HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM
Ăn cơm trắng hiểu lòng quốc sĩ
Tặng câu đối vua tôi hiểu nhau

    
rương Đình Ngọc chỉ mặc một chiếc áo dài thiên mã màu xanh Bảo, lưng thắt đai vóc, mũ đặt ở cạnh bàn, đưa chân ngồi xuống án thư xem sách dưới ánh nến. Thấy Tôn Gia Kiềm say khướt mắt lim dim tiến vào nhìn mình một cách sợ hãi, Trương Đình Ngọc liền bỏ sách xuống mỉm cười đứng dậy nói:
- Khách không mời mà đến đợi ngài lâu lắm rồi! Ngài tuy là quan nhỏ nhưng ngày nay đã trở thành nhân vật nổi tiếng rồi, ta đến Xuyến môn để thăm Cường Hạng Linh nơi đây của ngài. Sao ngài lại có ý chậm trễ với khách như vậy? Ta cũng đã từng ăn cơm với củ cải của ngài rồi cơ mà! Đã như vậy, ngài chính là khách của hạ quan, xin mời ngồi, xơi nước!
Tôn Gia Kiềm phán đoán ý nghĩa cuộc đến thăm này của Trương Đình Ngọc, đưa tay mời và nói:
- Tiểu nhân nghĩ rằng ngài đến bắt người thu gia sản! Mà tiểu chủ sự lục phẩm như tiểu nhân chưa thể phạm vào tội to như vậy! - Nói xong cũng ngồi xuống. Tôn Gia Kiềm biết rằng, vào thời điểm này tại dinh phủ Trương Đình Ngọc có biết bao nhiêu hiển quan nóng lòng chờ tiếp kiến ông ta, không phụng thánh chỉ thì vị quan tể tướng này không thể đến hưởng thú thanh nhàn tại "Xuyến môn" của mình. Vừa nghĩ ngợi vừa đưa mắt thăm dò Trương Đình Ngọc mà chẳng nói gì.
Dưới ánh sáng đèn mắt Trương Đình Ngọc hơi chói, đúng là ông phụng chỉ của Ung Chính, đặc cách gặp Tôn Gia Kiềm, nhưng Ung Chính không nói là cho phép nói chuyện phụng chỉ, bởi vậy chỉ có thể với tư cách cá nhân đến gặp Tôn Gia Kiềm mà thôi. Thấy Tôn Gia Kiềm không nói gì, mãi rất lâu Trương Đình Ngọc mới chậm rãi nói:
- Ngài đoán không sai!
- Cái gì?
- Ta nói là "ngài đoán không sai", mỗi ngày ta chỉ có ba giờ để ngủ. Em trai ta là Trương Đình Lộ muốn nói chuyện với ta cũng phải đợi đến nửa tháng cơ đấy! - Trương Đình Ngọc tiếp: - Ta đến đây muốn nói hai việc, việc thứ nhất ngài nghĩ không ra. Hoàng thượng đã điều thượng thư bộ Hộ Cát Đạt Huy đi chủ trì Viện vụ Viện Lý Phan, thay việc ông ta là Mã Tề. Phương pháp đúc tiền bốn đồng sáu chì của ngài hoàng thượng đã mật dụ cho Mã Tề theo cách đó mà làm.
Câu nói đó đúng là đã làm cho trời rung đất lở, Tôn Gia Kiềm tuôn trào nước mắt, ông vội lau đi và nói:
- Hoàng thượng anh minh! Thần vui sướng quá. Đó chính là phúc đức của thiên hạ này, trong vòng ba năm nữa đồng tiền mới sẽ lưu thông khắp nước, tài nguyên quốc gia trao đổi thuận tiện, bọn mặc sử chỉ còn biết mở mắt mà nhìn thôi.
- Còn điều thứ hai, ngài nghe xong chẳng vui đâu - Trương Đình Ngọc hớp một ngụm trà nói tiếp - Tuy rằng ngài có lý, nhưng việc gào thét ở công đường, xỉ nhục các quan, làm mất thể diện quan chức, như vậy cho nên phải giáng chức và cắt bổng. Vì không có việc nghị xử nên ta mới đến hỏi ngài. Ngài muốn làm tu soạn ở viện Hàn lâm, hay muốn làm ngoại quan, hiện đang khuyết đồng tri ở phủ Bảo Định, ngài sẽ được bổ sung vào đó. Ta đến đây thương nghị với ngài vì việc này ta hoàn toàn làm chủ.
Tôn Gia Kiềm nhìn Trương Đình Ngọc và bỗng cười lớn! Trương Đình Ngọc là tể tướng chức trọng quyền cao, biết bao nhiêu quan viên hàng nhất phẩm nhị phẩm đứng trước ngài đều phải nghiêm trang kính cẩn, thấy Tôn Gia Kiềm ngông cuồng như vậy ông tỏ vẻ khó chịu. Nhưng ông vẫn thâm trầm lặng lẽ ngồi xuống, hỏi bằng một giọng rất bình thường:
- Cái đó có gì đáng cười?
Tôn Gia Kiềm hơi nghiêng người nói rất thẳng thắn:
- Thưa đại nhân, tôi cười vì ngài quá coi thường tôi. Chính là một viên quan nhỏ như thế này mà tôi phải tự rèn tư cách, đến già chẳng làm được gì lớn thì cũng phải được tam phẩm! Nếu Tôn Gia này muốn yên ổn ăn mặc thì việc gì phải ra mắt với Cát Đạt Huy, rồi đến nỗi thân rơi xuống vực thế này? Ngài đã biết đấy, hoàng thượng phê duyệt sự trình bày của tôi thì được lợi cho ức triệu chúng dân, mà chỉ bọn tham quan mặc sử bị thiệt thòi thôi. Chính vì vậy, Tôn tôi đây dù có chết cũng không sợ huống hồ lại sợ xử lý vụn vặt như thế hay sao? Thưa Trương đại nhân, tu soạn Viện hàn lâm, với đồng tri gì nữa tôi đều không làm. Cứ cho tôi một huyện, nội trong ba năm không làm trò trống gì lớn tôi xin từ quan!
Trương Đình Ngọc tái mặt, nhưng chỉ thoảng qua thôi. Mỗi ngày ông đứng hầu hoàng đế ở triều hội thực hiện những việc triều đình, cũng như khi xuống gặp các quan ở phủ, tai nghe toàn những lời phụng nghênh êm dịu, mắt đều nhìn thấy những nụ cười, không một người nào dám ngồi ngang hàng với mình, nói năng đĩnh đạc chẳng qua cũng chỉ vì hai chữ "thăng tiến". Duy chỉ có Tôn Gia Kiềm là quan chính lục phẩm bị giáng chức xuống tòng lục phẩm, cuối cùng đã thành khẩn chịu xin giáng xuống hàng chính thất phẩm, thực tâm làm việc vì bàn dân trăm họ. Nghĩ vậy, Trương Đình Ngọc đứng dậy, thở dài mà rằng:
- Hoàng thượng lo lắng nhất chính là việc cai quản. Quan ở thiên hạ đều được như ngài thì tốt biết bao - ông ta vỗ vỗ vào vai Tôn Gia Kiềm, chẳng nói thêm câu nào, bước đi luôn.
Trời chuyển sang canh tư, Trương Đình Ngọc được người phụ trách trực đêm gọi dậy. Đêm nay ông ngủ không được, nhưng vì Trương Đình Ngọc là thủ phục hàng ngày đều phải vào đại nội thị giá, gọi dậy lúc canh tư là quy luật bất di bất dịch ông tự đặt cho mình. Có người hầu giúp mặc triều phục, đội mũ, rửa ráy chút ít vội vàng lấy muối xát răng, điểm tâm vài miếng qua quýt, lên kiệu tới Tây Hoa môn, khi xuống kiệu nhìn, sao vẫn còn đầy trời. Trương Đình Ngọc giao bài tử, thong dong bước vào, đi trên băng tuyết lạnh, hít một hơi sâu lòng thảnh thơi sảng khoái, đang định tiến vào trong, thì nhìn thấy bốn cái đèn pha lê trong cửa bật sáng, đi ngoằn ngoèo một ít nhìn kỹ thì thấy đường đệ Trương Đình Lộ nhà mình đang được bọn thái giám dẫn tới. Trương Đình Ngọc không khỏi ngỡ ngàng trời còn sớm thế này, Đình Lộ vào đại nội làm gì nhỉ? Đang định hỏi thì lại nhìn thấy bên cạnh Trương Đình Lộ còn có một người khác, Trương Đình Ngọc vô cùng kinh ngạc, vội bước nhanh lên mấy bước hỏi:
- Tam da, xin chào tam da! Đình Ngọc xin có lời hỏi thăm! - nói xong hành lễ.
Cái gọi là "Tam da" chính là tam a-ca Hoằng Thời của đương kim tân chủ Ung Chính hoàng đế. Ung Chính thời Khang Hy tất cả sinh được tám người con, lớn nhất là Hoằng Huy sinh năm Khang Hy ba mươi ba, đã phong bối tử, lên mười tuổi bị chết. Còn một người con nữa là Hoằng Phán lên hai tuổi bị sốt cũng chết mất. "Nhị da" chân chính gọi là Hoằng Vân cũng chết năm mười tuổi. Năm Khang Hy thứ 59 và thứ 60 lại sinh được hai người con nữa cũng không nuôi nổi. Vị "Tam da" này chính là a-ca được ở bên Ung Chính lâu dài nhất nay đã vừa tròn hai mươi tuổi, thể hiện là một nhân tài. Đôi mắt đen như hạt nhãn, nằm ngay ngắn trên khuôn mặt trắng trẻo, dưới hai hàng lông mày cong cong đen nhánh, trông rất thông minh, chỉ có hai má dưới lưỡng quyền hơi đen làm mất vẻ cân xứng. Thấy Trương Đình Ngọc hành lễ chào, Hoằng Thời vội chạy đến đỡ dậy cười khúc khích nói:
- Ngài là lão thần hai triều đại, người mà vào Tử Cấm Thành vẫn có thể cưỡi ngựa, đến Kim Điện có thể đeo kiếm, ta sao sánh được?
Liền đó kéo đôi tay lạnh hỏi có được ấm không, thể hiện như thường ngày rất thân thiết. Trương Đình Ngọc hờ hững quay đầu hỏi:
- Đình Lộ, sao đệ cũng vào đây lại còn sánh vai với Tam da mà đi?
- Đình Ngọc, ngài chớ trách ông ta, đó là do ta mời ông ta đấy! - Hoằng Thời vội cười nói: - Hôm qua hoàng thượng đi kiểm tra bài vở ở Dục Khánh cung, nói rằng chữ ta viết không đẹp. Lại nói trong số đại thần chỉ có chữ Đình Lộ là tạm được. Ngài cũng biết tính tình hoàng thượng đấy, lần sau người lại xem mà không được thì ta lại bị phạt quì om gối, bởi vậy phải mời Đình Lộ dậy cho ta cách viết, để lại chữ mẫu cho ta tập.
Trương Đình Lộ cũng cười nói:
- Biết được sẽ gặp Lục ca, vội viết hai trang rồi, may quá bây giờ đã gặp!
Trương Đình Ngọc gật đầu nói:
- Đã là tam da thì cũng không được làm sai. Tam da là lá ngọc cành vàng, dục đức xuân hoa cũng là thời kỳ học tập chau dồi. Tứ da mới mười ba tuổi, Ngũ da thì mới mười hai đều còn rất nhỏ, phải theo gương Tam da chứ!
Câu nói đó về chữ nghĩa thì cho dù là câu nào thì cũng là khen ngợi, nhưng hợp lại thì là lời khuyên Hoằng Thời, bảo cho chàng biết là mình còn phải làm gương cho các em noi theo. Trương Đình Lộ cũng không thể không bái phục người anh tài giỏi. Hoằng Thời cười nói:
- Ý tứ của ngài ta nghe hiểu rồi, người kiêm cả thái tử thái phó mà cũng là sư phụ của ta! Thôi đi đi, kẻo Vạn tuế da đã đợi ngài rồi đó!
Trương Đình Ngọc vội nghe theo, còn khuyên Trương Đình lộ cố làm việc tốt, không gây sự.
- Kỳ này ta bận quá, không có thời gian nói chuyện với đệ, đợi đệ vào Cống Viện Long môn ta nhất định tiễn đệ.
Lúc này ông mới vội vàng tiến vào phía trong. Vì thấy có tám ngọn đèn hoàng cung soi dẫn một tốp người từ Nguyệt Hoa môn đi đến, men vòng theo hướng Càn Thanh cung, Trương Đình Ngọc bước thanh hơn vội tới quì trước bệ rồng.
- Hoành thần! - Ung Chính bước ra khỏi kiệu, nhìn lên ngôi sao mai trên trời, cảm thấy thư giãn, khoan khoái cười hỏi Trương Đình Ngọc - Đêm qua trẫm ngủ không được, sáng nay dậy sớm một ít, ai ngờ ngươi còn đến sớm hơn. Nói về trung thành, cũng không hoàn toàn chỉ ở chỗ này. Từ nay về sau ngươi cứ để trời sáng hãy đến, trẫm không trách đâu. Đứng lên đi, có mấy bản sớ còn phải bàn bạc với ngươi đấy!
Trương Đình Ngọc vội dập đầu rồi đứng dậy mà tâu rằng:
- Thưa vâng! Đó là hoàng thượng đã thương đến nô tài, như vậy nô tài càng phải cần cù cẩn thận hơn. Thời Thánh tổ tại vị ngày nào cũng làm như vậy nên nô tài đã quen rồi, thân thể hoàng thượng là quan trọng.
Ung Chính mỉm cười gật đầu tiến vào Đông Các, xếp bằng ngồi trên bệ sưởi nói một cách thoải mái:
- Thánh tổ anh minh, khi còn sống lúc nào cũng cẩn thận. Còn với trẫm thì khác Thánh tổ, công việc trẫm đâu có dám lười nhác! Phải lấy sự cần cù bù thông minh, cũng mệt cho cả nhà ngươi. Long Khoa Đa, Doãn Tường chúng còn chơi bời vụng trộm, còn nhà ngươi lúc nào cũng cùng với trẫm không rời.
Nói xong mím miệng cười bảo Lý Đức Toàn:
- Ngươi hãy đi lấy cho Trương đại nhân đây một bát canh sâm.
Uống xong bát canh sâm nóng, Trương Đình Ngọc cũng cảm thấy mắt sáng ra tinh thần phấn khởi, tạ ân và ngồi xuống, Hình Niên đã ôm một chồng văn thư dày tới hơn một thước vào, đặt từng bộ từng phần trên bàn trà trước mặt ông. Ông liếc Ung Chính một lượt, thấy Ung Chính một tay cầm bút, một tay lật sách, tựa như đang viết văn vậy, chẳng nhìn đi đâu mà vội cúi xuống xem những bản sớ. Sáu, bẩy phần trước đều là những bản tấu tóm tắt trình báo kiểm tra tịch thu gia sản của quan viên nợ dây dưa tại Thuận Thiên phủ, có một bản viết chữ thảo bằng máu đỏ như chu sa.
- Hãy còn một vạn gia sản xử lý thế nào? Không rõ quân - tướng ở Thuận Thiên phủ dây dưa thân thích ra sao? Phải chú ý tới và cẩn thận với thủ cấp của ngươi!... Kiềm Ngọc Trạch là người trẫm biết rất rõ, ngươi không nghe thấy câu ngạn ngữ trong kinh sư hay sao? "Võ khố, võ khố, hựu nhàn hựu phú" trẫm đã biết hết cả rồi, mùa năm ngoái ty đúc của bộ Binh đã thất lạc mất bẩy vạn lạng bạc, lệnh phải dựa vào mọi chứng cứ thực tế, để hỏi cho ra, giấu giếm ở đâu... Những việc ma quỷ như vậy khó mà giấu được trẫm. Ngươi cứ yên tâm, bọn người này mạng sống chưa hết, đừng sợ bọn nó tự sát...
Tất cả đều giọng điệu như vậy, máu me lòe loẹt rất lạnh lùng, nghĩ tới việc dùng từ ngữ rất quen thuộc của Khang Hy trước đây như: - "Cứ từ từ một chút, hắn là một lão thần, trẫm không nhẫn tâm để hắn chết đói..." "Thiếu thốn tiền bạc ngươi thành thật bổ sung cho nhanh lên, trẫm chết đi thì nhà ngươi sẽ ra sao?" Trương Đình Ngọc có cảm giác sợ hãi thực sự. Tiếp đó ông nhìn vào những tập sau, trang viết về Lưu Thế Minh tuần phủ Hồ Quảng, Lưu Thế Minh là tiến sĩ cùng thi đậu vào năm Khang Hy thứ 42 với Trương Đình Ngọc văn chương rất hay, làm quan thanh liêm. Vì cùng là môn sinh của mình nên Trương Đình Ngọc đặc biệt chú ý xem kỹ các lời phê, viết rằng:
- Lưu Thế Minh là đồng niên nên trẫm biết rất rõ. Hắn đã trúng hai chữ "Khoa giáp" sáng ngời, nhưng cái bệnh yếu mềm chưa bỏ thì những chuyện về nguyên tắc trẫm khó tin được. Gần đây thấy những hành vi của Lưu Thế Minh, mới chỉ trên danh nghĩa, gặp phải những việc liên quan tới khoa giáp cần phải có dũng khí. Có học vấn đều được hâm mộ, nhưng khi làm việc thì danh và nguyên tắc không đi đều với nhau, lòng dạ không thật thà đón trên tiếp dưới, thì ta nên xử lý sao đây? Lại phải lấy thiện lấy nhu mà tự xử, làm tốt được ân, lấy sự tốt đẹp mà sai khiến thì mọi việc còn phải hỏi gì nữa.
Trương Đình Ngọc sợ bắn người, cho rằng những lời phê đó chĩa vào mình, lại xem tiếp mấy phần sau; có chỗ ghi: - "Đào Chính Trung và Tuần Nãi Vương mở rộng việc tụ họp môn sinh, sợ rằng ảnh hưởng đến các thói quen khoa giáp, đáng phải lưu tâm việc dùng thử.", "Sự lọc lừa của các nhóm thần, sợ hãi nhất là lòng người, loạn quốc chính, vì thế việc đầu tiên là phải coi trọng tẩy trừ nạn bao che khoa giáp", "Triệu Quốc Lân trung thành, phẩm chất ngay thẳng, nhưng sợ rằng không tránh khỏi tính khí đem tới từ khoa giáp, cần lưu ý dò xem hoặc cứ sử dụng." Triệu Quốc Lân cũng là môn sinh của Trương Đình Ngọc, đến đây Trương Đình Ngọc mới thở phào nhẹ nhõm, hiểu ra rằng Ung Chính nói số khoa giáp xuất thân từ các nhóm quan viên chứ không phải nói về mình.
- Đình Ngọc! - Ung Chính dừng bút, bảo bọn thái giám tắt hết đèn nến ở trong điện rồi lững thững bước đi vài bước, mặt lạnh như tiền nói: - Xem xong chưa? Trẫm xử lý thế nào?
Trương Đình Ngọc đang trầm tư suy nghĩ, ngơ ngác một thoáng, rồi vội đứng dậy mà tâu rằng:
- Thưa chúa thượng, thần cho rằng những lời phê đều rất xác đáng. Thần đang suy nghĩ, các bản sớ tấu này có tới hơn bảy vạn chữ đều có lời phê hồng, có nhiều chỗ còn hằn nốt tay hoàng thượng. Thánh cung cần chính nguyên là tốt, nhưng cũng không thể quá cầu kỳ vụn vặt được, lao tâm quá độ sẽ thương tổn long thể...
Ung Chính xua tay ngăn cản lời khuyên của Trương Đình Ngọc và nói:
- Khi căng khi chùng đó là đạo lý của văn võ. Việc đã theo từ khi Tiên đế cao niên, cái lúc chùng đã đi qua nhiều năm rồi, bây giờ đang là lúc căng. Cái mà trẫm hỏi là ngươi xem những lời phê ở các bản sớ có cảm giác thế nào?
Trương Đình Ngọc vội nói:
- Thần cho rằng không có chỗ nào không xác đáng.
- Hà khắc một chút đấy.
- Vạn tuế...
- Là trẫm tự cho là hà khắc một chút.
Ung Chính mỉm cười chua chát:
- Ngày nay tham quan rầm rầm ở thiên hạ, bọn chúng liên kết bè đảng không vì lợi thì cũng mưu danh, trẫm nhắc câu đó mà đau đớn như kim châm. Rường cột không thể không nắn cho nó thẳng, ngươi đã xem cái đòn gánh chưa? Dùng lâu nó cong lên, ngươi đem đè cho nó thẳng, buông tay ra là nó lại cong lên như cũ! Ngươi đem bẻ cho nó cong hẳn sang phía bên kia, cứ giữ cho nó một thời gian sau buông tay ra nó sẽ thẳng.
Trương Đình Ngọc vội khom người đáp: - Thánh thượng suy nghĩ cao siêu, hạ thần sao sánh kịp.
- Ngươi đã làm việc bên trẫm, cố nói ít những điều như vậy! - Ung Chính vờ cười mà nói: - Trước đây ta đã sớm nghe thấy ở quan trường có khẩu hiệu - "Ung thân vương, Ung thân vương, khắc bạc quả ân trại Diêm vương". Câu nói đó đúng một nửa, như trẫm đây nghiệt ngã lựa chọn, lại không biết dụi cát trong mắt đó là điều đúng, nhưng hoàn toàn không "quả ân". Nếu nói về tâm địa trẫm, trẫm sẽ ban cho hai câu nói, ngươi cứ ngồi yên đó, trẫm không bao giờ đãi khó cho ngươi đâu.
Trương Đình Ngọc nghe tới đây cảm thấy nếu cứ đứng thì không được bèn vội quỳ xuống khấu đầu tâu rằng:
- Hạ thần xin đợi Thánh huấn.
Ung Chính cười nói:
- Ngươi đứng dậy, nếu nói là Diêm vương trẫm cũng đã nhận rồi. Người xưa cho rằng có địa ngục, ở câu đối trước Ngũ Diêm La điện có viết "Hữu tâm vi thiện, tuy thiện bất thưởng; Vô tâm vi ác, tuy ác bất phạt." Đó chính là hai câu ta ban cho ngươi.
Trương Đình Ngọc rung động từ đáy lòng, cúi rạp xuống tâu:
- Xin tuân theo Thánh huấn! Nhưng thực lòng thần cũng có lời muốn nói, mà lâu nay còn để trong lòng vì hoàng thượng mới lên ngôi hãy còn bộn bề công việc, thần chưa tiện tâu trình.
- Ồ!
Trương Đình Ngọc bình tĩnh lại, ngẩng đầu nhìn Ung Chính nói đều đều: - Hoàng thượng thông minh thiên bẩm sáng suốt quả quyết là số một trong Vương triều Thánh tổ, ai ai cũng biết. Khi Thánh tổ còn tại vị đã nhiều lần nói với thần: - Trẫm muốn tìm một hoàng tử kiên cường khó lay chuyển để lại cho các ngươi. Lúc đó thần đã biết ý Thánh tổ dự định hoàng thượng nhập kế đại thống. Nhưng thần cho rằng lúc đầu hoàng thượng và Thánh tổ lên ngôi có ba điều so sánh. Trương Đình Ngọc dừng tay làm lễ tiếp tục nói:
- Thánh tổ kế vị phía Bắc có bọn Cát Nhĩ Đan; đằng Đông bắc có sự quấy rối của quân La Sa; Đài Loan có nạn quy y; Tam Phan Bàn đóng ở phía Nam; Trung Nguyên thì có tệ nạn rào đất khoanh vùng; phương nam còn có sự đe doạ lụt lội, Mãn Hán bất hoà, quan lại gian tham, bốn bề chẳng yên bề nào trăm việc rắc rối... cho nên Thánh tổ rất lo lắng cho Thiên tử. Ngày nay hoàng thượng thừa kế đại thống không có quyền thần nào giám can gián vào nội chính, không có quân lính nào dám quấy nhiễu Trung Nguyên, kho lương hàng năm có tích luỹ để dùng thế nhưng còn việc sử trị chưa chỉnh tề, quan viên bè phái, tố cáo bất bình, thất thu thuế má, tất cả còn nhiều lo lắng. Cho nên hoàng thượng vẫn là thiên tử thái bình.
Trương Đình Ngọc nói xong, Ung Chính đã bước đi bước lại ở trong điện, nhìn thấy Hình Niên tiến vào bèn hỏi:
- Có chuyện gì?
- Vạn tuế da! - Hình Niên vội khom người đáp: - Dương Danh Thời và Trương Đình Lộ đang vào, xin...
- Vội vã gì? Đợi một lúc nghe chỉ rồi hãy vào - Ung Chính nói: - Từ nay về sau cứ đến nói với đại thần ở Thượng thư phòng là được, không cho người bên cạnh nghe, không cho tấu sự. Hoành Thần, nói, nói tiếp đi! - Ông xua xua tay ngồi xuống vừa nghe vừa tỏ thái độ. - Làm lung tung thì dễ, làm cho bình yên thì khó.
Trương Đình Ngọc được sự cổ vũ, khấu đầu nói tiếp:
- Khó thì khó thật, khi xử lý lung tung có thể đem dao để chém lung tung được không. Làm cho bình yên chỉ có thể từ từ, giống như rút tơ, như bóc cây chuối vậy, phải rút từng sợi từng sợi, phải bóc từng lớp từng lớp, cái cần tới là "nhẫn nại".
Ung Chính bưng cốc sữa, nhìn chằm chằm vào vầng ánh sáng chiếu lên tường bởi mặt trời soi vào qua cửa điện, ánh mắt sâu thẳm sáng lên, ông nói:
- Đó là hai bất khả so sánh, còn ba nữa?
Trương Đình Ngọc nhẩm suy nghĩ một lúc mới nói:
- Thánh tổ lên ngôi còn niên thiếu, ngày nay hoàng thượng đang độ tráng kiện trẻ trai, Thánh thọ đã qua không dám..." "Cái này có gì để mà so sánh?" Ung Chính cười đang định phản bác thì hiểu ra, nhẹ nhàng đặt cốc sữa xuống, thở dài và nói:
- Ngươi có cái khó của ngươi, thật ra câu này làm khó cho ngươi. Từ cổ đến nay chưa có thiên tử một trăm tuổi, Thánh tổ tại vị sáu mươi mốt năm, trẫm cũng không so sánh được. Thánh tổ không có anh em cãi nhau trong nhà còn trẫm lớn lên trong bao năm đó anh em người nào cũng chẳng nhún nhường, trẫm cũng không bằng... được! Đó là sự định sẵn của tạo hóa, con người không cưỡng lại được đâu... Chỉ có một người trị thiên hạ, không thể có thiên hạ phụng một người.
Trương Đình Ngọc khấu đầu liên tiếp:
- Hoàng thượng vừa ban cho thần một câu đối, thần ghi tạc trong tâm, thần cũng xin phụng hồi hoàng thượng một câu đối mong hoàng thượng hiểu cho lòng thần!
- Tốt lắm! Ung Chính đứng dậy vội bước đến án tiền, đỡ bút ghi câu đối và quay đầu cười: - Một câu đối đổi lấy một câu đối, trẫm sẽ không thưởng gì cho nhà ngươi. Cái này mất nhiều thời gian công sức lắm trẫm sẽ viết cẩn thận rồi tô vàng treo sau ngụ tọa ở Càn Thanh cung! Còn ba cái không thể so bì ngươi cũng đã nói rất rõ rồi. Trẫm còn phải suy ngẫm tiếp "Gặp cấp bách cần nhẫn nại" đó là lời Thánh tổ đã dạy, nhưng trẫm cho rằng con hiếu thảo là phải đón nhận lấy sứ mạng của cha, trước tiên phải nhận lấy cái ý chí, sau nhận lấy những lời dạy. Ngày nay thiên hạ lục đục đến nước này, mà cứ từ từ theo kiểu kéo tơ bóc chuối ta e rằng không phải là thượng sách. Nói xong truyền lệnh ra ngoài điện:
- Gọi Trương Đình Lộ, Dương Danh Thời vào!
Trương Đình Lộ và Dương danh Thời bị chặn ở ngoài cửa Càn Thanh, nghe tiếng hô của thái giám, vội vàng theo nhau bước vào, thấy Ung Chính đang ngồi trên cao, cắm cúi phê duyệt các bản tấu. Trương Đình Ngọc khom người đứng bên cạnh, đại điện trống trải im phăng phắc, hai người liếc nhìn nhau, báo chức danh rồi cùng quỳ xuống khấu đầu hành lễ.
- Đại chủ khảo Thuận Thiên đã đến phải không? Lĩnh đề thi rồi ư? - Ung Chính vẫn cắm cúi sột soạt đưa bút phê tấu, rồi vẫy tay gọi Trương Đình Ngọc đếm một tập bản tấu trên tay nói:
- Đây là một phần rất gấp gởi đi Quý Châu về việc phản loạn của người Miêu, lệnh cho tuần phủ Quý Châu phải đi làm, dùng quân lính trừng trị mạnh, không thể nương nhẹ, không cầu an! Phần này là phần tấu nghị về Diêm chính, cứ làm công khai, bảo bọn chúng sửa chữa rồi gửi về cho trẫm sau khi duyệt xong sẽ nói tiếp. Còn Điền Văn Kính ở Sơn Tây chẳng ra làm sao, một vị quan phụng chỉ đi qua đường mà dám vượt quá chức trách tự can dự vào việc tài chính của địa phương, bởi vậy số đi công cán đều theo hắn, thì quan viên ở đó còn làm gì nữa? Bác bỏ bản tấu của Đường Văn Kính đi, đưa biểu khen ngợi Nặc Mẫn gửi tới Nha môn tuần phủ Sơn Tây!
Ông nói một câu thì Trương Đình Ngọc đáp một lời, lại hỏi thêm:
- Hai phần gửi đi Sơn Tây có cần phải gửi nhanh không ạ?
- Không cần, đây không phải là lệnh quân sự. Chỉ cần dùng tăng cường bách lục lý là được, làm đi làm lại rồi mà còn không phân biệt được thế nào là nhanh chậm nữa.
Ung Chính nói xong mới quay về phía Trương Đình Lộ cười mà hỏi:
- Ngươi là Trương Đình Lộ còn hắn là Dương Danh Thời rồi? Nhà ngươi là em trai Hoành Thần ư?
Trương Đình Lộ liếc nhìn Trương Đình Ngọc đang vội vã phân chia bản tấu, rồi khấu đầu tâu rằng:
- Thưa vâng, thần là Trương Đình Lộ. Trương Đình Ngọc là anh trai của thần, cùng chung thái tổ.
- Ừ! Ung Chính ậm ừ rồi quay sang hỏi Dương Danh Thời.
- Tiếng tăm làm quan của nhà ngươi rất tốt, khi thôi nhiệm ở Diêm Đạo Triết Giang chỉ đem đi có một thuyền sách. Người dân ở nơi đó còn lập miếu thờ sống cho nhà ngươi, có chuyện đó không?
Dương Danh Thời cảm động đỏ mặt, gật đầu lia lịa tâu:
- Thần không dám nhận những lời quá khen của Thánh thượng, đó chỉ là sự yêu quý lệch lạc của các phụ lão trăm họ mà thôi.
- Ngươi làm quan thanh liêm nên được trăm họ yêu quý - Ung Chính hớp một ngụm trà, nhấm nháp búp trà trong miệng, một lúc sau mới nói:
- Các ngươi đến nhận đề thi, vốn chẳng cần nói nhiều. Nhưng đây là khóa thi đầu tiên của trẫm, không thể không dặn dò mấy lời. Các ngươi đều là anh em dòng dõi nhà quan, đối với phẩm chất các nguơi nếu trẫm mà không tin thì không đời nào giao việc này cho các ngươi đâu, việc chọn nhân tài cần phải công bằng mà làm, không được riêng tư thiên vị. Các ngươi rõ chưa?
- Thần đã rõ!
- Các ngươi chưa hẳn đã tỏ rõ đâu - Ung Chính cười nhạt nói:
- Chọn nhân tài cho quốc gia, phải cầu kỳ một chút với chữ "Công" nhưng không chắc không có hối lộ. Có một lớp người chẳng cần tính tới bài vở văn chương hay dở ra sao, chỉ cần chọn kẻ bần hàn, như vậy là thu được cái ơn, đương nhiên là sự cảm ơn rất hậu, chỉ muốn móc cả trái tim ra đền đáp cho thầy, thu cái danh trước được cái lợi sau, như vậy cũng là "Thiên vị". Trẫm sợ là sợ các ngươi mắc phải cái bệnh này.
Dương Danh Thời giật bắn tim. Từ lâu đã nghe nói Tứ vương da có tính hay vạch lá tìm sâu, hôm nay mới thấy quả không sai! Đang nghĩ miên man thấy Ung Chính đặt cốc xuống bàn và nói:
- Cho dù ở khoa trường có hối lộ, đó là phạm luật, còn như trẫm nói ở trên là một dạng khác. Trẫm và Thánh tổ đồng tâm nhất đức, rào trước đón sau, Thánh tổ dĩ nhân dục nhân còn trẫm dĩ nghĩa chính nhân, cách làm không như nhau nhưng lòng dạ giống nhau, khóa thi ở Nam Kinh năm Khang Hy thứ 33 có tới hàng trăm người dự thi gánh cả thần tài vào trường thi, các ngươi ở Bắc Kinh cần phải làm rõ việc đáng xấu hổ này cho trẫm, trẫm thì có thể tha thứ nhưng còn ý trời phép nước nữa chứ? - Ông cười kín đáo, mỗi câu nói mỗi chữ dường như được bắn ra từ các kẽ chân răng ông, âm thanh rít lên đanh thép, Trương Đình Lộ và Dương Danh Thời không dám ngóc đầu lên, phủ phục dưới đất lắng nghe.
Ung Chính không nói thêm. Tự rời ghế ngồi đi thẳng tới chiếc tủ lớn sơn vàng để ở góc điện, nhẹ nhàng lôi ra một chùm chìa khóa mở tủ, chọn lấy một ống nhỏ phong dán rất kỹ, lẹp kẹp bước tới thở dài nói:
- Bọn ngươi ngẩng đầu lên.
- Dạ!
- Đây là đề thi ân khoa năm nay - Ung Chính Lạnh nhạt nói:
- Bọn ngươi cầm đi, bóc ra xem hay không bóc là tuỳ. Từ sau năm Khang Hy thứ 42, đề thi khoa trường nhiều lần bị lộ, thật chẳng còn ra làm sao. Đề năm nay là do trẫm đích thân làm, tự tay niêm phong, tự tay đưa cho các ngươi. Chỉ cần nhớ lấy rằng những lời trẫm vừa nói nhằm chọn lấy mấy nhân tài kha khá trong khóa này. Lời của trẫm từ trước đến nay chỉ nói một lần, nếu nghe chưa rõ bây giờ hỏi lại vẫn chưa muộn, từ sau đây xảy việc gì hệ trọng trẫm không dạy bảo mà chém đấy!
- Dạ - Nô tài rõ rồi ạ!
- Được, quân thần không nói đùa - Ung Chính đem ống sơn đặt vào tay Trương Đình Lộ, vẫy tay lệnh cho họ bình thân rồi quay về phía Trương Đình Ngọc. Trương Đình Ngọc cầm quản, múa bút không ngừng, đang lúc mở văn thư chuyển đến Bộ ra duyệt, ngay cả những lời quân thần vừa nói ban nãy ông cũng không để tâm, nghe thấy tiếng bước chân của Ung Chính vội đứng dậy cười nói:
- Thánh chủ đã đi gặp người rồi ạ?
Ung Chính gật đầu đi về phía trước án, nghiêng đầu nhìn một phần văn thư Trương Đình Ngọc đang phê duyệt cười mà rằng:
- Về việc này bộ Lễ đã có tấu nghị, thời gian quốc tang đã cấm một số nơi diễn kịch. Số công văn đó ngươi không tiếp tục duyệt nữa, trẫm sẽ ra một đạo chỉ mới. Không phải chỉ là quốc tang mà ngay cả ngày thường các quan văn võ ở tỉnh và quan chức nha môn thuộc ty ở kinh đô đều không được lập ban kịch, mở hội hát.
Trương Đình Ngọc ngơ gác một lát rồi tâu rằng:
- Văn diễm tình, võ đùa cợt cố nhiên sẽ tiếp sức cho phong tục xấu, những ngày trong gia đình quan viên có tiệc vui hôn lễ, nếu cũng cấm diễn kịch thì tựa hồ...
- Con gái không xem kịch thì không biết sinh con chứ gì? - Ung Chính cười nói:
- Trẫm từ trước cũng chưa từng hội diễn. Khi nào Trương Đình Ngọc, ngươi thấy trẫm xem kịch thì nhắc những câu nói này.
Mấy câu nói có vẻ trang trọng hài hòa rất tự nhiên nhưng lại khó thương nghị, Trương Đình Ngọc chẳng ra đứng mà cũng chẳng giống quỳ, ông ta lom khom vội nói:
- Đúng ạ!
Ung Chính chuyển chủ đề hỏi:
- Đã gặp Tôn Gia Kiềm chưa?
Trương Đình Ngọc cười tâu rằng:
- Đã gặp rồi. Hôm qua thần ở chỗ ông ta khoắng một bữa cơm "trắng"... liền đem tình hình gặp Tôn Gia Kiềm kể tỉ mỉ, lại nói thêm:
- Người này có quá trình rèn luyện rất tốt, nô tài nhìn nhận có thể sử dụng được!
- Cái gì có thể gọi là quá trình rèn luyện? - Ung Chính mất đi vẻ tươi cười, tay chắp sau lưng bồi hồi trong điện, tựa hồ như không thắng nổi sự cảm kích - Tức là đem mài mòn hết các góc cạnh đi, trở thành già nua thì gọi là "rèn luyện" ư? Trẫm thấy chưa hẳn là như vậy. - Ông ta đứng lại nói đều đều: - Hãy bổ nhiệm Tôn Gia Kiềm giữ chức Ngự sử giám sát Đô Sát Viện 1!
--------------------------------

1
Ngự sử giám sát: tương đương Chính Ngũ phẩm.
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI