ẩu Nhi nghe Khảm Nhi nói thế sợ quá run bắn người; không đi tiểu tiếp được. Hít một hơi dài, mãi sau chú mới nói: - Cậu lại nghĩ lung tung rồi chăng? Tớ xem tên quán và nền nhà, thấy quán này đã có từ lâu lắm? Khảm Nhi nói rất khẽ, tưởng chừng như không ai nghe thấy: - Thời buổi này, những quán hàng lâu có đến nghìn năm cũng khó nói nó là loại quán như thế nào. Con Lư Lư đánh hơi rất nhiều ở dưới bức vẽ trong nhà giữa, tớ lật ra xem, có vẻ như có vết máu! Còn nữa, dưới gầm giường của lão da hình như có một đường ngầm xây gạch; không phải là hắc điếm thì sao lại có những "của quỷ" đó? Cậu thấy không? Phía ngoài là sông, "thị" xong ai là quẳng thây ra ngoài cửa sổ... còn gì tiện hơn! Chú cười nhạt, cười đến nỗi Cẩu Nhi thấy toàn thân nổi da gà. Hai chú nhỏ vội vàng bàn bạc với nhau một hồi, sau khi "đi tiểu" xong thì các người ở phòng trên đã ngồi vào bàn. Dận Chân ngồi giữa, Mã chủ quán ngồi bên để tiếp rượu, trước mặt là Điền Văn Kính và Lý Phất, họ đương xôn xao nói về con đường khoa cử. Vì rượu chưa hâm được nên chủ quán trợn mắt giục: - Tiền lão Tam, rượu đâu? Nhanh lên một chút. Khảm Nhi đi lướt qua bếp, thấy tên điếm viên mặt rỗ đương cời lò, Khảm Nhi nói: - Ông anh mệt rồi đấy, hầu hạ chủ nhân là việc của chúng ta mà! Đến đây ông anh, người anh em của tôi đã dành cho ông anh một miếng gan nướng. Thôi, để cho cậu ấy trông bếp, chúng ta vào ăn đi. Nhưng Tiền Tam mặt rỗ khi nào chịu rời khỏi bếp. Y vội cười nói: - Các vị là khách, sao lại làm thế được... thôi đi đi, đi đi, rượu sắp được bây giờ! Cẩu Nhi thấy "chiêu" ấy không được, liền khập khiễng bước tới nhăn nhó làm ra vẻ đau đớn, khổ sở; nói: - Bác Tiền, cái chân của tôi lại giở chứng thấp khớp rồi, bá một lá thuốc cao dán... chà chà đau quá... đau quá! Tiền Tam hơi sững người, nhưng các cửa hàng ăn lâu năm nào bao giờ cũng có loại thuốc cao này, nói là không có thì không ổn, y nghĩ một chút rồi miễn cưỡng nói: - Được tôi đi lấy cho chú hai lá, chú trông bếp, đừng để rượu trào ra... Nói rồi, y vội vàng đi. Cẩu Nhi liếc nhìn hai hồ rượu, chúng rất giống nhau; chỉ khác là một cái nắp bằng đồng, một cái nắp bằng sắt. Để tráo được nhanh, Cẩu Nhi chỉ tráo nắp, rồi làm như đang cời lửa. Tiền mặt rỗ, loáng một cái đã quay trở lại nhìn vào hai hồ rượu thấy không có gì khác lạ, lúc đó y lại nghe thấy phòng trên gọi rượu, bèn từ hồ rượu nắp sắt rót ra hai ấm, đưa cho Khảm Nhi một ấm, rồi nói: - Tôi mang lên đây, mang lên đây! Thế rồi y mang ấm đi. Hai đứa quay lại bên đống lửa trên sân; Khảm Nhi hỏi khẽ: - Một hồ rượu mà rót ra được hai thứ rượu sao? - Tớ đã đi xem Hàn đại lão da ở Đồng Thành xử vụ án ở Vương gia điếm... - Cẩu Nhi lật miếng thuốc cao, nói khẽ: - Cái hồ rượu đó, từ miệng hồ tới bên trong đều phân cách làm đôi, ở quai hồ có một cái lỗ nhỏ, bịt lỗ bên nào thì rượu bên đó không chảy. A! bác Tiền, lại cả hai bác nữa; đến đây! Chúng ta Mai hương bái bả tử (53), chúng ta đều là người hầu cả, xin mời lại đây cùng ượu chờ chủ nhân sai phái! Thì ra Tiền mặt rỗ và hai điếm viên lão Bạch, lão Hầu (54) đều vừa đến cả. Cẩu Nhi, Khảm Nhi khi đó đã rõ âm mưu của bọn chúng nên vừa khéo léo gợi chuyện ba tên điếm viên; vừa há miệng, nhành mép ra "nếm rượu" nhưng vẫn chú ý đến mọi động tĩnh ở phòng trên nên tự nhiên rất căng thẳng. Ba tên điếm viên vừa nói chuyện phiếm với hai đứa trẻ, vừa chú ý đến hồ rượu vừa đợi cho rượu thuốc phát huy tác dụng; chúng cũng không dám lơi lỏng chút nào. Lúc đó có tiếng Dận Chân hỏi chủ quán: - Tôi có một người thân, tên là Tiểu Lộc, năm kia do chạy lụt nên cô ấy phải đến nhà Điền Đại Phát; Tiểu Lộc có đem theo một cháu bé vừa đầy tháng tuổi, không biết các ông ở đây có ai tên là Điền Đại Phát không? - Người đi lánh nạn nhiều lắm, người đem theo con cũng không ít, làm sao mà nhớ được?... - Mã chủ quán cười, nói tiếp: - Điền Đại Phát thì có đấy, nhưng đã chết vì nước lụt cách đây vài năm rồi! Gượm đã; tôi nhớ ra rồi, quả có một cô bế một đứa bé đến nhà ông ta, rồi ăn nhờ ông ta mấy ngày, nhưng tên cô ta thì tôi không nhớ. Mắt Dận Chân vụt sáng, ông hỏi: - Về sau thì sao? Mã cười nói: - Ai để ý đến chuyện ấy làm gì, về sau chắc là lại bỏ đ Nghe nói vậy, mắt của Dận Chân tối sầm ngay lại, mãi sau ông mới quay sang Điền Văn Kính nói: - Những điều bác vừa nói thật là thẳng thắn, bác đã nói cái chức hiếu liêm của bác là do bỏ tiền ra mua! Lần này bác vào Kinh, chắc lại muốn đi gõ vào "cái chuông gỗ" của ông quan lớn nào chăng? Mua một "chức" cống sinh không biết hết khoảng bao nhiêu tiền? Điền Văn Kính uống mặt gã đỏ gay; Điền cười nói: - Cống sinh cũng không tốn mấy, vào khoảng nghìn lạng là được. Chỉ có điện thí, cái cửa ải này mới khó, cửa của các vị Trung đường Mã, Tề, Trương Đình Ngọc hết sức khó lọt; nếu không có nhân tài, thực học thì cửa Đức vạn tuế cũng thật không tài nào qua được! Vì thịt cáo là món mặn, không tinh khiết nên Dận Chân chỉ gắp những món ăn thanh đạm thôi, ông trầm ngâm, nói: - Tôi vẫn không hiểu khi chấm thi, các quyển thi đều phải niêm phong kín, lại không được ghi ký hiệu thì khảo quan làm sao nhận được ra quyển nào là quyển đã có lót tiền? - Xem ra thì huynh chưa hiểu gì về sĩ lộ! Lý Phất tửu lượng không cao, bình phẩm nhẹ nhàng một câu như vậy, rồi Lý nói tiếp: - "Ô" thứ nhất trong văn "bát cổ" nhất định phải dùng chữ nào thí sinh chỉ cần nói trước với khảo quan, nên khảo quan nhìn là họ biết ngay. - Nhưng nếu khảo quan nhận tiền rồi lại nuốt lời; trượt thì làm thế nào, thế chẳng hóa ra mất toi tiền sao? Lý Phất cười cười ra vẻ ta đây là người hiểu biết, Lý nói: - Phải có cách của nó chứ, bây giờ làm gì có người nào lại ngốc đến mức cầm tiền mặt hối lộ khảo quan? Họ đều làm giấy vay nợ! Nói ví dụ là khoa thi mở vào năm Giáp Tí thì trong giấy vay tiền viết: "Nhận vay của lão đại nhân... năm trăm lạng bạc trắng", phía dưới chỗ đề tên người vay thí sinh viết: "Giáp Tí cống sinh..." Khi đỗ rồi thì cứ theo giấy mà trả tiền, nếu không đỗ thì người vay tiền không phải là "Giáp Tí cống sinh", vị khảo quan kia cũng không dám đưa giấy đó ra đòi tiền. Dận Chân suy nghĩ thì thấy Lý Phất nói như vậy quả rất có lý; bất giác ông cười lớn, nói: - Thật là thủ đoạn quỷ quyệt! Rồi ông vừa mời rượu, vừa cười hỏi Lý Phất: - Túc hạ tinh thông con đường đó; thuộc cửa, thuộc đường xem ra thì cũng sắp mua được "cái" tiến sĩ rồi! - Tôi à?... - Lý phất cười, dè dặt nói tiếp: - Với tôi thì không cần như vậy. Ngay cả mấy ông quan nhận tiền cũng phải cho mấy tên có học lực khá đỗ, nếu toàn bộ bọn lấy đỗ đều là những đứa dốt thì khảo quan cũng có chỗ khó nói với bề trên của họ! Không dám giấu bác, từ khi đi học cho đến khi đi thi, các cuộc thi tôi đều đỗ; tôi tự liệu kỳ thi ở Kinh này tôi cũng sẽ có được kết quả! Lý nhìn nhìn Điền Văn Kính, lại nói: - Bây giờ quan lại tham nhũng, mà cũng không thể căn cứ vào có chạy chọt bằng tiền hay không mà đánh giá nhân phẩm. Như Điền huynh đây, trong nhà có tiền, đem một số tiền ra lo lót với khảo quan để cầu tiến thân, rồi từ đó phụng sự triều đình, như vậy cũng không thể nói ông ta là một kẻ sĩ không có chí khí. Lại như tôi, là một người nho nghèo, chỉ có thể qua con đường khoa cử để giành công danh. Nói rồi, cúi đầu than thở, trong lời nói tỏ vẻ rất cảm khái! Điền Văn Kính cũng chỉ nghiến răng lại không nói gì. Dận Chân nghĩ tới tình trạng nước nhà, quan lại tham nhũng như vậy trong lòng cũng rất phiền muộn. Chủ quán thấy không khí trong bàn rượu nặng nề, vội nói: - Rượu nguội hết rồi, xin mời các vị cạn chén, không biết các món ăn này có hợp với các vị không? Dận Chân ăn một miếng nhỏ gật đầu đáp: - Rất ngon, nhưng phải cái men rượu hơi nặng lại có vị thuốc! Chủ quán thấy rượu thuốc phát huy tác dụng quá chậm nên y lấy làm lạ và thấy lo, hơn nữa y lại thấy bản thân đầu váng, mắt hoa, người mềm nhũn, tưởng như đứng không vững. Y bèn nếm thêm một ngụm rượu nữa, lại càng cảm thấy không ổn; chép miệng, cau mày nhưng y nào biết được Cẩu Nhi, Khảm Nhi đã làm những gì ở bếp? Mã lại thấy rượu độc không phát huy tác dụng, mà mấy người trong bàn rượu vẫn nói chuyện không thôi, y ngồi đờ ra một lúc thì thấy đầu nhứcchịu được, bèn lảo đảo đứng lên cầm lấy hồ rượu đi xuống bếp. Xuống đó, y thấy mấy tên điếm viên đều đủ mặt, nhưng trông sắc mặt đứa nào, đứa ấy đều khác thường. Qua mấy lời của chủ quán, chúng biết trong công việc đã có điều sai sót! Sau khi thì thào mấy câu với nhau, chúng đều lấy gáo múc nước lạnh dội lên người. Cẩu Nhi, Khảm Nhi ngồi ăn thịt, uống rượu đoán định, với mưu kế của mình đã làm mấy tên đó mắc mưu, phải dùng nước lạnh giải độc nên Cẩu và Khảm đều không nhịn được cười! Hai đứa trẻ đưa mắt nhìn nhau rồi đứng dậy xuống bếp, Khảm Nhi nói: - Chủ chúng tôi đi cả ngày rất mệt, lại vừa uống rượu; lát nữa đi ngủ thì phải tắm. Vậy nhờ các bác đun nước nhiều nhiều một chút vì chúng tôi cũng tắm; ngày mai sẽ xin trả thêm tiền! Nói rồi Cẩu, Khảm cùng khênh thùng tắm lên gian phía đông phòng trên, ở đó thấy mấy người trên bàn rượu đã say túy lúy cả, Cẩu Nhi bèn nói: - Chủ nhân, xin chủ nhân uống ít rượu, vì ngày mai chúng ta còn phải đi tiếp! Bấy giờ không còn thấy tiếng người nữa, ở phòng quản lý, nhà kho, sân sau, chuồng ngựa đều tắt hết đèn, chỉ có đèn ở nhà bếp là còn sáng. Khi ấy nước đã đun xong, Cẩu Nhi và Khảm Nhi múc nước sôi từ chậu lớn đổ vào chậu nhỏ bưng vào trong phòng phía đông; rồi vào phòng chính lấy một chậu than đang cháy cho hai miếng thuốc cao dán vào hơ, Dận Chân đang trần chân ngồi trên giường, cười nói. - Đủ rồi, đủ rồi. Các ngươi chỉ mải khênh nhưng nước nóng thế thì dùng làm gì được? - Xin chủ nhân chờ một chút rồi tắm.. Cẩu Nhi vừa đổ nước vào chậu, vừa nói tiếp: - Gian phòng này lạnh quá, hơi ở nước nóng xông lên sẽ làm cho phòng cũng nóng. Nước chủ nhân tắm không hết để cho nô tài tắm, cốt rửa cho sạch chỗ dán cao. Khảm Nhi cũng nói: - Chân nô tài bị dính phân cáo, cũng phải ngâm nước nóng rồi rửa mới sạch được. Dận Chân thấy chưa tắm ngay được, ông liền đi giầy vào rồi sang bên phòng chính lấy sách. Phía bên này, Khảm Nhi đưa mắt cho Cẩu Nhi, Cẩu Nhi liền đi đến bên cạnh giường, sờ nắn lâu lâu rồi cười nói: - Phải bỏ đôi giầy này ra chỗ khác để khỏi ướt. Nói rồi Cẩu Nhi đến bên tường rút ra một cái chốt gỗ nhỏ, đó là dấu hiệu lật ván giường; vừa nói, chú ta vừa nhấc khung giường ra, rồi ra sức lật nó lên. Quả nhiên không ngoài sự dự liệu của Cẩu Nhi, dưới giường lộ ra một cái hố dưới đó quả có hai người đứng sát vai nhau ở bên trong, mỗi người đều sẵn giắt một thanh đao rộng bản, sáng loáng. Hai tên giặc này nấp ở dưới giường, vốn chúng chuẩn bị nếu khách không chịu uống rượu thì đợi đến nửa đêm sẽ ra tay. Lời của ba người vừa nói chúng đều nghe rất rõ; làm cho chúng yên tâm Bỗng nhiên Cẩu Nhi rỡ tung cả ván lẫn giường, dưới ánh sáng rực của ngọn đèn nến, hai tên đều ngẩn người, đứng đực ra như tượng gỗ mắt sáng quắc trông như ma quỷ, chưa kịp định thần thì một bồn nước sôi đầy; bằng năm, sáu thùng đã giội xuống. Hố dưới gầm giường này, chỉ là một cái hố cho hai người đứng chật, không thể xê dịch, mà cũng không thể tránh né. Hai tên gian này giống như chuột bị giội nước sôi, bỗng nhiên bị một đại nạn ụp xuống đầu! Cẩu Nhi gầm lên một tiếng chụp ngay một chiếc chăn bông to lên trên hai đứa rồi đè chặt chiếc giường lên. Cẩu Nhi lên tiếng gọi "Lư Lư vào đây". Con chó "hậc" một tiếng nhẩy vào, ngồi chồm chỗm ngay bên bồn nước tắm. Dận Chân bên ngoài nghe thấy tiếng động khác thường, đương định bước vào, thì thấy Tiền mặt rỗ cũng bước tới, y hỏi: - Phòng phía đông xẩy ra việc gì mà có tiếng động to thế? Dận Chân chưa kịp đáp lời thì Cẩu Nhi đã cười: - Có gì đâu, bồn nước tắm đổ đấy mà, nước tung tóe cả ra ngoài. Tiền mặt rỗ uống phải rượu độc, vẫn chưa hết choáng váng nên y nghi hoặc nhìn khắp gian nhà. Thấy hơi nước tỏa ra nóng hầm hập, bên trong lại không thấy động tĩnh gì, nên y nói: - Nghe tiếng động to quá, tôi lại tưởng là chậu hoa trên cửa sổ rơi xuống! - Làm gì có thế Cẩu Nhi liếc nhìn nét mặt đầy vẻ kinh ngạc của Dận Chân, chú cầm miếng thuốc cao lên nói: - Tôi không chịu nổi miếng thuốc cao này, dán vào vừa dính lại vừa nóng rất khó chịu. Ông chủ và hai bác kia bây giờ thế nào rồi? Tiền mặt rỗ hoàn toàn không thể biết được rằng công việc của chúng đã bị lộ tẩy, y nghĩ rằng ba tên đồng bọn chưa hết được sự choáng váng, đau đầu khó chịu, liền nói: - Không xẩy ra việc gì thì tốt thôi! Bọn họ đang uống rượu, nếu cần thì các chú cứ gọi, tôi sẽ lên ngay, còn miếng thuốc cao... Lời y nói chưa dứt thì Cẩu Nhi vung tay, ném một cách không thương tiếc miếng thuốc cao đã hơ chảy, "bẹt" một tiếng miếng cao dính ngay vào chiếc mặt rỗ của y, rồi cười nói: - Miếng cao này chữa được mặt rỗ, dính vào mặt bác để bác tìm một người đẹp lấy làm vợ! Tiền mặt rỗ đột nhiên không kịp đề phòng khiến từ mắt đến mũi lẫn mồm bị miếng cao dính chặt, y giậm chân tức giận đến mức gân cổ căng phồng lên, hai tay y vội đưa lên bóc lấy, bóc để miếng cao. Cẩu Nhi không chịu để tay y được tự do hoạt động, chú quay lại con Lư Lư: "Cắn"! Một lệnh.phát ra, Lư Lư len qua tấm rèm vọt tới, chỉ một miếng cắn đã làm cho Tiền mặt rỗ ngã lăn xuống đất, hai bộ móng của nó bập mạnh vào người y; lại một tiếng cắn nữa cắn đứt cổ y. Máu của Tiền mặt rỗ phụt ra xa đến một trượng Dận Chân sắc mặt trắng bệch như tờ giấy, ông đứng sững ra nhìn Cẩu Nhi, Khảm Nhi hoành hành; người ông đờ đẫn như đang trong giấc mộng, ông muốn kêu lên nhưng không sao kêu nổi; mãi sau ông mới nói: - Các ngươi làm gì thế? làm... - Xin chủ nhân đừng sợ! - Khảm Nhi vén rèm bước ra, trên đầu mồ hôi đổ ra đầm đìa; vừa cởi sợi dây trên cương ngựa, chú vừa nói: - Chúng ta không may, hôm nay sa vào hắc điếm! Xin chủ nhân vào trong nhà sẽ rõ! Dận Chân như bị sét đánh, run lên. Khi ông bình tĩnh trở lại thì ông không nói năng gì chỉ vén rèm bước vào nhà ông thấy chiếc giường lớn bị lật đổ nghiêng vào bên tường, nước nóng từng vũng đọng trên mặt đất, ngấm cả vào chăn, đệm, gối nằm rải rác đây đó. Hơi nước bao trùm khắp phòng khiến cho ánh sáng của ngọn nến trở nên lờ mờ, trong cái hố lớn dưới gầm giường có hai xác người nằm vật vạ ở đó, da đầu bị bỏng rộp lên, có lẽ hai người này chết ngay chứ không giẫy giụa gì được mấy; miệng chúng há to, răng lộ ra đầy mồm trông rất hung ác, ghê gớm! Dận Chân hé miệng, ông ấp úng: - Là... hắc điếm à? - Bẩm không sai chút nào, quán này có tên hiệu là "Hắc phong hoàng thủy điếm" nó là của bọn lục lâm! Ngoài cửa sổ có tiếng cười khanh khách, rồi một giọng âm âm vang lên: - Chỉ không ngờ lão Mã ta đây đã già đời mà lại chịu để hai thằng trẻ ranh lừa cho một vố. Khảm Nhi bước lên xé miếng giấy ở ô cửa sổ nhìn ra, bỗng chú lạnh người: chủ quán và lão Bạch, lão Hầu ba tên đã đứng ở dưới mái hiên không biết từ lúc nào, chúng đều mặc áo nịt mầu đen, tay cầm đao. Trời tối đen nên trông không rõ sắc mặt. Ba người trong nhà nhìn nhau trong khoảnh khắc, Cẩu Nhi liền "phụt" một tiếng thổi tắt đèn; Khảm Nhi trước đó đã kịp tước ngay hai thanh đao của hai tên gian vừa bị giết. Theo như kế hoạch của Cẩu Nhi, Khảm Nhi thì trước hết đổ rượu thuốc làm bọn chúng mê đi, rồi giải quyết hai tên, cường đạo dưới gầm giường, sau đó ít nhất cũng bình yên rút khỏi nơi này; nào ngờ chúng tỉnh lại rất nhanh! Dận Chân khi đó vừa sợ, vừa tức giận, lại vừa hối hận: lẽ ra không nên từ chối sự chu đáo của Đới Đạc và Cao Phúc Nhi; để đến nỗi giờ đây, ngay một người bảo vệ cũng không có! Võ nghệ của bản thân thì rất bình thường; Khảm Nhi, Cẩu Nhi tuy rất thông minh, nhưng lại ít tuổi, sức yếu, chỉ có một con chó là có thể chống đỡ qua loa... như vậy thì biết làm sao đây! Đương chưa trao đổi được gì với nhau thì Khảm Nhi đã ghé sát cửa sổ nhìn ra, lớn tiếng nói: - Nghe ta nói đây, tên họ Mã kia! Nhà ngươi không phải là muốn kiếm tiền sao? Chúng ta có mang theo hơn một nghìn lạng bạc đều để ở "phòng thủ quỹ". Coi như là chúng ta gặp vận đen, vậy cho ngươi cả số bạc đó! Ngươi cầm số bạc đó rồi cút đi, chúng ta ai đi đường nấy. Ngươi đã biết đấy, xây tường không bằng đắp đường. Nếu cứ làm nghề này thì ngươi tránh làm sao khỏi một ngày nào đó sẽ bị bắt; lúc đó có khi ta là đao phủ đấy! Vậy thì con đường sống ta vừa nói với ngươi là tốt hơn cả, ngươi thấy thế nào? - Chết đến nơi rồi mà ngươi còn múa may. Lão chủ quán họ Mã cười ha hả, y tiếp lời: - Ngươi giết của ta ba người anh em, lẽ nào ta cam chịu? Các ngươi nên biết rằng đã sa vào nơi này thì chỉ có chết, chứ không có sống. Tổ truyền võ nghệ, ta đã nắm được tinh thông; như vậy thì cái biển hiệu này sẽ không bao giờ mất được! Cẩu Nhi cười nói: - Thật là thất lễ với ngươi, chắc ngươi cũng biết rằng, ngày nay đen trắng lẫn lộn, sát tinh (55) cao chiếu. Anh bạn của ta đây tên là "Quỷ nan Triền" ta tên là "Triền tử quỷ"! Chúng ta đều lớn lên ở ven sông Hoàng Hà, từ lâu sinh sống trên mặt nước. Ngươi xem, phòng này của ngươi xây chắc chắn chừng nào! Nếu có bản lĩnh người cứ việc xông vào, muốn đốt nhà xin cứ đốt, khi đó sẽ có người đến chữa cháy! Tên chủ quán cười nhạt, nói: - Chữa cháy là chuyện thường tình! Chỉ vì mấy năm nay mất mùa, người ở đây lại nhát gan; không có người đến cứu cũng là điều dễ hiểu. Khảm Nhi cười bỡn cợt, nói: - Muốn đốt, ngươi cứ đốt; ngươi cứ tự đốt nhà mình không liên can gì đến ta cả! Nếu ngươi đốt nhà, chúng ta sẽ nhẩy qua cửa sổ bơi đi, rồi tắm chơi một chút càng hay! Mới đầu, Dận Chân thấy hơi bối rối, cảm thấy không thể chạy đâu cho thoát; lúc này mới biết hai đứa trẻ này rất có bản lĩnh nên ông yên tâm. Một ý nghĩ thoáng qua, ông vội nói: - Ta cũng có biết bơi ít nhiều, thôi đừng đấu khẩu nữa! Chúng ta đi thôi! - Nô tài sợ nước lạnh... - Khảm Nhi nói tiếp - Vạn bất đắc dĩ ta mới phải đi con đường ấy. Này tên họ Mã kia, có nghe thấy tiếng gà gáy không? Trời vừa sáng, cửa hàng của ngươi đóng chặt thế này, ngươi tính sao? Lời vừa dứt, "rầm" một tiếng, khung cửa sổ bị phá vỡ tan, một tên to lớn đen trũi, nhẩy vào! Dận Chân sợ quá lùi lại một bước, từ trong ống giầy, ông rút ra được một lưỡi dao găm nhưng tên to lớn đã vung đao chém tới, ông lấy tay gạt mạnh, lưỡi đao tóe lửa, gãy làm hai mảnh! - Lư Lư! Cẩu Nhi vội gọi; ngay lập tức lông trên người con "ác cẩu" đã dựng đứng hết lên. Nó chồm tới, thế như hổ dữ và ngoạm ngay một miếng vào cổ tay phải tên vừa xông vào, nó rứt ra được một miếng lớn cả thịt lẫn vải áo; y kêu lên thảm thiết: - Lão Hầu, ông chủ, con chó lợi hại lắm đấy, nhanh... Lời nói chưa dứt thì cổ tay y lại bị ngoạm tiếp miếng nữa, lão Bạch kêu thét lên một tiếng rồi im bặt! Lúc đó là lúc tối trời nhất trước khi rạng đông. Tiếng kêu thê thảm vô cùng đó làm cho cả năm người nhà trong, nhà ngoài đều sợ hoảng lên! Hai bên trông chừng nhau một lúc lâu, không ai lên - Đã thấy chúng ta lợi hại thế nào rồi chứ? Cẩu Nhi đứng sau cửa sổ nói: - Nếu ta không có một trợ thủ đắc lực như vậy thì sao có thể tự xưng là "triền tử quỷ?" Tối nay thế là đã có bốn tên chết dưới mõm con Lư Lư của ta rồi đó, nó đã có thành tích hạ thủ tất cả bẩy nhân mệnh! Thiên tử đã thân tự phong tặng danh hiệu: "Lư Lư ngân bài"! Chó ta nghe chủ nó gọi đến tên, liền "gâu" một tiếng. Tên chủ quán và lão Hầu ở bên ngoài nghe tiếng sủa đó đều sợ hết hồn. Đương lúc hai bên chưa biết tiến thoái thế nào, thì bên ngoài có tiếng đập cửa rất to, tiếp đó nghe thấy tiếng chửi lộ vẻ bất an của Cao Phúc Nhi: - Mở cửa mau! Mẹ chúng mày chứ, quán hàng gì mà lại thế này? Cửa ngõ không có người canh chừng? Chết hết cả rồi sao? Dận Chân thấy phấn chấn hẳn lên, ông chưa kịp nói gì, thì Khảm Nhi đã lớn tiếng nói: - Người của chúng ta đến rồi! Cao Phúc Nhi, cứ phá cửa đi! Đây là một hắc điếm đấy! Lúc này Mã chủ quán và lão Hầu không dám chần chừ nữa, chúng ngầm đưa mắt rồi bàn tán với nhau, sau đó trèo qua tường nhà xí phía đông trốn chạy, nhưng Lư Lư đã kịp ngoạm ngay được một chiếc giầy của lão Hầu. Ngay khi đó là tiếng "rầm rầm" của cổng lớn bị phá đổ. Toán mư̖người của Cao Phúc Nhi đã xông được vào bên trong. Các ngọn đuốc tức thời được đốt lên, chiếu sáng rực cả sân. - Cao Phúc Nhi! - Dận Chân thở phào một hơi, cảm thấy mệt bã người, nhưng ông vội trấn tĩnh. Ông cùng với Cẩu Nhi, Khảm Nhi mở cửa chạy ra trước hiên nhà, và cất tiếng sai phái: - Lục soát thật kỹ cả phía trước lẫn phía sau một lượt, xem có còn đồng đảng của chúng không? Tiếp đó là những tiếng rầm rĩ, lao xao của việc lục soát. Dận Chân thở tiếp một hơi, quay mặt vẽ phía hai đứa trẻ, nói: - May mà có các ngươi! Nhờ hai ngươi nên việc đi Giang Nam của ta không bị lỡ! Lúc ấy, vừa hay Cao Phúc Nhi đến đó; Cao đã ở mười năm tại phủ Bối lặc; Cao cùng sống với Dận Chân, một con người khắc bạc sát sao, rất nghiêm với kẻ dưới lại đã từng cùng chung hoạn nạn với ông, nhưng chưa bao giờ Cao được ông khen ngợi như vậy! Bất giác, Cao đưa mắt liếc nhìn hai đứa trẻ rồi cười nói: - Tứ da, bọn gian đã trốn chạy rồi, trong nhà ngang phía đông chúng nô tài đã cởi trói cho hai vị nho sinh. Họ lại tưởng chúng nô tài là bọn gian, nên sợ quá không dám đi ra! - Thế ư! - Dận Chân cười, nói tiếp: - Mau mời họ ra đây! Điền Văn Kính và Lý Phất người trước, kẻ sau đi tới. Chắc rằng mọi người đã nói rõ Dận Chân là ai, khiến hai người tuy hết sợ nhưng lại tỏ vẻ e dè, khúm núm. Họ đi đến trước bực cửa liền khấu đầu. Lý Phất nói: - Tối nay, chúng tôi thoát được nạn lớn này là nhờ Tứ da ra tay cứu giúp! Lý Phất tôi cũng có được chút ít hiểu biết nên nhất định sẽ ngậm vành tương báo. (56) Điền Văn Kính thì nói một cách thô thiển: - Tứ da, ngài là cành vàng lá ngọc, thân giá ngàn vàng, có trời sai thần phật tương trợ, thoát được đại nạn. Chịu ơn không báo chẳng phải kẻ trượng phu, nếu Tứ da sai phái, thì Điền này dù có phải nhẩy vào nước, bước vào lửa cũng không từ nan, nếu không như vậy thì kẻ hèn này đâu phải con cháu nhà họ Điền! - Những lời ơn nghĩa bất tất phải nói nhiều! Với thiên hướng tinh tế của mình, Dận Chân đã nhận biết ngay được sự xu phụ của hai người, và ông nhanh chóng chuyển hướng: - Tối nay ta không ở lại được phải đi ngay! Được cùng hai vị đàm luận biết được gian tệ trong hoạn đồ đã nẩy sinh rất nhiều; từ đó ta sáng ra nhiều điều và biết được hai vị là những người có tài học. Xấu tốt là ở bản thân ta; đại trượng phu mưu đồ công danh, lập công vì xã tắc, miếu đường; chí đó cố nhiên là tốt; nhưng hai chữ công danh là chuyện phù vân, ta chỉ có thể giành lấy nó bởi đường thẳng, chứ không thể bởi sự mờ ám. Nay tạm dừng ở đây, trên đường vượt long môn (57) của các vị, ta nghĩ cần có "chân tài, thực học". Thôi, sẽ gặp nhau sau! Cẩu Nhi, Khảm Nhi ngẩn người, chúng nghe không hiểu ý tứ câu chuyện của ba người. Cao Phúc Nhi bất giác nghĩ "Nếu Bát da gặp được hai vị nho sinh này, chắc hẳn sẽ lôi kéo về với ông". Cao nghĩ vậy, rồi cười xòa hỏi: - Tứ da, cái quán này ta giải quyết thế nào? Có phải báo quan không? - Đốt đi thôi! - Dận Chân lạnh lùng đáp vậy. Ông đã sớm nghĩ tới điều này; các a ca trong triều người nào có phe phái người ấy, nơi ông dựa cậy là thái tử Dận Nhưng, nhưng vị a-ca này thế lực cũng không mạnh. Lần công cán này của ông không có nhiệm vụ thị sát vùng đập Cao Gia, nay nếu báo quan tất phải lập hồ sơ, như vậy thì lập tức chuyện này sẽ ầm ỹ khắp thành! Các a-ca rỗi việc sẽ vạch lá tìm sâu, bới bèo ra bọ; rất có thể họ sẽ thêu dệt thành nhiều chuyện lạ kỳ! Nghĩ tới đây, ông liền nói: - Hai vị nho sinh, chúng ta chia tay thôi, nhưng xin các vị nhớ kỹ cho điều này, chuyện xẩy ra tối nay ở "Ỷ hà lâm phong" này nếu nói rộng ra thì rất không hay! Đó là lời ta đinh ninh dặn dò các vị lúc chia tay, phải nhớ cho kỹ. -------------------- (54) lão Bạch, lão Hầu: Chữ "lão" ở đây không có nghĩa là già, chỉ để chỉ người lớn tuổi. (55) sát tinh: sát ở đây có nghĩa là "hung thần", "tinh" là sao. (56) Ngậm vành tương báo: theo điển cố "kết cỏ ngậm vành".> (57) vượt long môn: tức đi thi (58) Đầu hổ bằng "sắt lá", sơn đỏ ngậm vòng: Xưa, ở cổng các "đại gia" Trung Quốc thường có hình nổi đầu một con hổ, miệng nó ngậm một cái vòng, gọi là "Hoàn xao môn", hay "vòng phô thủ".