HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM
Giết con hát vua giữ nghiêm cung cấm
Trừ yêu tăng Sĩ Phương đòi ân điển

    
hắc là do Quan Âm đường tĩnh mịch, vua Ung Chính cảm thấy dễ chịu, nhà vua vừa ngồi xuống đã thấy tiểu thái giám bưng đến một đĩa kem, bèn tự tay nhón một miếng rồi lệnh phân phát cho mọi người. Nhà vua nói với Cát Thế Xương:
- Nhà ngươi diễn rất tốt, các động tác đều có cơ sở, các vai diễn đều chừng mực, lão thái hậu ở thế giới bên kia không ham thích, nhưng trẫm vì việc hiếu mà làm thôi. Nay ngươi diễn, trẫm thấy rất đạt đến mức phải phì cười, thật không phải dễ.
- Chúa thượng vạn tuế! - Cát Thế Xương không ngờ vua Ung Chính dễ gần đến vậy, lúc trước thấy rất căng thẳng nhưng giờ thấy cõi lòng mở ra, vội cúi đầu nói:
- Những trò vui đó hợp mắt chúa thượng thì thật là phúc phận như trời của những kẻ tiểu nhân chúng con. Lão thái hậu thấy chúa thượng chăm nước yêu dân, lại còn đành thời gian kỷ niệm tưởng nhớ người đã khuất như thế thì cũng được an ủi nơi chín suối. Những kẻ tiểu nhân chúng con đã đi qua trăm họ thấy dân chúng đều no ấm, thật là từ xưa chưa có bao giờ. Trời đất mưa gió thuận hòa, đều trông chờ vua Ung Chính trường sinh bất lão! Đó cũng là điều mong mỏi của chúng thần, được núp dưới ánh hào quang của người.
Ung Chính không nhịn được cười, trong một lúc nét mặt lộ rõ niềm hân hoan. Điều vui nhất trong cuộc đời ông là được Khang Hy từng ca ngợi là người "hiếu đễ". Trên sàn diễn Cát Thế Xương vừa ca ngợi vua vừa nói nên sự no ấm thanh bình của dân chúng. Tuy Cát Thế Xương không nói ý tứ trật tự, rõ ràng nhưng câu cú gãy gọn, trau chuốt, nhà vua rất vui bèn gọi:
- Cao Vô Dung, đem đĩa điểm tâm tặng cho ông ta. Thật đáng trọng thưởng. Bát cơm con hát kiếm không phải dễ!
- Vạn tuế - Lập tức Cát Thế Xương nóng ran người, cảm thấy nhẹ bỗng như có chất men say vội dập đầu lạy tạ: - Tiểu nhân không biết đời mình lại có phúc phận lớn thế này, chiếc đĩa điểm tâm này quí như vàng. Tiểu nhân phải phân chia cho đồ đệ trong gánh hát để họ thấy được cái ân lớn của chúa thượng.
Ông ta ngừng một chút rồi nói tiếp:
- Những kẻ tiểu nhân chúng con ở chốn hạ lưu đều nghe thiên hạ đồn về tài hay chữ của chúa thượng. Nay thấy chúa thượng đang vui, có thể thưởng cho con chữ "Phúc" được không ạ? Con cháu tiểu nhân sẽ nhớ ơn chúa thượng đời đời.
Cát Thế Xương đã tận dụng hoàn cảnh thuận lợi không biết nên dừng lúc nào thì tốt nhất. Tặng chữ "Phúc" là điển lễ đặc biệt có từ cuối đời vua Khang Hy ban cho lão thần tế phụ những đại thần, còn các khanh nhị đại thần nói chung đều không dám cầu xin ban tặng. Ông ta vừa mở miệng thì Hoằng Trú xì một tiếng, Hoằng Thời, Hoằng Lịch trân trân nhìn Ung Chính, Ung Chính như có chút phân vân định từ chối nhưng lập tức cười nói:
- Được rồi! Hôm nay là ngày giỗ Thánh mẫu, trẫm cho ngươi đặc ân. - Nói rồi nhà vua cầm giấy bút, ngồi vào bàn ăn cơm viết to chữ "Phúc" rồi cười nói: - Hãy cầm lấy mà treo lên để bài trừ điều xấu, cũng là để cho người Thường Châu thích xem hý kịch.
Sự việc diễn ra như thế xong thì Cát Thế Xương tạ ân, lâu sau cũng quên đi. Nhưng vốn hôm nay Cát Thế Xương vui quá mức, liền thuận miệng hỏi:
- Chúa thượngi biết tri phủ Thường Châu là ai? Ông ta là anh em của thần.
- Hử? - Nét mặt Ung Chính đã cau lại - Là người anh em của ngươi à?
Ung Chính còn muốn hỏi tỉ mỉ hơn nhưng Lý Hán Tam ở phía sau Hoằng Lịch đột ngột nói:
- Chúa thượng, hiếu Liêm Lý Hán Tam có lời can gián chúa thượng. Cát chỉ là đào kép tuồng, sao ông ta lại có thể chất vấn về việc điều phối quan chức quốc gia?
Doãn Chỉ đang nghĩ lơ mơ, lúc thì muốn trở về Tam Hy đường xem thiếp phóng, lúc lại muốn nghe hát tuồng, nhìn ngón tay Hoằng Trú đeo một viên đá ngọc thạch to thì thấy buồn cười. Bỗng nghe thấy giọng Lý Hán Tam mới giật mình định thần lại đã thấy bầu không khí thay đổi hẳn bèn to tiếng:
- Lý Hán Tam, sao ngươi lại nói xen vào ở đây? Cẩn thận không lại phạm thượng.
Lý Hán Tam phủ phục trên đất:
- Thành thật xin chúa thượng tha tội. Nếu đào kép tuồng có thể tham chính thì thái giám có thể coi thường vua. Thần đường đường chính chính là cống sinh lấy điều ngay thẳng can gián vua có gì sai nào?
- Ngươi nói phải! - Ung Chính nhìn Lý Hán Tam, bầu không khí chợt chùng xuống, vua luôn dụi mắt nhìn chằm chằm Cát Thế Xương nói:
- Đó là trẫm khơi gợi để răn chung, đúng như ngươi nói, nếu con hát có quyền tham chính, thái giám có thể coi thường vua. Việc trị nước xưa, Lý Long Cơ là bậc anh minh nhưng đam mê thanh sắc sẽ gây loạn cho đất nước. Lê Viên có ba nghìn đệ tử mà để nước gặp họa là tội không thể tha thứ. Ngươi là mộ binh phủ nào?
- Thưa chúa thượng, thần là môn khách của Bảo thân vương.
- Tốt, có chủ như vậy, tất có tớ như thế! - Ung Chính cười khà khà quay qua Cát Thế Xương lúc này đang hoảng loạn, nhìn ông ta bằng ánh mắt lạnh băng hồi lâu rồi hỏi: - Ngươi biết tội chưa?
Cát Thế Xương lúc đó mới hoàn hồn, vội cúi đầu lạy tạ:
- Tiểu nhân thật không hiểu sự việc nên nói nhầm, trong lời hát tuồng chỉ có Trịnh Chiêm là người Thường Châu. Tại chúa thượng cứ gợi cho nên tiểu nhân mới cao hứng như vậy.
Doãn Chỉ nhìn thấy ánh mắt Ung Chính ngày càng tối sầm lại. Cát Thế Xương càng giãi bày càng sai. Doãn bèn cười lớn:
- Đó chỉ là kép hát, ngoài việc cao mày, thấp mắt, hạ giọng thì nó còn hiểu gì. Chúa thượng hà tất tức giận hắn làm gì. Nên lấy sức khỏe của ngài làm quí.
- Trẫm tức giận lắm ư? - Lúc này Ung Chính mới nói. Vua đã nhìn nhận thấy Doãn Chỉ không chú tâm ở đây, lại cười trộm nữa, tâm lý đã không thấy vui rồi, lại thấy ông ta trấn tĩnh thay Cát Thế Xương thì như bị đổ thêm dầu vào lửa, cười nhạt một tiếng rồi nói:
- Mạnh Tử nói: xã tắc là trọng, vua là nhẹ, long thể quí thật nhưng giang sơn quí hơn nhiều. Tên kép hát đã xin chữ "Phúc", lại hỏi về việc quan. Nếu không xử trọng tội thì sau này có ngày cung đô thái giám sẽ hỏi con cháu trẫm: Ai là đại thần quân cơ. Quân đâu? Lôi hắn đánh một trận!
Mấy vị thái giám cùng chạy đến lôi Cát Thế Xương đi. Cát Thế Xương không dám kêu cứu, nét mặt rất đáng thương. Chiếc đĩa điểm tâm rơi xuống đất vỡ tan. Doãn Lộc, Hoằng Châu muốn cứu nhưng nhìn gương Doãn Chỉ thì không còn hứng thú, trong lòng hơi bực tức. Hoằng Thời khi nghe Cát Thế Xương kêu: "Tam da cứu mệnh", có tiến lên một chút, mặt vàng như nghệ. Chỉ có Hoằng Lịch mỉm cười đứng nguyên tại chỗ như phó mặc mọi sự.
Đoàn kép hát rã rời, nằm co ro trên nền đất.
Doãn Chỉ không quan tâm bèn cố gắng cười nói:
- Chúa thượng, hôm nay là ngày giỗ lão thái hậu mọi người đều ưa thích...
Ông ta chưa nói dứt lời thì góc phía đông tiếng nhạc, tiếng ca của gánh hát Cát vọng đến giống như lời trách cứ, khiến mọi người sởn gai ốc. Doãn Chỉ còn muốn nói thì Cao Vô Dung chạy đến hỏi:
- Xin thánh chỉ, đánh bao nhiêu roi?
- Giọng này quả không tồi. - Ung Chính nghe tiếng hát, nét mặt rạng rỡ nói với Cao Vô Dung:
- Đánh không chết hắn thì nhà ngươi phải chết thay!
Cao Vô Dung giật nảy mình, không dám nói gì, vội đi chân không chạm đất, nói thì thầm mấy câu gì đó ở chỗ hành hình, chỉ nghe thấy một tiếng trầm "phốc". Tiếng Cát Thế Xương rên xiết: "Cha ơi!" rồi im bặt. Mọi người đứng bên gác Sướng Xuân lập tức chết lặng.
Hoằng Lịch vốn thấy Cát Thế Xương vô lễ, cũng tán thành xử phạt hắn nhưng không ngờ Ung Chính xử quá mạnh tay, khi nghe thấy tiếng rên xiết của hắn thì trong lòng cũng sợ hãi lén thở dài. "Một đời diễn viên nổi tiếng, kết cục cuộc đời đáng thương như thế".
- Gánh hát này không có tội, diễn rất hay nên có thưởng! - Ung Chính cười nói - Cát Thế Xương có tội nhưng cả gánh hát không liên quan đến hắn. Thưởng cho gánh hát một nghìn lượng bạc, ngoài ra ban cho Cát Thế Xương năm mươi lạng, để gánh hát mang xác đi an táng. Trời nóng để thế không được! A-di-đà-phật!
Ban kép tuồng vội vàng khấu đầu lạy tạ, rồi đi gom thi thể Cát Thế Xương. Ung Chính lệnh cho Cao Vô Dung truyền các quan tổng quản, thái giám đến nghe giáo huấn. Thấy Lý Hán Tam vẫn đang quỳ thì cười nói:
- Còn thư sinh thô lỗ này, ngươi cũng đứng dậy đi!
Vua nhìn anh em Hoằng Thời nói:
- Lời can gián của Lý Hán Tam nếu là con trai trẫm nói thì tốt quá. Cho nên trẫm không bắt tội ngươi, nhưng cũng không thể cho ngươi làm quan được. Một lời nói hay mà phong quan chức thì đó là sai lầm của người làm vua. Ngươi đã là cống sinh, có thể tiếp tục thi được. Người có tư chất, bản lĩnh thì không ai giới hạn đâu.
Lý Hán Tam vốn coi thường sự giở trò của Cát Thế Xương, lại thấy hắn ngông cuồng, bừa bãi trước mặt vua, nói năng đốp chát thiếu suy nghĩ. Ông ta vốn sợ chạm vào vẩy rồng, dẫn tới điều bất lợi cho Hoằng Lịch, thấy Ung Chính vững như trụ cầu trong lòng như có một viên đá tảng, vội nghiêng mình nói:
- Cống sinh chỉ phẫn nộ vì nghĩa, không tính đến hậu quả của việc làm thiếu suy nghĩ, không dám hãnh diện. Kẻ có tội này xin cảm phục hoàng ân sẽ nỗ lực đọc sách, tu dưỡng chí khí để đỡ nói năng bừa bãi. Chúa thượng đã ban cho chữ "Mãng" cống sinh sẽ nhớ suốt đời.
- Ồ!
Ung Chính lấy làm lạ, nhìn vào mắt anh ta. Nhà vua cảm thấy anh ta có tài năng thực sự, chỉ cần khuyên nhủ anh ta đọc sách tu dưỡng chí khí. Không ngờ Lý Hán Tam lại tự nói ra. Thật là một người có thể làm được việc khó. Ung Chính còn muốn kiểm tra học vấn của anh ta nhưng thấy bọn thái giám xếp hàng cong lưng chắp tay tiến đến. Vua lệnh cho Cẩu Nhi tướng ngư trà giãn đều người ra rồi dặn dò: thái giám không kể to nhỏ đều quỳ, những người khác không kể cao thấp đều đứng. Ung Chính gấp quạt lại, nhẹ nhàng ngồi xuống ho nhẹ một tiếng rồi nói:
- Hôm nay trẫm có hình phạt tử hình, người bị chết là một kép hát. Các ngươi chắc đều biết rồi, hắn là Cát Thế Xương.
Vua ngừng lại một lát, bọn thái giám vốn đã quỳ lại quỳ rạp xuống nữa.
- Trẫm xử tội chết tên phản bội Cao Phúc Nhi ở dinh Phan. Từ đó đến nay mỗi khi giết người đều do lục bộ nghị tội. Trẫm là người có đức hiếu sinh.
Nét mặt vua không ra vui, cũng không ra tức giận, nhà vua nói tiếp:
- Kép hát Cát Thế Xương rất giỏi! Vì sao ta lại giết hắn? Vì hắn chỉ là một kép hát. Diễn trò vui cho mọi người xem là thân phhắn cũng như các ngươi là thái giám, sống yên ổn hầu hạ, áo, quần, ăn mặc cho chủ. Đó là thân phận của các ngươi. Nhưng Cát Thế Xương không bằng lòng với thân phận ấy, đã thừa lúc chủ vui vẻ hỏi việc quan chức, cầu cái phúc không phải thuộc phận hắn, cho nên ta đã trị hắn tội chết.
Ung Chính còn muốn nói vài câu nữa nhưng đột nhiên thấy hoa mắt, định thần một chút rồi nói tiếp:
- Nhân sinh thiên địa đều có phận, trẫm ngồi thế này mấy vị vương gia đều đứng thế kia, còn các ngươi thì đều phải quỳ. Đó là do Khổng Tử thánh nhân đã định ra chế độ "Lễ". Vượt qua "Lễ" là phạm thượng thì sẽ bị trừng trị. Thời gian qua trẫm bận chỉnh đốn quốc gia, trong cung có một kẻ xảo quyệt, bên ngoài có một số miệng lưỡi đưa chuyện tạo thành những lời đồn đại không hay trong dân chúng. Thực ra trẫm muốn bắt một thái giám đánh chết để làm gương cho những kẻ hay nói lung tung nhưng Cát Thế Xương đã thay thế. Giết hắn cũng là muốn để các ngươi xem đó là một tấm gương. Nếu người nào còn có ý xấu, trẫm nhất định sẽ giết, các ngươi cứ thử mà xem. Ai sinh sự trẫm quyết trừng trị không tha!
Hoằng Thời thấy nét mặt Ung Chính ngày một trắng bệch, giọng cũng khàn đi thì biết vua bị bệnh, khi thấy giọng vua đứt quãng thì vội nói:
- Chúa thượng! Không thể phân biệt người tốt, kẻ xấu trong những nô tài này. Hôm nay người thực sự mệt rồi. Đừng vì họ mà làm thương tổn ngọc thể. Hãy nghe nhi thần nói, trước hết hãy đi nghỉ một chút. Từ nay họ sẽ lưu tâm thu thập những kẻ làm giặc lại. Được chưa ạ?
Ung Chính mỗi lúc một hoa mắt, nhức đầu, người, vật xung quanh nhà vua đều quay cuồng, nghe Hoằng Thời nói thì cốắng nghiến răng cười nói:
- Được rồi! Hôm nay nói thế thôi, lời nói ra luật sẽ theo. Trẫm nói một câu là một câu.
Hoằng Lịch lúc này cũng hoảng, bèn vung tay cho phép Doãn Chỉ, Doãn Lộc thôi quỳ rồi mấy người qua dìu vua và đưa Ung Chính về điện Dưỡng Tâm. Thay đổi vị trí, Ung Chính cảm thấy dễ chịu một chút, đầu cũng đỡ đau. Do anh em Hoằng Thời ba chân bốn cẳng đưa nhà vua về gác Đông Noãn, được uống hai hớp nước trà cho nên Ung Chính đỡ hơn nhiều, nét mặt cũng chuyển dần sang mầu hồng, toàn thân nóng rực mà không đổ mồ hôi. Nhà vua bèn cho người đắp khăn ướt lên trán rồi nhẹ nhàng dặn dò mọi người:
- Trẫm muốn yên tĩnh một chút. Các ngươi không nên ngồi vây quanh đây làm gì. Hoằng Thời hãy quay về bên kia kẻo có người chờ gặp, không đến mọi người lại đồn đại linh tinh. Hoằng Trú hãy về chùa Thanh Phạn thăm Thập tam da, tiện thể hỏi Giả Sĩ Phương xem hai anh em đều bệnh một ngày, có phải là có người yểm bùa không? Hoằng Lịch ở lại đây đọc cho trẫm nghe một số câu thơ.
Vua không còn sức chỉ vẫy vẫy tay, mọi người đều lui ra hết. Hoằng Lịch châm nến ngồi ở bên cạnh ngâm nga:
- Đêm nay gió đông, buồn biết bao nhiêu! Tiếng chim kêu bên song cửa. Mùa xuân đến rồi. Ra đi là xuân cũ. Dừng lại ở giữa đường, chỉ muốn quay trở lại.
- Thưa a-ma, đó là...
Đêm thu lặng lẽ, gió thu thổi, mưa thu rơi, làm động lòng thương. Cảm thương sự ly biệt, nhớ về quá khứ lệ tuôn rơi. Cố nhân ra đi không hẹn ngày về. Bỗng thấy hạc bay về phía tây. Hạc bay về phía cố nhân.
Ung Chính buồn bã nói:
- Đó là: Tần lầu nguyệt của Tôn Đạo Tuân, trẫm còn nhớ, quá thê lương. Hãy đọc kinh Thi đi!
Hoằng Lịch thấy vua rơi lệ, bèn lau mắt cho ông, nhẹ nhàng đọc tiếp:
- Người con gái xinh đẹp, dịu dàng làm cho người quân tử ngủ không yên. Lúc thức lúc ngủ đều cầu mong.
Rau hạnh nhấp nhô, lúc hái bên trái, lúc hái bên phải. Người con gái xinh đẹp dịu dàng gẩy đàn cầm đàn sắt.
Ung Chính nói:
- Hay quá!
Rồi lệnh cho Hoằng Lịch đọc tiếp. Bỗng thấy Doãn Chỉ vào nói:
- Lão Tứ da, mẫu hậu đang ở cung Từ Ninh, ta cùng đi đến vấn an bà nhé.
- Được! Ta sẽ đi ngay!
Ung Chính nửa mê, nửa tỉnh rời khỏi giường, lê giầy ra đến cửa thì không thấy Doãn Chỉ đâu mà thấy bên cạnh là Lý Vệ, hoảng hốt quên đó là cảnh trong mộng bèn hỏi Lý Vệ:
- Sao ngươi lại về Kinh, đã qua thăm Tam da chưa?
Lý Vệ
- Thần muốn gặp chúa thượng cơ! Thúy Nhi làm cho chúa thượng hai đôi giầy mới, còn mang cho thái hậu mười hai vò rượu mừng thọ lão bà.
Ung Chính cười nói:
- Nay ngươi đã có nhiều vàng bạc, sao còn nói là nghèo?
Vừa nói, vừa đi đến cung Từ Ninh thì thấy Mã Tề, Phương Bao, Trương Đình Ngọc đều đã có mặt. Niên Canh Nghiêu nấp sau đầu con sư tử đá trước cửa cung tựa hồ không dám ra mặt. Giữa lúc hoảng hốt Ung Chính quên rằng ông ta đã chết bèn cười nhạt nói:
- Ngươi còn mặt mũi nào gặp trẫm?
- Tâu chúa thượng - Niên Canh Nghiêu bước tới nói: - Thần dám thề có trời, thần không có ý làm phản, Long Khoa Đa có thể chứng minh.
Ung Chính không để ý, trong lòng đang vội để đi gặp mẹ, sợ Thập tứ đệ Doãn Đề đến gặp bà trước, nên không quay đầu lại mà nói:
- Không làm phản muốn chết cũng được chết, mà làm phản không chết trẫm cũng không giết.
Bỗng thấy thái hậu Ô Nhã thị chống gậy đi tới. Lý Đức Toàn và Doãn Đề đứng hai bên không nói gì. Ung Chính thấy thần sắc thái hậu kém vui, có lẽ là Doãn Đề đã nói hết mọi chuyện nên hối hận đã không đến được cùng lúc với Doãn Đề. Vua vội quỳ xuống vấn an thái hậu:
- Xin mẫu thân an tâm để giữ gìn ngọc thể, Nư hỏng nhưng không phải là không kính trọng mẫu hậu. Xin mẫu hậu đừng nghe những lời đồn đại.
- Ai nói người bất kính, bất hiếu? - Thái hậu nhìn ra xa nói:. - Đó là do Long Khoa Đa có ý đồ xấu đã chữa chữ truyền ngôi cho cơn thứ mười bốn thành truyền ngôi cho con thứ tư. Việc này không liên quan đến ngươi.
Mọi người đều hoan hô, có người biến thành ma quỷ rắn thần nhảy múa loạn xạ hét lên:
- Truyền ngôi cho con thứ tư! Truyền ngôi cho con thứ tư! Truyền ngôi cho con thứ tư!
Giữa lúc hoảng sợ Ung Chính nhìn thấy Niên Canh Nghiêu thè lưỡi dài, mình đầy máu me bèn nói:
- Nhường ngôi thì nhường! Sao ta lại không thể nhường ngôi cơ chứ.
Vua quay đầu lại thì thấy Cát Thế Xương đầu trắng hếu đang gọi Trương Nha Đạo:
- Ngươi đã giết ta, ngươi đã giết ta. Hãy trả lại mạng sống cho ta.
- Trương Ngũ Ca - Ung Chính cao giọng gọi - Đức Lăng Thái! Bọn ngươi đâu cả rồi? Mau hộ giá.
- Đánh... đánh... đánh.
Bỗng nhiên nghe thấy tiếng Hoằng Lịch:
- Hoàng thượng! A-ma không nên hoảng loạn. Nhi thần đang ở đây, a-ma hãy tỉnh lại đ
Ung Chính mở choàng mắt, thấy mặt trời đã ngả về tây, cung điện sáng trưng, bên ngoài Trương Ngũ Ca, Đức Lăng Thái chống kiếm đứng đó, gian ngoài có mấy tiểu thái giám buông tay đứng hầu, Cao Vô Dung đứng ngoài hiên, chỉ có Hoằng Lịch ở bên cạnh mình. Hai cha con nắm chặt tay nhau. Lúc đó ung Chính mới biết là mình mới nằm mộng.
- A-ma, người bị bóng đè rồi! - Hoằng Lịch lau nước mắt nói:- Lúc trước người khó chịu, nhi thần lo muốn chết. Bọn ngự y vừa đến xem mạch, người không nên lo lắng hoảng loạn, chỉ cần tĩnh tâm là được.
- Trẫm sợ hôm nay giết người sai rồi. Cát Thế Xương không đáng tội chết. - Ung Chính thở dài - Mấy ngày hôm nay trẫm quá căng thẳng. Giết nhầm người, cứ như bị ma ám. Có thể chỉ vì cảnh tỉnh bọn thái giám, để bọn chúng nhìn thấy máu, bởi không còn cách nào...
Hoằng Lịch bỏ khăn trên trán Ung Chính xuống, sờ lên trán thấy không nóng nữa bèn hỏi:
- Người còn cần khăn không? - Thấy Ung Chính lắc đầu, Hoằng Lịch lựa lời an ủi: - Giết hắn là phải, việc này nếu rơi vào tay Thánh tổ, tội của hắn không chỉ bị đánh chết mà còn là bị giết phanh thây, xin đừng nói là giết nhầm. Thật ra trên dưới cũng có lúc sai, từ xưa đến nay kẻ trung thần bị giết không biết bao nhiêu mà kể. Kẻ nào bị giết cũng cầu xin chúa thượng tha tội. Vậy thì thiên hạ còn ra thể thống gì? Người mệt rồi, nhi thần kìm lại lâu rồi, nhưng vẫn muốn nói nhiều điều để giúp a-ma trị nước. Vương triều Ung Chính bền lâu thì người phải chú ý bảo trọng.
Nói rồi cúi đầu
- Ngươi không nên... - Ung Chính hình như cần phải nói: - Ngươi là người kế vị ngôi vua - Lại cười khổ sở và thở dài: - Ngươi là người có phẩm chất và học vấn nhất trong ba anh em, lại có hiếu với cha mẹ, kính trọng bạn bè yêu mến dân chúng. Trẫm thì vạch lá tìm sâu, ngươi thì thong thả từ từ. Trẫm một mình không thể giữ được thiên hạ. Thánh tổ đã lỏng lẻo rồi, sự nghiệp của trẫm vì thế chỉ viết được trên một tờ giấy. Sẽ sớm có một ngày để ngươi nhận quản binh và lo việc chính sự. Ngươi đã thành thục rồi mà. Trẫm không có quân đội thì sớm bị lật ngôi mà thôi.
Nhà vua hiền từ nắm tay Hoằng Lịch, tinh thần vẫn như bị tổn thương, hồi lâu lại nói:
- Trẫm hoảng sợ mê man, vừa nhắm mắt thì thấy quỷ thần. Đó là điềm gở... Ngươi cần phải tính toán đi!
Hoằng Lịch trong lòng vừa vui vừa buồn, thấy Tiểu Ban La thái giám bưng bát thuốc đến vội đón lấy uống một hớp, xuýt xoa nói:
- Châu sa hơi nhiều, thang sau giảm hai gam châu sa, thêm hai gam thiên ma, cam thảo cũng cần tăng thêm một chút. Xin mời hoàng thượng uống thuốc.
Ung Chính nhắm mắt gật đầu, Hoằng Lịch đỡ nhẹ vua cha nằm trên một chiếc gối lớn, rồi bón thuốc cho vua cha. Trong không khí trầm mặc chỉ nghe thấy tiếng áo lúa loạt soạt. Dẫn Đệ đã vào, theo sau lần lượt còn mấy cung nữ Thái Vân, Thái Hà, thấy Bảo thân vương đang bón thuốc cho vua thì cả bọn lùi lại phía sau. Ung Chính mở mắt hỏi Dẫn Đệ:
- Tam a-ca đâu?
Dẫn Đệ thấy mặt Ung Chính hốc hác, mới có mấy giờ mà như đã già đi mười tuổi thì khóc và nói:
- Tam da đi Vận Tùng, ông ấy nói phụng chiếu chỉ đi công cán. Vạn tuế da ngài thấy thế nào?
- Trẫm không sao - Ung Chính thấy Dẫn Đệ khóc nức nở thì thở dài nói: - Trẫm không muốn trở về Sướng Xuân viên nữa, ở đấy quá nóng, các ngươi hà tất phải trở về.
Dẫn Đệ thấy vua thân tình như vậy càng thương cảm nói:
- Sướng Xuân viên, Thọ Hoàng cung đều không yên, có lẽ.là có họa gì đây? Giả Sĩ Phương lúc nào cũng hầu ở ngoài cửa Thùy Hoa, ông ta là pháp sư, chúa thượng nên triệu ông ta vào hành pháp thì sẽ tốt hơn.
Hoằng Lịch thấy Ung Chính gật đầu, thấy nhà vua đội mũ màu vàng trộn lẫn màu đen thì bật cười nói:
- Nhi tử hôm nay còn cần gặp mấy người, mấy quan ty ở bộ hạ cũng cần tiếp kiến. Chúa thượng hiện có người ở đây, nhi tử phải đi tiện thể truyền Giả Sĩ Phương đến. Trước khi đóng cửa cung, nhi tử lại vào vấn an hoàng thượng.
Ung Chính phẩy tay nói:
- Đi làm việc chính sự của ngươi đi... Hôm nay không cần vào nữa.
Hoằng Lịch đi ra một lúc thì thấy Hoằng Trú dẫn Giả Sĩ Phương đến. Giả Sĩ Phương mặc bộ đồ đen như cũ, búi tóc lênỉnh đầu giống như đầu mỹ nhân. Các cung nữ nhìn thấy vậy muốn cười mà không dám. Hoằng Trú dẫn Giả Sĩ Phương đến trước mặt Ung Chính hành lễ, cười nói:
- Chúa thượng, Thập tam thúc của thần đã hồi phục như cũ. Giả Sĩ Phương thật là cao tay.
- Giả đạo trưởng - Ung Chính mở mắt nhìn Giả Sĩ Phương: - Ta mơ thấy quỉ thần... ngươi hãy nhìn trong cung xem có gì không?
Giả Sĩ Phương nhìn quanh cười nói:
- Lúc xây cung không biết mời bao nhiêu cao tăng chiêm thuật Lạt-ma tối cao, với bản lĩnh của thần lúc này thấy không có gì ở trong cung hết. Lúc trước Ngũ da vừa nói việc Cát Thế Xương, lúc vào cung thần cũng lưu tâm, quả nhiên có hồn của hắn, nhưng hồn không có chỗ ở, bị cung môn chặn lại không cho vào, hồn không đi cho nên mới gây ác mộng.
Ung Chính ồ một tiếng, nhớ lại giấc mộng vừa qua lẩm bẩm chắp tay nói:
- Xin mời Sĩ Phương làm một đàn pháp tại Ngự Hoa viên, làm thanh sạch cung thất.
- Đạo trưởng - Ung Chính thấy Giả Sĩ Phương trầm ngâm không nói gì thì giật mình: - Có phải là đại hạn của trẫm không?
Giả Sĩ Phương cười nói:
- Hoàng thượng, trong "Bài ca bánh hấp" có câu: "ốc có thể cũng không có tiếng". Tiếng chim kêu trong không trung không thấy há miệng. Nhất nhất cần cái tâm chân thật. Đó là nói về triều đình của hoàng thượng. Số trời định không thể bỏ nhưng thần ên hoàng thượng hãy bình an từ sáng đến tối. Chỉ cần ngài yên tâm là được.
Ung Chính cảm thấy thoải mái hơn, từ lúc Giả Sĩ Phương vào điện. Nghe thấy ông ta nói như vậy bèn chắp tay ngồi xuống hỏi:
- Vậy bệnh của trẫm cầu đức có lui không?
Giả Sĩ Phương nhìn ra ngoài cửa sổ, lại nhìn ra ngoài cửa điện rồi trả lời nhà vua:
- Người phàm ăn ngũ cốc thì vô bệnh tật. Hoàng thượng quá lao tâm, nhưng bệnh của hoàng thượng không phải bệnh thông thường mà bị thần quỷ làm phép hại người.
- Cái gì?
- Có người ám ngài.
- Ai?
- Thần không biết. - Giả Sĩ Phương nhịn cười lắc đầu: - Thần nhìn thấy quái khí cho nên đoán vậy. Muốn kiểm chứng chân khí của bần đạo đang bảo hộ ngài, bần đạo đi ra cửa ngài sẽ cảm thấy ngay.
Nét mặt Giả Sĩ Phương biểu lộ sự không đồng tình với ai đó:
- Thần còn cần đến dân gian lưu lại bên cạnh hoàng thượng để làm gì?
Nói xong đốt tấm giấy bồi. Ngọn lửa cháy trên tấm giấy bồi rất khác thường. Vốn vật gì đem đốt cũng cháy hết nhưng ngọn lửa đó lúc đỏ hồng, lúc lại xanh lam trôi lung tung, sau đó như có ai thổi lửa, tờ giấy cháy một lúc nữa rồi tắt.
- Nghiệt tăng này dùng Mật tông không được rồi - Giả Sĩ Phương đỏ mặt lên tức giận, cúi người trước mặt vua nói: - Ngài tuân theo mệnh thiên tử, đại pháp không chế được đạo. Dù thế nào ma quỷ cũng không làm thương tổn được người. Bần đạo cũng có đức hiếu sinh, chỉ đuổi được yêu ma thôi. Nhưng việc này vượt quá sức của Mật tông Lạt-ma. Bần đạo cần trừ bỏ để nó cải tà qui chính. Trừ người nữ nhân này - ông ta chỉ Dẫn Đệ:- Những người khác đều ra ngoài điện. Hoàng thượng, thần mượn chính khí của người để hưng pháp trừ kẻ hại người.
Ung Chính không biết lấy khí lực ở đâu, đột nhiên nhảy lên rút bảo kiếm trên tường hỏi:
- Trẫm có thể làm gì để giúp ngươi?
- Ngài là Vạn Thặng Chí Tôn. Hoàng thượng, ngài nhầm rồi... Một số phương thuật này cần tỉa tót tỉ mỉ, sao ngài có thể giúp được. - Giả Sĩ Phương tuy nói nhẹ nhàng, nhưng mặt trắng bệch đến đáng sợ, trong lòng rất căng thẳng, nét mặt cũng hiện vẻ buồn thảm: - Ngài hãy ngự trên long sàng để định thần xem thần làm phép. Nó cũng như trò diễn kịch, thần bắt đầu đây, ngài không phải sợ.
Ung Chính dùng hết sức lực thể hiện mình không sợ nhưng bị họ Giả nói ra yếu điểm, trong lòng đã phát cáu nhưng lúc đó dù thế nào cũng cần kiềm chế. Vì nhà vua thủ sẵn bộ Kinh dịch nên nói với Dẫn Đệ:
- Ngươi hãy ngồi xuống đối diện với ta, ta sẽ giảng Kinh Dịch cho ngươ
- Thế thì tốt rồi.
Giả Sĩ Phương đang xõa tóc, dùng mộc kiếm tết tóc cầm ở trong tay, nghiến răng lại đất một thẻ bài. Lửa vừa bùng lên thì thẻ bài đã cháy hết. Giả Sĩ Phương hướng lên trời, tay trái cầm kiếm đoạn hét lên một tiếng.
- Thái thượng lão quân mau mau tuân lệnh!
Bầu trời nổ tung như muốn vỡ ra. Tử Cấm Thành mù mịt, một trận cuồng phong thổi qua điện, trong khoảnh khắc mưa đổ xuống, tiếng kính, ngói ở mái hiên điện kêu loảng xoảng, trời đất tăm tối. Ung Chính nào còn giảng được kinh, ngài chỉ lẩm bẩm cầu trời khấn Phật. Dẫn Đệ đã bị đờ đẫn như con rối. Một lúc thì mưa dứt, ở ngoài cổng Vĩnh Thượng, các thái giám trú mưa hình như hô hoán chạy đến. Thái giám Tiểu Tô Lạp ướt như gà con gặp mưa vừa chạy vừa hét to:
- Điện Thái Cực cháy rồi, hãy gọi mưa đến dập tắt đi!
Ung Chính nhìn thấy Thời Tố Luân đang định chạy đi bèn đánh vào mặt ông ta rồi hét:
- Cút vào Tây Sương đi. Lúc này điện Thái Hòa cháy cũng không được báo - Ung Chính vừa nói xong bỗng lại nghe thấy một tiếng sấm vang giống như đỉnh điện Dưỡng Tâm vỡ tan. Dẫn Đệ kinh hoàng gọi "Mẹ ơi" rồi lao vào vòng tay Ung Chính. Ung Chính cũng kinh sợ nắm chặt tay Dẫn Đệ, nhìn Giả Sĩ Phương bị cứa cổ từ bao giờ, từng giọt máu đang nhỏ xuống.
- Nghiệt tăng này giỏi thật? - Giả Sĩ Phương nghiến răng, nhìn đám mây tan dần. "Soạt"ương lại rút trong ống tay áo ra một thẻ bài dùng tay chấm máu viết lên đó bốn chữ "Thái thượng lão quân". Lúc đó sấm càng to, mưa càng nặng hạt, hai quả cầu lửa trong mây lúc ẩn, lúc hiện đang tiến đến gần. Trong lúc cấp bách Giả Sĩ Phương đốt lá bài rồi lớn tiếng kêu:
- Sắc - Nhanh!
Rồi thuận tay ném kiếm gỗ qua tường, chiếc kiếm gỗ mất hút trong đám mây. Giả Sĩ Phương dữ tợn nói:
- Yêu tăng, ngươi đã làm trời tức giận, sao có thể bỏ chạy được!
Giả vừa nói dứt lời thì hai tiếng sấm lại vang lên, kính cửa sổ đột nhiên bị vỡ một miếng. Trước lỗ hổng có một thái giám không biết bị đánh hay là bị chấn động hét lên một tiếng rồi ngã xuống.
- Được rồi! - Giả Sĩ Phương xoa xoa tay. Không biết vì sao trở nên ưu tư, Giả Sĩ Phương nói với Ung Chính: - Bần đạo có tội, làm kinh động đến vua!
Dẫn Đệ lúc đó mới thấy mình đang nằm trong lòng Ung Chính, thấy xấu hổ, bèn bước từng bước nhỏ đến Noãn các, đứng cúi đầu sững sờ ở bên ngoài. Ung Chính thấy mưa đã ngớt, sấm sét cũng mỗi lúc một vang xa thì thở phào, sắc mặt trở lại như cũ thấy Đức Lăng Thái tiến đến báo:
- Thái giám Tiểu Tử bị sét đánh chết rồi!
- Chết rồi thì đem đi chôn - Ung Chính không biết nói gì nữa, bèn hỏi Giả Sĩ Phương: - Nhà ngươi đắc đạo. Trẫm tự thấy thoải mái hơn, bệnh cũng lui vậy thì ngươi có tâm sự gì
- Mộc kiếm của bần đạo hỏng rồi - Giả Sĩ Phương đáp: - Vậy là vật hộ mệnh của thần hỏng rồi, có lẽ sự sống của thần cũng được dài lâu nữa.
- Ngươi còn có ngoại sư, vậy chính sư là ai?
- Bản môn của thần là Long Hổ sơn Lâu Sư Thản.
Giả Sĩ Phương cảm thấy dù thế cũng không thể vui được nên chắp tay trả lời:
- Ông nói thần quá thông tuệ, chẳng để cho thần giữ quan tham quyền, sau này thần gặp một vị lão nhân ở chân núi dạy dỗ mới thành thục. Ông ta đã mở mắt cho thần, dạy thần các môn pháp thần thông. Kỳ thực thần hạ ngoại pháp chân công, ngay cả sư phụ bản môn cũng không theo được. Lâu sau sư phụ sợ thần làm quấy với sơn môn nên cho thần hoàn tục. Thần nói thần quyết không làm điều xấu, chỉ làm việc thiện cứu nhân tế thế. Thần tự nhận là đạo sĩ.
- Vậy quái nhân là ai? Có thể tìm thấy ở đâu?
Giả Sĩ Phương cười gượng rồi lắc đầu nói:
- Không tìm được đâu, hắn là Hoàng Thạch Công. - ông ta quỳ xuống cúi đầu nói: - Thi thể đó trôi theo dòng nước ở sông Kim Thủy cửa Thần Vũ. Xin chúa thượng hãy cho người vớt xác hắn lên, an táng tử thi. Xin chúa thượng cho phép bần đạo trở về Giang Tây, dùng khí công tiếp tục làm việc thiện!
- Vậy thì cái ngươi cần để hành thiện không phải là đao mộc kiếm sao? Trẫm sẵn lòng tặng ngươi một thanh kiếm, làm cho ngươi một ngôi chùa, có việc ở triều đình thì đến, không có việc thì cứ ở ẩn, không cần lộ mình.
Bên ngoài bỗng có thái giám hét lên:
- Chúa thượng vạn tuế! Ở cửa sông Thần Vũ có một lão hòa thượng đầu đen bị đánh chết, xác trôi trên sông.

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI