HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN
Tại dinh tổng đốc Lý Vệ bày tiệc
Giữa trạm dừng chân, đại quan công kích

    
iệc tiễn khách lên đường đặt trong chính đường ở phía bắc phòng đóng dấu của nha môn tổng đốc. Lý Vệ tính tình hào hiệp, phóng khoáng, vừa mới đến Nam Kinh nhận chức tổng đốc, ông liền ra lệnh dỡ bỏ tòa đại đường năm hàng cột vốn rất đẹp đẽ. Ông có cách của mình, tuy vẫn là năm hàng cột, chỉ cần nhân đôi chiều dài và chiều rộng thì vừa vặn lớn gấp ba lần tòa đại đường trước đây. Các quan gián nghị muốn lên án ông lãng phí, ngoài căn phòng lớn, không kể đồ dùng xa hoa trong phòng cũng đủ tráng lệ rồi. Hoằng Lịch đứng một hàng với sáu người, khi bước từ trong tấm bình phong của hậu đường ra, nhìn thấy các quan viên đội mũ chóp lông chim Lực rỡ đầy nhà đã an tọa. Có người nói rộn rã, có người nói năng thì thầm, những kẻ đồng hương thì tụ tại trong góc nhà, dáng điệu đĩnh đạc. Tiếng người huyên náo vô cùng, khi thấy Hoằng Lịch cùng những người đi theo ra, liền nhất loạt đứng dậy, rồi nhất loạt quỳ sụp xuống, đồng thanh nói:
- Chúc Bảo thân vương bình an!
- Nhiều người quen thế này! Ngài Long này, ngài Quế này, Anh Đức, Lôi Khiếu Thiên, Phàn Phố Huệ, Trương Hóa Anh này...
Hoằng Lịch vừa cười, vừa bước tới bàn tiệc nhận diện quan viên. Bảo thân vương điểm tên liền một mạch hơn bốn mươi vị, có vị từng cùng chàng thị sát đê đập, kiểm tra binh doanh, có người từng họp bàn xử kiện, điều duyệt binh thư, có người chỉ mới qua một lần yết kiến chức cao cũng chưa quá tri phủ, chức nhỏ thì chỉ là viên huyện thừa, Hoằng Lịch từ từ nhắc tên chào hỏi không một chút nhầm lẫn, ngay đến cả Lý Vệ cũng không khỏi kinh ngạc:
- Bậc nhi chủ đây quả thực có trí nhớ siêu phàm
Hoằng Lịch khoát tay nói:
- Hãy đứng cả lên, xin mời ngồi! Nay Lý Vệ mời khách dự tiệc tiễn ta lên đường, tất cả không cần câu nệ, chỉ cần vui thỏa sức là được rồi!
Mọi người đã ngồi yên vào bàn tiệc, Lý Vệ ngồi bên Hoằng Lịch, một tay cầm chén, gương mặt xanh xao trở nên hồng hào vì hưng phấn, vui vẻ nói:
- Chư vị, có người cùng ta cộng sự chưa lâu, có người thì ở với nhau rất lâu rồi - ông liếc nhìn Phạm Thời Tiệp nói. - Đã mấy chục năm giao tình rồi, tôi chưa từng bày tiệc thết khách. Có người cho tôi là kẻ keo xỉn, kỳ thực, tôi không có tiền. Làm một ông quan tham lam thì không được, mà nhờ vào bổng lộc thì không mời nổi khách. Nay ơn vua trời bể, quan trị đổi mới, thuế bạc qui về công, phát bạc dưỡng liêm, kẻ nào như Lý Vệ tôi cũng sẽ có hai thôn tiền. Cho nên, chúng ta cạn chén này, cùng chúc hoàng thượng vạn phúc vạn thọ!
Ông ngửa cổ uống cạn đến đáy chén. Mọi người không dám chậm trễ, tay áo sột soạt, tiếng cốc lanh canh, tức thì cũng uống hết.
- Chén thứ hai này kính dâng Bảo thân vương của chúng ta, đức chúa trẻ tuổi của tôi! - Lý Vệ dời chỗ, rót đầy chén cho Hoằng Lịch, gương mặt rạng rỡ nói: - Hai tỉnh Triết Giang của chúng ta, đều thực hành chế độ bạc dưỡng liêm sớm nhất, lại đo đạc đất đai sớm nhất, bổ thuế đinh vào ruộng sớm nhất. Hoàng thượng ngợi khen tôi là tổng đốc kiểu mẫu kỳ thực tôi chưa được như thế... Vương gia chúng ta tuy trẻ tuổi nhưng ứng xử việc đời chu toàn, sâu sắc, đối đãi với người nhân hậu nhường ấy, nếu không ở bên thì không tin nổi. Lần này vương gia phụng mệnh tuần sát vùng chúng ta, công việc chồng chất. Các vị mấy lần từng chứng kiến Tứ da lá ngọc cành vàng như vậy, đất đỏ bàn chân dầm mưa dãi nắng tuần tra đê Hoàng Hà, hạ thuyền nhỏ đo lường, vận chuyền phù sa. Lại có mấy lần đến giúp đõ việc cứu giúp dân đói! Hỏi han trò chuyện, đích thân đi tuần sát phát chẩn! Thiên đường Tô Hàng cách có gang tấc, Tứ da chúng ta cũng chưa từng thưởng thức. Cho nên, Tứ da là cột trụ lớn của vương triều Ung Chính nhà Đại Thanh chúng ta, cũng là cây đại thụ rợp bóng mát của chúng ta! Nào, vì sự phúc thọ an khang, thuận buồm xuôi gió về Kinh của Tứ da, chúng ta cạn chén!
Hoằng Lịch nghe Lý Vệ dài dòng ca ngợi mình, tuy ngờ rằng lời nói chí tình không hề sai nhưng chỉ nghe mấy câu thành ngữ không chính xác, thì cười thầm trong bụng mà nói rằng:
- Tiểu vương tài gì đức gì? Đây đều là chiểu theo mưu kế sâu xa của hoàng a-ma, dựa vào tấm lòng trung thành trong sạch của các ngài coi trị thì Lưỡng Giang mới yên được. Lý Vệ là tấm gương lớn, các ngài là tấm gương nhỏ, mọi người đều cực khổ rồi, chúng ta hãy cùng cố gắng!
Nói rồi cùng mọi người nghiêng chén uống cạn.
- Thiên hạ trong Lưỡng Giang của cải, đất đai giàu có. - Lý Vệ cười hì hì lại rót rượu cho Hoằng Lịch và Lưu Thống Huân, ngồi với anh em cùng chèo Phạm Thời Tiệp, Mao Hiếu Tiên, miệng nói: - tôi dời cung điện đến đây, hoàng thượng dặn dò hai ba lần, chính sách mới tiến hành phải ổn. Tôi thấy chúng ta đã không phụ hoàng thượng, vừa ổn lại vừa nhanh, cho nên chẳng mấy mà được khen là "kiểu mẫu". Mỗi hàng rào ba cọc, một hảo hán ba người giúp, nay may được hơn bảy trăm quan viên lớn nhỏ của hai tỉnh giúp đỡ tôi đây một tổng đốc ngay cả đại tự cũng không biết. Cho nên, chén thứ ba này một mình tôi uống, để răn mọi ngư̖
Mọi người cười ầm nhà, Lý Vệ uống rượu rồi hỏi Phạm Thời Tiệp:
- Tôi nói có gì sai?
Phạm Thời Tiệp cười tới lảo đảo, nghiêng ngửa, ho sặc sụa nói:
- Nên nói "để bày tỏ lòng tôn kính". "Để răn mọi người", đó là lời để bố cáo hình pháp, nghĩa là không:cho phép mọi người theo đó mà làm! Ngay đến các câu mà lão huynh nói như "nhìn xa tầng cao", "căng tai mệnh lệnh", "gió tiết mưa nhàn", lão Phạm cũng không dám cho là hay!
Lý Vệ đỏ mặt nói:
- Bài thầy ta viết, ta thuộc không được tốt. Nhưng ý của ta hoàn toàn rõ ràng, tóm lại, mấy con chó nhỏ các ông và mấy con chó to bọn ta của Nương Hy Thất lộ bộ mặt quái gở trước hoàng thượng và Tứ da. Cùng nâng cốc cạn nào!
Lý Vệ đã uống rượu, lập tức lộ hết bản tướng. Hoằng Lịch bình thường gặp ông ta ở Nam Kinh thấy cũng đĩnh đạc đàng hoàng chứ không thấy bộ dạng ông ta xập xệ như bây giờ, đem ví mình với hạ thuộc là chó, vì vậy khẽ hỏi Doãn Kế Thiện:
- Lý Hựu Giới thích mắng người, hoàng thượng từng nói với ta về sự thô lỗ của ông ta, nhưng lúc thường cũng có vẻ gì như vậy đâu?
Doãn Kế Thiện mỉm cười nói nhỏ:
- Ông ta không dám càn rỡ trước mặt vương gia, nay là do uống rượu đấy! Mấy vị quan này ngày thường đã bị ông ta quát mắng từ lâu. Ông ta có đặc tính là càng yêu quý vị quan nào thì càng mắng dữ. Thần sẽ kể cho Tứ da nghe một chuyện cười: - Viên sĩ quan đứng phía trước kia, vốn làm sai dịch ở phòng Đóng dấu. Thần đến gặp Hựu Giới, viên quan đó bảo:
- Nói với trung thừa là ta sắp thăng quan rồi.
Thần hỏi:
- Làm sao ngài biết?
Ông ta kể:
- Hôm qua, Lý chế đài đã mắng ta "cút"! - Quả nhiên, sau đó hai hôm, cái biển ngũ phẩm của ông ta liền được treo lên.
Hoằng Lịch nghe thế không nhịn được cười nhưng vẫn là người thuộc hàng tôn quý, cái gì cũng từ tốn, chuẩn mực, vì thế nghiêng mình cầm cái quạt che miệng cười một trận rồi lại ngồi ngay ngắn. Lý Vệ vội vàng đến mời rượu, lại cao giọng nói:
- Tứ da ở lại năm, sáu ngày thì mới phải đi. Ngoài ba chén vừa rồi, nô tài còn có hai bảo vật muốn dâng hiến.
- Bảo vật gì? - Tim Hoằng Lịch đập rộn, gương mặt đã không còn tươi tắn nữa. Lý Vệ biết rõ suy nghĩ của Hoằng Lịch vội cười nói:
- Tứ da yên tâm, không phải là vàng bạc châu báu, cũng không phải của ngon vật lạ. Ba phủ Tùng Giang, Thường Châu, Trấn Giang năm ngoái mùa màng bội thu, sĩ dân tự nguyện quyên góp một trăm vạn thạch gạo lốc. Lương thực tuy không nhiều nhưng là tấm lòng thành khẩn kính thiên tôn đế của dân. Tôi phángười đi kiểm tra ba phủ này, kho vựa thêm đầy, kho và sổ sách ăn khớp với nhau, quả thực là sự quyên góp trung thành của muôn dân. Thần nghĩ, đây cần phải coi là một bảo vật, xin vương gia thay tấu dâng hiến.
Hoằng Lịch nghe vậy, gương mặt ánh lên ngời sáng, vô cùng vui vẻ nói:
- Ông viết thiếp bảo tấu tri phủ ba phủ này. Đưa danh sách hộ nghiệp chủ nông tự nguyện quyên góp một nghìn thạch ta sẽ làm chủ, cấp cho họ đai cửu phẩm để tỏ rõ sự vẻ vang sủng ái!
Lời Hoằng Lịch vừa đưa ra, lập tức các quan viên tấm tắc ca tụng. Hoằng Lịch đang đắc ý, đột nhiên lại cảm thấy chưa thỏa, không đắn đo suy nghĩ hỏi tiếp:
- Thế còn bảo vật thứ hai của ông?
Lý Vệ phấn chấn tinh thần, vẻ mặt rạng rỡ, lúc này không còn giống người mắc bệnh trầm kha nữa, cười nói:
- Vùng Tô Bắc này Tứ da cũng từng qua mấy lần, đê Cao Gia từ phía đông đến Thanh Giang, Khẩu Hoàng giao nhau tụ thành một giải đất, qua mấy lần đại thủy, đã tách ra không rõ đâu là đường sông chính đâu là nhánh phụ. Tứ da hãy lo giúp việc này, xin bộ Hộ điều một trăm vạn lạng bạc để tu sửa Hoàng Hà, thanh lý vận chuyển bùn ứ đọng. Đây là việc đau đầu của Tứ da. Quan nha toàn tỉnh đều làm sai dịch, người có tiền góp tiền, người có sức góp sức, không cần triều đình phải lao tâm, từ mùa thu nước cạn, các phủ huyện ven sông Hoàng Hà đã bắt đầu phân đoạn sửa trị. Bến Tiêu Gia từ đê Đông Lũ đã nối liền toàn bộ. Thái Hoa dâng nước qua, nước phù sa gột rửa, lập tức có thể phục hồi đường cũ. Thần tính rồi, có thể ứ đọng thành bảy mươi vạn khoảộng hoang. Tứ da, lúc đó ngài sẽ thấy Lý Vệ này khẩn hoang nhé!
- Hay! Hay! Hay! Đây thật đúng là một báu vật! - Hoằng Lịch phấn khởi vô cùng. Chưa nói tới phù sa thành ruộng, chỉ việc đê sông nối liền cũng đủ vui mừng để Ung Chính không mất ngủ rồi. Hoằng Lịch nâng chén, - Các ngài cùng uống, người nào không cạn, phạt ba chén! - Và đứng lên.
Tất cả đều đứng dậy nâng cốc quá đầu, sau một loạt tiếng chạm cốc lách cách giòn tan, đáy chén đều cạn bóng, mọi người dốc ngược chén cho nhau kiểm tra.
- Thật ra, rượu của kẻ ăn mày tôi cũng không phải là dễ uống. - Lý Vệ đợi mọi người ngồi cả xuống, gương mặt nửa như cười nửa như không, ông từ từ bước xuống cái bậc chung, tiến đến trước cái bàn góc phía tây nam đứng. Hoằng Lịch không biết ông ta gây trò quỷ quyệt gì, liếc nhìn Doãn Kế Thiện tỏ vẻ kinh ngạc. Doãn Kế Thiện vội ghé vào tai Hoằng Lịch nói nhỏ:
- Ông Lý muốn trừng trị người.
Khi Hoằng Lịch nhìn kỹ thì quả nhiên thấy các quan viên ngồi ngây ra như gỗ, thấp thỏm không yên, chờ vị tổng đốc này ra tay.
Rất lâu, Lý Vệ mới nhìn suất một lượt, bước tới trước bàn, cười nói với một vị quan tầm trung niên:
- Trần Thế Quan, năm kia, có trát ủy nhiệm ông nhận lệnh Thái thượng, châu Trực Lệ đúng không?
Hoằng Lịch ước chừng Trần Thế Quan khoảng ba mươi lăm, ba mươi sáu tuổi, mang đai xà cừ, y phục cò trắng, ngoài khoác áo chầu thêu hình con trăn, mặt chữ điền vuông vức, đôi mắt hơi nhỏ chớp chớp, dưới hàng ria chữ bát đen nhánh là chòm râu ngắn vểnh lên lộ vẻ tinh anh và cương nghị. Hoằng Lịch vừa nhìn đã có thiện cảm, nhưng thấy Trần Thế Quan đứng thẳng đáp lời một cách thung dung:
- Đại nhân nhớ không sai, có điều gì cần giáo hối, xin cứ chỉ bảo!
- Đâu có! Lý Vệ cười. - Tôi kính trọng tài học của ông. Năm Khang Hy thứ 51, người mới hai mươi tuổi đã đỗ tiến sĩ. Trong thư phòng của tôi có giấy mực của ông chọn, còn có tập "Mai viện thư sao" của ông, tuy nói rằng không hiểu nhiều nhưng nghe người ta nói đều là giai tác bậc nhất.
- Đại nhân khen quá lời, đó đều chỉ là chút tiểu kĩ nhỏ mọn mà thôi!
- Khách khí rồi - Lý Vệ nói lạnh nhạt - ông thì kể nhân phẩm cũng tốt, không nhúng tay tham ô, cũng không nghe vùng ông có án oan. Tôi đi Thái Thương, dân ở đó đều nói ông là người tốt. Ông đừng coi thường lời nói xét nét này, trong quan trường năm nay để cho người ta nói ông là "người tốt" cũng khó đấy. Thư viện Thái Thương đó ông tu sửa, tôi xem ra còn cần phải mạnh một chút so với thư viện Sùng Sơn. Đi vào nha môn của ông, không nghe thấy tiếng viết bảng, tiếng bàn tính, lại nghe thấy tiếng đàn cầm, tiếng đánh cờ, tiếng ngâm thơ. Người đọc sách đều nói ông là hiền lệnh. Còn theo tôi ông là một "nhã quan".
Trần Thế Quan cười nhạt nói:
- Không tham lam là bổn phận, tu sửa thư viện là làm phát triển thánh học, cũng là bổn phận của người có học. Tôi theo bản tính làm quan vì người. Người khác nói tôi thế nào, tôi cũng không quá lưu tâ
- Nhưng tôi không rõ, - Lý Vệ đột nhiên biến sắc - tỉnh Giang Nam bảy mươi hai châu huyện, còn có Triết Giang hơn năm mươi châu huyện, đều đã thực hiện quan thân cùng nộp lương, riêng ông lại chống? Ông dựa vào cái gì? Chỗ ông không thuộc tôi quản? Hay ông miệt thị Lý Vệ tôi? Hay còn có duyên cớ gì? Ừm?!
Mọi người trong phòng nghe Lý Vệ khen ngợi Trần Thế Quan, vốn trong lòng đã nhẹ nhõm, không ngờ Lý Vệ đột nhiên trở mặt, hỏi ông ta liền một chập, giọng nói, sắc mặt không còn một chút tình, cho nên không khỏi sửng sốt. Mấy viên quan cùng bàn Trần Thế Quan như cùng chịu trận, bỗng nhiên đều toát hết mồ hôi. Trần Thế Quan giống như bị quật một gậy bất ngờ, loạng choạng một chút, sắc mặt biến từ xanh sang vàng, nhưng rất nhanh, ông trấn tĩnh lại ngay, chắp tay về phía Lý Vệ nói:
- Chế đài đại nhân, ngài nặng lời rồi. Quan thân và tá điền vùng Thái Thương từ trước tới nay không hợp. Trong nhiệm kỳ trước tôi, 15 tháng Tám hằng năm đều có vụ cướp đoạt của tá điền, hoặc bức tử tá điền, hoặc giết nghiệp chủ, Mùa thu năm ngoái, tình hình quan thân Hà Nam đồng loạt nộp lương làm sai dịch truyền tới vùng chúng tôi, tá điền gian lận chống tô, xảy ra mấy chục vụ cầm khí giới uy bức nghiệp chủ. Thưa Chế Đài, nghiệp chủ là căn cứ để triều đình ban chính sách, giáo hóa vương đạo dẹp yên địa phương, chỗ dựa thường ngày chính là họ. Họ áp bức tá điền, những kẻ vốn vô danh tiểu tốt chúng ta lại dồn họ cũng đi phu dịch nộp lương với tá điền. Trí thức sa ngã, sĩ phu nhụt chí, không phải là làm tăng thêm sự du côn ngu dốt, dân xảo trá chống trên bất lễ thì cũng là bức thân sĩ và dân đen cùng dòng ô hợp. Gặp lũ lụt, hạn hán, thất thu, họa đó không thể lường được. Lý đại nhân, tôi rất kính phục nhân cách của ngài, chịu thua khả năng làm việc của ngài, chỉ không biết vì sao tôi xúc phạm ngài. Hôm nay trước vương gia và đủ mặt bá quan văn võ, lại là bữa tiệc của nhàì sao vô cớ lại gây khó cho tôi? - ông vừa nói nước mắt đã chan hòa, nghẹn ngào: - Tôi buồn cho mình, càng buồn cho ngài, tôi còn gánh nỗi lo cho muôn dân Thái Thương...
Nụ cười giễu cợt, mỉa mai lúc trước trên gương mặt Lý Vệ, giờ đây bỗng tắt. Mặt ông chuyển sang mỗi lúc một trắng xanh, cuối cùng ngây ra như một con gà gỗ. Ông ta chỉ nhìn chằm chằm Trần Thế Quan trước mặt, đầu óc mắt mũi hoa lên, đứng đờ bất động giống như bị sét đánh. Cả sân văn võ nín thở nuốt tiếng, lặng ngắt giống như một cái miếu cổ. Mãi sau Lý Vệ mới than thở một tiếng và bỗng nhiên, vái dài xuống tận đất trước Trần Thế Quan, cúi đầu không chịu ngẩng lên, nói:
- Lý Vệ xử sự sai quá mức rồi. Tôi xin tạ lỗi ông trước mặt mọi người!
- Đại nhân! Thế này, thế này là như thế nào?
- Xét cho cùng tôi là kẻ vô học. - Lý Vệ nói nghẹn ngào trong cổ họng, - ông xứng đáng. Ông không lượng thứ cho tôi, tôi sẽ lạy đến hết buổi tiệc!
Trần Thế Quan lệ tuôn như suối, hai tay vực lấy Lý Vệ, nói:
- Nếu nói như vậy, thì tôi phải gắng theo pháp lệnh mới được: Tôi cũng có chỗ chưa phải, lâu nay tôi nhìn nhận đại nhân không toàn diện, nên sớm quá lời. Kẻ sĩ tính ngạo mạn, động tới việc ruộng đất này, không đổ hết lỗi cho đại nhân được. Huống hồ ngài quản cả hai chính sách quân dân hai tỉnh, lại phụ trách kiểm tra trộm cướp trong thiên hạ, nếu có chỗ sơ tâm, há có thể làm nhỏ ngọc được sao?
- Hay lắm, hai vị đều là báu vật của quốc gia. - Hoằng Lịch vừa kinh ngạc vừa hiếu và sợ hãi, đến nỗi vừa cảm động lại vừa vui vẻ, yên tâm. Chàng đứng dậy, một tay cầm bình, một tay hạ chén, mặt tràn hứng khởi nói:
- Một người thì nhún nhường hạ mình, một người thì theo lễ không đổi. Hay! Ta và các ông cùng uống một chén rượu chung hơi!
Nói rồi hai người, mỗi người nghiêng chén, tụ rót đầy, ba chén rượu tựa hổ phách, đưa qua đưa lại chạm nhau, rồi mỗi người tự cạn. Lý Vệ đã trở lại bình thường, cười hì hì, vỗ vỗ vai Trần Thế Quan nói lời an ủi:
- Lý Vệ của Nương Hy thất đã coi thường người có học. Ông rất có triển vọng đóng vai trò trụ cột ở đây đấy.
Mọi người vỗ tay, cười ầm lên. Lý Vệ cười nói:
- Năm Ung Chính thứ 2, Lý Phất nói tôi không đọc sách, không học võ thuật, mà lại vi phạm chiếu chỉ xem kịch. Tôi hồi tấu, thưa: không đọc sách là có, còn xem kịch là vì không đọc sách mà lại muốn hiểu sử cho nên tổng đốc và tuần phủ khắp nơi không cho phép diễn và xem kịch, chỉ mình tôi là "phụng chỉ xem kịch", bữa tiệc nhà tôi hôm nay xin mượn danh nghĩa tiệc nhà quan gọi đào kép đến hát một câu!
Ông thuận tay chỉ Trần Thế Quan bước lên chiếu, nói liến thoắng:
- Mở màn, mở màn! Ông lại đây, ngồi cùng chỗ với tôi!
Phút chốc, hai bên đàn sáo ứng họa. Sáu thiếu nữ mặc y phục người Hán, quần chùng màu xanh lá sen quét đất, theo nhịp phách mà nhịp nhàng tiến ra từ sau bình phong. Dưới ánh đèn, trông các mĩ nhân tha th, dung nhan rực rỡ làm mê hồn người. Hoằng Lịch rời cung đã lâu, công việc rối bời, lúc này đã tan hết mọi ưu phiền khi nghe ca kỹ hát.
"Anh đào xa bụi biếc, chuông vàng reo chôn sâu, bệ ngọc hoa còn ít. Muôn hạt yến chi tặng tình xưa, sao tranh châu đùa người cũ! Múa quạt giọng ca trong, còn nhớ Phàn Cơ yểu điệu, mấy độ tương tư, đậu hồng đã hết, tơ biếc thôi vương..."
- Hay! Đây là khúc "Tam Châu Mị" của Vương Nghi Tôn. - Hoằng Lịch vỗ nhịp, nhận xét một cách tinh tế - Khúc này phổ nhạc hay, thật đáng gọi là giai điệu tuyệt trác.
- Tôi rốt cục chỉ là kẻ phàm phu, nghe cũng không hiểu nổi. - Lý Vệ cười, vừa nhấp một ngụm trà, vừa trông theo một người vũ nữ đu đưa, xoay tròn, như có ý lắc lắc đầu, lại than to rằng, - chịu thôi, chẳng có cách nào khác.
- Có cách đấy. - Phạm Thời Tiệp nháy nháy mắt cười với Hoằng Lịch, - Tứ da sẽ đứng ra làm chủ cho ngài. Thúy Nhi có không theo cũng phải theo.
Hoằng Lịch đang nghe say sưa, hốt hoảng hỏi:
- Có chuyện gì mà các ông nháy nhau vậy?
Mao Hiến cười nói trước:
- Đây là thiếp yêu của Lý Vệ, ban đầu là tuyển gánh hát, có một thiếu nữ tên là Đậu Quan, diễn kịch rất có duyên, Lý Vệ thu nạp làm nàng hầu trong phòng, nàng hầu này cũng rất ngưỡng mộ đại nhân. Đáng tiếc phu nhân lại là người phong lưu đài các nhưng cũng ghê gớm nên đến nay, nàng cũng chưa có vai vế gì. Chuyện này không phải chỉ cần một lời của Tứ da thì xong
- Thúy Nhi còn là cái hũ dấm sao? - Hoằng Lịch cười nói. - Không lo, lát nữa ta sẽ kể cho ông một câu chuyện tình.
Lý Vệ không bằng lòng, nhìn Lưu Thống Huân nghiêm mặt nói:
- Các ông không biết rồi, Thúy Nhi không phải là người đố kỵ. Thứ nhất là năm xưa thánh thượng đã có lời Lý Vệ lúc ấy cũng không đồng ý lấy vợ bé, hai là gân cốt tôi không còn khỏe nữa, phải gạt sang một bên thôi.
Trong khi mấy người nói cười lè nhè thì sân khấu đã chuyển sang phần tản khúc rồi.
"Đây là đóa hải đường mơn mởn xuân không nói, đây là hạnh hoa, yêu đào ẩn trong mây. Chốn tiêu dao, hoa xanh điểm phấn hồng, dẫn lối vào tổ phượng, tươi cười đón khách, vừa xứng tựa thân ngọc nặn Vương Tường, Tây Thi thơm lan còn gửi hơi ấm. Làm sao được bóng hồng báo lối, thì tôi đây, lòng lập công, chí phong hầu, lệ anh hùng đều hóa thành biển yêu..."
Lúc này lời ca uyển chuyển, âm thanh ngân nga, khách trong bàn tiệc nửa say vì rượu nửa say vì lắng nghe lời ca điệu nhạc, thật khiến lòng người muốn phiêu du cõi tiên. Hoằng Lịch không khỏi thán phục, ngợi khen:
- Hôm nay quả thực là được nghe, được nhìn thấy thêm một điều mới. Ta được nghe điệu Huy ở An Khánh và điệu Côn ở Giang Nam, thật đáng là những điều tuyệt diệu. Một vài gánh hát thôn dã phía bắc lời lẽ không nghe nổi. Ca từ của bài này đã được biên soạn rất hay.
Câu nói của Hoằng Lịch động đúng chỗ ngứa của Doãn Kế Thiện, Doãn Kế Thiện
- Đây là đại tác của Viên Tử Tài, - Rồi xoay người về phía Hoằng Lịch, thao thao bất tuyệt về điểm khác nhau, giống nhau về khúc của phương Nam, phương Bắc, về thanh, khí, vận, hình, cách, vị như thế nào. Lý Vệ ngồi chen vào giữa họ đã không hiểu cũng không hứng thú. Ông thấy Hoằng Lịch chăm chú lắng nghe thì đứng phắt dậy nói: "Các ngài cứ thoải mái" và lẳng lặng rút ra. Thấy sư gia Liêu Tương Vũ, người hầu về công văn sổ sách cho mình ngồi uống rượu ở một cái bàn cạnh cửa ra vào, liền đưa mắt ra hiệu rồi tự đi ra một mình. Liêu Tương Vũ hiểu ý, gật đầu với mọi người, bước theo Lý Vệ ra sân, hỏi:
- Thưa ông chủ, có việc ạ?
- Ừm! - Bóng Lý Vệ che lấp ánh sáng, không thấy rõ sắc mặt như thế nào, tiếng nói trầm đục. - Ngươi không uống rượu nữa. Hãy đến tiền viện điểm thân binh của ta, lập tức ra tay, bao vây lầu Diệu Hương, trai gái phạm tội, một kẻ cũng không để lọt. A, còn lầu Sướng Tâm, ngươi biết không?
Liêu Tương Vũ chau mày, nói:
- Lầu Sướng Tâm và lầu Diệu Hương chỉ cách nhau một con đường. Đại nhân, bọn Cam Phượng Trì có tất cả tám người, kẻ chỉ điểm nói chúng sẽ hội tề sau đó cùng đi Sơn Đông đấu võ. Hiện mới chỉ đến bốn tên. Thiết La Hán, Lã Tứ Nương, Diệu Thủ Không, Nhất Kiếm Đạo đều chưa tới. Ngay bốn tên này, hiện tại cũng khó dám chắc sẽ ở lầu Diệu Hương. Vừa mới quấy rối lại muốn gặp cơ hội thế này có thể sẽ khó.
Lý Vệ xì một hơi nói:
- Bà nội nó, không trông coi kỹ rồi. Đành đánh cỏ dọa rắn, bảo vệ được Tứ da bình an hồi Kinh vậy.
Liêu Tương Vũ sợ hãi đến mức toàn thân run rẩy, đăm đăm nhìn Lý Vệ không thất nổi một tiếng. Lý Vệ nghiến răng nói:
- Ở đây có sự phân biệt, lầu Diệu Hương phải tiêu diệt gọn, một kẻ cũng không để lọt lưới. Lầu Sướng Tâm thì lại đối xử khoan hồng, một người cũng không bắt.
Vì thấy mặt Liêu Tương Vũ hoang mang như lạc giữa năm dặm mây mù, Lý Vệ cười nói:
- Không cần hỏi, biết nhiều lại không bằng không biết, cứ làm như vậy là được!
- Dạ!
- Quay lại!
Lý Vệ vẫy tay gọi ông ta lại:
- Xong việc trở về, sẽ viết một bức thư gửi cho Điền chế đài Hà Nam ở phòng đóng dấu của ta, xin ông ta báo cho chế đài Lý Phất ở Trực Lệ, nói Tứ da bí mật về Kinh. Ta phụ trách an toàn trong khoảng Giang Tô, An Huy, trong khoảng cách mà hai người họ phụ trách, ta chỉ phụ trách một nửa. Lời lẽ cần nói vừa rõ ràng vừa lấp lửng, mềm dẻo mà cũng cứng cỏi. Việc này phải coi là phận sự của ngươi!
Thấy Liêu Tương Vũ vội vàng đi ra, Lý Vệ trở lại đại đường, đã đổi mặt tươi cười, vừa bước vào cửa đã
- Tứ da thưởng thức khúc Nam Kinh của chúng ta, mấy đào kép đã làm ta rất vẻ vang. Thưởng cho mỗi người mười lạng bạc! Nào, nào, chư vị mời rượu, có gì hay, lại hát cho mọi người nghe!
Hai hôm sau, Hoằng Lịch lặng lẽ khởi hành. Chàng giả trang một người buôn chè. Lưu Thống Huân hóa trang thành anh chàng quản lý sổ sách, thuê mười mấy con la, hai kiệu thồ, hai mươi mấy phu gánh lá chè. Đi la thì thồ dược liệu và đồ quí báu mà Hoằng Lịch mang về cho Ung Chính và hoàng hậu, còn có đồ mừng thọ của Doãn Kế Thiện cho thân mẫu; bọn hầu nữ Hòa Yên Hồng, Anh Anh của nhà họ ôn xếp ngồi kiệu, Hoằng Lịch tự cưỡi ngựa, bố trí bốn anh em nhà họ Hình lưng đeo bảo đao, cưỡi ngựa đi hộ tống. Đường đi từ Trừ Huyện, Định Viễn, Hoài Viễn, Mông Thành, da Dương, Hào Châu xuyên qua An Huy, trên đường cứ sớm đi, tối ngủ, tiến thẳng vào địa phận Hà Nam. Anh em họ Hình đã chịu nhục với bọn trộm cướp, lại nghe lời phó thác nghiêm khắc của Lý Vệ, nửa giờ không dám trễ nải. Suốt dọc đường cứ luân phiên nghỉ ngơi trên xe thồ, mỗi ngày mười hai tiếng không dám rời Hoằng Lịch gang tấc, đi liền bảy, tám ngày, vẫn bình an vô sự. Đợi đến Giá Thành, khi đại đội tân binh của nha môn tổng đốc Hà Nam đã sớm nhận lệnh Điền Văn Kính ở Lộc Ấp, lập tức lên đường hộ tống, Hình Kiến Nghiệp mới thở phào. Lúc này do quân trong nha tổng đốc hộ tống, không cần phải cải trang một lần nữa, Hoằng Lịch ngồi béng vào cái kiệu lớn có cái quai tay màu vàng tơ nhã ý chuẩn bị cho chàng. Ngày thì rầm rộ đi trên đường, đêm thì nghỉ ở quán trọ tiến thẳng tới phủ Khai Phong. Lại đi ba, bốn ngày mới tới Biện Kinh, Điền Văn Kính đã được báo trước, cầm đầu các quan văn võ thành Khai Phong ra ngoài hàng chục dặm đón, bầy rượu ở đình tiếp quan rửa bụi cho Hoằng Lịch, cung kính đưa vào trong trạm dừng chân bên chúa Tướng Quốc. Khỏi phải nói tới sự sắp xếp chu đáo như thế nào:
- Ông đã lo lắng quá!
Sau bữa sáng ngày thứ hai, Điền Văn Kính đến bái kiến, vừa ngồi xuống, Hoằng Lịch liền nói:
- Đường của đại quan ta đi, thiên hạ thanh bình, vùng đất bằng phẳng, người theo lại đông như vậy, còn sợ giặc cướp ta sao? Khi đi, ta đơn thương độc mã, không gây phiền hà cho quan lại địa phương các ông, sao ông lại nghe mồm mụ già độc địa Lý Vệ?
Điền Văn Kính gầy gò đến đáng thương, vai và lưng xem ra đã hơi gù, ngồi ở đó, có lúc phải chống tay bóp đầu, khi thở phải thở nhè nhẹ dường như không còn sức lực. Ông ho khan hai tiếng, nghiêng mình nói:
- Đúng là nhận được thư của Lý Vệ nhưng nô tài nghênh giá là phụng chỉ hành sự, chứ không phải vì nghe lời Lý Vệ. Lời lẽ của ông ta nghe thực nực cười. Qua địa phận Hà Nam của thần, sao ông ta còn phụ trách một nửa? Trách nhiệm chỉ bằng rễ cỏ ngọn rơm, thần cũng không để ông ta phải gánh vác. Tứ da nên tin rằng, thần trực tiếp tiễn Tứ da về Bắc Kinh, ngay Lý Phất, thần cũng không để ông ta phụ trách.
Hoằng Lịch nghe xong cười, dùng cái nắp bát gạt lớp trà nổi bên trên thong thả nói:
- Trị an Hà Nam, hoàng thượng đã nhiều lần khen ngợi, ta rất yên tâm. Có hai điều ta quan tâm, một là chính sách mới được thực hiện như thế nào, hai là muôn dân bình thường có thể an cư lạc nghiệp được không?
Điền Văn Kính đã chuẩn bị báo cáo từ lâu, nhân đ đem đại thể tình hình chính sách mới ra nói:
- Sau khi thuế bạc qui công, thần liền tra xét ba tri phủ, gây chấn động quan trường, đến nay, kẻ tham ô, thần dám chắc là không có. Đất đai Hà Nam đã đo đạc toàn bộ, nhà kẻ sĩ giấu đất đai, nộp thiếu tiền lương, thần dám chắc cũng không có. Chỉnh đốn, sửa trị các nha môn, bắt đầu từ nha môn tổng đốc của thần, thần đã cách chức năm, sáu sư gia, lại tra ra hai mươi mấy tân bình có liên quan tới việc kiện cáo mạng người, phần lớn đều đã phóng đi đày, còn xin lệnh vua chém bảy tên ở nha môn, sau đó đều chiểu theo đây mà xử. Vì thế, quan chức nhỏ có liên quan tới vụ kiện, thần không dám nói là không có, nhưng pháp hình nghiêm khắc như vậy, kẻ mà dám đem bản thân để áp dụng không nhiều. Chính sách mới xét đến cùng, chính là trị bọn quan lại tham ô, chăm lo cho đời sống của dân. Thưa Tứ da, Văn Kính này thân nhận ơn lớn của hoàng thượng ban, thần không dám một chút trễ nải.
- Ông gầy quá rồi. - Hoằng Lịch gật đầu than - đừng để ý tới những lời đồn đại bên ngoài, hoàng thượng biết ông, chúng ta cũng biết ông.
Trong lòng Điền Văn Kính bừng bừng, nước mắt lưng tròng, nhưng ông là người thâm trầm, chỉ thẫn thờ dùng khăn tay lau mắt, ho khản cả tiếng, rồi lại nói:
- Tấm lòng này của thần chỉ hoàng thượng thấu hiểu nhất, xin liều bỏ bộ xương già này để báo ơn, còn mặc kệ người khác nhìn thần, nói thần ra sao.
Hoằng Lịch cười nói:
- Chuyện này sao phải ủy mị vậy? Tuy hoàng thượng có chỉ bắt kiểm tra, nhưng kỳ thực trong lòng có suy nghĩ, chúng ta cũng đều thấu rõ cả! Xã tắc là của chung. Bậc đế thì không được vì riêng tư. Có người tố cáo, thì kiểm tra một chút, không thì sẽ càng cho thấy rõ ông là người chí công vô tư chứ sao? Ta hiểu tâm lý ông, sợ ta đem so sánh Hà Nam với Giang Nam, nói ông không bằng Lý Vệ. Ông không được mảy may nghĩ rằng vì Lý Vệ vốn là người cũ từ khi hoàng thượng còn ẩn mình mà trong lòng có sự thiên vị. Cái hay cái dở của ông ta, chúng ta không che đậy, và ông cũng như vậy. Ông biết Đới Đạc đấy, từng đến Phúc Kiến làm đạo đài, là môn nhân ra khỏi cung Ung Hòa sớm nhất, chỉ vì mượn ngân khố còn va chạm với người kiểm tra sổ sách, đã bị xuống chiếu dụ phái đi Hắc Long Giang. Việc Lý Vệ nhìn xa trông rộng, không câu nệ nhiệm vụ nhỏ nhặt, đó là cái hay của ông ta, ông chăm chỉ là cái hay của ông. Lấy cái hay mà bù cho cái dở, tự nhiên chính sách sẽ thông mà lòng người sẽ hòa hợp.
Hai người đang nói chuyện thì Lưu Thống Huân vén rèm vào bẩm báo:
- Bố chính sứ Hà Nam A Sơn Bố Mộng, án sát sứ Kha Anh, học chính Trương Hưng Nhân ở ngoài, còn có khâm sai tra án Du Hồng Đồ thị ngự cũng đến bái kiến vương gia.
- Cho vào cả đi! - Hoằng Lịch gật qua, lại cười nói với Điền Văn Kính, - Sổ khẩn hoang ông viết ta đã đọc xong, việc này đúng là không thể vội vã được. Lý Vệ mấy năm nay không khẩn hoang, giờ các việc sẽ rối như tơ vò, ông ta lại xuất chiêu mới vây bãi làm ruộng, đem bán đi, đáng trên ngàn lạng bạc đó!
Hoằng Lịch nhân đó đem chuyện Lý Vệ dâng bảo kế trước bữa tiệc ra nói. Thấy Lưu Thống Huân đã dẫn bốn viên quan vào, đều đang quỳ lạy ở sân liền cao giọng cười nói:
- Miễn lễ, vào cả đây ngồi nói chuyện nào!
A Sơn Bố Mộng, Kha Anh, Trương Hưng Nhân và Du Hồng Đồ hối nhau bước vào, nghiêng mình ngồi xuống chiếc ghế dài dựa bên cửa. Bọn hầu đã bưng trà dâng lên. Hoằng Lịch mỉm cười với bọn họ, gật gật đầu nói:
- Ta vừa từ Giang Nam đến, tình hình Hà Nam chưa rõ, nhưng cứ nói hết trước. Ta hiểu các ông có những băn khoăn, đây là việc thường. Bố chính sứ, án sát sứ không những phải nghe kiểm điểm mà còn phải thù ứng với các bộ trung ương, đều có cái khó của mình. Không phải là ta thắt nút mà là đến cởi nút. Nay các ông không chịu tranh cãi về chuyện này với ta, thì ta sẽ tống cổ các ông đi.
Chàng vừa nói câu này.xong, lập tức làm giãn hẳn bầu không khí căng thẳng trong phòng, Hoằng Lịch lại cười nói với Du Hồng Đồ:
- Ông chính là Du Hồng Đồ? Hay lắm, trong khi muôn ngựa đều im hơi mà dám hý dài, ông quả là một trang hảo hán.
Du Hồng Đồ bị kích động, mặt đỏ bừng, đứng lên lễ phép.
- Đó là Tứ da cho phép, chứ Hồng Đồ này đâu dám.
- Hà Nam đâu sánh được với Giang Nam. Lý Vệ là người tay áo dài khéo múa, tiền nhiều giỏi mua! - Điền Văn Kính thấy họ hàn huyên xong, liền nói tiếp suy nghĩ của mình. - Bãi hoang ở đây xấu hơn nhiều so với Giang Nam. Trong sông Hoàng trộn lẫn bùn cát, cát nặng đất nhẹ, vỡ đê như nhau, bờ cát lưu lại bên này, bên kia ứ đọng thành ruộng tốt. Năng suất lương thực cũng không so sánh nổi. Tứ da nói đê lũ của Lý Vệ đã hợp long, người hãy xem xem mấy trăm dặm đường sông từ Lạc Dương đến Thái Khang đều là đê bao đá tảng lỗi thôn làng đều có người chuyên quản. Thần cũng biết việc này hao tiền tốn sức, nhưng vì kế dài lâu, thì lúc này người Hà Nam phải chịu khổ một chút. Dù người ta nói Điền Văn Kính này lòng lang dạ sói, thần cũng chẳng để ý làm gì.
Hoằng Lịch dựa nghiêng người trên ghế, chỉ nghe không nói năng gì. Du Hồng Đồ bao nhiêu năm ở phủ nội các, mắt thấy Hoằng Lịch thời thơ ấu ngày ngày đến cung Dục Khánh nghe giảng, nhưng chưa từng có cơ hội tiếp cận. Thấy trên gương mặt Hoằng Lịch còn mang nét trẻ thơ, mà ánh mắt đã trở nên thâm trầm đăm chiêu, không khỏi thầm nghĩ: - Tam da lớn hơn người bảy tuổi mà sao không có được vẻ tôn nghiêm như vậy?
- Sổ khẩn hoang ắt Tứ da đã xem xét hết rồi. - Điền Văn Kính rất buồn rầu than rằng, - Văn Kính quả có chỗ sai về chính sách. Phải theo đường cong bố trí đâu ra đấy, chỗ cần khai khẩn thì đốc thúc thêm chặt chẽ, chỗ không cần khẩn thì nghĩ cách dồn thêm sức, nâng cao năng suất. Có một vài quan lại bên dưới mượn việc khẩn hoang bóc lột nhân dân, đẩy nông dân phải ra đi, thần cũng có tội sơ suất trong việc giám sát...
Hoằng Lịch đã xem bản tấu của mấy người từ lâu báo lên bộ Hộ về số mẫu khai báo khẩn hoang, Điền Văn Kính vì để khoe thành tích, không chịu thua kém, đốc thúc khai khẩn nhiều là sự thực. Thấy A Sơn Bố Mộng mấp máy môi muốn nói. Biết kẻ đê tiện Mãn Châu này hễ mở miệng là nói lời khó nghe nên chàng cười nói:
- Vì sự khó khăn của chính sách, chuyện này không phải nói nữa, ông không cần phải ra sức trách mình. Ta thấy chỗ đã khai khẩn được phải nghĩ cách tăng thêm độ phì nhiêu của đất, giữ ổn định. Có chỗ đáng duy trì thì không bỏ, đem khẩn hoang trồng cấy trên đất hiện có. Nông dân bỏ đi sẽ quay về phải sống yên ổn. Triều đình trợ cấp một số tiền tu sửa nông cụ, điều lương ống, cấp phát cho họ không lấy lãi, lao dịch quá nặng, người ta sẽ bỏ đi, cũng không chỉ đơn thuần là đói.
Hoằng Lịch biết mấy người này bới móc lẫn nhau, tâm khẩu bất đồng. Chàng đến Hà Nam, chỉ vì hai ba lần nghe dụ của Ung Chính, muốn hòa hợp với nha môn tam ty Hà Nam một lòng, một dạ, không cần gây phân tranh. Chỉ muốn tâm sự, hòa giải xong từng chuyện, không ngờ mấy câu phê bình mang tính khích lệ lại kích thích dũng khí của A Sơn Bố Mộng. Ông ta ho nhẹ một tiếng, hắng giọng rồi nói:
- Lời nói của Tứ da thật là thấu suốt. Bên này, chúng thần báo khẩn hoang, mở mang được nhiều đất, lại bố trí được yên ổn cho nhiều người, triều đình, bộ Hộ khen ngợi, chuẩn bị thu thêm tiền lương. Bốn tỉnh Tứ Xuyên, Hồ Quảng, An Huy, Giang Nam bên kia kêu khổ tới trời, bảo chúng thần lợi đụng lòng thương cướp công nịnh hót!
Ông ta vừa buông lời, Kha Anh lập tức mượn gió bẻ măng nói:
- Lão gia Mộng Hán Anh ở Tín Dương, ba lần thân chinh đi Chuẩn Cát Nhĩ với Thánh tổ, một thế gia được phong bá tước, chỉ để lại thiếu phu nhân và hai cháu với một trăm khoảnh đất vốn là cuộc sống yên ổn bấy lâu. Vậy mà lại đo đạc đất, quan thân đều làm sai dịch, hương thôn hỗn tạp, trong phủ vừa ăn vừa ở, kiểm tra sổ sách, đo lường, các tá điền nhân cơ hội quỵt nợ, chống chủ ruộng nên không đầy nửa tháng, nhà tan cửa nát, người phiêu dạt, Mộng phu nhân mang hai con rời phủ ra đi. Trên đường lại gặp cướp, cuối cùng phải xin ăn đến Giang Tây, tìm Dương Vân Bằng, anh em kết nghĩa với lão tướng quân tất cả đều ôm đầu kêu khóc. Dương Vân Bằng làm tướng quân ở Giang Tây, đã xuất ra ba vạn bạc thu xếp yên ổn cho mẹ con họ. Chuyện này gây kinh động, bộ Lễ liền xuống công văn lệnh cho Phiên ty đi đón mấy lần nhưng đều không được. Mộng phu nhân thềiễn không trở lại Hà Nam!
Điền Văn Kính cười lạnh lẽo, nói:
- Đó là "đức chính" của Hoàng Chấn Quốc, muốn đổ lên đầu tôi sao? Các ông chẳng phải bạn bè sống chết có nhau sao? Ông ta bảo ông, nhà họ Mộng lụn bại như thế nào?
Trương Hưng Nhân vốn ngồi im, định nếu không hỏi đến thì không mở miệng, đến lúc này cũng không chịu nổi, nói:
- Việc này chưa xong. Tứ da ắt biết án tự sát của Bùi Vương Thị nhà Bùi Hiểu Dị ở Đặng Châu. Vốn dĩ, việc nộp lương phu dịch làm quan thân, các sĩ tử đã sôi sục tinh thần, hai vụ án này đâu phải chỉ đổ thêm dầu vào lửa. Năm nay gần đến kỳ thi Hương, đã có người ôm tư tưởng bỏ thi...
- Ai dám ngầm bỏ thi? - Điền Văn Kính vẫn nhẫn nhục không dám ra tay trước mặt Hoằng Lịch, mặt đỏ lên vì nén giận, hơi thở dồn dập nhưng nghe đến đây thì không kiềm chế nổi nữa, cười gằn nói: - Việc này sẽ đổ lên đầu lão huynh. Tra ra thủ phạm sẽ lập tức xóa tên. Có kẻ lại dám xúi bẩy bãi thi, nha môn niết ty phải bắt hắn, xử nghiêm không tha! Chính vì các vị lão huynh mới nói, Văn Kính cũng không dám bỏ qua. "cướp công nịnh hót" cái gì? Lại "sôi sục tinh thần" cái gì? Có nỗi đau khổ của một số người chỉ liên quan tới thân hào sĩ phu!
Trương Hưng Nhân mặt tái nhợt, cười nhạt một tiếng rồi nói:
- Ông còn e trí thức sa ngã chưa đủ sao? Tam da mấy lần gửi thư đến, ra chỉ dụ phải vỗ yên kẻ sĩ, không thể coi nhẹ sự giày xéo này. Vậy thì tôi nghe Chế Đài hay nghe Tam da đây?
Điền Văn Kính nói:
- Ông phụng chỉ trên, tôi còn phụng thánh chỉ cơ! Lão huynh không chịu làm, Văn Kính đâu sợ xấu thanh danh, tổng đốc này chỉ sợ phải lẩn quẩn tranh việc kẻ khác mà cũng không biết.
A Sơn Bố Mộng lạnh lùng chêm lời:
- Phiên Lý cũng có bao nhiêu việc khó mà lo liệu, hầu hạ không nổi Vương An Thạch ông đây!
- Ông có thể dâng biểu lên hoàng thượng từ chức đi.
- Kẻ sĩ vì chính sách tàn khốc của ông mà bãi khoá, lẽ nào ông lại xứng với chức tổng đốc?
- Ông là kẻ thiển cận, một cái lá cũng đủ che tầm mắt!
- Ông thì là "Thái San" chắc? - Kha Anh ngay lập tức diễu cợt lại, - chúng tôi đã nhường hết khắp nơi đã giúp ông làm bao nhiêu việc trái lương tâm rồi! Đem những kẻ học trò Khổng Mạnh này giáng ngục chắc? Chính sách mới nhân từ làm sao!
Hoằng Lịch đập bàn một cái, đứng phắt lên, mày dựng ngược, nhìn mọi người dữ tợn, nhưng lại đành vẫy tay nói:
- Ta vừa mới xuống xe, rất mệt. Các ông hãy lui ra đi.
- Chát!
Mấy người đứng lên, gườm gườm nhìn nhau, rồi mỗi người đều tự quỳ, cáo từ đi ra.

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI