HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT
Chim xa đã hết, cung tốt gác bỏ
Thư sinh giỏi đoán, thân thế vẹn toàn

    
heo lệ đưa tang, để tang đối với hoàng thái hậu của Khang Hy thì thiên tử để tang lấy ngày thay cho tháng, sau hai mươi bảy ngày thì mãn hạn,1; Ung Chính là người đại diện hết để tang cha. Trong 27 ngày, để đề phòng tai họa sinh biến từ bên trong, ba người Trương Đình Ngọc, Long Khoa Đa, Dận Tường thay nhau trực suốt đêm ngày, tối thúc tổng đốc tuần phủ các tỉnh viết biểu, điếu tang, nghiêm lệnh cho các quan địa phương các tỉnh Cam Túc, Thiểm Tây, Hà Nam (tỉnh Dự), Sơn Tây (tỉnh Tấn), Hà Bắc (tỉnh Kí) phải kịp thời báo cáo tình hình hộ tống đại tướng quân Doãn Đề vào Kinh. Doãn Chỉ, Doãn Tự, Doãn Đường, Doãn Ngã ở Bắc Kinh thì theo tân hoàng đế túc trực bên linh cữu, không được xa rời đại nội. Ngay cả việc đi vào nhà vệ sinh, đi ngủ cũng đều có thái giám giám hộ. Những người này trong lòng vẫn cứ oán hận vô cùng, không biết làm sao được, chân tay bị bó chặt, đừng nói gì đến thương lượng, dù chỉ đưa một ánh mắt, nói một câu hàn huyên đều có bao nhiêu con mắt trừng trừng nhìn vào, đâu có được nửa phần tự do? Trong lòng luôn luôn kêu khổ nhưng họ đành chịu đựng để chờ cơ hội.
Doãn Đề trong quân đội nhận được giấy báo tang cha, trước kia muốn đưa quân ngay về Kinh, nhưng trong thành phố Bắc Kinh không những Doãn Tự v.v... dù là bộ hạ, môn khách của mình hay là đại thần tâm phúc, đừng nói đến một mảnh giấy phong thư, ngay cả một câu nói cũng không được tùy tiện đưa đi. Tình hình kinh sư tối mò như hũ nút, như vậy thì làm sao có được quyết sách, trong kho quân lương chỉ còn lương thực ăn trong sáu ngày, gửi công văn cho Niên Canh Nghiêu, Niên Canh Nghiêu lại đẩy cho Lý Vệ, Lý Vệ đưa đến giấy bẩm báo, nói là:
- Trong quân đội chỉ nếu có một ngày đứt lương thực, xin Thập tứ đa cứ xử trảm nô tài theo quân pháp. Đến nay trời xuống tuyết lớn, lương thực chỉ có thể từng ngày cung cấp lên trên, nếu muốn tích trữ lương thực, cũng xin Thập tứ da giết nô tài đi, chọn người khác sáng suốt hơn.
Quân đội hễ hành động,iều cần là núi tiền, núi bạc, núi gạo, núi mì, đến nay tình hình không rõ, xuất quân ra không có cớ, lại không có tồn trữ lương thực, hành quân trong tuyết lớn kéo dài ngày này, chưa ra đến Đồng Quân thì quân lính đã chết đói cả, sao lại dám hành động thiếu suy nghĩ? Tổng đốc Cam Túc, Thiểm Tây, nha môn tuần phủ Cam Tiêu hai ba ngày lại đến bái kiến, thúc hỏi thời gian hành quân của Doãn Đề, khiến chàng lúng túng. Qua mấy ngày như vậy Doãn Đề đành phải tuân chỉ, đã mang đi mười người khởi hành, dự tính đến Kinh gặp Doãn Tự để thương lượng. Từ đó đến nay đã kéo dài thời gian, cộng thêm tuyết lớn đường trơn, lúc đến Bắc Kinh, đã là mồng 2 tháng Mười hai rồi, sớm đã có một đám đông tư quan của bộ Lễ đón tiếp và dẫn đi thẳng vào đại nội, Đảng Phùng Ân tất nhiên cũng ở trong đó, nhưng cũng không biết xoay sở cách nào, người nhiều phức tạp, hai người dù có ngàn ngôn vạn ngữ, cũng chỉ có thể đưa ánh mắt ra hiệu mà thôi. Đương lúc này, Doãn Đề cũng không thể làm chủ bản thân mình được, nên đành phải đưa thẻ ở cửa Tây Hoa.
- Thập tứ da! - Không đầy một khắc, thái giám của sáu cung là Lý Đức Toàn ra đón. Sau khi đã thỉnh an, Lý nói: - Hôm nay là lễ hết tang, Vạn tuế da vừa mới nhắc đến ngài, nói đường đi xấu, sợ về không kịp.
Doãn Đề ngỡ ngàng rồi lạnh lùng nói:
- Vạn tuế nào? Là Tứ a-ca phải không? Đại lễ đăng quang vẫn chưa tổ chức, đã gọi là Vạn tuế sao? Thật là người lanh lợi, may mà còn nhớ đến ta!
Lý Đức Toàn không dám lên tiếng, chỉ lặng lẽ dẫn Doãn Đề đi vào bên trong, đến thẳng cửa Thái Hòa, cách cung Càn Thanh không xa. Lý Đức Toàn chắc chắn là sợ ông ta đi vào nói bậy bạ, sẽ liên lụy đến mình, đứng lại nói rằng:
- Thập tứ da, nô tài chịu ân của ngài, lúc này không thể không báo tin cho ngài biết. Đại cục tình hình ở kinh sư đã ổn định. So với lúc Thập tứ da rời Kinh thì rất không giống nhau. Qua mấy ngày ngài ở kinh đô sẽ hiểu rõ. Đương kim chúa thượng không bì được với tiên đế, rất là kỹ tính, Thập tứ da có tâm tư gì, về sau từ từ nói với Vạn tuế da, tình anh em ruột tất không thể xa rời nhau, mà cũng không thể bỏ mặc nhau được!
Doãn Đề biết được cái tâm ý của Lý Đức Toàn, chàng đón lấy làn gió lạnh thấu xương, buồn bã ngắm nhìn từng cung điện đang bị tuyết phủ và đường phố quét dọn sạch sẽ, chỉ gật gật đầu, đi theo Lý Đức Toàn qua cửa Càn Thanh tiến đến cung Càn Thanh. Nhưng thấy 64 ngọn đèn lồng treo ở hành lang, các cửa sơn màu đỏ, tường, cột, cửa sổ của 9 điện lớn của cung Càn Thanh đều được dùng giấy trắng dán kín, bức trướng bằng giấy phướn linh thiêng trên dưới bậc thềm đỏ, đang phất phơ theo làn gió buồn thảm. Trên điện lớn, trước quan tài bằng gỗ nam sơn vàng đặt chính giữa khảm thờ có màn che màu trắng, đặt bài vị thờ Khang Hy, bên trên viết:
Hợp thiên hoằng vận, văn vũ duệ triết, cung kiêm khoan dụ, hiền kính thành tín, công đức Đại thánh nhân hoàng đế Ái-tân-giác-la, Huyền Hoa chi vị. 1
Hai bên, nam chiêu nữ mục 2, bên đông đứng đầu là Dận Chân, lần lượt quỳ là 16 hoàng tử: Doãn Chỉ, Doãn Thì, Doãn Tộ, Doãn Tả, Doãn Tự, Doãn Đường, Doãn Ngã, Doãn Đào, Doãn Tường, Doãn Ngu, Doãn Lộc, Doãn Lê, Doãn Kỳ, Doãn Y..., bên tây lại là Ung thân vương phúc tấn đứng đầu, bên dưới mới là các phi tần của Khang Hy, đứng đầu là Huệ phi Na Lan thị, Nã Giai thị, Quách Lạc La thị, Đức Giai thị, Đái Giai thị... tất cả chịu ân của Khang Hy đều dựa vào cấp bậc mà quỳ, thành một vùng trắng toát, giống như vừa mới tổ chức phát tang không lâu, vẫn còn những tiếng khóc nức nở và thút thít khắp cả cung điện. Lý Đức Toàn vội tiến lên một bước nói rằng:
- Thưa Vạn tuế da, đại tướng quân vương, Doãn Đề đã về kịp rồi!
Doãn Đề đi trong một thế giới toàn màu trắng này, vốn là hoảng hốt mê hoặc xa rời, rất giống như là nằm mơ, tiếng nói đó đã thức tỉnh ông ta, mới biết việc đời thay đổi, cảnh vật vẫn như cũ nhưng sự việc của con người thì đã không phải, ngay cả cái tên của mình cũng đã thay đổi. Dường như bị điện giật, toàn thân ông ta run lên, và tỉnh trở lại. Bỗng nhiên trong lồng ngực có một cái gì tựa như hơi, tựa như máu, vừa tanh, lại vừa nóng trào lên, nước mắt đã chảy ra, ông ta kêu lên một tiếng dài đi vào quỳ xuống, không quan tâm gì đến những việc tính toán của mọi người, nằm xuống nền gạch băng giá, hai tay bám chặt xuống đất. Người vật vã một cách đau khổ, tiếng khóc khàn khàn thê thảm làm kinh động lòng người khắp cung điện:
- A-ma ơi, người đi rồi,... con khổ... khổ lắm! Người tại sao... không đợi đợi con... đợi con... để trông thấy người... Người rất hận... con rất hối... trước kia đánh được Sa-la... Con muốn trở về... gặp người... Người vì sao không chịu...?
- Phát ta> Trương Đình Ngọc đang nghe cái ý chưa nói hết trong lời nói của Doãn Đề, ông sợ hoàng tử này nói ra những lời khó nghe, vội ở bên cạnh hét một tiếng to.
Thế là mọi người gào khóc thảm thương, đám đông người này không bì được với Doãn Đề, họ đã khóc mệt lả người nên họ chỉ gào khan, mà không có nước mắt. Có người che mặt giả khóc, có người gẩy khe gạch rên hư hư, có người kéo dài nước dãi ra muốn nói những điều tâm sự, đợi tiếng khóc đã hạ xuống lại cất lên hai tiếng..., cũng không át nổi tiếng khóc của Doãn Đề.
- Thập tứ đệ! - Hồi lâu sau khi phát tang xong, Dận Chân mới đứng dậy, do Hình Niên dìu đến trước mặt Doãn Đề, ông thở dài rồi nói: - Đường sá xa xôi như thế, đi lại gian nan vất vả, nay em về đây kịp rồi, linh hồn của tiên đế ở trên trời, chắc chắn sẽ khen em là người con có hiếu. Nhưng hôm nay là ngày đoạn trở tang rồi, có một số việc lớn cẩn phải bàn khẩn cấp. Em hãy bớt buồn. Trẫm còn có một số điều gan ruột muốn nói với tất cả anh em ta.
Ông nghẹn nấc rồi gọi Trương Đình Ngọc, bảo:
- Tất cả các nữ trong quyến thuộc, các quan trong ngoài đều lui ra. Khanh đi truyền chỉ cho Ô Tư Đạo của phủ ta, ta cần về nhà để gặp mọi người, sau đó sẽ chuyển đến ở điện Dưỡng Tâm. Các việc quân quốc trọng sự hãy để đấy, giải quyết sau!
Trương Đình Ngọc vâng lời rồi đi ra, tất cả các hoàng tử đang quỳ đứng cả dậy, ngơ ngác nhìn Dận Chân không biết ông ta có điều gì cần nói. Dận Chân vẻ mặt buồn rầu, một tháng nay chưa cạo đầu tóc trên trán đài hơn một tấc, trông rất tiều tụy ông ta mặt trắng bệch đi đi lại lại hồi lâu với giọng trầm nặng nói rằng:
-.. đều đứng cả lên đi, hôm nay ta nói chuyện với nhau chỉ với tình cảm anh em, không phải với quan hệ vua tôi... - ông ta ngẩng mặt lên, thở một hơi, thong thả nói rằng: - Ngôi vua này truyền cho ta, ta cũng không ngờ tới. Không những ta mà cả các anh em, văn võ khắp triều đình, nghĩ tới sự việc diễn biến như ngày hôm nay, có lẽ cũng không ai đoán định nổi.
Ông ta mở đầu mấy câu này, chẳng có đầu cũng chẳng có đuôi, như ta như thán, mọi người đều không biết là ý tứ gì, đều mở to hai mắt nhìn.
- Từ xưa hoàng đế không có ai trường thọ, do rất nhiều lý lẽ. - Dận Chân sắc mặt càng trắng bệch. - Có người hưởng phúc rất nhiều, ngọc lụa con cái sẽ sinh sôi, đam mê ca múa săn bắn, đã làm hư cả người. Có người vọng tưởng trường sinh, cho rằng uống thuốc sẽ không chết được, nên đã chín lần luyện đan, trái lại làm hại cả tính mạng mình. Cho nên tính từ đức Thái tổ hoàng đế, hoàng đế sống quá 70 tuổi là đại thọ, tính đi tính lại chỉ có ba vị. Vâng... chúng ta đều thấy được tình hình sức khỏe của phụ hoàng như thế nào? Người suốt đời không ham tửu sắc, không thích của cải gấm vóc, không luyện đan dược, tại sao cũng chỉ sống được 69 tuổi? Sự việc này, ta nghĩ đi nghĩ lại, thấy quyết định bởi gia mệnh 3 Ái-tân-giác-la của chúng ta.
Dận Chân thong thả đi, cũng không nhìn mọi người, chỉ để ý đến việc nói những lời dịu dàng
- Chu Nguyên Chương 4 đã nói, từ xưa vận số của người Hồ không bao giờ tới được một trăm năm. Nghĩ kỹ từ khi Ngũ Hồ loạn Hoa cho đến triều Nguyên, tình hình đúng là như thế, người Mân chúng ta chỉ có 1.100.000 người, vào làm chủ ở Trung Nguyên, nếu sớm lo chiều nghĩ, lúc nào cũng cảnh giác như giẫm trên băng mỏng thì khác nào như rắc một nắm hồ tiêu vào trong Thái hồ, cuối cùng sẽ không thể biến thành canh hồ tiêu! Chúng ta gian khổ biết bao. Phải cố gắng cẩn thận nghiêm túc một chút, dậy sớm từ năm canh, nửa đêm thắp đèn cho sáng, cần cù giải quyết mọi công việc triều chính, còn có biết bao nhiêu là thiếu sót, khó được chu toàn! Theo ta xem xét thì Thánh tổ ta vì trăm họ trong thiên hạ, và vì sự thống ngự Hoa Hạ mà phải dốc hết tâm huyết, làm việc mệt nhọc! Cho nên làm hoàng đế là một việc làm vất vả người Mãn chúng ta làm hoàng thượng lại càng thật là việc làm cực khổ! - Dận Chân liếc mắt nhìn các anh em, im lặng một lát. - Nói về tài học, ta không bằng Tam ca, nói về trung hậu, ta không sánh nổi Ngũ đệ; nói về nhận thức thì Bát đệ là tốt nhất; chịu khó chịu khổ phải nói là Thập tam đệ; nói về hành quân bày trận thì ta không bằng Thập tứ đệ. Vì thế chọn chính ta vào ngôi kế tục đại thống, làm việc cực khổ này, không những đó là việc ta không ngờ tới mà thật ra, ta cũng không muốn làm. Ở đây chỉ có anh em mà không có một người ngoài nào. Trong các anh em ta ai bảo những điều ta nói là không đúng hoặc ai muốn làm hoàng đế thì hôm nay cứ nói ra trước mặt mọi người, ta sẽ nhường ngôi cho người ấy!
Ông ta nói thao thao bất tuyệt, giống như là giãi bày tâm sự, lại giống như là khuyên bảo. Trong lời lẽ đã không thiếu sự thành khẩn, lại mang theo một loại uy lực trấn áp rất lớn. Các anh em đều bị những lời nói đó làm cho trố mắt thần kinh hóa dại, mắt thấy Doãn Tường nhìn ch vào mọi người như hổ nhìn, bên ngoài Lưu Thiết Thành, Trương Ngũ Ca, là những thị vệ đang đứng nghiêm cầm kiếm trợn mắt nhìn, như vậy thì ai còn dám nói gì nữa?
- Các anh em ta không ai muốn làm hoàng đế thì ta phải cố gắng làm vậy. - Dận Chân chau mày nói: - Vì nghiệp lớn của tổ tông, ta nhất định phải thức khuya dậy sớm, chăm chỉ làm việc để khỏi phụ lòng tiên đế đã ủy thác cho ta trọng trách. Ta tuy tính cách nghiêm túc, nhưng không nghiêm ngặt đố kị, phái tha thứ cho người, ta cũng có thể tha. Chỉ cần không có tâm địa xấu, làm khó cho ta, không có tâm địa bất chấp tất cả, muốn thế này, muốn thế kia là được. Về nhiệm vụ chính trị, ta còn thiếu sót, ta muốn các anh em ta vẫn như trước, chỉ cần nhắc nhở ta, phụ tá cho ta, không những ta biết ơn và cảm kích, dù a-ma ở dưới chín suối thấy anh em chúng ta hòa thuận, cùng chung trị thiên hạ, người nhất định cũng vui...
Nói rồi rút khăn tay ra lau nước mắt. Doãn Tường thấy ông ta như vậy, dẫn đầu đứng lên và quỳ xuống, khóc rằng:
- Hoàng thượng trọng cái tình cảm anh em, đối xử chân thành, dù là người bằng đá cũng cảm hóa được! Nay sự phân chia vua tôi đã được xác định, chúng ta nhất định phải tuân theo thánh huấn của hoàng thượng, làm hết cái đạo bầy tôi, cai trị tốt thiên hạ, để báo đáp long ân của tiên đế và Vạn tuế da!
Doãn Tường quỳ xuống như thế, Thập thất a-ca cũng quỳ theo. Mọi người tự nhiên không ngồi yên được đều nằm phục xuống và xưng thần, hô to:
- Vạn tuế!
- Vậy thì chúng ta hã như thế! - Dận Chân hai tay vịn vào một cái ghế nói rằng: - Các anh em về trước đi, lo liệu việc nhà xong, sau đó kể từ ngày mai, làm việc theo thường lệ. Trẫm đã hạ chỉ ân xá cho thiên hạ. Người của phòng Thượng thư ít, muốn điều Mã Tề, Triệu Thân Kiều đến làm việc. Hôm nay quan tâm đến anh em một tí. Trước hết, ta cần phải mở ân khoa để chọn lấy kẻ sĩ, sau đó cần đúc tiền Ung Chính, đó đều là những việc thông thường; ngoài ra còn có một việc, các anh em nợ quốc khố, nếu có thể trả thì trả cho sơm sớm; nếu trả không nổi thì có thể có sớ mật trình lên trên, trẫm không thể vì chuyện riêng mà bỏ việc công, cho nên sợ phải có điểm xử lý nho nhỏ, nhưng giảm miễn nợ chưa trả, cũng là cái nghĩa cần có khi giải quyết việc này.
Doãn Tường ở lại một mình, lại nói một lúc với Dận Chân mới từ biệt ra về, thấy Long Khoa Đa dẫn mười mấy thái giám đều ôm một chồng văn bản cao đang đi vào điện Dưỡng Tâm, liền đứng lại, cười nói rằng:
- Lão Long, cái này bận phải không?
Long Khoa Đa chào rồi cười nói:
- Cái thứ này đều là thứ mà ông chủ cần. Tối nay phải sao chép cho mười ba nhà quan trong Kinh, tôi đề phòng họ di chuyển tài sản, đồng thời vừa mới bố trí việc tuần phòng nha môn, bao vây nhà cửa của họ. Ông chủ nói, nếu có việc thì trực tiếp xin chỉ thị Thập tam da, vậy tôi đến đâu để tìm Thập tam da? Đến tôn phủ hay là đến phòng Thượng thư?
Doãn Tường chỉ cười nói rằng:
- Vạn tuế da đã đưa cho ta bản danh sách các quan chức c sao chép rồi. Ta không ở cung Ung Hòa, mà sẽ ở lại đây. Kỳ thực ông cũng không cần phải thỉnh thị ta làm gì, nhận chỉ mà làm việc đi! - Nói xong, Doãn Tường đi luôn.
Doãn Tường hứng khởi bừng bừng xuống ngựa ở cung Ung Hòa, đi vào sân lớn đã bê đi hết các thứ để tìm Ô Tư Đạo, đến trước Phong Vãn đình, lúc lấy đồng hồ ra xem, đã chỉ đúng giờ Dậu, trời đã sâm sẩm tối. Vì thấy Ô Tư Đạo đang lặng lẽ chỉnh lý các thư tịch, một chân bước vào cửa, cười nói:
- Ta đến nói tin vui với tiên sinh đây, những công việc này bảo các người bề dưới làm, tiên sinh bận cái gì?
Ô Tư Đạo dưới ánh sáng của ngọn nến lắc lư ngoảnh đầu lại, nhường chỗ ngồi và nói rằng:
- Vạn tuế da đã truyền chỉ, tối nay về, bọn nô tài đều đi chuẩn bị tiệc rượu rồi, không nghĩ là Thập tam da lại đến sớm như vậy. Ông nói báo tin vui tôi làm gì có tin vui?
- Đảng Phụng Ân tối nay sẽ bị tịch thu gia sản. - Doãn Tường khì khì cười: - Đại trượng phu trả ân báo oán, là việc vui thứ nhất, đó không phải là vui sao? Yên tâm đi! Ngày mai ta nói lão Long một tiếng, cái đồ dâm tiện ấy gọi là cô gì nhỉ? Nhà họ Hợp, dù là tốt, là tiện, ta đều đưa đến làm nô tài cho ông!
Ô Tư Đạo không nói gì, ôm lấy cái lò sưởi xách tay, chỉ say sưa, hồi lâu mới nói:
- Vạn tuế da lên ngôi, bắt đầu đã nổi cơn lôi đình, nẩy sinh ra cái mới về chính trị, ch chỉnh công việc tài chính, đó đúng là vui. Người khác tối nay khóc, tôi cũng không thể nói là vui.
Doãn Tường ha ha cười:
- Tiên sinh thật là lo cái lo trước cho thiên hạ! Ta nói cho ông biết, hôm nay tại điện Dưỡng Tâm đích thân Vạn tuế da nói với ta, tiên sinh có cái tài giúp tướng, chỉ ngại là không có chức phận, cho nên mở ân khoa, đặc biệt tuyển chọn tiên sinh vào Hàn lâm hầu hạ đọc sách, sau đó chuyển lên phòng Thượng thư, tuyên bố bái tướng, còn có cái gì vui hơn cái đó nào?
Ô Tư Đạo tinh thần hầu như có chút ngây ra, cười nói một cách cổ quái rằng:
- Cứ cho là đúng đi. Thập tam da tối nay vui vẻ đến báo tin vui cho tôi, có lẽ ông có việc vui mừng mới là thật. Nói ra, để tôi cũng vui mừng, vui mừng!
- Đều vui - Doãn Tường không giấu được tinh thần đắc ý, dựa vào đằng sau, vươn vai một cái - Kỳ thực đã biết lâu rồi. Vạn tuế da nói ngày Nguyên đán sẽ tấn phong ta là thân vương, thay nhau cha truyền con nối! Vương hay không vương không cần nói, cái "thay nhau cha truyền con nối" việc này thật khó có!
Ô Tư Đạo hai con mắt dưới ánh đèn sáng lên long lanh, lặng lẽ cười, nói rằng:
- Thiết mạo vương 5 con cháu đời đời nối dõi. Hay a! Thêm cả ông đã tăng thêm tổng cộng là 9 vị. Tối nay ông làm sao mà úp m như thế?
Ô Tư Đạo thò tay ra đẩy cái cốc trà cho Doãn Tường, thở dài không nói gì. Thấy Doãn Tường vẻ mặt kinh ngạc, gượng cười nói:
- Thập tam da, tôi và ông quen nhau đã 15 năm rồi, tính tình hồn nhiên, trọng nghĩa hào hiệp, tôi rất bái phục ông vì mọi việc ông làm đều vì người khác. Hôm nay có câu nói, nói ra có lẽ tôi phải rơi đầu xuống đất, không biết nên nói hay không nên nói?
Doãn Tường bị thần sắc của ông ta làm cho kinh ngạc, trong tay cầm cốc trà đã nguội, nhìn chăm chăm vào Ô Tư Đạo.
- Với chức vị Thiết mạo vương, ông cần chối từ mới có thể bảo đảm được một đời bình an cho ông! - Ô Tư Đạo dường như không chịu được lạnh, ôm chặt lấy cái lò sưởi xách tay bằng đồng, giọng nói khàn khàn hạ xuống: - Tứ da giọng nói như con sói mắt như con lang, nhìn như con diều hâu, nghe như con vượn, nhưng là một đời ông chủ mạnh mẽ dữ tợn...
- Ông không phải nói là ông ta như rồng bay hổ bước...
- Đúng, đó là câu nói thời nay, ông ấy không có lòng tin. - Ô Tư Đạo nói giọng điệu lạnh lùng làm cho người ta phát run lên. - ông chưa thấy hết tình đời. Giao thiệp với những người bình thường, cùng hưởng niềm vui thì dễ, cùng chịu hoạn nạn thì khó. Giao thiệp với thiên tử, cùng chịu hoạn nạn thì dễ, cùng hưởng niềm vui thì khó.
- Ta không tin! Hôm nay Tứ ca còn nói, quyết không làm cái việc chim hết thì cất cung tên đ
Ô Tư Đạo cười nhạt nói:
- Ngày mai lời nói của tôi sẽ được nghiệm chứng. Chu Dụng Thành, Mạc Hương, Mạc Vũ, Tính Âm và mười mấy người bộ phận bảo vệ là những người tâm phúc nhất, chuyên nhất làm những công việc bí mật cho Tứ da, có lẽ phải...
Doãn Tường bỗng nhiên rùng mình kinh hãi, sắc mặt thay đổi trắng như tờ giấy, động đậy môi một cái, ngay một chữ cũng không nói ra, hai người trao đổi ánh mắt với nhau dưới ánh đèn, chỉ nghe thấy ngoài sân có một trận gió thổi giống như cánh chim vỗ phành phạch trong rừng cây, tiếp theo là tiếng kêu rất buồn bã của con chim diều hâu, nó kêu đến nỗi làm cho Doãn Tường nổi cả da gà lên. Đêm đông lạnh giá như vậy, khắp nơi đều là băng rắn và tuyết đọng. Cung Ung Hòa riêng tọa lạc ở ngoại ô Bắc Kinh, bốn bề không dựa vào đâu toàn là đồng ruộng mênh mông, tất cả gia quyến của Dận Chân đều dọn cả vào trong cung, chỉ để lại người của thư phòng trước kia và hòa thượng thuộc hạ. Một khi họ đã giết người để diệt khẩu, thật đúng là như cắt cỏ, không nghe thấy tiếng gì hết! Doãn Tường hít thở một hơi, trong chốc lát, ông ta nẩy ra một ý nghĩ, muốn cướp cửa chạy trốn!
- Thập tam da, ông không cần phải sợ hãi, chỉ cần ông thu lại mũi nhọn (ý là đừng để lộ tài năng), Vạn tuế da không muốn ông như thế, - Ô Tư Đạo gạt cái ruột cây sáp đi, trong nhà sáng lên một chút. - Tôi chỉ xin ông một việc không nên nói cái lời của tôi cho người khác biết. Kinh Dịch có nói: Vua không bí mật thì mất nước, bề tôi không bí mật thì thân vong, không cần phải lo lắng cho tôi, tôi đã có cái đạo trời bảo toàn cho mình.
- Vậy còn bọn Khảm Nhi thì sao?
Ô Tư Đạo nhắm mắt lại, thở dài:
- Chúng biết những điều không nên biết quá nhiều...
Đang muốn nói tiếp thì nghe thấy tiếng chân từ xa đi tới. Chu Dụng Thành xông ngay vào, hoa tay giẫm chân cười nói rằng:
- Thời tiết tốt, lạnh chết đi được! Bên Văn Giác chuẩn bị đủ rồi chứ? Ông chủ về rồi!
Nói vừa dứt lời Dận Chân đã mang theo mười mấy thái giám, thấy Ô Tư Đạo rục rịch đứng dậy để đón tiếp, vội vàng đi lên phía trước hai tay xoa vào nhau, ha ha cười nói: "Ông vẫn là ông, tôi vẫn là tôi, không cần phải làm bộ dạng sống cách biệt như thế. Tối nay, ta tụ họp ở đây như thế này là khó, qua sang ngày mai, sẽ lại bận rối cả lên. Sao trong nhà chỉ đất một cây nến?... Đi, chúng ta qua bên phòng sách, vừa uống rượu vừa nói chuyện..."
Mười thái giám trẻ nghe hoàng thượng kêu là phòng tối, nên vội vàng lần lượt đốt bảy tám cây nến lên. Doãn Tường đứng ở bên cạnh tựa như một thằng ngốc. Nhìn thấy tất cả cái đó, quan sát Dận Chân, cảm thấy lạ lùng rất nhiều.
- Vạn tuế da! - Ô Tư Đạo cuối cùng vội vàng quỳ xuống cúi chào, nói rằng: - Thần có việc xin mật tấu.
Dận Chân nghi hoặc nhìn Doãn Tường, thản nhiên nói rằng:
- Thập tam da các em đi trước đi, nói trước với Văn Giác, Tính Âm họ đợi ta. Ta và tiên sinh nói phiếm với nhau vài câu rồi sẽ đi. - Đợi Doãn Tường dẫn một người giúp việc đi ra, Dận Chân lại hỏi: - Lão Thập tam đến đây nói những cái gì? Trông thần sắc của ông không được như mọi khi!... Ông đứng dậy nói ta nghe.
- Là vì cái việc này. - Ô Tư Đạo ngồi thẳng người lên, tâm sự nói ra một cách dài dòng - Thập tam da đến báo tin vui, nói Vạn tuế da chuẩn bị bắt đầu dùng thần. Thần một mình thấy Vạn tuế da, nhất định muốn đến cảm tạ Vạn tuế da.
Dận Chân không nói gì, đứng dậy đi đến trước cửa sổ, nhìn ra bên ngoài đêm tối như sơn đen, hồi lâu mới hỏi:
- Tại sao?
Ô Tư Đạo nhìn vào bóng sau lưng của Dận Chân, từ từ nói:
- Thần có ba điều kiêng kị, và ba điều không dùng được.
Dận Chân quay đầu lại, trên mặt như đã phủ lên một lớp sương lạnh giá, nhưng lại không lên tiếng, âm thầm nhìn Ô Tư Đạo.
- Thần là một người tàn tật, đó là một điều kiêng kỵ. - Ô Tư Đạo không chút sợ hãi nhìn Dận Chân - Nhà nước chọn kẻ sĩ cho làm quan, tự có chế độ. Huống hồ vận nước Đại Thanh đang thịnh vượng, nhân tài đông đúc, thần ở vương dinh mười mấy năm, nhân sĩ trong ngoài biết rất nhiều, bỗng nhiên bố trí ở trên miếu đường, tuy chí công cũng vô tư, tuy vô tư cũng hữu tư, sợ làm tổn thương đến thánh đức. Đó là một cái không dùng được.
Dận Chân trên mặt không thể hiện một chút tình cảm nào.
- Thần vốn là người phạm tội, đó là điều kiêng kỵ thứ hai. - Ô Tư Đạo nói: - Năm Khang Hy thứ 36, thần là hiếu liêm, phủ Ứng Thiên tổ chức thi, dẫn năm trăm cử nhân khiêng thần tài đại náo Cống Viện, việc này làm chấn động cả triều đình và thôn dã, nhân dân đều biết. Tuy nói là kích động đến sự phẫn nộ trước những việc làm trái đạo nghĩa, cuối cùng là xúc phạm đến quốc pháp, tiên đế đã từng hạ chiếu chỉ bắt giữ, thần lại trốn chạy ra ở bên ngoài. Vì tức giận quan lại cai trị mờ ám, thần lại vào Kinh, chọn chủ mà thờ. Vạn tuế da đến nay công thành danh toại, bắt đầu ngay dùng thần để phụ tá bên cạnh nhà vua. Ở thần trước kia là người phạm tội có thừa, còn ở phía nhà vua thì việc dùng thần lại làm cản trở đến ý nguyện ban đầu của Thánh tổ là dùng kẻ bất trung sẽ gây nên cho hạ thần những bàn tán và Vạn tuế da ắt mang tiếng là vua bất hiếu, đó là điều thứ hai không dùng được.
Dận Chân nghe đến nỗi sợ hãi sởn cả tóc gáy, bất giác ngồi xuống, xoa đầu ngồi trầm ngâm nói rằng:
- Chỉ đáng tiếc cho ông.
- Còn đây là điều kiêng kỵ thứ ba. - Ô Tư Đạo thấy ông ta xúc động, thở phào nhẹ nhõm, lại nói rằng: - Thần tuy phận mỏng có chút tài nhỏ mọn, lại là lấy âm mưu để tỏ tài và phục vụ Vạn tuế da là bậc chính nhân quân tử quang minh chính đại, đó là một điều kiêng kị! Thần ở nơi tiềm để < 6 của Vạn tuế da, được cái ơn hơn mười năm, theo hầu đóng vai trò cố vấn, không lời nói nào của thần mà vạn tuế da không nghe, không kế nào của thần mà Vạn tuế da không theo, trong vô số những con sóng kinh sợ, đã sớm hết lòng hết sức đem hết tâm lực, ví như đã nấu cạn bã thuốc, Vạn tuế da đâu còn dùng được nữa! Còn nếu như Vạn tuế da nhớ đến cái tâm trung trinh có một của Tư Đạo thì thả cho thần về núi để được tắm trong thánh hóa, sống một đời thanh bình như con chim hạc vô tư. Vạn tuế da được tiếng là ông chủ vẹn toàn từ đầu đến cuối, còn thần được tiếng là bầy tôi sáng suốt biết điều lý lẽ truyền đến đời sau, cũng là một đoạn giai thoại của sự gặp gỡ giữa vua hiền, tôi sáng. Vạn tuế da nếu không cho phép thần đã cầu xin như thế thì tối nay thần sẽ uống thuốc tự tử để không làm hại đến sự sáng suốt trong việc dùng người của thánh nhân! - Đang nói, nước mắt của Ô Tư Đạo đã rơi xuống như những hạt châu.
Dận Chân cũng không chịu được ngán ngẩm, tối nay ông ta phải ra tay độc ác để diệt khẩu, trước kia đã được nghe Văn Giác cảnh cáo, bên ngoài vây cánh của Doãn Tự như rừng, chính cục không ổn định, thả Chu Dụng Thành, một người giúp việc chính không có cách nào xử trí được sau này nếu như y đưa sự việc của Ung dinh ra, vừa đúng lúc cho Doãn Tự mượn cớ đổ thêm dầu vào lửa, cho nên dự định sau khi uống rượu xong, nửa đêm về sáng sẽ bắt tay vào giết chết tất cả. Nhưng những lời nói đó của Ô Tư Đạo, thực chất là ông ta muốn nói rõ, ông mãi mãi không tham gia chính sự, mãi mãi không tiết lộ, nghĩ đến cuộc gặp gỡ tri ngộ mười mấy năm, sớm chiều giúp đỡ, ngâm thơ bàn luận văn chương, những mối tình cảm đó cũng khó phó cho dòng nước cuốn trôi. Đang suy nghĩ, Dận Chân than thở rằng:
- Lòng dạ của ngươi ta đều biết cả rồi.õ trước mắt ngươi định làm gì?
Ô Tư Đạo lập tức yên tâm, ung dung nói rằng:
- Cung Ung Hòa ngày nay là hành cung của thiên tử từ ngày Vạn tuế da hạ chỉ đến nay, thần đã kiếm được một ngôi nhà ở phố Bàn Cờ. Vạn tuế da đã cho phép thần cầu xin, tối nay gặp Vạn tuế da, coi như là từ biệt để đi, mấy ngày nay thần bị ho hen, tiệc rượu cũng không dám dự, thần sẽ dọn đi, qua mấy ngày đi đường bộ trở về quê Vô Tích. Đã hơn 20 năm nay, thần chưa được ăn cơm quê hương.
- Được, tùy ngươi. - Dận Chân nghĩ Doãn Tường đang đợi ở bên ấy, đứng dậy cầm bút ở trên cái bàn viết một mảnh giấy, miệng nói rằng: - Chẳng qua ngươi theo ta một hồi, tay không trở về, ta khó nhẫn tâm. Mấy năm trước khi ta trả nợ thay cho Nhị ca, đã dùng bảy trăm nghìn đồng bạc của ngươi. Nếu bồi hoàn cho ngươi, phải chịu những lời đồn đại, cho nên không trả lại cho ngươi nữa. Đại ẩn 7 thì ở ẩn trong triều; trung ẩn thì ẩn ở thành phố, tiểu ẩn thì ẩn trong thôn dã. Ngươi không cần đại ẩn, cũng không cần tiểu ẩn. Ngươi tạm thời đi, ngày mai bảo Doãn Tường đến thăm ngươi, tìm cho ngươi một viên quan nhờ vả được, ngươi đi làm sư gia cho ông ta. Sau này trẫm đi tuần sát hoặc khi viên quan đó vào bái yết ta, vẫn có thể gặp được.
- Xin cảm ơn Vạn tuế da! Ơn to lớn như thế của Vạn tuế da, thần dù thân tan xương nát cũng không đủ báo đáp được!
- Không cần nói nDận Chân xua xua tay, gọi đến một thái giám, bảo rằng: - Ngươi đem chỉ dụ viết tay của trẫm, dùng cái kiệu nhỏ đưa Ô tiên sinh đi, đến phố Bàn Cờ, thu xếp chỗ ăn ở chu đáo cho tiên sinh, sau đi về báo lại với trẫm.
- Vâng! - Thái giám đó vâng một tiếng, đến đỡ lấy Ô Tư Đạo, nói rằng: - Tiên sinh, chúng ta đi chầm chậm thôi...
Ô Tư Đạo đêm nay nghỉ ở nhà nghỉ Ninh Tâm ở tại phố Bàn Cờ. Ông chủ nhà nghỉ đã sớm nhận tiền, vốn nghĩ không biết là quý nhân nào, hôm nay thấy lại là một người tàn phế cô đơn, lại thấy thái giám đích thân đưa đến, càng không biết đầu đuôi ra sao, trà nóng cơm canh hầu hạ luôn bận rộn. Ô Tư Đạo lại cần ngồi yên, bèn cho anh ta đi. Trong nhà chỉ còn lại ông ta một mình, ông ta lặng lẽ ngồi, nghĩ ngợi, nhưng tối nay đã thay đổi thói quen, nên cũng không ngồi yên được. Từ năm Khang Hy thứ 46, mùa hạ vào Kinh, đến bây giờ đã tròn mười lăm năm rưỡi. Một mình cô thân cô thế bước vào chính trường làm nên một sự nghiệp oanh oanh liệt liệt, ngày nay trở lại, vẫn một mình cô thân cô thế, thật giống như một giấc mơ kỳ quái. Từng màn, từng màn một hiện lên lại mất đi, mất đi lại hiện lên, cũng không bình tĩnh được nữa.
Thật không biết ngày mai như thế nào, nay không được nằm mơ nữa... - Ô Tư Đạo nằm cả áo một lúc, giưòng lò đốt nóng lên, càng cảm thấy nôn nóng khó chịu, lẩm bẩm nói một mình rồi đứng dậy, lấy cái nạng đẩy cửa ra, nhưng nhìn thấy mặt trăng lưỡi liềm mới mọc, ánh sáng mờ nhạt hắt xuống. Trên đỉnh nhà, góc sân tuyết rơi đều được quét lên tựa như nước bạc, tỏa ra ánh sáng u ám, chỉ thấy lạnh thấu xương. Ô Tư Đạo ở trong sân ngập ngừng hồi lâu, đang cần trở về phòng, trong sự yên tĩnh vô cùng, bỗng nghe thấy bên ngoài tường có người khóc thút thít, nghe như là tiếng người đàn bà. ông đi đến bên phòng Kế toán, hỏi chủ quán:
- Người nào khóc ở bên ngoài nhỉ?
- Là hai người phụ nữ. - Chủ quán cười nói. - Ngài đến được một lúc thì họ cũng đến, muốn nghỉ trọ ở đây, tôi không đồng ý, vì mấy phòng ở đây ông đã đặt cọc rồi.
Ô Tư Đạo trầm ngâm nói rằng:
- Đã đến giờ Tí rồi, trời rất lạnh, bảo họ vào đi!
Chủ quán cười nhăn nhở, rồi theo lời Ô ông ta ra mở cửa, nói rằng:
- Các chị vào đi! May mà các chị gặp được ông khách tốt bụng như thế!
Ô Tư Đạo chớp mắt nhìn, thấy ba người, hai phụ nữ và một thằng bé mười lăm, mười sáu tuổi, liền nói:
- Ở đây có lửa, mời các cô đến đây trước để sưởi cho ấm một chút, đợi chủ quán thu xếp phòng rồi hãy đi.
Ba người này cũng không nói gì, đã đi luôn vào phòng khách, cuối cùng họ đều quỳ xuống!
- Thế này là thế nào? Các cô...
Ô Tư Đạo rất hoảng hốt, đang muốn xin chủ quán đưa họ đ thì hai người đàn bà này đều ngẩng đầu lên. Lại có thể như thế này sao, một người là Kim Phượng Cô, một người là Lan Thảo Nhi! Ông ta ngạc nhiên nhìn rất lâu, lắp bắp hỏi rằng:
- Lan Thảo Nhi, cô không phải là...
- Em không chết... - Lan Thảo Nhi tràn đầy nước mắt, nghẹn nấc nói: - Họ mượn cớ để bắt ông...
Ô Tư Đạo lại đưa ánh mắt sang Kim Phượng Cô, hồi lâu, than rằng:
- Việc của nhà cô, ta đã nghe nói rồi.
Phượng Cô cúi đầu nói nhỏ rằng:
- Nhà tịch thu rồi, em vừa mới về đến cửa, nhà Kim cũng bị tịch thu rồi...
Ô Tư Đạo ngồi không nói gì. Hồi lâu mới từ từ nói:
- Đáng than.
Thằng bé tóc dầy, dướn cổ lên nói to rằng:
- Cậu ơi! Cậu không thể nghi oan mẹ cháu! Nếu mẹ cháu không bảo bà ngoại báo tin thì xương của cậu đều đốt thành tro rồi!
Lan Thảo Nhi nghĩ đến chuyện cái đêm hôm ấy ngượng đỏ cả mặt, đúng là Phượng Cô nắm đượ nói rằng:
- Biểu đệ ơi, oan có đầu, nợ có chủ, đó là do em không tốt. Đến nay hai nhà sa sút rồi, thù của biểu đệ cũng đã báo được rồi, em và Lan Cô bàn bạc với nhau xong xuôi rồi, chúng em sẽ xuất gia đầu Phật; nhưng đứa nhỏ này đã biết gì đâu, chúng em không biết lo liệu cho nó như thế nào đây? - Nói rồi, nức nở nghẹn ngào khóc mãi.
- Cứu...
Lan Thảo Nhi con mắt đầy thần sắc cầu khẩn, nhìn sắc mặt của Ô Tư Đạo, lời tiếp theo cũng không thể nói ra. Ô Tư Đạo gật gật đầu, đứng dậy nói rằng:
- Chân tôi đi không tiện, không đỡ các cô dậy được, cháu bé, cháu đỡ các cô ấy dậy. - Đợi ba người đứng dậy, Ô Tư Đạo lại thở dài, nói rằng: - Tôi là người đã từng trải cuộc đời chìm nổi, những việc trên đời rối rắm vô cùng, so với những cái ân cái oán của các cô lớn hơn không biết bao nhiêu lần mà kể. Những việc đó, đối với tôi mà nói, đã sớm đi qua đời tôi như khói bay và sóng trôi. Nếu tôi tính toán thì đã trừ khử các người rồi... Đến nay tôi tuy không tu hành, cũng như tu hành, tuy không xuất gia, cũng là xuất gia. Tốt xấu, các cô theo tôi thì dù sao cũng có miếng cơm ăn...
Sắp xếp cho ba người nghỉ ngơi, Ô Tư Đạo càng không buồn ngủ. Tắt đèn đi, ngồi một mình trên chiếc giường lò ấm áp. Ánh trăng trong vắt, ánh sáng mềm mại cách cửa sổ đang tắm cho toàn thân của ông ta. Ô Tư Đạo ngồi bất động rất lâu. Bỗng từ nơi xa truyền đến ba tiếng Ngọ pháo báo giờ nặng nề, đã đến giờ Tí ban đêm. Ô Tư Đạo đang nhìn ngôi sao lạnh lẽo, giờ Tí là lúc âm cực thì dương sinh, ngày mai sẽ như thế nào? Ô Tư Đạo không nghĩ tới nó nữa, ông ta đã rất quen thuộc với hoàng đế.
--------------------------------

1

2

3

4

5

6

7
Đây là bài vị của Khang Hy. nội dung là tán dương phẩm hạnh: công tích của nhà vua. Không cần dịch, vì dịch sẽ mất tính chất trang trọng của nó, hơn nữa, các từ tôn xưng trong bài vị này, nói chung đọc lên người không biết chữ Hán cũng hiểu được.
Nam chiêu nữ mục: Nam đứng bên trái, nữ bên phải.
Gia mệnh : ý chỉ mệnh trời đối với dòng họ của nhà vua, dòng họ Ái tân-giác-la.
Chu Nguyên Chương: Vua khai sáng triều Minh.
Thiết thạo vương: Vua mũ sắt.
Nơi tiềm để: nơi ở của vua khi chưa lên ngôi.
Ẩn: ẩn đây là ở ẩn. Khi xưa: những người có tài vì bất mãn với chính quyền thường không dốc sức làm việc với đời và về ở ẩn. Có thể ở ẩn tại nông thôn, ở ẩn tại thành thị, ở ẩn ở trong triều (tức là làm quan nhưng không dốc sức làm việc).
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI