HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY
Ngạc Luân Đại trở giáo về đế đô
Khang Hy đế nhiễm bệnh Trung Hòa điện

    
ác con trông mong Khang Hy sớm chết già ở nhà, nhưng Khang Hy từ nhỏ đã luyện tập võ công và đi săn, nên người rất khỏe mạnh. Khang Hy khỏe mạnh đã sống tới sáu mươi tám tuổi, còn có hứng thú tổ chức "bữa tiệc thết ngàn cụ già", để muốn vui cùng thiên hạ. Vị hùng chủ tài năng này, mới tám tuổi đã lên ngôi vua, trên Vạn cơ thần hàm 1, đã trải qua cả một hoa giáp 2 (Thiên can và địa chi). Hàng năm tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu, Đoan dương tứ thời bát tiết đều làm như cũ: Tế tổ tiên, tế thần, tế thái miếu, tế trời đất, được bách quan đến triều chúc mừng, nghe thơ phú ca ngợi nhà vua, làm thơ theo thể Bá Lương, không ngớt đón tiếp ồn ào điếc tai, nghi lễ luôn luôn náo nhiệt, giờ cũng đã chán rồi. Một ông vào tuổi thọ sáu mươi, ông ta bỗng nhiên có ý nghĩ kỳ lạ, là sao không mời một số người già xấp xỉ tuổi mình vào cung để nói về cổ kim, nói về những việc thường ngày trong gia đình, đã là "cùng vui với dân", cũng phải đổi khẩu vị chứ? Vốn ý vua chỉ muốn mời mấy mươi cụ già đến ngồi tùy tiện, không ngờ bộ Lễ lại làm thành việc lớn, ngay lúc đó đã có sớ tấu rõ ràng là thiên tử qua các thời đại đều kính già tôn người hiền tài, nói rõ hiếu hòa chỉ là những văn chương trống rỗng vốn có của kẻ học trò, ai cũng không từng thật sự cùng ngồi một chiếu với lão già ở ẩn trong sơn dã. Đó là việc lớn tuyên hóa văn minh lưu truyền đến đời sau, theo lý là phải tổ chức long trọng. Mời mười mấy người, thì mời ai, không mời ai, cũng khó xác định được. Cho nên bộ Lễ định tấu, tất cả những cụ già trên sáu mươi tuổi, ở Kinh thì do hoàng thượng đích thân đón tiếp, còn ở các địa phương thì có Hữu Tư thủ mục thay mặt thiên tử thết tiệc khoản đãi. Khang Hy lúc đó mới biết, việc này không phải thiên tử có thể tự quyền được, đành phải dựa vào các tờ tâu, để công bố rõ chiếu dụ cho các tỉnh biết.
Dận Đề phụng chỉ đưa quân ra khỏi cửa quan đã hơn ba năm, mọi việc phải "kiến cơ hành sự" do Khang Hy đích thân căn dặn. Đầu tiên ở Thanh Hải tập trung quân Mông về Tây Tạng, tổ chức lễ duyệt binh thao diễn lớn cho nghi lễ thật uy nghi, sau đó lệnh ngay cho tướng quân Tháp Ninh dẫn quân vào Tây Tạng, A-la-bô-thản dừng chân không yên ở Tây Tạng, kinh hãi nghe đại quân tập trung tiến công, vội vàng mang quân Mông Cổ ở La-sa hoảng hốt chạy trốn về phía tây. Dận Đề trước nghĩ là phái quân đến cắt đứt đường về của nó, chặt đứt đường vận chuyển lương thực từ Sa-la đi về thành Phú Bát Tân Cương, tập trung tiêu diệt quân địch này. Nhưng lại nghĩ, phải để ý đến việc tổ chức mừng thọ 60 tuổi cho Khang Hy, những người khác đều chuẩn bị báo tin vui, bản thân vạn nhất xẩy ra lỗi lầm bất ngờ thì há chẳng phải gian khổ toi công! Nhận được bản Đình kí 3 của triều đình do phòng Thượng thư chuyển tới, n Đề hơi trầm ngâm, bèn truyền lệnh cho Ngạc Luân Đại đến. Ngạc Luân Đại lúc đến đại bản doanh, thấy Dận Đề đang viết trên tờ giấy Tuyên Thành, khom lưng nói rằng:
- Thập tứ da, ngài cho gọi tôi?
- Ừ - Dận Đề đang nhìn chữ "Nhẫn" to bằng cái đấu của mình viết, hững hờ không chú ý nói: - Lão Ngạc, ta định cử ngươi về Kinh một chuyến.
Ngạc Luân Đại xin một mình cầm quân truy đuổi để tiêu diệt bộ phận tàn quân của A-la-bô-thản ở Lương Châu, không được phê chuẩn, trong lòng bực bội đối với Dận Đề, khi nghe sự sai bảo của Dận Đề, cơ bắp trên mặt thâm đen giật giật một lát chăm chú nhìn Dận Đề không nói gì. Dận Đề cười hỏi rằng:
- Sao? Không muốn à?
Ngạc Luân Đại hơi cúi người, nói lớn:
- Vâng! Tôi vẫn muốn xin tướng lệnh của vương gia, cho tôi đi tiêu diệt giặc ở Lương Châu. Vạn nhất thánh thượng có chỉ cho đại quân tiến về phía tây tôi xin vì Thập tứ da mở một con đường cho quân ta tiến lên.
- Này, lão Ngạc, ông hiểu lầm ta rồi đó? - Dận Đề than thở, trong mắt lộ ra ánh mắt xanh lờ mờ - Không phải cho rằng ta không muốn cho ngươi lập công, cản trở tiền đồ của ngươi. Tháp Ninh và Bát da tình cảm qua lại với nhau như thế nào? Dùng ngươi hay dùng hắn, trận chưa đánh, mà trong quân đội của mình đã nổi loạn trước rồi!
Ngạc Luân Đại nghĩ ngợi, lạnh nhạt cười nói rằng:
- Hắn đắc ý cái gì nào? Hai bên hắn tính toán cái con...! Nhã Bố Tề cũng tức ngay ngáy, cũng có ngày phải cho hắn xem xem cái sức mạnh của ta!
Dận Đề ha ha cười, nói rằng:
- Lão Ngạc luôn luôn thẳng thắn. Ngươi cho rằng Nhã Bố Tề có chuyện với ngươi à? Ta bảo cho ngươi biết, vào Tây Tạng ta trước định cho ngươi làm phó tướng, nhưng Nhã Bố Tề đã ngăn cản. Đóng quân ở thành Tiết Bình, công văn đều gửi đi, Nhã Bố Tề nói ngươi là một người lỗ mãng, không cho ngươi đi, còn lôi cả Bát da ra để ép ta! Ông ta là anh vợ của Bát da, đến đây làm gì, cho rằng ta không biết sao? Chỉ nghĩ đến cái tình của Bát da, ta không thể đập vào mặt của hắn, cứ tảng lờ đi là xong!
Ngạc Luân Đại hoảng sợ, ông ta tuy thô lỗ, nhưng không ngu ngốc, đã đoán đúng được lời nói của Dận Đề. Hồi lâu mới nói rằng:
- Thập tứ da, những lời nới đó tôi không hiểu rõ, cũng không tin.
Dận Đề tựa như không chịu được cảm khái nói rằng:
- Kẻ sĩ chết vì người tri kỷ, con gái tha thứ cho người mình yêu. Bát ca đối với ta thế nào ta không nói nữa, ta cũng muốn ở đây phục vụ hết mình cho ông ấy, nhưng không ngờ cuối cùng ta đã mù mắt. Ông ấy không những cử ngươi giám sát ta, chia cái công của ta cho Tháp Ninh, cho ố Tề nắm cánh tay ta kéo lại, sau lưng lại bảo Nhã Bố Tề trông nom ta, sợ ngươi thực sự ngả vào lòng ta. Cái thuật tâm như vậy bảo người ta không thất vọng sao? Ngươi nói là không tin ư? Thì hãy xem xem cái đó!
Nói xong mỉm cười, ném cái trát đến "soạt" một cái. Ngạc Luân Đại nghi ngờ mở ra xem, thấy bên trên viết là:
Nhã: cái trát trước nhận được rồi, việc Ngạc Luân Đại nhận ba vạn đồng vàng của Niên Canh Nghiêu đã điều tra thực tế. Người này ta biết, tự đại bừa bãi, trong bụng không có định kiến, lúc này luôn luôn bí mật thăm dò điều tra kỹ, báo cáo cho ta. Ngươi có thể mời Thập tứ da điều người ấy vào làm bộ hạ của Tháp Ninh để xử trí cho tiện, bí mật không được nói ra.
Bên dưới lại không có đề tên và ngày tháng, nhưng Ngạc Luân Đại và Dận Đề chắc chắn rất quen, hễ nhìn là biết ngay bút tích của Dận Tự, lúc đó mặt đỏ gay lên, nghiến răng hỏi rằng:
- Thập tứ da, cái trò chơi này từ đâu đến?
- Mấy hôm trước ông thầy của phủ Tây An sắm vai quân lính đưa bản "Đình kí" đến. Vừa khéo Nhã Bố Tề đi thúc lương thực, một mộ liêu (bộ hạ) của ta và ông thầy này nhận được, thế là ý đồ đã bị phá. - Dận Đề mỉm cười: - ông thầy này đã bị giữ lại, ngươi muốn gặp cũng không khó. Đợi một lát nữa thân binh của ta sẽ đưa ngươi đi.
Ngạc Luân Đại lập tức bực bội đến nỗi run cả người, chử
- Mẹ cái con chó ấy! Bố mày ban mệnh ở đây, đằng sau còn có người mình làm vướng! Bố mày sẽ giết mày!
- Ngươi không được như thế, đó là nhân chứng. - Dận Đề cười nhạt nói - Tương lai ta và Bát ca sẽ hủy bỏ việc này. Bây giờ ta cử ngươi về Kinh vấn an phụ hoàng, đầu tiên tránh kề dao vào Tháp Ninh, còn mọi việc khác sau sẽ hay.
Ngạc Luân Đại thở hồng hốc, một hồi mới nén được nói rằng:
- Tôi sẽ không cảm ơn Thập tứ da nữa, về Kinh còn làm việc gì, ông cứ việc sai bảo.
Dận Đề đi từ từ, đinh thúc ngựa và kiếm đeo va vào nhau kêu loẻng xoẻng, nhìn ra bên ngoài trướng trung quân, một cánh đồng bát ngát hoang vắng lạnh lùng và từng cơn cát vàng nhảy múa điên cuồng, hồi lâu mới nói rằng:
- Bắc Kinh tình hình như thế nào, ta thật muốn biết. Bát ca gửi thư đến, bức nào cũng đều nói đấng Vạn tuế thân thể vẫn khỏe mạnh, môn nhân của ta gửi thư đến lại nói đấng Vạn tuế gặp người thì tay run đầu lắc, đi lại phải có người dìu đỡ. Khi ngươi hỏi thăm sức khỏe, thay ta xem xem long thể của a-ma cuối cùng như thế nào.
- Ngoài ra còn đến thăm Tứ da. - Dận Đề trầm ngâm, cân nhắc từng câu từng chữ nói: - Đến nay ở Bắc Kinh, có thể sơ sơ chống đối với Bát ca, nhất định là Tứ ca. Cho nên Tứ ca có chỗ khó, ngươi cố gắng giúp, không cần phải vội về, vạn nhất có việc, làm sao cho hai bên lực lượng ngang nhau, thì coi nhưập được công đầu!
Ngạc Luân Đại cười gằn một tiếng, nói rằng:
- Nô tài hiểu, nhất định sẽ làm theo chủ ý của Thập tứ da. Ở đây Thập tứ da cần đề phòng chặt chẽ Nhã Bố Tề, hắn nuôi vài chục lực sĩ đấy!
Dận Đề cười một cách ghét cay ghét đắng, nói rằng:
- Đừng nói đến mấy chục, cho dù một trăm, ta lẽ giết chúng như giết những con gà vậy! Ngươi cứ an tâm đi.
Đang nói thì ở đằng xa, có một người trung niên béo tựa như một cái thùng đi đến, Dận Đề nói nhỏ:
- Ngươi đi đi, Nhã Bố Tề đến đấy.
Nhã Bố Tề chân bước vào, vừa khéo Ngạc Luân Đại từ biệt đi ra, bèn cười nói:
- Lão Ngạc, mấy ngày không gặp, khí sắc càng tốt ra. Đằng ấy đi đâu vậy?
- Tốt cái con tiều! - Ngạc Luân Đại nhổ một bãi nước bọt, đi ra ngoài nói rằng: - Đi đâu không cần phải trả lời cho ngươi! Ta là nô tài của ngươi sao?
Ngạc Luân Đại ra khỏi trướng, giả bộ đổ cát trong ủng ra, nghiêng tai nghe thì thấy Nhã Bố Tề hỏi thăm sức khỏ
- Thập tứ da, ông thấy sư gia Hồ Minh Quỳ phủ Tây An đã phạm phải việc gì, để Thập tứ da bắt giữ?
Tiếp theo liền nghe Dận Đề nói:
- Hồ Minh Quỳ à? Không nghe nói người này mà! Ta cũng không bắt giữ người nào cả! Ngươi nói người này, ông ta làm gì vậy?
Ngạc Luân Đại nghe, phát cười và xỏ chân vào ủng sải bước đi ngay.
Ngạc Luân Đại cưỡi ngựa đi liền một mạch về Bắc Kinh, đã là tháng Ba mùa xuân. Từ vùng Tây Vực cát bụi che lấp mặt trời, rất hoang vu nghèo khổ về đến quê hương giàu sang ấm áp của kinh sư, một thế giới yên hoa tươi đẹp, nhìn thấy những con vịt đầu xanh biếc bơi trong nước, những cành dương liễu phất phơ theo chiều gió thổi, nghe thấy tiếng nói của quê hương, tiếng rao bán rượu, Ngạc Luân Đại thật sự có cảm giác như hai thế giới khác nhau. Vì nhận lệnh vua, nên không tiện về nhà trước, đã nghỉ lại ở nhà quán dịch, ngày thứ hai đến bộ Lễ và bộ Binh để đóng dấu, đã vào yết kiến Khang Hy đi ra, bèn cho ngựa đi đến Triêu Dương môn vào phủ Liêm thân vương để thăm Dận Tự.
- Gặp đấng vạn tuế chưa?
Dận Tự thấy Ngạc Luân Đại liền hỏi, hầu như không bị bất ngờ, nghe Ngạc Luân Đại nói hết tình hình chiến sự ở phía tây, đang tính mưu ngầm, nói rằng:
- Thực là làm khó cho người ta. Đấng vạn tuế có những chỉ ý gì?
Ngạc Luân Đại uống nước sâm mà Dận Tự thưởng cho, nói rằng:
- Chúa thượng nói mới nhận được sớ tấu của Thập tứ a-ca, việc quân ở phía trước thuận lợi, trong lòng Người rất vui, định viết một bài thơ bạn tặng, nhưng lạ thay cũng không có một ý thơ nào. Có thể thấy Người đã già rồi, việc gì cũng chỉ có thể nghĩ ngợi trong lòng, muốn làm cũng rất khó. Lúc đó, nô tài trả lời là: "Chúa thượng mệt, tĩnh dưỡng bình thường, sống trăm tuổi là điều chắc chắn. Chúa thượng trường thọ, chính là cái phúc của chúng nô tài".
Dận Tự cười nói:
- Quả nhiên có tiến bộ, cái mông ngựa này vỗ phải kêu! Ngươi nói chúa thượng sống trăm tuổi, có lẽ lại phải răn dạy trách mắng ngươi! Đấng vạn tuế còn nói những gì nào?
Ngạc Luân Đại liếc nhìn Dận Tự thấy mặt mũi hồng hào, không biết thế nào lại tìm không ra hình ảnh của "một người quân tử" ôn hòa cởi mở xưa kia, cuối cùng vô cớ sinh ra một cái tình đáng ghét, rất muốn tát cho một cái vào mặt, đánh cho hoa mắt lên, nhưng miệng lại cười nói rằng:
- Chúa thượng nói: "Trẫm đã biết hết cả rồi. Tính từ thời Tần Thủy Hoàng đến nay hoàng đế sống được bảy mươi tuổi chỉ có ba người, trẫm trước kia muốn làm thiên tử thái bình 20 năm, làm 30 năm lại muốn 40 năm, nghĩ dứt khoát không có cái lý làm thiên tử được tới 50 năm? Ngươi đã về đây, tiền phương lúc không có việc gì lớn, ở thêm vài ngày nữa"! Lại khen Thập tứ da có triển vọng, ra đi ruyện một lần, những lời sáo rỗng trên sớ tấu cũng thấy ít.
- Ông già sống đến là mệt. - Dận Tự than rằng: - Đứng bên cạnh trông cũng mệt thay cho ông! Đã cẩn phải bồi dưỡng thân thể, lại muốn nắm quyền không chịu buông ra, muốn bên dưới làm việc thực sự lại còn nghi ngờ, còn muốn từng bước đề phòng các a-ca, còn muốn nghe những lời nhận đón thái bình tô son trát phấn. Ta tuy có lòng hiếu thảo, nhưng cũng thật sự hầu hạ không nổi. Lão Thập tứ đánh giặc ở bên ngoài, Tứ da đốc thúc các tỉnh, vui vẻ vận chuyển lương thực cho quân đội, môn nhân của Tứ da là Điền Văn Kính thì bức người ta phải nhảy xuống sông lao xuống giếng để "vui vận chuyển"! Đồ khốn như thế, nếu như ta, thì ta sớm đã xích y lại rồi. Chỉ có Tứ da là yêu như thế, là cái cách gì vậy?
Ngạc Luân Đại nghe ông ta nói dài dòng, trong lòng không chịu nổi, đứng dậy cười nói rằng:
- Nói đến Tứ da, nô tài còn mang theo bức thư của Thập tứ da gửi cho ông ấy, ngoài ra còn có thư thăm sức khỏe của Đức Chủ Nhi, phải đi đưa cho ông ấy. Việc lương thực, Bát da không nên cản trở Tứ da, ở nơi đó, một ngọn cỏ cũng không mọc nổi, thiếu lương thực thì dứt khoát là không được đâu!
- Đợi mở tiệc thết nghìn ông già, ngươi hãy về. - Dận Tự cũng đứng dậy nói: - Kinh sư tuy phồn hoa, nhưng đến nay lại là nơi có nhiều điều tiếng. Vạn tuế da đã già đến mức trở thành lẩm cẩm rồi, ngày trước, nội đình đưa tin, nói Vương Diệm dâng lên một bức thư mật, rõ ràng là bảo tấu Tứ da làm thái tử, nghe nói là đã cất đi không công bố. Cao Phúc Nhi nói Tứ ca lén lút đi thăm Thập tam da, như thế là không có phép tắc. Vạn tuế da nếu không có một đống lớn người làm, thì đã buông tay ra. Thay người khác, đâu còn hiểu? Ngươi đi đi, ngày kia mở tiệc thết nghìn ông già, ta bị bệnh, không thể đi dự được. Ngươi thay ta đem lễ mừng đến dâng Vạn tuế da, tiện tham quan một thể.
Ngạc Luân Đại bước đi ra trước, Dận Đường vội đi vào sau. Dận Tự cười nói rằng:
- Lão Ngạc vừa đi ra, đệ không gặp anh ta à? - Vì thấy thần sắc của Dận Đường có khác lạ, lại hỏi: - Xẩy ra chuyện gì vậy?
- Đừng nhắc đến cái thằng cha Ngạc Luân Đại ấy!
Dận Tự kinh ngạc lấy thư ra xem, lại thấy đây là văn điện gấp do Nhã Bố Tề đưa tới, đã nói chi tiết về việc Hồ Minh Quỳ bị bắt và văn bản mật của Dận Tự bị tiết lộ. Dận Tự xem, sắc mặt càng thêm trắng bệch, ngây người ra, đặt cái thư lên bàn, chỉ trầm tư suy nghĩ.
- Làm thế nào? - Dận Đường hỏi: - Đừng để cho cái tên khờ khạo Ngạc Luân Đại báo cáo với Vạn tuế da được không?
- Anh không hề viết lá thư nào làm hại Ngạc Luân Đại cho Hồ Minh Quỳ cả.
Dận Tự sắc mặt hầm hầm đáng sợ.
- Lão Thập tứ bản thân là một tay giỏi làm giả các bức thư từ lâu rồi!
Dận Đường bực tức đến nỗi hai tay lạnh giá, muốn chửi ắng, nhưng lại là một thân phụ, hồi lâu mới nghiến răng nói:
- Ô Nhã thị, cái con chó cái này đẻ ra một đứa con không tốt! Đã như thế, đệ phải đi gặp Ngạc Luân Đại để làm cho rõ!
Dận Tự xua tay ngăn lại, từ từ nói rằng:
- Một thằng Ngạc Luân Đại, theo ta hay theo chú Thập tứ thì nó cũng chẳng làm nổi được gì đâu. Bây giờ bất kể như thế nào cũng không thể lật mặt với Dận Đề được. Nó đã dám làm như thế, đương nhiên cũng biết đề phòng. Hôm trước Hạ Mạnh Phủ đến, nói Vạn tuế da sau năm mới thân thể rất khác với những ngày qua. Bảy mươi không ở nhà trọ, tám mươi không ở lại ăn cơm, Người mong là người bảy mươi, khi nào xẩy ra chuyện thì ai mà biết được? Đương lúc này, một nước cờ đi cũng không được sai!
Nói một hồi làm cho Dận Đường cúi đầu uống nước trà, trong lòng ngầm phục, hồi lâu mới nói:
- Đã như thế thì sớm cho cái thằng tạp chủng này về đàng lão Thập tứ đi, tránh để nó sinh sự ở Kinh.
- Cho nó về à? - Dận Tự nhìn ra bờ ao bên ngoài, lòng lạnh băng nhìn vườn cây đào tựa như phun sương mù, lạnh lùng nói: - Đấy không phải là cấp thêm trợ thủ cho Thập tứ đệ à? Thập tứ đệ từ trong quân đội đã gửi lễ mừng thọ Vạn tuế da 60 tuổi, cũng đang để ở chỗ anh ấy, ngày mai cùng bảo nó đem đi. Chu Tử nói rằng: "Lấy ngay cái đạo của người ấy mà trị cái thân của người ấy". Dận Đề của nó làm được, có lẽ cũng không làm khó cho Dận Tự của ta
Ngày 18 tháng Ba là ngày thết "tiệc nghìn ông già". Khang Hy dậy rất sớm, do Trương Đình Ngọc và Mã Tề dẫn đi, nghìn xe vạn ngựa đi ra khỏi Sướng Xuân viên, đi vào Tử Cấm Thành. Khi thay xe ở Tây Hoa môn, xa xa trông thấy Vương Diệm đã đứng đợi ở đấy, bèn gọi lại bảo rằng:
- Những người khác đều đợi ở trước điện Thái Hòa, sao khanh lại ở đây?
- Thưa Vạn tuế da. - Vương Diệm nắm lấy càng kiệu khom lưng nói: - Văn bản của thần đã chuyển đi gần tháng nay, không biết đã đến hoàng thượng chưa?
- Đúng là cái mà khanh nói "việc thứ nhất của thiên hạ" phải không? Trẫm đã lưu giữ lại rồi.
Khang Hy tựa như cười mà lại không cười để ý đến xung quanh:
- Thật ra khanh nên hiểu rõ cái ý sâu xa của trẫm. Trẫm ban cho khanh thứ thuốc ấy, khanh dùng đã hết chưa?
Vương Diệm hoảng hốt, ông ta vì mắc cái bệnh lỵ, trước đây nửa tháng Khang Hy đã ban cho thuốc, lúc đó không để ý đến. Đến nay liền hồi tưởng lại lời nói của Khang Hy, mới nhớ đến tên thuốc ấy gọi là "tục đoạn". Lập tức bỗng nhiên tỉnh ngộ, mắt sáng ra, đang muốn trả lời, Khang Hy vẫy tay cười nói:
- Vị thuốc này là thần dược chữa bệnh lỵ, về hãy xem kỹ đơn, khanh sẽ hiểu rõ, thuốc này phải hãm đúng độ lửa, độ lửa không tới thì ệu quả không rõ, không nóng vội được. Khanh tạm yên tâm đi? - Nói xong lệnh cho kiệu đi vào.
Các bô lão đã đến 997 người, đã đợi từ lâu ở trên nguyệt đài trước điện Thái Hòa, những cụ trên 70 tuổi được bố trí vào lầu Thể Nhân và điện Bảo Hòa, các cụ còn lại thì bố trí ngồi ăn tiệc ở dưới lều Cây Lau. Toàn bộ công việc do Dận Chân đưa người của phủ Nội vụ đến sắp xếp chuẩn bị mở tiệc. Đúng lúc mặt trời lên được ba cây sào, các cụ già tuy là đã đói bụng cồn cào, nhưng vẫn rất phấn khởi, tụm năm tụm ba ở bên cạnh lều lau của Đại Nguyệt đài chỉ trỏ các cung điện. Một số cụ đã từng làm quan nghỉ hưu, bao năm không gặp, đầu bạc phơ đứng tụ lại với nhau, kể chuyện những năm tháng cùng làm việc với nhau, nhớ về những chuyện cũ đã qua, nói với nhau thật rôm rả. Ngoài ra, còn có các thân sĩ hạng nhất, lần đầu vào cung vua tráng lệ cũng được mời dự, họ ngó nghiêng khắp nơi, đều muốn nghi nhớ cho chắc những sự việc và cảnh vật ở đây để sau khi trở về, họ viết những điều mắt thấy tai nghe trong chuyến đi này và để ghi danh vào mộ chí của mình sau này. Đang lộn xộn ồn ào thì Lý Đức Toàn và Hình Niên, thái giám làm việc chính ở đây từ phía bắc điện Tam Đại vỗ tay đi tới, tiếp theo là cờ rồng phướn báu, văn võ bách quan chen nhau lên kiệu đi đến. Đợi Lý Đức Toàn giơ roi lên quất làm hiệu cho mọi người im lặng, những nhạc công được nuôi dưỡng trong lầu Sướng Âm ngồi ở phía tây chơi đàn, thổi kèn, đánh trống, khánh vàng trống ngọc đều nổi lên, sáu mươi tư cung nữ trang điểm lộng lẫy nhảy múa theo nhịp điệu âm nhạc, vừa múa quạt vừa hát bài:
Xây dựng Bích Lung 4 phép tắc đầy đủ, phục cổ từ hoàng đế ta. Bàn về tiếng trống tiếng chiêng rền vang, nước mùa xuân chảy dưới gầm cầu cuồn cuộn, nghi lễ long trọng thật là vui; văn chương sáng tỏ... Thánh nhân đi ra thì thiên hạ văn minh, ngọc rung, vàng lá vang vang. Mặt trời, mặt trăng, sông suối chiếu sáng pháp tượng, từ cổ đi qua. Thấy đám dân đen mà đặt ra năm điều răn dạy để nói về luân lý thông thường làm cho xóm giềng muôn nơi yên ổn...
Trong tiếng múa hát, Khang Hy từ từ xuống kiệu, ở phía nam dưới hiên của điện Thái Hòa đứng lặng lẽ nghe hết, gần một ngàn các ông già phủ phục dưới đất, do Mã Tề, Trương Đình Ngọc dẫn đầu đều khấu đầu hô vang:
- Hoàng thượng vạn tuế, vạn vạn tuế!
Khang Hy đảo mắt nhìn mọi người, có lẽ vì phấn khởi quá, nên sắc mặt của nhà vua đỏ hồng, thể hiện rất có sắc thái, hồi lâu mới nói rằng:
- Đứng dậy cả đi! Người già nhiều như thế này ở một chỗ, trẫm trong lòng rất vui, tuy nói nhà nước có phép tắc nên các ngươi phải làm cái lễ này, nhưng thực tâm trẫm nghĩ người già nên để cho tùy ý một chút. Trẫm đã ăn cơm sáng, tục ngữ nói: "Kẻ ăn no không biết kẻ đói đang đói", xin mời các vị lão tiên sinh ngồi vào bàn, dự tiệc đi!
Trong chốc lát, náo nhiệt hẳn lên. Dận Chân người đầy mồ hôi, chỉ huy mấy trăm thái giám, có người theo danh sách gọi để dẫn khách vào chỗ, có người ngồi yên, có người chăm sóc các quan chức đi theo vua và hoàng tử cùng vào ngồi, hết nửa giờ mới tất cả đều ai nấy ngồi vào chỗ, vì quà tặng của các quan chức các địa phương đều bày ở điện Thái Hòa, lại vội đến chăm sóc. Đang vội đến mức không thể giải quyết được, lại thấy Trương Ngũ Ca đến,ền hỏi rằng:
- Có việc gì không?
- Thưa Tứ da, việc ở đây nô tài chăm nom cho. - Trương Ngũ Ca nói: - Vạn tuế da hôm nay, nhìn có vẻ không tốt, đi đường hai chân run run, nước miếng chảy ra cũng không biết... Tam da trên bàn tiệc nói Bát da xin nghỉ ốm, Vạn tuế da đã thấy không vui, Thập da tiếp đó lại nói đến việc Mục Tử Húc, Ngụy Đông Đình bị ốm chết, cái đó đều là việc gì? Nô tài không xem lướt qua, lại không dám nói, lão da đi một lượt đi!
Dận Chân chưa kịp trả lời thì Ngạc Luân Đại đã đem mấy chục thái giám của phủ Liêm thân vương nhận lễ mừng đem đến, năm nay có thêm một thái giám bê một cái đĩa lớn. Hình Niên bưng một cái đĩa thức ăn lạnh, trên đĩa bày món hai con rồng, hai con rồng nhe răng trông rất sống động, cặp lấy một quả trứng ngỗng đỏ thẫm, đứng lại nói rằng:
- Thưa Tứ da, Vạn tuế da nói, Tứ da mệt rồi, không cần phải đến đứng cho có phép tắc nữa, món này là thưởng cho ông đấy.
Dận Chân vội nói:
- A-ma thương ta như thế, ngươi về thay mặt ta cảm ơn a-ma. Ta ở đây không cần phải có thời gian ăn đâu!
Thấy Hình Niên đi rồi, mới thở phào nhẹ nhõm, rồi gọi Ngạc Luân Đại đến cười nói:
- Người tốt coi là người có phúc đấy. Thức ăn này Vạn tuế da thưởng cho, dưới bàn còn có một bìượu, cùng Tứ da uống, thấy thế nào?
Ngạc Luân Đại cười toe toét nói:
- Tứ da cảm ơn đấng vạn tuế, nô tài xin cảm ơn Tứ da!
Dận Chân lại sợ anh ta uống rượu nhiều, tiếp theo lại nói đến chuyện ngày hôm qua say rượu quá mức, vội cười nói:
- Ta không thể uống nhiều, ngươi cũng không nên uống nhiều, một lúc lại không đi được, ngày mai ta sẽ cho ngươi hai vò rượu nếp cũ đã hai mươi năm nay.
Ngạc Luân Đại biết ông chủ này kỹ tính, liền cười nói:
- Nô tài hiểu rồi. Thập tứ da đã lệnh cho quân đội không được uống rượu, thực ra, nô tài nay cũng không còn được như những năm ấy đâu.
Hai người vừa uống rượu, vừa nói những chuyện không quan trọng, khoảng mất nửa giờ, nghe thấy tiếng nhạc ở bậc đỏ của điện Thái Hòa phía trước nổi lên, Dận Chân lấy đồng hồ ra xem, kinh ngạc nói:
- Định là đầu giờ trưa mới ăn tiệc, vẫn còn ba khắc nữa, sao lại xuống sớm thế?
Đang nói thì thấy Mã Tề vội vàng đi tới, Dận Chân liền đứng dậy...
- Chúa thượng xuống rồi- Mã Tề sắc mặt hầu như trắng bệch, cũng không chào hỏi, vào cửa là nói ngay: - Chúa thượng sắc mặt không được tốt, mấy thái giám sợ người mắc bệnh. Tôi bàn với Đình Ngọc, vào đầu giờ đã làm một sớ động tác, xin chúa thượng gấp rút đi nghỉ. Tứ da hầu hạ cẩn thận, mời Vạn tuế da trước tiên hãy nghỉ ở đây một lát đã rồi hãy đưa hoàng thượng về điện Dưỡng Tâm.
Dận Chân bèn ra lệnh bãi tiệc, cho người khiêng đến một cái sập gụ bằng gỗ giáng hương, đem gối đệm trải ra, liền nghe thấy bên ngoài có tiếng hô như tiếng sấm. Khang Hy bên trái được Trương Đình Ngọc dìu, bên phải được Lưu Thiết Thành đỡ, đã thong thả đi lại được. Ngạc Luân Đại quan sát Khang Hy rất kỹ, vẫn tươi vui, chỉ có tinh thần hơi chậm chạp, trên mặt lúc xanh lúc vàng, thần sắc không được tốt lắm. Bước chân đi có chút loạng choạng, nhưng cũng không thấy có dáng điệu gì khác thường. Thấy Khang Hy đi đến gần, Ngạc Luân Đại vội vàng quỳ xuống phủ phục vấn an. Khang Hy chỉ nói một câu:
- Vương tướng quân cho nhà ngươi đem lễ đến phải không? Đứng dậy đi.
Rồi ông đi vào trong điện Trung Hòa.
Dận Chân vội ra đón, tươi cười nói rằng:
- A-ma, bữa trước đã ngồi nửa ngày, nên không khỏi mỏi mệt. Người đã là người của Xuân Thu rồi (ý nói là già rồi - ND), vẫn nên chú ý tĩnh dưỡng. Theo nhi thần, trước hết nên nghỉ ngơi ở đây, rồi hãy khởi giá trở về điện Dưỡng Tâm thì tốt hơn.
Khang Hy gật gật đầu, nhưng không chịu ngồi, chỉ để ý đến xung quanh. Nhưng thấy các thứ châu báu lung linh ngập mắt để ở điện Trung Hòa, trên những cái bàn dài đặt xung quanh điện bày các đồ mừng, nào là ngọc quỳnh, ngọc giao, ngọc kỳ, ngọc lâm, ngọc phác, ngọc cù, ngọc du, ngọc côn, ngọc điếu, ngọc cơ, ngọc khuê, ngọc bích, ngọc hổ phách, ngọc mai, ngọc khôi, ngọc lang, ngọc cầu, ngọc uyên, ngọc chương, ngọc tông... ngoài ra còn có nào là nghiên mực Đoan Khê 5, thương đỉnh, lò sưởi Tuyên Đức, cờ vây, đàn cổ, bút lông, mực tấu Huy Châu..., cái gì cần có đều đã có cả rồi. Có cái hợp với ý thích của Khang Hy, có cái dâng tặng là các thứ quý như sách cổ, giấy thời Tống, mực thời Tống, giấy viết Bích Thọ, bức thư họa chữ bóng Đổng Hương, đều dán giấy viết mầu vàng, xếp đống chỗ nào cũng thấy. Khang Hy xem một lúc, đến trước cửa sổ phía nam, chỉ tay vào một cái hộp vuông hỏi:
- Trong đó là cái gì?
- À đây là của Thập tứ a-ca ạ. Ngạc Luân Đại vừa mới đưa tới, vẫn chưa kịp đánh dấu. - Dận Chân vội nói: - Trong đó là cái gì, nhi thần không biết.
Ngạc Luân Đại cúi lưng đáp rằng.
- Đây là thiên thạch nhặt được ở Tây Vực của Thập tứ da, bên trên vẫn là thiên nhiên tạo thành bốn chữ lớn nhan thư "Bách niên trường vận" (Số mệnh trường thọ trăm năm). Đó là Thập tứ da nói cho nô tài biết, nô tài cũng chưa có phúc được thấy ạ!
- Hừ! Trên thiên thạch còn có chữ? - Khang Hy gật đầu cười nói. - Mở ra cho trẫm x
Hình Niên vâng một tiếng, rồi nhẹ nhàng mở cái niêm phong đóng dấu của Vương đại tướng quân, mở ra, chưa kịp nói liền sợ hãi lùi lại một bước, cái hộp đó rơi "phịch" một cái xuống đất!
Mọi người đều kinh hãi. Mã Tề quát lên một tiếng:
- Hình Niên, ngươi là con cẩu tài làm cái việc hết người này à?
Như chưa nói hết lời, ngay cả bản thân ông ta cũng sợ run bắn cả người. Trong cái hộp đâu có thiên thạch "Bách niên trường vận" gì? Té ra là một con chim ưng chết, móng chân và mỏ đã mềm nhũn ra, mắt nhắm nghiền, lông cánh rơi rụng lung tung, vất nằm bất động trên đất.
Khang Hy ngược lại không nhìn thấy rõ, đeo cái kính lão, đi sát lại khom người xuống xem rồi không đứng thẳng lên được. Ông ta cong lưng ngây đờ ra, cũng không nói một câu nào, hồi lâu, người ngả ra, liền lịm đi. Mấy thái giám sợ ngây người như phỗng, người nào người ấy mặt như mầu đất, trợn mắt lên nhìn, lúc đó nỗi kinh hãi đã tạm qua, "hô" lên một tiếng mọi người vây lại, ba chân bốn cẳng vội vàng đưa Khang Hy đến đặt trên cái sập gụ để nghỉ.
Trong con mắt của Mã Tề đã bốc hỏa, nhìn sát vào Ngạc Luân Đại rất lâu, lớn tiếng quát:
- Bắt lấy nó!
Điện Trung Hòa lập tức đại loạn, có ngườiười Khang Hy hô hoán, có người thì tìm nước cho uống, có người thì chạy lung tung khắp nơi, ngay cả bản thân cũng không biết làm gì. Lưu Thiết Thành thì gọi người tìm dây đem đến, đem Ngạc Luân Đại đang ngây ra nhìn như thằng ngốc, trói lại như buộc bánh chưng. Ngạc Luân Đại lúc ấy mới tỉnh lại, trong miệng lặp đi lặp lại chỉ nói được một câu:
- Nô tài bị oan... nô tài bị oan...
Thế là Trương Đình Ngọc nắm lấy, gọi Dận Chân lại nói rằng:
- Tứ da, Vạn tuế da bị đau cấp ngất đi, một lúc đờm trào ra, không ngại gì. Nhớ là ông có mang theo bên mình một chai rượu Tô hợp hương nhỏ, chuẩn bị sẵn dùng cho hoàng thượng, mau lấy ra dùng cho hoàng thượng! - Lại quát mọi người - Không được rối lên! Kẻ nào làm rối lên, ta chiểu theo tội giết vua sẽ trị tội kẻ ấy! Hình Niên, ngươi lặng lẽ đến báo cho thái y của viện Thái y tới, không được rêu rao, các cụ già phần lớn chưa ra khỏi cung, người ngoài biết chuyện này là không phải việc nhỏ!
Một lời nhắc nhở Dận Chân, tay ông run rẩy cởi khuy áo, từ trong bụng rút ra một chai pha lê, tự mình uống một ngụm rồi đưa cho Trương Đình Ngọc. Chai rượu này là Ô Tư Đạo bảo ông ta dùng rượu Tô hợp hương pha chế theo đơn thuốc, là loại thuốc mà Khang Hy thường dùng, Trương Đình Ngọc đã thấy mấy lần, vẫn cười thầm ông ta lẩn thẩn, không ngờ nay nó được dùng đúng lúc.
- Ừ...
Hồi lâu, Khang Hy nhổ ra một bãi đờm, hơi thở nặng mà dài, nhà vua đã tỉnh lại. Sắc mặt của ông vàng như nghệ, mở mắt ra nhìn, lệt mỏi nhắm lại lẩm bẩm nói rằng:
- Hoành Thần... ngươi rất hồ đồ... việc này không can hệ gì đến Ngạc Luân Đại... việc này nó không làm nổi... là người... không làm nổi... thả... thả nó ra, trẫm rất mệt rồi, đừng nói là ta tức giận, ngay hơi sức nói chuyện ta cũng không có...
Ngạc Luân Đại hai đầu gối đi lên một bước, chùi nước mắt nói rằng:
- Hoàng thượng thật sáng suốt. Người vẫn nên trước hết bắt giữ nô tài, đợi sự việc rõ ràng rồi hãy thả! Đó là con chim ưng vừa mới chết không lâu, Thập tứ da muốn làm cái đó, trên đường đi nó đã bị chết... ngay cả nô tài của Thập tứ da cũng đều dám bảo đảm...
- Thả Ngạc Luân Đại ra. - Khang Hy nước mắt chảy ra vòng quanh hố mắt - Ngươi không có tội, người nào có tội, ông trời đã biết, trẫm cũng biết... không cần nói, trẫm cần yên tĩnh, cần yên tĩnh...
--------------------------------

1

2

3

4

5
Vạn cơ thần hàm: tên một loại lịch cổ.
Một hoa giáp: bằng 60 năm.
Đình kí: dụ của hoàng đế, nhưng không do Nội các gửi, mà của bộ Binh gửi đi các tỉnh.
Bích Lung: trường đại học thời xưa.
Một loại nghiên mực làm bằng đá hảo hạng có ở vùng Đoan Khê, tỉnh Quảng Đông (ND).
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI