HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY
Hiện trạng Long Khoa Đa được tỏ bày
Lễ minh thọ vua tỏ lòng hiếu kính

    
ách ngày 18 tháng Sáu một ngày, là ngày minh thọ của thân mẫu hoàng đế là Ô Nhã thị. Trời vừa sáng, xa giá vua đã từ Sướng Xuân viên vào đại nội. Trước tiên, nhà vua vào điện Thọ Hoàng thắp hương cho vua Khang Hy và mẫu hậu Ô Nhã thị, tiến hành đại lễ ba quỳ chín vái. Lễ xong, vua dẫn Cao Vô Dung, Tần Cẩu Nhi, Kiều Dẫn Đệ sang điện Hoàng Đức thì thấy Doãn Chỉ, Doãn Lộc, Doãn Lễ, Hoằng Thời, Hoằng Lịch, Hoằng Trú, Hoằng Chiêm, Hoằng Hoãn, Hoằng Hiểu, Hoằng Giao và một đoàn cận thần hoàng thân đã chờ sẵn từ lúc nào. Đoàn quân cơ phụng chiế chỉ đi công cán đã tiến vào bái lạy, xong lui ra. Chỉ còn Chu Thức ở lại hầu nhà vua. Vì tất cả đều là người nhà, anh em, con cháu cho nên sau khi hành lễ, nhà vua lệnh cho mọi người tự nhiên. Lại thấy Thường Ninh - người cai quản nhà bếp đến trình tấu xin thánh chỉ:
- Nhà bếp đã chuẩn bị bữa sáng. Xin thánh chỉ dọn ở đây hay mang qua điện Dưỡng Tâm?
- Trẫm đã dùng điểm tâm buổi sáng rồi. - Ung Chính trầm ngâm nói: - Lúc này còn sớm, vội gì? À này! Hãy bưng một mâm sang điện Thọ Hoàng để trên bàn thờ Thánh tổ. Ngoài ra đặt các mâm khác ở nhà Thủy Tạ, gác Sướng Âm.
Thấy Thường Ninh nghe chăm chú, Ung Chính cười vui:
- Trẫm phải ban tiệc. Người đông như thế lại để đói bụng xem kịch sao? Vừa xem kịch vừa ăn cơm. Thấy khung cảnh huyên náo như vậy, mẫu hậu ở cõi âm sẽ rất vui. Doãn Tường bụng dạ không được tốt, hãy bảo nhà bếp làm món điểm tâm dễ ăn một chút. Chu Thức, ngươi cũng không cần phải về trực ban, hãy ra ngoài với trẫm một lát.
Chu Thức vội quỳ xuống tạ ân, đứng dậy nói:
- Lão thần xin vâng mệnh. Thời trai trẻ, vì để đê sông Hoàng Hà vỡ, thần bị phạt ba năm về vườn. Tiên thái hậu nói với Tiên đế da: "Chu lão sư thanh bần như nước, ngay đến nước trà để mời khách cũng không có, trừng phạt ba năm thì ông ta chịu sao nổi? Luật lệ triều đình không thể bỏ, ta cần lượng thứ bỏ qua cho ông ta". Sau đó tiên đế ban thưởng cho lão thần ba trăm lạng vàng.
Nói rồi nước mắt vòng quanh. Ung Chính nhớ tới mẫu thân, trong lòng đau buồn, nhìn Chu Thức lại càng buồn khổ hơn. Nghĩ đến việc gần đây dân gian lưu truyền tin nhà vua bất hiếu giết mẹ, phẫn nộ cùng cực nhưng bản thân nhà vua không làm gì được. Nhà vua nói:
- Hôm nay làm minh thọ cho thái hậu, Chu sư phó đừng buồn.
Thấy Trương Ngũ Ca tiến đến, vua bèn hỏi:
- Thập tam da của ngươi có đến không?
Trương Ngũ Ca đã hơn sáu mươi tuổi. Thời tuổi trẻ ông ta từng phạm sai lầm được Doãn Tường cứu. Khi bị giải đến pháp trường thì ông được vua Khang Hy xá tội cho nên rất trung thành và thân thiết với Doãn Tường. Từ khi Doãn Tường mắc bệnh nằm ở chùa Thanh Phạn, ngày nào ông ta cũng đến thăm hỏi hầu hạ. Ung Chính coi đó là sự thường vì thế mới hỏi về Doãn Tường. Trương Ngũ Ca hành lễ xong đứng dậy, lắc đầu nói:
- Thập tam da về đêm bệnh nặng thêm. Ngày hôm nay có việc đại sự, lão nô tài nhớ lời chúa thượng vội tới vấn an, tiện thể báo cho chúa thượng biết Doãn Tường Thập tam da không đến được. Chúa thượng...
Ông ta lắc đầu, giống như ngậm quả chua, nét mặt xanh xao buồn bã.
- Giả Sĩ Phương đâu? - Ung Chính giật mình, chau mày hỏi: - ông ta nói thế nào?
Trương Ngũ Ca đáp:
- Đã cho người đi Bạch Vân quan mời rồi. Nô tài muốn chờ ông ta cùng qua nhưng sợ chúa thượng phải đợi nên qua trước.
Ung Chính lại hỏi:
- Các quan thái y nói thế nào?
Trương Ngũ Ca rơi lệ nói:
- Các quan thái y nói mạch Thập tam da rất yếu, ông vẫn hôn mê như trước. Họ không dám khẳng định. Hôm nay còn đang bàn bạc.
- Ngươi về đi. - Ung Chính trong lòng không yên nhưng biết Doãn Tường chưa quá nguy kịch liền nói: - Trẫm lúc này còn rất ít người hầu. Ngươi ở đây phải lo nghĩ hai bên. Chẳng thà ngươi ở bên cạnh ông ta, trẫm cũng yên tâm hơn.
Trương Ngũ Ca vội vã trở về, Ung Chính nhìn theo ông ta thở dài rồi nhẹ giọng nói:
- Chu sư phó!
- Có thần!
Ung Chính nghiêng đầu hỏi:
- Theo ngươi, bệnh của Doãn Tường có phải do có người yểm bùa hại không?
Chu Thức vốn không tin thế gian có "thuật yểm bùa". Nhưng ông là người từng trải. Việc này đã nảy sinh trong đầu hoàng tử của triều đình Khang Hy, ông lại tận mắt chứng kiến thủ thuật của Giả Sĩ Phương nên ông không dám phủ định. Nghĩ một lúc, ông nói:
- Thánh nhân không nói, thần cũng không dám nói bừa. Nhưng xem xét lại thư tịch cũ thì hình như có loại tà thuật này. Tuy vậy từ xưa đến nay tà thuật chưa thành công bao giờ. Quỷ thần sợ quân tử, kính mà bỏ đi thôi. Nhưng Thập tam da không có kẻ thù, có mấy người thù oán với ông ta lại đang ở trong tù, sao có thể có người nào nuôi ý hại ông được. Thần cũng chịu, không lý giải nổi.
Ung Chính rút đồng hồ ra xem, nói:
- Thôi! Không nói đến chuyện này nữa. Chưa đến giờ Thìn, còn quá sớm! Chu sư phó, hãy ra ngoài cung cùng với trẫm đi.
Chu Thức cúi người nói:
- Thưa vâng! Xin chỉ bảo! Chúa thượng cần đi đâu?
Ung Chính cất đồng hồ, chầm chậm nói:
- Đi thăm Long Khoa Đa.
Ung Chính và Chu Thức chỉ mang theo mấy người hầu cưỡi ngựa đi ra ngoài cửa Thần Vũ. Ngựa chạy nước ngắn theo hướng tây, xuyên qua ngõ sau của phố Bộ Viện, lại chạy theo hướng bắc đến phủ Long Khoa Đa. Đó là tòa nhà lớn của tây Triều Đông. Các vương phủ đều quy định tòa nhà phải có năm cột cái đến đỉnh Hạ Môn, đều phải như nhau. Phủ Long Khoa Đa lợp ngói Lưu Ly xanh đã được quét sơn đen, có nơi then cửa lộ ra màu sơn vàng loang lổ giống như khoe sự huy hoàng của chủ nhân năm xưa. Tường bao quanh phủ xây hình đột, cửa lớn sơn màu đỏ thắm. Mùa hè, ánh mặt trời chiếu lên tường phản chiếu lên mặt người lúc xám lúc trắng. Đầu tường dài tăm tắp lỗ chỗ đen. Ung Chính xuống ngựa, thấy Chu Thức thần người đứng trước bức tường vây liền hỏi:
- Chu sư phó! Ngư&# làm sao vậy?
- Năm Ung Chính thứ 2, mời Long Khoa Đa đi sửa nhà chứa sách Hoàng Sử, trước cửa thấy treo bảng: "Xin miễn tiếp khách", người hầu nói Long Khoa Đa đại nhân bận khiến thần phải trực tiếp nhờ bộ Hộ gặp ông ta bàn bạc.
Nét mặt Chu Thức không ra vui, không ra buồn:
- Sau đó thần không có dịp để đi qua cửa này. Hôm nay đến đây, trong lòng tất có cảm khái...
Ung Chính chưa kịp nói gì thì thị vệ Tố Luân từ phía cửa bắc chạy đến nói:
- Đã nói với thái giám trông coi ở đây. Chúng ta đi vào theo lối cửa bắc.
Ung Chính gật đầu, Tố Luân dẫn mọi người đi theo hướng cửa phía bắc, quả nhiên thấy một lối ra vào rộng khoảng hơn ba mét có cài then sắt. Cửa được mở ra, hơn chục thái giám phủ phục trên nền gạch nóng bỏng, ai nấy mồ hôi chảy ròng ròng. Lính canh trong nhà là người của phủ Nội các biết hoàng đế đến, một đoàn nha dịch đang cởi trần vội mặc quần áo, đứng đầu là một người viết thiếp lễ chạy gần đến, quỳ xuống dập đầu nói:
- Chúa thượng! Long Khoa Đa không có ở đây! Xin mời ngài sang bên kia.
Ung Chính đang định đi vào bèn dừng bước, lấy làm lạ hỏi:
- Sao ông ta không ở chính viện. Thế chính viện dành cho ai ở? Ngươi là người của nha môn nào?
Người viết thiếp lễ vội vàng quỳ xuống nói:
- Nô tài là Hoàng Toàn Phát, viết thiếp lễ trong phủ Nội các. Long Khoa Đa ở chuồng ngựa sân sau.
- Chuồng ngựa? - Ung Chính giật thót người, ngoảnh mặt hỏi: - Sao ông ta lại ở đó? Lệnh của ai?
- Trước ông ta ở chính viện. - Hoàng Toàn Phát thấy nét mặt Ung Chính không vui, vội nói: - Sau ty Thận Hình cho người đến xem xét, nói ông ta là tội phạm, không giết còn là nhẹ, sao lại phải cung phụng như một ông chủ, nên ông ta mới phải dời đến chuồng ngựa. Tiểu nhân chỉ quản Viện, chuồng ngựa do thái bậc quản, còn nơi này do ba nha môn trông giữ.
- Người cai quản là ai?
- Người cai quản là Vương Nghĩa, giám áp tư quan của Thái Bội Tự. Ông ta không ở đây, chỉ đến chốc lát rồi đi.
Ung Chính không nói gì, cùng Chu Thức người trước ngựa sau đến chuồng ngựa ở phía bắc sân. Ở đó đã có một lính gác quỳ sẵn đón. Quân canh ở đó đều là thái giám. Hai người tiến vào ngửi thấy mùi xú uế bốc lên, không giống mùi ngựa mà có lẫn các mùi khác, có cả mùi "thơm" của bữa sáng. Ung Chính lập tức cau mày bịt mũi đi theo tên thái giám đến trước một cửa lớn cài then. Đó là chuồng ngựa. Mã Tào Khoan và Mã Tào Tảo đã rút then cài. Một tấm vải sơn cuộn ở ngoài hiên xem ra được dùng để che chắn lúc trời mưa gió. Bên trong có một chiếc bàn nhỏ. Trên bàn có một cái vại sành, một chiếc bát lớn và một đôi đũa, bên cạnh có chiếc đèn cào cào nhỏ và một chiếc bàn y hệt như vậy nhưng là gỗ mộc không sơn sửa gì dính một lớp cáu bẩn, có để một miếng dưa gặm nhăm nhở. Dựa vào bức tường bên trong là một chiếc giường nhỏ, đầu giường đặt một chiếc vại sành đựng nưNiểu phủ một tờ giấy, mùi hôi thối có lẽ phát ra từ đó. Trên giường có một đệm cỏ, một chiếc gối, một cái chăn nhàu nát. Tất cả đồ đạc trong nhà chỉ có vậy. Ung Chính bước lên phía trước, mùi hôi thối càng nồng nặc. Nhà vua định thầm trong chốc lát mới bước vào trong. Long Khoa Đa đang nằm căng thẳng trên giường, có vẻ vừa như ngủ vừa như thức.
Ung Chính nhẹ nhàng hỏi:
- Long Khoa Đa...
Long Khoa Đa không lên tiếng. Thái giám hét lên:
- Long Khoa Đa! Ngươi điên à! Hoàng thượng tới?
Long Khoa Đa khẽ cựa mình ngồi dậy. Nhìn thấy Ung Chính và Chu Thức đứng đó, ông ta đờ đẫn một lúc, ánh mắt như dại đi nhìn nhà vua như nhìn một người lạ lẫm, môi mấp máy như đang niệm chú. Sau một lúc, ông ta đột nhiên như tỉnh lại, lớn tiếng gọi:
- Chúa thượng! - Rồi giống như một người điên, ông ta đi chân không xuống đất, phủ phục bên hàng rào, hai tay nắm chặt lại nói: - Lão nô tài lại được gặp người.
Ánh mắt ông ta hoảng hốt như mờ đi, tựa hồ như sợ chỉ trong nháy mắt, vị chí tôn quyết định sự vinh nhục của mình sẽ đột nhiên biến mất.
- Trẫm đến thăm ngươi. - Ung Chính nhìn vị tể tướng quyền uy nghiêng thiên hạ đã nếm đủ chông gai. Ông không dám nhìn vào mắt ông ta, cũng không chịu đựng được mùi xú uế ở đó lâu hơn nữa nên thở dài rồi dặn dò:
- Mở cửa nhà giam cho ông ta. Kê một chiếc bàn cho ta và Chu sư phó dưới gốc cây bách ở sân chuồng ngựa.
Viên thái giám giữ chìa khóa chần chừ một lúc nói:
- Ông ta có lúc như người điên, sợ làm thương tổn hoàng thượng.
Long Khoa Đa tức giận chỉ tay hét lên:
- Ngươi mới là đồ điên. Ta không bị giam giữ thì đã đánh chết nhà ngươi rồi!
Ung Chính run run nhìn xung quanh một lúc rồi bước nhanh khỏi chuồng ngựa, ngồi xuống chiếc ghế dưới gốc cây bách. Long Khoa Đa đã khôi phục lại lý trí. Nhà vua đến thăm có nghĩa là ông ta không còn ở thế bất lợi nữa nhưng chắc không phải chết cũng không được thả. Vì nếu như thế chỉ cần một tên thái giám mang thánh chỉ đến là đủ. Ông ta vội mặc một chiếc quần xanh vừa bẩn vừa nhàu, cuộn búi tóc rối tung lại phía sau, đi đôi guốc mộc bước nhanh đến quỳ phục trước mặt Ung Chính nói:
- Tội thần Long Khoa Đa khấu kiến hoàng thượng. Mong hoàng thượng sống lâu muôn tuổi.
- Chỗ kia có một chiếc ghế đá, ngươi ngồi xuống
Rời khỏi chuồng ngựa hôi thối, Ung Chính cảm thấy dễ chịu hơn một chút nên nói với Long Khoa Đa:
- Ta đến thăm ngươi. Tố Luân, bảo mọi người lui ra. Không ngờ tình cảnh của ngươi lại đến nông nỗi này. Trẫm cần chăm nom đến ngươi hơn nữa...
Long Khoa Đa nói:
- Nô tài phạm tội chết, được thế này cũng là do ân điển của người, sao dám đòi hỏi hơn nữa. Nhưng nô tài còn có một việc cần tâu lên hoàng thượng. Hoàng thượng đã đến đây, thần dẫu có chết cũng được ngậm cười nơi chín suối.
Nói xong nước mắt rơi như mưa.
- Ngươi nói gì lạ vậy! - Ung Chính nghe rồi cau mày nói: - Ngươi đã có chỉ dụ tù chung thân. Thánh tổ và trẫm đều xá cho ngươi khỏi tội chết. Ngươi lại nói đến chết là sao? Ngươi có điều gì cần trình tấu chăng?
- Bọn lính gác ở đây muốn hại nô tài.
- Ai dám làm vậy? Chúng đánh ngươi à?
- Chúa thượng vạn tuế. Ngài đâu có thể biết được cái gì là ám muội che phủ ban ngày. Nô tài... nô tài đã bị tự tiện xét xử hai đêm rồi. Chúa thượng không đến thì sớm là ngày mai, muộn là ngày kia nô tài sẽ hết vì bị "bối thổ bố đại".
Ung Chính nhìn Chu Thức, không hiểu thế nào là "bối thổ bố đại". Chu Thức vội nói:
- Thần đọc sách Ngục trung tạp ký của Phương Bao nói: "Bối thổ bố đại" là tự tiện xét xử. Ban đêm trói phạm nhân lại, cho áp lưng vào một túi vải đựng đầy đất khiến cơ thể yếu dần, qua một đêm có thể chết mà không làm thương tổn đến thân thể phạm nhân và cũng không có cách nào khám nghiệm tử thi
Ung Chính tức giận hỏi:
- Ai? Ai dám vượt cả lệ trời phép nước?
Long Khoa Đa buồn bã chìa ra vết trói trên tay nói:
- Không biết! Chúng bịt mắt nô tài lại, trói vào chân giường. Nô tài... Đó là đêm cực khổ nhất...
- Ngươi có việc gì cần tâu với trẫm?
- Trong triều có gian thần!
- Liêm thân vương?
- A Kỳ Na ư?
Ung Chính cười, nhớ lại Doãn Tự đã bị bắt trước Long Khoa Đa, nên hỏi:
- Ngươi có lẽ không biết. Hiện giờ ông ta cũng như ngươi.
- Đằng sau Liêm thân vương còn có người khác. - Long Khoa Đa suy nghĩ một lúc rồi nhìn chằm chằm Ung Chính nói: - ông ta đã bị bắt, lẽ nào không có đồng bọn.
Ung Chính phe phẩy quạt đi vòng quanh cây, nhìn bóng cây rồi cười nhạt nói:
- Cây bách này đã tám trăm tuổi rồi ư? Đương thời có bách Thiểm Tây, ngươi cần làm cây tiền bách của bản triều chăng? Ngươi vì tâm không thẳng mà bị bắt giam. Ở trong tù rồi vẫn còn ác tâm hại người. Ngươi sống đủ rồi đấy!
- Tội thần đâu dám ạ!
Long Khoa Đa không thay đổi sắc mặt, vái nhà vua một cái rồi nói:
- Trong lúc tang lễ Tiên thái hậu, Liêm thân vương bảo thần bài binh bố trận làm loạn. Vì thế Trương Đình Ngọc không thành công trong việc điều binh. Lúc đó tội thần nói việc của Trương Đình Ngọc làm là tội cần giết để bịt đầu mối. Bát da lại nói cũng có người khác nữa cần giết để bịt đầu mối. Hoàng thượng lại cho rằng thần cũng muốn làm hoàng đế ư? Ngài lầm rồi! - ông ta thở dài rồi lại nói: - Tội thần cũng chỉ tuân theo Doãn Tự mà thôi. Có lúc ông ta nói: "Có người cần dùng", cũng có nghĩa là "việc này ta không tin, không nên dùng cách này trị người". Lại nữa, hoàng thượng đi tuần ở Hà Nam chưa về, Doãn Tự cho gọi tội thần đến nói: "Cơ hội ngàn năm có một đến rồi". Rồi lệnh cho tội thần lợi dụng chức quyền dẫn quân đóng ở Sướng Xuân viên. Lúc đó tội thần nói: "Thiên hạ đã được định đoạt. Ta chiếm Sướng Xuân viên liệu người có yên ổn ở giang sơn này không?". Ông ta nói: "Chỉ cần không phải là Ung Chính, còn ai ở ngôi vua đều như nhau". Hoàng thượng! Nô tài vốn không thích mổ xẻ, moi móc người khác. Nay đã lâm vào tình cảnh tuyệt vọng lại còn có người muốn hại để bịt đầu mối. Đã bị nằm trong bức tường cao dày mà có người vẫn dùng quyền hành gây tội ác.
Ung Chính nghe xong không biết làm gì, nói gì, liền hỏi:
- Chu sư phó, ngươi xem...
- Chúa thượng! Việc này không phải là nhỏ, cho phép thần suy nghĩ rồi sẽ tâu bày
Trong tâm tư Chu Thức vụt xuất hiện một người, ông bèn quay sang hỏi Long Khoa Đa:
- Ngươi có còn là thần tử nữa không? Ngươi bị ai xúi bẩy gây tội ác? Sao lúc chưa bị bắt, sớm chiều gặp hoàng thượng ngươi không tự thú nhận tội lỗi...
Long Khoa Đa không dám nhìn vào cặp mắt phẫn nộ của Chu sư phó, phủ phục xuống, đập đầu xuống đất nói:
- Tội thần thật táng tận lương tâm. Chu sư phó nói thế khiến tội thần không còn mặt mũi nào ở nơi chín suối. Lúc đầu chưa định người kế vị, các hoàng tử tranh nhau ngôi báu, thế lực của chúa thượng yếu nhất. Đứng đầu là Doãn Nhưng, sau đó đến Doãn Tự. Gia đình tội thần giao hảo với Bát vương sau khi tội thần được tiên đế trọng dụng. Thúc phụ mật bàn với tội thần, lập định khế ước, dù ai thắng cũng phải bảo vệ gia tộc, khế ước không biết vì sao lại rơi vào tay Doãn Tự. Họ... họ lấy cái đó bức thần làm giặc. Thần dấn quá sâu vào việc này nên không cởi ra được. Thần từ nhỏ theo phò Thánh tổ, lại được trao trọng trách phò tá hoàng thượng. Ai ngờ lại rơi vào tay bọn người không tốt nên rơi vào địa ngục trầm luân. Sống cũng không dám nhìn trời đất mà chết linh hồn cũng khó mà dám nhìn Thánh tổ. Tội của người xưa không có ai bằng tội của thần. Nay thấy chúa thượng ban cho ân điển này, tội thần thật cũng không còn mặt mũi nào nữa...
Nói xong thì khóc thành tiếng. Long Khoa Đa vốn là người hiểu thấu mọi việc, thấy Hoằng Thời mượn tay thái giám hại mình để bịt đầu mối thì bẩm báo tình trạng này với hoàng thượng nhưng giấu tên húy Hoằng Thời để phòng bị người này ra tay thì tội mình sẽ càng nặng thêm. Như thế cũng là đặt mình ở v trí thứ yếu của đảng Doãn Tự, tuy tình trạng tuyệt vọng của bản thân đã như không thể thay đổi được.
Ung Chính nghe Long Khoa Đa nói thì cũng mềm lòng. Hồi lâu nhà vua chậm rãi nói:
- Luận về sự cống hiến của ngươi, trẫm không truy cứu ngươi nữa. Trẫm sẽ mang giấy bút đến cho ngươi biết gì thì viết nấy. Mật tấu cho trẫm biết, ngươi cũng hiểu luật pháp cho nên việc này lục bộ tất sẽ biết. Trẫm tuy có đức hiếu sinh nhưng cũng không cứu được ngươi. Ngươi hãy thận trọng, giữ gìn mạng sống, không nên đẩy mình đến cùng đường. Trẫm có thể giúp ngươi sống trăm tuổi.
Nói xong, nhà vua đứng dậy xem đồng hồ, gọi Tố Luân lại dặn dò:
- Ngươi lưu ý, không để cho Long Khoa Đa ở chuồng ngựa, hãy đưa ông ta về chính viện, cho ông ta đi lại thoải mái. Thay đổi toàn bộ lính canh ở đây.
Ông do dự một lát rồi đưa mắt nhìn Chu Thức. Chu Thức vừa nghe xong đã hiểu thấu ý vua, bèn nói:
- Hoàng thượng, việc của Long Khoa Đa rất lớn, không thể một lúc mà lo liệu được. Bọn canh gác ở đây sẽ có hai cách xử trí. Một là trực tiếp giữ lại các thư từ bí mật. Hai là không cần động tĩnh gì. Bọn thái giám canh gác đều do phủ Nội vụ cai quản. Phải tìm ra hung thủ và kẻ chủ mưu hại Long Khoa Đa. Sau đó mật tấu để hoàng thượng xử.
- Tốt!
Ung Chính vừa
- Hãy thay quần áo cho Long Khoa Đa xem ông ta có hình dạng thế nào! Chu sư phó! Chúng ta về đi.
Thế là hai người lên ngựa ra cổng. Ung Chính trầm ngâm nói:
- Chu sư phó. Ngươi hãy nghĩ giúp trẫm. "Có người" là ai? Trở về chúng ta sẽ nói chuyện.
- Thưa vâng!
Hai quân thần Ung Chính trở về đại nội vừa đúng cuối giờ Ngọ. Thành thân vương Doãn Chỉ đứng đầu, theo sau là các anh em hoàng đế Doãn Kỳ, Doãn Tác, Doãn Từ, Doãn Đài, Doãn Ngu, Doãn Lộc, Doãn Lễ, v.v... cùng hơn bảy mươi con cháu Hoằng Thời, Hoằng Lịch, Hoằng Trú, Hoằng Chiêm, Hoằng Hoàn, v.v... và ba bốn lão thân vương đồng hao của Khang Hy đã tề tựu tại Thủy Tạ tử của Sướng Âm các đối diện Nguyệt đài. Bên cạnh Nguyệt đài là hàng cựu thần và một số anh em vợ con của họ tụ tập ở bên ngoài. Mỗi người đều tìm lý do hỏi thăm sức khỏe hoàng đế. Tiếng cười nói râm ran, có người chỉ tay khuỳnh chân kể lể làm náo động một vùng. Đứng sau bục là hoàng hậu, các vương phi của nhà vua, mấy lão thái phi, mấy chục cung nữ, các công chúa thì lại rất trật tự, chỉ nghe thấy tiếng nói thì thầm hoặc vài tiếng cười nhẹ.
Bỗng Cao Vô Dung hét:
- Hoàng thượng giá đáo.
Mọi người lập tức im bặt, từ từ quỳ xuống. Trên đài, các kép hát đã hóa trang xong. Đội nhạc cùng bọn thái giám cũng đã cúi đầu quỳ xuống nhất loạt hô:
- Vạn tuế!
- Hôm nay chỉ có Chu sư phó là khách, mọi người hãy thoải mái đi!
Ung Chính cảm thấy Chu Thức hơi lúng túng bèn cười, chỉ tay vào ông ta nói:
- Lạ thật! Chu sư phó xưa thường cùng Thánh tổ xem hát. Các vương gia ở đây đều là học trò của ngươi. Sao lại phạm thượng như thế? Tất cả đứng dậy. Tam ca đến đây! Trẫm và ngươi, lão Thập lục, lão Thập thất, lão Nhị thập tứ, Chu sư phó hãy ngồi bàn đầu. Những người khác hãy ngồi xuống những bàn còn lại. Gọi cơm để dùng đi!
Lão Nhị thập tứ tên là Doãn Tất, là con út của vua Khang Hy năm nay mới mười một tuổi. Ung Chính lên ngôi chưa đầy sáu ngày đã phong cho Nhị thập tứ da là "bối lặc", hôm nay vốn chỉ được ngồi ở bàn thứ năm bỗng lại vượt hẳn hơn chục người anh ngồi ở hàng đầu tiên. Mọi người đều đổ dồn nhìn vào chỗ cậu ta. Thấy ông hoàng mặc quần áo chỉnh tề, quỳ trước mặt nhà vua mà rằng:
- Hoàng thượng, thần đệ không dám. Ở đây có nhiều anh em thúc bá, lại còn có mấy vị lão Thân vương gia. Cái tình ưu ái của hoàng thượng thần không dám chối từ. Phải chăng để thần đệ đi mời rượu mọi người?
- Thật là một cậu em tốt, hiểu biết sự việc. - Mắt Ung Chính ánh lên thật dịu dàng: - Thánh tổ nếu còn sẽ cho ngươi ngồi hàng ghế đầu. Ngươi ít hơn Hoằng Chân mấy chục tuổi. Trẫm tuy bận việc triều chính nhưng vẫn thường xuyên nhớ đến ngươi. Bài viết của ngươi trẫm đã xem qua thấy rất tiến bộ. Đ thế thì tùy ngươi. Sau khi mời rượu ngươi hãy đến ngồi bên trẫm.
Mọi người nhìn thấy Doãn Tất khôi ngô tuấn tú, ăn nói lễ độ thì không giấu được sự khâm phục. Duy có Doãn Chỉ hiểu rõ. Lúc lâm chung, vua Khang Hy truyền ngôi ở Sướng Xuân viên, tình thế ngàn cân treo sợi tóc, vì khẩu dụ không rõ ràng, anh em sinh ra tranh cãi thì "cậu em rất được" này lúc đó mới sáu tuổi đã không dè giữ gì cứ hét lên: "Hoàng thượng gọi Tứ ca" và một mực nói: "Thần nghe rõ". Cho nên ngày nay Ung Chính mới gia ân cho tình xưa nghĩa cũ. Doãn Chỉ đang nghĩ mông lung thì tiệc đã được bày lên bàn. Những món sơn hào hải vị đã được đưa đến. Giữa bốn mươi bàn ăn, các thái giám đi lại như mắc cửi, lần lượt bày ra nào là nho, vải, dưa hấu, táo. Thức ăn chỉ có tám món chính: một khay thịt lợn; một đĩa cừu xiên, một đĩa cá nhồi thịt, một đĩa thịt gà xé phay, một đĩa cải trắng, một đĩa cánh gà tẩm bột, một đĩa lòng cừu xào chua ngọt, một đĩa đùi hươu hun khói.
Ngoài ra mỗi người được một bát cơm gạo lồng vực, một đĩa bánh bao. Món ăn bày ngập bàn, đủ màu sắc.
Ở trên bàn thờ đặt mâm cúng thái hậu, bày một nghìn quả đào bạch thọ tháng Sáu to bằng nắm tay.
Ung Chính thấy các bàn đã đầy ắp món ăn thì từ từ đứng dậy vái ba vái trước bài vị: "Hoàng thái hậu nhân từ", chờ cho hương cháy được một lúc mới quay về chỗ ngồi, hướng về phía Cao Vô Dung gật gật đầu. Cao Vô Dung lập tức cao giọng:
- Khai tiệc! Trò diễn bắt đầu!
Trong tiếng thanh la, kép hát từ sau màn bước ra. Cát Thế Xương đóng vai ma cô hai tay nâng một quả đào to dâng lên Vương mẫu. Người đứng đầu gánh hát lập tức quỳ xuống, hai tay nâng danh mục các vở kịch. Cao Vô Dung vội tiếp lấy trình Ung Chính:
- Ồ! Rất tốt!
Ung Chính cầm lấy xem một cách lơ đãng chấm vào hai vở Thiên phi tê thế Chú táo ký, cười nói với Doãn Chỉ:
- Mẫu hậu lúc còn sống rất thích xem những vở này. Trẫm không biết rõ lắm. Tam ca, ngươi chọn đi.
Doãn Chỉ cầm danh mục xem xét, chọn vở Mộc Liên cứu mẹ và vở Kim đan đại đạo. Vở Kim đan đại đạo còn tạm được. Vở Mộc Liên cứu mẹ lại nói mẹ nhân vật lúc sống ác độc, xuống âm phủ không được hồi sinh. Chuyện có ý tốt nhưng lại như gán cho mẫu hậu Ô Nhã thị hai chữ "ác nghiệt" thì thật là không ra gì. Nét mặt Ung Chính có một chút không bằng lòng, nhà vua nói:
- Chu sư phó, ngươi chọn đi, không nhất thiết phải chọn những vở hý khúc thần ma!
Chu Thức cũng không thích xem hát nên chọn bừa vở Bảo đao ký rồi cười nói:
- Thần từ trước đến giờ không xem kịch, cũng không biết Bảo đao ký diễn gì nhưng chọn hầu thái hậu mà thôi.
Tiếp đó, bọn Doãn Lộc đều chọn vở. Trò diễn bắt đầu. Trong lòng Ung Chính vẫn không yên. Ông liếc bàn tiệc của các hoàng tử rồi nảy sinh ý nghĩ: Lẽ nào ba đứa con lại là quỷ sứ. Long Khoa Đa đã là người có phẩm trật cao nhất mà Bát a-ca còn dám lôi kéo ông ta. Vậy thuyền giặc lái về đâu? "Có người" là nói ai? Lại nghĩ đến những lời đồn đại trong dân gian v như Tùy Dạng Đế, nghĩ rồi nhìn đám con cháu ăn uống, xem hát nói cười vui vẻ và lũ thái giám đứng sau Cao Vô Dung nghển cổ xem hát. Trong lòng nhà vua chợt thấy chán ghét tất cả nhưng cố kìm lại để dự tiệc, gợi chuyện với Doãn Chỉ, Doãn Lộc. Trên sân khấu chỉ thấy các vai diễn. Doãn Chỉ và Doãn Lộc xem rất chăm chú, bình luận các gánh hát, kép hát. Có lúc lại giải thích lai lịch kịch bản vở hý kịch đang diễn. Chu Thức dần dần chú ý hơn vào vở kịch.
- Các ngươi cứ xem hát, trò chuyện đi!
Ung Chính không vui đứng dậy:
- Các vị lão thân vương, các công chúa hãy vui đi nhé. Trẫm cần phải đi mời rượu.
Nói xong đi về phía trái sân khấu. Trịnh thân vương, Giản thân vương, Quả thân vương vội vã đứng dậy đón. Lúc này trên sân khấu đang diễn vở Hỗn nguyên hạp lấy từ chuyện Phong thần. Thoắt cái sương khói mù mịt, Cái Thế Xương đóng vai Triệu Công nguyên soái từ trên thang gác cao hai trượng lên ba bốn vòng xuống giữa sân khấu, rồi đứng im tại chỗ hét: "Có ta đây!"
- Hay lắm!
Hơn hai trăm người tự nhiên reo hò khiến Ung Chính đang đi mời rượu trở về cũng phải giật mình. Cũng vừa lúc Hoằng Lịch, Hoằng Thời đến bên bàn, ba anh em bèn đứng bên nhau hành lễ, Hoằng Lịch cười nói:
- Kép hát họ Cát này hôm nay khá thật. Tuổi tác xem ra cũng chưa nhiều. Trò này phải được tập luyện ba mươi năm mới diễn tốt được.
Hoằng Trú cười khì kh
- Ta đã nửa đời đi xem hát, đi không ít phường hội nhưng không thấy ai vào vai tốt như Cát Thế Xương.
Đang định nói nữa thì thấy Ung Chính trừng mắt nhìn mình mới nhớ ra vua cha đã nhiều lần quở trách "Chỉ lo chơi bời mà không chú tâm đến sự nghiệp" nên thè lưỡi ra, không dám nói gì nữa.
Hoằng Thời mỉm cười nói:
- Hoằng Trú thích xem hát nhất. Hôm nay là ngày minh thọ lần thứ sáu mươi của thái hậu. Kép hát họ Cát đã trổ hết tài năng ra rồi.
Mọi người đang nói chuyện, bỗng thấy trên sân khấu nổ ra một trận cười. Lúc Ung Chính nhìn lên, thấy sân khấu đang diễn vở Trinh Chiêm đánh con. Cát Thế Xương đóng vai hề nấp sau tấm ván dưới trời mưa, lại giả vờ giãy giụa. Lúc tấm ván dừng lại, hắn hiện nguyên hình một con quỷ. Mọi người chăm chú theo dõi. Ông bố đang la hét:
- Ngươi là đồ bất hiếu. Một tấm ván chưa đánh được ngươi. Cha không dạy được con thì đành phải tìm dây thừng tự vẫn cho xong!
- Đừng! Đừng! Đừng! Bố đừng làm như thế! - Cát Thế Xương ôm chầm lấy bố nói: - Ung Chính da đổi mới chế độ mới có những ngày tháng thái bình như ngày hôm nay. Các ông lớn của chúng ta thật là tài giỏi! Lại nữa, Vạn tuế da sẽ chiêu đãi yến tiệc, chẳng lẽ bố lại không đi. Bố không đánh được con vì bố ở phủ Thường Châu, con ở Bắc Kinh. Tấm ván này quá ngắn. Đánh chết con thì lấy ai để diễn trò cho các ông lớn giải trí nữa.
Ung Chính đang chán ng phải bật cười nói:
- Con chó này diễn trò quả không tồi! Hãy thưởng cho hắn hai trăm lạng vàng!
Lại nói:
- Giờ chưa cần tạ ơn. Lúc diễn xong sẽ nói đến.
Cao Vô Dung vội khom người, hướng lên sân khấu truyền chỉ. Gánh hát càng phấn khởi, nhạc nổi lên tưng bừng.
Cuối giờ Thân, Ung Chính cho phép mọi người giải tán. Ông vừa đứng lên vừa cười nói với Chu Thức:
- Chu Thức sư phụ cao tuổi rồi, không cần phải về chỗ nào nữa, hãy về nhà nghỉ đi! Ngày mai sư phụ mang bài vào Sướng Xuân viên. Chỉ cần anh em Hoằng Thời đi cùng trẫm đến lễ Phật ở Quan Âm đường là được rồi!
Ba anh em Hoằng Thời đang gặp Cát Thế Xương thưởng cho vàng bạc, mấy môn khách giúp họ phân phát đào lộc, đón sổ ghi chép tạ ơn, nghe thấy gọi đi cùng vua cha vội gạt mọi người đi ra, Ung Chính đến bái lạy Quan Âm ở sau gác Sướng Xuân viên.
Họ vừa đi thì ở bên này mọi người như được giải phóng, đám vương gia, kép hát, thái giám trở nên hỗn loạn, cũng không vội thu dọn mà còn tán chuyện, bình luận kịch bản. Doãn Chỉ vẫy tay nói với Cát Thế Xương:
- Này nhà họ Cát! Ngươi được ưu ái như thế, sao không cảm tạ các ông lớn đi?
- Đúng rồi! Đúng rồi
Cát Thế Xương chạy nhanh đến, cười nói:
- Đó là do sự lo lắng của vương gia và Thập lục vương da. Tam vương cũng vừa mới báo tin cho tiểu nhân.
Doãn Lộc nhìn thấy Lý Hán Tam ở bên bàn, cười nói:
- Hôm nay Lý Hán Tam cũng đến à?
- Thưa vâng. - Lý Hán Tam vội đến thi lễ, lại cười nói với Cát Thế Xương:
- Hôm nay ngươi mới ra tay. Vạn tuế của bọn ta rất khó cười được như vậy.
Doãn Lộc trên tay đang đeo một chiếc nhẫn ngọc thạch lớn, thuận tay đưa cho Lý Hán Tam nói:
- Thưởng cho ngươi.
Lý Hán Tam lùi lại nói:
- Đó là vật kị húy, vương gia sao lại thưởng cho hạ thần?
Mấy người đều không khỏi ngạc nhiên, Doãn Lộc nói:
- Vật này ta thường đeo nhưng từ nhỏ đến giờ, chưa ai nói đó là vật kiêng.
Lý Hán Tam nói liền một mạch:
- Hạ thần từ lúc vào Kinh đã nghe người ta nói, người ắc Kinh ngày nay giống người Phúc Kiến, thích con trai. Đàn bà con gái phải kiêng việc ân ái vào kỳ kinh nguyệt. Nhưng đàn ông thì ngược lại, hay mắc bệnh lòi dom. Nếu mắc phải bệnh đó, đàn ông con trai sẽ không cảm thấy thoải mái. Có người nào biết hay không biết rằng ta cũng mắc bệnh đó?
Doãn Lộc ôm bụng cười nói:
- Hoằng Lịch nuôi được một tên tài cán nhường này, ngay bọn vương gia chúng ta nghe cũng thấy buồn cười...
Lý Hán Tam chỉ viên ngọc trên tay Cát Thế Xương cười nói:
- Vương gia hãy lưu tâm, Cát gia đã mắc bệnh lòi dom rồi đấy.
Mọi người được một trận cười nghiêng ngả cho đến khi thấy Ung Chính dẫn ba anh em Hoằng Thời quay lại mới vội đứng dậy đón.

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI