Tập 5
ĐIÊU CUNG THIÊN LANG
HỒI THỨ BẢY MƯƠI
Chứng tiền minh sĩ mưu quản tịch
Cầu thọ Phật đường truy Lạt-ma

 
gày 23 tháng Tư, Điền Văn Kính nhận được lệnh của bộ Lại phải gấp rút chuẩn bị hành trang đến nhậm chức ở Tứ Xuyên. Ông là một viên quan ở trong kinh thành đã lâu, xưa nay vẫn tự làm tự hưởng không chuyện trò qua lại với ai, mà thực ra cũng chẳng có mấy người bạn, mặc dù ông quen biết nhiều người. Lần này đi Sơn Tây, Điền Văn Kính chỉ một việc quật đổ "Đại thần số một thiên hạ" Nặc Mẫn đã là nổi tiếng rồi, trong nội đình đã truyền tin xôn xao từ sớm rằng Điền Văn Kính trước sau gì cũng là người được đại trọng dụng. Bởi vậy những kẻ thấy sang bắt quàng làm họ cũng không hiếm. Nào là quan lại ở lục bộ, nào là đồng liêu đồng lứa ở bộ Công, quan cấp trên cấp dưới chẳng quan hệ hay bạn bè gì cũng đến kết giao tình nghĩa, chẳng thân cũng nhận là thân, người đến để giới tư gia, người thì giới thiệu đầy tớ, người thì tặng lộ phí... vây kín cả cửa. Trong tình hình như vậy Điền Văn Kính không thể không tìm cách ứng phó, ông nghĩ:
- Các ngươi làm cái quái gì sớm thế? Đúng là tinh như mắt chó!
Bởi vậy họ mời rượu cũng không đi, họ giới thiệu đầy tớ, tiến cử sư gia đều không nhận, đưa tiền cũng không cầm, lúc nào gặp khách cũng luôn miệng đọc ngữ lục của thánh nhân, chỉ dăm ba câu chiếu lệ rồi rót nước mời và tiễn khách, những người đến thăm chẳng cảm thấy vui lòng khi đến vừa lòng lúc đi bởi họ sẵn có ý đồ bất hảo, từ đó họ càng chán ghét, họ đều cho rằng ông là loại "Tiểu nhân đắc chí".
Lúc đó, vừa tiễn một tốp đồng liêu đến "mở tiệc tiễn đưa" về, Điền Văn Kính đang ngồi trên đống hành lý đã gói buộc gọn gàng, mắt đăm chiêu nhìn vào ngôi nhà tính toán lịch trình của chuyến đi. Đang suy nghĩ thì thấy Chúc Hy Quý dẫn theo một người con gái tiến vào, Điền Văn Kính cận thị nên mãi khi hai người vào hẳn trong nhà mới nhận ra cô gái chính là Kiều Dẫn Đệ - "nhân chứng" được giải về cung cùng Nặc Mẫn. Điền Văn Kính nhíu nhíu mày cười mà hỏi rằng:
- Là Dẫn Đệ phải không? Lần này vất vả quá thật phiền tới cô. Ngồi xuống đi! Ngồi đi!
- Điền đại nhân - Dẫn Đệ chống tay đỡ gối chân cúi đầu chào hai lần rồi nghiêng người ngồi xuống chiếc rương đối diện nói: - Nghe người ta nói ngày mai ngài lên đường cháu đến xem xem...
Đến lúc này Điền Văn Kính mới nhìn kỹ Dẫn Đệ. Vì thấy Dẫn Đệ mặc áo hai lớóng bộ với quần mầu đen thêu hoa, ông đoán chắc là không có tiền để mua quần áo mới liền cười mà nói:
- Trời đã nóng bức rồi, mặc bộ đồ mùa xuân này thì chịu sao nổi. Tuy cháu ở Ngục Thần miếu nhưng cách chỗ của ta đây chẳng xa xôi gì, có khó khăn sao không đến gặp ta?
Dẫn Đệ kéo lại vạt áo rồi trả lời:
- Đại Lý tự đã trả lại tiền cho cháu, cháu không thiếu thốn gì. Mấy hôm trước do chủ quan nên bị cảm gió, người cháu sốt nên cháu mặc dầy một chút đấy ạ. Cháu biết ngài là một ông quan nghèo, nhưng không vì vậy mà mượn tiếng để tống tiền. Hôm nay nghe tin ngài ra đi cháu muốn gặp ngài một chút để từ biệt...
Cô gái nhỏ chỉ nói mấy câu nhạt nhẽo bâng quơ như vậy mà lại trúng tâm lý Điền Văn Kính, ông đỏ mặt nói như giải thích:
- Cháu tính toán như thế nào vậy? Đừng nhìn ta như một kẻ tiểu nhân, có nghèo đến mấy chắc cũng vẫn khấm khá hơn cháu. Khi nào trở lại Sơn Tây gặp khó khăn gì thì cứ nói.
Kiều Dẫn Đệ nghe chăm chú, tay mân mê dải áo cúi đầu ngẫm nghĩ hồi lâu mới nói:
- Cháu đang không biết làm thế nào đây? Một đằng là cần trở về Sơn Tây vì lâu lắm rồi không gặp được cha mẹ, chẳng rõ gia cảnh ra sao, nhưng đằng khác hôm trước Thập tứ da cho người đến Ngục Thần miếu hỏi cháu có muốn vào vương phủ hầu hạ phúc tấn không? Thập tứ da là ân nhân cứu mạng của cháu, lại còn là quan hệ của gia đình, bởi vậy cháu tìm đến để ngài chỉ dẫn c
- Theo ta thì cháu về Sơn Tây là tốt nhất - Điền Văn Kính thở phào mà nói luôn: - Trông nom nhà mình, đất đai của mình, ăn bát cơm mới yên vui thì hơn tất tật mọi thứ. - Vì nhìn thấy Dẫn Đệ gật đầu nên Điền Văn Kính lại nói: - Đừng có nghĩ rằng Thập tứ da coi trọng vương gia, bề ngoài thì như vàng như ngọc nhưng chẳng ra sao đâu, thực ra...cháu là phận gái ta cũng chẳng giấu làm gì, phủ của ông ta không phải là nơi an toàn thiện địa...
Ông tính toán cho Dẫn Đệ, cố chọn từ dễ để làm cho rõ ý, bỗng dừng lại đột ngột hỏi:
- Cháu làm sao thế? Mặt mũi trắng bệch cả ra thế này?
Dẫn Đệ dường như không hiểu gì, nhìn chăm chăm vào Điền Văn Kính. Cô thật không thể ngờ rằng vị "quan Đại Thanh" - Điền Văn Kính mà mình thường kính trọng khâm phục lại có tâm địa như vậy. Suy nghĩ một lát rồi nói một cách nhạt nhẽo:
- Không sao, bỗng nhiên thấy hơi khó chịu... cháu là con gái, không hiểu được những lời nói của ngài. Giờ đây cháu nghĩ có lẽ cháu cứ ở lại phủ Thập tứ da. Điền đại nhân, hành trình của ngài khá dài mong hãy bảo trọng. Cháu xin cáo từ...
Nói xong liền đứng dậy. Điền Văn Kính cảm thấy mình đã nói lỡ lời vội cười mà phân bua rằng:
- Cháu đừng có hiểu lầm ý của ta nhé. Ta nói cháu là con gái nhà có khuôn phép, nếu ở trong dinh quan có nhiều điều không hợp, người ở kinh thành rất phức tạp, tình hình lúc nóng lúc lạnh bất thường, cháu là người cô đơn phiêu bạt, ở đó thì không bằng về đoàn tụ với gia đình.
Nhưng dù ông có "lòng tốt" giải thích thế nào đi nữa thì Kiều Dẫn Đệ cũng không thể nghe lọt tai. Cô kính cẩn vái chào Điền Văn Kính hai vái rồi lặng lẽ ra khỏi cửa lên kiệu hai người khiêng đi thẳng.
Điền Văn Kính đỏ mặt nhìn theo bóng dáng Kiều Dẫn Đệ khuất dần mà thở dài ngao ngán. Không phải là ông sợ Dẫn Đệ nói lộ những điều ông trao đổi với Dẫn Đệ cho Doãn Đề biết, mà tự ông cảm thấy mình đã làm thương tổn tới nhân cách của chính mình trước một cô gái. "Thế là để một cô gái coi thường rồi!", Điền Văn Kính suy ngẫm mãi, thấy Chúc Hy Quý còn đứng ở đó liền càu nhàu:
- Ngươi đứng đấy làm trò gì? Mà không mau chóng đi dọn cơm? Làm thêm bốn người nhé!
Bỗng bên ngoài có tiếng người nói lớn, tiếp theo những tiếng nói đó Lý Vệ dẫn Ô Tư Đạo, Phong Cô và Lan Thảo cùng bước tới hành lang. Lý Vệ mặc áo ngắn, bên trong là áo cánh trắng, quần màu xanh, đi giầy mầu da bò, Ô Tư Đạo chống gậy đi sau, mặc áo dài lụa màu nước tương bên ngoài khoác áo gấm xanh, hai bên là hai cô gái ngọc châu trang điểm cầu kỳ, thật đúng như một đám thầy trò bốn người đi thăm khách.
- Là Lý đại nhân đó ư, ồ... lại còn có Ô tiên sinh nữa!
Điền Văn Kính vội vàng đứng dậy tiến lên vài bước, hai tay chắp lại cười mà rằng:
- Cơn gió nào đưa các ngài đến đây? Các ngài vốn đã quen nhau ư? Ô tiên sinh, lại có... cả hai vị phu nhân, mời mọi người ngồi. Chỉ hơi chậm một chút thôi, những cái đồ gia dụng nặng cồng kềnh đều báhết rồi, còn lại là hành lý... Hy Quý đâu, dọn cơm!
Lý Vệ lắc cái quạt lá chuối rách, đặt đít ngồi xuống bên cạnh Điền Văn Kính, thấy Ô Tư Đạo và mấy người đều ngồi liền cười hì hì nói:
- Điền huynh đã nổi tiếng, có thể làm được cơm ngon không? Đừng chê thành phần xuất thân của ta, hôm nay ta không chê cơm trắng đậu phụ của ngài đâu. - Nói xong rút từ trong thắt lưng ra một xâu tiền 10 lạng ném cho Chúc Hy Quý nói: - Đi làm một mâm cho ta!
Điền Văn Kính vội cười nói:
- Đại nhân; đây là nơi nào...
- Thôi đi - Lý Vệ cười vui lấy quạt gõ gõ vào vai Điền Văn Kính - Lão huynh cứ yên chí mà ngồi, ở dưới còn nhiều cái vui lắm ta sẽ báo cho ngài, mà còn có việc cầu cạnh ngài nữa đấy!
- Thế thì chỉ có cách đổi chủ thành khách thôi - Điền Văn Kính vốn nghèo túng cũng vui đến như vậy cười ngồi xuống và nói: - Nhờ thánh ân sâu rộng, Điền Văn Kính đã thắng trong lúc bại sống lại khi đã chết mà còn được tin dùng cất nhắc, đó là cái phúc mơ chẳng thấy, giờ còn "tin vui" gì nữa? Lý đại nhân thân gửi ở Lưỡng Giang được trọng nhiệm là một năng thần của hoàng đế thì có gì phải nhờ vả một tri phủ bé nhỏ như ta?
Lý Vệ cười nói:
- Thiên hạ không có người nào không phải nhờ vả người khác. Hoàng Tông Hy năm đó thề rằng không làm quan, Thánh tổ ra trói lại đưa về Bắc Kinh nhốt ở trong chùa cũng không chịu nghe, như vậy có gan góc hơn ngài và tôi không? Thế nhưng ông ta vì sao vẫn phải vẽ tranh và làm thơ cho Vương Sỹ Chân thượng thư bộ Hình? Để cầu an thôi! Thực ra ta nhờ ngài việc này mà là việc ngài đã đồng ý rồi. Ô tiên sinh đây là danh sĩ Giang Nam lại là sư phụ của ta, trước đây đã tiến cử ông đến ăn cơm tạp nơi Nặc Mẫn, ngày nay thì bát cơm cũng không còn nữa, nghe tin ngài đã nhậm chức, ta lại tiến cử vào nơi ngài, một năm ngài hãy trả cho Ô tiên sinh 5 nghìn lạng bạc để được ăn cơm no, ngài thấy thế nào?
Điền Văn Kính hơi choáng, cười nói:
- Ta đã nhậm chức mới rồi đấy, nhưng chỉ cho 3 nghìn lạng thôi!
Lý Vệ ngẩng đầu lên trời cười khà khà nói:
- Nhỏ nhen quá! Ngài đã vứt bỏ cả địa vị cấp tỉnh của mình rồi đấy, biết không?
Điền Văn Kính vô cùng kinh ngạc nói:
- Sao lại có chuyện như vậy? Thẻ tri phủ ta mới nhận hôm qua cơ mà...
Lý Vệ khom người rút từ trong ủng ra một cái trát, tận tay đưa cho Điền Văn Kính rồi chỉ vào mà nói:
- Thẻ của ngài không chống nổi thánh nghị! Sáng sớm nay đã có chỉ lệnh, điều Điền Văn Kính tới làm phó bố chính sứ Hà Nam, lập tức bổ khuyết cho ba phủ là Khai Phong, Quy Đức, Trần Châu! Lần này chính là "Bao Long Đồ ở phủ Khai Phong" rồi đó, ngài thử nói xem đây là vui hay buồn? Ngài lại chẳng vơ vét sạch sành sanh, mỗi năm cũng có tới ba bốn vạn vụ, đem nghìn lạng bạc nuôi sống một sư gia tàm tật, khó khăn đếch gì?
- Điền đại nhân - Ô Tư Đạo ở bên cạnh từ đầu chưa lên tiếng, thấy Điền Văn Kính bối rối đỡ lấy cái trát mà bàng hoàng liền cười nói: - Ngài chớ có hiểu lầm, cho rằng Ô Tư Đạo không biết bẽ mặt vì Nặc Mẫn đổ mới đến theo ngài. Thực ra Nặc Mẫn bị đổ như thế nào? Không phải ngài hay là ta lật đổ ông ta mà chính ông ta tự hạ bệ mình! Ta đã trải mùi đời nhảy vào tai họa cũng không ít. Chẳng giấu giếm gì, năm đó ta dẫn 5 trăm cử nhân Giang Nam đi thi rồi bị thất bại ở trường thi! Thân tàn tướng lão ngày càng cùng cực không xứng đáng với danh thần của triều đình, chỉ còn một chút tài năng cằn cỗi nguyện được phò tá ngài. Chim khôn chọn cây để đậu, người ngoan phải biết tìm chủ mà nhờ, nếu ngài tầm thường thì ta cũng không phải mỏi chân vượt nghìn dặm tới đây để cậy nhờ ngài. Nhưng sự việc còn ở hai bên tình nguyện, ta cũng không phải chỉ còn một cách theo ngài. Nếu quả là ngài không thể thu dung được, Lý Vệ sẽ lại tìm chỗ khác tiến cử, cũng chưa phải là quá muộn.
- A, a? - Lúc này Điền Văn Kính mới ngỡ ngàng như vừa mới mơ ngủ tỉnh lại, vội vàng thay đổi sắc mặt cười nói: - Tiên sinh nói những lời ở đâu vậy? Lý tiên sinh đã hứa một lời tựa như ngàn vàng. Văn Kính ta cũng là một trượng phu! Mấy hôm nay có rất nhiều người đến tiến cử sư gia, giới thiệu người hầu, ta đều từ chối, bây giờ có tiên sinh cùng đi nhậm chức, sớm muộn gì rồi sẽ xin nói chuyện sau!
Đang nói đến đó thấy Chúc Hy Quý cùng mấy người nữa khiêng một cái bàn to, bày rượu đồ nhắm lên, các món nóng nguội được xếp tươm tất, Điền Văn Kính chắp tay hướng về phía Lý Vệ nói:
- Phiền L đại nhân! Ô tiên sinh, và... hai vị phu nhân, xin mời, xin mời!
Lý Vệ có chuyện riêng không dám uống xả láng, chỉ nhấp vài chén rồi cáo từ ra đi, ra khỏi nhà là vội vàng thay triều phục, lên kiệu bốn người khiêng tiến thẳng về Tây Hoa môn dâng bài xin vào. Mãi một lúc sau mới thấy Cao Vô Dung - thái giám Dưỡng Tâm điện đi tới truyền chỉ cho vào điện. Lý Vệ vừa đi theo vừa hỏi nhỏ:
- Lúc này hoàng thượng làm gì vậy?
Cao Vô Dung nhìn trái ngó phải rồi mới nói:
- Thái hậu lão Phật da khó chịu, hoàng thượng ăn xong cơm sáng sẽ đến để hầu. Hôm nay đã có chỉ không gặp các quan. Chỉ có Lý da... nhưng ngài cũng phải đợi một chút hoàng thượng mới tới...
Lý Vệ gật đầu mỉm cười nói:
- Có thế thì việc gì mà cứ phải úp úp mở mở, ấp a ấp úng? Thái hậu cũng chẳng phải là mới ốm một hôm... - Nói xong theo Cao Vô Dung vào Dưỡng Tâm điện.
- Mời Lý Vệ quỳ ở đây để đợi hầu - Cao Vô Dung chỉ vào ngự tọa phía tây nam nói: - Hôm nay chủ nhân mời hòa thượng, nghe nói là Không Linh đại sư ở Ngũ Hoa sơn, đến để đuổi tà cho thái hậu!
Lý Vệ hỏi:
- Chẳng phải là ta đã nghe nói đi mời Hoạt phật ở Thanh Hải cơ mà?
Cao Vô Dung
- Miền Tây đang đánh trận, quân đội hai nước đang giao chiến, hoàng thượng sợ mời rằng thần thì quỷ lại về. Không Linh sư là tông phái được lưu truyền, có thể bắt ma trừ quỷ, ngay cả Trương chân nhân ở Long Hổ sơn Giang Tây cũng chưa phải là đối thủ! Nghe nói họ có thể làm cho người chết sống lại người sống có thể niệm thần chú cho chết! Một số quan to có tiếng tăm của lục bộ thích tham thiền đều phụng chỉ ngồi cả ở Tiểu Phật đường, cung Trung Túy, Tam Đỉnh Giáp cũng phụng chỉ hội tụ về đây, nói là để sát hạch trình độ của vị hòa thượng này. Lý da, hoàng thượng đã dặn dò, đây là việc gia đình không phải việc quốc sự không được tuyên bố, ngài biết vậy là được rồi, chớ có nói ra ngoài đấy.
Lý Vệ cười nói:
- Biết rồi, ngươi mới cùng hoàng thượng mấy ngày? Hòn gạch này có khi gõ vào cũng không kêu đâu?
- Lời nói của ngài...
- Đừng nói những điều đùa cợt đó với ta nữa? - Lý Vệ cười nhạt nói: - Cái trò đó của các ngươi chỉ trêu chọc được số quan vịt mụ đầu ở ngoài thôi! Cho rằng ta cũng không biết hay sao? Hòn gạch bằng vàng ở dưới đất này các ngươi đã gõ nhiều lần rồi. Cho ngươi một ít tiền là liền quỳ ngay xuống trước hòn gạch rỗng, không đuổi ngươi đi nó sẽ dẫn đến rước hòn gạch ở dưới âm ty địa ngục, cho dù gõ tới nát cả gạch ra cũng chẳng thấy tiếng kêu, cho rằng ta không biết gì ư?
Cao Vô Dung bị ông ta vạch rõ cơ mưu, gượng cười nói
- Nô tài nói mấy câu lung tung bừa bãi, lão da hiểu rõ mọi tục "ma quỷ không dám bắt nạt" thật là danh bất hư truyền! Cho nô tài mười cái mật cũng không dám nói bừa bãi với lão da, nếu không tin lão da cứ thử gõ vài cái đảm bảo nó kêu coong coong đấy!
Nói xong vén rèm ra, vừa lúc thấy Ung Chính tới Thùy Hoa môn, vội nghiêng người cúi chào:
- Thưa hoàng thượng! Lý Vệ đã đến, đang đợi hầu ở chính điện!
- Đứng dậy hầu ở bên cạnh - Ung Chính vào điện ngồi xuống, tinh thần của ngài có vẻ hơi uể oải, gọi trà và nói:
- Đã đi đến chỗ Điền Văn Kính chưa?
Lý Vệ đứng dậy vái chào và trả lời:
- Nô tài vừa mới đưa Ô tiên sinh đến đó rồi. Lúc đầu Ô tiên sinh không muốn cùng ông ta, nói rằng sợ không hợp duyên với Điền Văn Kính. Nô tài khuyên mãi rồi cũng ưng thuận. Điền Văn Kính không nói chỉ ngỏ lời cảm ơn, càng không biết rằng hoàng thượng chú ý đến ông ta, lại nói rằng mình sinh ra tính tình nghiêm khắc sợ không hợp với đốc phủ. Ông ta nghĩ cách làm thử thu nạp lương thực xem một năm có thể thu cho triều đình bao nhiêu, bỗng giao cho ông ba phủ, sợ kham không nổi làm phụ lòng thánh thượng.
Nguyên là chế độ cũ mà nhà Thanh tiếp thu phương pháp của nhà Minh, phàm là những hộ nho sĩ và những hộ quan lại theo lệ cũ không phải nộp lương thực cho triều đình. Những người có ruộng đất từ một nửa đến hai mẫu đều là địa chủ, những thân duyên quan phủ kết giao quyền quý cũng được hưởng đặc quyền. Đó là quy định cũ từ mấy trăm năm trước, hễ là quan khi bị bãi miễn, hủy chức, đều bị thiệt thòi về tiền của và danh dự, triều Khang Hy các loại danh thần các nơi đã làm thử "quan thân sai dịch đều phải nộp lương" hầu như việc này đã lan tới cả vùng Tân Cương. Điền Văn Kính vì ân vua mà tăng cường cho công việc quốc gia đã dám lao vào làm thử một lần thì Ung Chính sao lại chẳng động lòng. Ung Chính suy nghĩ mãi mới than rằng:
- Có tấm lòng như vậy lại sợ không tốt hay sao? Nhưng nếu làm thì người đắc tội không phải một, hai mà tất cả hào môn địa chủ cơ đấy...
Ông nheo mày lẩm nhẩm, hồi lâu mới hạ quyết tâm nghiến răng nói:
- Trẫm đã sớm nghĩ phải làm việc đó, quan lại không nộp lương thì vô số gian dân lợi dụng sơ hở mà đem ruộng đất chuyển sang tay địa chủ, với kiểu cách đó thì lương thực đáng phải nộp cho triều đình mà lại vào tay chúng, có lộn xộn bọn xấu lợi dụng chiếm đất. Ừ, vậy thì cứ để hắn ta làm. Nếu thành công trẫm ban chiếu cho các nơi cùng làm theo! Ngày mai ngươi đi tiễn hắn hãy nói những lời của trẫm cho hắn nghe đừng để hắn mất cơ hội không làm! - Nói xong mắt liếc Lý Vệ không nói thêm gì. Lý Vệ thoáng nghĩ cười thưa rằng:
- Nô tài cũng muốn làm thử ở Lưỡng Giang, "đinh mẫu hợp nhất" mà, đem đinh ngân quy vào với thuế đất đai, bố chính sứ sẽ quản lý công việc này. Sau lại nghĩ, Lưỡng Giang là tài nguyên của triều đình, ngày nay Niên Canh Nghiêu còn đang đánh giặc không thể làm lung tung ở địa phương. Cách làm của Điền Văn Kính theo ý nô tài thì cũng phải từ từ, đợi kết thúc chiến sự ở Tây biên hãy làm. Nếu như ở cả miền Lưỡng Giang mà thu được đủ 4 - 5 triệu lạng bạc nộp vào ngân khố bù số thất thoátới dám tiến thêm bước nữa ạ! Giờ đây nô tài sẽ phải trở về tỉnh, xin thánh chủ dạy bảo như thế có được không?
Ung Chính chớp mắt cười mà rằng:
- Kẻ sĩ chân chính không lau mắt mà nhìn. Ngươi muốn tính toán đại cục thì phải bắt đầu từ từng phần nhỏ, cũng khó đấy! Lưỡng Giang là vùng trọng điểm thuế của triều đình, không được làm náo loạn. Ngươi đã có ý như vậy trẫm đương nhiên có ân chỉ giúp ngươi đạt được mục đích. Nhưng ngươi không chịu học chỉ toàn dựa vào thông minh tiểu xảo ma quỷ thì không đủ sức để trị quốc an dân đâu. Nghe nói ngươi rất hay chửi mắng người khác, chẳng nể trên nhường dưới gì cả, có chuyện đó không?
- Bẩm thánh chủ da! - Lý Vệ cúi khom người nói: - Nô tài là kẻ mà hoàng thượng mua ở chợ người về, thấy nô tài đã lớn nuôi dạy cho nô tài nên người. Thân phận trâu vàng chó quý như nô tài làm sao có thể giấu diếm thánh thượng được? Chỉ có một vài điểm đạt được cũng là nhờ thánh chủ mà rèn luyện nên. Thánh chủ nói nô tài thô lỗ, có tính hay chửi người, những điều này là có thật ạ! Còn nói là nô tài không nể trên nhường dưới thì chẳng hiểu lời của bọn hỗn xược nào? Nói để thánh chủ biết một điều, nô tài đã gặp mấy tên không kính trọng thánh chủ, nó chẳng biết "Đại thượng hạ" gì, thì nô tài cũng không thèm nói cho nó nghe "Tiểu thượng hạ" đây chứ! Ví dụ như trong một cuộc đàm tiếu, tên Hồ Kỳ Hằng ở Hồ Châu nói thánh chủ "uống nhiều rượu", thánh chủ tự nghĩ mà xem, mả mẹ nó chứ! Lúc đó nô tài tiến lên vỗ vào bụng nó mà nói: "Cái chỗ này của mi mới là cái thùng rượu đấy!".
Ung Chính thường ngày một giọt rượu cũng không uống, chỉ trừ lễ tết, tế bái, đại yến với quần thần thì nhấp nháp chút ít ấy v không ngờ lại có đàm luận ở dưới như thế, mặt biến sắc mãi sau mới nói:
- Ngươi chửi là đúng! Nhưng có điều Hồ Kỳ Hằng lại là người mà Niêu Canh Nghiêu tiến cử sao có chuyện vô phép tắc thế nhỉ? Ngươi còn nghe có ai nói gì nữa không?
- Không nghe chuyện gì khác nữa đâu ạ! - Lý Vệ gãi gãi tai nói: - Hôm qua đến bộ Công thấy mấy quan lang tán chuyện gẫu, nói là Điền Văn Kính đi rất hợp thời vận, mắt chó tinh ranh lắm. Ồ, còn có chuyện nói hoàng thượng đợt này chọn thám hoa là tên lưu manh đàng điếm, hắn gọi gái đến bóp cả mông đít cho mình ngay giữa thanh thiên bạch nhật ở quán trọ, những người này thần đều chưa quen biết, thấy thần đến là bọn chúng giải tán hết.
Ung Chính chợt ngơ ngác, nói:
- Điền Văn Kính thế này thế khác âu cũng là lẽ thường tình của con người. Lưu Mặc Lâm là người đích thân mình lôi từ trong đám bài thi hỏng ra, không ngờ cuối cùng là người như vậy!
Ung Chính nghĩ ngợi mãi, càng nghĩ trong lòng càng không yên liền đứng dậy nói:
- Thôi thế nhé, người về Nam đi. Mấy ngày nay trẫm bận, thái hậu chưa khỏe ta không gặp ngươi nữa, trở về ra sức làm việc, viết nhiều tấu trình lên trẫm, sẽ có chỉ cho ngươi. Ồ, lần trước nữ nhân Thúy Nhi của ngươi làm giầy cho trẫm và thánh chủ nương nương rất vừa chân, truyền cho Thúy Nhi làm tiếp hai đôi nữa nhé. Rượu táo nàng Thúy Nhi cất cũng ngon lắm. Lão Phật da khen nhiều, cũng tiếp tục tiến hai vò nữa.
Ung Chính nói một câu, Lý Vệ đáời, cuối cùng nước mắt tuôn ra lã chã vội lau ngay đi. Ung Chính lấy làm lạ hỏi:
- Nhà ngươi sao thế?
- Không sao! Chỉ là nô tài nhớ tới chuyện lúc còn trẻ đấy ạ.
Lý Vệ nghẹn ngào thưa:
- Lại còn nghĩ tới ngày mai đã tiễn Điền Văn Kính, nô tài cũng ngồi thuyền trở lại Kim Lăng, chẳng rõ sớm muộn lúc nào mới được gặp thánh chủ... Ôi, Khảm Nhi mà sống đến ngày hôm nay thì tốt biết nhường nào!
Ung Chính trầm ngâm một lát rồi liếc nhanh sang phía Lý Vệ, lại cúi xuống lim dim mắt. Khảm Nhi là bạn từ lúc còn cởi truồng của Lý Vệ, năm đó Ung Chính đi đốc thúc lương thực ở Dương Châu có mua một số nô tài ở chợ người, nếu nói về tính tháo vát nhanh nhạy và thông minh thì hắn còn hơn Lý Vệ. Lý Vệ vì quan hệ kết giao với nha đầu Thúy Nhi, phạm vào gia pháp nên phải đưa đi làm quan, còn Khảm Nhi vẫn được giữ lại ở vương phủ làm những việc cơ mật cho Ung Chính. Bởi biết quá nhiều điều mật cho nên trước đêm đăng cấp Ung Chính đã "nén đau dứt tình" mà xử lý ông ta. Đây phải là chuyện giữ kín mãi mãi, với Ung Chính thì mỗi khi nghĩ lại mặt mày đều bơ phờ như ngái ngủ, tự cảm giác như hồn vía đi đâu cả. Nghe Lý Vệ nhắc tới Khảm Nhi, Ung Chính cúi đầu trầm tư mặc tưởng hồi lâu mới than rằng:
- Khảm Nhi là người quá thông minh nên chuốc lấy sự ghen tị của tạo hóa, đoản mệnh yểu vong... cũng thật đáng thương. Ở Ung vương phủ có trên 1 nghìn nô tài, những người thực sự hữu dụng chỉ được mấy tên thôi, nếu hắn chưa ốm chết thì công danh lúc này cũng không thấp hơn nhà ngươi. Ôi, cái đó cũng đều do số mệnh cả
Nói xong nhưng hình như không mấy cảm động, đứng dậy bước đi mấy bước, giọng rầu rầu nói:
- Thôi đừng nhắc tới chuyện đó nữa, trẫm nghe mà buồn, ngươi cứ nghỉ ngơi, trở về yên tâm làm việc.
- Dạ! - Lý Vệ vội đáp. Đối với cái chết của Khảm Nhi ông đã từng thoáng nghĩ tới một tình huống đáng sợ, nhưng không dám đi thăm dò theo ý nghĩ của mình, cũng không muốn thổ lộ với ân nhân đã cứu vớt mình nơi khổ hạnh, thà cứ nghĩ Khảm Nhi xấu số ốm chết thì còn yên tâm chút ít. Bởi vậy Lý Vệ cũng không muốn nói thêm chuyện Khảm Nhi nữa, thuận theo Ung Chính, chắp tay từ biệt, lần này thì gạch vàng quả nhiên nổi tiếng vang coong coong rồi.
Đợi Lý Vệ đi khỏi, Ung Chính lập tức đến Tiểu Phật đường ở Trung Túy cung. Không Linh đại hòa thượng vào kinh thành đã mười mấy ngày rồi, Doãn Chỉ, Doãn Hựu, Doãn Tường, Doãn Tự đều đã tới vương phủ, cả kinh thành ầm ầm như La Hán giáng thế. Tại Giang Tây đã từng do Hồ Kỳ Hằng đích thân thí nghiệm, đúng là có thể hô phong hoán vũ, cái đùi bệnh cũ của Doãn Hựu mấy ngày gần đây bị tái phát, đau không lê ra khỏi giường, chỉ qua ông ta xem, rồi tụng kinh và xoa bóp thấy đỡ nhiều. Bởi vậy, Tứ vương mới bày gọi đến để chữa bệnh cho thái hậu. Ung Chính tự hiệu là "Viên Minh cư sĩ", sớm đã quy y thích giáo. Thế nhân của ông cũng là một lớp đại sư với hòa thượng Văn Giác. Nhưng những lúc nhàn rỗi vẫn tán chuyện thiền với thần tử về kinh nghĩa nhà Phật, việc nói đâu đâu là một chuyện, còn việc tế lễ cầu phúc giải hạn ở cung lầu, miếu đường của.triều đình lại là một chuyện khác. Làm mà không ra gì không những bây giờ người ta đồn nhảm đưa tin mà sử sách lại ghi thêm một câu: "Ung Chính tín Phật" lưu truyền hậu thế, đời sau sẽ sỉ nhục! Bởi vậy lần nàyời Không Linh vào cung cầu giải tới ba ngày nhưng ông vẫn không lộ mặt, chỉ để cho hòa thượng Văn Giác tiếp đãi. Vừa mới đến Từ Ninh cung thấy bệnh tình thái hậu đỡ chút ít, ông hết sức muốn xem xem Không Linh này thế nào, cuối cùng là Phật thật hay là tên lừa đảo giang hồ? Nghĩ vậy ông lên kiệu tới bên ngoài Trung Túy cung thì dừng lại, không nói chẳng rằng xuống kiệu xua tay ra hiệu cho thái giám không được truyền báo, tự chắp tay sau lưng tiến thẳng vào, nhưng lại gặp Mã Tề nâng vạt áo dài từ Tiểu Phật đường đi ra, bèn hỏi:
- Đang hội thế này còn đi đâu?
- Thần trở về Thượng thư phòng - Mặt mũi Mã Tề rất khó coi, ông khấu đầu thưa:
- Thánh thượng lượng thứ cho, thần là môn sinh Khổng Tử, không muốn xem đấu pháp của nhóm lừa trọc đầu ạ!
Ung Chính nhìn vào phía trong một lượt thấy có mấy chục người, lại nhìn Mã Tề mặt đang đỏ bừng bừng, không nhịn được cười hỏi:
- Ngươi bực tức với bọn lừa trọc hay bực với trẫm? Trẫm biết rằng ngươi không tin cái này, mà có ai bắt ngươi phải tin Trương Đình Ngọc không phải là môn sinh của Khổng Tử hay sao?
Ồ, còn có cả Tôn Gia Kiềm, trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa chẳng phải đều có ở đây ư? Cũng chẳng bôi nhọ được họ, chỉ có mình ngươi là không nhịn nổi? Đó là trò du hí nhìn xem thôi không ngại gì cả.
Mã Tề thở dài:
- Vạn tuế, nếu chỉ là du hí thôi thì thần hỗ nói rồi. Nhưng thần đang có việc quan trọng hơn, Phương Bao tiên sinh ở thư phòng của thánh thượng tại Sướng Xuân viên nói rằng năm kia có một bản tấu của thần gửi cho tiên đế, do các phủ, huyện kiến nghị về kho mà tìm không thấy bản chính, gọi thần đến để nói tường tận. Vụ nam Sơn Đông còn thiếu 5 vạn lạng phải báo bộ Hộ khẩn trương làm. Thánh thượng nhất định bảo xem trò này, thần phải tuân chỉ, nhưng nói thật chẳng khác gì xem xiếc ảo thuật.
Ung Chính bị những lời chẳng mềm mà cũng không cứng của ông ta làm cho hơi cuống, nghĩ một lát thấy khó ngăn ông, hồi lâu nói:
- Bò không uống nước cứng cổ lắm, thôi tùy ngươi, trẫm không ép, ngươi đã có việc, nên làm gì thì đi làm việc đó đi. - Nói xong liền đi thẳng vào Thiên Cảnh viện ở Tiểu Phật đường.
Quan viên trong đó ước chừng ba bốn chục vị, hầu hết đều là tín đồ tham thiền bái Phật ở các bộ các viện. Dường như Văn Giác và Không Linh đang thiết tha Phật lý nên các quan viên đều đứng nghiêm trang nghe, người nào người nấy mặt tỏ ra kính cẩn vì vậy mà không ai thấy Ung Chính tiến vào. Ung Chính thấy thái giám chấp sự của Phật đường vội vàng dâng trà cho hai đại sư, chắc là đã kết thúc giảng kinh, đang định đi lên gặp thì nghe tiếng một người trong đám quan viên cười to:
- Ta cứ tưởng rằng hai vị đại hòa thượng có thực tài thật học gì, đứng nghe mãi mụ cả đầu, thì ra chỉ là mơ hồ! Nếu cái đó mà là đạo lý thì 20 năm trước ta là học sinh đã có thể làm sư phụ của hai hòa thượng rồi!
Vì người ở đó im lặng nên ông ta cười nói với vẻ châm biếm mỉa mai, rất hấp dẫn, ngay cả Trương Đình Ngọc ngồi ở vị trí chủ trì cũng phải ngoả mặt lại mà nghe. Khi Ung Chính nhìn qua khe hở trong đám người thì biết đó chính là Lưu Mặc Lâm thám hoa tân khoa, ông nhíu mày thì thấy Không Linh đang ngồi xếp bằng dưới cây bồ đề mà đọc rằng:
- Cư sĩ, ta nhận biết được ngươi đấy. Họ tên thì không rõ, văn tinh cao chiếu, đó chính là thám hoa khóa năm nay! Mắt của sư già này có sai không nào?
Ung Chính giờ này mới nhìn kỹ, Không Linh gầy đen, mặt sắt, áo cà sa đỏ khoác ngoài, hai mắt sâu thăm thẳm sáng quắc nằm dưới lông mày chổi xể, hai tay chắp lại, miệng đọc đều đều:
- Cư sĩ có gì cần kiến giáo?
- Học sinh thám hoa này do đương kim thiên tử ngự bút tự chọn. - Lưu Mặc Lâm giương mắt cười vui nói:
- Đã từng cài hoa ở Ngự Hoa viên, uống rượu ở Quỳnh Lâm viện, khen ngợi quan ở phố Tràng An, người thành Bắc Kinh này bàn luận vô vàn, ai cũng biết, vậy đại hòa thượng nhận ra ta thì có gì là lạ? Chỉ có điều là vừa rồi nghe ngài nói những điều kỳ diệu mà trên chẳng thấy thiên hoa rơi rụng, dưới cũng không thấy đá gật đầu, làm sao gọi là tam thừa chân muội được? Dù nhiều hay ít cũng có sai nên không dám gọi là "kiến giáo"!
Không Linh hòa thượng nghe mãi mà không nói gì, nhắm mắt ngẫm nghĩ hồi lâu mới nói:
- Cư sĩ là người trong hàng phú quý, không phải là môn sinh thanh tịnh của ta, tam thừa chân muội không có duyên với quân tử!
- Học trò ta đọc hàng vạn quyển sách, tam văn ngũ điển bát sách cửu khưu không thiếu loạo không xem, thiên cầu hà đồ kim nhân ngọc phật không có cái nào chưa tường tận thì làm sao mà biết được cái vô duyên với tam thừa chân muội?
Mọi người không ai ngờ thám hoa tân khoa này lại dám đấu với hòa thượng trước hàng trăm con mắt dõi theo, ai nấy đờ cả người vì quá ngỡ ngàng. Chỉ có Từ Tuấn Ba ở Hàn lâm chưa được hòa thượng cho phép nhưng muốn mắng cho chết tên thư sinh tai quái này, ông ta tiến lên phía trước trợn mắt nhìn. Trương Đình Ngọc thấy Lưu Mặc Lâm sẵn sàng chống trả liền nghĩ cứ để cho nó ra tay, nhưng lại sợ chúng làm loạn lên thì Ung Chính sẽ bực mình, đang định đẩy lùi Lưu Mặc Lâm thì liếc thấy Ung Chính cũng đang nhìn liền im lặng không nói gì, nhưng lúc này ông cũng không ngồi xuống nữa mà giả vờ đi dạo hành lang xem xung quanh. Không Linh thấy có người khiêu chiến, nhìn Văn Giác đang ngồi ở trên giường nên muốn hỏi nên làm thế nào bây giờ, hòa thượng Văn Giác hai tay chắp lại mặt tỉnh bơ như không có gì:
- Thám hoa cư sĩ, ngươi phải biết rằng "muốn vào tam thừa, phải từ bỏ lục căn"?
- Lục căn chẳng qua chính là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và ý thức chứ gì? - Lưu Mặc Lâm không hề biết Văn Giác là thế thân của Ung Chính, mỉm cười nói:
- Cả sáu thứ đó học sinh đều không còn, chỉ còn lại mỗi cái bím tóc thôi. Hòa thượng cạo trọc đầu lại vứt bỏ sáu căn thì học trò hình dung nó chẳng ra cái gì nữa?
Hòa thượng cạo đầu trọc long lóc, lại vứt bỏ "mắt tai mũi lưỡi thân ý" thú thực chẳng còn ra thứ gì, mọi người ngẫm nghĩ được một vố cười thầm. Văn Giác tự cho rằng mình là thế thân của hoàng đế trên từ tể phụ dưới đến bách liêu ai gặp cũng phải chắp tay khom lưng hành lễ, Không Linh là người ông đã hành trình tới Ngũ Hoa sơn mời về, thế mà tên tiến sĩ tân khoa oắt con này lại dám chọc tức giữa đám đông người, mặt ông còn ra làm sao, vì vậy cười nói với Không Linh:
- Đại sư, mật tông của ngài không hợp thiền ngữ, để hòa thượng ta đến thỉnh giáo cư sĩ Lưu Mặc Lâm!
- A-di-đà-phật Quan Thế âm bồ tát, Ngọc Hoàng đại đế Tôn Hành Giả chư thiên thần tiên bẩy mươi hai động ma vương! - Lưu Mặc Lâm vênh mặt lên, ngồi khoanh chân nói: - Mời đại hòa thượng vào cuộc chơi đi!

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI