HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY
Luận bè đảng triều đường nổi tranh luận
Tố hạnh thần Doãn Tự loạn sân rồng

    
ng Chính trình bày mạch lạc những đề nghị đã bàn bạc với phòng Quân cơ, dáng vẻ vô cùng bình thản, trầm mặc. Trước tiên, ông nói về 61 năm gian nan kiệt sức của Thánh tổ tiếng là kế thừa, thực là sáng tạo. Cương thổ mở rộng, nhân dân đông vui, chính trị sáng tỏ, nghề nghiệp phồn vinh, từ thủa mở đất đến nay thực chưa có vua chúa đời nào đạt được. Tiếp đó, Ung Chính nói về quan lại vào những năm Thánh tổ yếu mỏi, đã kết bè đảng mưu gian, lợi dụng thời cơ, lừa trên gạt dưới, giả việc công mưu chuyện tư, tất cả đều do quan lại không trong sạch. Chỉ có gột cho sạch tệ nạn chồng chất từ Đường Tống Nguyên Minh thì thiên hạ mới thái bình mãi mãi. Ông dẫn chuyện Lý Vệ, Điền Văn Kính sung công tiền bù hao, chuyện Ngạc Nhĩ Thái đề cử tuần phủ Quảng Tây, không ngại oán trách, ba người ấy đáng gọi là "Ba tấm gương lớn".
Thập tứ a-ca Doãn Đề ngồi giữa Di thân vương Doãn Tường và Trang thân vương Doãn Lộc. Nhìn ông anh thứ tư cùng mẹ với mình, ngồi trên ngôi báu giảng giải rành rọt, ung dung điềm đạm, Doãn Đề thực thấy lộn ruột. Thuở đang tranh đoạt, Ung Chính còn là một a-ca khắc bạc, kỹ tính, không hề có tương lai. Ông trời sắp đặt thế nào mà cho một kẻ như vậy ngồi vào bệ rồng chứ! Nghĩ tới chuyện Dẫn Đệ bị Ung Chính cướp sống từ trong tay mình, trái tim Doãn Đề lại nhức nhối, ánh mắt như lửa liếc xéo Ung Chính. Lại nhớ lời Tam ca ban ngày khuyên nhủ, về chuyện bọn Doãn Tự đập chõ dìm thuyền, thề rằng sẽ khôi phục chế độ Bát vương nghị chính, nhắc hãy biết bình tĩnh đợi mệnh, Doãn Đề thở ra khe khẽ, chờ đợi Liêm thân vương khai cuộc. Doãn Đề đoán, Ung Chính sẽ nói việc chỉnh đốn các kỳ, Liêm thân vương sẽ chọn cơ hội đó. Vừa cân nhắc vừa liếc sang Doãn Tự. Doãn Tự không hề bộc lộ gì, chỉ thấy ngồi, thân thẳng ra phía trước, hai tay nắm chặt ngai ghế, chừng như nóng ruột không yên.
Ung Chính chuyển giọng:
- Chính sách mới, công việc rất gian nan, vua tôi văn võ cần chung đức chung lòng mới có hiệu quả được. Ở đây trẫm còn muốn nói chuyện bè đảng nữa. Bằng hữu là một trong ngũ luân, giao tiếp qua lại là chuyện thường. Nhưng người làm quan dù có hợp nhau, tình cảm thân thiết cũng chỉ nên hạn ở việc riêng. Đối với việc công của triều đình đã theo phép công mà làm thì không thể để tình riêng xen vào được. - Ung Chính lướt nhìn các anh em và các vị vương ngoài biên ải, bình thản nói tiếp: - Trẫm từ lúc lên ngôi, tại Càn Thanh môn, Dưỡng Thanh điện, xét việc cứ luôn phải chỉ dụ cho các vương gia, đại thần văn võ cần cảnh giác vì bè đảng. Thánh tổ Nhân hoàng đế cũng nhiều lần đã giáo huấn triều thần. Đây là chuyện cũ nay nhắc lại, bởi tệ nạn này chưa dứt sạch. Trẫm là thiên tử, dùng người có thưởng, thực cũng có chỗ chưa xứng, chỉ biết tỏ bày với nhật nguyệt, luôn tự răn dạy mình, mà các khanh cũng nên như thế.
Đến đó, Ung Chính thở phào, nâng cốc sữa, khắp triều im ắng, chỉ có tiếng động từ những người uống sữa vang khe khẽ. Lâu sau, ông hạ cốc, nhân thấy Ngạc Nhĩ Thái và Trương Đình Ngọc không ngừng đưa mắt tỏ ý gì đó, Ung Chính lại cất lời:
- Không chỉ quan lại, mà việc ở các kỳ cũng phải chỉnh đốn, cần ban minh chiếu nhiều lần để thiên hạ tỏ tường. Các vị Phụng Thiên vương hôm nay cũng dự chầu, khi tan chầu, trẫm muốn bàn cho kỹ. Mấy chính sách lớn trẫm đề ra hôm nay, không chỉ nghe xong bỏ đó. Có gì cần tranh luận, chớ ngại nói thẳng ra. Người nói không có tội, trẫm sẽ công bằng lắng nghe, lựa chọn những cái hay mà làm theo. Nếu trên buổi hội triều không nói, mà thậm thụt phá đám sưng, ngộ quốc ngộ quân, thì trẫm chỉ có thể khép vào tội khi quân!
Ông nhếch mép lên, tay ấn lên cốc sữa, ánh mắt quét nhìn một lượt xuống đám quần thần, không rõ vui hay buồn.
Ung Chính đứng dậy, đang định ra lệnh bãi triều, thì bỗng trong bộ Hình có người nói:
- Bẩm, thần có việc muốn tâu với hoàng thượng!
Trong lúc nước sôi lửa bỏng này mà có người còn dám mở miệng ư? Các quan viên văn võ vốn đã quỳ đến tê cả gối, nghe đến ù tai đều run cầm cập, các quan nhỏ quỳ ở góc không kìm được thò cổ ra nhìn lên bên trái ngự tọa. Trong chốc lát, không khí trong điện căng lên. Ung Chính nhìn thượng thư bộ Hình Hạ Minh Thao đang quỳ ở đằng trước, hỏi:
- Người xin tấu là ai?
- Là... - Hạ Minh Thao mặt trắng như sáp, dập đầu liên tục, nói không thành tiếng: - Là Trần Học Hải, viên ngoại lang bộ Hình.
- Trần Học Hải, - Ung Chính nhã nhặn nói: - khanh quỳ lên trước rồi tâu!
Hàng trăm con mắt cùng dõi nhìn, một người trung niên khoảng trên 30 tuổi, dáng người hơi béo đội mũ pha lê màu trắng, lách người qua mấy trưởng quan bộ, viện đằng trước đến trước ngự tọa, khấu đầu nói:
- Bẩm hoàng thượng, thần là Trần Học Hải, viên ngoại lang bộ Hình.
- Khanh có điều gì cần tấu?
- Bẩm, Điền Văn Kính là kẻ tiểu nhân gian tà, vừa rồi hoàng thượng biểu dương ông ta là đốc phủ mẫu mực, - Trần Học Hải dập đầu liên tục: - Hoàng thượng tín nhiệm loại tiểu nhân ngộ quốc hại dân như vậy thành thật mà nói chính sách mới của Ung Chính sao có thể mong thành công được?
Doãn Tự thấy tình thế Ung Chính bày ra hôm nay, vốn đã thấy nản lòng, không ngờ Lặc Phong, bố chính sứ Hồ Quảng mà mình bố trí chưa gây loạn, đã lại nảy ra một Trần Học Hải. Ông ta phấn chấn đến mức thở gấp, phải cố gắng lắm mới ghìm được xúc động, đưa mắt tìm Lặc Phong.
- Đó là nói về đạo đức cá nhân của Điền Văn Kính - Ung Chính nhìn chăm chú xuống đám đông đã bắt đầu xao động một cách bất an, ông nói: - Còn về mấy quốc sách trẫm nói, khanh có gì điều trần không?
Vừa dứt lời, bên dưới có người cao giọng nói:
- Nô tài Lặc Phong có việc xin tấu!
Ung Chính ngẩng đầu nhìn, nói:
- Ngươi cũng quỳ lên trên!
- Vâng!
Đám đông há hốc mồm kinh ngạc. Lặc Phong quỳ lên trước, khấu đầu. Trần Học Hải dập đầu liền mấy cái nói:
- Đạo đức riêng không tốt thì làm gì có đạo nghĩa chung? Cúi xin hoàng thượng minh xét! Điền Văn Kính khẩn hoang ở Hà Nam, khiến dân đói phải lưu tán khắp nơi, ông ta thi hành "quan lại thân sĩ đều làm việc", đã có học sĩ Hà Nam trình báo. Sĩ tử đòi bãi thi, quan trường Hà Nam có câu vè rằng: "Điền Ngưỡng Quang như hổ sói, ép nộp thuế, đòi khai hoang. Nhà nghèo lưu lạc bốn phương, nhà giàu lo sợ bàng hoàng". Loại quan độc ác đáng vứt cho hổ sói như vậy, sao có thể làm tấm gương cho thiên hạ?
Lặc Phong quỳ gối tiến lên một bước, cũng dập đầu nói:
- Những điều Trần Học Hải tấu không sai một chữ. Hồ Quảng của nô tài giáp với Hà Nam, trước đây cũng từng có bản tấu, dân đói ngoại tỉnh tràn vào Hồ Quảng, xin tấu chỉ xây nhà nấu cháo ở Tam Trấn Hán Dương. Nô tài đích thân tìm hỏi, trong mười dân đói thì có chín là người Hà Nam. Thế mà hằng năm Điền Văn Kính đều báo là được mùa. Ông ta làm như vậy, thật khó mà tránh được tội khi quân!
Điền Văn Kính từ năm Ung Chính thứ nhất đã đại náo một trận ở tỉnh Sơn Tây, được hoàng thượng tán thưởng, phong thẳng làm tuần phủ, tổng đốc với hàm quan lục phẩm, các triều thần và quan viên ngoại tỉnh không mấy người phục. Lúc này thấy có người châm ngòi, cả hội trường lập tức nhao lên, các quan ghé tai thì thầm với nhau, có mấy người nóng lòng muốn tấu. Trương Đình Ngọc đã làm tể tướng mấy chục năm nay, nhưng chưa bao giờ gặp phải trường hợp này. Ông nhìn Doãn Tự ngồi bên cạnh tỉnh bơ như không, ông biết rõ vị vương gia không yên phận này đang tính toán gì đây, lại thấy Ung Chính hầu như không để ý, trong lòng bất giác hơi hoảng, liền bật đứng dậy, nhưng không nói gì, chỉ dùng ánh mắt lạnh lùng nghiêm khắc quét một lượt khắp hội trường. Ông là lão tướng thần triều Khang Hy, đức cao vọng trọng, môn sinh cũ cũng rất nhiều, đều là quan lại địa vị cao, dưới ánh mắt đe dọa của ông, đám đông cũng trật tựược phần nào.
Doãn Tự và Doãn Đường nhanh chóng đưa mắt nhìn nhau, đều biết là đã gặp được cơ hội ngàn năm có một, từ chuyện Điền Văn Kính mà nói ra, chính sách mới của Ung Chính vốn gây nhiều tổn hại cho sự vinh hiển của không ít quan cao, hôm nay hội triều chen nhau mà tới, đưa ra vấn đề "Bát vương nghị chính", phản ứng dây chuyền tiếp theo dứt khoát sẽ khiến mọi người mở cờ trong bụng! Doãn Tự cắn răng, ánh mắt thù hận chiếu thẳng vào Ung Chính, hai tay nắm chặt thành ghế ho nhẹ một tiếng. Đông thân vương Vĩnh Tín nãy giờ đợi đến phát ngán, bỗng đứng bật dậy, lớn tiếng nói:
- Thần vương xin có bản tấu!
- Là khanh? - Ung Chính lia ánh mắt sắc như dao lại: - Khanh quỳ lên trước, đợi từng người một!
Trong nháy mắt Vĩnh Tín gần như khiếp sợ, nhưng lời đã trót nói ra, không còn cách nào khác, bước mấy bước đến trước ngự tọa rồi quỳ xuống. Quả thân vương và Giản thân vương thấy tình thế như vậy, cũng đứng cả dậy, nói to:
- Thần vương xin có bản tấu!
Trương Đình Ngọc thấy đám đông vốn đã trật tự giờ lại rối loạn lên, thật sự lo lắng, liền chống ghế đứng dậy nói với Ung Chính:
- Bẩm hoàng thượng, không thể tiếp kiến một lúc mà hết được, như thế không thể tấu thoải mái được.
- Ừ - Ung Chính lúc này mới thực sự ý thức được nguy hiểm đang rình rập mình. Đầu óc ông ong lên, máu dồn lên mặt, bèn ười nói với Trương Đình Ngọc: - Hoành Thần nói phải!
Ông cố hết sức ghìm nén tâm tư của mình, nhưng trong lòng đã hoảng loạn, trống ngực đập thình thình, hai đầu gối cũng run lập cập. Phương Bao thấy tình thế như vậy, không nói không rằng rời chỗ đến bên Doãn Tường nói thầm mấy câu gì đó. Doãn Tường bất an nhìn Doãn Đề đang ngồi bên cạnh, nói "tùy" rồi đứng dậy rời chỗ. Ra đến cửa điện, thì thấy từ bên kia phòng Thượng thư, Đồ Lý Thâm băng đường chạy giật tới, cũng không kịp hành lễ, hỏi:
- Thập tam da, nghe nói trong điện có chuyện ạ?
- Điều ngay một đội quân võ lâm cho ta!
- Vâng!
- Khoan đã!
Mắt Doãn Tường lóe lên một tia nhìn cay độc, ông nói rành rọt từng chữ:
- Nghe hiệu lệnh của ta, ta bảo bắt ai thì bắt kẻ đó không được chậm trễ!
- Vâng!
Doãn Tường quay trở lại, trong điện đã nhốn nháo cả lên. Doãn Tự đã đích thân ra tay, chỉ vào Trương Đình Ngọc, lớn tiếng quát:
- Trương Đình Ngọc, ngươi định lộng quyền làm loạn triều chính? Hoàng thượng đã nói hôm nay người nói vô tội, tại sao ngươi lại lấy cớ Thập tứ da sức khỏe khiếm an, mời Thập tứ da và Tam da về phủ? Ngươi quên thân phận của ngươi rồi đấy! Ngư&# cùng lắm cũng chỉ là một con chó của người Mãn Châu chúng ta, theo chủ mà có được cái bộ mặt đó thôi!
Ung Chính ngồi trên ngự tọa lập tức áp chế Doãn Tự:
- Liêm thân vương, ngươi điên rồi. Trương Đình Ngọc là lão thần của tiên đế, rường cột của xã tắc! Nghe ý trong lời nói của ngươi, thì còn phân biệt Mãn - Hán lắm!
Vĩnh Tín ngồi trên ghế nói to:
- Hoàng thượng! Mãn Hán làm sao không phân biệt cho được? Liệt tổ liệt tông Bát Kỳ nghị chính, có người Hán ở trong đó không?
Thành Nặc lập tức hưởng ứng:
- Đúng Đông vương nói đúng! Bát Kỳ nghị chính có gì là không tốt? Hôm nay xin hoàng thượng dạy bảo!
Lặc Bố Thác vuốt râu nói:
- Nói có lý, nói có lý!
Lúc này đa số người có mặt trong điện đều thành phỗng đất tượng gỗ, quỳ cứng dưới đất nghển cổ lên nghe các vương gia đấu khẩu với hoàng thượng. Sắc mặt Ung Chính tái nhợt, ông đập bàn đứng dậy, nghiêm giọng nói:
- Các ngươi ăn nói với trẫm như vậy, có còn danh phận quân thần nữa không?
Trong thoáng chốc, không khí im bặt, bỗng một viên quan trẻ trong bộ Lễ đứng dậy, đi thẳng đến trước bình phongDoãn Lộc đang ngây ra:
- Vừa nãy Đức vạn tuế có huấn chỉ, lệnh rõ việc Bát Kỳ của các vương gia kỳ chủ bố trí vào lúc khác, không bàn ở buổi hội triều này. Xin Thập lục da hạ lệnh cho chư vương tuân chỉ.
Doãn Lộc còn đang bàng hoàng chưa kịp nói gì, thì Doãn Tự đã hỏi:
- Ngươi là ai?
- Du Hồng Đồ, quan của phủ Nội vụ.
- Quan lục phẩm?
- Thất phẩm.
Doãn Tự bỗng cười lớn, nói:
- Đúng là trời đất điên đảo rồi, đến một thất phẩm bé bằng hạt vừng cũng dám giậm gót ra uy trên điện này!
- Tôi là quan phụng chỉ theo Thập lục da giải quyết việc chỉnh đốn Bát Kỳ, - Giọng Du Hồng Đồ vừa cao vừa trong, bộ râu chuột vểnh lên một cách tự hào: - huống hồ hôm nay hội triều, hoàng thượng không hề nói mấy phẩm trở xuống thì không được nói. Các ngài có người hành sự trái chỉ, tôi mời Trang thân vương bản chỉ đứng ra nói, có gì là sai?
Ung Chính không ngờ trong số bề tôi nhỏ bé lại có người dám đứng ra tranh cãi với các vị vương gia, liền chăm chú nhìn viên quan nhỏ vô danh tiểu tốt này bằng ánh mắt cực kỳ tán thưởng, ông nói:
- Du Hồng Đồ, trẫm điều khanh về Đô sát viện, tấn phong ngự sử! Khanh không phải là "quan nhỏ" nữa, mạnh dạn nói đi!
Doãn Lộc lúc này đầu óc cũng tỉnh táo trở lại, nói:
- Hồng Đồ có kiến nghị gì cứ nói đi!
Du Hồng Đồ nói:
- Vẫn là làm việc theo lệnh chỉ của hoàng thượng, tách rõ việc Bát Kỳ với việc triều chính. Xin chư vị vương gia ngồi yên dự hội, dù có điều gì cũng không nên nôn nóng. Bên kia hoàng thượng cần nghe ai điều trần tấu nghị, thì do hoàng thượng tự sắp xếp. Còn cứ nhao lên như vậy, trong đại điện mỗi người một ý, ai nói việc mình, thì chẳng phải là làm loạn buổi hội triều sao?
Doãn Lộc chợt nảy ra một ý, từ từ đứng dậy rồi gập mình trước mặt mấy vị thân vương, nói:
- Xin các vị tuân theo những luật lệ của triều đình ngồi xuống và tiếp tục nghe.
Vĩnh Tín cười khanh khách, nói:
- Vừa rồi hoàng thượng cũng nói về việc Bát Kỳ nghị chính, có thể thấy việc này không thể bàn bạc được. Chúng tôi cũng chỉ nói theo gia pháp tổ tông, chưa có gì vượt ra ngoài khuôn khổ, Trang thân vương dựa vào điều gì mà cản trở chúng tôi?
- Chỉnh đốn các kỳ chỉ là một điều trong chính sách mới của Ung Chính. - Doãn Lộc nói: - Cũng chẳng phải là không bàn, nhưng hoàng thượng đã sắp xếp rồi chúng ta nên làm theo chỉ lệnh
- Làm theo chỉ lệnh! Vừa rồi hoàng thượng nói "Người nói thì không có tội". - Doãn Tự thủng thẳng nói: - Trong điện đã có treo bức trướng "Chính Đại Quang Minh" rồi, hà tất phải tìm giờ khác!
- Hoàng thượng không nói là các vị có tội. - Giọng nói của Du Hồng Đồ vang khắp cả đại điện: - Có quang minh chính đại hay không thì người trong thiên hạ và bản thân mình hiểu rõ.
Đôi mắt Doãn Tự như bốc lửa, ông đập bàn lớn tiếng quát:
- Hỗn xược, nô tài bậc ba trong phủ ta còn lớn hơn nhà ngươi, sao người dám đứng mà tranh luận với chúng ta thế hả?
- Đây là Long đình của Đức vạn tuế, không phải trong phủ của Bát da! Tôi là mệnh quan của hoàng thượng cũng không phải nô tài của Bát da. - Du Hồng Đồ cũng không nhượng bộ mà nói lớn: - Thánh tổ da đã xóa bỏ chế độ Bát Kỳ nghị chính hơn 70 năm nay, thẳng lẽ Người cũng sai lầm hay sao? Bát da, ngài luôn miệng nói "Bát Kỳ nghị chính", vậy xin hỏi ai là kỳ chủ của 3 kỳ trên? Còn kỳ chủ của 5 kỳ dưới chiếu cách thế nào? Ngài quản lý kỳ nào? Rồi tá lĩnh, tham tá, ngưu lục, bao y dưới các kỳ là ai và làm việc ở đâu? Chỉ e là ngoài phủ Nội vụ của tôi ra sẽ chẳng có ai nói rõ được cả! Bát da, tuy tôi vô lễ trước mặt ngài nhưng không có ý đồ làm loạn. Nếu nói chữ Lễ thì ngài và các vương gia vô lễ trước mặt chủ nhân trước, chưa có triều thần nào lại lớn tiếng quát mắng trước mặt hoàng thượng cả!
Doãn Tường rất cảm tình đối với Du Hồng Đồ. Điều ông sợ nhất là trước khi Đồ Lý Thâm đến, cục diện đã bị đảo loạn. Mà dù có thể dẹp yên được nhưng ở chốn thâm nghiêm cao quý này, đường trên buổi hội triều lại bắt người, thậm chí giết người thì tuyệt đối không phải là chuyện hay ho gì, và cũng khó mà giải quyết tốt hậu quả. Du Hồng Đồ ra sức lật lên thật là đúng lúc. Thấy Đồ Lý Thâm đeo kiếm trên quân phục bước đến cửa điện, Doãn Tường như mở cờ trong bụng đứng dậy đi về phía ngai vàng nói khẽ với Ung Chính vài câu rồi cung kính lùi ra.
- Không ngờ lại xảy ra rắc rối này - Khuôn mặt Ung Chính trắng bệch đến dễ sợ, ông cười gượng nói: - Mời các khanh ra ngoài đợi chỉ. Đã có người có ý kiến về "Bát vương nghị chính", thì trẫm sẽ giải quyết việc này trước, sau khi quyết định sẽ mời các khanh vào. - Nhà vua khẽ vẫy tay nói tiếp:
- Tạm thời cho lui!
Trông thấy các quần thần cứ người nọ nhìn người kia chưa đi, Trương Đình Ngọc đang định nói, thì Ngạc Nhĩ Thái đã lớn tiếng:
- Sao? Còn không tạ ơn mà lui ra?
- Tạ... ơn.
Văn võ bá quan to nhỏ với nhau vài câu rồi theo chỉ huy của bộ Lễ chen nhau bước ra. Khi đến bậc dưới thềm cung Càn Thanh họ mới kinh ngạc phát hiện ra hơn 1000 quân sĩ của Vũ Lâm tay cầm vũ khí sát khí đằng đằng tập trung trước cửa điện. Nghĩ tới cuộc tranh luận kịch liệt vừa rồi ai cũng thấy sợ hãi.
Trong đại điên chỉ còn lại Ung Chính hoàng đế. Phương Bao, Trương Đình Ngọc, Doãn Tường, Ngạc Nhĩ Thái, Doãn Lộc và Hoằng Thời. Còn một bên là Doãn Tự, Doãn Đường, Doãn Đề, Đô La, Vĩnh Tín, Thành Nặc và Lạc Bố Thác. Khi thấy tất cả văn võ bá quan nhất loạt bước ra cả đều im lặng. Hai bên thù địch ngày nào cũng giáp mặt nhau, đều phải làm ra bộ mặt tươi cười; hôm nay mặt nạ lột ra, một bên thì quyết chí diệt thù, một bên thì chó cùng dứt giậu, đều đang âm thầm tập trung lực lượng cho mình. Ung Chính thấy Du Hồng Đồ hoảng hốt ngơ ngác dường như không biết làm thế nào, bèn cười, nói:
- Du Hồng Đồ, khanh ở lại đã, khanh còn chưa nói hết mà.
- Thần cũng chưa nói hết - Doãn Đề nói lớn - Thần không quan tâm gì đến "tiền bù hao" hay "phu dịch" cả, cũng chẳng muốn làm một ông vua nghị chính quèn. Thần chỉ thấy ấm ức, thần đã phạm gì đến vương pháp mà đày thần đi Đông Lăng, sống không ra sống, chết chẳng ra chết, người chẳng ra người, quỷ chẳng ra quỷ, ngay đến người thân bên cạnh mình cũng không bảo vệ nổi. Thần đã đánh thắng trận ở Tứ Hải, thần không phải anh em ruột thịt với Đức vạn tuế sao? Thần nghe lời khuyên của Thập lục đệ khi hội triều chẳng muốn nói gì. Bấy nhiêu các quan bất mãn đối với chính sách mới của hoàng thượng cũng chỉ vì mong hoàng thượng chiều theo dân ý.
- "Dân ý" - Phương Bao lập tức phản bác: - Thập tứ da trước kia quản bộ Binh rồi sau đó đi chinh chiến, khi trở về lại ở Đông Lăng học hành. Ngài là con nhà dòng dõi lá ngọc cành vàng, mấy khi đi ra ngoài. Ngài có biết có bao nhiêu ruộng đất trong một quận không? Chức quan tri phủ 10 vạn lạng bạc là ở đâu ra không? Tiền Minh bị diệt vong, Lý Tự Thành làm cách mạng chẳng phải vì nạn tranh chấp đất đai và quan lại tham lam vô độ gây nên hay sao?
Ngạc Nhĩ Thái mới vào phòng Quân cơ, còn chưa thông hiểu đại cục, nhưng tình hình của Doãn Đề thì ông biết, ông quỳ trên nền đất, ngước mắt bình thản nghe lời của Phương Bao rồi dõng dạc
- Khi Tiên đế da băng hà, Thập tứ da đại náo linh đường, thái hậu thì lâm trọng bệnh, Thập tứ da xưa nay nói năng thường không thận trọng, lẽ nào lại là vô tội? Nếu là người thường mà phạm tội như vậy thì đã bị giao cho bộ Hình xử lý. Hoàng thượng vì nể tình huynh đệ chỉ phế bỏ vương tước và mời Thập tứ da trông lăng mộ rồi học hành. Thập tứ da sao không hiểu cho tấm lòng yêu thương bảo vệ đó của hoàng thượng? Thái Hoài Trân, Uông Cảnh Kỳ câu kết với người thân cận Thập tứ da, ép buộc Thập tứ da làm phản. Hoàng thượng cũng chỉ tóm cổ người đầu sỏ chứ có xét hỏi ai đâu. Cho người thân cận của Thập tứ da về quê đã là một ân huệ nằm ngoài vương pháp rồi. Thập tứ da, ngài thử nghĩ xem, hoàng thượng làm như thế còn chưa tận tình tận nghĩa hay sao?
Đứng bên cạnh thấy Doãn Đề bị hỏi đến đỏ dừ cả mặt, Doãn Tự định nói gì song lại thôi. Dù trong lòng cũng giận Doãn Đề đến kinh thành mà không hợp tác với mình, nhưng lúc này đây thì không thể không giúp hắn. Ông ta đổi ngay giọng nói nho nhã ôn hòa ngày thường bằng một giọng chúa chát và lớn tiếng:
- Hoàng thượng và Thập tứ da đang nói chuyện, tại sao các ngươi lại nói chen vào?
- Hôm nay, người nói không có tội! Doãn Tự, ông hà tất phải nôn nóng thế? - Các quan đã lui ra hết, Ung Chính cảm thấy nhẹ nhõm vì đối với những kẻ hỗn xược này khi đã bắt được thóp của chúng thì sẽ rất dễ ứng phó. Giọng nói của ông không cao nhưng lời nói vừa xảo vừa hách dịch: - Các khanh chẳng phải muốn nói tới chuyện Kiều Dẫn Đệ và muốn nói trẫm là một hôn quân dâm ô bạo ngược hay sao? Khi trở về các khanh hãy đi hỏi cô ấy xem, trẫm đã làm chuyện gì trái lễ chưa? Có việc gì cứ nói thẳng ra là tốt hơn cả. Các khanh bất chấp đến tính mạng bản thân và gia đình mà làm loạn như vậy có phải muốn làm cái vi"Bát vương nghị chính" hão huyền đó không?
Doãn Đề cắn nhẹ môi dưới, hằn học nhìn Ung Chính, một lúc lâu mới nói:
- Cứ coi là phải như vậy đi! Đó là chế độ cũ của liệt tổ hệt tông, chúng thần nói ra điều ấy trước buổi hội triều một cách quang minh chính đại, không thể cho là đã phạm tội làm loạn được! Hoàng thượng, ngài chẳng phải có ý chỉ rằng chuyện "Bát vương nghị chính" có thể nhắc đến hay sao?
- Trẫm nói ra câu ấy khi nào?
- Hoàng thượng hãy hỏi Doãn Lộc đi.
Ung Chính hồ nghi nhìn Doãn Lộc bằng con mắt nảy lửa:
- Khanh? Mọi người đều nói khanh thành thật, vậy mà khanh dám giả lệnh?
- Thần đệ đâu dám! - Doãn Lộc đang ngồi rất thẳng thắn trên ghế vội quỳ xuống đất, chằm chặp nhìn Hoằng Thời miệng lắp bắp nói: - Là Tam bối lặc. Tam bối lặc nói đó là ý của hoàng thượng.
Ung Chính giận run người, quay lại nhìn thẳng vào Hoằng Thời không nói gì. Lúc đó Hoằng Thời sợ đến nỗi hồn xiêu phách lạc, quỳ thụp xuống đất, run run nói:
- Nhi thần là người nhát gan nhất, đâu dám giả mạo thánh ý để làm loạn hại nước hại dân, chắc là Thập lục thúc nghe nhầm, ý của nhi thần là về việc "Bát vương nghị chính", hoàng thương đã có sắp xếp riêng, nếu bàn luận thì cũng chỉ bàn về kỳ chính kỳ vụ như lời dạy bảo của hoàng thượng
- Sao?
Doãn Lộc nhìn chằm chằm vào khuôn mặt trắng bệch của Hoằng Thời, vừa sợ hãi vừa tức giận, lắp bắp bờ môi rồi không biết nói gì cả. Nhưng ông chợt hiểu ngay rằng, kẻ gian dối này dù sao cũng là con trai yêu của Ung Chính, nếu bây giờ tự biện bạch cho mình thì chỉ thêm phiền phức. Một lúc lâu sau, đành phải nuốt nước bọt, dập đầu xuống mà nói:
- Thần đệ lúc này tâm trí rối bời, quả thật là nhớ không rõ. Thần đệ vốn có tiếng là "Thập lục điếc" mà, chắc đã nghe sai rồi.
- Khanh nghe sai được lắm.
Ung Chính tức giận, bước lên phía trước một bước. Trương Đình Ngọc rất lo sợ, ông cũng bước lên cạnh Doãn Lộc, định can ngăn thì thấy Ung Chính đã dừng lại, lạnh lùng cười nói:
- Chỉ tại trẫm hồ đồ, dùng một kẻ điếc như khanh làm việc! Nay phế bỏ vương tước của khanh, hãy về nhà mà ngẫm nghĩ lại. Cút đi!
Doãn Lộc đầy nước mắt trên khuôn mặt, ấm ức sợ hãi nhìn Ung Chính, cúi gập đầu xuống nghẹn ngào nói "Vâng...", rồi bò dậy lủi thủi đi ra. Vừa hay lúc đó Đồ Lý Thâm từ ngoài bước vào, nhìn thẳng vào Doãn Lộc rồi bước tới trước ngai vàng quỳ xuống bẩm báo:
- Người của bộ Lễ vừa vào, nhờ nô tài trình tấu rằng bá quan đã xếp hàng quỳ trước cửa cung Càn Thanh, xin hỏi hoàng thượng có ý chỉ gì không?
- Bảo họ đở đó. - Ung Chính hài lòng nhìn Đồ Lý Thâm trong bộ quân phục: - Lát nữa mới có ý chỉ. Khanh hãy nói với thượng thư các bộ rằng, kẻ nào có ý đồ bàn bạc riêng tư về chính sự quốc gia thì đừng trách trẫm giết người không tha.
- Vâng!
Đôi mắt Ung Chính chợt lóe lên, quay lại phía bọn Doãn Tự cười khanh khách:
- Khi mới lên ngôi trẫm đã nói rằng, trẫm không có ý định làm hoàng đế, chỉ có điều Thánh tổ đã phó thác nên bất đắc dĩ phải làm. Thánh tổ đức gần với Tam vương, công hơn cả Ngũ đế, ngay cả việc xóa bỏ "Bát vương nghị chính" cũng là do một tay Người làm. Hôm nay các khanh bỗng nhiên gây chống đối trước mặt quần thần, nói rằng muốn khôi phục "Bát vương nghị chính". Trẫm muốn biết thật tâm các ngươi nghĩ gì, việc này do Thánh tổ đã sai lầm hay là trẫm có điều gì thất đức? Trong các khanh ai muốn làm hoàng đế thì cứ đứng dậy ma nói.
Từ lúc triều thần lủi ra ngoài, Doãn Tự bỗng có cảm giác lạc lõng, ngày thường trong tư dinh mấy người bí mật bàn chuyện thì cảm thấy Ung Chính chẳng có gì đáng sợ. Trong lúc này mới thấy được uy quyền của triều đình. Nếu muốn rẻ rúng hạ thấp bản thân thì lúc này quả là một việc quá dễ dàng. Từ cánh cửa mở rộng ở đại điên có thể nhìn rõ ràng đội quân Vũ Lâm lớn mạnh như bức tường sắt tập trung ngoài Nguyệt Hoa môn kia luôn trong tư thế chờ lệnh. Doãn Tự trong lòng hiểu rõ thời cơ lớn đã lỡ, liền thở dài một tiếng buồn bã, cố ghìm nén tâm trạng vừa sợ hãi vừa căm phẫn, dập đầu xuống và nói:
- Hoàng thượng nói vậy chứ chúng thần đâu dám. Chúng thần không hề có ý đối lập với triều đình, huống hồ là tạo phản. "Bát vương nghị chính" là chế độ của tổ tiên, ngay cả Vĩnh Tín, Thành Nặc, bọn họ chỉì muốn đóng góp cho quốc gia, phò tá hoàng thượng trị vì thiên hạ, thần đệ dám chắc bọn họ chẳng có ý gì khác đâu ạ!
- Duệ thân vương hãy đứng dậy mà nói. - Ung Chính không để ý đến lời của ông ta, chỉ mỉm cười nói: - Trẫm rất mừng vì khanh không cùng tham gia với họ.
Doãn Đường chớp chớp mắt, tình thế thay đổi nhanh quá khiến ông ta không thể ngờ được, ông ta thấy Doãn Tự mềm yếu quá, cá nằm trên thớt còn vùng vẫy được cơ mà. Nghĩ vậy rồi ông ta lên giọng:
- Hoàng thượng, thần xin có mấy lời. Duệ thân vương vào Kinh cũng giống như các vương khác từ đông tới, chúng thần cùng nhau bàn luận về chuyện sắp xếp lại việc kỳ, cùng nhau bàn việc "Bát vương nghị chính", chứ hoàn toàn không có ý đồ làm phản. Không biết hoàng thượng nói "bọn họ" là chỉ những ai và từ "tham gia" ở đây có ý gì?
Ngay sau đó Doãn Tự cũng lập tức ý thức được rằng: mềm dẻo tức là sẽ bị đuối lý, liền nói tiếp:
- Đừng nói là chúng thần có âm mưu bên trong nhưng nếu hoàng thượng không có những chính sách sai lầm thì hà tất phải chặn họng ai? Còn nếu hoàng thượng có những chính sách sai lầm thì tại sao lại không chịu nghe góp ý?
Ung Chính cười lạnh lùng nói:
- À, trẫm chặn họng khanh ư? Ý khanh muốn nói gì và trẫm đã có những chính sách sai lầm nào thì cứ nói ra đi.
Câu hỏi khiến cả hai người cùng im lặng. Doãn Đề đứng bên cạnh nói lớn:
- Điền Văn Kính rõ ràng là kẻ tiểu nhân, một tên quan độc ác bắt sưu cao thuế nặng, quan và dân ở Hà Nam chỉ hận là không xé xác lột da hắn ra được thôi, hoàng thượng lại dựng làm "mẫu mực", bổ nhiệm mà không nghi ngờ, chẳng phải là đã sai lầm rồi hay sao?
- Khanh ở tận Đông Lăng, làm sao lại biết hắn là kẻ tiểu nhân?
- Vừa rồi mấy vị đại thần nói, thần nghe rất có lý.
- Lý của khanh ư? - Sắc mặt Ung Chính sa sầm lại, giọng nói lạnh tanh: - Đạo lý của khanh là đạo lý của đại địa chủ, lý của đại hào thần.
- Chẳng lẽ hoàng thượng lại muốn giết người giàu có để cứu người nghèo?
Ung Chính chợt ngửa mặt lên cười lớn:
- Nói hay lắm, nhưng trẫm không phải muốn giết ai cứu ai, mà trẫm chỉ muốn diệt tận gốc bọn phản loạn, lập nên một triều đại trong sáng!
Ông chợt tắt hẳn nụ cười, mặt ửng đỏ, xúc động đến nỗi hơi thở cũng không đều, đi đi lại lại, nửa như nói với người, lại như tự nói với mình:
- Trẫm là một hoàng đế như vậy, là một nam tử như vậy đấy! Phụ hoàng đã giao phó giang sơn này cho trẫm thì trẫm phải làm cho nó luôn luôn bền vững, kẻ nào cản trở trẫm thì trẫm sẽ không nể tình đâu - Rồi ông chợt gọi với ra ngoài: - Đồ Lý Thâm
- Có nô tài! - Đồ Lý Thâm đứng bên mái hiên ngoài điện nghe tiếng gọi vội bước vào, cúi gập mình, nói: - Hoàng thượng có gì sai bảo?
- Hôm nay Bát da, Cửu da, Thập tứ da không được khỏe, khanh hãy sai thống lĩnh nha môn của quân bộ hộ tống họ về vương phủ. - Ung Chính ngẩng cao đầu nói.
- Nô tài tuân chỉ!
Đồ Lý Thâm đứng dậy ra ngoài vẫy tay, lập tức bốn thiên tổng bước vào nghiêm trang hành quân lễ với Ung Chính. Đồ Lý Thâm bước lộp cộp trên nền gạch đi thẳng về phía Doãn Tự, cúi đầu nói:
- Thưa Bát da, Cửu da, Thập tứ da, nô tài phụng chỉ hộ tống các ngài về phủ.
- Chỉ có cách chết thôi! - Doãn Tự đứng thẳng người dậy nói: - Lão Cửu, lão Thập tứ, không cần phải cầu xin nài nỉ người ta khoan dung nữa! - Rồi đưa tay bái chào Ung Chính: - Hoàng thượng, tứ ca, huynh đệ đang chờ ông đến giết đấy!
Nói rồi hiên ngang bước ra.
Doãn Đường cũng bái chào, chỉ có Doãn Đề là khác ông ta đứng dậy nhìn chằm chằm vào Ung Chính bằng ánh mắt khinh miệt, hừ một tiếng rồi đi ra.

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI