HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM
Mật truyền tin tức vương tâm rung động
Mưa trắng mênh mang sinh li tử biệt

    
oãn Đề trông coi lăng tẩm ở Tuân Hóa "đọc sách trông lăng" đã được hơn một năm. Doãn Đề không như các anh trai mình: anh cả Doãn Thì, anh trai Doãn Nhưng, chỉ vì một tội danh "đại bất kính" mà bị tước đi vương hầu bá tước, được giữ lại danh hiệu bối tử Cố Sơn. Mọi thông báo và chỉ dụ của triều đình phân phát đi các nơi, Doãn Đề cũng được một bản, do vậy mới biết được tin "kiểm tra tài sản" của Long Khoa Đa, so với Niên Canh Nghiêu thì Doãn Đề biết tin sớm hơn. Nơi đây là khu vực lăng tẩm của Thuận Trị và Khang Hy, công việc bảo vệ lăng tẩm đều do quân của kinh sư đảm nhiệm, nơi đây còn là khu vực quan trọng, không những huyện lệnh Tuân Hóa, đến ngay cả tuần phủ, tổng đốc trực hạt cũng không được tự ý vào lăng. Thỉnh thoảng Bát a-ca hoặc anh em của Ung Chính mang đồ ăn thức uống tới cúng lễ hoặc thư từ đều bị quan thái giám của nha môn ty lăng tẩm thuộc phủ Nội vụ kiểm duyệt nhiều lần, mới được đưa vào. Ngoài các tin tức chung ra, mọi tin tức ở trong khu vực lăng đều được giữ kín. Vì thế, khi biết tin cậu Long Khoa Đa bị tịch thu gia sản, Doãn Đề chỉ coi đó là chuyện cười kể cho Kiều Dẫn Đệ nghe:
- Cái tên hỗn quan này rốt cuộc cũng bị kết cục như hiện nay. Hắn ta nào có tài cán gì mà lại đảm đương chức đại thần Thượng thư phòng? Đó chẳng qua chỉ vì có công đọc bản di chiếu lúc phụ hoàng băng hà mà thôi.
Kiều Dẫn Đệ khuyên:
- Việc đó lão da bận tâm đến làm gì, năm nay có không biết bao nhiêu sự việc phức tạp xảy ra, khuyên lão da quên càng nhanh, quên hết mọi thứ càng tốt. Già cả lớn bé trong gia đình ta ăn no mặt ấm là đủ, bình an vô sự là phúc. Nô tài thấy hoàng thượng cũng nể tình là anh em một nhà, thực sự muốn điều lão da đến nơi xa, cũng như Cửu da, Thập da thử thách chịu đựng gian khổ, nếm mật nằm gai. Nô tài luôn theo sát lão da, song không thể thay thế hoàn toàn lão da được.
Nói xong, mủi lòng rơi nước mắt. Doãn Đề nghe xong, trong lòng đã hơi nhụt chí, cười nói:
- Nàng hà tất phải như vậy? Nay ván đã đóng thuyền, gạo nấu thành cơm, đã lâu rồi ta đâu còn ảo vọng nào khác.
Tuy nói là thế, Doãn Đề là người có lòng trung hậu, do đó không tránh khỏi luôn quan tâm tới mọi việc. Theo suy nghĩ của Đề, bước tiếp theo phải bắt Long Khoa Đa giao cho bộ Lễ xử lý, song hoàng đế đã có chỉ: Long Khoa Đa với chức danh là thượng thư của viện Lý Phan, hạn trong ngày phải khởi hành tới dãy núi A Nhĩ Thái để bàn với A La Bu Thản về mốc giới vùng du mục Chuẩn Cát Nhĩ và Ca Nhĩ Ca; xong việc ở lại bàn với sứ thần La-sa về biên giới giữa hai quốc gia. Nếu đại thần thực tâm nhận nhiệm vụ đó, thì trẫm sẽ tha tội.
Sau đó một tháng lại có chỉ khác, chỉ dụ lần này khiến mọi người phải ngạc nhiên, lên án Long Khoa Đa đã từng "lăm le vạch tội Doãn Tự, nhất định phải xử vào tội chết, bao che Ngạc Luân Đại, A Nhĩ Sung A, đô thống Nhữ Phúc làm bậy... lòng dạ khó lường như vậy, còn gì phải hỏi nữa."
Doãn Đề vốn dĩ cho rằng chẳng qua là Ung Chính muốn thâu tóm quyền bính, nên nói toạc ra rằng đấy là ngón đòn thỏ chết giết chó săn 1, hiện nay trong đảng Bát da, ngay như tướng quân Nhữ Phúc là người tâm phúcDoãn Đề cũng đang bị đưa vào vòng ngắm, rơi vào trong màn sương mù. Doãn Đề đầy lòng tâm sự, đành phải chấp nhận ở đây chứ đâu dám so sánh với Bắc Kinh, ở trong cùng một khu vực, ấy thế mà cứ hai tháng mới được thăm nhau một lần, vương phủ trong Kinh cũng giống như ở đây, mọi tin tức đều bị phong tỏa kín bưng, đại thể là không có tin nào lọt được tới đây. Trong khu vực lăng tẩm chỉ giữ lại vài chục cung nữ, Kiều Dẫn Đệ một lòng một dạ trung thành với Doãn Đề, số cung nữ còn lại không được phép nói năng tùy tiện. Giải quyết mọi công việc do Thái Hoài Tỉ và Tiền Uẩn Đẩu phụ trách, gia nhân hơn một trăm người ngày đêm hầu hạ, họ đều là người của phủ Nội vụ, ba tháng thay đổi người hầu một lần, chưa quen hết người đã phải đổi đi nơi khác. Chính sự thay đổi này đã gây ra căng thẳng không cần thiết, làm cho mọi người ở đây buồn bực.
Những tháng ngày sống trong buồn bực, lo âu cứ qua đi, hết tháng Bảy, sang tháng Tám, rồi lại qua đi, Doãn Đề thấy cục diện triều đình không có gì thay đổi, dứt khoát buông lơi, không để ý gì nữa, trong lòng cảm thấy thoải mái, bàn với Dẫn Đệ, bỏ ý định "leo cao lên chín tầng mây", chỉ vì nó mà trong lòng tích tụ bao nỗi buồn bực không sao giải thoát được Ngược lại Dẫn Đệ vô cùng phấn khởi, nói:
- Trong số cung nữ, có khoảng hơn chục người hát hay đàn giỏi, ta mang họ đi theo, cùng nhau vui chơi một ngày cho thỏa thích, lão da viết lời, nô tài phối nhạc!
- Dẫn Đệ - Doãn Đề nở nụ cười méo xệch - Đừng quên nơi đây là khu vực lăng tẩm tiên đế. Chẳng may ai đó bẩm báo lên trên, ta và nàng đều thành "bệnh tâm thần thương tâm". Nếu không có ai báo lên trên, ta ca múa gần bia mộ, cũng khó coi bất luân thường đạo lý.
Dẫn Đệ chỉ một lòng mong cho Doãn Đề vui vẻ, nghiêng đầu suy nghĩ, lát sau cười, nói:
- Lúc lão da gan lại gan quá, lúc nhát lại nhát quá. Lão da nhìn xem, bên kia là Cảnh lăng và Hiếu lăng, thế còn phía nam khu lăng? Đó là núi Kỳ Phong tuy hơi thấp một tí, trên núi có một cái đình. Trước đây vạn tuế ban tặng cho lão da hai vò rượu, để lão da dùng trong dịp tết. Chúng ta leo lên núi Kỳ Phong, ca hát trên đó, coi như là ca hát cho tổ tông nghe, đây là đạo hiếu, tin lại không lọt xuống dưới được.
Doãn Đề cười xòa:
- Nàng thật là lanh lợi, nghe nói ta đã thấy hứng thú rồi, ta thuận theo ái khanh!
Hai người đang nói chuyện, Tiền Uẩn Đẩu từ bên ngoài bước vào, đến bậc tam cấp, khoát một vòng tay chào, nói:
- Thập tứ da, có người từ kinh thành tới, người đó là Triệu Lộc đứng đầu thái giám của vương phủ Thập tam da, muốn được vào yết kiến vương gia!
- Không tiếp! - Nét mặt Doãn Đề trầm hẳn xuống, dáng điệu cao ngạo, ngẩng đầu lên nhìn tổ quạ trên ngọn cây bạch dương ở phía xa xa, - Triệu Lộc có việc gì, nói trước với các ngươi, sau vào bẩm lại ta, đừng bắt ta lại phải chịu bị nghi ngờ một lần nữa.
Dẫn Đệ thừa hiểu rằng, đại loại những chuyện như vậy, mình chen ngang lời sẽ không có lợi, nên chỉ đứng cạnh thở dài, Tiền Uẩn Đẩu cười, đáp:
- Nô tài rõ ạ... Thập tam da có thư, và có mấy vò rượu ngon, nô tài cho người khiêng vào chứ
- Ồ, vào đi
- Tuân lệnh.
Tiền Uẩn Đẩu từ từ lui ra. Vừa quay người liền bị Doãn Đề gọi lại:
- Có thư thì cho Triệu Lộc vào. Nếu ngươi không an tâm, hoặc là ngươi hoặc là Thái cùng vào theo.
Tiền Uẩn Đẩu cười, đáp lại:
- Vương gia nói gì lạ vậy. Các nô tài cũng là bất đắc dĩ... đây là người của Kháp thân vương, càng không thể theo qui tắc cũ được.
Nói xong đi luôn.
- Lão da thật là - Dẫn Đệ thấy Tiền đã đi xa, liền trách - Giận những loại người đó mà để làm gì? Theo nô tài, cái tay họ Tiền này và Thái Hoài Tỉ được coi là người có lương tâm. Dạo nọ lão da gửi thư cho Cửu da, họ đều mang đi, phủ Nội vụ biết, hai đùi của Tiền Uẩn Đẩu bị đánh nát, họ vẫn không chịu khai cơ mà.
Doãn Đề gượng cười:
- Chu Du đánh Hoàng Cái, Tào Tháo bị lừa! Nàng là đàn bà con gái, đàn ông hỗn độn lắm biết đâu mà lường?
Trong lúc nói chuyện, một tên thái giám đầu đội nón chóp tua rua xanh da trời, men theo hành lang đi tới. Theo sau là Thái Hoài Tỉ, tới phía tây đại sảnh, Thái Hoài Tỉ đứng lại, tên thái giám đi tới chào hỏi Doãn Đề,
- Nô tài Triệu Lộc xin thỉnh an... Gia vạn phúc!
- Đứng dậy đi! - Doãn Đề lạnh nhạt nói xong quay người vào trong đại sảnh ngồi xuống. Thấy Triệu Lộc bước vào, bèn ra lệnh cho ngồi. - Bản thân Thập tam da cũng không được khỏe, còn nhớ đến ta, lòng ta thực sự cảm động.
Triệu Lộc vội vàng lấy thư từ trong ngực ra, hai tay đưa lên. Doãn Đề vừa bóc thư ra xem, vừa chậm rãi hỏi:
- Kháp thân vương của ngươi rốt cuộc là bị bệnh gì? Đã đỡ chưa?
Triệu Lộc nghiêng người hơi cúi xuống đáp:
- Vương gia của nô tài những ngày gần đây qua điều dưỡng sức khỏe đã khá hơn, không được lao tổn tâm lực. Thái y nói là bệnh hen suyễn, sau đó có một y đạo họ Ô từ Hà Nam tới, bắt mạch bảo là bệnh lao, theo phác đồ điều trị thì có đỡ, lúc đỡ lúc không, do đó cũng khó dám chắc...
Doãn Đề xem thư, trong thư toàn nói ba cái chuyện tĩnh tâm dưỡng sinh, đọc sách, tu dưỡng, rèn luyện tính cách, toàn là những chuyện tầm phào, vô vị. Nhưng nghe nói là mắc bệnh lao, hai hàng lông mày Doãn Đề nhíu lại, giần giật nghĩ: mắc bệnh lao tức là phổi bị kết hạch, bệnh vô phương cứu chữa. Nghĩ rồi, Doãn Đề hỏi:
- Ngươi nói, người đó họ Ô, ta biết người đó là ai rồi. Năm đó Ô có đoán số cho Thập tam ca, nói là Thập tam ca thọ chín mươi tuổi. Có lời của Ô bảo đảm, Thập tam ca thật thà chất phác tin liền... Dẫn Đệ, rót trà mời Triệu công cô
Triệu Lộc thấy Dẫn Đệ đã lui ra ngoài, nhìn xung quanh không có ai, nhanh chóng rút từ trong khe ủng ra một tờ giấy mỏng đưa cho Doãn Đề, nói nhỏ:
- Đây là thư của Bát da, rất mong Thập tứ da cẩn thận.
Doãn Đề nhận thư, nghi ngờ liếc mắt nhìn Triệu Lộc, Lộc vội thanh minh:
- Thập tứ da minh giám, nô tài là em họ của Hà Trụ Nhi, người của phủ Liêm thân vương. Khang Hy năm thứ 52, Kháp thân vương không dùng, Bát da đã nhận nô tài theo hầu... Nếu không có thân phận này che đậy, thì tờ giấy này không thể mang vào đây được.
- Ô!
Hai mắt Doãn Đề sáng long lanh, Doãn Đề mở tờ giấy ra xem, thì ra là một bức thư chúc thọ, xem xong rất đỗi kinh ngạc. Triệu Lộc vội thưa:
- Chữ viết bằng nước bọt cơm, phải hơ lên khói...
Nói chưa hết câu thì Dẫn Đệ bưng trà lên, liền im lặng. Doãn Đề cười, nói:
- Ta không có lấy một người tâm phúc ư? Dẫn Đệ, cầm lấy tờ giấy này, hơ lên khói đèn để ta xem.
Dẫn Đệ chẳng nói chẳng rằng cầm tờ giấy đi luôn. Doãn Đề lúc này mới hỏi:
- Bát da dạo này thế nào? Gia quyến vẫn khỏe cả chứ?
Triệu Lộc cười xong, trả lời:
- Xem ra cũng bình thường. Bởi vì nô tài theo hầu Thập tam da, nên chưa có dịp gặp Bát da, nếu có gặp thì cũng không nói được gì, dạo nọ chỉ nghe Thập tam da nói chuyện với Trương trung đường, không trừ được Niên, Long thì vạn tuế không thể độc quyền thâu tóm thiên hạ được, đồng thời không thể khống chế được các đảng bạn. Hiện tại, Long trung đường chỉ là một đại thần lưu vong, không có bất kỳ một quyền hành nào, hoàng thượng đang chuẩn bị ra tay tước binh quyền của Niên Canh Nghiêu... Đây là một số tin mật chỉ được phép truyền miệng, còn đúng sai thế nào nô tài không rõ và cũng không dám hỏi. - Doãn Đề vừa chăm chú nghe vừa suy nghĩ những lời nói này đích thị không phải do thái giám tự bịa ra. Doãn Đề đã tin Triệu Lộc đôi phần. Ung Chính đang có ý đồ bức hại mình, hà tất phải tung tin thất thiệt. Đang định hỏi cho rõ, Dẫn Đệ xuất hiện, mang ra một tờ giấy đã bị ám khói đen ngòm, không nói gì nữa Doãn Đề đón nhận tờ giấy, trên đó viết:
Cửu đệ có trát, Niên và bộ hạ có thể tin dùng, song hiện tại còn đang do dự, tiến thoái lưỡng nan. Con chó già đó mang theo tùy tùng đi nghênh giá. Việc thành bại đều gửi gắm ở đệ. Ngồi im cũng chết, không ngồi im cũng chết, đệ hãy thận trọng, bỏ lỡ thời cơ này, ngàn năm hối hận.
Bức thư không đầu, không đuôi, nhìn chữ viết ngoáy tít này khó ai có thể bắt chước được, đích thị là chữ của Liêm thân vương. Doãn Đề không hề nghi ngờ, trong lòng vô cùng hồi hộp, tim đập dồn dập, mọi mùi vị cuộc đời ngọt, bùi, đắng cay, chua chát như đang được trộn lẫn, dâng trào trong cơ thể. Doãn Đề huơ bức thư lên ngọn lửa, bức thư cháy thành tro vụn, nét mặt hốt hoảng. Doãn Đề nhìn ra bên ngoài, hỏi
- Uông Cảnh Kỳ đến chưa?
- Bẩm Thập tứ da, đến rồi, hiện đang ở trong thành Tuân Hóa.
- Ở chỗ nào?
- Nô tài không biết.
- Ta làm thế nào để gặp ông ta?
- Bát da nói, chỉ cần vương gia ra khỏi được Lăng viên, Uông sẽ có cách tìm được vương gia.
Doãn Đề đứng lên, chầm chậm bước vài bước, bỗng cười nói:
- Ta như củi khô củi mục, đã bị thời gian mài mòn hết nhuệ khí. Anh em ruột thịt, bằng hữu ở ngoài lại nhiệt tâm làm vậy, thật là nực cười! Ngươi về đi, ai cử ngươi tới đây thì ngươi về nói với người đó rằng, Doãn Đề ta tình nguyện ở đây suốt đời hãy để cho ta yên, đừng cho người đến quấy rầy ta nữa.
Triệu Lộc đứng ngây người nhìn Doãn Đề, không biết nói thế nào, lúc sau giơ tay chào, nói:
- Vâng ạ! Vương gia bảo trọng... nô tài đi đây. - Khấu đầu xong vội vã lui ra.
- Thập tứ da xử lý tuyệt vời. - Dẫn Đệ, từ đầu đến giờ luôn vểnh tai nghe ngóng, tới lúc này mới yên tâm, rót trà cho Doãn Đề xong, nói - Họ toàn là những người nhiễu sự! Khi lão da cầm quân ngoài biên ải, Bát da sợ lão da gây chuyện, cử người đi đN khống chế, nay hai bàn tay trắng, họ lại đến cầu cứu, thế là thế nào? Hoàn cảnh lão da hiện nay, giúp họ được gì nào, nô tài cho rằng quá mạo hiểm!
- Nàng biết cái gì! - Doãn Đề hét to làm Dẫn Đệ im bặt - Đến bao giờ mới học được lời nói dịu dàng? Đây đâu phải là việc của đàn bà?
Từ trước tới nay, Dẫn Đệ luôn kính trọng Doãn Đề coi Doãn Đề như một người thầy, một người anh cả, chỉ biết cúi đầu vâng lời, nay nghe lời hét này, quá sợ hãi mặt tái đi, hai tay buông thõng, đầu cúi xuống, bước lùi hai bước, im lặng, không dám nói gì nữa.
Thấy Dẫn Đệ sợ hãi như vậy, Doãn Đề biết mình hơi quá lời, thở dài đánh thượt một cái, bước đến gần, vỗ nhẹ vào vai Dẫn Đệ, ôn tồn bảo:
- Nàng một lòng một dạ vì ta, nào ta có lỗi gì? Ở đây như sống trong quan tài, sống ở đây... như cái xác không hồn... Tình hình bên ngoài ta biết quá ít. Ta không bao giờ phiêu lưu mạo hiểm. Liên lụy tới nàng... Ta đâu chịu nổi...
Nước mắt nóng hổi từ khóe mắt lăn xuống gò má, Dẫn Đệ nghẹn ngào:
- Lão da là đấng nam nhi bị cầm tù ở đây, lòng lão da như thế nào, nô tài rất hiểu, quyền chủ động là ở lão da, dù có ở trong nước sôi lửa bỏng, nô tài cũng đi theo... Song, hiện nay Bát da không phải là người quang minh chính đại, Niên Canh Nghiêu liệu có đáng tin cậy? Nô tài không muốn lão da mạo hiểm!
- Ta đương nhiên là không mạo hiểm. - Doãn Đề vừa như vỗ về Dẫn Đệ, vừa như tự nói với chính mình, - chẳng qua chỉ là thử dò nước có sâu không, có cơ hội nào mà mình không biết hay không
Vốn định ngày 9 tháng Chín mang theo đồ ăn thức uống họ sẽ trèo lên núi Kỳ Phong, tạm biệt mùa thu, song ông trời lại không ủng hộ, cho một trận mưa to. Theo ý Dẫn Đệ, không cần ra khỏi khu lăng, mà ở ngay điện cạnh chỗ Doãn Đề ở, tụ tập ít người ăn uống ca hát vui vẻ một tí là xong, song Doãn Đề nhớ tới lời nói của Triệu Lộc, muốn gặp mặt Uông Cảnh Kỳ, nên nhất quyết ra khỏi khu lăng. Dẫn Đệ thấy vậy liền nói:
- Người thì đông, trời thì mưa, lại mang theo nhạc cụ leo lên núi Kỳ Phong, tránh sao khỏi có nhiều con mắt tò mò. Nô tài biết lão da rất thích phong cảnh trong mưa, tuyết, chi bằng nô tài đi theo, thêm Thái Hoài Tỉ và Tiền Uẩn Đẩu là đủ, mang theo một ít đồ ăn thức uống, lên đó ngắm cảnh mưa thu, cho dù người khác nhìn thấy thì đã sao.
Doãn Đề đồng ý nghe theo.
Núi Kỳ Phong cách khu lăng tẩm không xa, nằm ở phía nam Cảnh lăng và Hiếu lăng, một dãy núi dài chỉ có một đỉnh, cả quả núi này toàn là đá xanh, từ trên đỉnh núi có mạch nước chảy ra bốn phía, cây cối dây leo xanh tốt rậm rạp. Không biết văn nhân từ đời nào, đã dựng một ngôi đình lục giác ngay cạnh thác nước ở đỉnh núi. Đứng ở đây phóng tầm mắt, phía bắc có hai khu vực lăng là Cảnh lăng và Hiếu lăng, phía nam có khe núi Mã Lan, phía đông và tây là những dãy núi bao quanh, nhìn lên mây trắng bao phủ, chiều tà ánh nắng đỏ rực xuyên chếch tán cây, thật là trời đất khéo sắp đặt, tạo nên một thắng cảnh kỳ thú. Doãn Đề không đi kiệu, bốn người mặc áo mưa chậm chạp đi lên, khi lên tới đỉnh núi, giày ướt sũng. Doãn Đề vào đình, dựa lưng vào cột nghỉ, mấy người còn lại trải khăn bày biện đồ ăn thức uống, đưa mắt nhìn phong cảnh xung quanh qua làn mưa trắng đục nhìn thấy đỉnh núi ngạo nghễ vươn tới trời xanh. Đã cuối thu, lá cây trên cành màu sắc lấp lánh, lá thì đỏ, lá vàng, xanh, tím, khu vực rừng thông rộng vẫn một màu xanh ngan ngát, nổi bật giữa làn nước mưa trắng mênh mông, gió thổi, tiếng mưa rơi rào rào như từng đợi sóng biển xô vào bờ cát, tiếng nước suối chảy róc rách hòa lẫn tiếng thác đổ tạo nên một âm hưởng lúc ào ạt lúc dịu dàng, nơi đây là một không gian lý tưởng để tĩnh tâm gột rửa phàm trần. Kiều Dẫn Đệ cùng Thái, Tiền đã bày biện xong, thấy Doãn Đề đi lại và ngồi ở lan can đá, ánh mắt đăm đăm nhìn qua màn mưa, trông giống như một pho tượng buồn, vui, say đắm lẫn lộn, mọi người không dám kinh động, chỉ nhẹ nhàng đến đứng hầu bên cạnh. Không biết đã qua bao nhiêu thời khắc, bỗng nghe Doãn Đề hắng giọng, ngâm nga:
Ngẩng đầu ta muốn hỏi trời xanh
Họa phúc thật giả phân sao đây?
Dự Nhượng chết oan, quân tan tác,
Tần Cối vì dân sao khốn thay!
Vô lại Lưu Bang nhởn nhơ sống,
Anh hùng Hạng Vũ thác vì oan.
Hào kiệt xưa nay bàn tay trắng,
Ở ẩn lăng viên trái tim này!
Một luồng gió lạnh kèm theo nước mưa thổi tới, lại có lời thơ thê thảm của Doãn Đề, trái tim của ba người như bị ngâm trong nước băng lạnh lẽo, họ co rúm lại run rẩDẫn Đệ chắp tay nhìn lên bầu trời, mây vẫn trôi, mưa cứ rơi, lẩm nhẩm khấn:
- Nam mô a di đà phật... Nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quan Thế âm Bồ Tát...
Doãn Đề cười đau khổ, nói:
- Bất sinh bất diệt, đạo lý luân hồi, đạo lý rộng như biển cả, chúng ta là bọn phàm phu tục tử, nên không nhận biết được sự tạo hóa mà thôi.
Nói xong, ngồi trước bàn đá, cầm cốc rượu, ngẩng cổ một hơi uống cạn. Tiền Uẩn Đẩu thấy Doãn Đề ngồi uống rượu một mình, vội chạy lại ngồi cho có bạn, cười nói:
- Trong lòng lão da có nỗi buồn, mục đích tới đây là để giải buồn, bài thơ vừa rồi đọc lên ai cũng tê tái trong lòng. Mời lão da uống thêm một chén cho ấm, ngâm một bài thơ vui, để cho các nô tài cùng vui lên.
Thái Hoài Tỉ góp thêm:
- Nô tài không hiểu thơ, mà cũng thấy thê lương quá. Vả lại trong thơ còn nhiều điều chưa nói lên được. Lão da biết không, công tử Từ Tuấn là con trai của tướng quốc Từ, chỉ vì một câu thơ mà làm khổ Vạn tuế da, sao thế nhỉ? Có một đợt thi Đình, đề thi ra sai, cũng bị giam một ngày. Tâm tính của Vạn tuế da rất thích thể loại này.
Doãn Đề không biết chuyện của Từ Tuấn, song chuyện thi Đình, đề ra sai, bị giam thì Đề cũng biết. Đề gượng
- Ngươi làm sao mà biết được căn nguyên? Người chấm thi Đình là Long Khoa Đa, Từ Tuấn là người của Bát a-ca, từ lâu hoàng thượng hận lắm rồi, muốn tìm ra chỗ sai, song không tìm được! Còn hoàng thượng muốn giết ta, chỉ cần ba chữ "đại bất kính" là giết được ngay, chứ có gì đâu, ôi dào thơ với chả thẩn!
Nói xong, lại uống rượu. Dẫn Đệ hiểu rõ tâm trạng của Doãn Đề đang chờ "tìm người chắp cánh", vốn là người của Niên Canh Nghiêu, nêu luôn phải chú ý nhìn ra bên ngoài, song trong màn mưa dầy đặc, cây cối um tùm, không thấy một bóng người, bất giác Dẫn Đệ khổ tâm thay cho Doãn Đề, khuyên nhủ:
- Những lời lão da vừa nói đều đúng cả. An mệnh chờ thời, cũng có ngày sẽ tìm thấy lối ra, Phật pháp đã nói: "sắc không ảo tượng, vạn duyên đều vô", lòng người dù có mạnh mẽ đến đâu cũng không cưỡng nổi mệnh trời!
- Dẫn Đệ giỏi hơn thầy, thắng cả thầy rồi đó.
Doãn Đề cười, uống một ngụm rượu:
- Ta không chống lại trời, ta... chỉ nhận lệnh thôi.
Nói xong, lệnh cho ba người ngồi xuống thay nhau rót rượu, mãi đến giờ Thân, mưa mới ngớt, hai người Thái, Tiền dìu Doãn Đề lê từng bước một xuống núi.
Doãn Đề về tới điện vừa thay quần áo xong, viên sĩ quan gác cổng số hai bước vào bẩm báo:
- Tổng binh ở khe núi Mã Lan PhThời Dịch cầu kiến.
Doãn Đề chưa kịp trả lời, Phạm Thời Dịch đã dẫn hơn hai mươi tên quân lính qua cổng số hai, đứng trước cổng số hai ra lệnh:
- Tất cả đứng chờ ở đây!
Rồi bước từng bước dài đi vào, thanh kiếm đeo nghiêng đập vào hông nghe pập, pập. Tiết Uẩn Đẩu và Thái Hoài Tỉ vẫn chưa kịp lui ra, thấy tình thế
như vậy, mặt tái mét. Doãn Đề đứng dậy hỏi:
- Phạm Thời Dịch, ngươi muốn gì?
- Muốn thỉnh an Thập tứ da!
Phạm Thời Dịch dậm chân đánh cộp một cái, khoát tay làm động tác chào, người cúi xuống, sau ngẩng lên nói:
- Nô tài phụng mệnh thánh thượng và Thượng thư phòng Mã trung đường chuyển tới vương gia thủ dụ, có một tên định bắt cóc Thập tứ da, cả ngày hôm qua lục soát khắp thành Tuân Hóa, thủ phạm là Uông Cảnh Kỳ đã bị bắt, hiện đang thẩm vấn, nô tài thông báo cho Thập tứ da biết, khẩn cầu Thập tứ da đừng làm khổ các nô tài, từ nay về sao, đi đâu nên thông báo cho nha môn tổng binh biết, để tổ chức quan phòng bảo vệ.
Biến cố đột ngột ập đến làm kinh động toàn bộ số người ở trong phòng, họ chết lặng một lúc lâu trông như những bức tượng gỗ! Doãn Đề mãi lâu sau mới tỉnh trở lại, mặt biến sắc nói:
- Thật sao? Còn định biến ta thành loại hàng đặc biệt ư? Uông Cảnh Kỳ là người như thế nào? Ai phái hắn đến đây?
- Bẩm Thập tứ da, nô tài không biết! - Phạm Thời Dịch chân thật nói. - Nô tài chỉ là người thừa hành công vụ, chuyển giao phạm nhân tới phủ Thuận Thiên để thẩm tra. Tối qua nha môn tổng đốc cho người đến báo tin, ở khu vực lăng tẩm này có nội ứng của Uông Cảnh Kỳ, không biết là Thái Hoài Tỉ hay là Tiền Uẩn Đẩu? Xin chỉ thị rõ ràng, để nô tài xin lệnh bắt.
Hai tên Thái, Tiền lo sợ đưa mắt nhìn nhau, chưa kịp nói gì, Doãn Đề nói luôn:
- Hai người đó đây, họ đều là người do phủ Nội vụ cử đến. Ta thấy chúng hàng ngày làm việc chăm chỉ, không bị hoàng thượng khiển trách bao giờ, Uông Cảnh Kỳ cũng không biết chúng. Người về bẩm báo tổng đốc trực hạt, điều tra kỹ trước khi bắt người cũng chưa muộn, chúng không có cánh và cũng không độn thổ mà trốn đi được - Phạm Thời Dịch hơi khom người nói:
- Tổng đốc trực hạt có khiếm khuyết đã bị thay thế, tổng đốc tân nhiệm Lý Phất đại nhân thì chưa tới. Nha môn tổng đốc trực hạt thừa lệnh của Thượng thư phòng chuyển tới, hỏa tốc bắt người. Kính xin Thập tứ da lượng thứ, nô tài xin tạ tội trước vương gia! - Nói xong lại khấu đầu chào, đứng dậy ra lệnh:
- Bắt phạm nhân!
- Tuân lệnh!
Quân lính đồng thanh đáp lời, mấy tên lính như hổ, như sói xông vào, nhanh như chớp trói gọn hai tên Tiền, Thái, vừa đẩy vừa khiêng ra ngoài. Phạm Thời Dịch dường như đã trở thành cngười khác, cười nói:
- Làm kinh động tới Thập tứ da, xin vương gia chứng giám, nô tài chẳng qua cũng chỉ là bất đắc dĩ phải làm. Bản thân nô tài thực sự không muốn thực hiện công vụ này...
- Đ. con mẹ mày gây cho cụ vụ việc này! - Doãn Đề đập tay lên bàn đánh rầm một cái, mặt mũi đỏ gay, gân xanh trên cổ nổi lên - Cụ mày đã từng trải, thống lĩnh tướng sĩ, đã từng ra trận, tổng đốc trực hạt làm đ. gì có quyền to thế, mày về bảo chúng chuyển tấu lên Ung Chính, Thập tứ da này cắt tóc làm tăng ni, cái chức bối tử còi này cụ mày không cần!
Doãn Đề tức run lên, giật cái mũ kim long hai tầng ở trên đầu lẳng xuống đất, hơn chục dải tua rua trên mũ bung ra tứ tung...
Ngược lại, Phạm Thời Dịch không hề nóng giận, nét mặt tươi cười, ôn tồn nói:
- Thập tứ da xin đừng trách oan nô tài, đây vừa là khâm lệnh vừa là hiến lệnh, nô tài không có cách nào khác. Nô tài ở đây một ngày, cũng là để bảo toàn tính mạng cho Thập tứ da. Người là dòng dõi cao quý, gì gì đi nữa thì cũng là chúa thượng của nô tài, sự việc xảy ra vừa rồi, nô tài rất lấy làm tiếc - Phạm cười, mắt nhìn Doãn Đề đứng chết lặng như người đá rồi nói tiếp - Còn một việc nữa cũng cần bẩm báo cho Thập tứ da rõ, một số thái giám và cung nữ cũng cần phải thay đổi...
Lời nói của Phạm nghe xem ra thì ôn tồn, song ngữ khí thì chắc chắn như đinh đóng cột, khiến người nghe không thể nói năng được gì nữa, Doãn Đề đầu ong ong, tai ù ù, tim đập loạn nhịp, đưa mắt nhìn Dẫn Đệ, hiểu rõ tình cảnh của mình lúc này, gượng
- Ngay đến đàn bà con gái cũng không tha, đuổi hết giết hết!
Phạm Thời Dịch vội cúi người thưa:
- Nô tài đâu dám, cung nữ, thái giám đều là người của phủ Nội vụ, nô tài chỉ là người tuân lệnh. Có điều gì cần nói, xin Thập tứ da minh tấu hoàng thượng, nô tài tin rằng sẽ có ân chỉ.
- Ta muốn giữ lại một người.
- Ai?
- Kiều Dẫn Đệ.
- Hết cách rồi.
Phạm Thời Dịch nhìn bộ dạng Dẫn Đệ khóc không có nước mắt, trong lòng cũng rung động, khốn nỗi lệnh của phủ Nội vụ ghi rõ: "Kiều Dẫn Đệ cùng bốn mươi tám cung nữ và thái giám", thật là không còn cách nào khác. Phạm đau khổ, nói:
- Thiên uy bất tắc thiên mệnh, thật khó lòng thay đổi! Thế này vậy, người, nô tài đưa tới khe núi Mã Lan, hiện tại chưa đưa về Kinh. Xin vương gia viết một bản tấu, chỉ cần vạn tuế ân chuẩn, nô tài lập tức đưa người trở lại...
- Không cầu xin ông ta! Ông ta là con rối, cầu xin ông ta thì có tác dụng gì?
Dẫn Đệ đứng ở bên cạnh, mặt trắng như tượng hán bạch ngọc, cắt không còn hột máu, từ từ lê từng bước tới trước mặt Doãn Đề chắp tay, môi run ru
- Hôm nay chia tay, không hẹn ngày gặp lại, nô tài có mấy lời tâm phúc nói cho Thập tứ da hay. Dẫn Đệ nguyên là con gái của Tô Bắc Lạc, đó là kết quả của mẫu thân và người tình, vì đắc tội với nội tộc, phải trốn chạy phiêu bạt tới Sơn Tây, sống nhờ nhà họ Kiều. Giờ đây còn gì phải giữ thể diện nữa, trước lúc chia tay, người vừa là ân chủ, vừa là phu quân, những điều nô tài nói đều là sự thật... - Đôi mi mắt dài chớp chớp, nước mắt chảy xuống như mưa, nàng nghẹn ngào nói tiếp: - Lúc trước có đọc một đoạn trong Kim Lũ khúc, nô tài nói hay, lão da nói không cát tường, hôm nay định hát ở trên núi nhưng lại không hát được. Giờ đây, trước lúc chia tay, lão da bắt nhịp để nô tài hát, có được không...?
Doãn Đề lúc này đâu còn phải là Doãn Đề nữa, lòng tê tái, người ngây ngây mất hết cảm giác, mãi lâu sau mới trở về thực tại, mắt trừng trừng nhìn Phạm Thời Dịch, im lặng. Phạm Thời Dịch tuy là một tên vũ phu, song trước cảnh sinh ly tử biệt này cũng không tránh khỏi động lòng, hai tay bất lực buông thõng ngồi xuống ghế, không nói gì nữa. Doãn Đề với cây đàn trên giá sách, chỉnh lại âm thanh, tiếng đàn réo rắt như dòng nước lạnh chảy từ nguồn ra, một khúc dạo đầu La Quyên Hàn vang lên, Dẫn Đệ hát theo:
Nước thu trong xanh... Mưa phùn bay bay, phủ trên cây xanh trút hết lá vàng. Giữa lúc chia tay lòng xốn xang. Nhớ nhung tuổi thanh xuân, soi gương hình ảnh lang quân hiện về. Nỗi buồn mênh mang, nước mắt rơi tràn trề, chia tay lòng tái tê, gió lạnh về, xin đừng quên thiếp đoạn trường. Khi nào nhớ thiếp xin viết lên khóc thiếp vài hàng...
Hát xong, Dẫn Đệ quay mặt nói với Phạm Thời Dịch:
- Chúng ta đi th
Nói xong, đầu không ngoảnh lại, bước ra khỏi phòng. Phạm Thời Dịch im lặng rời chỗ ngồi, đến trước mặt Doãn Đề cúi chào, dẫn theo quân sĩ, cung nữ, thái giám đội trời mưa vội vã ra đi.
Chỉ trong nháy mắt, khu điện rộng rãi vắng lặng bóng người. Trong cơn mưa ào ào, Doãn Đề ngồi một mình khoảng mấy giờ liền, bỗng nhiên như điên như dại giật đứt dây đàn, người nhảy lên, cầm cây đàn cổ quí giá đập vào bậc tam cấp vỡ tan. Doãn Đề chạy ra ngoài sân, hai mắt ngẩng lên trời, hai tay chới với hứng những giọt nước mưa giá lạnh, gào to giọng khản đặc:
- Ung Chính... Dận Chân! Người có còn là anh trai ta nữa không? Trời ơi! Kiếp trước ta có làm gì đâu mà nghiệt ngã dường này, phạt ta phải sinh ra trong một hoàng gia sống ở nơi người không ra người ma không ra ma này? Ôi! Ô hô!...
Mưa ngày càng nặng hạt hơn.
--------------------------------

1
Ví với công việc sau khi đã hoàn thành, đem giết những người đã từng đóng góp công sức.
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI