HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA
Giả đạo sĩ được vào hầu trong điện
Phế thái sử mắc bệnh về Tây Thiên

    
iều Dẫn Đệ trở về Đạm Ninh cư ở Sướng Xuân viên vào đúng giờ Thân. Tiểu cung nữ Xuân Yến báo với nàng rằng hoàng đế đang bày tiệc ở Phạn Hoa lâu, ngồi cùng chiếu với một đại tướng. Còn bảo có một thanh niên nói giọng Sơn Tây bảo là người huyện Ngũ Trại, hỏi thăm thái giám ở cổng vườn tin tức về nàng. Dẫn Đệ đang rầu rĩ trong lòng, vừa nóng vừa mệt, lúc đầu không để ý tới lời con bé, nhưng thấy nói là có người hỏi thăm tin tức của mình, mới lưu tâm, hỏi:
- Anh ta hỏi thăm chị ư? Khoảng bao nhiêu tuổi? Tên là gì?
- Không biết tên là gì cả ạ! - Xuân Yến tuổi còn nhỏ ngơ ngác lắc đầu, - Khoảng mười sáu mười bảy tuổi em không nhìn thấy, nhưng nghe Tiểu Thái canh cổng nói lại như vậy.
Dẫn Đệ hỏi
- Tiểu Thái có hỏi xem anh ta tới tìm chị có việc gì không?
- Có ạ! - Xuân Yến nói. - Người đó xưng họ Cao, là hàng xóm của chị, tới Bắc Kinh có việc, bị thiếu tiền, muốn tìm chị nhờ vay tiền hộ. Việc này trong cung đã có phép tắc rồi, không phụng chỉ thì không được gặp. Tiểu Thái thỉnh thị Trương Ngũ Ca, Ngũ Ca thì chị biết rồi đấy, là người rất tốt bụng, anh ấy đã lấy mười lăm lạng bạc của mình ra cho cái anh họ Cao ấy rồi!
Dẫn Đệ nghe vậy, ngây người ra hồi lâu, nghĩ đi nghĩ lại cũng không nhớ ra mình có người thân quen nào họ Cao. Từ khi xa nhà tới nay đã bảy năm, người mà nàng nhớ nhung đêm ngày là mẹ nàng. Về sau, do bị cuốn trong vòng xoáy của cuộc tranh đấu giũa Ung Chính và Doãn Tự, nên tình cảm nhớ mẹ nhớ quê của nàng cũng nguôi đi chút í. Khuôn mặt buồn bã của bà chợt hiện lên trước mắt nàng. Lòng nàng như có mũi kim châm, sắc mặt bỗng trắng bệch ra. Nhưng lúc này nàng lại lo lắng, người đã đi rồi thì cũng không còn cách nào hỏi được thêm nữa. Dẫn Đệ còn muốn hỏi tiếp, nhưng thấy Doãn Tường và Phương Bao đang từ xa đi tới, đằng sau lại có một thanh niên mặc áo đen. Nàng không muốn gặp ai vào lúc này, cũng không muốn nói câu nào nữa, chỉ bảo với Xuân Yến:
- Chị thấy trong người không thoải mái, vào trong kia nghỉ một lát, nếu vạn tuế có trở về, thì chỉ cần báo hộ chị một câu là được.
Nói rồi vội vã đi. Nằm trên giường, trằn trọc suy nghĩ, càng nghĩ càng thấy buồn, bất giác, nước mắt đẫm gối lúc nào không hay.
Doãn Tường dưỡng bệnh ở chùa Thanh Phạn, đã ba năm không ra khỏi cổng một bước, lúc này bỗng xuất hiện ở Chiêm Nư, tất cả thị vệ, thái giám, cung nhân đều thấy kinh ngạc. Tần Cẩu Nhi cùng bọn họ nhất tề thỉnh an, cười bảo:
- Lão da đại an rồi, chỉ có điều trông vẫn hơi xanh, bọn nô tài ở đây ngày nào cũng mong cho lão da được khang phục. A di đà Phật! Cuối cùng thì đã lại thấy lão gia vui vẻ đến đây rồi!
Doãn Tường mỉm cười, bảo mọi người đứng dậy, cười nói:
- Các ngươi đâu có nhớ ta, mà là chỉ muốn ta nói đỡ cho các ngươi với chủ tử đấy chứ.
- Lão da nói phải đấy ạ. Có lão da bên cạnh, tính khí của chủ tử cũng khá hơn một chút, bọn nô tài làm việc cũng tốt hơn đấy ạ. - Tần Cẩu Nhi hân hoan cười, nói. - Đề đốc Tứ Xuyên Nhạc đại soái đã tới Kinh rồi, chủ tử đang thết yến, vua tôi cùng nhau ngồi ăn uống chuyện trò, Trương tướng và Chu tướng, Ngạc trung đường đều đang hầu bên đó. Lão da có muốn đi thì để nô tài đi bẩm. Vạn tuế da nhất định sẽ mừng lắm đấy ạ. Hôm nay, chủ tử còn nói ngày kia là minh thọ của nương nương, cần nghĩ cách tổ chức diễn hí sao cho vui. Chỉ e là Thập tam da không kịp xem, nhưng nhìn lão da thế này thì biết là không có chuyện gì rồi.
Nói xong, liếc trộm người mặc áo đen một cái. Doãn Tường cười, nói với Phương Bao và người đó:
- Phương tiên sinh, Sĩ Phương, chúng ta đợi ở đây nhé.
Giả Sĩ Phương cười, nói:
- Vạn tuế đã tan tiệc rồi, đang cùng mại nhân tới đây đấy.
Phương Bao tuy là một đại gia theo Nho học, mấy lần gặp Giả Sĩ Phương, đã biết người này quả là có tài năng đặc biệt, nhưng vẫn còn đang nghi ngờ trước lời nói của ông ta, nhưng còn chưa kịp nghĩ nhiều, thì quả nhiên đã thấy Ung Chính đi giữa Trương Đình Ngọc và Nhạc Chung Kỳ, Hoằng Lịch, Hoằng Thời, Ngạc Nhĩ Thái đi bên cạnh Nhạc Chung Kỳ, nói cười rôm rả. Ba người vội phủ phục dưới đất để nghênh đón. Ung Chính chỉ liếc Giả Sĩ Phương một cái, sắc mặt tươi tỉnh, bảo:
- Thập tam đệ, trẫm đã nói từ lâu là miễn lễ cho người rồi cơ mà. Đều đứng dậy cả đi!
Ba người vội khấu đầu đứng dậy. Doãn Tường vỗ vai Nhạc Chung Kỳ, cười bảo:
- Đông Mỹ tướng quân quả là rắn rỏi quá! Từ nhỏ tôi nhìn thấy ông đã như thế này, mà đến nay vẫn vậy. Ông uống thuốc trường sinh bất lão đấy à?
- Thập tam da lại đùa. Nô tài đã già thật rồi. - Nhạc Chung Kỳ cười rúm cả mặt, - Khi ở Xuyên, tôi cứ nghĩ không biết bệnh của Thập tam da đã thế nào; nhưng xem ra, thì không việc gì cả. Chỉ hơi gày một chút, sắc mặt cũng hơi xanh. Lão da cần bảo trọng nhé.
Nói xong, cùng vào điện, lại hành lễ một lần nữa với Ung Chính.
Tâm trạng Ung Chính có vẻ rất tốt, bảo mọi người ngồi xuống, rồi than:
- Hôm nay mới thật là đông đủ này. Chứ trước đây cứ có cuộc họp nào là y như rằng ngư̖i nọ không bận thì người kia lại ốm, không bao giờ được vẹn toàn cả. Đông Mỹ vừa nói rằng năm ngoái lúa ở Tứ Xuyên được mùa lớn chưa từng thấy trong một trăm năm trở lại đây. Trẫm thấy rất vui.
- Số lương trữ ở Tứ Xuyên có thể chi dùng cho quân đội trong một năm. - Nhạc Chung Kỳ khí độ ung dung, sắc mặt hồng hào, hơi khom người, nói sang sảng, - Nô tài thân chịu quốc ân 1 hai đời, không dám không chuyên tâm luyện binh. Năm nay lại xin thánh chỉ điều cho một trăm vạn thạch lương từ chỗ Lý Vệ, thì có thể chuyển binh tới Tây Ninh, sang năm sẽ gióng trống Tây tiến. Sách Linh A-la-bô-thản dù có ngông cuồng, cũng không địch nổi một trận thảo phạt của thiên binh đâu.
- Hôm nay không bàn việc quân. - Ung Chính cười đón chiếc khăn lông ấm từ tay Xuân Yến, đắp lên má trái, nói, - Trẫm quả là không thể ngờ được Thập tam đệ lại có thể bình phục được thế này. Hiệu quả nhanh như vậy thì đúng là ngoài sức tưởng tượng thật. Thập tam đệ, vị này là Giả tiên sinh phải không?
Giả Sĩ Phương được "ban" cho ngồi cùng mọi người, cảm thấy bất an từ lâu, nghe thấy hoàng đế hỏi tới, vội tranh thủ quỳ ngay xuống, khấu đầu nói:
- Đạo sĩ quê mùa, là kẻ ngoài dòng thánh hóa 3, đâu dám nhận hai chữ "tiên sinh"? Hoàng thượng đã quá khen ạ.
- Ồ! - Ung Chính cười, bảo, - Chỉ cần có bản lĩnh thực sự, thì có ngại gì? Đạo hiệu của ngươi là gì
- Đạo hiệu của bần đạo là Tử Vi chân nhân.
- Cái tên hay quá!
Giả Sĩ Phương liên tiếp khấu đầu, nói:
- Bần đạo từ khi sinh ra, mệnh đã phạm sao Hoa Cái 4. Cha mẹ có duyên gặp được một dị nhân coi số cho bần đạo, nói rằng nếu không theo đạo, thì bảy trăm mạng người trong họ tộc sẽ lâm vào cảnh khốn cùng đói khát, đầu đường xó chợ. Nếu xả thân vì đạo thì trước sao Tử Vi sẽ có Thanh Phong sứ giả. Năm lên ba tuổi, bần đạo được đưa tới Long Hổ sơn ở Giang Tây, cắt đứt hẳn với nhân gian, được thầy đặt tên cho là Tử Vi. Tuy có chút thuật nhỏ, nhưng thực ra bần đạo không xứng với cái tên đẹp đó, thường tự thấy hổ thẹn với mình, kính sợ số mệnh, xưa nay không dám tự xưng đạo hiệu bao giờ.
- Vậy người giúp ngươi đổi số mệnh là ai?
Giả Sĩ Phương không nói gì, Ung Chính biết ông ta không muốn nói; liền bảo:
- Nếu không thể nói thì thôi. Ngươi rất có tài, đã chữa khỏi không biết bao nhiêu bệnh tật. Bệnh suyễn của Lý Vệ, bệnh lao của Di thân vương đều khá lên nhiều. Bọn họ cùng tiến cử ngươi, nói ngươi là người có đạo.
Giả Sĩ Phương thở phào, nói:
- Đó là do đức độ của tổ tiên và sự tu dưỡng của bản thân Thập tam da và Lý đại nhân, lại cộng thêm cả hồng phúc trời bể của hoàng thượng, chứ bần đạo làm sao dám tham công của trời ạ!
Nhạc Chung Kỳ cùng tới tạ ơn, vì Ung Chính nói "không bàn việc quân", nên ngồi không yên thấy câu chuyện đang dãn, vội phủ phục, khấu đầu, nói:
- Nô tài đang có một số việc vặt về quân doanh, lại muốn qua lục bộ nữa, nếu chủ tử không có việc gì khác, thì nô tài muốn cáo lui.
Ung Chính cười, bảo:
- Chúng ta không làm lỡ việc quân cơ của ngươi đâu. Ngươi đi đi. Có một số việc Hoằng Lịch cũng có thể quyết định được, không cần cứ nhất nhất phải trình lên trẫm đâu. Có gì không thống nhất thì bàn bạc mà giải quyết, không thể lơ là!
Nhạc Chung Kỳ khấu đầu, cáo từ đi ra.
- Nhưng, trẫm vẫn không thể tin ngươi hoàn toàn. - Ung Chính đột nhiên tắt ngấm nụ cười, lại nói với. Giả Sĩ Phương, - Nếu trẫm đã có "hồng phúc trời bể", thì tại sao năm nào cũng bị nhiệt, mệt mỏi không thể chịu được, hơn nữa, trên má thường có những mụn nhỏ chữa mãi không khỏi? Hoành Thần, người có tin những đạo thuật đó không?
Trương Đình Ngọc xua tay, nói dứt khoát.
- Lão thần không tin.
Giả Sĩ Phương hai tay chống đất, ngửng lên nhìn chăm chăm vào Ung Chính, rồi lại nhìn Trương Đình Ngọc,
- Bần đạo mới nhìn thiên nhan 5, thấy đảm khí 6 không mạnh, nếu hoàng thượng có thể ban cho một chén rượu, thì bần đạo có thể lập tức giải bệnh cho hoàng thượng.
Ung Chính mừng lắm, vội ra lệnh:
- Cao Vô Dung, bảo Dẫn Đệ mang một bát rượu ra cho ông ta làm mạnh đảm khí của ta lên.
Nói chưa hết câu đã thấy Dẫn Đệ ra. Nàng đang nằm trong phòng riêng, buồn rầu không sao tả nổi, nghe mấy a đầu là Xuân Yến, Mặc Hương vào nói là bên ngoài có một vị thần tiên sống có tài tiên tri đang nói chuyện với hoàng đế, ngần ngừ một lát, rồi nàng tới khe bình phong nhìn trộm, nghe trộm. Nghe thấy lời truyền, Dẫn Đệ vội rót một cốc rượu nhỏ, nâng bằng hai tay, thướt tha mang tới trước mặt Giả Sĩ Phương. Giả Sĩ Phương nhìn thấy nàng, ngây ra một lát, đỡ lấy rồi uống cạn, định thần lại, nhìn vua tôi Ung Chính, nói:
- Xin vạn tuế thứ cho bần đạo tôi nói thẳng. Trong Tử Cấm Thành, Ung Hòa cung đều có lệ khí 7, không tan được, hình như có oan hồn không được ăn đồ sống tác quái, lệ khí xung phạm vào Trung ương thổ tinh đế tọa, tự nhiên sẽ làm ảnh hưởng tới long thể. Nếu cúng đồ sống, nguyên thần không tổn hại, tự nhiên sẽ khoẻ mạnh trở lại.
- Oan hồn? Lệ khí? - Ung Chính chau mày, nhìn chằm chằm vào Giả Sĩ Phương. - Ngươi hãy nói rõ thêm chút nữa. Ai giết oaơi? Người đó là người thế nào?
Giả Sĩ Phương lắc đầu, đáp:
- Thuật số của bần đạo có hạn, pháp lực thiên nhãn cũng có hạn, không thể nói rõ được. Vạn tuế chỉ cần nghĩ một chút là biết ngay thôi. Hoàng thượng ở Tử Cấm Thành không tốt bằng ở Sướng Xuân viên. Ở Sướng Xuân viên thì không bằng Thừa Đức mà Thừa Đức lại không bằng Phụng Thiên. Nếu như vậy, thì lời thần không phải bịa.
Ung Chính ngửa mặt lên nghĩ ngợi, hình như đúng là vậy. Đang định hỏi tiếp, thì Trương Đình Ngọc cười, bảo:
- Đại nội Tử Cấm Thành từ triều Minh tới nay, suốt mấy trăm năm là nơi nghỉ ngơi yến tiệc của đế quân, người bị giết oan còn ít ư? Lời đạo nói quả là đáng buồn cười!
Phương Bao cũng cười, bảo:
- Lệ khí hình như còn gọi là "âm khí" thì phải? Cung điện mấy trăm năm, làm sao lại không có một chút âm khí được?
Giả Sĩ Phương biết, nếu không thể hiện bản lĩnh, thì khó làm cho những người này tin phục được liền bảo:
- Hai vị đại nhân nói phải lắm. Thưa hoàng thượng, hiện giờ các vết ngứa dưới má ngài thế nào rồi? Bần đạo sẽ chữa khỏi ngay bây giờ.
Ung Chính lấy chiếc khăn lông ấm xuống, xoa xoa, rồi bảo:
- Những vết này đã xuất hiện năm sáu chục ngày nay rồi, uống thuốc, chườm nóng, cũng đỡ được hơn chục hôm nay.
Giả Sĩ Phương cúi đầu nhẩm nhẩm mấy câu, không nói gì với Ung Chính nữa, lại cười với Trương Đình Ngọc, bảo rằng:
- Tướng da và Trương tiên sinh đều là những người theo Nho học chính thống, kiến thức bao trùm thiên hạ. Há lại không biết rằng đại đạo uyên thâm lẽ nào lại nằm trong mấy tấc lưỡi? Phương tiên sinh, trên vai trái của ngài có một chỗ bị đau, cứ nửa tháng lại có một lần đau không thể nhấc tay lên được có chuyện đó không ạ?
- Có - Phương Bao bỗng trợn tròn cả mắt.
- Trương tướng da, trưởng công tử của ngài năm kia cưỡi ngựa, bị thương, chân phải tập tễnh. - Giả Sĩ Phương bình tĩnh hỏi, - Có chuyện đó không?
Trương Đình Ngọc cười, bảo:
- Việc đó thì có nhiều người biết lắm. Có gì là lạ đâu.
Giả Sĩ Phương cười bảo:
- Ngài có thể cho người về nhà xem. Chân của quý công tử đã bình thường trở lại rồi.
Trương Đình Ngọc ngây ra, cười nói:
- Ai nghe lời khoác lác của ngươi làm gì?
Nhưng Ung Chính lại nói:
- Thật giả thế nào thì cứ đi xem khắc biết. Cao Vô Dung, ngươi hãy cưỡi khoái mã 8 đi xem sao, rồi lập tức về tâu cho trẫm rõ.
- Vâng!
- Đó là sự báo ứng cho việc Trương tướng da xử lý việc nhà sai sót. - Giả Sĩ Phương lạnh lùng nói, - Xin Trương tướng hãy nghĩ lại xem có việc làm nào bất nhân bất nghĩa không?
Trương Đình Ngọc chột dạ: Đâu phải đợi "nghĩ lại", con trai thứ hai của ông là Trương Mai Thanh theo ông tới Kinh, bí mật quan hệ với một ca kỹ thanh lâu, bị ông phát hiện, đánh chết đi sống lại. Người con gái đó cũng chết. Bao năm rồi nhớ lại, tự thấy có tội, trong lòng cũng đau xót. Đây là việc cực kỳ bí mật, mà lại bị Giả Sĩ Phương nói ra. Trương Đình Ngọc ngây ra, không nói được câu nào. Giả Sĩ Phương cười, tiếp:
- Xin hoàng thượng sờ xuống má, xin Phương tiên sinh xoa vào chỗ đau đó xem thế nào?
Ung Chính và Phương Bao vốn đã đang ngây người ra, nghe nói vậy, vội bừng tỉnh, dùng tay xoa xoa vào chỗ đau, thì đều thấy đã như không, trong khoảnh khắc, mà bệnh đã không còn dấu vết.
- Có thần tiên thực ư? Ông đúng là thần tiên! - Ung Chính kinh ngạc, đột nhiên đứng phắt dậy, bước mấy bước, thấy tâm trí vô cùng sảng khoái, nhìn bậc thánh sống này hồi lâu, mãi sau mới
- Vậy thì Phương tiên sinh vì sao lại bị bệnh?
Giả Sĩ Phương than:
- Tiên sinh là người văn chương hơn người, nếu ông ấy cứ ở quê mà viết sách, thì ai có thể làm khó cho ông ấy được? Nhưng ông ta đã rơi vào trong vòng tranh giành trần tục. Đã có lòng danh lợi, luôn âm mưu tính toán, nên quỷ thần ghét bỏ. Nhưng vì ông ta không làm việc đại ác, nên chỉ bị trừng phạt chút ít mà thôi.
Phương Bao bỗng thấy trong lòng cảm khái, bỏ văn chương, theo việc chính sự. Thân làm thày của thiên tử, tuy chỉ có khoác cái hàm thị lang, nhưng thực ra cũng là một trọng thần quyền bính trong tay. Từ cuối đời Khang Hy, khi ông vào Kinh đến nay, luôn giúp hoàng đế tìm mưu nghĩ kế trong các vụ đảng tranh, việc gì cũng chu toàn cả. Nếu nói là "âm mưu tính toán" thì cũng không oan chút nào. Nghĩ rồi bỗng thở dài một tiếng, nói:
- Lời Giả đạo trưởng không ngoa chút nào. Tôi ở vào vị trí đó tuy là có khó khăn, nhưng cũng chỉ có thể gắng sức tuân theo thánh mệnh, đó là việc bất đắc dĩ cả thôi.
"Đây hoàn toàn chỉ là chút thuật mọn". Ung Chính bỗng lóe lên một ý, nói:
- Tam Thanh đại đạo 9 thì tông chỉ cũng là cứu đời giúp người. Nay hạn hán khắp mấy tỉnh, nơi nơi cầu mưa đều vô hiệu. Nếu ông có tài thông thấu trời đất, có thể cầu được mưa, thì công đức đó nhất định sẽ được trời đất soi sét đến.Giả Sĩ Phương ngây ra, rồi khấu đầu nói:
- Lòng nhân nghĩa ấy của hoàng thượng trên thì trời thông, dưới thì đất tỏ. Cần gì phải cầu mưa? Mưa cũng đã tới rồi đó thôi!
Mọi người đều nhất loạt nhìn ra phía ô cửa kính, thấy ánh mặt trời vẫn chói chang. Chu Thức không nén nổi, cười vang, bảo:
- Cái trò hư ngụy này thật là...
Chưa nói dứt câu, bỗng nghe xa xa phía tây một tiếng sấm vang rền. Mặt đất rung chuyển như vừa có một bức tường cao bị sập. Rồi thấy tiếng các thái giám hớn hở hô hoán:
- Mưa rồi, mưa rồi! Mây đen nhiều quá...
Ung Chính đứng phắt dậy, tự kéo rèm, chạy ra ngoài, đứng trên bậc tam cấp của Chiêm Ninh cư, nhìn về phía tây, chỉ thấy mây đen như mực ùn ùn kéo tới. Những đám mây như hình cái nấm bị ánh mặt trời chiếu vào, tạo nên một đường viền vàng xung quanh, nổi lên cuồn cuộn, cuồn cuộn. Một lát sau thì có tiếng sấm rền như tiếng bánh xe chạy trên cầu đá. Ung Chính thấy các thái giám lớn nhỏ trong vườn đang chạy loạn cả lên để chuyển đống chăn gối và đệm cỏ đang phơi, liền vẫy tay gọi Tần Cẩu Nhi, ra lệnh:
- Bảo bọn chúng là không cần chuyển đồ vào trong nhà nữa.
- Thưa vạn tuế, mưa thế này không phải là tốt đâu ạ.
- Vớ vẩn, mưa được là tốt quá đi chứ! - Ung Chính quát - Tất cả các thái giám đều ra ngoài cả đ được trú mưa. Quần áo mà không ướt hết là không được vào nhà! - Nói xong, ông quay vào điện, nhưng không tới Đông Noãn các, mà chỉ vẫy tay gọi Dẫn Đệ bảo nàng mang nước ra để rửa tay, lầm rầm khấn mấy câu, rồi mới tươi tỉnh trở lại, nói: - Giả đạo trưởng giỏi quá!
Giả Sĩ Phương khấu đầu nói:
- Đó là nhờ hồng phúc của hoàng thượng, là khí ngưng kết nhờ việc bách tính trong thiên hạ vui vẻ trước vương đạo tốt lành. Quả thực là không liên can gì tới bần đạo cả.
- Có thể chữa bệnh đuổi tà, lại có khả năng tiên tri thì đúng là bậc phi thường rồi. - Ung Chính cười, nói, - Đạo trưởng hãy tạm lui về Bạch Vân quán. Trẫm sẽ có ân chỉ sau. Cao Vô Dung, hãy sai hai thái giám theo về hầu hạ chân nhân.
Khi Giả Sĩ Phương về, trời đã đầy mây, sấm chớp đùng đùng, gió thổi mát rượi, một trận mưa nặng hạt to rơi xuống rồi lại ngừng. Tiếp đó, lại hai lần mưa như vậy nữa, rồi mưa tuôn xuống như trút. Trong điện đã tối sầm như buổi hoàng hôn.
- Thưa hoàng thượng! - Chu Thức nói trong tiếng mưa xối xả - Giả Sĩ Phương là một yêu nhân, nhất định không phải là người tốt, hoàng thượng chớ nên trọng dụng.
Một ánh chớp lóe trên bầu trời, trong điện không còn tối nữa, tiếp đó, một tiếng sấm vang. Mọi người đều giật mình. Trong tiếng sấm, giọng Chu Thức vẫn thung dung lạ thường:
- Hoàng thượng quá tin vào đạo Phật đã là không nên, nay lại tin vào đạo Lão, thì lại càng không nên. Những trò này sao từ thời Xuân Thu trở về không thấy cChỉ là vì đó không phải là đại đạo tu trị thiên hạ, sinh dân sinh nghiệp, nên thánh nhân bỏ mà không bàn đến. Bởi vậy, hiền nhân đời sau như Đổng Trọng Thư, Giả Nghị cũng bỏ đi.
Ông vừa dứt lời, Doãn Tường tiếp luôn:
- Chu sư phó, ông nói đúng lắm. Nhưng không thể trọng dụng, thì không phải là không dùng. Ông ta hiện đang có thể chữa bệnh, có lẽ là ý trời muốn ông ta tới chữa bệnh cho hoàng thượng đó.
Chu Thức trầm tĩnh nói:
- Thập tam da, dùng nhưng không thể tin dùng, điều tôi nói chỉ là cảnh giác đề phòng mà thôi. Khi nô tài theo hầu Thánh tổ, Thánh tổ da cũng đã từng dạy bảo về điều này. - Trương Đình Ngọc hít một hơi, - Tiên hiền Ngũ Thứ Hữu lão tiên sinh từng can gián Thánh tổ: trời bày ra đạo Nho, đạo Phật, nhưng dùng đạo Nho là chính thống, cũng ví như ngữ cốc nuôi sống con người, còn dùng đạo Phật như thuốc thang, có thể dùng để phò tá cho đạo. Còn những việc như dùng thuật số bùa lệnh giao tiếp với quỷ thần thì là loại hạ đẳng. Bọn người như Giả Sĩ Phương thì cho dù có dùng đến, thì cũng chỉ nên coi như là tên thái giám diễn trò thôi, thì sẽ không có hại gì lớn cả.
Ung Chính xoa xoa cái cằm đã trở lại bình thường của mình, trầm ngâm nhìn ra trời mưa bên ngoài. Ý định nhờ Giả Sĩ Phương chủ trì việc đạo bùa của ông vừa lóe lên đã tắt ngấm. Ngạc Nhĩ Thái lại nói:
- Nô tài cho rằng Chu sư phó và Trương Đình Ngọc nói đều đúng cả. Thực ra thì vừa rồi nô tài cũng bị đạo thuật của Giả Sĩ Phương làm kinh hãi. Nhưng có rất nhiều điều cần suy nghĩ kĩ. Ông ta nhìn rõ thiên cơ, có thể trị bệnh cứu người thì cố nhiên là tốt rồi, nhưng có thể cho thì ắt là có thể lấy. Có thể trị bệnh, thì lẽ nào lại không thể làm người sinh bệnh? Xin hoàng thượng lưu ý.
- Thày thuốc cho rằng nước đái bò, da trống nát cũng có thể dùng làm thuốc được. - Phương Bao cười nói, - Nay ông ta có thể chữa bệnh cho hoàng thượng, thì chính là một người có ích. Tôi cũng đồng ý với các ông, đề phòng một chút là điều nên làm, nhưng cũng không thể đa nghi quá, để thần hồn nát thần tính. Hãy cho ông ta tới cung Trường xuân. Nếu dùng tới ông ta thì gọi, mà không dùng đến thì cứ để ông ta tu luyện một mình, như vậy thì có gì là không ổn đâu.
Ung Chính nhẹ cả người, cười bảo:
- Vậy thì cứ làm như Linh Cao tiên sinh nói nhé. Cứ nuôi ông ta như một ngự y thì cũng không phải là vô ích. - Nói tới đây, thấy Dẫn Đệ cứ ngây ra, lại hỏi,- Dẫn Đệ, nàng sao thế?
Kiều Dẫn Đệ giật nảy mình, chắp hai tay, nói:
- A di đà Phật, lời các đại nhân thiếp không hiểu nổi. Dù cho tới chết, thiếp cũng không biết được người như Giả Thần Tiên sao lại không dùng được? Thiên hạ rộng lớn như vậy, nào là hạn hán, nào là lũ lụt nhờ ông ấy làm phép gọi mưa, tiêu nước, chẳng phải là năm nào cũng được mùa, lại đỡ cho hoàng thượng và các đại nhân khỏi phải lo lắng nữa hay sao?
Ung Chính cười, bảo:
- Nếu như chỉ niệm chú mấy câu mà thiên hạ thái bình, bốn bể no đủ, thì hoàng thiên còn phải giáng sinh thiên tử quân thần làm gì và cũng việc gì phải đặt ra nhiều văn quan võ tướng để ăn cơm không n
Mọi người đều cười vang. Ung Chính nghiêm mặt lại, nói:
- Cho dù thế nào, thì có được trận mưa này cũng đỡ cho chúng ta nhiều lắm, mấy phủ huyện bị hạn hán khỏi phải mang lương phát chẩn. Thôi, không nói tới chuyện Giả Sĩ Phương nữa, có mấy đạo chiếu dụ, cần lập tức phát ngay. Nhân mọi người đều ở đây, Hoằng Thời hãy nói trước đi, rồi mọi người tham góp.
Hoằng Thời và Hoằng Lịch cũng đứng hầu sau Ung Chính. Theo luật từ Khang Hy truyền lại, hoàng đế và đại thần nói chuyện, các a-ca nếu không phụng chỉ, thì không được nói xen vào. Bởi vậy, khi Giả Sĩ Phương diễn phép, hai người hết sức kinh ngạc, nhưng đều phải cố nhịn, không nói. Hoằng Thời bị mê đi trước phép thuật của Giả Sĩ Phương, cứ mải nghĩ việc của mình, đến lời bàn của các đại thần sau này cũng chỉ nghe lõm bõm, mãi đến khi nghe Ung Chính nhắc đến tên, mới giật mình, khom người, thưa:
- Vâng! - Lại ngây ra một lát rồi mới nói, - Một là A Kỳ Na, Tái Tư Hắc và Doãn Đề, lại còn tội của Long Khoa Đa nữa. Lục bộ và tỉnh ngoài, trừ tấu của Lưỡng Quảng và Phúc Kiến chưa tới, Tây Tạng và Mông Cổ không dự bàn, đều đã đủ cả. A Kỳ Na có đại tội kết đảng, loạn chính, mưu đồ làm phản. Long Khoa Đa có năm điều trong tội đại bất kính như giấu riêng ngọc điệp, tự ví mình với Gia Cát Lượng, lại dám dán chữ do Thánh tổ ban tặng vào trong phòng phụ... Bốn điều khinh nhờn, ba mục về tội làm hỗn loạn triều chính, sáu điều về tội kết gian đảng, bốn điều về không tuân thủ phép tắc, mười sáu điều về tội tham lam, tổng cộng là mười một tội lớn, đã tổng kết đầy đủ. Ý chỉ xử lý không nên để kéo dài qua lâu.
- Đó không phải là một chuyện. A Kỳ Na mơ làm hoàng đế, Long Khoa Đa mộng quyền hành. - Ung Chính cười nói, - Cái lý của Hoằng Thời không trong sáng, nói cũng không rõ ràng. Các ngươi thấy nên làm thế nào? Hoằng Thời, ngươi có ý kiến gì không?
Hoằng Thời nhìn mọi người một lượt, nói:
- Vương pháp vô thân 10. Đã đưa cho các bộ xử lý thì chỉ có thể thực hiện theo pháp luật Đại Thanh. A Kỳ Na mưu đồ làm phản, nhòm ngó ngôi vua, lòng dạ của Tư Mã Chiêu thì ai cũng biết, theo luật thì nên lăng trì xử tử ngay lập tức. Long Khoa Đa khinh nhờn, làm hỗn loạn triều chính, gian nịnh, không tuân theo phép tắc, nhưng vẫn chưa có biểu hiện thoán nghịch rõ ràng. Hình phạt yêu trảm> 11 đã bỏ, nên trói giải ra chợ tây để làm tỏ hình phạt. Nhưng nhi tử nghĩ, mấy người này cố nhiên là tội không thể tha, nhưng cuối cùng thì cũng vẫn là cốt nhục của thiên gia 12, là hoàng thân quốc thích, hoàng thượng nhân đức trùm trời kín đất, có thể nương tay một chút được chăng. Lập tức chém A Kỳ Na, Tái Tư Hắc và Long Khoa Đa, còn Doãn Đề thì cho tự tận 13, vừa hợp với phép nước, lại vừa nghĩ tới tình thân.
Giọng của ông ta không cao, nhưng nói rất dứt khoát có tình có lý, khiến mọi người trong điện đều lạnh sống lưng. Lúc này, gió mưa bên ngoài càng lớn, khóm trúc ngoài sân không ngớt bị gió thổi, va vào nhau kẽo kẹt, như có vô số quỷ thần đang nhảy múa, càng làm tăng thêm không khí nặng nề trong điện. Một trận gió lạnh buốt thốc vào song cửa sổ, khiến cho Ung Chính cũng run bắn.
- E là hơi nặng. - Hoằng Lịch nhíu hai mắt, nhìn chăm chắm vào góc điện, - A Kỳ Na nhòm ngó ngôi vua thì cố nhiên là sự thực, nhưng con cảm thấy vẫn coi như chưa có chứng cớ rõ ràng. Khi Thánh tổ da tại vị, họ là hoàng tử, cũng có ý nghĩ không an phận, thì là điều có thể căn cứ vào tình lý. Nếu trị đến cùng việc trong năm nay, thì không biết còn bao nhiêu đại thần sẽ bị dính vào. Nhi thần cho rằng có thể hạn định một chút. Triều Thánh tổ trị tội kết đảng loạn chính của ông ta, triều Ung Chính trị tội không tuân theo phép vua, không có lễ nhân thần của ông ta. Còn Long Khoa Đa, chẳng qua chỉ là tiếm quyền, gian nịnh, niệm tình ông ta là trọng thần thác cô khi Thánh tổ băng hà, chỉ cho cấm cố, để làm gương cho những bề tôi thích kết bè kết đảng là được. Đó là ý kiến quê mùa của nhi thần, xin hoàng thượng thánh minh soi xét.
Hoằng Thời chỉ mong đẩy mấy người đó vào đường chết. Doãn Đề cố nhiên đã đắc tội tới mức phải xử tử rồi, Long Khoa Đa lại biết quá nhiều chuyện của mình, nếu để sống, thì lúc nào cũng phải lo lắng. Vì thế, Hoằng Thời lại thủng thẳng phản bác:
- Trước khi giao cho các bộ luận tội, những người này thực ra đã bị giam lỏng. Nếu không xử nặng, thì không cần đến các bộ làm gì. Nay, muôn người đều chung một ý, lại có minh chiếu rõ ràng, nếu buông xuôi, thì quần thần sẽ cho rằng triều đình chỉ giơ cao đánh khẽ. khó có thể dẹp được làn gió kết liên bè đảng. Tứ đệ, đây cũng là điều rất đáng suy nghĩ.
- Giao cho các bộ nghị tội cũng là xử phạt rồi. - Hoằng Lịch cười, nói, - Đảng của Doãn Đề đã tan tác từ lâu, hoàn toàn không đủ sức làm phiền đến triều chính nữa. Chỉ có điều là gian khổ suốt mấy chục năm, một số người vẫn chưa hiểu thấu sự đạo đức giả của A Kỳ Na. Lần nghị tội này để không ít người nhận rõ bộ mặt thật của họ. Dạy rồi mới phạt, để lại một con đường cho họ cũng là điều tốt.
- Đệ nói như thế có nghĩa là phụ hoàng không dạy đã phạt ư? Đệ định dồn phụ hoàng vào đâu đây? - Hoằng Thời đỏ mặt, - Tôi không thể hiểu nổi đệ nữa. Sách Khổng Mạnh viết mấy ngàn năm rồi, đệ vẫn chưa đọc ư?
Ung Chính thấy Hoằng Thời nổi giận, không nén nổi cười, bảo:
- Đây là bàn việc chính sự mà. Trẫm thấy cả hai người đều nói theo đạo lý, hà tất phải nóng nảy thế! Tường đệ 14 thấy thế nào?
Doãn Tường thấy anh em họ không ai chịu nhường ai, bản thân ông đã nếm đủ mùi dâu bể, suýt mất mạng trong cuộc phân tranh giữa các a- ca, nhưng lần này, Hoàng Thời đã đuổi ba ngàn gia nô tới vùng xa xôi, ông ở kề ngay bên cạnh, mà không hề được bàn lấy một câu, thì cũng khó tránh khỏi phật ý, nhân thế, cười bảo:
- Những người này đều đã là chim trong lồng, chó trong cũi cả rồi. Xử tử họ thì cũng dễ như di chết một con kiến, nhưng thần trộm nghĩ, ý ban đầu của hoàng thượng là không muốn để bách quan luận nhưng tội lỗi mà họ đáng phải chịu phạt, chỉ để cho bọn họ hiện nguyên hình giữa thanh thiên bạch nhật mà thôi. Giết thì không giết, chỉ cần thu được hiệu quả thì cũng đủ rồi.
- Hoằng Thời được lưu lại Bắc Kinh lần này, mọi việc đều xử lý tốt. Việc làm tốt nhất là đuổi được hơn ba ngàn vây cánh của A Kỳ Na. - Trong tiếng sấm vang, mặt sáng lúc tối. - Vì những gia nô này tuy không có thân phận, nhưng lại có công. Ngày ngày phao tin, gây chuyện, làm ra vẻ đáng thương, bêu riếu khắp nơi, khiến cho Bắc Kinh không ngày nào là không có những lời đồn nhảm. Đó cũng vẫn là chuyện thứ yếu. Nhưng nếu A Kỳ Na chỉ cần đổi tên tuổi, sẽ lại tiền hô hậu ủng, ăn trắng mặc trơn như trước. Vì ông ta vẫn có tâm lý chờ được tha, nên vẫn còn hi vọng. Bởi thế, khi lệnh. phóng trục vừa ban ra, thì tấu chương đàn hặc cũng tới tấp được dâng lên.
Ngạc Nhĩ Thái vừa nghe vừa ngẫm nghĩ, ông cảm thấy Ung Chính đánh giá quá cao việc làm này của Hoằng Thời, vì thế, mới bình tĩnh tâu:
- Hoàng thượng, những điều trong những tấu chương này có cái thực có cái giả, có khi chỉ là để đầu cơ mong kiếm chác, nhân phẩm của những người ấy quả là không đáng xét đến. Xin Vạn tuế da soi xét.
- Không thực cũng tốt, đại thể tốt là được rồi. - Ung Chính nói chậm rãi, - Trước đây nói "ba năm làm tri phủ thanh liêm thì mười vạn bạc trắng". Bổng lộc của tri phủ mỗi năm là một trăm lạng, ba năm lấy đâu ra mười vạn? Chẳng phải là rút từ trong hao tiễn[78] ra ư? Nay đã quy công, mỗi năm cũng mất năm ngàn lạng. Bọn họ dâng biểu khắp nơi nói là: "hết lòng tán đồng mưa móc của hoàng thượng", nhưng kỳ thực thì quỷ thần đều biết trong lòng chúng nghĩ gì! Nếu vạch vòi ra thì biết ngay thực giả chứ có gì đâu. Có việc gì là không làm được. - ông nhấp một ngụm trà, bỗng bật cười, nói rằng, - Đệm ấm chăn êm chẳng qua cũng chỉ là thế mà thôi. Ví như giữa mùa hè, dù có cởi hết quần áo ra thì vẫn thấy nóng, nhưng trên đường lại không thấy lấy một người cởi trần nào. Ai cũng quần áo chỉnh tề, hay ít nhất thì cũng phải có một chiếc váy ngắn. Qua đó, đủ biết là cái khoác trên người là "giả", nhưng vẫn không thể không có. Đó mới chính là người!
Ung Chính đang hùng hồn, bỗng thấy Cao Vô Dung mấp máy môi như định nói gì, liền hỏi:
- Có việc gì thế?
- Nhị da, Doãn Nhưng hỏng rồi, không thở nữa. Các thái giám hầu hạ ông ta trong Thái y viện đều đã đến cả.
Ung Chính ngây ra, quả nhiên thấy hai người ướt như chuột lột đứng ở cửa điện liền nói:
- Vào đi! - Rồi không đợi hai người báo danh hành lễ, liền hỏi, - Doãn Nhưng xấu lắm rồi ư?
- Bảy hôm trước thì bệnh nặng. - Viên ngự y lạnh đến nỗi môi tím ngắt, dập đầu thưa, - Thái y viện cho ba thày thuốc tới xem mạch cho thân vương gia, đêm qua thì hôn mê, tam tiêu không tụ, đã có hiện tượng li tán, mạch trái, mạch trong có lẽ đều không thể vực lên được. Hoàng thượng biết đấy ạ, lục phủ, ngũ tạng và tủy sẽ hỏng, bát hội tuyệt mà không thông, lại thêm...
Ông ta còn định nói tiếp, nhưng Ung Chính không kiên nhẫn được nữa, xua tay ngăn lại, tối sầm mặt xuống, hỏi:
- Ngươi khoe năng lực hay là tâu về bệnh của vương tử đấy? Tóm lại thì hiện giờ ông ấy đang thế nào rồi?
Ngự y sợ quá, vã mồ hôi, run bắn người, rập đầu liên tục, nói:
- Bẩm Vạn tuế da, vương gia đã tới lúc cuối rồi, chỉ khoảng hai canh gi là...
Ung Chính gật gật đầu, lại hỏi thái giám:
- Lão da nhà các ngươi nói gì không?
Thái giám vội khấu đầu thưa:
- Vương da chỉ khóc nhìn hai thế tử, không dặn dò gì cả, rồi chỉ các bộ sách kinh hàng ngày vẫn sao trên giá, dặn nô tài rằng: "Khi ta chết, ngươi hãy chuyển những sách kinh ngày cho hoàng thượng. Hoàng thượng thích nhất chúng đấy"... Nói xong liền lau nước mắt.
- Nhị ca... - Ung Chính khẽ thốt lên một tiếng, rồi cũng đầm đìa nước mắt. Mấy chục năm ân oán, tan hợp, tranh đấu gay gắt, nay lại đến thế này...
Nghe nói Doãn Nhưng không thể cứu vãn được nữa, Ung Chính chỉ cảm thấy nội tạng đang sôi lên, những chuyện cay đắng xưa lại hiện về. Ông gạt lệ, nhưng nước mắt lại tuôn trào, cứ ngồi ngây ra, không nói được lời nào. Những người trong điện cũng không biết làm gì. Kiều Dẫn Đệ từ khi vào cung, ngày nào cũng thấy Ung Chính không phê tấu thì lại tiếp kiến mọi người, tuy có lúc cười vui, có lúc trách giận, nhưng lúc nào cũng nghiêm nghị, cứng rắn, chưa bao giờ nhìn thấy Ung Chính đau lòng đến mức này, không biết nói gì, chỉ vắt chiếc khăn lông ấm rồi đưa cho Ung Chính. Ung Chính lau mặt, hỏi Doãn Tường:
- Loan giá thái tử trước đây của Nhị ca nay vẫn còn chứ?
- Bẩm hoàng thượng, đều đang niêm phong trong Dục Khánh cung. - Doãn Tường lại không buồn như Ung Chính, thung dung vái một vái, nói, - Nhưng đã lâu rồi, nhiều chỗ bị nứt, cần sửa lại một chút mới dùng được.
Ung Chính nói:
- Bây giờ cần an ủi Nhị ca một chút. Cao Vô Dung, truyền chỉ cho Dục Khánh cung, lập tức tháo niêm phong, khênh loan giá đến chỗ Doãn Nhưng, thắp đèn, bày ra, nhất định là phải để cho ông ta nhìn thấy loan giá trước khi tắt thở và hãy nói với ông ấy rằng, đó là chỉ ý của trẫm. Trẫm vẫn dùng lễ tang của thái tử trong đám ma của ông ấy!
- Vâng!
- Đi mau đi! - Ung Chính lại quát một tiếng. - Trong một canh giờ mà ngươi không làm xong việc đó thì mạng ngươi cũng đã lúc đấy nhé!
- Vâng!
Cao Vô Dung mặt tái xanh, quỳ rạp xuống, rập đầu rồi như vừa bò vừa lăn ra khỏi điện.
Ung Chính trầm ngâm một lát, rồi than:
- Trẫm không thể đích thân đi. Một là gặp nhau thì càng thêm đau lòng, hai là không muốn ông ấy chết trước trẫm bằng thân phận một thần tử. Hoằng Lịch còn phải bàn việc của Nhạc Chung Kỳ, Hoằng Thời đi một chuyến đi!
- Nhi thần tuân chỉ! - Hoằng Thời nghe giọng Ung Chính có vẻ như xem trọng Hoằng Lịch hơn, nhưng nghĩ lại, thì mình là người thay mặt thiên tử, thân phận này cũng không mất mặt gì, nên khom người, nói: - Nhi thần nhất định sẽ an ủi được. Có nên nói một câu là "Xin Nhị bá bá tĩnh dưỡng, uống thuốc thì cũng không phải là không thể hi vọng. Hoàng a-ma nói rằng đợi Nhị bá bá khỏe lại, sẽ xuống chiếu cho bá bá tới suối Phẩm Ngọc Tây Sơn", như vậy càng có thể ông ấy trong phút lâm chung.
Ung Chính nghe vậy, mặt hơi có nét cười, nói:
- Được! Cứ như vậy. Ngươi mau đi đi! Hầu hạ bên mình ông ấy, có gì thì báo về ngay.
- Vâng!
Hoằng Thời ra khỏi điện, thấy sắc trời tối sầm, thở dài một tiếng, khoác áo dầu lên, rồi mất hút trong màn mưa.
--------------------------------

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14
Tức ơn vua.
Tức đạo thánh hiền, đạo Nho.
Hoa Cái là tên một ngôi sao trong tử vi, người ta cho rằng, mệnh phạm Hoa Cái thì cuộc đời sẽ không được tốt đẹp.
Sắc mặt vua.
Chỉ chức năng của mặt.
Khí của tội lỗi.
Ngựa nhanh.
Chỉ Đạo giáo.
Phép vua không nể nang người thân.
Chém ngang lưng.
Chỉ người trong hoàng tộc.
Tự vẫn chết, chứ không bị đao phủ tử hình. Đây được coi là một trong những ân huệ trong khi phán quyết án của vua đối với tội nhân.
Chỉ Doãn Tường.
Hao tiễn: Xưa, khi thu thuế, để phòng hao hụt, người ta thu thêm một khoản tiền nhỏ ngoài số thuế phải nộp. Số tiền đó gọi là hao tiễn.
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI