HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA
Ra biên ải Cửu da dùng tiền mua chuộc
Tới biên cương mười thị vệ gặp ngay khốn đốn

    
iên Canh Nghiêu thống soái 10 vạn đại quân, đại bản doanh di chuyển đến Tây Ninh, từ Ung Chính tháng Năm năm thứ nhất đến tháng Chín vẫn chưa tiêu diệt được quân phiến loạn. Niên không phải là không muốn tốc chiến tốc thắng, bởi tính chất của cuộc chiến tranh có liên quan rất lớn đến đại cục. Quân phiến loạn người Mông Cổ cực kỳ dũng cảm, cuộc sống của dân du mục nay đây mai đó không có nơi ở cố định, hôm nay tin thám báo cho hay đại bản doanh của quân phiến loạn đặt ở Quí Nam, ngày mai lại có tin báo đã di chuyển đến Hưng Hải, điều binh tới đó tập kích, thế là vồ hụt, tiếp tục cho thám thính, quân của La-bố-tạng-đan- tăng chuyển đến Ôn Tuyền... Chiến trườngịnh, tập kích lung tung, nếu không thay đổi sách lược, chắc chắn thất bại. Từ nhỏ Niên Canh Nghiêu đã thích đọc binh thư, quyết chí phấn đấu trở thành danh tướng, vì thế, tuy thi đỗ tiến sĩ, song lại theo đuổi binh nghiệp. Trước đây, Khang Hy ba lần thân chinh ngự giá đến Chuẩn Cát Nhĩ, Niên liên tục là tham tướng dưới trướng đại tướng quân Phi Dương Cổ trong Bắc Lộ quân, chiến đấu liên tục hơn 10 năm trời trên vùng sa mạc cát bay đá nhảy. Niên nếm đủ khó khăn gian khổ, đồng thời hiểu sâu sắc những khó khăn trong việc tiêu diệt quân phiến loạn ở đây, khó khăn hơn nhiều so với việc tiêu diệt quân Bao Độc Cố ở Trung Nguyên, thổ phỉ ở Thái Hồ. Trận này nếu thắng, bản thân Niên sẽ trở thành Phi Dương Cổ thứ hai của triều Đại Thanh. Còn nếu thất bại thì sao? Cục diện triều chính sẽ như một kho thuốc súng nổ tung, quan trọng là thế, song không hiểu vì sao lại điều Thập tứ a-ca Doãn Đề đang thắng trận về kinh thành, đưa tên đại tướng bị thịt, hậu đậu bất tài lên thay thế, không những làm cho mình thân bại danh liệt, mất mặt với quần thần, mà còn ngay như ngai vàng của Ung Chính cũng khó bề đứng vững.
Với ý chí quyết tâm chiến thắng, Niên Canh Nghiêu dùng binh thận trọng, hạ lệnh cho tuần phủ Cam Túc Phạm Thời Tiệp trấn thủ khu vực Vĩnh Xương và Bố-long-cát-kha, chặn đường rút lui về phía đông của quân La-bố-tạng-đan-tăng; phân chia cho mỗi nơi 2 vạn binh mã cố thủ các cửa ải Lý Đường, Ba Đường, Hoàng Thắng, chặn quân phiến loạn chạy sang Tây Tạng; tướng quân Phú Ninh An đồn trú ở Tân Cương là em trai của đương kim hoàng hậu, là môn hạ của Ung Chính, không tiện ra lệnh trực tiếp, bèn xin thánh chỉ ra lệnh cho tướng Phú chuyển quân tới cửa khẩu Thổ-lỗ-phiên và Cát Tư, làm cô lập giữa quân phiến loạn với Chuẩn Cát Nhĩ. Niên đã bỏ ra biết bao tâm huyết và công sức, qua bao đêm mất ngủ mới xây dựng được kế hoạch "chiến lược bao vây Thanh Hải". Chỉ trong vài tháng, Niên Canh Nghiêu sút hơn 10 cân, lưỡng quyền nhô cao, hai hố mắt lõm sâu, tính khí ngày càng nóng nảy. Vì thế, khi biết tin 10 viên thị vệ "hộ tống" Cửu a-ca Doãn Đường tới đại bản nh để "tăng sức mạnh cho tiền tuyến", Niên Canh Nghiêu nở nụ cười mỉa mai, vứt tờ báo "soạt" một tiếng lên bàn, hai tay chắp sau lưng, đi đi lại lại trong trướng trung quân.
- Đại soái, Tay chân tin cậy của Niên Canh Nghiêu, Tang Thành Đĩnh bước vào nói: - Trên bàn hiện còn hai bản báo cáo của quân báo, cách xa 6 trăm dặm vừa được chuyển đến...
- Nói.
Các nếp nhăn trên khuôn mặt đen sạm của Niên Canh Nghiêu giống như những vết dao rạch, như càng sâu thêm, mắt nhìn ra phía chân trời xa xa.
Tang Thành Đĩnh hơn 50 tuổi, người gầy như que củi, chỉ một cơn gió nhẹ cũng có thể thổi bay, im lặng một lát, rồi lên tiếng:
- Phạm Thời Tiệp có công văn chuyển tới, báo cáo việc chuyển quân bố phòng sắp tới vào đúng dịp mùa đông giá rét, xin được cấp 2 nghìn lều bạt bằng da bò.
- Thảo công văn trả lời, ra lệnh cho quân Phạm Thời Tiệp..., viết thêm một câu, từ nay về sau viết báo cáo phải kính thưa kính gửi rõ ràng, nếu không ta sẽ không phúc đáp, lỡ việc quân cơ ta sẽ chém!
- Tuân lệnh!
- Còn gì nữa không?
- Nhạc đốc soái có công văn trả lời.
- Nói.
- ốc soái nói: "Mệnh lệnh của đại tướng quân điều động quân Tứ Xuyên chuyển tới Tùng Phiên đã nhận được, song trước mắt chưa thực hiện được".
- Hả?
Niên Canh Nghiêu quay người lại, lướt nhìn Tang Thành Đĩnh từ đầu xuống chân, ánh mắt rực sáng bỗng như tối sầm lại, cười chua chát:
- Về địa vị, Nhạc là cấp dưới của ta; về tình cảm, Nhạc là bạn cũ của ta. Thế thì tại sao Nhạc lại ghen ghét ta? Nhạc Chung Kỳ còn nói gì nữa?
Tang Thành Đĩnh liếm đôi môi khô nẻ, nói:
- Đốc soái bảo còn xin thánh lệnh, việc quân cơ không thể tiết lộ, quân Tứ Xuyên chưa chắc đã hợp vây cùng với Niên Canh Nghiêu đúng thời hạn. Nhạc đã di chuyển quân tới Thạch Khê và chùa Mạnh Long sẵn sàng chờ lệnh. Nhạc có gửi kèm theo chỉ dụ của Vạn tuế da, xin đại tướng quân hiểu cho nỗi khổ tâm của Nhạc Chung Kỳ.
Nói xong, hai tay Tang Thành Đĩnh dâng bản tấu cho Niên Canh Nghiêu. Niên Canh Nghiêu đón lấy bản tấu, mở ra xem. Mở đầu là lời thăm hỏi với giọng điệu vỗ về, còn chuyện điều động binh lực viết "vòng vo Tam quốc", đoạn cuối cùng là lời phê của Ung Chính:
Đọc kỹ bản tấu, trẫm tin ở khanh, song trước khi quyết định sự việc quan trọng cần thận trọng. Hiện tại ở biên giới phía tây có hai người đó là Niên Canh Nghiêu và khanh, thì trẫm còn phải lo lắng gì nữa. Mong khanh nhanh chóng thành công, trẫm chờ tin đại thắng!
Đọc Niên Canh Nghiêu thở dốc, lặng lẽ đưa cho Tang Thành Đĩnh xem,!úc lâu sau mới lên tiếng:
- Nhạc Chung Kỳ là phó tướng của ta, Nhạc không thể không mượn tiếng thánh thượng để lên mặt. Nay hoàng thượng đã có chỉ dụ, nếu ta bác bỏ tình hình sẽ xấu thêm. Ngươi bảo văn thư trung quân viết chỉ lệnh cho Nhạc, xong đóng dấu của ta, báo cho Nhạc biết quân phiến loạn Thanh Hải đã tháo chạy về Tứ Xuyên. Là tướng ở xa, lệnh của vua chưa thật thỏa đáng, binh mã của Tứ Xuyên vẫn do ta điều động.
Niên Canh Nghiêu nói xong, Tang Thành Đĩnh đã tuân lệnh, nhưng thấy Tang Thành Đĩnh vẫn chưa đi, Niên Canh Nghiêu hỏi:
- Sao ngươi chưa đi?
- Đại tướng quân - Tang Thành Đĩnh nói: - Uông Cảnh Kỳ do phủ Bát vương cử tới, muốn được tiếp kiến đại tướng. Ngoài ra, còn có Cửu da và 10 viên thị vệ đã tới ngoại thành Tây Ninh. Đại tướng có tiếp kiến họ không?
Niên Canh Nghiêu cười nhạt, nói:
- Lão Tang, cái tay họ Uông do phủ của thân vương cử đến, viết mấy bản điều trần rất khá, ngày mai bảo y tới văn phòng trợ giúp quân vụ, ngày ngày gặp nhau, cần gì "tiếp kiến" với chả "tiếp giao". Còn mấy tên thị vệ, cả Cửu da nữa, ngươi có biết họ đến đây làm gì không? Trong số đó, có tên đến để tranh công, có người đến đây là do bị đày ải, ngươi dẫn phó tướng, tham tướng thay ta tiếp họ, nói rằng ta đang thực thi công vụ, không tiện nghênh tiếp, mong họ thứ lỗi... thực tại ta rất mệt, muốn trốn họ nghỉ một lát,Doãn Đường và 10 viên thị vệ do đại nội chọn ra, được các dịch trạm đưa đón qua các hạt: Hà Nam, Thiểm Tây, Cam Túc, vượt qua hàng ngàn dặm, coi như đã tới thành Tây Ninh. Vào giờ Thìn ngày mùng 8 tháng Chín dừng chân tại nhà khách sĩ quan. Thời tiết lúc này vào mùa thu, bầu trời trong xanh, gió mát, cây bắt đầu trút lá vàng xuống đất, sương đêm ướt đẫm cỏ cây, mặt nước hồ phẳng lặng trong vắt, mùa thu là mùa có thời tiết tất nhất trong năm. Sau khi vượt qua núi Trung Điều là tới đất Thiểm Tây, thời tiết đã có sự thay đổi, cao nguyên đất đỏ ba dan bằng phẳng trải dài ngút tầm mắt, thỉnh thoảng đâu đó nổi lên các gò đất cao nhấp nhô, ngồi trên lưng ngựa phóng tầm mắt nhìn tới chân trời xa xa, hai bên đường cỏ mọc lơ thơ run rẩy trước gió, rừng bạch dương trút sạch lá, còn trơ lại cành cây khẳng khiu, tiếng gió gào thét giữa không gian bao la, hoang vắng tạo cho ta cảm giác rờn rợn. Đi tiếp về phía tây, vượt qua Cam Túc, tiến vào cao nguyên Thanh Hải, nơi đây không một bóng cây ngọn cỏ nào sống nổi, khe suối cạn khô, đất đá ngổn ngang... gió xoáy cuốn cát bụi rung lên cao, trông như những đám khói lơ lửng giữa không trung, làm cho không gian mờ mờ ảo ảo, đoàn người đi bộ dắt ngựa lê từng bước chân nặng nhọc, hàng ngày ăn toàn yến mạch và quả xanh, muối nấu thịt dê, thịt bò khô, gặp nơi không có nước, mặt mũi chân tay không được tẩy rửa, người ngợm bẩn thỉu. Đoàn người này gồm toàn bộ con em người Mãn Châu, đã qua rèn luyện võ nghệ, gân cốt cứng cỏi, chịu đựng được gian khổ. Trong chuyến đi này, chỉ một mình Doãn Đường hiểu được tính chất quan trọng của cuộc hành trình, Doãn Đường mang theo người 1 triệu lạng bạc bằng ngân phiếu, tuy không cần dùng đến tiền, song vẫn mang theo người, khi gặp ai đó trong lòng phiền muộn, dùng tiền để an ủi họ, trong cả đoàn hộ tống không ai không bảo Cửu da "phóng khoáng", "hoạn nạn cùng thuyền", 10 viên thị vệ quên hết mọi lời dặn dò trước khi lên đường "không được giao tiếp hữu hảo với Doãn Đường".
Cả đoàn người trú chân ở nhà khách sĩ quan,hờ Niên Canh Nghiêu đích thân tới nghênh đón. Tri phủ Tây Ninh Tư Mã Lộ là môn hạ của Thập tứ a-ca Doãn Đề, năng nổ mẫn cán, mời đầu bếp giỏi nhất thành Tây Ninh, mở tiệc đón tiếp Doãn Đường. Ngoài gà, vịt, cá ra còn có rau xanh các loại: rau cần, củ cải, su hào, tươi roi rói. Đoàn người, suốt dọc đường ăn thịt khô chán ngấy, nay gặp bữa tiệc thịnh soạn này, khác nào hạn lâu ngày gặp mưa, họ tươi cười, ăn uống ngon lành, chỉ một loáng toàn bộ số thức ăn bày trên bàn đều hết sạch. Đứng đầu đoàn thị vệ tên là Mục Hương A, ăn nhanh nhiều đến nỗi người ướt đẫm mồ hôi, thấy tâm trạng Doãn Đường nặng trĩu ưu phiền, nên chỉ ăn qua quýt vài miếng nữa, rồi khoanh chân ngồi trên ghế cạnh lò sưởi, cười nói:
- Cửu da trong lòng có tâm sự gì, sao ưu phiền vậy, thức ăn ngon lành như thế, sao không ăn đi?
- Ta từ nhỏ đã tích đức tu thân, so làm sao được với các dũng sĩ mạnh như mãnh hổ? Các ngươi cứ ăn uống cho thỏa thích đi.
Doãn Đường ăn một miếng dưa muối, quay sang hỏi Tư Mã Lộ:
- Số thực phẩm rau xanh này, đều là sản phẩm của địa phương trồng?
Tư Mã Lộ cười, trả lời:
- Cửu da đúng là sinh ra và lớn lên trong Tử Cấm Thành. Thời tiết ở địa phương lúc này khắc nghiệt như vậy, thì làm sao trồng được rau xanh, ngoài củ cải ra, số rau xanh còn lại đều được chuyển bằng đường quân bưu từ Tứ Xuyên tới đây. Niên Canh Nghiêu thưởng cho nô tài, nô tài để dành, nay lấy ra thết Cửu da.
Mục Hương A hỏi giọng rít qua kẽ răng:
- Tay Niên Canh Nghiêu này gớm thật? Từ Tứ Xuyên tới đây xa xôi như vậy, mà vẫn giữ được rau tươi!
Tư Mã Lộ đáp:
- Từ chùa Mạnh Long tới đây, đi ngựa phải mất 3 ngày đường, chỉ riêng việc vận chuyển rau xanh đã phải huy động tới hơn 1 nghìn người, chia thành 10 nhóm, họ tấp nập vận chuyển tới đại bản doanh của Niên Canh Nghiêu.
Cả đoàn ngồi nghe cách thức làm việc của Niên Canh Nghiêu, đều lắc đầu lè lưỡi tỏ vẻ kinh ngạc và thán phục. Doãn Đường lái câu chuyện sang hướng khác, hỏi:
- Đại hành dinh của đại tướng quân cách đây bao xa?
- Bẩm Cửu da, ở phía bắc thành Tây Ninh.
Tư Mã Lộ cân nhắc hàm ý câu hỏi của Doãn Đường một lát, rồi chậm rãi nói tiếp:
- Thường ngày nô tài rất ít khi gặp Niên Canh Nghiêu. Vừa rồi dịch trạm cho người báo tin tới, nô tài mới biết Cửu da và các vị đại nhân tới đây, nô tài có nhiệm vụ "tẩy trần" cho khách từ xa tới, chỉ một lát nữa đại tướng quân sẽ biết tin Cửu da và các vị đại nhân đã tới đây, đại tướng sẽ cho người đến đón.
Tới lúc này mọi người mới vỡ lẽ, vị thái thú này không phải là ngdo Niên Canh Nghiêu cử đến nghênh tiếp hoàng thúc, có người nhổ nước bọt tỏ vẻ khinh bỉ. Mục Hương A là con cháu của chính cung thái hậu, mẫu thân của công chúa Hòa Thạc thuộc thời Khang Hy năm thứ 23, làm sao chịu nổi sự bạc đãi này? Mục bỗng chốc mặt đỏ tía tai, giật phanh cúc ngực, tức giận nói:
- Đ. mẹ, rừng rộng, chim nhiều, chúng ông tới đây là do hoàng thượng sai khiến, chứ có phải nô tài của thằng chó nào đâu! Lúc đầu ông tưởng...
- Lão Mục, ngươi uống rượu... - Doãn Đường giơ tay ra hiệu ngăn không cho Mục Hương A nói nữa. Cửu da thò tay vào túi lấy đồng hồ ra xem, đã gần giờ Ngọ, thấy không còn hy vọng Niên Canh Nghiêu ra đón nữa, liền cười nói:
- Gần tổng hành dinh như thế, chúng ta hà tất phải ngồi ở đây chờ... Tư Mã Lộ, người về phủ của ngươi đi, điều một người dẫn đường, để ta vào tiếp kiến đại tướng quân!
Nói xong, không cần nghe Tư Mã Lộ trả lời, Doãn Đường khoác áo da cáo vào người, ngật ngưỡng bước ra khỏi nhà khách.
Số người còn lại đành phải bước theo, bực tức leo lên lưng ngựa. Vừa đi được một đoạn dài bằng tầm tên bắn, nhìn thấy một đoàn người ngựa từ xa phi tới, tên nha dịch dẫn đường nhìn thấy Tang Thành Đĩnh, vội vàng bẩm báo với Doãn Đường. Doãn Đường nhảy xuống ngựa, chân chạm đất đứng chưa vững, Tang Thành Đĩnh đã rạp người khấu đầu, khoát tay làm động tác chào rồi đứng dậy nói:
- Niên đại tướng quân sai nô tài tới đây nghênh đón Cửu da, đại tướng đang bận, không thể tiếp đón được, m đại nhân lượng thứ, mời chư vị vào đại bản doanh hội kiến.
Doãn Đường gật đầu, cười nói:
- Quí Cương Kỷ vất vả quá, chúng ta đi thôi!
Mục Hương A cười nhạt, nói:
- Mời Quí Cương Kỷ đi trước,... thị vệ cần phải có dáng điệu của thị vệ đi sau!
Trước khi 10 viên thị vệ lên đường, Ung Chính ban thưởng cho mỗi người một bộ quần áo đi ngựa màu vàng, biểu thị họ đã được Ung Chính sủng ái. Theo luật pháp triều Thanh, quan chức nào được đặc ân ban thưởng bộ quần áo này, khi người được thưởng mặc vào người, thì không phải hành lễ trước bất kỳ quan chức có phẩm hàm nào trong triều đình. Nay thấy họ mặc vào người trông có vẻ gò bó, để đi gặp Niên Canh Nghiêu, Doãn Đường nghĩ rằng, chính bọn thị vệ "tinh tướng" này sẽ gây nên nhiễu sự, tạo cớ cho Niên Canh Nghiêu trút mọi phẫn nộ xuống đầu mình. Doãn Đường lại nghĩ Niên Canh Nghiêu kiêu ngạo như thế, nay có kẻ ngang bằng thì cũng tốt. Trong khoảnh khắc này không hiểu sự thể sẽ ra sao, Tang Thành Đĩnh hiện đứng trước mặt, biết nói gì đây, suy đi tính lại Doãn Đường cho im lặng là hay hơn cả, nghĩ vậy bèn nhảy lên lưng ngựa, lững thững tiến về phía bắc thành Tây Ninh.
Thành Tây Ninh chỉ là một thành nhỏ, có khoảng 3, 4 nghìn dân, trước đây thành bị chiến tranh tàn phá, dân cư trong thành người thì chạy nạn, người thì di cư đi chỗ khác, nay thực chất là thành đầy sắc lính. Dọc đường đi, Doãn Đường quan sát xung quanh, trong các nhà dân đều có quân lính ở. Trong thành, cứ cách khoảng một tầm tên bắn, có một lính đứng gác, kiếm gài thắt lưng, tay cầm giáo búp đa, người đứng thẳng như một chiếc cọc gỗ cắm xuống đất, mắt nhìn thẳng, trông rất oai nghiêm. Từ lâu nghe tin Niên Canh Nghiêu có tài rèn quân, nay tận mắt trông thấy quả thật tin đồn không ngoa. Càng đến gần tổng hành dinh, không khí càng trang nghiêm, trước trướng chỉ huy dựng một chiếc cột thép trên treo lá cờ đạo cực lớn, nửa dưới lá cờ viết dòng chữ vàng:
Phủ viễn Niên đại tướng quân
Sáu chữ cỡ lớn phần phật tung bay theo hướng gió tây. Hai bên trướng của đại tướng quân dựng hai tấm biển báo bằng sắt cao khoảng hơn một mét, một biển báo viết: "Quan văn xuống kiệu, quan võ xuống ngựa", biển báo còn lại viết: "Yên tĩnh, không phận sự miễn vào", mỗi bên có 40 tiêu binh đứng gác, nét mặt uy nghiêm, dáng điệu oai phong lẫm liệt. Doãn Đường đang tự ngầm đánh giá, thì thấy một viên hiệu úy từ phía đông trướng soái sải từng bước dài đi tới, tiến tới gần Doãn Đường, quỳ một chân xuống đất, tay giơ ngang mặt chào theo kiểu nhà binh:
- Niên đại tướng có lệnh, mời Cửu da xuống ngựa tại đây, đại tướng lập tức ra đón!
- Biết rồi - Trước cảnh uy nghiêm chặt chẽ này đã làm cho Doãn Đường hơi run, Doãn Đường gật đầu, nhảy xuống ngựa, nói: - Ngươi báo lại với đại tướng, không cần phải ra đón, chúng ta tự vào.
Viên hiệu úy đáp:
- Tuân lệnh! - đứng dậy quay người vào trướng bẩm báo.
Một lát sau, nhạc ở bên trong đồng loạt tấu lên, tiếp đến là ba tiếng ph nổ, cửa chính của trướng soái từ từ mở, hai hàng quan võ khoảng 40 người, tay nắm chặt chuôi kiếm, hàng lối thẳng tắp, đi đều bước ra, tiếp đến xuất hiện Niên Canh.Nghiêu, đầu đội mũ cài lông chim công, người mặc áo bào thêu 9 con mãng xà giơ vuốt 5 ngón, ngoài khoác áo đi ngựa màu vàng mới tinh, lưng đeo bảo kiếm, mũi kiếm chúi xuống đất, thoạt nhìn biết ngay y phục, kiếm là do hoàng thượng Ung Chính ban thưởng. Viên hiệu úy nọ thấy Niên bước ra, hai chân rập vào nhau đánh "cộp" một tiếng, quỳ một gối hành lễ, lúc này trong ngoài trướng có khoảng hơn 100 người không một tiếng ho, tất cả im lặng phăng phắc. Niên Canh Nghiêu mắt nhìn thẳng, đi tới trước mặt Doãn Đường, nét mặt điềm tĩnh, hai tay chắp vào nhau, nói:
- Cửu bối lặc, Niên Canh Nghiêu phụng chỉ đã lâu, thất lễ không đón tiếp chu đáo, thật là đắc tội!
Doãn Đường cũng chắp tay đáp lễ, nghiêm trang nói:
- Đại tướng quân, ta phụng chỉ tới đây nhằm tăng sức mạnh cho tiền quân. Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách, huống hồ ta là con cháu hoàng tộc Đại Thanh! Từ nay về sau, ta tuân theo hiệu lệnh của đại tướng, song khi có sử lệnh, đại tướng nhất luật phải cúi đầu tuân theo!
Niên Canh Nghiêu liếc mắt nhìn Mục Hương A và bọn thị vệ đều mặc bộ quần áo đi ngựa màu vàng vua ban, sau đó quay sang nói với Doãn Đường:
- Cửu da thuộc hoàng thân quốc thích, Niên mỗ tôi thật là thất lễ... mời Cửu da vào hậu trướng, để thần tẩy trần cho Cửu da!
Nói xong, giơ tay ra hiệu mời Doãn Đường vào trước, không thèm để ý tới 10 viên thị vệ, bắt họ đứng ở ngoài trướng. Doãn Đường và Niên Canh Nghiêu tiến vào trướng, lòng Doãn Đường thấp thỏm không yên. Vừa đi, Doãn Đường vừa nói nhỏ với Niên Canh Nghiêu:
- Bọn Mục Hương A đều do hoàng thượng cử tới đây để hầu ta, mong đại tướng nể tình mà cho họ vào!
- Ồ! - Niên Canh Nghiêu trầm ngâm một lát, quay sang bảo một sĩ quan cờ lệnh: - 10 viên thị vệ từ xa tới, chắc rất mệt mỏi, không được bạc đãi. Ngươi dẫn họ tới cung phía tây, bày tiệc đón tiếp họ, việc phân bổ họ làm gì ở đâu, ngày mai sắp xếp.
Nói xong đi luôn. Doãn Đường là người có lương tâm, vừa đi, vừa nghe thấy tiếng của Mục Hương A từ xa vọng lại: "Về bẩm với Niên đại tướng của các ngươi, lão tôn ta đây đã ăn no uống đủ rồi, tiếp, tiếp cái con c...". Doãn Đường quan sát nét mặt Niên Canh Nghiêu, nét mặt vẫn không hề biểu lộ tình cảm, chỉ thấy gân xanh ở hai bên thái dương hơi giật giật. Thảo nào Bát da từng nói, Niên Canh Nghiêu có hai bộ mặt, ở kinh thành có bộ mặt khiêm tốn ra vẻ quân tử, ra khỏi kinh thành biến thành Hỗn thế ma vương, quả thật không sai. Doãn Đường lại nghĩ, mình là cành vàng lá ngọc, bị đày ải vào trong đội ngũ của Niên Canh Nghiêu, phải nói năng từ tốn, bất giác cảm thấy mủi lòng. Niên Canh Nghiêu thấy nét mặt Doãn Đường không được vui, đã đoán được bảy tám phần, song không tiện hỏi, vừa bước vào thư phòng, vừa nói:
- Ở đây khổ và lạnh lắm, Cửu da ở lâu sẽ quen dần. Cuộc chiến có nhiều chuyển biến tốt, thần nhất định sẽ tâu rõ với hoàng thượng, để Cửu da trở về kinh thành trong danh dự.
Đại bản doanh là một thư phòng cực kỳ rộng rãi, song không có lấy một quyển sách. Trong phòng có mấy cái giá sách thô kệch, trênầy công văn giấy tờ. Phía tây thư phòng đặt sa bàn bằng gỗ, phân chia thành hai vùng mầu vàng, đen, cắm đầy cờ đuôi nheo nhỏ, chiếm mất nửa phòng; phía đông thư phòng đặt lò sưởi, trên sạp lò sưởi phủ da gấu, từ lò sưởi có ống dẫn khói thoát ra ngoài, trong phòng không có khói, ấm áp đến nỗi khiến ta cảm giác hơi nóng. Khi hai người bước vào phòng đã thấy Tang Thành Đĩnh ở bên trong, bàn ăn để cạnh lò sưởi, trên bày các món ăn thịnh soạn. Tang Thành Đĩnh chắp hai tay vào nhau, nói:
- Thưa ông chủ, Cửu da qua đêm ở đâu, xin ông chủ ra lệnh để nô tài chuẩn bị.
Niên Canh Nghiêu bảo:
- Cửu da không phải là người tầm thường, sơ sài nhất cũng phải chuẩn bị chu đáo như giường nghỉ của ta. Ngươi dọn dẹp thư phòng, chuyển sa bàn sang phòng thẩm vấn, ngày mai dẫn Cửu da tham quan thành Tây Ninh, Cửu da là người thích đọc sách, ngươi chọn ra một số sách để ở phía đông thư phòng... Cửu da, mời!
Doãn Đường ngồi xuống trước bàn ăn, cười nói:
- Lượng Công, ở Bắc Kinh chỉ nghe đồn, lần này ta tận mắt trông thấy, mở rộng tầm nhìn, mới thấy hết bản lĩnh anh hùng của đại tướng quân, thật là khâm phục! Tuy ta không đói, song đại tướng có chén rượu tẩy trần, ta cần phải uống, nào, mời ngồi!
- Xin thỉnh an Cửu da!
Chỉ trong chớp mắt Niên Canh Nghiêu dường như là một người khác, mặt mũi tươi cười rạng rỡ, giữa lúc Doãn Đường kinh ngạc, Niên Canh Nghiêu đã cúi rạp người khấu đầu, Doãn Đường vội giơ hai tay ra đỡng dậy, nói:
- Lượng Công, biết nói thế nào nhỉ? Ta không phải là khâm sai, cũng không phải là đốc quân, ta là...
- Người là Cửu da - Niên Canh Nghiêu cười nói: - Quốc lễ không thể chậm trễ, gia lễ không thể phá bỏ, cần phải phân biệt rõ ràng, xin Cửu da tha thứ cho thần "tiền khinh hậu kính".
Nói xong, tự tay rót rượu dâng lên Doãn Đường rồi nói tiếp:
- Canh Nghiêu tôi là một tướng quân có học thức, suy cho cùng, cương thường đạo lý vua tôi thần rất hiểu. Kỳ thực người tới đây làm gì, chúng thần đều chưa rõ, theo phán đoán của thần, Cửu da tới đây khác gì bị đi đày.
Lời nói tận đáy lòng, tràn đầy tình cảm của Niên Canh Nghiêu đã khiến Doãn Đường cảm động. Doãn Đường một hơi uống cạn chén rượu, dốc bầu tâm sự:
- Lượng Công, ngươi thật là một nhân vật tài ba! Không bao giờ nói dối trước mặt người đối thoại, ta cũng chẳng cần phải e dè gì cả, sẵn sàng giãi bày tâm sự cùng Lượng Công. Hoàng thượng với ta tuy là anh em ruột thịt, nhưng trong suốt những năm qua đã tồn tích bao điều nghi kị. Từ xưa đến nay, người thành công kẻ thất bại, có điều gì mà ta không hiểu, nay ta vừa là anh em, vừa là "đạo tặc". Ta nói câu này, dù đại tướng có mật tấu với hoàng thượng, hay xử lý ta tại chỗ theo luật pháp cũng được, đối với ta, ta coi thường tất cả. Trong lòng ta luôn ngưỡng mộ Lượng Công là một đấng nam nhi, giờ đây tất cả trông cậy ở Lượng Công, mong sao luôn được bình an... Ta thề với trời đất, nếu như ta có dã tâm mưu phản đoạt ngôi, thì số phận ta cũng như cái ché
Nói xong, ném mạnh cái chén xuống đất, "choang" một tiếng, cái chén vỡ tan. Niên Canh Nghiêu kêu lên hai tiếng: "Cửu da", một lúc lâu sau tĩnh tâm trở lại, mới nói:
- Cửu da hà tất phải như vậy! Trước đây mỗi người thờ một chủ, không thể nói hai chữ "thị phi" được. Nay đã là bề tôi, cần phải an phận thủ thường, không làm những việc xằng bậy của kẻ tiểu nhân!
- Số bạc này, gửi về cho gia đình chi tiêu. - Thấy thời cơ đã đến, Doãn Đường rút từ trong ống tay ra một tờ ngân phiếu đưa cho Niên Canh Nghiêu: - Nghe nói ngày mùng 3 tháng Chín lão bá phụ hưởng thọ 70 tuổi, ta vốn định đích thân tới dự, đáng tiếc hoàng thượng thúc quá mạnh, ta phải vội vã rời Bắc Kinh, ngay đến lệnh huynh cũng không kịp gặp mặt.
Niên Canh Nghiêu từ chối nói:
- Tạ ơn Cửu da, gia phụ của thần đâu xứng đáng được nhận ân huệ to lớn đó, Người còn phải đi nhiều nơi, còn cần dùng nhiều tiền cơ mà.
Niên liếc mắt, nhìn thấy một tờ ngân phiếu đầu đồng có mệnh giá 10 vạn lạng bạc, trong lòng mừng khấp khởi, tay nắm chặt tờ ngân phiếu, miệng lại nói:
- Điều này thực sự... - Đang nói thì thấy Uông Cảnh Kỳ ôm một chồng công văn bước vào, Niên Canh Nghiêu vội nhét tờ ngân phiếu vào trong ống tay áo, mặt vẫn tỉnh bơ, lái câu chuyện sang hướng khác: - Đã là như thế, thần hầu Cửu da một chén rượu.
Nói xong, Niên đưa tay từ từ nâng ché7;u, ngửa cổ uống cạn, quay sang hỏi:
- Công văn gì? Từ đâu gửi tới?
Uông Cảnh Kỳ ôm một chồng công văn dầy không tiện hành lễ, cúi người đáp lễ Niên Canh Nghiêu, ngẩng đầu đánh mắt về phía Doãn Đường, Doãn Đường né tránh cái nhìn, nhìn sang phía khác. Uông Cảnh Kỳ báo cáo:
- Đây là số công văn cũ để trong thư phòng phía đông, Tang Thành Đĩnh bảo bỉ chức mang sang đây xin chỉ thị đại tướng, nên để ở đâu?
- Để lên trên sạp lò sưởi. - Thấy Uông Cảnh Kỳ chuẩn bị đi, Niên gọi lại bảo: - Bức công văn lần trước là do người viết? Chữ ngươi viết đẹp lắm, ngươi làm thơ cũng khá hay. Mấy bản kế hoạch người lập chương mục rất rõ ràng... Ta đã bảo Tang Thành Đĩnh, sắp xếp ngươi làm việc trong phòng Văn thư, ngươi có biết không?
Uông Cảnh Kỳ im lặng, Doãn Đường làm ra vẻ ngạc nhiên, nói:
- Uông Cảnh Kỳ! Có phải trước đây ngươi đã từng tham gia chiến dịch U-lan-bố-thông, dưới trướng của Sách trung đường? Vị này là Uông tiên sinh?
Uông Cảnh Kỳ vờ vĩnh nói:
- Lạc Thái tôi thư sinh mai danh ẩn tích hơn chục năm trời, 'nào ngờ vẫn còn có người nhớ tới! Ông là...?
- Là Cửu bối lặc!
Niên Canh Nghiêu cũng không ngờ lão già quê mùa này lại có lai lịch oai hùng như vậy... Chiến dịch U-lan-bố-thông đã qua hơn 20 năm, bản thân mình lúc đó chỉ là một nha tướng, người này đã là một tham tán trong trướng trung quân của danh tướng Sách thời Khang Hy. Nghĩ tới đây, Niên Canh Nghiêu không tránh khỏi sửng sốt, vội đứng dậy nói:
- Ai ngờ ông lại là bậc hiền tài tiền bối!... tôi thực có lỗi với ông.
Uông Cảnh Kỳ cười đáp:
- Người già như chiếc lá vàng, tôi đã ở vào tuổi chiều tà xế bóng, làm được trò trống gì như trước đây nữa. Tang Thành Đĩnh có bảo, ngày mai...
- Hôm nay, ngày mai cái gì? - Niên Canh Nghiêu cười: - Ngay bây giờ, ông ở lại đây. Gừng càng già càng cay, công việc ở đây rất nhiều, người có năng lực làm việc hiện còn thiếu. Ông ở đây, sớm tối chúng ta có cơ hội đàm đạo phong, hoa, tuyết, nguyệt, bình thơ luận họa, gảy đàn, đánh cờ, trao đổi tâm tình. Nơi đây là chốn sa trường, sơ sểnh thời cơ là họa của xã tắc, hàng triệu sinh linh biến thành tro bụi, tôi chỉ là một kẻ thất phu, hèn kém chẳng làm nên trò trống gì? Uông tiên sinh, nào, mời ngồi, tôi đang định cùng ông bàn bạc bản kế hoạch ông vừa lập.
Trong khi ba người đang mời chào nhau rối rít, thì Tang Thành Đĩnh hớt hải chạy vào, đưa mắt nhìn Doãn Đường, nhưng không nói gì. Niên Canh Nghiêu liền hỏi:
- Sao rồi?
Tang Thành Đĩnh hơi cúi người đáp:
- Bẩm đại soái, các thị vệ đại nhân uống rượu say, đánh nhau với một số thân binh của đại soái!
- Để ta giải quyết.
Niên Canh Nghiêu từ từ đứng dậy, cười nhạt một tiếng:
- Ta rất hiểu những tên này, chỉ quen bắt nạt những người lương thiện, chứ bản thân có bản lĩnh gì đâu. Uông tiên sinh, ông ngồi tiếp Cửu da... Bay đâu truyền lệnh từ quan nhị phẩm trở lên, tới phó tướng, tham tướng đều phải có mặt tại trướng soái, chờ bản soái thăng đường nghị sự!
Nói xong liền bước ra khỏi phòng. Lát sau, từ bên ngoài vọng lại những bước chân đi lại gấp gáp. Ngay như Doãn Đường và Uông Cảnh Kỳ ở trong thư phòng, cũng cảm thấy không khí ngày càng căng thẳng. Khi trong phòng không còn ai, Doãn Đường khẽ hỏi Uông Cảnh Kỳ:
- Vô Kỷ 1, tên Tang Thành Đĩnh là người như thế nào?
Uông đáp:
- Là tùy tùng tâm phúc nhất của Niên Canh Nghiêu. Phụ thân Tang Thành Đĩnh trước đây đã từng cứu sống phụ thân Niên Canh Nghiêu, còn bản thân Niên Canh Nghiêu cũng được Tang cứu thoát chết ở Ngạch-nhĩ-tế-nạp, Tang giơ người ra hứng mũi tên thay cho Niên, trên lưng Tang đã phải hứng chịu hơn 30 mũi tên...
Đoàn quân đông đảo, tiền hô hậu ủng tháp tùng Niên Canh Nghiêu tới cung phía tây, nơi đây ngổn ngang như bãi chiến trường, hai chiếc bàn bày tiệổng bốn vó lên trời, chén, bát đĩa vỡ vụn, nền nhà đổ đầy rượu, thức ăn cá thịt bị dẫm nát bét, quần áo của 10 tên thị vệ dính dầu mỡ loang lổ, chống kiếm đứng ở phía nam, hơn chục thân binh của Niên Canh Nghiêu tay cầm kiếm, mặt mũi hùng hùng hổ hổ, đứng ở phía bắc, chỉ cần có một người nào đó không tự kiềm chế, sẽ không tránh khỏi đao kiếm hỗn chiến, thương vong tất xảy ra. Thấy nét mặt Niên Canh Nghiêu hầm hầm đi tới, hơn 10 thân binh đồng loạt quỳ xuống. Tên đứng đầu trong đám thân binh nói:
- Bẩm đại tướng quân, bọn chúng nhục mạ đại tướng, anh em chiến sĩ khuyên can, chúng giở thói côn đồ đánh các nô tài!
- Sao đến giờ các ngươi mới bẩm báo ta? Muộn rồi!
Các thớ thịt trên mặt Niên Canh Nghiêu giần giật, giọng nói với âm điệu nặng trịch, khiến ai nấy rợn tóc gáy:
- Bỏ tay tất cả!
"Bỏ tay" có nghĩa là gì nhỉ? Bọn Mục Hương A ngơ ngác nhìn nhau không hiểu. Giữa lúc đang ngơ ngác, hơn chục tên lính đồng thanh đáp:
- Tuân lệnh.
Cùng một lúc các lưỡi đao sắc bén sáng quắc vung lên, lưỡi dao lóe sáng sập xuống, hơn chục cánh tay trái của bọn thân binh rơi xuống đất! Mười tên thị vệ sợ chết khiếp, mặt trắng bệch như sáp.
Niên Canh Nghiêu cười ha hả, nói:
- Tốt lắm! Ban cho mỗi người nghìn lạng bạc, chuyển sang hậu cần Thiểm Tây điều dưỡng.
Niên quay sang nói với bọn Mục Hương A với thái độ cực kỳ căm giận:
- Trong chiến đấu, bọn chúng đều lập được công to, miễn cho họ tội chết. Các người làm loạn đại bản doanh, nhận xử phạt gì đây?
Lúc này Mục Hương A đã bình tĩnh trở lại, hiểu rằng chẳng qua là Niên Canh Nghiêu cố tình ra oai, chứ không chịu nhận mình ở thế yếu. Mục Hương A đưa ánh mắt đầy thách thức, hiếu chiến nhìn Niên Canh Nghiêu, nói:
- Ông muốn tâu hoàng thượng thế nào, thì tâu thế ấy, là cái thá gì cơ chứ!
Niên Canh Nghiêu nói rít qua kẽ răng:
- Ta đường hoàng là đại tướng quân, thừa sức ra tay xử lý đồ chó các ngươi, ta cần gì phải làm kinh động tới hoàng thượng?
- Kính thưa ông đại tướng - Mục Hương A cười mỉa: - Mẫu thân ta là công chúa Hòa Thạc, do Thánh tổ sinh ra chứ đâu phải hạng tiện dân?
Niên Canh Nghiêu nhìn chằm chằm vào Mục Hương A một lúc lâu, đột nhiên ngửa mặt nhìn trời cười vang, nói:
- Được, ngươi cãi hay làm..., thăng đường! - Nói xong quay người vào trong.
- Niên đại tướng quân ra lệnh thăng đường
- Niên đại tướng quân chuẩn bị thăng đường.
Mệnh lệnh được truyền khẩu từ ngoài vào trong, vang vọng khắp nơi.
--------------------------------

1
Uông Cảnh Kỳ tự Vô Kỷ, hiệu Tinh Đường.
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI