Tập I
CỬU VƯƠNG ĐOẠT ĐÍCH
HỒI THỨ MƯỜI MỘT
Lãnh diện vương, đêm ngủ trấn Giang Hạ,
nhiệt thành vì nghĩa giải bất bình.

    
gày hôm sau khi đã quyên góp được một khoản tiền lớn, Dận Chân cùng Dận Tường và tùy tùng im hơi lặng tiếng rời khỏi Đồng Thành. Cứ theo ý Dận Tường thì, nên vòng đường đi một chuyến đến phủ An Khánh, ở đó hai anh em ăn mặc thật đàng hoàng, vào trong tỉnh xem xét phố phường, giao tiếp với mọi người một chút, nhưng Dận Chân lại nói:
- Trong tỉnh người tạp, mà miệng lưỡi tiểu nhân thì có điều tiếng gì chúng lại không tạo ra được? Hiện nay trong giới quan trường, có lời đồn đại rằng hoàng thượng đã nói là muốn phế thái tử, lúc này ta không nên để mất thời gian ở dọc đường. Chúng ta để Niên Canh Nghiêu ở lại bàn giao số bạc rồi cố gắng về cho sớm, như thế mới ổn. Thật ra thì ta cũng không chịu nổi được cái nóng ở đây nữa rồi!
Thế là tất cả thu xếp hành lý, Dận Chân, Dận Tường cùng với Cao Phúc Nhi, Khảm Nhi, Cẩu Nhi đóng vai các cử nhân vào Kinh ứng thí. Họ thay đổi quần áo đi đường rồi đi theo con đường nhỏ. Các nghi trượng, tùy tùng, quan binh thì đi theo con đường lớn. Ban ngày họ đi tách ra, tối đến họ mới hợp lại, sáng tinh sương đã lên đường, tối đến mới tìm nơi ngủ trọ. Đới Đạc thì làm nhiệm vụ liên lạc hai đoàn.
Thấy hôm đó đoàn sẽ đến trấn Giang Hạ, Cao Phúc Nhi vui hẳn lên, Cao nói với Dận Chân:
- Tứ da, tối nay chúng ta có thể ngủ đỗ ở một nơi rất tốt! Chúng ta đi đường, hết sức tránh đường cái quan, nhưng ở trấn Giang Hạ này, hồi bé tiểu nhân có đi buôn qua đây, đó là nơi rất đông vui. Không những mọi cửa hàng, cửa hiệ đều có đủ, mà ngay cả rạp hát cũng có, tối nay chúng ta có thể chia nhau dạo chơi quanh đó...
Dận Chân cưỡi la suốt ngày cảm thấy toàn thân mỏi nhừ, ông lắc đầu nói:
- Ta chưa bao giờ xem hát, cũng không muốn vào rạp hát để lâm vào cảnh cây to dễ bị gió cuốn (142). Bây giờ ta chỉ muốn tìm một chỗ nào yên tĩnh, ngủ một giấc thật ngon.
Cao Phúc Nhi thấy Dận Chân nói vậy, không dám hé răng nói gì nữa, nhưng Dận Tường lại nổi hứng lên, cười nói:
- Tứ ca quả thật là... sao Tứ ca không thấy Cẩu Nhi, Khảm Nhi cứ giương mắt ra nhìn huynh?  Ngày nào chúng ta cũng dậy từ canh ba, tối mịt  mới dừng chân, đi theo kiểu tránh nóng này đệ cũng thấy căng thẳng không chịu nổi!
- Thôi được! - Dận Chân hình như nỗi lòng đang  ngổn ngang nên bất đắc dĩ phải cười, nói: - Nếu quả có rạp hát thì các ngươi đi xem cũng  được nhưng phải nhớ bảo bọn Đới Đạc đợi chúng ta ở trạm phía trước. Phải nhớ bao nhiêu con mắt đang rõi theo chúng ta. A-ca đi xem kịch, thì tránh sao khỏi lời đồn đại, hoàng thượng mà biết thì người không thích đâu!
Lời vừa dứt, thì Cẩu Nhi, Khảm Nhi phấn khởi quá đã nhẩy cẫng lên!
Trên đường, đoàn người vừa cười nói, vừa đi. Khi ấy mặt trời đã xế về tây, chim chóc đã xào xạc bay về rừng, trước mặt họ sừng sững vắt ngang một thành trấn lớn. Dận Chân thong thả xuống la, ông vất dây cương cho Cẩu Nhi, nói:
- Thập tam đệ, xuống ngựa đi chân thôi, hai bắp đùi ta đã tê cứng rồi, đi chân vài bước chắc sẽ dễ chịu hơn.
Dận Tường quấn dây cương xuống ngựa, cười nói:
- Tứ ca chỉ chú trọng vào chính trị, còn chuyện cung mã thì huynh không quen rồi. Đệ hồi luyện binh ở Cổ Bắc Khẩu có khi ba ngày không xuống ngựa, buồn ngủ thì cứ trên lưng ngựa mà ngủ gà ngủ gật!
Đương nói thì Dận Chân bỗng quay mặt lại hỏi:
- Cao Phúc Nhi, ngươi chẳng nói là ở đây đông vui lắm, thế mà sao lại "tử khí nặng nề" thế này?
Mọi người cũng nhìn thì thấy thành trấn đã ở ngay trước mặt. Mặt trời thì đã lặn, đây đúng là lúc mọi người đang nấu cơm, nhưng thật là lạ, một thành trấn lớn như vậy mà sao chỉ lơ thơ mấy làn khói bếp. Ở sân phơi lúa, ở dưới bóng cây, những người tán chuyện gẫu không thấy bóng một ai, chỉ có ở phía tây, những tia ráng chiều hồng hồng còn rớt lại, từng đoàn quạ lúc cao, lúc thấp bay lượn nhởn nhơ. Thấy vậy Dận Chân hơi chột dạ, ông nói:
- Nhìn quang cảnh này, ta lại nghĩ ngay đến Hắc Phong hoàng thủy điếm, có thể lại gặp phải hắc điếm nữa chăng?
- Thưa, làm gì có chuyện đó ạ!  
Cẩu Nhi chớp chớp mắt
- Ở đây không bị lụt lội, một nơi dân cư đông đúc lại vào lúc thái bình như thế này thì thưa lão da làm sao lại có thể có nhiều hắc điếm được?
- Tiểu nhân xin đi hỏi xem.
Cao Phúc Nhi cũng thấy ngạc nhiên, Cao thấy mấy người có vẻ như tráng đinh từ sân phơi lúa đi ra liền đến gần họ, hỏi:
- Các bác đã ăn cơm chưa? Xin cho tôi hỏi một câu đây có phải là trấn Giang Hạ không?
Mấy người tráng đinh đều đứng cả lại, nhìn nhìn Cao Phúc Nhi, sau đó lại ngắm nghía Dận Chân và những người cùng đoàn, người đứng đầu gật gật đầu nói:
- Trước đây thì chỗ này là trấn Giang Hạ. Nay Lưu da chúng tôi đã mua để làm gia trang rồi, bây giờ chỗ này là nhà của Lưu da. Những người ở quanh đây khoảng hai trăm dặm ai mà không biết điều này. Các ông chắc là người ở nơi khác đến?
Dận Chân bất giác sững người, Dận Tường cũng giật mình. Thật là lạ, thành trấn này có thể coi như một huyện thành loại vừa, mua nó thì phải trả bao nhiêu tiền đây? Nhưng xem ra thì bọn họ chắc không nói sai! Con đường phố chính đã bị dỡ đi một nửa, giàn giáo đã được dựng lên để xây nhà lầu của chính thất. Một dẫy nhà dân ở phía đông đã bị phá đi, từng dẫy, từng dẫy ngôi nhà lớn với những gian phòng cao đen xì, rất giống như những nhà kho mới xây. Cách không xa phía trước cửa nhà lầu đều có những dãy lan can gỗ, bên trên treo đèn "Khí tử phong". Trong tốp tráng đinh có người cầm đuốc, có người cầm gậy, có vẻ như họ thắp đèn đi tuần tra. Dận Tường không khỏi cất lời khen:
- Chà! Thật là khí thế! Xin phiền các bác nói với ông chủ, chúng tôi là những hiếu liêm trên đường đến Bắc Vi, nhưng nhỡ độ đường, mà bây giờ trời lại tối rồi, vậy chúng tôi xin quý gia trang cho nghỉ nhờ một đêm, sáng sớm mai chúng tôi lại lên đường.
- Các bác nghe ông ta nói kìa!
Người đứng đầu nhóm tráng đinh cười nói với đồng bọn:
- Bảo chúng ta bẩm với chủ nhân! Vậy thì xin nói với ông thế này: Chúng tôi đây đều là những người có nhiệm vụ canh giữ viện ngoài, dưới nhị quản gia của Lưu da chúng tôi vài cấp nữa! Theo như ý tôi thì các ông chớ lằng nhằng mất thời gian, các ông đi về phía bắc đến phố Thập Lý, ở đó có khách điếm. Từ đây đến đó đều là đường cái quan cả đêm lại mát, đi lúc này rất tốt, đến đấy còn kịp ăn tối.
Nhưng một người tráng đinh đứng bên nói:
- Vương Đầu Nhi, xem ra thì họ cũng chỉ là mấy người "bạch diện thư sinh" thôi, ở phía bắc trang ta còn bỏ trống một số phòng đấy, chi bằng ta cho bọn họ ngủ tạm một đêm, cũng coi như là chuyện tích đức.
Vương Đầu Nhi nói:
- Bác đâu có hiểu; nhị cữu da nhà Nhiệm đại da ở Bắc Kinh đã đến rồi! Ông ta còn đem theo cả mấy cô Tô Châu nữa, vả lại trời nóng như thế này mà bọn họ đi đi lại lại thật không tiện chút nào, còn ông chủ thì khó tính, rồi lại gắt mắng thì chúng ta chịu sao nổi? Ngay cả bọn họ cũng rầy rà! Rắc rối như thế, chứ có phải tôi không có lòng tốt đâu?
Trong khi các tráng đinh trao đổi với nhau như vậy thì Khảm Nhi không nói năng gì, nó lẳng lặng đến bên một tráng đinh nhét vào tay anh ta một túi nhỏ, người này nắn nắn mấy cái thấy là tiền đồng thì bước lên cười nói:
- Này, bác Vương Đầu Nhi mới giúp cho ông chủ đây có mấy ngày mà sao bác tận tình thế? Cứ theo như ý tôi thì có ai mang được nhà đi đường đâu? Ở phía tây bắc gia trang có Trương da - lão phần viện (143) gồm hai gian nhà, chúng ta cho họ vào ở trong đó, sau đó ta khóa cửa lớn lại, như vậy là họ ở phía ngoài trang thì còn ngại gì nữa, mà với chúng ta cũng chẳng liên can chi.
Vương Đầu Nhi chắp tay sau lưng đang suy nghĩ thì Cẩu Nhi cũng vòng đến dúi vào tay ông ta một túi tiền, Vương liền đổi ý, nói:
- Nếu vậy thì ta cứ theo thế mà làm. Bác Vương, bác đưa họ đi, chúng tôi đợi bác ở miếu thổ địa, phía tây.
- Được thôi!
Một ông già đáp lời, ho khan một tiếng; ông cụ đốt ngọn đèn lồng trong tay rồi nói với Dận Chân:
- Các ông đi theo tôi.
Trời đã tối đen, ông già Vương dẫn năm người và con Lư Lư, qua trại Hà, xuyên qua phố, đi vào ngõ rồi đi ngoằn ngoèo về phía tây bắc trấn. Dận Chân nhìn trong đêm tối những phố lớn, ngõ nhỏ trong lòng không kảm khái: Số bạc trong quốc khố hiện nay chưa đầy bốn mươi triệu lạng, mà bên dưới các thân hào lại giầu địch quốc, một bên như Cẩu Nhi, Khảm Nhi thì nghèo đến mức không có nhà để ở, thế mà các diêm thương rất giàu nhưng không dám bỏ ra một xu cứu trợ ai; như vậy mà là "thịnh thể" sao? Rõ ràng là bên trong có những điều sâu kín khiến người ta không rét mà run! Nghĩ vậy, Dận Chân hỏi:
- Cụ à, trang chủ ở đây tên là gì?
- Lưu Bát Nữ! - ông già Vương đáp rồi giải thích tiếp: - Bà mẹ sinh hạ bảy lần đầu đều là nữ, lần thứ tám sợ đứa bé không sống nổi nên mới đặt cái tên xấu xí đó. Chà... thật là người có phúc!
Nói rồi ông già lại ho. Dận Chân tiếp tục hỏi:
- Vừa rồi có bác nói: "ngoại tam viện", như thế nghĩa là gì?
Ông già Vương cười như mếu, nói:
- Những người xưa nay vốn ở trấn này thì đều "không nhà để bán, không đất để trồng", Bát Nữ da liền thu nhận ba nhà, ban ngày thì làm ruộng cho chủ, ban đêm thì bảo vệ trang trại, những nhà đó gọi là "ngoại tam viện". Những nô tài giúp việc trực tiếp cho Bát Nữ da cũng chia làm ba viện, gọi là Lí tam viện (144). Số đó là nô tài nhưng lại cũng phân ra nhiều loại nữa. Thế lực của Bát Nữ da lớn đáng sợ, đừng nói các ông là những vị cử nhân chứ ngay như quan tuần phủ trong tỉnh này, ông ta cũng nắm tay nói chuyện vui nữa đấy! Tối nay có đến một vị "cữu da", nghe nói là thân thích của "Nhiệm đại da" ông này là môn hạ của Cửu vương gia ở Bắc Kinh. Nhiệm đại da là thông gia với Bát Nữ da. Lda tri phủ ở đây, hôm nay cũng đến tiếp khách đấy!
Nghe nói vậy, Dận Chân bất giác giật mình vì thấy là, trang chủ Bát nữ này lại là người có dây mơ, rễ má cả với Cửu đệ của ta. Ông quay lại nhìn Dận Tường, nhưng dưới ánh đèn nên ông không thấy rõ được sắc mặt Thập tam da. Dận Chân lấy chân đá viên đá dưới chân, Lư Lư thấy động lao lên ngay, nó vòng mấy bước không thấy gì nên thất vọng lại quay về bên Cẩu Nhi. Cả đoàn đi một lúc, vào khoảng thời gian đủ ăn xong bữa cơm thì đoàn người đến trước một cái sân lớn ở góc tây bắc trấn thành. Xem ra thì nơi đây trước kia là một hội quán, phía trước có dựng một sân khấu kịch, trên bức doanh liễn có viết những nhóm từ như "tam phân đỉnh", "nhất bộ thư". Vì trong bóng tối nên nhìn không rõ chữ; hiển nhiên đôi doanh liễn này là do "Sơn Thiểm hành thương tụ tập hội nghị" cung phụng cho Miếu thờ Quan phu tử, do nơi đây là thần đạo (145) nên Lưu Bát Nữ không dám động tới, tất cả vẫn để nguyên như cũ! Quang cảnh  đây khác hẳn với phía trước trấn thành, trước cửa người đi kẻ lại đông vui, một dẫy đèn quả dưa bằng pha lê treo dưới máng nước chiếu sáng rực. Trong sân đôi lúc lại vẳng đến tiếng tiêu, tiếng sáo; xa xa còn thấy cả những người gánh từng thùng lớn nước tắm đưa vào trong nhà.  
- Đừng nói gì... - ông già Vương bảo - theo tôi, ta đi qua cái sân này, phía sau là các phần mộ Trương da.
Mọi người theo lời, nối đuôi nhau đi vào. Đến góc cửa phía đông bắc, ông già Vương lập cập lấy chìa khóa mở cửa, rồi vẫy vẫy tay. Dận Chân là người đầu tiên bước ra, tiếp theo là Cao Phúc Nhi, Cẩu Nhi, Khảm Nhi cũng cùng đi ra ngoài cửa. Ông già Vương nói:
- Các ông thấy đấy, hai phòng ở kia, ốn là chỗ ở của người trông mộ. Bên trong có nệm cỏ, sạch đấy. Các ông nhiều người thì không sợ ma đâu.
Gió từ cánh đồng bên ngoài thổi tới, thổi tung cả áo của Dận Chân. Ông bỗng thấy mát mẻ hẳn, bèn cười nói:
- Tôi đem theo một con "Quỷ bất triền", lại còn cả "Triền tử quỷ" nữa, như vậy thì còn sợ gì ma quỷ! Ông già ơi, ông về đi thôi!
Lời chưa nói dứt thì nghe thấy trong góc cửa "ào" một tiếng, khi mọi người vội quay đầu lại thì ra là Dận Tường bị một người ở nhà phía đông dội một thùng nước vào người, rồi có tiếng một người con gái chửi:
- Anh họ Hồ kia, trong thiên hạ có ai như anh không biết xấu hổ không? Một người con gái tắm mà anh cứ lượn lờ chung quanh cửa? Anh không được thấy con gái bao giờ sao? Hãy về bảo mẹ anh giải phiền cho, nghe không?
Mấy người cứ ngẩn cả ra, lại nghe thấy tiếng Dận Tường cười nói:
- Tôi đây mà. Tôi xem đôi doanh liễn ở cửa, sao lại mắng tôi?
Nghe nói vậy, người nữ nọ biết mình nhầm nên thấy khó xử, mãi sau cô ta mới ấp úng:
- Tôi không biết, tôi tưởng rằng lại là... làm thế nào bây giờ? Hay tôi đền ông ít tiền?
Dận Tường nói:
- Tôiiếu tiền. Cô đẹp như vậy, không nỡ đánh cô đâu. Làm thế nào bây giờ. Hay theo tôi về làm vợ đi!
Tiếp đó nghe thấy tiếng người con gái đóng cửa đánh "sầm" một tiếng, rồi nói vọng ra:
- Ông cũng không phải là con người đứng đắn!
Dận Chân nghe thấy không nhịn được, nói:
- Thập tam đệ, cứ lằng nhằng thế làm gì. Thôi vào đây đi, ngày mai chúng ta còn phải đi nữa đấy!
Dận Tường ướt như chuột lột đi vào nhà, ông già Vương đã đốt lên một ngọn nến. Thấy Dận Tường bước vào, Cẩu Nhi, Khảm Nhi đều bưng miệng cười. Dận Tường cũng cười, rồi trừng mắt lên, nói:
- Cười cái gì? Đây gọi là tắm nước thơm, các ngươi chẳng có được diễm phúc này đâu!
Lão Vương thì nói:
- Các ông cứ sắp xếp chỗ ngủ đi, để tôi đi tìm xem nhà bếp có còn cơm thừa không. Nếu còn các ông ăn một ít cho đỡ đói.
Dận Chân vội nói:
- Làm phiền ông quá, cứ bận mãi vì chúng tôi thôi! Chúng tôi cũng có mang theo một ít đồ điểm tâm. Chúng tôi sẽ ăn qua loa một chút rồi đi ngủ mà.
Dận Tường đã thay xongquần áo, thấy ông già lòng dạ trung hậu liền móc ra mấy miếng vàng dưa (146) từ trong túi ngựa thồ đưa cho ông cụ nói:
- Cụ cầm lấy. Đừng trợn mắt lên như vậy, chúng tôi không phải là bọn cướp trên chốn giang hồ đâu! Cụ tốt như vậy thì phải được đền đáp, sợ gì! Có ai hỏi, cụ cứ nói là người ở phủ Tứ Bối lặc Bắc Kinh thưởng cho! Cụ cũng không phải mang gì đến đây đâu. Cụ là một người nghèo nên cũng chẳng cần làm cho người ta biết đến việc này.
- Xin cám ơn đại nhân đã thưởng... xin cám ơn đại nhân đã thưởng... - Già Vương hai tay bưng đĩnh vàng lấp lánh sáng, ông già kinh lạ quá không biết nói gì cho phải, lắp bắp nói tiếp: - Các ngài nếu không muốn dùng cơm, thì thôi. Nhưng nếu đói, tối hôm nay ở đây thết tiệc mời khách, muốn có thức ăn cũng không khó! Họ ăn nhiều lắm, tưởng chừng như họ ăn hết của nhà Bát Nữ da. Hay là các ông đến nhà họ ăn?
Nói xong ông già lại hết lời cám ơn rồi đi.
Dận Chân có thói quen, buổi tối trước khi đi ngủ bao giờ ông cũng ngồi thiền, rồi ăn mấy miếng lót dạ. Khi đó ông cũng dựa vào tường ngồi kiết già (147) im lặng nhập định. Cẩu Nhi, Khảm Nhi vẫn đang trong lứa tuổi "trẻ con", chúng không chịu ngủ, chỉ những véo tai, xoa má nhau không yên được một chút. Chúng thấy Dận Tường nằm trên nệm cỏ lấy cánh tay làm gối, nhìn lên nóc nhà đăm chiêu thì Cẩu Nhi liền hỏi.
- Thập tam lão da, ngài đang nghĩ về cô gái vừa rồi phải không?
- Ngươi người béim lớn, cũng hiểu biết nhiều đấy nhỉ!
Dận Tường cười quay mặt lại, nói tiếp:
-... Ta đang nghĩ, cái anh họ Lưu này có bao nhiêu đất mà chúng ta ăn gì cũng nhất định phải mang đến đất của anh ta ăn?
Cao Phúc Nhi cười xòa nói:
- Thập tam da đừng nghe ông già Vương nói láo ông ta bịp chúng ta đấy!
Dận Tường và Cẩu Nhi, Khảm Nhi ở một bên nào là đánh đố nhau, nào là cười nói, khiến cho Dận Chân không nhịn được cười. Ông mở mắt ra, cười nói:
- Ta ngồi thiền ở đây, còn các ngươi lại cứ nhộn nhạo lên!
- Tứ ca đừng trách chúng tôi. - Dận Tường cũng cười nói: - Rút cục thì huynh cũng không phải là thần tiên, không định tâm nổi.
Dận Chân đang định đáp lời thì ở phía nam căn nhà bỗng nhiên "rắc rắc" như một tiếng củi bị chẻ vỡ vọng đến, tiếng động này vang trong đêm vắng nghe lại càng thấy chói tai khác thường. Tiếng đó làm cho cả Khảm Nhi, Cẩu Nhi, Cao Phúc Nhi đều sững người, họ đều như lò xo bật hết cả dậy, tiếp đó là tiếng hét lớn vang lên dữ dằn:
- Này con A Lan khốn kiếp kia, mi là cái con mẹ gì mà dám coi thường lão Hồ này? Một đứa gái đĩ mạt hạng...
Dận Tường bấy giờ biết, người con gái vừa đổ nước tắm vào mình tên là A Lan, cái anh chàng họ Hồ nào đó muốn tìm cô ta gây sự. Tiếp đó, Dận Tường nghe thấy tiếng cô ta sụt sùi đáp lại:
- Ai là con đĩ? Khi mua tôi thì người ta không nói gì hết, chỉ nói là phải bán miệng chứ không bán thân, có phải thế không?
Chưa dứt lời, thì lại có tiếng gầm gào của họ Hồ:
- Ta đã mua tức là người của ta! Cô là Hằng Nga hay là Tây Thi thì cũng thế. Ta sẽ chọn cô đưa đến Cửu da, rồi đến đấy mà kén cá, chọn canh! Cô đứng đắn như vậy sao lại còn đú đởn với cái tên mặt trắng ấy? Vừa rồi, ta vì vội đi dự tiệc, nên còn chưa ra tay với nhà cô được, nhưng cô trốn được ngày mồng một, chứ trốn sao được đến ngày rằm...
Rồi y quát lên:
- Lôi con tiện tì này ra cho ta!
Tiếp đó mọi người nghe thấy tiếng lao xao chứng tỏ có nhiều người xông vào nhà lôi A Lan đang khóc nức nở đi. Sau đấy là những tiếng rầm rầm, không biết là bọn họ đã giở những hành động gì.
Dận Tường tức giận, mặt trắng bệch hẳn. Vọt một cái, chàng a-ca này đến ngay chỗ để túi ngựa thồ định lấy thanh đoản đao, nhưng không thấy đao, Dận Tường liền vươn tay với chiếc roi ngựa treo trên tường, rồi không nói một lời quay đầu đi ngay. Dận Chân nghe thấy anh chàng họ Hồ này chửi mắng rất quá đáng, ngay cả Dận Tường y cũng lôi vào, bất giác ông cau mày lại. Khi ấy Dận Chân lại thấy ông em mình cũng định vào cuộc thì rất không bằng lòng ông gằn giọng sẵng
- Thập tam đệ! Lôi thôi với nó làm gì? Như vậy sẽ giảm giá trị mình đi! Về Bắc Kinh nói với Cửu ca của chú, như vậy lẽ nào lại không trị được tên khốn kiếp đó sao?
Dận Tường hằm hằm đưa mắt nhìn chăm chú vào góc cửa. Nghe lời Tứ ca bèn dừng ngay chân lại sắc mặt xanh xám, Dận Tường cuộn tròn ngọn roi, chậm chạp đi đi lại lại. Vị Tứ a-ca này là chỗ nương dựa chủ yếu, Dận Tường không thể trái lệnh ông anh đó được. Nhưng ở phía nhà bên kia nào đã yên chuyện. Trong tiếng khóc, tiếng mắng chửi vang lên cả tiếng roi da, kèm theo là tiếng kêu gào thảm thiết của A Lan. Sau khi có tiếng roi vun vút đánh xuống thì thấy tiếng cười khanh khách vang lên:
- Bán miệng không bán thân! Được thôi! Dù sao thì bây giờ ta cũng không ngủ được! Chọn bài nào hay, hát cho ta nghe chơi!
Qua một lát im ắng, phía bên kia dường như đang lựa dây đàn; mãi sau mới có tiếng tiêu; sau đó là tiếng hát nức nở kèm theo:
Đom đóm bay qua, sáng ánh lân (148) bay qua cỏ ướt, qua rừng âm u,... nhìn nước chảy núi cao, quê hương xa thẳm. Tin tức mùa xuân nơi huyên đường (149) vắng bặt, vì cách trở nơi quan ải, bến sông! Bồi hồi đi lại, tấc lòng vẫn kinh, chim quyên một tiếng, huyết chảy tận...
- Không hay, không hay!...
Tên họ Hồ lớn tiếng nói liền đó tiếp:
- Phải thay một bài nào vui vui mới được.
Tiếp đó thì A Lan ngừng hát, nàng phải đổi hát bài khác:
Đem chút xuân sắc mưu kế sinh nhai, giấc ngủ xưa với những cây những hoa, trong vườn rậm...
- Hát lại! - Tên họ Hồ bắt dừng hát - Hát cho ta nghe bài: Vân phòng thập thí Lã Động Tân!
Đó là tên một bài hát ve vãn Bạch Đỗ Đan, một câu chuyện nói về việc lấy trộm tiên căn của Động Tân, một loại kịch phong nguyệt nổi tiếng, bài hát này sặc mùi dâm ô! Dận Chân thấy tên họ Hồ làm những chuyện vùi dập con người như vậy, thì không khỏi tức giận; ông cắn răng, suy nghĩ giây lát rồi nói:
- Thập tam đệ, thật không ra làm sao cả! Đệ hãy thay Cửu ca của đệ ra tay cho nó một bài học!
- Vâng!
Dận Tường đáp ứng lời Dận Chân liền cởi áo ngoài, cầm lấy ngọn roi rồi đi ra. Dận Chân lại ra lệnh:
- Cao Phúc Nhi chuẩn bị đồ đoàn, lát nữa chúng ta sẽ lên đường. Hai người các ngươi đi với ta ra ngoài cửa tiếp ứng!
Nói rồi cả ba người dắt con Lư Lư ra khỏi nhà. Ở đó, họ thấy Dận Tường đã trần cánh tay đứng ở bậc thềm, chàng liếc qua cánh cửa rồi giơ chân đạp mạnh. Cánh cửa đó vốn đã ọp ẹpắc" một tiếng vang lên rồi đổ sụp. Dận Tường thét lớn:
- Tên khốn kiếp, ức hiếp người ta quá đáng!
Nói rồi, chàng lao vào phòng
Trong phòng bốn góc đều treo đèn lồng, rất sáng. Dận Tường từ chỗ tối nhẩy vào, cảm thấy chói mắt. Khi đã định thần rồi chàng thấy tên họ Hồ là một tên béo đen, trần trùng trục. Y ngả người trên một tấm đá ở giữa nhà, lông đen trước ngực như loạn cỏ mọc dầy. Lúc đó y đã uống say túy lúy và đang bắt hai người đàn bà nắm tóc rập đầu A Lan xuống đất vì nàng không chịu hát. Đúng khi ấy chợt thấy Dận Tường tay cầm roi da hùng hổ xông đến, những bắp thịt do dày công rèn luyện nổi lên cuồn cuộn, khắp phòng mọi người đều sợ đờ người. Tên họ Hồ "Ô" một tiếng ngồi thẳng người lại, y hỏi bà già:
- Cái thằng "lai căng" này ở đâu đến? Người ở trong trang trại của các ngươi à?
- Gian tặc!
Dận Tường từ nhỏ đã tức bực các anh và các thái giám vì hai chữ "lai căng" này, không sao nghe lọt tai được, do vậy nên lẽ nào chàng lại để tên họ Hồ kia được nghe kịp lời đáp! Dận Tường vừa cất tiếng mắng thì người chàng đã như mũi tên vụt sát bên y, rồi một roi đánh thẳng vào mặt. Tên họ Hồ kêu lên:
- Mẹ ơi! - Y đau đớn quay ngoắt đầu lại, tay ôm lấy má trái máu chảy ròng ròng, kêu lớn như lợn bị chọc tiết: - Người đâu đến mau! Có cướp! Bọn gác c
Dận Tường mặc cho y kêu, chiếc roi da trong tay chàng vung lên, đánh xuống nhanh như gió, quất rất mạnh vào y. Các hầu gái, các bà già, các nữ lạc hộ bị mua về đều kêu khóc, gọi cha gọi mẹ rầm rĩ.
Toàn gian phòng sôi lên sùng sục, các trưởng tùy gác cổng ở bên ngoài đã biết. Mười mấy tên vác gậy gộc la hét chạy tới, chúng không hỏi han gì cả cứ vây lấy Dận Tường mà đánh. Nhưng Dận Tường đường đường một vị hoàng tử, đã cực tinh thông những miếng võ tổ truyền, từ nhỏ không rời cung kiếm, những giáo tập sư phụ đều là các đại nội thị vệ, võ nghệ của chàng vào loại thiên hạ nhất đẳng! Dận Tường rất ham thích võ nghệ, trong số các a- ca, chàng chẳng là thứ nhất, thì cũng được xếp thứ nhì. Bọn "hào nô" này khi hiếp đáp dân chúng thì rất mạnh tợn, nhưng những ngón nghề non nớt của chúng, Dận Tường nào coi ra gì! Dận Tường càng đánh, càng hăng.
Với một chiếc roi ngựa bình thường uốn lượn như rồng bay, chàng tung hoành ngang dọc, ngọn  roi tới đâu thì nơi đó không rách da, cũng nứt thịt.  Dận Chân đứng ở góc cửa phía phải nhìn vào cũng  thấy mắt hoa, thần kinh căng thẳng, còn Cẩu Nhi  Khảm Nhi thì cắn ngón tay hết lời thán phục. Mãi sau, Cẩu Nhi mới bình tĩnh lại được, nó hỏi:
- Tứ da, thả Lư Lư ra chứ ạ?
- Chưa đến lúc vạn bất đắc dĩ thì chưa nên thả chó!
Dận Chân lẳng lặng nói tiếp:
- Thập tam da có thể đối phó được với b
Nhưng bên ngoài bọn gia đinh đã kéo đến càng lúc, càng nhiều. Dận Tường rất quyền biến, chàng bất ngờ túm lấy tên họ Hồ cắp vào ngang người, hai mắt tròn xoe, chàng lớn tiếng thét:
- Mẹ các ngươi, dừng tay cả lại!
Tiếng thét vang như tiếng sét khiến bọn tráng đinh kinh hoàng run sợ, tất cả bỗng dừng tay, chúng chỉ quây lại nửa vòng ép Dận Tường vào giữa. Dận Tường vén chiếc dây lưng vàng lên cười nhạt nói:
- Các ngươi nói ta là giặc thì hãy nhìn đi! Ta đây đứng không đổi tên, ngồi không đổi họ, ta là Thập tam bối tử Ái-tân-giác-la Dận Tường ở thành Bắc Kinh đây! Hôm nay ta thay mặt Cửu ca ta cho tên nô tài này một bài học.
Bọn tráng đinh, tất cả đều sững người như gà gỗ, dứa cầm côn, đứa vác đao, đứa mang roi đều không động cựa, trông chúng không khác gì những pho tượng đất. Đương lúc căng thẳng đó thì Dận Tường cười khanh khách nói:
- Tên họ Hồ kia, ta đánh đến nửa ngày rồi mà còn chưa thỉnh giáo "đại danh" của ngươi, ngươi tên là gì?
- Hồ Thế Tường!
Hồ Thế Tường từ Hắc Sơn Trang mới được điều lên Bắc Kinh, do đó chưa hề biết Dận Tường, nên y không chịu tin tên tiểu tử tai ác này lại là Thập tam a-ca. Y ngẩng đầu lên nói tên họ rồi ngước mắt lên hỏi:
- Thế nào
Lời y vừa nói rứt thì "phì" một tiếng Dận Tường đã nhổ đầy nước bọt vào mặt:
- Ngươi không đáng có cái tên như vậy! Ngươi trả lời chủ ngươi như thế sao?
Nói rồi, Dân Tường quay mặt lại hỏi:
- Trong các anh ở đây, ai là ông cậu họ Nhiệm? Hãy nghe đây: cô A Lan này ta mua đó!
Những người đứng chung quanh ngơ ngác nhìn nhau, không một ai dám mở miệng. Người em vợ của Nhiệm Bá An đã đến đó từ trước, y đứng lẫn trong đám đông. Ở Bắc Kinh, y đã có lần thấy được Dận Tường từ xa, nhưng tối nay việc xẩy ra đột ngột quá, mà y cũng đã uống say túy lúy, y chỉ mang máng thấy là con người này cũng giống, nhưng lại cảm thấy sự việc xẩy ra lạ lùng quá nên y không dám trả lời. Trái lại, Hồ Thế Tường lại tỏ ra không biết điều, y lớn tiếng nói:
- Không bán! Ngươi cũng không phải là Thập tam da!
- Không bán?
Dận Tường "hừ" một tiếng, chàng chỉ ngọn roi ngựa vào A Lan, nói:  
- Người con gái này, ta mua! Các ngươi phải hộ tống cô ta tới Bắc Kinh, nếu cô ta mất một sợi chân lông ta sẽ cho ngươi phơi nắng. Về tới Bắc Kinh ta sẽ nói chuyện với Cửu ca ta!
Nói rồi, Dận lẳng mạnh y một cái, Hồ Thế Tường bắn ra xa vài trượng.
Cố gắng mãi Hồ Thế Tường mới quay người lại được, y vội chỉ vào Dận Tường lớn tiếng nói:
- Các ngươi đều là đồ chết dẫm! Chỉ có mấy thước vải vàng mà các ngươi đã tin hắn là a-ca à? Bắt lấy!
Nhưng lúc bấy giờ mọi người đã quá nửa tin vào lời Dận Tường nên chẳng còn ai dám manh động nữa. Hồ Thế Tường tức sùi bọt mép nhưng y chỉ còn cách dẫm chân mà chửi; không ngờ A Lan khi đó đang ngồi co ở bên bỗng ôm chặt lấy chân y, cắn một miếng rất mạnh. Hồ Thế Tường đau quá ôm lấy chân xoa xoa, nhưng rồi "huỵch" một tiếng, y ngã lăn ngay xuống đất.
Dận Tường cặp roi da vào nách, phủi phủi bụi đất bám trên tay, cười nhạt một tiếng rồi bỏ đi, vừa đi chàng vừa nói:
- Giả chết à? Không nể mặt Cửu ca ta, ngươi đã được về chầu Diêm Vương sớm!
Ngay đêm đó, một tốp năm người rời Giang Hạ. Đúng giữa trưa ngày thứ ba, họ dừng ngựa nghỉ tại Ngũ Lý Ba. Dò hỏi, thì ra họ đã vừa đến bên địa giới của Lưu Bát Nữ. Bọn Cao Phúc Nhi thì lắc đầu, tặc lưỡi kinh ngạc không thôi; Dận Chân, Dận Tường thấy nhà họ Lưu giầu có, quyền thế như vậy đều rất đỗi kinh ngạc..
------------------
(142) cây to dễ bị gió cuốn: ý muốn nói, các nhân vật quan trọng nếu không cẩn trọng dễ bị cuốn vào các việc phiền phức.
(143) Trương da - lão phần viện: nơi coi mồ mả của Trương gia. Từ "phần" là phần mộ.
(144) Lí tam viện: "Lí" là bên trong. Lí tam viện là ba viện bên trong.
(145) Thần đạo: đường hai bên có mồ mả.
(146) vàng dưa: Vàng đúc theo hình quả dưa. Loại vàng đúc này sản xuất ở Quảng Tây.
(147) Ngồi kiết già: tức ngồi xếp chân vòng tròn, hai bàn chân để
(148) Ánh lân: ánh sáng do chất "lân" ở đom đóm phát ra.

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI