê của hoàng thượng mới gửi tới được vài ngày, xem đi, để biết hoàng thượng đối với ta thân tình như thế nào. Dù có chết, ta cũng không để các ông phải oán hận.
Doãn Đường cầm lên xem, chuyển cho Uông Cảnh Kỳ, nhạt toẹt, cười nói:
- Té ra tướng quân không biết đọc văn chương. Ung Chính cho một cái bạt tai, mà dám nói là thân cận!
Uông Cảnh Kỳ xem xong cũng cười, nói:
- Tướng quân là người trong cuộc nên không tỉnh táo bằng người ngoài. Bản phê này, x là thân, xem kỹ mà sơ, nếu gọt giũa từ ngữ thì khiến ta phải run sợ!
- Thế sao? - Niên đã bị sự bình tĩnh của hai người khống chế chặt, chần chừ một lúc, nhận lại bản tấu, đọc lại.
- Khanh hãy nghe Cửu da dạy bảo, khanh cùng ở với Tứ da vài chục năm, mà vẫn không hiểu Tứ da của khanh! - Doãn Đường nở nụ cười khó hiểu, xoẹt, mở mạnh chiếc quạt giấy, lại gập lại, chau mày nói:
- Lời phê này có ba ý, tứ hải 1 đại thắng là hoàng thượng đại phúc, tứ hải đại thắng là công lao của tướng sĩ từ khanh trở xuống; công lao của tứ hải làm nên đại thắng, khanh tốt thì nhận của mình? Vì thế, khanh không nên tham đọc, chỗ nào của khanh không hợp ý trẫm, trẫm sẽ nói tỉ mỉ từng điều cho khanh rõ... Tướng quân nghĩ kỹ mà xem, trước khi đi Bắc Kinh, có loại phê tấu nào giấu đầu hở đuôi như thế không?
Ánh mắt Niên bỗng sáng lên, Niên cười nhạt:
- May mà ông không có phúc làm vua. Nếu không, thần dân thiên hạ sẽ bị giết chết hết rồi! Những lời nói đó của hoàng thượng vừa có nghĩa là những người bạn cùng cảnh ngộ, vừa có nghĩa là thăm hỏi cổ vũ, vừa có nghĩa là tình thân ái, chứ đâu phải ba cái chuyện giật gân. Cửu da chắc vẫn chưa từ bỏ ý định mở một chân trời mới.
Nói xong, nở nụ cười vô nghĩa.
- Đưa lời phê bản tấu vừa nhận được cho Niên Canh Nghiêu - Doãn Đường đột ngột n
- Cái gì? - Niên ngơ ngác, giữa lúc kinh ngạc, Uông Cảnh Kỳ lại đưa ra một bản tấu thỉnh an, Niên mở ra xem, hai hàng chữ bằng bút Châu Sa, mực đỏ, chữ viết thao như những giọt máu hiện rõ trước mắt:
Niên Canh Nghiêu quả thật là thần thuần chứ? Chỉ một chữ thuần thôi trẫm chưa bao giờ thừa nhận! Ngươi có nhận xét gì không, theo tình hình thực tế, mật tấu cho trẫm vào trước hạ tuần tháng Sáu.
Vẫn nét chữ quen thuộc, quả thật không phải là giả tạo! Niên Canh Nghịêu như điên, như dại, nhưng khi xem họ tên thì thấy bị tẩy xóa mờ đi, Niên lấy tay xoa nhẹ. Thấy thế Doãn Đường vội giật lấy, lén cười:
- Không được! Còn vì tính mạng của người khác chứ! Nếu không tin... đưa bản sao của Vương Cảnh Hạo cho tướng quân!
Niên Canh Nghiêu lúc này như mê, như dại cầm lấy bản sao, xem xong, mặt biến sắc, bản sao rơi xuống đất: Vương Cảnh Hạo và tổng đốc Vân Nam - Quí Châu Thái Đĩnh chơi thân với nhau, luôn trao đổi thư từ qua lại, trong thư nói xấu mình rất nhiều, vì thế mới mật tấu lên Ung Chính, Vương Cảnh Hạo quản lý con người không chu đáo, xin cho Hồ Kỳ Hằng thay thế. Sự việc này bại lộ là ngoài việc Trịnh Châu đồn đại Hồ Kỳ Hằng được điều động sang tỉnh khác ra, thì chỉ còn có một người. Ai mà có thể tạo giả được một mật dụ như thế. Mặt Niên xanh tái, như người mộng du, đi đi lại lại trong thư phòng, lẩm bẩm:
- Đây không có lẽ... Sao lại thế nhỉ? Chẳng lẽ lại không đúng...
- Đây là sự thật! - Uông Cảnh Kỳ nghiến răng, nói: - ật như Long Khoa Đa bị tịch thu gia sản! Tướng quân phạm vào ba điều đại kỵ của hoàng thượng, không nhanh tự mình giải quyết, đại họa sắp đến rồi!
Niên Canh Nghiêu vẫn quay cuồng trong sự khiếp đảm, miệng lảm nhảm:
- Ba điều đại kỵ... ba đại kỵ...
Doãn Đường hét to:
- Niên Lượng Công, sinh tử có số, phú quý tại thiên, ngươi là đại tướng mà lại thế ư? Ngươi hãy tự vực tinh thần lên đi!
Tới lúc này Niên mới hồi tỉnh, thẫn thờ ngồi xuống ghế, cười đau khổ:
- Kỳ lạ hơn cả tuyết rơi giữa trưa hè! Ta mất tinh thần rồi, tiên sinh Nguyện có dạy ta... Ta tạ tội trước.
Niên Canh Nghiêu dù sao vẫn là Niên Canh Nghiêu, trong chớp mắt, như đã thức tỉnh, tinh thần Niên hồi phục trở lại, đầy vẻ bình tĩnh và uy nghiêm.
- Lập công quá lớn, không biết lấy gì để thưởng: đây là đại kỵ thứ nhất. Ung Chính lên ngôi giữa lúc nguy cơ bên trong và bên ngoài đang đe dọa, chiến tích của tướng quân đã giúp Ung Chính giữ vững ngôi vị và ổn định đại cục, ổn định nhân tâm. Ung Chính cần mượn sức mạnh của tướng quân để trấn áp Bát da và một số nghịch thần bất mãn, cho nên không thể không ban thưởng cho tướng quân, mở lễ long trọng nghênh đón tướng quân, được mang vinh dự như hầu, tước, giờ đây Ung Chính không biết lấy gì để thưởng tướng công
- Uy thần át chúa: không hiểu thao lược. Không những không khiêm tốn, lại còn cậy mình lập công kiêu ngạo tự dương tự đắc. Quách Tử Nghị đối đãi với công thần như thế nào? Thưởng bằng tửu sắc, kết quả thủ lĩnh Cẩn Bảo bị chết, Từ Đạt bỏ không tham gia triều chính về ở ẩn, khó mà tránh khỏi sự ban thưởng "gà hầm"! Còn tướng quân? Ca khúc khải hoàn về Kinh, từ vương công trở xuống phải ra khỏi kinh thành mười dặm để nghênh đón, đương nhiên tướng quân sẽ bị nghi ngờ. Tại Phong Đài, hoàng đế ra lệnh cho các tướng sĩ cởi bỏ áo giáp cho mát, nếu không có lệnh của tướng quân, không một ai dám cởi, lệnh vua không bằng lệnh tướng, nếu tướng quân là hoàng đế, tướng quân có chịu được không?
- Lòng đố kỵ: bản tính vua nhút nhát. Ung Chính đang muốn cải cách "Sử trị", tướng quân lại nhúng tay vào khắp nơi. Lượng Công tướng quân, ông đã níu kéo cánh tay của Ung Chính lại! Đây là đại kỵ thứ ba. Bình tâm suy nghĩ tướng quân đã lựa chọn bao nhiêu quan? Thò tay can thiệp vào công việc của bao nhiêu tỉnh? Vốn dĩ tướng quân không tham gia triều chính, Ung Chính đã muốn bắt rồi, huống hồ đâu đâu cũng nhúng tay vào? Hoàng đế vốn dĩ muốn mượn sức mạnh của tướng quân để chế áp Liêm thân vương, xử lý đảng Bát da, sau cùng giải tỏa binh quyền của tướng quân. Song vào thời điểm hiện nay, Ung Chính cho rằng tướng quân còn đáng sợ hơn Bát da, lo sợ tướng quân liên kết với đảng Bát da làm phản, do đó phải thanh trừ tướng quân trước! - Uông Cảnh Kỳ thao thao bất tuyệt, nói câu nào chắc như đinh đóng cột câu ấy, đến đây đột nhiên ngừng bặt, trong thư phòng yên tĩnh lạ thường.
Tay Niên run run, mồ hôi bịn rịn, Niên ôm lấy đầu, một lúc lâu sau, khó nhọc nói:
- Việc ta làm còn có thiếu sót, có lẽ đã làm sai việc nào đó, song ta không ăn ở hai lòng. Nhất định là như không biết sai ở chỗ nào, khiến hoàng thượng phải giận...
- Thôi đi, đại tướng mê muội ạ! - Doãn Đường cười mỉa - tướng quân đã lĩnh giáo của Tứ ca bao nhiêu? Từ sau đợt đại thắng, đầu tiên là Bảo thân vương Hoằng Lịch, tiếp đến là Lưu Mặc Lâm, trong đại bản doanh của đại tướng không ngày nào không có người của triều đình giám sát. Ngay như các thị vệ trước đây cũng vậy, họ luôn giám sát để mắt tới tướng quân, may mà đã được tướng quân thu phục!
Niên ngây người nhìn ra ngoài trời, khí hậu tháng Bảy ở Thanh Hải đã rất lạnh, cây hồ dương bắt đầu trút lá, trên khoảng sân rộng rãi, gió tây thổi mạnh cuốn tung cả bụi đá, cuốn lên không trung, thỉnh thoảng có cơn gió xoáy, cuốn cả đá lên rồi ném mạnh xuống đất, đá văng vào cánh cửa sổ bằng kính pha lê, làm thủng một lỗ nhỏ. Cây liễu trước cửa do đích thân Niên trồng trong ngày đầu tiên tới Thanh Hải, lá đã to như lá chè, dường như không chịu nổi sự giày vò của không khí và gió xoáy, cây nghiêng ngả, như múa, như đang thì thầm gì đó. Trái tim Niên hoang vắng, lạnh lẽo như cảnh vật và thời tiết nơi đây. Người như bồng bềnh giữa biển rộng bao la, nhìn không tới bờ, cố sức vùng vẫy, để bơi vào một hòn đảo nào đó, chí ít là đảo đá ngầm, song vô vọng... Hai mắt cụp xuống, hai người ngồi cạnh vừa quen, như vừa lạ, Niên như ở trong trạng thái vừa tỉnh sau cơn mộng mị dài. Lúc lâu sau, đầu vùi sâu vào giữa hai cánh tay, Niên nấc lên như rên rỉ, lại như than thở...
- Ta biết làm gì bây giờ?...
- Bát da rất hiểu nỗi khổ tâm của tướng quân.
Doãn Đường vui mừng, dương dương tự đắc, chỉ bằng một cú đòn đã thu phục được một đại tướng ngang tàng, kiêu ngạoại còn một chút lo âu, nên ôn tồn nói:
- Thời thế tạo anh hùng, anh hùng cũng có thể tạo được thời thế, ngươi không nên làm một anh hùng có chí đoản như vậy. Ta ở trung quân đã hai năm, cân nhắc tỉ mỉ, Thập tứ da được mọi người tôn thờ, bị nghi oan mà cam chịu, ba quân không phục. Nếu như mời được Thập tứ da vào đại bản doanh của tướng quân đứng ra làm chủ, tướng quân là bậc thầy của sự chiến thắng, giương cao ngọn cờ khởi nghĩa, thần dân thiên hạ sẽ đi theo. Trong triều Bát da nội ứng, mở hội nghị các vương, phế vô đạo lập hữu đạo, noi gương cổ nhân, giành được thắng lợi không cần đổ máu. Khi tạo được cục diện, đại tướng quân mới thực sự là đại trượng phu vĩ đại nhất, sáng chói nhất.
Niên Canh Nghiêu nóng lòng như lửa đốt, cúi đầu suy nghĩ lắc đầu:
- Hoàng thượng là ân nhân của ta, bất luận thế nào, hiện tại vẫn chưa bảo ta là phản nghịch, nếu ta tạo phản, thiên hạ sẽ gọi ta là tên loạn thần tặc tử, như thế ta chịu sao nổi?
Doãn Đường cười mỉm:
- Song thế nhân lại dĩ thành bại luận anh hùng, Lượng Công vẫn chưa thoát khỏi lề lối cũ, ngươi quá cố chấp.
Uông Cảnh Kỳ thấy Niên cúi đầu im lặng, biết là đòn đánh chưa đúng huyệt, liền đứng dậy đi tới bàn, cầm bút viết hai dòng chữ, xong nói:
- Đại tướng quân, hãy ngẩng đầu lên, xem này! Đây là nguyên văn di chiếu của hoàng đế Khang Hy: Truyền ngôi con Thập tứ.
Niên đang ngơ ngác không hiểu, Uông Cảnh Kỳ cầm ngay lấy bút viết thêm vào chữ Thập hai nét 2 thành ra: Truyền ngôi con Tứ.
- Đây hoàn toàn là sự thật! - Uông Cảnh Kỳ giương đông kích tây - Công của Long Khoa Đa, tội của Long Khoa Đa, đều ở đây!
Uông xé nát tờ giấy:
- Ung Chính là hoàng thượng kiểu gì? Lừa trời đất bịp tổ tông, là đại gian hùng! Thập tứ da mới thực sự là chủ của Đại Thanh chân chính! Con người như vậy, trời xanh đâu có phù hộ! Quần thần đâu có ủng hộ! Tướng quân cũng là người tinh thông kinh sử, niên hiệu tiền đại có chữ Chính, Chính Long của Kim Hải lăng vương, Chính Đại của Kim Nhược Tông, Chí Chính của Nguyên Thuận đế, Chính Đức của Minh Võ Tông, trong số đó cái nào là cái tốt? Nói về chữ Chính, là hình tượng của loạn vương tâm, lại có thể tách ra thành hai chữ nhất chỉ 3. Nếu như tướng quân hành động, thì việc làm đó hợp ý trời, cứu vãn Đại Thanh, đây là sự nghiệp vĩ đại nhất, trong sáng nhất và huy hoàng nhất, lại được lưu danh muôn thuở?
Những lời luận về chữ Chính, kết hợp với di chiếu hoang đường, lại được nói ra từ cái lưỡi dẻo như cao su của Uông Cảnh Kỳ, có hiệu lực xuyên qua hang, vượt qua núi cao, khiến sắc mặt của Niên Canh Nghiêu chuyển từ đỏ sang trắng, từ trắng sang xanh tái. Bỗng nhiên chân tay bủn rủn, Niên ngã bệt xuống đất, hai tay che mặt, miệng lẩm bẩm:
- Những ời nói đó ta không tin... việc này quá lớn... để ta suy nghĩ... suy nghĩ đã...
Lưu Mặc Lâm từ đại bản doanh Nhạc Chung Kỳ về tới thành Tây Ninh trời đã hoàng hôn. Lưu là tây chinh tham nghị đạo, có nhiệm vụ liên hệ hiệp đồng các đơn vị đóng quân trên địa bàn Thanh Hải, tính toán tiền, lương phân chia cho từng đạo quân. Được Ung Chính giao cho Lưu chức khâm sai quân vụ, nên Lưu không chịu sự chỉ huy trực tiếp của Niên Canh Nghiêu và Nhạc Chung Kỳ, tự mình có thể tổ chức các nha tham nghị đạo ở Tây Ninh. Vừa tới cổng nha môn, lính gác cổng chạy tới bẩm báo:
- Trưa nay Niên đại tướng quân cho người mang thiếp mời đến, mời Lưu đại nhân sang đó dự tiệc.
Lưu Mặc Lâm ở đại bản doanh Nhạc Chung Kỳ nửa ngày để bàn việc cung cấp quân nhu mùa đông cho tướng sĩ, phải vượt qua một đoạn đường dài, người đã thấm mệt. Bỗng nhiên nhớ tới chỉ dụ của Ung Chính mới nhận được hôm qua, nội dung:
Cứ ba ngày viết một báo cáo về quân vụ của Niên Canh Nghiêu, không viết tỉ mỉ quá hoặc sơ sài quá
Vội nhảy xuống ngựa, thay ngựa ngồi kiệu tới trướng đại tướng Niên, không thông báo, tiến thẳng vào trướng trung quân. Trong trướng bày bảy hoặc tám bàn rượu thịt, người ngồi kín, đều là thuộc hạ của Niên Canh Nghiêu, mặt mũi ai nấy đỏ gay. Niên Canh Nghiêu ngồi ở bàn đầu, ba đại đô thống của Niên là Nhữ Phúc, Vương Doãn Cát, Ngụy Chi Diệu, còn có phó tướng Mã Huân, tổng binh Lương Châu Tống Tư Tiến ngồi bên cạnh. Đang lúc cao trào, thấy Lưu vào, Niên cười, vẫy tay, gọi:
- Lại đây! Đại tham nghị, chúng tôi đang nói về tửu lệnh! Tham nghị đến muộn, t rượu!
- Đại tướng quân, vui quá nhỉ! - Lưu Mặc Lâm cười khì khì, ngồi xuống - Vừa rồi tại hạ thấy có diễn trò, mồm, mắt, tai đều đã no rồi sao? Uống rượu luân phiên ư? Hôm nay Lưu tội vừa mệt vừa đói, trưa nay có uống rượu ở chỗ đại tướng quân Đông Mỹ, e rằng tối nay không tải nổi!
Niên cười, nói:
- Ta lại không hiểu tham nghị sao? Ngồi xuống đi... e hèm, là như thế này, hoàng thượng thưởng cho ta một chiếc lọ lục bình men Pháp lăng, từ Hà Nam của Điền Văn Kính chở đến vài xe dưa hấu, một người vui thì để mọi người vui chung, cho nên mời mọi người tới đây... Thôi, tham nghị uống rượu phạt trước đã, có gì nói sau.
Nói xong rót liền ba chén, đích thân mang đến, Lưu đành phải uống cạn. Ngụy Chi Diệu cười:
- Sự thành tâm của Niên đại tướng quân làm cho Ngụy đại bác khó xử, bỉ chức hiểu thế nào là luân phiên rồi, nếu phải thay nhau làm trò, diễn kịch thì đến lượt các vị rồi đấy, hay là chúng ta hát đối?
Niên cười:
- Cũng được, già nửa số người ở đây là bia đỡ đạn, lính tráng cả mà, hát đi:
Tôi có một ngôi nhà,
Tặng cho Hán Lưu Bang,
Hán Lưu Bang không nhận.
Vì sao lại không nhận?
Con người đâu nỡ ngủ vào mùa xuân.
Lưu Mặc Lâm thoạt nghe là biết liền, giọng điệu đầu tiên là một vật, tiếp theo là một danh nhân cổ, sau đến một câu thơ cổ. Đang mải suy nghĩ thì nghe Vương Doãn Cát cười, hát:
Tôi có một cái quạt,
Tặng cho Tào Tử Kiến,
Tào Tử Kiến không nhận.
Vì sao lại không nhận,
Cất đi gió mát từng cơn thổi về.
Tống Tư Tiến thấy đã đến lượt mình, cũng vội hát:
Tôi có một cái cung,
Tặng cho lão Phùng Mông,
Lão Phùng Mông không nhận.
Vì sao lại không nhận,
Có cung chim trốn lên trời xanh.
Lưu Mặc Lâm vừa nghe vừa buồn cười, trong bụng nghĩ thầm:
- Tại sao lại có sự so sánh điểu tận cung tàng 4 nhỉ? Ý nghĩa thật sâu xa.
Nhữ Phúc ngồi cạnh Niên Canh Nghiêu đến lượt hát luôn:
Tôi có con gà trống
Tặng cho Quách Tử Nghị
Quách Tử Nghị không nhận.
Vì sao lại không nhận?
Gà gáy cất lên vừng đông hửng sáng.
Nghe xong mọi người ồ lên, đều nói:
- Không thông.
Ngụy Chi Diệu định phạt rượu, Niên Canh Nghiêu liếc nhìn Lưu Mặc Lâm, cười:
- Lão Ngụy yên tâm, câu này dùng mới chính xác mới thích hợp: Trời sáng rồi, cần gà trống làm gì?
Lưu Mặc Lâm nghe xong chột dạ, đã đến lượt, bèn hát:
Tôi có một vầng trăng,
Tặng cho Lưu Bá Luân,
Lưu Bá Luân không nhận.
Hỏi vì sao không nhận?
Bởi sợ nhầm là mâm bạch ngọc.
Niên Canh Nghiêu cười, lắc đầu:
- Sự liên tưởng đó là đương nhiên, nhầm là mâm bạch ngọc, là ở trong điển tích nào? Đại để là ăn uống no say ở chỗ Đông Mỹ rồi, dáng người to lớn thế kia thất thố thế nào được.
Kỳ thực Lưu chỉ đánh trống ghi tên thôi, chứ hát hò gì, ý của trò diễn này giống như là "thuyền cỏ mượn tên" trong Tam quốc diễn nghĩa, tất cả các tướng ở đây ngừng tuyên chiến với nhau, nghe hát vui cười và phạt rượu Lưu Mặc Lâm.
- Yên lặng, nghe bỉ chức nói đây. - Lưu Mặc Lâm tay bịt miệng chén rượu phạt, cười khì khì, nói: - Lý Thanh Liên có thơ rằng:
Tuổi thơ nào có biết trăng
Nhìn mâm bạch ngọc tưởng rằng trăng soi
Đại tướng quân chắc chưa đọc? Hồi ở Bắc Kinh tiểu tướng cùng hội của Vương Văn Vận có dùng vận điệu này để hát đối, tiểu tướng há
Tuổi thơ nào có biết trăng
Chỉ biết ông trời rền rĩ kêu đau;
Tuổi thơ nào biết mưa đâu
Chỉ biết ông trời đái mãi đâm lo;
Tuổi thơ đâu biết sấm to
Chỉ biết ông trời đánh rắm đinh tai.
Nghe xong mọi người cười như nắc nẻ.
- Đại tướng, người bị phạt rượu chính là đại tướng - Niên Canh Nghiêu cười to, cầm chén rượu uống luôn: - Tối nay vui quá, bản tướng chịu phạt. - Nói xong, ra lệnh vui tiếp.
Niên liếc mắt nhìn thấy Lỗ Túc đang độc thoại, liền quay sang hỏi Lưu Mặc Lâm:
- Công việc chuẩn bị cho mùa đông ở chỗ Nhạc Chung Kỳ làm đến đâu rồi?
Lưu bình tĩnh vừa nghe hát, vừa trả lời:
- Công việc chuẩn bị qua đông cũng như ở đây, hiện đang xây lò sưởi, nhưng còn thiếu ít gạch. Tiểu tướng nói là, việc này nhỏ thôi, quân của đại tướng ở Thanh Hải chưa đầy một vạn, lượng xây lò đáng là bao? Bên đó chỉ cần xin bên này một ít là đủ. Tiểu tướng lo sợ nhất là cung cấp lương thực không đầy đủ, kho lương ở Can - Thiểm dùng đã cạn, cần phải điều từ chỗ Lý Vệ tới đây khoảng hai mươi vạn thùng, Lý Vệ trả lời là chỉ có một vạn. Tiểu tướng nghĩ rằng, nếu chẳng may tuyết rơi lấp hết đường đi, lương không chuyển được thì nguy. Liền bàn với Nhạc Chung Kỳ, chuyển lương nhiều ở khu vực phía bắc tỉnh Tứ Xuyên tới đây, hai nơi tự điều chỉnh thì thiếu cũng không là bao, coi như gần đủ.
Niên hỏi:
- Đông Mỹ không nói gì?
- Đây là lệnh của hoàng thượng, còn biết nói gì nữa? - Lưu nói tiếp - Nhạc trả lời ngắn gọn: đồng ý.
Điều Niên lo nhất là lương thực. Nghe khẩu khí của Lưu, biết rằng không thể trông chờ ở Lý Vệ được nữa, phải tới thiên phủ Tứ Xuyên, đáng tiếc nơi đó lại do Nhạc Chung Kỳ khống chế... Niên bỗng than thân trách phận, mới thấy hối hận về sự tranh công trước đây, đắc tội với người bạn bang giao lâu năm Nhạc Chung Kỳ. Đắn đo một lúc sau, Niên lên tiếng:
- Tham nghị thúc Lý Vệ, lương thực qua đông, ta không thể trông chờ ở Tứ Xuyên, mấy vạn người ngựa của Nhạc Chung Kỳ cũng phải ăn chứ?
Lưu Mặc Lâm cúi người cung kính đáp:
- Rõ.
Thấy Niên Canh Nghiêu không biết nói gì nữa, Lưu liền hỏi:
- Uông tiên sinh và Tang Thành Đình sao không thấy tới? Còn Cửu da nữa?
Niên
- Họ bận việc... à, ta nghe nói Từ Tuấn hỏng rồi, bị đại lý tự bắt giữ. Bảo là có tham nghị tham gia. Hắn ta là tâm phúc của Bát da, lại là danh sĩ nổi tiếng, bỏ ra bao nhiêu là nhân sâm mà vẫn không ổn - Niên chuyển xưng hô cho thân mật - Chú cũng tài chịu đựng thật đấy, chỉ một bản tấu vạch tội là hắn đổ liền, chú văn hay chữ tốt, nếu không ngại, cho ta đọc bản tấu đó được không?
- Không có việc đọ. Đệ không tố cáo hắn. - Lòng Lưu Mặc Lâm như bị kim đâm, chợt nhớ tới Tô Thuấn Khanh, lạnh lùng nói: - Làm nhiều điều bất nghĩa, nhất định sẽ tự chuốc lấy cái chết, những kẻ làm những điều nghiệt ngã không cần có người vạch tội vẫn cứ đổ - Nói vậy thôi, Lưu vẫn viết tấu tố cáo tội danh của Từ Tuấn là phỉ báng thánh triều, nhớ lại tiền Minh. Lưu vì để báo thù cho Tô Thuấn Khanh, đã đọc kỹ tập thơ của Từ Tuấn, đã nắm chắc được ý của hai câu thơ:
Nay mai hữu tình nhớ đến ta
Gió như vô tình không giữ nàng ở lại.
Là loại văn chương "sắc màu lòe loẹt". Đã có tội danh, thì có dựa vào ai cũng không cứu vãn nổi. Tuy đã nghĩ ra tội danh, song Lưu lại tự cảm thấy mình không quân tử, không quang minh chính đại. Tự mình phủ định chính mình. Giữa lúc không biết làm thế nào, bèn đóng vai Gia Cát Lượng tiên sinh, cao giọng:
- Dặn dò phu thuyền, cho quay đầu thuyền lại hướng mũi tên!
Lưu thu người lại nghe hát, Ngụy Chi Diệu ngồi cạnh than rằng:
- Khổng Minh là bậc kỳ tài! Chỉ có người như Khổng Tử mới có được hậu thế như ngày nay, quả thật đạo trời không sai, thiện hữu thiện báo.
Niên nghe xong không nén nổi cười to, đang định chen lời Ngụy, thì Lưu với khẩu khí Tần Cối chững chạc:
- Rất phải! Hậu Tần Thủy Hoàng có Tần Cối, hậu Ngụy Võ Đế có Ngụy Trung Hiền, thật vậy, ác giả ác báo!
Niên Canh Nghiêu không chịu được nữa, rượu trong mồm phun ra, cố nói:
- Nói hay lắm! Một sự so sánh kỳ diệu!
Một số tướng chỉ quen phụ họa cũng phải lên
- Rất đúng, Lưu tiên sinh là đại tài tử!
Lưu Mặc Lâm, Niên Canh Nghiêu và một vài tướng quân ngồi cùng bàn, chỉ trừ có Ngụy Chi Diệu, đều ôm bụng cười, làm các bàn bên cạnh cũng cười theo. Lưu Mặc Lâm chợt nhớ tới nay còn phải viết mật tấu, liền đứng dậy, nói:
- Đại tướng quân thịnh tình mở tiệc, Lưu tôi vốn không định lui trước. Quả thực hôm nay rất mệt, e rằng thất lễ, xin lỗi chư tướng - Nói xong chắp tay, lui ra. Niên Canh Nghiêu cũng không giữ lại, mỉm cười gật đầu, coi như đã đồng ý. Lưu về tới chỗ ở riêng, lấy đồng hồ Ung Chính ban tặng ra xem, đã cuối giờ Hợi, Lưu tự cảm thấy chưa tỉnh hẳn rượu, sợ viết tấu có sai sót, cố gắng uống hết hai chén trà Phổ Nhĩ, lát sau tỉnh táo trở lại. Lưu đang tập viết một bản tấu đã được nghĩ sẵn trong đầu, thì nhìn thấy một tờ giấy to gập tư, trên đè một vật nặng, bèn mở ra xem, thấy trên đó vẽ lung tung các hình thù cổ quái. Lưu lật đi lật lại xem xét, bỗng nhiên rùng mình, tóc gáy dựng ngược, Lưu đã giải được các mã chữ trên hình vẽ là một bài thơ:
Núi cao đường xa mà ta đâu dám chậm
Họ mò mẫm dò đường, tiễn Ngư Ưng trong gió lạnh
Lệnh nửa đêm canh ba chặn mọi ngả đường!
Xem xong sơ đồ, Lưu đốt luôn. Nhìn ra xung quanh, toàn là lính hầu của phủ đại tướng quân phái đến, Lưu lấy lại bình tĩnh quát:
- Kẻ nào để cái này lên đây? Toàn là rắm thối?
- Bẩm Lưu đại nhân. - Lão Lưu Đầu coi cổng cười, nói: - Chiều nay có một tên lính hầu của đại tướng tới đây mời đại nhân dự tiệc, lúc đó đại nhân chưa về, hắn ta ngồi đây một lúc, hay là hắn ta vẽ, các nô tài không nhìn thấy.
- Chuyện nực cười! Ha, ha ha... - Lưu Mặc lâm cảnh giác, nhanh trí cười to, trong đầu lập tức hiểu rằng sự việc rất nghiêm trọng - Lưu Mặc Lâm ta văn dốt chữ nát, lại còn dùng mật ngữ! Không biết con chó này ăn gì... mai ta báo Niên đại tướng quân, quyết tìm ra cái thằng chết dẫm này. Ta muốn biết cái tài học của nó đến đâu? - Nói xong, duỗi chân duỗi tay, ra lệnh:
- Cho tiểu Hầu Tử vào đây hầu ta, đêm quá khuya rồi, chúng ta nên đi ngủ thôi.
Mọi người lui ra ngoài, Lưu. Mặc Lâm không một phút chậm trễ, nội dung báo cáo đã có sẵn trong đầu viết liền một mạch, dùng vải lụa cuốn chặt, suy nghĩ một lúc, ngoài bì thư viết bốn chữ:
Niên đại tướng quân.
Chú hầu nhỏ Hầu Tử đẩy cửa bước vào, thấy nét mặt Lưu khác thường, ngạc nhiên hỏi:
- Tướng công Lưu, xẩy ra chuyện gì rồi?
Hầu Tử vốn là chú hầu nhỏ của Tô Thuấn Khanh. Tô Thuấn Khanh chết rồi vẫn không bỏ đi, Lưu thấy Hầu Tử trung thành với chủ, lại linh hoạt, bèn thu nạp, mọi việc hầu hạ, bút mực đều do Hầu Tử lo liệu rất là chu đáo. Vì vốn dĩ sự việc không rõ ràng, Lưu chỉ hàm hồ nói:
- Gói công văn này gửi cho Nhạc Chung Kỳ, tối nay sẽ gửi đi, ngươi có dám mang đi không?
- Dám đi. - Hầu Tử cười - Tổng cộng cả đi lẫn về tám mươi dặm đường, nô tài biết cưỡi ngựa giỏi bắn cung, còn sợ chó sói ăn thịt sao?
Lưu Mặc Lâm ừ một tiếng:
- Tốt, ngươi đi một chuyến vậy!
Tiểu Hầu Tử chuẩn bị đi, Lưu liền giữ lại, nói nhỏ:
- Những lời vừa rồi là nói cho người đứng ngoài tường nghe m, người không nên ra ngoài thành đêm nay, ngày mai mới đi. Ta có việc, ngươi tìm cách chuyển gói công văn này cho Nhạc Chung Kỳ, nghe rõ chưa?
Tiểu Hầu Tử nét mặt hớn hở, nhận được ám hiệu từ ánh mắt thần bí của Lưu Mặc Lâm, ngơ ngác một lúc lâu sau mới gật đầu, thì thào nói:
- Trong thành nô tài có một bà nhận làm mẹ nuôi, tối nay nô tài tới đó ngủ cho tiện! Sáng mai khởi hành đưa công văn cho Nhạc Chung Kỳ và lấy công văn ở đó về! - Tiểu Hầu Tử đột nhiên nói to, nói xong vừa lui ra, thì một loạt tiếng vó ngựa phi nước đại vang lên lộp cộp. Lát sau trở lại yên tĩnh.
Thấy công văn được chuyển đi một cách an toàn, Lưu thở phào nhẹ nhõm. Lúc này Hầu Tử ra đi chắc không có ai chặn đường. Song nhiệm vụ của Lưu cần thực hiện là giám sát Niên Canh Nghiêu, đồng thời phải tránh được mọi độc thủ của Niên, nhằm hoàn thành nhiệm vụ Ung Chính giao, dù có chết, thì cái chết đó là để phụng sự Tổ quốc. Từ góc độ quan sát của Lưu, chỉ có một số người bị Niên Canh Nghiêu gây bực tức mà thôi, chứ không có triệu chứng tạo phản, bản thân Lưu đi lại chưa biết chừng nói giả thành thật. Suy đi nghĩ lại, Lưu Mặc Lâm quyết định không đi. Nằm trên giường nghe ngoài trời gió cuốn tung cát, đá văng vào mái nhà nghe như đang có mưa đá, trằn trọc một lúc lâu sau rồi thiếp đi...
Đột nhiên, bên ngoài có một tiếng súng nổ, tiếp theo là một loạt tiếng cánh cửa mở. Lưu liền đứng dậy, ghé mắt nhìn qua khe cửa, thấy Uông Cảnh Kỳ dẫn theo vài tên lính bước vào, một luồng gió lạnh kèm theo cát bụi tung vào mặt, toàn bộ hệ thống dây chằng lều bạt rung động. Lưu Mặc Lâm xỏ giày, ngồi trên bệ lò sưởi, hỏi:
- Uông sư gia, Niên Canh Nghiêu cử ông đến đây để lấy thủ cấp của tôi
- Không, là do Tung Trinh da! - Uông Cảnh Kỳ cười nham hiểm - Ta biết ngươi là người tài tử, cũng đáng thương là ngươi phải chết trong tay ta. Ngươi là chướng ngại vật. Vì sự nghiệp vĩ đại của đại tướng quân Niên Canh Nghiêi, sự hy sinh của ngươi là rất xứng đáng.
- Sự nghiệp vĩ đại của Niên đại tướng quân? Chí hướng lớn quá nhỉ.
- Đã cho người đi mời Thập tứ da rồi. - Uông cười, nói: - Khi Thập tứ da tới, nơi đây sẽ có biến động lớn, biến động tất có loạn, loạn nổi lên... ha ha... con cháu phải lánh nạn, cục diện sẽ thay đổi. - Nói xong, vẫy tay ra hiệu, một tên lính đứng ngay sau lưng rót từ bình ra một bát rượu bưng tới.
Lưu Mặc Lâm trừng trừng nhìn vào mặt Uông Cảnh Kỳ, dường như muốn bắt hắn cùng với mình đi xuống địa ngục. Rất lâu sau mới nói:
- Ta chờ ngươi đây!
Nói xong, uống một hơi cạn bát rượu.
--------------------------------

1

2

3

4
Tứ hải: bốn biển, ý trong truyện: khắp nơi trong nước.
Chữ thập viết thêm hai nét thành chữ Vu (nét ngang trên cùng và nét hất ngược dưới cùng). Nghĩa chữ Vu là: ở, tại, cho.
Chữ chính tách ra thành hai chữ nhất chỉ.
Điểu tận: Chim hết rồi. Cung tàng: Cất: giấu cung đi.
Nghĩa cả câu là: Chim hết rồi còn giữ cung làm gì nữa, nên cất cung.
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI