HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA
Thầy đề Tiền trướng phủ bày giảo kế
Giả Sĩ Phương tiệm rượu trổ tài năng

    
iền Văn Kính thở hổn hển về đến trạm dịch, một đám trợ lý, lính tráng ra đón, ông cũng không thèm đoái hoài, vung tay đi vào phòng chính đường, ngồi bên bếp lửa im lặng uống hết chén này đến chén khác thứ chè đặc vừa đắng vừa chát để xua đi khí lạnh trong lòng. Một lúc sau Tiền Độ thay áo xong bước vào, thấy dáng vẻ ông ta như vậy không nhịn được cười, nói:
- Chế đài, sao ngài phải tức giận đến như vậy? Thấy hợp nhau thì tìm cách kết bạn, không hợp thì gặp dịp mới chơi. Lý chế đài là khách qua đường, hà tất phải bận tâm như vậy?
- Thầy Tiền, chuẩn bị bút mực, soạn cho ta bản sớ ta phải vạch tội Lý Phất! - Mắt Điền Văn Kính lóe lên: - Lúc này ta hãy còn tức đến chóng mặt, lòng rối bời, không thể viết được.
Tiền Độ nhìn lên bàn, bút mực đã đầy đủ, bèn bước đến trải giấy ra, vừa cười vừa quay lại nói:
- Chế đài, ngài hãy còn mặc áo tơi kìa! Ngài cởi áo ra, tĩnh tâm lại, ta bàn một chút. Có bàn bạc thì mới dễ viết.
Điền Văn Kính lúc này mới phát hiện mình còn mặc chiếc áo tơi vừa ướt vừa nặng, vội vàng cởi ra. Tiền Độ nhân lúc ông ta đang cởi áo, liền chọc thông lò lửa lò than được tiếp than mới, trong phòng bỗng chốc ấm hẳn lên. Qua cơn dằn vặt vừa rồi, lúc này tâm tư Điền Văn Kính đã thoải mái hơn, ông xoa hai tay vào nhau rồi nói:
- Tên Lý Phất này, ông đừng nhìn cái mặt hắn có vẻ thanh liêm có học, thực ra tâm địa xấu xa, nhơ bẩn. Ta thà làm bạn với kẻ tiểu nhân, còn hơn đếm xỉa đến loại quân tử dởm như hắn, hắn chẳng qua là thấy hoàng thượng khen ta là tổng đốc mẫu mực nên ghen ăn tức ở đó thôi! Vạch tội ta? Ta phải ra tay trước, để xem hắn đi nhanh, hay là ngựa của ta chạy nhanh?
Tiền Độ ngơ ngác một lúc, vẫn thấy Điền Văn Kính nói không rõ, bèn nói:
- Không nên vội vạch tội ông ta, thế rốt cuộc Lý chế đài đã nói ngài những gì?
- Hắn nói ta không chỗ nào đúng cả. - Điền Văn Kính nói: - Hắn nói thiên hạ 18 tỉnh, trừ Quảng Tây, Quý Châu, Thanh Tạng, thì tỉnh mà dân chúng khổ nhất chính là Hà Nam. Người Hà Nam ở bản địa đến làm giặc cũng không dám, người đi các nơi lánh nạn đói cũng Hà Nam nhiều nhất. Nói ta là ông quan độc ác, chỉ biết đến chút lợi cỏn con mà không biết Xuân Thu đại nghĩa, hắn nói đó đều là những lời hắn nhắc lại của người khác, thực ra, ta thấy đều là những lời từ trong lòng hắn ra. Ta nói với hắn rằng, Hà Nam bây giờ đang là lúc xây dựng đồng loạt công trình thủy lợi, thấy công mà không thấy lợi, dân chúng khổ một chút là điều có thật. Việc một lần vất vả nhàn nhã cả đời, người hiểu được không có ai phản đối, những kẻ chạy ra ngoài đều là bọn ác ôn côn đồ miệng ăn nhác làm, nếu không thì là bọn đầu trộm đuôi cướp không dám hoành hành ở đất Hà Nam luật nghiêm hình nặng của ta nên chạy đến đất của các "quân tử". Sau đó hắn lại nói không nên chơi trội hơn người, đẻ ra cái gọi là "quan lại thân sĩ đều đi phu nộp lương", khiến đâu đâu cũng thấy những kẻ khốn cùng rên xiết thảm thương. Ta nói hai chữ "mẫu mực" chính là từ chỗ "chơi trội" đó. Ta làm mẫu mực không phải vì tự muốn thế, mà do hoàng thượng ban khen, điều đó chứng tỏ ta không sai
Lúc này ông ta mới thao thao kể lại cuộc tranh luận của hai người bên bờ cầu Thiên Tân. Tiền Độ vừa nghe vừa rít thuốc ồng ộc, đợi khi Điền Văn Kính nói xong mới tiếp lời:
- Ông chủ, tôi nghe rõ rồi. Đây là hai quan lớn các ngài nói chuyện riêng tư, theo tôi không cần viết sớ vạch tội. Lý Phất bất đồng chính kiến với triều đình là chuyện ai nấy đều biết, nói ông ta có âm mưu không được. Hôm qua dinh thự báo hàng ngàn thân sĩ Hồ Quảng liên danh gõ cửa trời, xin ông ta ở lại Hồ Quảng giữ chức. Thanh thế này lớn lắm. Vả lại Lý Phất cũng như ngài, đều chịu ơn sâu của hoàng thượng, ông ta lại là người chính hoàng thượng cất nhắc được sủng ái không kém gì ngài. Nếu ngài vì những chuyện riêng tư này mà vạch tội ông ta, hoàng thượng nhất định sẽ đưa bản tấu cho ông ta, bắt ông ta "trả lời đúng sự thực". Ngài nghĩ xem, ông ta ở Bắc Kinh, ngài ở Hà Nam, ông ta nói tiện hơn hay là ngài tiện hơn? Chuyện của hai người, lại đều tín nhiệm như nhau, hoàng thượng càng dễ tin lời ông ta hơn, hay tin lời ngài hơn?
Điền Văn Kính vốn đầy tự tin vào mình, nghe Tiền Độ phân tích đâu ra đấy, bỗng thấy hoang mang, nhưng không tiện nói ra, liền bực bội nói vớt vát:
- Ta không chịu được loại giả dối như hắn, rõ ràng lòng dạ hẹp hòi, lại còn ra vẻ ta đây độ lượng, bao dung.
Tiền Độ cười, tiếp:
- Loại người như vậy nhiều lắm. Đố kị, đó là cái mà mọi người khó tránh khỏi. Có người thì đố kị với một số người, số việc nào đó; cũng có kẻ không muốn ai hơn mình, coi người bằng nửa con mắt. Chỉ cóười có học thường biết che giấu, người khí chất tốt thường làm tiêu tan nó đi mà thôi. Lý chế đài và ngài cùng được sủng ái như nhau, địa vị như nhau, ngài đi từ đường tắt mà ra lại là "mẫu mực", còn ông ta đi con đường "chính đạo" thì lại tụt hậu, sao có thể không chút động lòng chứ? Ngài xem ông ta làm việc, vạn sự đều tuân theo đạo Khổng Mạnh, không tham lam không tàn bạo, không muốn cải cách, vô vi nhi trị, ông ta chính là muốn chứng minh việc làm của ông ta là "chính đạo", khôi phục phong tục tập quán cổ!
- Nếu muốn phục cổ, sao không thắt nút để nhớ việc? - Điền Văn Kính suy nghĩ một lát rồi nói: -... Nay trong kinh thành đang trắng trợn chỉnh đốn việc kỳ, ta thấy vị Bát vương gia này rất cuộc vẫn không cam chịu làm bề tôi? Chỉnh đốn việc kỳ, thì nắm lấy phủ Nội vụ mà làm. Hà tất các kỳ chủ đều phải vào Kinh? Đám người này bị vây hãm bên ngoài lâu ngày, nay vào Kinh chắc gì không làm loạn? Điều khiến ta không yên lòng cũng chính là việc này. Nếu họ đánh vào chính sách của hoàng thượng, thì kẻ "mẫu mực" là ta ắt sẽ trở thành bia đỡ đạn. Tất cả đều lật lại thì lúc đó Lý Phất cái gì cũng đúng. Ta nghĩ hoàng thượng điều Lý Phất về Kinh trọng dụng, cũng là để đề phòng chiêu này của Bát vương. Lý Phất mà thừa gió bẻ măng vạch tội ta, thì chắc chắn hoàng thượng sẽ động lòng!
Tiền Độ nuốt nước bọt, chậm rãi nói:
- Nói phải tội, Niên Canh Nghiêu được ban chết từng đại phá quân Mông Cổ ở Tây Ninh, chỉ một trận đánh, địa vị của hoàng thượng đã không thể lay chuyển, ngân khố các nơi đã thu đủ, giết liền một lúc mấy đại quan, tham quan cũng có phần rụt tay lại. Ung Chính thay đổi niên hiệu, cải cách chế độ quan lại, từ đời Nguyên - Minh tới nay, có lẽ tác phong quan lại hiện nay là tốt nhất. Ngày nay không như đầu đời Thanh, hoàng đế một tay nắm hết quyền chính trị, pháp luật, tài chính, quân sự. Mấy vương gia ăn màyng ruột có thể tạo phản được sao? Bát da suy nghĩ thật là viển vông?
Tiền Độ mỉm cười nói tiếp:
- Lý chế đài thông minh là vậy, sao lại lội vào vũng nước đục ấy chứ? Có thể ông ta cũng chỉ liên lạc với một số kẻ sĩ dâng sớ vạch tội để trị ngài. Chi bằng ngài cũng án binh bất động, chờ xem tình hình, còn cái kiểu áp chế người trước như thế này sẽ rất bất lợi. Ngài viết một bản vạch tội ông ta, ông ta không công kích lại ngài, chứng tỏ ngài không độ lượng; nếu ông ta thấy bản sớ liền làm ngay một bản khác, thì như thế gọi là các ngài "vạch tội nhau", như thế thì bằng hòa, chẳng có ý nghĩa gì cả. Đương kim hoàng thượng không giống hoàng đế các triều, tai mắt rải khắp thiên hạ, cho nên từ bây giờ, ngài không nhắc gì đến chuyện này là tốt nhất.
- Được, - Điền Văn Kính lúc này trong lòng đã cởi mở hơn, nhìn Tiền Độ một cách trìu mến: - ta nghe ngươi.
- Tôi đoán Lý chế đài sẽ không ở lại Lạc Dương lâu cũng nên qua lại đôi chút. Trước khi ông ta đi, ngài cũng nên mở tiệc tiễn đưa, để tỏ lòng mến khách của địa phương nhà.
Tiền Độ nói vậy, Điền Văn Kính lại thấy không chấp nhận được! Vừa mới nói nhau cạn tàu ráo máng như vậy bỗng dưng lại chạy đến làm lành, dù thế nào thì cũng không chai mặt thế được. Tiền Độ thấy ông ta cắn mới do dự, liền cười nói:
- Có thể đẩy cái khó sang cho Lý chế đài...
Đang định nói tiếp, thì vừa lúc La Trấn Bang vén mành bước vào
- Chế đài, - Dáng vẻ La Trấn Bang có phần gượng gạo, xem chừng Lý Phất ở phủ Lạc Dương cũng đã nói không ít lời, ông ta cảm thấy hơi khó xử, lúng túng nói: - Lý chế đài sáng sớm mai thì đi... đều là đại nhân của tệ chức, việc này...
Tiền Độ bỗng nhớ đến câu chuyên cười "đại nhân", "bị cắm sừng", bật cười phun cả ngụm nước đang uống dở ra. Điền Văn Kính bỗng nhiên nghĩ ra cách, cũng cả cười đứng dậy, đến bên án thư cầm bút lên, cười nói:
- Bọn ta đều là đồng niên, có cãi nhau mấy câu. Ông ta ở chỗ ngươi, ngươi lại là thuộc hạ của ta, cái khó của ngươi ta biết. Ta viết bức thư rồi ngươi chuyển cho ông ta.
Nói xong liền cắm cúi viết:
Cự Lai đệ! Tranh cãi bên cầu Thiên Tân là do anh em ta chính kiến bất đồng. Để tay lên ngực mà suy nghĩ, Văn Kính thật không muốn vì nghĩa chung mà hại tình riêng. Vừa rồi nhận được tin báo của Thiểm Châu, Tam Môn Hiệp băng đóng thành đập, sợ rằng mùa xuân đến có lũ, huynh phải đi ngay trong đêm. Trưa nay muốn nhân dịp này có chén rượu nhạt mời đệ, mong xóa bỏ hiểu lầm trước và để tỏ lòng mến khách của địa phương nhà. Lạc Dương là cố đô của 9 triều, có nhiều danh thắng đáng thăm, đệ nên lưu lại thêm mấy ngày, huynh đã lệnh cho Trấn Bang tiếp đệ. Lời nói không diễn tả hết tình cảm chúng ta. Mong làm Quân Thực - Giới Phủ [8]. Văn Kính khấu đầu.
Viết xong đưa bức thư còn chưa ráo mực cho Tiền Độ nó
- Ngươi xem xem.
Rồi quay sang bảo La Trấn Bang:
- Ngươi đừng lo, Điền Văn Kính ta không bao giờ vì những chuyện này mà so đo với người khác. Bức thư này ngươi đưa cho Lý đại nhân, nếu ông ta không đến được, thì nói Văn Kính xin chuộc lỗi sau, qua giờ Mùi ta nhất thiết phải lên đường rồi, không thể tiễn ông ta được.
- Đương nhiên ông ta sẽ không đến. - Tiền Độ xem xong thư cười nói. Điền Văn Kính cơ biến như vậy từ thế bị động chuyển sang thế chủ động, đẩy cái khó xử cho Lý Phất, ông ta cũng không thể không phục, liền cười nói:
- Bức thư này của chế đài viết rất hay, vừa không thất lễ lại vừa giữ được đạo lý. Có điều tối nay lại phải vất vả bôn ba rồi.
La Trấn Bang xem đi xem lại bức thư, mới hiểu được ý nghĩa của nó, cẩn thận nhận lấy, nói:
- Đốc soái ngài cứ đến Thiểm Châu trước, tệ chức ngày mai tiễn Lý đại nhân đi, rồi sẽ đuổi theo hầu đai nhân.

*

Lý Phất đã chịu một phen uất ức ở Lạc Dương, không muốn tiếp tục ở lại, sáng sớm hôm sau liềng theo đầy tớ, cưỡi la, cùng đồ đạc lỉnh kỉnh, đội tuyết rời Lạc Dương. Họ đi đường tắt từ bến Mạnh Tân xuyên qua sông Hoàng Hà đầy băng, vượt qua núi Vương Ốc vào địa phận Sơn Tây, theo đường Dương Thành, Cao Lâm, Trường Trị tiến về Hàm Đan. Sau khi vào khu vực quản lý của mình là Trực Lệ, ông mới đi chậm lại một chút. Vừa đi vừa ngắm nghía hoa màu ruộng đồng, tìm hiểu dân tình, tiện thể hỏi han nguyện vọng quan dân các phủ, mãi đến chiều tối ngày thứ ba sau rằm tháng Giêng mới qua cầu Lô Cấu. Suốt dọc đường đi, tuyết đã dần dần ngừng rơi. Ông là quan lớn phụng chỉ về Kinh nhậm chức khác, mặc dù nhà ở Bắc Kinh, nhưng chưa gặp hoàng thượng nên không về phủ, ngắm nhìn ánh chiều tà nhạt nhòa rơi xuống rừng cây xơ xác lá, Lý Phất xuống la, quay gót đi về phía trạm dịch Lộ Hà. Ai ngờ đến ngõ Ninh Vĩnh liền bị người của nha môn phủ Thuận Thiên chặn lại. Tên đầy tớ của Lý Phất chạy lên trước thăm dò, hóa ra là Duệ thân vương Đô La từ phủ Thuận Thiên đến đã chiếm trạm dịch Lộ Hà, phủ Thuận Thiên tiếp bài lệnh của phủ Nội vụ phải canh phòng cẩn mật, bá quan văn võ bất kể là ai đều không được gặp riêng vương gia. Lý Phất nhìn vào trong ngõ lạnh tanh, chỉ thấy mặt ngõ được quét sạch bong, tuyết được gom lại thành đống hai bên chân tường, men theo tường la liệt vọng gác, những tên lính mặc quần áo của phủ Nội vụ đứng nghiêm canh gác.
Đang chưa hiểu mô tê gì, thì thấy từ cửa ngõ phía tây một chú hầu phòng xách chiếc đèn quả dưa màu vàng, bên trên đề bốn chữ "Thái Ký lão điếm", từ đằng xa đã mời chào:
- Xin mời hai vị khách đến nghỉ quán chúng tôi! Quán Thái Ký này có từ trăm năm nay, trước tiệm ăn, sau phòng nghỉ, chăn đệm đầy đủ. phía sau có chuồng ngựa riêng, có người chăm sóc. 30 năm trước có Trương trung đường, 30 năm sau có Lý chế đài đều từng ghé qua tiệm chúng tôi, nếu ngài vào trường thi, cũng mong được may mắn
- Lý chế đài, - Lý Phất nghe anh ta nói vậy thì ngơ ngác, buột miệng hỏi: - Lý chế đài nào?
- Là tổng đốc Hồ Quảng Lý Cự Lai đại nhân đấy ạ! - anh chàng được thể khoác lác: - Nay phụng mệnh về kinh sư làm tổng đốc Trực Lệ, bề tôi bậc nhất của Thiên tử, ban cho kỵ mã Tử Cấm Thành, thái tử thái bảo. Mấy hôm trước đi qua đây, còn xuống kiệu vào tiệm, xem thơ ngài đề trong tiệm khi vào Kinh năm xưa!
Lý Phất ngẩng mặt suy nghĩ hồi lâu, mới nhớ lại năm xưa khi mình vào Kinh cùng đi với Điền Văn Kính quả thực có nghỉ lại ở Phong Đài một đêm. Việc trọ quán đề thơ là chuyện thường, nhưng có phải là đề thơ ở đây không và đề cái gì, thì ông hoàn toàn không nhớ một tí gì, nhưng lúc này nhắc lại chuyện cũ Lý Phất không thể không xúc động, mắt ông sáng lên, nói:
- Được để lấy cái may, ta trọ quán ngươi!
Tên hầu phòng mạt mày rạng rỡ, vội chạy lại dắt la, dẫn ba người qua ngõ, đi được một quãng thì thấy ngay mặt phố một quán trọ lâu năm treo biển đen có bốn chữ "Thái gia lão điếm", nét chữ như rồng bay phượng múa, đúng là bút tích của cố tướng Cao Sĩ Kỳ triều vua Khang Hy. Dòng lạc khoản viết rất nhỏ, không nhìn thấy rõ. Trong tiệm ánh nến lắc lư, khách ngồi chật kín. Vừa bước vào, một tên hầu bàn đã chạy ra đón, miệng liến thoắng:
- Khách quen đến rồi, có ba vị, ai ở sau mau ra dắt ngựa đi. Mời các ngài vào trong ngồi, xem dùng món gì? Món xào nóng, rau trộn, thịt hầm, rượu hâm có cả, sủi cảo, vằn thắn mì Bắc Kinh... Các ngài dùng một chút cho ấm bụng!
n rượu, cho mỗi người một bát mì Bắc Kinh, một đĩa xào.
Lý Phất vừa nói, ba chủ tớ vừa bước vào tiệm. Một căn phòng bày 6, 7 chiếc bàn, hơi nóng bốc lên làm mờ ánh sáng mấy ngọn nến đang chao đi đảo lại. Lý Phất định thần một lúc mới nhìn rõ, hầu hết là tú tài dự kỳ thi Hương, đang vây quanh bàn vừa ăn uống vừa bàn luận đề thi. Ông đi dọc tường xem thơ đề trên vách, chỉ thấy toàn là thơ muốn báo ơn vua, bất giác có phần cụt hứng, mới biết đây là ngón trò của quán trọ nhằm mời chào các tú tài, hiếu liêm. Lý Phất cả cười tìm một góc ngồi xuống, một chốc thức ăn mang lên, liền cùng hai tên đầy tớ vừa ăn vừa nghe, hóa ra những tú tài này đều đang đoán đề thi mình sắp ra. Lý Phất lại thấy hay hay, nhân thấy hai tên hầu đã ăn no, liền gọi lại thì thầm vào tai:
- Hai ngươi một người về phủ báo với phu nhân một tiếng, nói ngày mai sau khi gặp hoàng thượng xong ta sẽ về, kẻo phu nhân lại mong. Một người đến chỗ Trương trung đường ở ngõ Tướng Công bẩm báo, xin ý kiến thầy xem đến phòng Quân cơ điểm danh trước hay là dâng lệnh bài gặp hoàng thượng rồi mới đến phòng Quân cơ? Thầy có chỉ thị gì phải thuật lại cho ta không sót một chữ.
Đợi hai tên hầu đi xong, Lý Phất gọi thêm một bình rượu vàng, ngồi nhắm với số thức ăn còn lại, vừa nghe ngóng.
- Lý đại nhân danh môn chính phái. - Cách bàn ông không xa một tú tài già vuốt râu nói: - Đây lại là thi Hương, nhất định ngài sẽ ra đề lớn. Năm trước Trương Đình Lộ làm bậy, kỳ thi Hội của phủ Thuận Thiên phải tổ chức lại, chính là Lý đại nhân làm chủ khảo. Hai đề, 'Tử sở nhã ngôn", "Diệp công hỏi Tử Lộ và Khổng Tử, Tử Lộ không trả lời", không cắt không tách, không thêm không bớt. Cho nên theo tôi, Lý đại nhân sẽ không ra loại đề hiếm thấy đ
Một hậu sinh ngồi cạnh ông ta bĩu môi nói:
- Biết đâu đấy, một bộ Tứ thư hơn bốn vạn chữ, thi đi thi lại hàng trăm năm nay, dù coa là đá thì hầm mãi cũng thành cát. Không ra những đề hiếm đề lạ, thì chỉ toàn là đề quen ư? Nghìn bài như một thì làm sao mà phân loại tam - lục - cửu?
Một người để bộ râu con kiến ngồi ở bàn đằng xa lên tiếng:
- Nói phải! Cự Lai đại nhân khi ở học chính Tứ Xuyên ra một đề trên là đề lạ dưới là toàn đề, "Làm người, phần phát quên ăn", đây là đề bán diện, "Ngã phi sinh nhi nữ hề bất hồi", đây là đề cách chương, "Hảo cổ mẫn dĩ cần chi giả", đây là đê tiết thượng! Ai bảo ông ấy không ra đề lạ?
Lý Phất ngồi từ xa nhìn người đó, nên không rõ mặt mũi, nâng cốc uống một ngụm để giảm bớt bực bội, rồi lẩm bẩm:
- Nói bậy gì thế không biết!
- Nói bậy? - Gã râu con kiến dường như đã quá chén, lảo đảo từ bàn bên đi tới, mắt đỏ quạch nhìn chằm chằm vào Lý Phất. - ông dám bảo ông ta không ra đề này?
Lý Phất nhìn điệu bộ của ông ta, tựa hồ chỉ cần mình mở miệng cãi lại là sẽ bị ném cái cốc lên mặt, liền xê dịch người một cách bất an, cười nói:
- Tranh luận thôi mà, ông có ý kiến của ông, tôi có cách nhìn
Nhìn thấy Lý Phất dịch người, gã râu con kiến bỗng phá lên cười, nói:
- Bốn lần rồi, - ông ta chìa ngón tay ra trước mặt Lý Phất, nói tiếp: - 12 năm bốn lần vào trường thi, thật làm Tưởng Văn Khôi ta chết già nơi trường danh lợi rồi! Đời người liệu có mấy lần 12 năm?
Tưởng Văn Khôi, cái tên này Lý Phất đã nghe nhàm cả tai. Người này ông đã nghe Vưu Minh Đường ở bộ Hộ nói, là danh sĩ Thông Châu, rất có tài học, lại ngang tâm phóng túng. Năm Khang Hy thứ 59 dự kỳ thi Hương, ba bài văn đều viết rất hay, vốn cầm chắc Giải nguyên đầu bảng. Nhưng bài thi thơ thì lại nộp giấy trắng, nói là không có tứ thơ, viết không hay chi bằng không viết, các giám khảo đều cười ông ta là "Tưởng điên". Lý Phất không chịu được ánh mắt hùng hổ hăm dọa của ông ta, nghiêng người sang một bên, nói:
- Quân tử biết mệnh chờ thời. Ông nông nổi như vậy, chứng tỏ không phải là tài cao. Lần trước nếu ông không để giấy trắng, thì có lẽ đã không có những lời oán thán như hôm nay!
Vị tú tài già ngồi cách bàn cười nói:
- Vị tiên sinh này nói phải! Tôi đã được thấy bản khắc lời phê của Vưu tư đồ, ừm... "Trăng sáng giữa trời, không chút bụi trần, sao tiếc công dạy bảo như vậy! Về Thông Châu rèn thêm thơ phú, làm lỡ mất 3 năm rồi, còn nói gì đến chuyện phụng sự triều đình!". Chẳng phải là chỉ Văn Khôi sao?
Mọi người đang ăn uống cười nói ầm ĩ, bỗng nghe vị tú tài già này nói ra lời phê của Vưu Minh Đường phê bình Tưởng Văn Khôi, bất giác cùng cười ồ lêười còn vỗ tay reo hò khen:
- Thơ không chữ, tuyệt! Trăng sáng giữa trời không chút bụi trần, đây mới là bản sắc của thư sinh, thật không hổ với hai chữ "Văn Khôi"?
- Văn Khôi là Văn Khôi, có điều là Văn Khôi "ương" đáng tiếc đáng tiếc!...
- Ha...ha...ha...
Lý Phất thấy bộ mặt tiu nghỉu như đưa đám của Tưởng Văn Khôi, bất giác bật cười nói:
- Vưu tư đồ tuy khắt khe, nhưng cũng là tự ông chuốc lấy. Người tài mà tự phụ ngang tàng, ngạo mạn phóng đãng, cũng là điều văn nhân kị nhất!
Trong tiếng reo cười ầm ĩ của đám đông, Tưởng Văn Khôi dường như đã tỉnh rượu, mồ hôi lạnh chảy đầm đìa trên gương mặt tái mét không còn giọt máu, loạng choạng bước ra khỏi cửa tiệm. Bỗng từ bên ngoài một đạo sĩ trẻ xộc vào, nắm chặt Tưởng Văn Khôi nói:
- Tưởng cư sĩ đấy ư? Lần trước tôi nâng bát ở Thông Châu, được nhờ ơn ngài nhiều. Hồi đó không uống rượu, nên tôi cũng không để ý, hóa ra ngài là "tướng sau rượu." Ngài cứ đi thi đi, số mệnh đã định khoa này ngài đỗ Giải nguyên. Nào, vào đây, vào đây tôi mời ngài uống rượu! Đừng nghe những kẻ phàm phu tục tử kia huyên thuyên nhảm nhí!
Vừa nói cười vừa kéo Tưởng Văn Khôi đang mơ mơ màng màng vào, chỉ tay nói:
- Trong mệnh quan của Tưởng cư sĩ có vận quan 5 năm,vận chỉ trong khoa này, các ngươi cười gì? Trong số có mặt ở đây, chỉ có một người sánh được với ông ấy. Bảng vàng mùa xuân treo lên, nếu nói không đúng, thì các ngươi cứ việc khoét mắt Giả Sĩ Phương ta ra!
Lý Phất thấy mọi người trong phòng đều giương mắt nhìn nhau, bèn hỏi một tú tài trung niên ngồi bên cạnh:
- Tên đầu trâu này ở am nào mà khoác lác vậy?
Vị tú tài trung niên đó đáp:
- Đó là người ở chỗ Trương chân nhân Long Hổ sơn. Hôm trước đấu pháp với Lỗ đạo trưởng ở Bạch Vân quán, việc này xôn xao cả cái thành Bắc Kinh, sao ngài không nghe thấy gì ư?
- Đây chẳng qua là đạo sĩ vãn du bốn phương diễn trò ảo thuật thôi. - Lý Phất cười khinh bỉ: - Ta không tin trên đời này lại có thần tiên thật!
- Tôi cũng không tin. - Vị tú tài già ngồi bên cạnh nói: - Đó chỉ là tà thuật thôi, nếu thực sự có thần tiên, thì tại sao thánh nhân lại gác lại không bàn?
Trong lúc đang nói thì tên hầu rượu đã đi đến cung kính đặt một nậm rượu lên bàn Giả Sĩ Phương, cười lấy lòng nói:
- Giả thần tiên, chủ quầy chúng con nói, ngài kiêng chất tanh, mời ngài dùng trước chút rượu này, trong nhà rửa xong nồi sẽ xào món rau chay cho ngài, ngài cứ dùng thoải mái, còn tiền, bản tiệm không thu ạ.
- Ông chủ thật hiếu khách, rất hợp với tính của ta. - Giả Sĩ Phương ngồi xuống như ở chỗ không người, quay mặt sang cười: - Có điều ta chưa bao giờ ăn không của ai, huống hồ bữa rượu này lại là mời Tưởng giải nguyên! Ông chủ đã có lòng, chẳng nhẽ lại phủ. Thôi cứ để dành đấy, năm sau bảo ông chủ làm cơm đãi khách!
Vừa nói, vừa tiện tay lấy một cái bánh bao trên bàn, vê đi vê lại, nói với ông già vừa châm chọc ban nãy:
- Ta chưa bao giờ nói mình là thần tiên. Cứ cho là tà thuật thì đệ tử của thánh hiền như ông liệu có phá được không? Ông nhìn xem cái tướng mạo của ông liệu có làm nên trò trống gì không? Ông ấy à, ngoài việc rêu rao những lời cũ rích, thì còn biết cái gì? Chơi đĩ lầu xanh lại còn ăn cắp hài phụ nữ, giúp người thưa kiện lại cướp của nhà gái góa!
Nói xong, chiếc bánh bao trên tay đã bị vê thành những cục mì to bằng hạt ngô, bày lên bàn. Giả Sĩ Phương quan sát chúng với một vẻ kỳ quái.
Vị tú tài già tức đến phát run lên, đứng thẳng dậy, chỉ vào Giả Sĩ Phương nói:
- Ngươi... Ngươi vu oan giá họa! Đạo sĩ gian tà như ngươi người khác sợ, còn ta, đừng hòng!
Nói xong định xông thẳng lên, thì mấy tú tài cùng bàn kéo lại, ông ta giãy mạnh một cái, thì từ trong ống tay áo rơi ra một gói đồ. Một người vội nhặt lên, giơ lên đèn xem, thì thấy là một bọc giấy, bên trong quả thực bọc một chiếc hài thêu hoa dài chưa đầy ba tấc, bất giác kêu to:
- Ôi! Lão già này thật chẳng ra gì!
Lúc này cả phòng rộ lên, ngay cả Lý Phất cũng ngây ra nhìn. Vị tú tài trung niên ngồi cạnh ông trừng mắt, chỉ vào lão tú tài già mặtgiọt máu, nói:
- Không ngờ ông lại đốn mạt như vậy, thật làm mất mặt cả Nho lâm chúng tôi!
Mấy người bên kia thích thú giũ tung tờ giấy, quả nhiên là một tờ đơn kiện, không biết viết hộ ai, tố cáo Hoàng Lý thị cuỗm gia sản câu kết với bà mối định tái giá. Lão tú tài bị bóc mẽ trước mặt mọi người, xấu hổ không kịp lấy lại tờ đơn và giày thêu, cúi gầm mặt vội vàng đi ra trước ánh mắt giễu cợt của mọi người.
- Đồ bợm già này, dám chọc vào ta à! - Giả Sĩ Phương thản nhiên tu một ngụm rượu, hỏi: - Còn ai không phục không? Đứng dậy nói, đừng nói thầm trong bụng!
Hắn vốc nắm cục mì lên xoa một lúc, vụn mì trong tay rơi lả tả xuống, lại thổi mấy cái, rồi đặt lên bàn, bỗng hóa ra là sáu cắc bạc sáng loáng, nói:
- Đây không phải là ăn cắp, cũng không phải là biến từ mì ra, mà là tiền ta chơi đoán chữ ở tiệm Sa Hà thắng các hảo hán Giang Nam, vứt xuống sông, nay lấy về dùng, đủ chưa? Nếu chưa đủ để ta lấy thêm một chút!
Tay hắn nắm một cái lên không trung, vẫn là một cắc bạc, hắn đưa hết cho tên hầu bàn đang đứng trơ như phỗng. Ở góc tường một người trẻ tuổi đứng dậy nói to:
- Ông đã là thần tiên, nếu nói ra được đề thi Hương khoa này, tôi mới thực sự phục ông!
Giả Sĩ Phương ngẩng đầu nhìn anh ta, rồi cười nói
- Đề thi đương nhiên là ta biết, nhưng nói ra thì phạm luật. Thực ra thì người đáng đỗ, không nói cũng đỗ. Không đáng đỗ, thì có nói đề trước cũng không đỗ. Chẳng hạn như ngươi, trước 40 tuổi đừng hòng nghĩ chuyện công danh, qua 40 tuổi, có thể trúng phó bảng hiếu liêm, đời ngươi cũng chỉ có chút tiền đồ đó thôi.
- Còn tôi? - Một người trẻ tuổi vừa gầy vừa đen rụt rè hỏi.
Giả Sĩ Phương cả cười, nói:
- Sáng sớm ngày mai ngươi ra nhà xí xem thì biết.
Lý Phất hai mày chau lại, suy nghĩ về gã kỳ nhân này, bản thân mình là chủ khảo, còn chưa biết sẽ ra đề gì, vậy mà anh ta lại khoác lác là đã biết, mà còn nói rõ ai là người đứng đầu nữa chứ, điều này quả là lạ! Nhưng việc lấy bạc trong bánh bao, lật tẩy chuyện riêng của lão tú tài vừa nãy lại đều là tận mắt nhìn thấy, Lý Phất suy nghĩ một lúc, liền đứng dậy cười nói:
- Giả đạo trưởng, tôi không phải không tin ông, nhưng ông nói khó tin quá. Việc lấy bạc trong không trung, những gánh hát trên phố cũng nhiều người làm được; ngay cả bí mật của lão tú tài kia, giả dụ hai người đã thông đồng với nhau trước, thì cũng không phải là chuyện lạ. Nhưng, đề thi Hương là bộ Lễ ra, rồi phụng chỉ phê chuẩn phong kín gửi đến Học cung các tỉnh, mà bây giờ ông lại biết rồi, thì thật khó mà không nghi ngờ được!
- Ngài không tin, đó cũng là chuyện đương nhiên thôi. Vì ngay cả chủ khảo cũng không biết nữa là
Giả Sĩ Phương rót từ hũ ra ba bát rượu, một bát đưa cho Tưởng Văn Khôi, một bát chuyển cho Lý Phất, còn để lại một bát cho mình, cười nói:
- Nho gia có kinh nghĩa kị húy người cao quý, với địa vị của ngài, tôi không chê bai sở đoản của ngài. Ngài xem cái hũ này, bên trong còn rượu không?
- Có.
Giả Sĩ Phương cười, một tay bưng hũ rượu, một tay thò vào đáy hũ nhấc ngược lên, chiếc hũ gốm tráng men như một tấm da mềm trong chốc lát bị lộn ngược từ trong ra ngoài! Trong lúc mọi người đang giương mắt há mồm kinh ngạc, Giả Sĩ Phương dùng đũa gõ "lanh canh" vào hũ, lại hỏi:
- Trong hũ còn rượu không?
- Không! - Lý Phất kinh ngạc kích động đến cực điểm, ngay cả giọng nói cũng lạc đi.
Giả Sĩ Phương nói:
- Vậy mời ngài kiểm tra!
Lý Phất lại gần xem, trong chiếc hũ men lộn vào trong lại đầy một hũ rượu vàng màu hổ phách, đầy đến mức tựa hồ chỉ cần lắc nhẹ một cái là rượu sẽ sánh ra ngoài. Đưa mũi thử ngửi, thì mùi rượu nồng nặc xộc thẳng vào mũi, Lý Phất lắc đầu liên hồi, nói:
- Không thể hiểu nổi, không thể hiểu nổi...
Giả Sĩ Phương cười nói:
- Ngài là nhà nho, Nho gia lấy đạo văn trị người. Trong thế giới bao la này có trăm sông nghìn suối, có dòng sông nào không chảy ra biển? May có Đổng Trọng Thư phế truốt bách gia, độc tôn Nho thuật, Khổng Tử mới thành người thầy của trăm vua, điều đó chẳng lẽ không phải là sự thực lịch sử? Nếu nói về việc dùng văn minh hình pháp để trị thế, thì quả thực cũng chỉ có Nho gia mới làm được. Nhưng đại đạo có ở vũ trụ chảy quanh vạn thế, cao vút tầng mây, uyên thâm như bốn bể, lẽ nào một loại học thuật có thể bao quát hết tất cả?
- Tiên sinh quả là người đạo đức cao thâm.- Lý Phất không ngớt lời ca thán: - Hôm nay thật là được mở rộng tầm mắt!
Ông bỗng nhớ Ung Chính từng có mật dụ cho mình, yêu cầu tìm một đạo sĩ có năng lực phi thường để chữa bệnh cho vua, hay là ông trời cho mình cơ duyên này chăng? Lý Phất vừa suy nghĩ đang định nói, thì hai tên hầu vừa sai đi đã trở về, giữa đám đông không tiện nói chuyện, bèn cười tiếp:
- Hạc giá chắc là nghỉ ở Bạch Vân quán? Hôm nay tôi còn có chút việc, tôi tên Mộc Tử Phất, nhà ở Tứ Bài lầu. Với khả năng của tiên sinh, tôi cũng không cần nói thêm gì nữa. Cho phép tôi ngày khác được xông hương thăm hỏi.
Giả Sĩ Phương nở một nụ cười quái đản, nói:
- Túc hạ bảo trọng. Túc hạ có ám khí ẩn dưới ấn đường e rằng có hạn nhẹ, có chút kinh động nhưng không thương tổn, nhưng tu đức dưỡng tính, giấu tài tự trọng, không hỏi thế sự, trong vòng một trăm ngày không cửa. Nếu không họa không quay gót! Tưởng cư sĩ, ta vốn nói mời ngài uống rượu, thế mà làm trò mãi, đến thức ăn cũng nguội lạnh cả rồi! Nào nào, rót đi, rót đi. Bây giờ các ngươi đừng vây lấy ta nữa, ngày mai đến đạo quán Bạch Vân, ai có bệnh thì ta xem, còn hỏi về công danh thì xin miễn.
Anh ta không thèm để ý đến đám người đang có nhìn mình cầu xin nữa, cùng Tưởng Văn Khôi vừa cụng vừa cạn hết bát này đến bát khác.
Lý Phất lặng lẽ đi theo hai tên hầu vào nhà trong. "Trong vòng một trăm ngày không được ra khỏi cửa", đó là điều không thể làm được; "họa không quay gót"? "Họa" gì vậy? Sự sủng ái tin cậy của hoàng thương đối với mình quả thực không thua kém Lý Vệ, Điền Văn Kính, bản thân mình lại không làm việc gì sai, hàng vạn dân thường liên danh gõ cửa trời xin giữ mình lại Hồ Quảng, danh vọng thì càng không ai theo kịp. Hơn nữa chẳng có tư thù, cũng chẳng có cái thóp gì để người ta bắt chẹt... Nghĩ vậy, Lý Phất bất giác mỉm cười. Thuật sĩ hay nói chuyện giật gân, quả thực không sai. Lý Phất vừa suy nghĩ đầy hồ nghi, vừa hỏi:
- Các ngươi ai đã gặp Trương trung đường?
- Bẩm, nô tài ạ. - Một tên hầu vội đáp: - Trung đường đại nhân rất bận. Bao nhiêu quan viên đều ngồi ở phòng khách tư dinh của ngài uống trà chờ tiếp kiến. Nô tài vừa bẩm, trung đường đã cho gọi vào! - Giọng hắn có vẻ đắc ý: - Thành thân vương thiên tuế, Trang thân vương thiên tuế, còn có mấy người quan võ nữa, trông như là người của doanh Thiện Bổ ấy, có hai người là của phủ Nội vụ, nô tài đều không quen. Trương trung đường trông thần sắc vẫn khỏe, hỏi thăm tình hình của chúng ta trên đường đi, ngài nói: "Lý Phất về thật đúng lúc. Ta vốn muốn gặp ông ấy tối nay. Có điều đi cả ngày đường, e rằng ông ấy mệt rồi. Ngày mai ta ở phòng Thượng thư, bảấy tranh thủ thời gian gặp ta rồi hẵng thỉnh chỉ tiếp kiến nhé!" Thê là nô tài về.
Lý Phất cười nói:
- Thầy tuổi quá 60, còn chăm lo việc triều đình vậy có câu nói này, ta phải đi gặp bây giờ mới được. Ta không muốn cưỡi ngựa, gọi một chiếc kiệu khiêng ta đi. Đi tìm kiệu đi!
--------------------------------

1
Quân Thực tức Tư Mã Quang. Giới Phủ tức Vương Anh Thạch, hai người chính kiến bất đồng nhưng tình cảm riêng tư rất thân thiết.
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI