HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA
Khách phiêu linh quay lại đất Kim Lăng
Các quan nhàn rỗi ngâm thơ đọc sách

    
 Tư Đạo đã không còn ở tại Hà Nam nữa, Điền Văn Kính hạ lệnh đuổi theo khách, Ô Tư Đạo trở về ở tại Oa tử hạ, Nam Hà, cũng không vào trong nhà, dựa gậy đứng ở giữa sân gọi quản gia, ra lệnh:
- Bây giờ đi thuê kiệu lớn, buổi tối bắt đầu khởi hành, đi Hồ Quảng trước, sau đó chuyển Nam Kinh!
- Vâng - Quản gia vội vàng làm theo, cũng thử hỏi dò xem sao: - Xin ngài cho biết cần phải đem theo bao nhiêu gia nhân, để chuẩn bị hành lý cần phải thu xếp trước.
Vừa nói, quản gia vừa nhìn trộm nét mặt của Ô Tư Đạo, nhận thấy nét mặt của ông ta cực kỳ bình thản. Ô Tư Đạo biết được ý tứ của quản gia, cười nói:
- Ta lần này ra đi vị tất đã trở lại, gia nhân đi hay ở cho tùy ý, không muốn đi thì không được cưỡng ép, đến cả ông nữa, cũng vậy. Mỗi người cấp cho 3 trăm lạng bạc để tỏ rõ tình cảm chủ bộc. Còn ông, sau khi đưa tôi đến Nam Kinh, sẽ có khoản thưởng khác nữa. Đồ đạc thì những đồ cổ đều đem đi, hành lý mềm, nhẹ thì mang theo, đồ to, nặng ông đổi ra thành tiền, như vậy nhé, đi thôi.
Lúc đó, bên ngoài có tiếng gọi, quản gia vội dìu Ô Tư Đạo đi vào phòng, vừa đi vừa hỏi:
- Có việc gì vậy?
- Không có việc gì đâu, Điền Văn Kính mở khóa cho ta đây, mang rượu ra đây!
Ô Tư Đạo ngồi an lạc trên ghế. Lan Thảo Nhi đã rót cho ông một chén rượu, ông nhìn Phượng Cô và Lan Thảo Nhi nói:
- Từ lâu đã có chí cùng mọi người quay về cố viên, sơ thực ngao du, làm bạn với mai hoa, lần này không biết có thoát ra mà đi được không?
Phượng Cô và Lan Thảo Nhi không nén nổi nhìn nhau một cái, trong lòng có chút nghi ngại. Hai người vợ của Ô Tư Đạo thì Kim Phượng Cô là chị họ của ông; Lan Thảo Nhi lại là "tục cô cô" của ông. Thực ra mà nói, như vậy cũng là loạn luân. Chính vì vậy mà cái năm Ô Tư Đạo bị nạn tức là năm Khang Hy thứ 46, sau khi được Ung thân vương cứu, ông ta mới biết được rằng mình bị bố của Phượng Cô làm hại.
Im lặng lúc lâu sau, Lan Thảo Nhi nghiến răng tức t
- Cái gã họ Điền kia đúng thực là kẻ tiểu nhân đắc chí! Hồi ở Thái Nguyên, nhìn thấy cái bộ dạng sói lang của hắn ta, đến nay nghĩ lại còn làm người ta phát ghét, lão da đừng có mà cứu cái loài lang sói Trung Sơn ấy!
Kim Phượng Cô cười nói:
- Theo tôi thế cũng tốt, lão da của chúng ta đã quá hiểu cái vất vả ở chốn quan trường rồi, bây giờ đi xa khỏi ông ta, lẽ nào không kiếm nổi miếng cơm mà ăn ư?
Ô Tư Đạo uống liền hai cốc rượu, mặt đỏ lên, vươn người ra phía sau nằm ngả xuống, nhắm mắt, lắc đầu nói:
- Các người không nên hận Điền Văn Kính. Ta cảm ơn ông ta còn không hết nữa là! Cũng chẳng cần phải an ủi ta làm gì, ta đang rất vui! Sự việc lần này, không chỉ các người, Điền Văn Kính cũng không hay biết gì cả. Người biết rõ ta ở trên đời này chỉ có hoàng thượng mà thôi. Ngoài ra, Di thân vương và Lý Vệ cũng là những người hiểu ta. Ta không nên nói nhiều, các người chỉ nên hiểu rằng, ta là con người đã quá mệt mỏi, ta không còn thiết lưu lại ở chốn danh lợi hỗn loạn này nữa. Ta chỉ mong muốn nhà ta có vài trăm mẫu ruộng tốt, sản nghiệp có 10 vạn, lại được ở một nơi xa xôi yên tĩnh. Lần này coi như Điền Văn Kính thay hoàng thượng phóng tay thả ta ra... Thật là giống như trong một giấc mộng!
Nói rồi, ông ta tự mình rót rượu uống. Tửu lượng của ông ta vốn không phải là lớn nên uống một chút mà dường như đã say. Ông ta quay đầu lại nhìn hai người vợ yêu, bất giác mỉm cười, như thể tự mình đi vào giấc mộng. Lan Thảo và Phượng Cô mặc dù không được biết lý do thật ở bên trong sự việc này, nhưng nhìn thấy ch vui vẻ như vậy, mỗi người đều tự cảm thấy yên lòng, đi sai phái gia nhân thu dọn đồ đạc, đợi đến khi trời tối thì hành lý đã sắp xếp xong, 10 cỗ kiệu lớn cũng đã tới đầy đủ. Họ yên lặng rời khỏi phủ Khai Phong.
Sau khi rời khỏi đất Hà Nam, cái gia đình bốn người ấy bèn thả bộ một cách chậm rãi, đi vào Vũ Xương các Gia Sơn lễ Phật. Hôm sau thì sắm thuyền xuôi theo dòng nước đi về Giang Đông hạ, đến Nam Kinh lúc trời mới về chiều. Thời tiết vẫn còn lạnh mặc dù đã vào hạ.
Nam Kinh là đất Kim Phấn thời lục triều, đến thời nhà Minh thì ở đây xây phủ Ứng Thiên. Ô Tư Đạo nắm tay Kim Phượng Cô và Lan Thảo Nhi cùng đi thăm lại chốn cũ một ngày trời. Gặp lại những kỷ niệm cũ, cả ba người đều phá lên cười vui vẻ. Bỗng, nét mặt Ô Tư Đạo trầm xuống, ông ta nhìn ra mặt hồ, nói:
- Mọi người hãy nhìn chiếc thuyền kia!
Hai người đàn bà nhìn theo ánh mắt của ông ta, thấy một chiếc thuyền lớn. Phía trước có hình con thiên nga, trên thuyền hình như có một ông lão gầy gò và mấy vị giống như sư gia đang chỉ trỏ gật gù như đang nói chuyện gì đó với nhau. Vì khoảng cách xa quá, không thể nhìn rõ nét mặt của họ, chỉ nhìn thấy trên mũi thuyền cắm một cái biển màu vàng, viết chữ lớn, nhìn rất rõ:
"Khâm điểm Nam vi học chính khâm sai Lưỡng Giang quan phong sử Ngạc
Văn võ bách quan quân dân nhân đẳng miễn biên hồi ty."
- À, đó là thuyền của Ngạc Nhĩ Thiện. Ô Tư Đạo lẩm bẩm, trên môi thoáng một nét cười đau khổ: - Hắn ta đã đến Nam Kinh rồi đấy.
Phượng Cô nhìn chồng một hồi lâu, rồi nói:
- Thế thì làm sao? Ông ta dám làm gì mình nào? Nếu như có chuyện gì, chúng ta lại không trốn đi được sao?
- Đối với hoàng thượng thì hắn không được tin dùng bằng Lý Vệ; nhưng về tính cách xấu xa độc ác thì hắn lại hơn hẳn Điền Văn Kính. - Ô Tư Đạo do dự một lát rồi nói tiếp: - Cái đêm mà hoàng thượng lên ngôi, hắn ta phụng chỉ đi tịch thu gia sản của 13
nhà quan lại trong kinh thành. Nhà họ Kim chẳng phải là đã mất sạch trong đêm đó sao?
Hai người đàn bà như bị trúng gió lạnh, run lên cầm cập, mặt trắng bệch ra. Họ nghĩ lại cái đêm đáng sợ đó. Đêm đó, mấy trăm quân thiết kỵ của Thiệu Phủ doanh đột nhiên ập tới. Chúng lôi Kim Ngọc Trạch từ trong chăn ấm ra, cứ để cho mặc áo mỏng như vậy mà bắt quỳ trên đất lạnh giữa trời mưa tuyết. Tất cả gia nhân trong nhà, bất kể già trẻ gái trai đều bị tống giam vào phòng lạnh không cho mặc áo ấm. Sau một đêm bị quỳ trong mưa tuyết, Kim Ngọc Trạch đã bị chết cóng. Hóa ra, người gây ra những chuyện đó chính là lão già này đây!
Nhìn nét mặt kinh hoàng của hai người vợ, Ô Tư Đạo nói:
- Thôi, chuyện đã qua không nên nhắc lại làm gì nữa. Ngược lại, chính cái gã Ngạc Nhĩ Thiện này đã thức tỉnh ta, bây giờ chúng ta nên trở về, ngày mai ta còn phải đến phủ Tổng đốc để gặp Lý Vệ
Nói rồi ông ta đứng dậy, thở dài một tiếng, thong thả bước đi.
Sau một ngày đi chơi vui vẻ trở về, Phượng Cô và Lan Thảo Nhi trong lòng vẫn không hết thắc mắc. Sau khi trở về nhà khách lúc phục vụ cho Ô Tư Đạo tắm giặt, họ vẫn im lặng nhưng trong lòng vẫn không biết có chuyện gì xảy ra, muốn hỏi, nhưng lại không biết nên bắt đầu như thế nào.
- Các ngươi định hỏi điều gì, ta đã đều rõ cả. - Nằm trên giường, Ô Tư Đạo nói: - Không nên hồ nghi, nếu như ta không yêu các ngươi thì làm sao còn có ngày hôm nay? Ta đã biết được rất nhiều chuyện, nếu kể lại cho các ngươi nghe, thì chỉ để các ngươi phải bận lòng lo lắng thêm mà thôi. Chỉ muốn nói với các ngươi một câu rằng, thế giới này tuy rộng lớn nhưng tấm thân ba thước của ta không dễ mà chôn vùi đi được, vua Ung Chính còn tại vị ngày nào thì ta không thể trở về ở ẩn được, bây giờ là lúc phải tính toán cho hậu thế, chỉ sợ phải tốn rất nhiều tâm sức mà thôi.
Phượng Cô liếc nhìn Lan Thảo Nhi, bà ta đã từng đọc rất nhiều sách, khi biết rõ được ý của chồng rồi, suy nghĩ một lát mới nói:
- Bọn thiếp không có ý nghi ngờ, theo thiếp nghĩ, hay là... Bọn thiếp đã làm liên lụy đến lão da rồi...
Nói xong, bà ta đau lòng rơi nước mắt. Lan Thảo Nhi cũng thấy đau lòng, rơi nước mắt, nói:
- Nếu như sợ, chỉ cần chạy trốn, việc gì mà phải gặp Lý Vệ nữa?
- Lý Vệ hện nay có khó khăn, ta phải giúp một tay. - Ô Tư Đạo ngồi dậy, hai tay ôm gối nói: - Ta hiểu Lý Vệ, tuy ít chữ nghĩa, nhưng lại là người thông minh, lại có quan hệ tốt với Bảo thân vương. Anh ta là người tài, nhất định sẽ đối xử tốt với Tứ da - Hoằng Lịch - như ta trước đây. Có như vậy mới đảm bảo cho Ô Tư Đạo ta một đời được bình yên.
Nói xong, ông ta nằm xuống, lại nói:
- Các ngươi đừng làm phiền ta nữa. Hãy để ta có thời gian suy nghĩ...
Phủ tổng đốc Lưỡng Giang của Lý Vệ được xây dựng trên đống đổ nát của cố cung nhà Minh, cách cổng viện hai dặm về phía tây, lại hướng về phía đông. Còn Vệ môn tuần phủ và Ty chức tạo Giang Ninh đều không ở đó. Sáu lần vua Khang Hy vi hành phía nam thì bốn lần nghỉ tại Giang Ninh chức tạo Tào Diễn phủ, bởi vì nhà cửa ở đây xây dựng rất quy củ, đẹp đẽ làm người ta cảm thấy thư thái dễ chịu.
Khi đi đến đó, Ô Tư Đạo mở rèm kiệu để nhìn ra phía ngoài, chỉ thấy trên tấm Hổ đầu bài đặt ở cổng ty chức tạo đã thay họ Tô, từ sau khi nhà họ Tào đánh đổ nhà họ Tùy để thay thế vào chỗ đó, nhà họ Tô - Tô A Lâm - lại đánh đổ họ Tào, chỉ trong chưa đầy 2 năm ở đây đã ba lần thay chủ. Nghĩ đến việc nhà họ Tào, từ đời Thái tổ Nỗ-nhĩ-cáp-xích, trong nhà đầy của cải, chật người hầu, thật là một thế gia vọng tộc. Thế mà đến khi thất thế, con cháu thất tán không biết lưu lạc ở những đâu. Ngày nay, nhìn cảnh hoang tàn, nhớ lại cảnh xưa, chẳng còn nhìn thấy người xưa cảnh cũ nữa, Ô Tư Đạo không nén nổi một tiếng thở dài. Đang nghĩ vậy, kiệu đã dừng xuống, biết đã đến Tổng đốc phủ vệ môn, ông ta bèn chống gậy khó nhọc cúi người bước ra khỏi kiệu. Nhìn thấy cánh cổng cao đóng chặt, bên trên có bảy chữ đại tự:
Khâm mệnh Lưỡng Giang tổng đốc Lý.
Ô Tư Đạo đang không biết nên làm thế nào thì nghe tiếng quát:
- Làm cái gì vậy? Không cho ngươi đi vào!
- Ta ở Hà Nam đến. - Ô Tư Đạo nhìn thấy Qua Thậm Cáp đang từ từ tiến đến, ông ta rút danh thiếp ra đưa cho hắn, ung dung nói: - Muốn gặp Lý chế quân của các ngươi.
Qua Thậm Cáp mặt mày trang nghiêm, nhận lấy tấm thiếp thì nhìn thấy bên trên đó viết:
Niêm quyển huynh Ô Tư Đạo cẩn kiên Lý Công Vệ
Qua Thậm Cáp xoay ngang xoay đọc hồi lâu, lẩm bẩm:
- Trên đời này lại có người họ Điểu, Điểu lại thêm cái tai bên cạnh, thật là hiếm thấy!... Lý đại soái của chúng ta hôm nay triệu kiến huyện lệnh Giang Tô đến để nghị sự, bây giờ đang cùng La trung thừa bàn việc ở nhà khách. Ông để ngày khác đến đây.
Ô Tư Đạo không nén được nụ cười, nghĩ thầm: "Lý Vệ không biết chữ", nghĩ rồi nói:
- Lý Vệ mù chữ, lại nuôi một lũ có mắt như mù! Đây mà là chữ Điểu à? Nếu anh ta đang bàn thì ta không làm phiền anh ta nữa, nhà ngươi hãy đi vào nhà bảo với Thúy Nhi rằng ta gặp nó trước vậy.
- Thúy Nhi à? Thúy Nhi là ai?
- Thúy Nhi là vợ của Lý Vệ ấy!
Anh chàng Qua Thậm Cáp kinh ngạc lùi lại một bước, nhìn Ô Tư Đạo từ đầu đến chân. Qua cách ăn mặc của ông ta thì không thể đoán được ông ta là người sang hay hèn, không hiểu ông ta là hạng người gì. Ô Tư Đạo cười, nói:
- Chỉ cần ngươi nói với bà chủ của ngươi. Nếu không muốn gặp, ta sẽ tự đi thôi.
Qua Thậm Cáp ngây mặt ra, gật đầu, quay vào nhà. Một lát sau, hắn chạy như bay ra, hổn hển nói:
- Bà chủ mời Ô tiên sinh vào. Đây là công đường, bà chủ không tiện ra đón khách. Đã cho người đi mời Lý đại soái. Ô tiên sinh, mời ngài vào!
- Không phải là "Điểu tiên sinh" à? - Ô Tư Đạo cười to, lấy ra 5 đồng bạc quay người dặn hai gia nhân đi cùng: - Các ngươi về đi, nói với hai vị nương nương, buổi tối chưa chắc ta đã về. Nếu như ở đây ở được, sẽ có người đến đón.
Nói xong, ông ta cùng Qua Thậm Cáp đi vào. Vừa bước vào sân, đã thấy Lý Vệ và vợ là Thúy Nhi đứng đón ở cửa. Thái độ đón tiếp cung kính của họ làm cho Qua Thậm Cáp đứng ngây ra nhìn.
Lý Vệ và vợ mừng hết mức. Vốn xuất thân từ một kẻ nô bộc của Ung Chính vương, Lý Vệ không đọc hành gì. Nay được làm quan, anh ta nghĩ đến việc học chữ, đọc sách. Anh ta chỉ mong có Ô tiên sinh ở bên để giúp đỡ anh ta. Nay Ô tiên sinh đến thăm, anh ta và vợ như bắt được của, luôn miệng nói:
- Ông trời có mắt.
Thúy Nhi vừa sai bảo gia nhân dọn rượu đãi khách, vừa hỏi:
- Hai vị nương nương đâu? Sao không cùng đến. Chị em chúng tôi cũng muốn gặp gỡ nói chuyện với nhau để giải buồn chứ.
Vừa nói, Thúy Nhi dùng hai tay bưng trà lên mời Ô Tư Đạo. Đã nhiều năm không gặp lại, Thúy Nhi từ một a hoàn đã trở thành một thiếu phụ xinh đẹp tháo vát. Cô ta nói luôn miệng mà không hết chuyện. Dường như cô ta đã hoàn toàn trở thành một con người khác.
Một lát sau, Lý Vệ tiễn khách quay về, gọi vợ:
- Nào, hãy dọn mâm ra đây, chúng ta vui vẻ một
Nghe vậy, Thúy Nhi vội đi chuẩn bị.
- Thôi, đừng câu nệ lễ tiết nữa, đây không phải là Ung vương phủ. Không cần phải theo quy định cũ nữa. - Ô Tư Đạo nói: - Vốn là ta chỉ muốn gặp anh, lặng lẽ đến, lặng lẽ đi, thế nhưng Qua Thậm Cáp lại bảo ta là "Điểu Tư Đạo", Thúy Nhi gọi anh, anh lại gọi Doãn Kế Thiện, ta làm sao mà yên thân được? Phạm Thời Tiệp điều đến Giang Nam, làm việc ở đâu?
Lý Vệ bưng trà uống một ngụm, ngồi xuống phía trước mặt Ô Tư Đạo, dùng tay xoa mặt,ổi phù một cái, nói:
- Tiên sinh, việc ở Hà Nam tôi đều đã nghe hết cả rồi, cũng đã viết thư cho Điền Văn Kính. Tâm sự của ngài có gì mà tôi lại không biết. Không phải là ngài không muốn trở về quê, làm ruộng đọc sách thong dong sống qua ngày. Nhưng không được đâu, tôi và ngài đều là những con ngựa thồ, nếu không kéo được chiếc xe đến đích thì chủ nhân không cho nghỉ. Nếu như ngài nói, gặp nhau không cần chấp lễ, đấy chỉ là nói mà thôi, còn tôi thì không thể không khắc sâu lễ tiết được Hơn nữa... - Lý Vệ ngẩng đầu lên nhìn Ô Tư Đạo nói: - Ngài chẳng phải là ân nhân cứu mạng của tôi đấy sao!
Xưa kia, khi còn là gia nhân trong Ung vương phủ, Lý Vệ và Thúy Nhi vì "có tình ý riêng tư " với nhau, phạm phải gia luật của nhà Ung vương, phải đày đi Hắc Long Giang. Đúng lúc đó, Ô Tư Đạo đã dùng tình lý để thuyết phục Ung vương tha cho họ.
Nghe thấy Lý Vệ nhắc đến bốn chữ "ân nhân cứu mạng", Ô Tư Đạo cười nói:
- Chẳng phải là anh cũng đã từng cứu hoàng thượng đấy sao? Hoàng thượng cũng đã từng cứu chúng ta, đó có thể nói là những món nợ không bao giờ trả hết được!
- Lại còn Phạm Thời Tiệp nữa - Lý Vệ cười, đổi sang đề tải khác: - Vừa mới đến nhậm chức đã gặp phải sự cản trở của hắn ta rồi. Lại còn Ngạc Nhĩ Thái nữa, phì, đồ bỏ đi! Tôi đã tự mình đến thăm Cống viện, đại nhân không biết, chính là hoàng thượng cho ông ta cái biển to như vậy ư? Tôi không thèm để ý đến ông ta. Ngày nay có rất nhiều người đến nói với tôi để xem ông ta làm cái trò gì nào!
- Đây không phải là việc để ý hayể ý - Ô Tư Đạo cười lớn, nói: - Ngạc Nhĩ Thái có chương trình của Ngạc Nhĩ Thái, dám can anh, tất nhiên là ông ta có lý của ông ta.
- Ngài bảo là...
- Ông ta không tin lời anh nói: Giang Nam không có hao hụt. Ở Phúc Châu, ông ta đã kiểm tra ra Phiên khố ở Phúc Kiến có sự hao hụt. Ông ta đã vạch ra việc đó rất được hoàng thượng khen ngợi, vì vậy ông ta muốn lập một công to hơn. Ta nghĩ, ông ta đã chọn đúng vào anh đấy.
Lý Vệ nói:
- Thế thì ông ta chọn nhầm đối tượng rồi, sổ sách kho tàng của tôi rất rõ ràng, không sợ phải bị kiểm tra!
Ô Tư Đạo cười, nói:
- Sổ sách lương tiền, anh cũng có thể tin tưởng được nhưng còn các quan lại dưới quyền anh có làm hao hụt hay không, anh làm sao nắm được. Cái đất Kim Phấn lục triều này, thay đổi vài trăm vạn có gì là khó? Điều này nói ra là hơi khó nghe, anh hãy thử bắt đầu từ những việc trong nhà anh xem sao! Nếu như Ngạc Nhĩ Thái biết được điều này, đi xem xét từ các huyện, thử hỏi, anh có tránh được bị kiểm tra không?
Lý Vệ nghe xong, ngây người ra nhìn Ô Tư Đạo một lúc lâu, đột nhiên ông ta vui vẻ hẳn lên:
- Đúng là phục ngài thật, nói thật ra, hôm nay toàn bộ các quan chủ chốt trong tỉnh tụ tập ở đây cũng là vì việc ấy. Tôi cũng không tin là toàn tỉnh không có hao hụt gì, nhưng cuối cùng là có bao nhiêu huyện có chuyện giả mạo sổ sách, tôi cũng không được rõ, đành phải cúi đầu mà tìm, vùng Tô Bắc, Tô Hoãn sợ rằng có đến hai, ba chục huyện che giấu tôi. Nhưng tôi đã tấu lên triều đình rồi, phải cúi đầu mà đợi thôi, không thể không đợi được.
Đúng lúc đó, Thúy Nhi bước vào, cười, nói:
- Vừa gặp mặt đã bàn việc rồi. Có bao nhiêu việc không để từ từ hẵng nói hay sao? Doãn đại nhân và Phạm đai nhân đều đã đến, thức ăn bày ở đây có được không?
Bên ngoài có tiếng giầy dép bước chân, tiếp đó nghe thấy tiếng lao xao rồi lần lượt Doãn Kế Thiện, Phạm Thời Tiệp lần lượt đi vào. Ô Tư Đạo chống tay ngồi dậy đón tiếp, Lý Vệ cười nói:
- Đều là người nhà, không ai phải chấp lễ cả. Tôi xin giới thiệu: Đây là Doãn Kế Thiện, công tử thứ hai của Doãn đại học sĩ Mao Tài công, nay làm bạn với tôi một văn một võ; còn đây là Phạm Thời Tiệp, cũng vừa đến phiên đài, ngài hãy nhìn bộ dạng của anh ta, giống như là mẹ vừa chết vậy. Còn đây là Ô tiên sinh mà tôi thường nhắc đến. Đến Phương Bao tiên sinh còn phải phục tài văn chương học vấn của ông ấy. Vừa mới từ Hà Nam đến, ở chơi tại phủ tôi vài ngày.
Nói xong mời ba người ngồi xuống, cười bảo Thúy Nhi:
- Khách đến đủ rồi, mang thức ăn lên đây!
Bốn người ngồi ăn uống đàm đạo văn chương. Ô Tư Đạo nhân đó chỉ bảo thêm cho họ cách làm ăn đối phó với công việc. Lý Vệ thì đã biết Ô Tư Đạo từ lâu, không nói mà chỉ nghe, còn hai người kia liên tục tán thưởng. Cuối cùngÔ Tư Đạo ngâm một đoạn trong vở "Mãi tử hận":
Bần gia hữu bần diệc kiêu, cốt nhục ân trọng na năng phao?
Cơ hàn sinh tử bất tương lão, hại tràng mãi nhi vị nô tài
Thử thời nhất biệt hà thời kiến, biên phủ nhi thân sị nhị diện
Hữu mệnh phong niên lai thục nhi, vô mệnh cửu tuyền trường bãi oán
Sở nhi thiết mạc khổ tư lượng, ưu tư thành bệnh thùy nhữ tướng?
Bao đầu đốn túc khốc thanh tuyệt, phi phong lập lập thiên mang mang.
Dịch nghĩa:
Nhà nghèo con nghèo cũng vẫn kiêu, tình nghĩa cốt nhục không thể nào vứt bỏ
Lúc cơ hàn sống chết không bảo vệ được con, đứt ruột mà phải bán con đi làm nô lệ
Lúc đó chia ly biết bao giờ gặp mặt, xoa mặt con, ôm con vào lòng
Có mệnh tốt thì khi giàu có sẽ chuộc con về, không có số thì mãi ôm hận nơi chín suối
Dặn con hãy cô gắng chịu khổ, ưu tư thành bệnh ai hay biết?
Ôm đầu ngồi khóc không thành tiếng, gió sầu thổi vù vù trời đất mênh mang.
Ô Tư Đạo ngâm chậm rãi, mọi người đều nghe rất rõ, đều đứt từng khúc ruột. Phạm Thời Tiệp và Doãn Kế Thiện ban đầu còn ngồi im nghe, về sau mặt càng tái đi. Lý Vệ không thể nào chịu nổi, nghĩ đến những ngày khổ cực xưa kia, hai tay ôm mặt, nước mặt tràn rơi, khóc không thành tiếng. Lý Vệ lúc đó mới sực tỉnh, nghĩ đến lời chỉ bảo của Ô Tư Đạo khi anh ta hỏi "nên tâu với nhà vua như thế nào?", Ô Tư Đạo đã nói: "Nên tâu thế nào ư, cứ nói hết sự thật! Chỉ cần làm viên quan tốt thì hoàng thượng sẽ không hỏi tội đâu". Im lặng một lúc lâu sau thì có hai lính lệ mang khăn nhúng nước nóng lên cho cả bốn người lau mặt.

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI