HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI
Bận tranh giành đảng phái, con hiếu thảo quên mừng thọ mẹ
Với mồ mả tổ tiên, anh em than vãn tình đời

    
ình hình trong triều đình rối loạn như mối tơ vò qua lần phân tích của Ô Tư Đạo, lập tức được phân biệt rõ như nước sông Kinh Hà sông Vị Hà 1. Dận Chân bao nhiêu ngày lo nghĩ không yên trong chốc lát đã được giải tỏa nhẹ nhõm, ông ngủ một giấc ngon lành đến mặt trời lên ba cây sào mới tỉnh dậy, vừa mặc quần áo, vừa trách móc Niên thị hầu hạ bên cạnh:
- Ta mấy lúc dậy chậm đến như thế? Trước nói là nay cần phải đến ty Đúc tiền, có thể là chậm rồi chăng? Ngươi ở mấy năm trong phủ mà không hiểu được phép tắc của ta?
Niên thị cười làm lành thắt dây lưng cho ông ta, nói rằng:
- Ông chủ có thể tha cho con, tối qua con vào cửa đã nghe ông bảo đêm nay phải ngủ một giấc cho ngon lành, con đâu dám đánh thức? Lại phúc tấn cũng có nói, vương gia những ngày này tinh thần bất an, cần thay đổi cách an ủi rộng lượng với vương gia, xin vương gia nghỉ ngơi cho dễ chịu. Bộ Hộ vừa mới đến một đường quan 2 họ Vương, hỏi vương gia mấy giờ đi bộ Hộ, họ có cần đợi vương gia không? Con thấy ông chủ ngủ ngon giấc quá, liền bảo Chu Dụng Thành bảo anh ta về trước.
Dận Chân đang súc miệng, nhổ nước vào bô, hỏi rằng:
- Mày bảo nó đi như thế
- Con bảo vương gia rất sớm đã đi vào cung rồi, nay là sinh nhật của Đức nương nương, e là trước trưa không thể về được.
Niên thị cười nói rằng:
- Con bảo ông ta, công việc trong bộ xin Vương lão da theo sự bảo ban của Tứ da suy xét đoán định mà làm, Tứ da từ trong cung về, chắc chắn sẽ đến bộ.
Một lời nói đã nhắc nhở Dận Chân, nay là ngày 23 tháng Mười một, có thể không đúng là ngày sinh của mẹ đẻ của mình là Đức quý phi Ô Nhã thị chăng? Đầu óc luôn luôn căng thẳng, nên Dận Chân đã quên sạch cả! Ông hoảng sợ một lúc mới nói rằng:
- Lễ mừng thọ đã đem đi chưa? Tối ta còn nhớ, nương nương rất thích đồ thêu, ta đã sớm bảo anh mày đi mua, đến nay cũng chẳng thấy nó làm theo, các nô tài làm việc càng ngày càng không cẩn thận!
Niên thị thực tình biết là ông đã quên, thấy nhắc đến anh mình, đỏ mặt lên, không dám nói năng câu nào. Đang nói thì phúc tấn vén rèm cửa đi đến, Dận Chân liền nói:
- Bảo người làm cho ta cái gì ăn đi, nhanh nhanh một chút, ta còn kịp vào cung!
Phúc tấn cười nói:
- Cái đó cũng không nóng vội. Lễ hôm trước đã mang đi rồi, hôm qua thiếp đã dẫn Niên thị và mấy người vào cung rồi, ngoài ra còn có các nh đều đến đó cả. Nương nương phấn khởi lắm! Người nói dâng biếu lễ vật hay không dâng biếu lễ vật, đâu phải ở chỗ đó, Tứ da, Thập tứ da đến gặp nương nương, thực tâm học hành và ra sức làm việc, thì không nhận lễ cũng là vui rồi.
- Đúng! - Dận Chân nghe kể thân mẫu có lời như thế, vội vàng khom lưng đáp ứng, lại nói: - Các ngươi nghĩ chu đáo hơn ta. Nhưng ta tay không đến gặp mẹ thì không hay lắm, đem sáu sọt quýt ngọt, sữa dê của Niên Canh Nghiêu tặng, ngoài ra còn có rượu táo mà nương nương thích uống, đem mười hai hũ!
Niên thị vội nói:
- Vừa rồi, ông chủ nói đồ thêu, ở đây con còn có một bức thêu "Hình chuôi sao bắc đẩu", vốn là chuẩn bị để mừng thọ ông chủ. Bốn bên còn chọn được chữ vạn không bị cắt mất đầu, nương nương đã thích thì đem đến làm lễ mừng thọ, rồi biên thư cho Niên huynh mua cho ông chủ cái khác, như vậy có phải là chu toàn cả hai không?
Dận Chân thấy hai người đưa ra ý kiến như vậy thì rất phấn khởi, cười nói rằng:
- Mừng thọ của ta hay không mừng, điều đó có quan trọng đâu! Rất tốt, thôi như thế nhé!
Nói rồi, ông liền ngồi ăn cơm. Phúc tấn thấy ông ta đã nguôi giận, từ từ góp ý rằng:
- Hôm qua mấy nô tài đánh bài, đã làm trái quy định của ông chủ, Cao Phúc Nhi trở về đều cho đi làm sai dịch, không biết ông chủ còn muốn xử phạt như thế nào? Thiếp nghe nói, mấy nô tài ấy s đến nỗi không ăn cơm được, lại nói là cháu của Cao Phúc Nhi cũng ở trong đó. Theo ý thiếp phải dừng tay và dừng tay thôi, tha thứ cho họ một lần bởi trách phạm thế cũng là được rồi.
Dận Chân ngẩng mặt lên nghĩ ngợi, nói rằng:
- Xem ra ta quản việc nhiều quá. Theo ta nói, đám nô tài đáng giết này vẫn không bằng một con chó Lư Lư, đều phải đưa đến trang trại! Nàng đã nói vậy, ta dứt khoát về sau không quản những việc này, trừ người của thư phòng và chỗ dán cây gậy ra, còn lại do nàng xử lý, đó mới là đúng lý! Nàng chỉ ghi nhớ một điều, tiểu nhân khó nuôi, thà rằng nghiêm khắc một chút, còn hơn là trong nói không ra, ngoài nói không vào, đó mới là cách xử lý bình thường để an ninh. Nay do tình thế, tinh thần ta bấn loạn có nhiều việc cũng không để ý hết, nàng phải bận tâm nhiều hơn đấy.
Đang nói, dưới hành lang con vẹt trong lồng nhảy lên kêu: "Khách đến, Thúy Bình vén rèm lên!", liền nghe ngoài cửa có người cười nói:
- Con vẹt này thật tinh mắt, làm sao biết được ta là khách?
Rèm cửa được vén lên, lại là Thập tứ a-ca Dận Đề, mặc một cái áo long bào vàng, đầu đội cái mũ đông châu (viên châu ngọc) đi tới, Niên thị giữ ý liền lánh vào phòng trong. Dận Đề trong tay cầm cái quạt tre Tương Phi, cúi chào Dận Chân và phúc tấn, cười khì khì nói rằng:
- Xin chào anh Tư, chị Tư cát tường! Anh Tư cơm lót dạ sao ăn muộn thế?
- Mời ngồi, mời ngồi. - Dận Chân cười nói, rồi dùng đũa chỉ vào ỗ ngồi trước mặt - Đệ cứ ngồi đây, ta ăn xong ngay, chúng mình cùng đi. Niên thị, Thập tứ da đâu phải là người ngoài, cô không phải lánh đi như thế. Pha trà đem đến đi! - Vừa nói, vừa đổ nốt dưa trong cái đĩa vào trong bát, trộn với cơm, và ăn.
Dận Đề thấy ông anh ăn uống đơn giản như thế, trên bàn rơi vãi một hạt cơm đều dùng đũa gắp lên ăn, lại dùng nước trắng uống, trong lòng thầm kinh hãi, kinh ngạc đỡ lấy cốc trà của Niên thị bê tới, đang lúc trầm ngâm, phúc tấn ở bên cạnh cười nói rằng:
- Thập tứ thúc, mấy ngày nay, chú không đến cửa nhà tôi. Mới rồi anh chú còn nói, ăn cơm xong hẹn chú cùng đi mừng thọ mẹ đấy! Không, đừng để mẹ phải suy nghĩ là anh em cùng mẹ sinh ra mà cũng sinh ra chia rẽ.
Một câu nói đó làm cho Dận Đề cũng hoang mang tinh thần, té ra Dận Đề còn quên hơn cả Dận Chân! Cố gắng trấn tĩnh uống một ngụm trà, Dận Đề đã có chủ ý, khì khì cười nói rằng:
- Em chính là vì cái việc này mà muốn xin chị dâu giúp đỡ. Lễ mừng thọ mẹ, mùa thu này em đã bảo người đi làm rồi, là một bức tranh thêu chín người già đánh cờ với nhau ở bãi biển, ngoài ra còn có một Quan Âm bằng ngọc. Quan Âm bằng ngọc là hôm qua một nhi tài từ Vân Nam chuyển đến, to giống như người thật, trông rất là đẹp, nhưng đáng tiếc là trên đường đi xóc quá làm vỡ mất một miếng lớn trên tay, nghĩ đi nghĩ lại chỉ có xin đem Quan Âm mà chị dâu được tặng đưa đi trước, lát nữa em xin kính mời chị dâu đến đó xem, làm như vậy chị thấy có được không? Như vậy coi như là Tứ ca và chị dâu đã giúp được cái tâm hiếu thảo của em, anh chị cũng không thiệt... Dận Chân đã ăn cơm xong, đứng dậy cười nói:
- Anh em mình, có gì phải nói thế! Quà mừng có lẽ đệ cũng không cần phải chuẩn bị, ta đã chuẩn bị sẵn hai trăm cân sợi bạc, cùng đưa đi, coi như chúng ta mỗi người tặng một trăm cân, như vậy được không?
Dận Đề vui mừng đứng dậy chắp tay vái, nói rằng:
- Xin cảm ơn Tứ ca, chị dâu, như vậy là rất chu toàn rồi.
Nói xong cùng Dận Chân dắt tay nhau đi ra ngoài cung Ung Hòa, Dận Đề bèn nói với người tùy tùng:
- Về phủ đem cái bình phong có chín người già đánh cờ với nhau mạ vàng, bê đến cung Trường Xuân, để chúc thọ nương nương. Bảo cho người nhà biết, ta và Tứ ca đã cùng nhau đi đến rồi!
- Thập tứ đệ. - Dận Chân nhảy lên ngựa, tay cầm dây cương, ngoảnh đầu lại nhìn Dận Đề, nói rằng: - Đệ không chỉ vì vào cung mừng thọ mà đến gặp ta phải không?
Dận Đề ngồi trên mình ngựa đi theo sau, hình như không để ý gì, hồi lâu mới nói:
- Vâng, đệ sốt ruột quá, cũng muốn cùng huynh nói chuyện tào lao. Đệ trước kia không làm việc, đứng bên ngoài xem huynh làm việc, cảm thấy nhẹ nhõm bình thường, khi phụ trách bộ Binh mới hiểu được người làm việc như ở trong bụi cây gai, người khác nhìn lại tưởng là sung sướng lắm! Vạn tuế da năm nay đi chinh phạt phía tây, đặt kho l thực ở Du Lâm, trong kho còn cất giữ bốn mươi vạn thạch lương thực, thành Du Lâm nay không thể so với ngày xưa, đồi cát ở ngoài thành đã xấp xỉ ngang với tường thành, một trận gió cát qua đi, người trong thành phải đào xúc cát đi mới có thể ra được. Dài thế mà đi sao được? Đệ muốn dọn sạch cát ngoài thành đi, bộ Binh nói đó là việc của bộ Hộ, bộ Hộ nói là việc của bộ Công, bộ Công nói Du Lâm đã không có dân chúng sống ở đây, ở đây đều là quân lính, cho nên việc này là việc của bộ Binh! Nghĩ là đành phải đến tìm huynh bàn để tìm ra cách giải quyết.
Dận Chân ngớ ra, nói rằng:
- Việc này ta nghe Mã Tề nói rồi. Đã gây ra tai họa cát, mà trong thành lại không có dân chúng, nghe nói có lúc ngay cả giếng nước cũng bị lấp mất. Không bằng dứt khoát cho thiên cư đi, kho lương cũng di chuyển đi, đỡ được bao nhiêu việc!
Dận Đề cười lắc lắc đầu, nói rằng:
- Kho lương Du Lâm không chuyển đi được, tương lai đại quân nếu đi đánh phía tây, ở đây không có quân lương cung ứng là không được. Trước khi Thập tam huynh xẩy ra chuyện, hai chúng đệ trên sa bàn không biết bố trí bao nhiêu lần, mà tìm không ra chỗ có thể thay thế nó! Nghe nói ở đây bố trí phòng Bảo vệ và địa điểm để xây kho lương, đó là đề nghị của tướng quân Chu Bồi Công, các danh tướng của triều đình Khang Hy đã dần dần "đi xa" cả các tướng giỏi càng ngày càng ít... - Dận Đề nói xong liền thở dài, lời nói xiết bao cảm khái - Trong số các hoàng tử thì Thập tam ca là người còn hiểu biết về quân sự, xẩy ra chuyện này của anh ấy, ngay cả một người anh em tri kỷ để có thể cùng đệ bàn bạc công việc cũng không có... Tứ ca, huynh là người rất can đảm, Thập tam ca thường ngày lại rất tốt, huynh không thể bảo lãnh cho anh ấy được s
Dận Chân ánh mắt bỗng nhiên nhanh chóng liếc nhìn Dận Đề, Dận Đề hoảng sợ, cười nói rằng:
- Huynh coi đệ là người như thế nào? Huynh cần phải nghĩ, cái "đảng Bát da", nay là như thế nào? Liệu họ có thể bảo lãnh Thập tam ca về sao? Kỳ thực có trời hiểu được, đệ là một cái đảng nào? Đệ chỉ là đệ mà thôi, đệ xử sự, đệ làm người cũng chỉ là theo bản tâm đệ mà thôi.
- Ừ. - Dận Chân bị Dận Đề nói cho đến nỗi phải mỉm cười, bỗng một ý nghĩ chợt đến: chẳng lẽ người anh em to gan làm liều này cũng đoán được ý thật không lập thái tử của hoàng đế, muốn lập môn phái, lôi kéo mình làm trợ thủ sao? Vì thế hỏi dò thử rằng: - Một mình ta bảo lãnh sợ không được, phải thêm cả đệ, rồi kéo cả lão Bát da cùng họ đến bảo lãnh, chỉ sợ tài năng của ta không bảo lãnh nổi!
Dận Đề cười nói:
- Bảo Bát ca đến bảo vệ Thập tam ca, đó là bảo hổ lấy da của nó cho mình, ông ấy hận Thập tam da đến chết đi được! Tứ da nếu không dám mở đầu, thì đệ dâng bản tấu bảo vệ trước tiên, nếu Vạn tuế da có bác, thì huynh lại lên. Nếu như ngay cả đệ cũng bị rủi ro thì Tứ ca, huynh bảo tấu cho đệ. Thế là túc cảm hậu ái (tình cảm yêu mến đầy đủ)!
Dận Chân phì cười nói rằng:
- Chắc là đệ cho rằng ta nhát gan chăng? Nói thực với đệ, mật sớ bảo vệ Thập tam a-ca sớm đã rồi, chỉ một mình ta làm thôi!
Dận Đề trên mặt thoáng lộ ra nét thất vọng, chàng chuyển sang nói chuyện khác, nói rằng:
- Điều đó hãy đợi nói sau, xem Vạn tuế da có biện pháp gì. Việc Du Lâm có lẽ phải viết một văn bản, chuyện đánh nhau với A-la-bô-thản sớm muộn sẽ phải xảy ra thôi, không thể xem thường. Bên phía tây đánh nhau, vũ khí dùng để đánh là gì? Kỳ thực là đánh nhau bằng lương thực! Quân của ai đủ lương, đường thông thì người ấy sẽ thắng!
Dận Chân mủm mỉm cười, không trả lời giẩu môi nói rằng:
- Đến Tây Hoa môn rồi!
Nhà ở của Đức phi Ô Nhã thị ở cung Trường Xuân phía sau điện Thể Nguyên. Nơi này trước kia là Đạo quán của Khâu Sứ Kỷ, nhà luyện đan nổi tiếng vào thời cuối Nguyên đầu Minh, đã luyện đan cho hoàng đế. Khâu Sứ Kỷ gọi nơi này là Trường Xuân Tử, vì thế mới đổi thành cung Trường Xuân. Khi Khâu Sứ Kỷ chuyển đến Bạch Vân quán, cung ở đây đã bỏ hoang mấy trăm năm nay, cây lau mọc đầy vườn, chồn cáo ẩn hiện, mọi người đều tránh không đi qua nơi này chỉ có Ô Nhã thị thích yên tĩnh, năm Khang Hy thứ 27 khi được tấn lập làm quý phi, bà đã chọn nơi này, cho sửa sang lại, làm nơi ở của mình. Dận Chân, Dận Đề từ đường hẹp bên phía tây điện Dưỡng Tâm quanh co đi đến, đã thấy các mệnh phụ, các cung nhân cùng đến mừng thọ. Họ ra ra vào vào, thật là nhộn nhịp náo nhiệt, biết là các phi tần trong cung mừng thọ vẫn chưa tản đi, lúc này đi vào mọi người phải tránh thì rất bất tiện. Hai người bèn đứng ở xa xa, chừng ăn hết một bữa cơm, thấy người dần dần thưa rồi, họ mới đi đến trước cửa Thùy Trà để x gặp. Một lúc, người trong nhà truyền ra là:
- Quý chủ mời hai ông đến lầu sưởi ấm nói chuyện.
Hai người hơi gật đầu, khoan thai bước vào, nhưng nhìn thấy trong nhà, đi xuyên qua giữa hai sân và trên hành lang, đâu đâu cũng là quà mừng của mọi người đưa đến biếu. Thôi thì đủ các loại muôn mầu muôn vẻ như bánh ngọt, đào thọ hấp mì, gậy như ý, bình phong, lò sưởi Tuyên Đức, Phật Di Lặc bằng vàng, Quan Âm bằng ngọc, đồng hồ báo thức, ngọc khuê, ngọc bích, ngọc chương, bức thư họa của danh nhân, thậm chí có cả điếu hút thuốc, tua quạt, cây đàn hương, con cầy hương, lá trà băng phiến... đều ghi rõ tên người tặng, từng ngăn từng ngăn một, thật là lung linh đẹp mắt. Hai người trong lòng đâm ra suy tính; thân mẫu 54 tuổi, không phải là chính thọ, mà quà tặng xem ra lại còn phong phú hậu hĩ hơn nhiều so với mừng thọ năm 50 tuổi! Nghĩ rằng, đã vào điện chính của cung Trường Xuân, hai người quỳ ở bên cạnh cái lò sưởi ở ngoài cái rèm hạt châu của Đông Noãn các (phòng ấm phía đông), cúi đầu cùng chúc tụng:
- Nhi thần xin kính chúc Quý phi nương nương thiên thu thánh thọ!
- Đứng dậy đi, ngồi xuống đi nào.
Ô Nhã thị đang nằm nghiêng nửa người trên cái giường lò sau bức rèm, tiếp khách nhận lễ từ sáng sớm nên bà đã mệt mỏi, thấy hai con vẻ mặt hăng hái hăm hở đến cúi đầu vái chào mình, bà ngồi dậy nói rằng:
- Kéo cái rèm đáng ghét đó lên. Vừa mới sợ là có khách bên ngoài đến, chứ hai chúng nó là những đứa bò từ trong ruột ta ra, không cần bày vẽ làm gì!
Mấy thái giám vội vàng dùng cái móc bằng vàng kéo cái rèm trân châu lên, Dận Chân lúc nhìn, thấy thân mẫu mặc một cái áo vải đoạn mầu xanh, mũ phượng hạt châu trên đỉnh có ba lớp vàng đặt trên cái bàn, lộ ra búi tóc như rồng cuộn đen nhánh. Đôi mày lá liễu, mắt như mắt chim phượng đỏ, chỉ có môi hơi dày một chút, dường như luôn dùng răng cắn lấy môi dưới, lại giống như bộ đang nghĩ tâm sự gì. Vì vậy Dận Chân tươi cười nói rằng:
- Thân mẫu khí sắc rất tốt, nay mặc cát phục, xem ra càng thấy có sức sống, cũng không có chút nào giống người hơn năm mươi tuổi. Các con tuy nói làm việc ở bên ngoài, trong lòng thật là nhớ, thân mẫu xưa nay có bệnh hen, không biết đã khỏi chưa?
Ô Nhã thị hốt hoảng, cười nói:
- Lúc mắc lúc khỏi, bệnh già mà, mẹ cũng không để ý. Lần trước còn đưa đến Ô kê bạch phượng hoàn và xuyên bôi định xuyên tán của Dận Đề đều tốt, đến nay dùng hàng ngày không bỏ được!
Dận Đề cúi lưng cười theo, nói rằng:
- Cái đó không đáng gì, mẹ dùng tốt, là cái lòng thành kính của chúng con đến rồi. Đã được như thế, mai chúng con lại pha chế các thứ đó đem đến cho mẹ.
Ô Nhã thị một lúc không nói năng gì, phép tắc của hoàng gia, mặc dù là mẹ con rất tình cảm với nhau, nhưng trong một năm có khi được lúc gặp mặt nói với nhau vài lời, cũng chỉ vào ngày này. Trong lòng bà trong trắng như tuyết, trước mắt bà hai đứa con, một đứa thông minh mạnh mặt lạnh lòng lạnh; một đứa thì lanh lẹn tháo vát, mạnh dạn nhiệt tình, đều đang quên mình làm việc lao vào cái duyên phận của Khang Hy, trong lòng đều trông mong ở ngôi thái tử đang trống ấy trong cung Dục Khánh. Hai đứa con, hai phái thế lực, bà vừa mừng lại vừa lo. Bởi vì bất kể đứa con nào có hy vọng ở ngôi lớn, người mẹ quyền thế nhờ ở con, đối với bản thân bà cái ngôi vị thái hậu chắc không thoát khỏi tay, điều lo là hoàng tử nhiều như thế này, tất chúng sẽ tranh giành ngôi vị, ai biết được đám mây nào trên trời làm mưa? Vạn nhất hoàng tử khác đạt được lại sẽ như thế nào? Vạn nhất... con cái mình đẻ ra lại cốt nhục tương tàn tình cảnh sẽ ra sao? Ô Nhã thị trầm ngâm, quan sát các con. Dận Chân xuôi tay ngồi im, sung sướng tự nhiên, Dận Đề thì miệng cười để ý nhìn sang bên trái bên phải, vẻ mặt thần sắc không an phận. Bà muốn nói câu gì, mắt liếc thấy cái biển to bằng sắt dựng ở trước cửa điện, bên trên viết những chữ to bằng cái chén đựng trà:
- Thái tổ hoàng đế dạy rằng: Các thái giám ở hậu cung, ở cung Tần Ngự nếu có những lời xằng bậy can thiệp vào triều chính... giết chết không tha.
Dường như có một trận gió lạnh ập về, Ô Nhã thị rùng mình, ngập ngừng một lát, thấy hai thái giám bê một bàn tiệc đến, bèn hỏi rằng:
- Đến giờ ăn rồi à?
- Xin trả lời nương nương, - thái giám vội vàng bày bàn tiệc ở trước giường lò sưởi, cười làm lành nói: - Đây là bên Vạn tuế da thưởng cho đấy. Lý tổng quản vừa mới bảo nô tài đi, Vạn tuế da đang nói chuyện với Phương tiên sinh và Trương trung đường, nghe nói Tứ đa và Thập tứ da đang ở chỗ nương nương, Vạn tuế da rất khấn khởi, nói là khó có được dịp mẹ con nói chuyện với nhau, sẽ không cần hai ông qua để vấn an, đã thưởng cho bàn tiệc này, ngoài ra còn có một bình rượu Tô hợp hương, nói là nương nương tim đập mạnh, nên uống loại rượu này không sao.
Ô Nhã thị đứng dậy nghe rồi nói rằng:
- Ngươi lại đến điện Dưỡng Tâm một lượt, mời ông Lý Đức Toàn thay vái ân trời, cảm ơn nhiều chúa thượng đã nhớ tới.
Lại cười nói với hai con rằng:
- Đặt hai ghế ngồi nữa, các con cùng mẹ uống một ly rượu nào!
Dận Chân, Dận Đề đôi mắt nhìn nhau, cùng đứng đậy kéo ghế đến trước bàn. Dận Đề cầm cốc, Dận Chân bê bình rượu rót vào cốc, vén vạt áo đều quỳ xuống, Dận Đề nâng cốc rượu cho Dận Chân. Dận Chân hai tay giơ cao, nói rằng:
- Chúng con ở bên ngoài bận công việc nước, suốt năm rất ít ở gần mẹ để tận hiếu. Nay mượn rượu Vạn tuế da ban cho, xin chúc thọ mẹ, xin mẹ uống hết cốc này!
Ô Nhã thị đỡ lấy cốc rượu, rượu đỏ thắm đầy cốc lóng lánh như chất nước hổ phách, không biết làm sao, tay của bà run run, bà cười nói rằng:
- Không giấu gì các con, lâu nay mẹ đã cắt rượu tanh rồi. Một là vua ban không dám từ chối, để không làm mất hứng của chúa thượng, hai là mẹ con gặp nhau, khó được cái vui trời cho này, nay mẹ sẽ phá giới một l
Nói rồi, bà nâng cốc, xem xem rồi ngửa cổ uống cạn, dùng khăn tay lau miệng miễn cưỡng nuốt và gắp một miếng măng trong nồi lẩu, lại nói:
- Các con cứ ăn, mẹ ở bên cạnh nhìn thấy cũng rất vui.
Dận Chân, Dận Đề đâu chịu theo? Làm tốt làm xấu lại khuyên uống hai nửa cốc nữa, mọi người mới vào ăn, Ô Nhã thị mặt đã đỏ bừng, đặt cốc xuống, than rằng:
- Xem ra nơi này, dòng dõi đế vương, tôn vàng quý ngọc, phép tắc nhiều quá. Khi ta chưa vào cung, lúc còn ở Hô Luân Bối Nhĩ, ông ngoại con mừng thọ, bên ngoài vương cung căng một cái màn bằng thảm, bên dưới các ca nữ hầu rượu, bên ngoài bức trướng các võ sĩ đua ngựa, mọi người trong nhà dự tiệc ngồi xếp gối bàn tròn chuyển hoa phạt rượu, rất là vui vẻ bao nhiêu!
- Để người được khỏe, cần ở nơi thoáng đãng và rong lòng thanh thản! - Dận Chân vội rót trà cho mẹ, nói rằng: - Mẹ nay là bạn bè của rồng phượng, tự nhiên phải tôn nghiêm chế độ nhà trời. Mẹ nếu như nhớ ông ngoại, các cậu, thì con liền xin chỉ, mời họ đến đây để sum họp, thì có khác gì những ngày trước kia đâu!
Dận Đề lại nói rằng:
- Là các con rất kính trọng, nhưng không thể hầu hạ làm cho vừa lòng. Vào lúc này năm ngoái, Thập tam ca chắc chắn có mặt, hôm nay vắng anh ấy, thành ra không náo nhiệt như thế.
Dận Chân rồi, trong lòng chua xót, gần như rơi nước mắt, đoán là Ô Nhã thị cũng buồn, nhưng lúc nhìn lại thấy thân mẫu vẻ mặt vẫn như thường, đang trong lúc ngạc nhiên thì Ô Nhã thị nói rằng:
- Thập tam a-ca là một người đáng thương, Vạn tuế da kỳ thực rất yêu nó, nó không giống Đại a-ca.
Đó là lời nói rất quan trọng, Dận Chân, Dận Đề đều lo lắng hoảng sợ không yên, đã "không giống", vì sao lại xử trí như nhau? Hai người đều ngẩng đầu lên, đợi thân mẫu nói tiếp, Ô Nhã thị lại chuyển sang nói vấn đề khác là:
- Việc của Đại a-ca xẩy ra, mẹ của nó là Na Lan thị đi gặp chúa thượng, bảo là Dận Đề ngỗ ngược, chúa thượng nói: "Đấy không phải là việc của đàn bà lo được, không có can hệ gì đến nó!". Nhưng làm sao bà ấy lại không thương tâm? Ta đi thăm Na Lan quý chủ, mắt của bà ấy khóc đỏ cả lên. Mười sáu phi tần có con, ai không chỉ mong cho con mình bình yên vô sự nào? Cho nên nay nhân có rượu, ta muốn khuyên các con vài lời. Các con sống yên ổn làm việc ở bên ngoài, không cần phải mong muốn cái phúc không yên phận ấy, yên ổn bình an, coi là các con có lòng hiếu thảo với ta rồi. Thấy các con bình yên hòa mục, mẹ sẽ sống thêm được vài năm nữa. Giống như Na Lan thị, là một người nhanh nhẹn nhiều, nay đi đường phải cúi xuống đất, nói chuyện với người ta cũng thay đổi đến nỗi nói năng luống cuống không tự nhiên, sống như thế thì có thích thú gì nào?
Nói rồi bà lấy khăn lau nước mắt. Dận Chân cười rồi đứng dậy gắp thức ăn cho mẹ, giận dữ nói:
- Tất cả là do Thập tứ đệ, tự dưng không nhắc đến Thập tam đệ
Ô Nhã thị lại nói rằng:
- Anh em quan tâm đến nhau, cái đó không ai có thể trách. Các con đều là những người thông minh, củ cải to không cần tưới bằng phân, nếu việc ở bên ngoài trừ thằng mù ra, ai nhìn mà không thấy? Mẹ bảo cho các con một lời, đương kim thánh minh, không thể xoa cát vào mắt ông ấy, các con một lòng một dạ làm tốt nhiệm vụ vương gia của các con, làm tốt công việc sai dịch, yên ổn và hòa mục với nhau là hạnh phúc rồi!
- Mẹ yên tâm! - Dận Đề khì khì cười nhìn Dận Chân, nói vậy - Chúng con không bình thường sao? Người xưa nói anh em đồng lòng thì chia nhau vàng cũng thuận lợi. Thơ cổ nói "Một mét vải, vẫn có thể khâu; một đấu khóc, vẫn có thể giã", hai anh em con sao lại không dung hòa với nhau. Chúng con từ bé đã đọc rồi, đều là những danh ngôn chí lý đâu có thể không nhớ được? Mẹ hãy hết sức yên tâm đi, chúng con không để ý gì đến cái khác, sẽ sống tốt với Tứ ca!
Dận Đề nhanh mồm nhanh miệng, lưỡi như cái lò xo nói đến nỗi làm cho Dận Chân cũng phải cười. Ô Nhã thị cũng quay mặt lại, nói rằng:
- Ta biết các con hòa mục với nhau, nói vậy, chẳng qua là để dặn bảo các con một đôi lời thôi. Đã như thế, anh em các con cùng uống một cốc rượu đồng tâm, cho mẹ cũng vui nào!
Dận Chân vội vàng đồng ý, vui vẻ đứng dậy, Dận Đề đổ đầy một cốc rượu đưa cho, Dận Chân cười uống một hớp rồi đưa cốc cho Dận Đề, Dận Đề uống hết, giơ ngược đáy cốc lên cho mẹ xem, lại ngồi xuống uống rượu cười nói. Dận Đề, vì vậy
- Không phải là con gây phiền não cho mẹ, Thập tam ca đúng là không có sai lầm lớn, nay ngồi đây không có anh ấy, trong lòng con không tránh khỏi nhớ mong. Con cũng không muốn để mẹ có lời cầu xin trước Vạn tuế da. Con chỉ bồn chồn, Thập tam ca và Đại ca đã "không giống nhau", thì tại sao Vạn tuế da lại không thả anh ấy ra?
- Ta cũng không được rõ. - Ô Nhã thị lắc đầu than rằng: - Nó không phải là ta nuôi, cho nên ta cũng không phải tránh tiếng, ngày thứ hai xẩy ra sự việc đó khi gặp Vạn tuế da, ta đã trần tình với Vạn tuế da. Vạn tuế da nói. "Đấy là tốt cho nó, ta cũng không làm gì khổ nó đâu! Những việc như thế này, quý phi là đàn bà thì không hiểu nổi được. Ta chỉ nói thế thôi".
Dận Chân, Dận Đề đôi mắt nhìn nhau, vốn là muốn từ thân mẫu nhìn ra một chút tin tức, không ngờ nghe nhiều như thế, càng nghe càng không hiểu gì, giam cấm là việc xử lý nặng nhất, trừ ban cho cái chết ra của tông thất, còn nói là "tốt cho nó", lại nào là "không có làm gì nó"! Đàn bà không hiểu nổi, Tứ a-ca và Thập tứ a-ca thông minh lanh lợi trái lại càng không hiểu, tâm tư của hoàng đế thật làm cho người ta đoán không ra. Lúc này thấy đã qua giờ Ngọ, các tần ngự của các cung trang điểm rất đẹp đem theo quà mừng thọ ùa vào sân trước, chỉ vì hai hoàng tử chưa đi khỏi, nên không dám vào, hai người biết là bất tiện, nên vội vàng uống hết hai cốc rượu liền từ biệt ra về.
Hai anh em ra khỏi cửa Tây Hoa, đều thở phào nhẹ nhõm, ngẩng đầu lên nhìn trời, đã thấy phủ một lớp mây trôi. Âm u nhưng không nặng nề, một vầng thái dương ảm đạm xuyên qua khe đám mây, gió thu ào ào thổi tới, những lá vàng của cây phong hồng xào xạc bay lượn rồi rơi xuống. Một đàn chim nhạn lượn qua bóng mây, vội vàng bay về phương Nam, đem lại cho sắc thu một sự u ám nặng nề bất an và thê lương. Dận ChânChu Dụng Thành đang dẫn mười mấy người nhà đứng đợi ở phía bắc con sư tử đá, bèn quay mặt lại bảo rằng:
- Dận Đề, uống rượu mừng thọ không được thoải mái, ta bảo chúng nó đến phủ đem lại bình rượu nhỏ nữa để uống vài cốc nữa được không?
- Tứ ca, huynh lại không được uống rượu, đệ là người uống rượu không thấy mùi vị gì.
Dận Đề hầu như tâm tư nặng nề, tinh thần hoảng hốt nhìn ra chỗ xa.
- Bộ Binh nay không có việc gì, đệ và huynh, ta cùng đi ra ngoài thành đi tản bộ, thế nào?
Dận Chân không nói năng gì, giơ ra hai ngón tay gọi Chu Dụng Thành, Chu Dụng Thành đã chuẩn bị sẵn hai con ngựa đem đến.
Hai người cưỡi ngựa, đi ra khỏi phía bắc thành phố một cách không có mục đích, qua miếu Ngọc Hoàng một vòng, đi về phía tây thành phố, đi quanh về phía nam theo con sông bảo vệ thành. Trên đường đi đều chẳng nói năng gì, mắt nhìn phía trước là sông Vĩnh Định ngoài con đê, nước mùa thu gợn sóng lăn tăn, hoa lau trắng xóa, bên trong đê lại là mộ của Trương Các Lão thời Minh trước kia, dưới những cây cối, cây thông, cây bách, cỏ đã suy yếu liền thành mảng lớn, người đá, ngựa đá, dê đá ngả nghiêng, có cái đã bị ngập một nửa trong đất. Hai người xuống ngựa leo lên đê, mới cảm thấy bầu trời u ám nặng nề, các hạt mưa mù đã lác đác rơi xuống. Dận Chân không nhịn được nói rằng:
- Hôm nay làm sao lại có hứngạy tới nơi này, ngay cả áo mưa cũng không mang theo?
- Gió thu, mưa bụi, ngựa gầy, người xa rồi, là mối tình của loại người như thế nào? - Dận Đề không nhịn được cảm khái - Cần gì phải có áo mưa? Anh thấy Trương Các Lão, khi còn sống thì là vị nguyên huân của ba triều, quyền lực nghiêng nước nghiêng thành, năm tháng trôi đi, việc đời thay đổi, nay cũng lạnh lẽo đến như thế kia, có ai đến che gió che mưa cho ông ta đâu?
- Hử? - Dân Chân hoảng sợ, bỗng nhiên cười, nói rằng: - Đệ té ra hôm nay lại chợt nhận ra cái đạo, muốn tham thiền với ta sao? Ừ, ta xem, năng lực phân tích lý giải vấn đề của đệ kém xa, không biết các sự việc, các sự vật trên đời, ví dụ như gió này, mưa này, ngựa này, người này, đều là mầu sắc bị ảo hóa với nhau, làm mất đi cái vẻ ban đầu của nó, bởi vì có phiền não, âu sầu, vui mừng, yêu thích, cho nên không trung mới sinh ra mầu sắc, làm mê mẩn mất cả bộ mặt ban đầu, đợi đến một ngày kia quy về yên lặng diệt vong, trở thành vô sinh vô diệt, vô hữu vô vô, một bước lao vào cái cũi cửa sắt, tất cả đều thuộc về không. Bên trái nơi này dựa vào Vĩnh Định, bên phải đỡ lấy đế thành, leo lên nhìn thấy rất mênh mông, thảo nào đệ thấy gió sắp tới là than thở, nghiên cứu cái ban đầu của nó, đệ không phá nổi cái cửa bên này. Thật là hiếu hết, trên đời chẳng qua chỉ là một luồng khí, một làn khói, như hoa cây đàn vừa nở đã tàn mà thôi!
Dận Đề cười nói:
- Đệ mới than vãn có đôi lời mà huynh đã xổ ra "trường giang đại hải" luận thuyết như vậy. Bàn về Phật học, đệ đâu phải là đối thủ của huynh. Đệ nay đã nghe lời của mẹ, trong lòng có cảm xúc. Huynh chắc còn chưa biết, Bát ca hôm qua đến hoàng thượng vấn an, nói là nay tình thế anh ấy ở vào hai đầu khó, ra làmiệc, sợ người ta cho là có dã tâm, không ra làm việc, sợ người ta nói là ẩn náu ở nhà, xin phụ hoàng ân chuẩn cho anh ta giả bệnh đi an dưỡng. Nếu như a-ma nổi cơn lôi đình thì nói là anh ấy có ý thăm dò thử xem sao, nhưng rút cục là anh ấy bị a-ma mắng chửi thậm tệ, thế là người không có bệnh cũng thành bệnh. Nghĩ muốn làm người thật khó, chính là đệ, người ta nói đệ là đảng của Bát da, kỳ thực có trời biết, đệ chỉ là bản thân đệ! Đệ không phải thấy Bát ca gặp phải cảnh không may mới nói câu này. Nói chung đều là hoàng tử, đệ việc gì phải làm một cái "đảng" gì của người ta nào? Đệ và huynh cùng một mẹ sinh ra, cần liên hệ thì liên hệ với huynh ở một nơi. Bên trên lại có thái tử, đệ không điên không mê, tại sao phải túm tụm với Bát ca một nơi nào? Cho nên lời của mẹ đệ nghe như đâm vào tim, ruột thịt và làm cho đến thân phận này, người ta sinh ra có lý thú gì nữa?
Nói rồi, Dận Đề tỏ ra chán nản, rơi cả nước mắt. Dận Chân lại biết sâu về người em này, con người thì bé, nhưng con ma thì to, so với Dận Tường, tâm địa chắc chắn hiểm hơn nhiều, ngẫm nghĩ cười và nói rằng:
- Đệ hà tất phải như vậy. Làm người vốn là khó, huống chi chúng ta ở vào vị trí trung tâm của thiên hạ? Đệ là người nhiệt tình, trung thành với sự nghiệp; người vô vị không màng lợi lộc, ta chỉ muốn chỉ làm một cô thần, đương kim hoàng thượng sống một ngày, ta sẽ là cô thần của người. Sau này ai làm hoàng thượng ta vẫn là cô thần như cũ. Người ta nói ta là người khắc nghiệt, chưa có ai nói ta là người dã tâm, là vì cái lẽ đó. Đại ca nhìn không thấy cái đó rớt rồi mà chưa đi xuống, ta thấy Bát đệ cũng không phải là người có dã tâm gì đâu, cậu ấy chỉ là người kết giao nhiều những kẻ tiểu nhân bên dưới. Có điều gì mà chúng không làm? Rút cục phải chịu sự bi lụy! Đệ khó, ta khó, Bát đệ khó, kỳ thực so với Thập tam đệ thì chúng ta đều còn là được nghĩ về điều đó thì bao nhiêu nỗi phiền não đều tan biế
Dận Đề lắng nghe và suy ngẫm những lời nói của Dận Chân, như hư như thực, lại không thể đoán định được, nhạt nhẽo như nước suối vừa mới múc lên, bất giác thở dài một tiếng nhưng chàng không nói gì thêm, chỉ ngẩn ngơ nhìn quang cảnh mùa thu trong mưa mù mung lung, bát ngát!
--------------------------------

1

2
sôn g Kinh Hà nước trong, sông Vị Hà nước đục là hai con sông bắt nguồn từ tỉnh Cam Túc chảy qua tỉnh Thiểm Tây đổ vào sông Hoàng Hà - Trung Quốc (ND).
Đường quan: các trưởng quan ở các nha, cục đều gọi là đường quan.
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI