HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN
Rắp tranh đảng, trọng thần tìm kế tốt
Ôm lòng riêng, chư vương bàn chỉnh đốn

    
ì trời tối đường xa, từ trạm dịch Lộ Hà đến dinh thự Trương Đình Ngọc phải đi mất một canh giờ. Lý Phất là môn sinh của Trương Đình Ngọc, nên người trong phủ ai cũng quen, thấy ông vào, đã có một quản gia cười hì hì chạy ra đón:
- Tướng da chúng tôi quả là thần tiên, đoán nhất định ngài sẽ đến! Các đại nhân chờ gặp ở phòng khách đều đuổi hết cả rồi, nói là nếu Lý chế đài đến, thì trực tiếp dẫn vào
Lý Phất cười, nhét cho anh ta một cắc bạc, theo quản gia đi thẳng đến thư phòng, vừa đi vừa hỏi nhỏ:
- Trương tướng da vẫn dậy vào canh tư? Sức khỏe ngài thế nào? Công tử Mai Phụng nghe nói đã điều làm tri phủ Tế Nam?
Tên quản gia khe khẽ trả lời từng câu một:
- Tướng công càng ngày càng hăng hái làm việc, nay bình quân mỗi ngày chỉ ngủ không đầy hai giờ rưỡi. Mai Phụng công tử vốn nói là giữ lại ở Bảo Định Trực Lệ, đây là đặc chỉ của hoàng thượng, để tiện bề săn sóc lão tướng da, nhưng tướng da đã cương quyết từ chối. Nói là nếu một ngày ngài còn làm tướng ở triều, thì các anh em không được ở lại Trực Lệ làm quan. Huống hồ Lý đại nhân làm tổng đốc Trực Lệ, lại là môn sinh của ngài, phải tránh hiềm nghi.
Vừa nói, đã đến hành lang thư phòng, viên quản gia liền đứng lại, nói:
- Trong phòng đang hội nghị, nô tài không thể vào, xin lão da cứ tự nhiên.
Lý Phất gật đầu, sửa mũ phủi áo đi thẳng vào thư phòng, vừa đến cửa, đã nghe tiếng Trương Đình Ngọc từ bên trong vọng ra:
- Cự Lai phải không? Trong phòng đông người, không phải hành lễ, ngồi vào ghế cạnh cửa sổ kia.
- Vâng!
Lý Phất đáp lvà bước vào thư phòng, quả thấy hai vị vương gia Doãn Chỉ, Doãn Lộc đang ngồi trên ghế khách chính diện, họ đều mặc triều phục, hai chiếc mũ chầu chóp kim long đặt trên bàn trà, những người còn lại cũng đều áo mũ chỉnh tề, ngồi ngay ngắn nghiêm trang, trông như vừa từ trong triều ra, chưa kịp về nhà đã vội đến tướng phủ. Ngoài Thành thân vương Doãn Chỉ và Trang thân vương Doãn Lộc ra, bên dưới có một vị quan đội mũ nhất phẩm, đó là Đức Long A - đề đốc đại doanh Phong Đài, một vị quan võ đội mũ nhị phẩm Lý Phất cũng nhận ra, tên là Đồ Lý Thâm, nay là đề đốc Cửu môn. Còn có mấy vị là người của phủ Nội vụ, ngoài quan Ti lễ đường tên là Du Hồng Đồ ra, Lý Phất đều không biết, liền ngồi xuống chiếc ghế kê sát cửa sổ, dùng ánh mắt lần lượt chào những người quen.
- Cự Lai đến rất đúng lúc. - Trang thân vương Doãn Lộc nói: - Vị tổng đốc này vừa đến, chủ quản các nha môn võ bị kinh sư cũng đến đủ cả. Những người chúng ta ở đây chiều nay đều yết kiến hoàng thượng ở đại nội. Di thân vương ốm nặng không thể làm việc, buổi tối hoàng thượng còn đi thăm ngài. Ừm... Tối nay có hai hội nghị chia nhau mở: Một là ở chỗ Liêm thân vương, mấy vị kỳ chủ nghe Bát ca bố trí chỉnh đốn việc kỳ; chúng ta ở đây cũng bàn bạc một chút. Vì công việc Bát Kỳ đã 70 năm nay chưa chỉnh đốn, người các kỳ bây giờ không thể đánh nhau, cũng không biết làm ăn, nếu cứ tiếp tục kiểu này thì có ngày biến thành đồ phế thải! Cự Lai vừa nãy không có mặt, sợ rằng nghe không rõ, ta nhắc lại một chút. Chúng ta không nên gây khó dễ cho những vương gia kỳ chủ này, mà phải giúp họ làm tốt công việc một cách có trật tự.
Trong hai mươi người con mà vua Khang Hy để lại, Doãn Lộc đứng thứ mười sáu, ngày nhỏ vì cãi nhau với thái tử Doãn Nhưng, bị đại thiên tuế Doãn Đề tát một cái làm tai hơi nghễnh ngãng, nhưng vóc người cao to vạm vỡ, dung mạo đường đường, vì ông trung hậu chất phác, nói năng vụng về, từ trước đNn nay chỉ quản việc đón tiếp ngoại phiên, kiêm công việc của một vương đại thần phủ Nội vụ, nên chưa bao giờ xuất đầu lộ diện trước mặt các bề tôi khi làm việc. Mấy lời này là nói riêng với Lý Phất, để Lý Phất "rõ", nhưng tiếc rằng lời lẽ thẳng có trình tự gì ý tứ lủng củng, khiến Lý Phất nghe xong trợn tròn mắt, chẳng hiểu mô tê gì, miệng chỉ đành đáp lời "Vâng, vâng". Thành thân vương ngồi trên cùng, thấy Lý Phất cứ nghệt mặt ra, vội chen vào giải thích hộ Doãn Lộc:
- Thập lục da nói rất rõ. Chỉnh đốn việc kỳ là công việc gai góc. Triều đình sắp cắt giảm khoản chi cho việc kỳ, để người trong các kỳ tự làm lấy mà ăn, các vương phủ ở Bắc Kinh, người Mãn ở các doanh kỳ có tới mấy vạn, sợ xảy ra loạn, vì vậy Bát da đã triệu các vương gia kỳ chủ vào Kinh. Hội nghị bên kia bàn chỉnh đốn các việc nhỏ, bên này phải giám sát giữ gìn bí mật nghiêm ngặt, đề phòng bọn tiểu chân sinh sự. Trương tướng mời mọi người đến, là để bàn việc này.
Lý Phất lúc này mới hiểu, hội nghị "bên này"' nói là phối hợp với Doãn Tự "chỉnh đốn việc kỳ", nhưng thực ra là để đề phòng đám thân vương mũ sắt này chỉ huy người trong kỳ tạo phản. Doãn Tự làm việc này khi lên khi xuống, khi công khai khi lén lút đã mấy năm, Lý Phất vốn cũng không coi là gì, cho rằng chẳng qua chỉ là bố trí công việc cho người trong kỳ vô công rồi nghề làm ăn, đến lúc này mới ý thức được đây là công việc rất lớn của quốc gia, và còn liên quan đến việc tranh đảng giữa vua Ung Chính và Doãn Tự gần 20 năm nay. Nghĩ đến việc bố trí canh phòng cẩn mật, sát khí đằng đằng ở trạm dịch Lộ Hà, Lý Phất bất giác rùng mình, bèn khom người nói:
- Lời dạy bảo của hai vương gia thần đã hiểu. Thần là người Hán, không hiểu rõ về chế độ trong này Nếu có việc gì sai khiến, xin các vương gia và Tướng da cứ bàn giao rõ, thần sẽ gắng hết sứ
- Ngươi có hai việc. - Trương Đình Ngọc hài lòng nhìn người học trò đắc ý của mình: - Một là kỳ thi Hương phủ Thuận Thiên, do ngươi làm chủ khảo, ở đây có con em của người trong kỳ, phải đề phòng chúng ở bên trong kích động sĩ tử gây rối. Công việc bảo vệ kinh sư có hai người Đồ Lý Thâm và Tất Lực Tháp mỗi người cho canh phòng theo khu vực của mình, ngươi là tổng đốc Trực Lệ, việc quân của bản tỉnh cũng là chức phận của ngươi, cần chú ý tình hình động tĩnh của mấy doanh kỳ Trực Lệ. Thấy có sự câu kết, hành động mờ ám, phải kịp thời kiểm tra bắt giữ, kịp thời báo cáo. Ngươi cứ hai ngày một lần đến chùa Thanh Phạn gặp Thập tam da, Thập thất da cũng ở đó, báo cáo tình hình chỉnh đốn các doanh kỳ. Có vui báo vui có buồn báo buồn, đó là việc thứ hai của ngươi.
Doãn Chỉ cười nói:
- Kế hoạch cửa Hoành Thần tướng công đã rõ, ta và Thập lục đệ chủ trì nghi lễ trong nội đình. Lần trước Bát đệ nói với ta, theo chế độ của tiên triều, hoàng đế và vương gia kỳ chủ chỉ phân biệt chỗ ngồi trên dưới, không phải làm đại lễ quân thần. Ta nói e rằng không được, nay Doãn Tường cũng là thân vương thế tập, thường ngày gặp nhau là một chuyện, còn trong những trường hợp trang trọng một chút vẫn làm đại lễ ba quỳ chín lạy. Về sau ta chưa hỏi Doãn Lộc, không biết Bát đệ nói thế nào?
Doãn Lộc nuốt nước bọt, nói:
- Không nhớ. Việc này đệ không nhớ. Bát ca nói phải làm điều trần, mấy vương gia cùng gặp hoàng thượng, biến bản điều trần thành dụ chỉ bố cáo khắp thiên hạ. Đệ đã thỉnh thị hoàng thượng, hoàng thượng mới nghe đã cười, nói: "Ba quỳ chín lạy với hai quỳ sáu lạy cái gì, đó chẳng phảện giỏi giang gì. Điều quan trọng là làm tốt công việc các kỳ, doanh trại các kỳ phải biết đánh trận, triều đình phải dùng cho khéo, dân trong các kỳ phải biết sản xuất làm ăn, để bộ Hộ miễn được một số khoản chi lại tránh cho họ khỏi nhàn cư vi bất thiện, chứ việc khom lưng chào trẫm thì có gì là quan trọng.
Trương Đình Ngọc nói:
- Nô tài mấy lần theo Đức thánh tổ tuần thú Phụng Thiên, các vương gia tiếp giá có người hành đại lễ ba quỳ chín lạy, cũng có người có thánh mệnh miễn lễ. Ở Thừa Đức, các vương gia gặp hoàng thượng cũng đều tùy lúc mà miễn lễ. Lần này là ở Bắc Kinh, vua tôi lâu ngày mới triều kiến, theo nô tài cần phải hành đại lễ ba quỳ chín lạy. Lễ, không phải là chuyện nhỏ. Đó là ranh giới, là sự phân biệt, đó là đạo lý.
Doãn Lộc liếm môi, nói:
- Vậy, vậy thì cứ làm theo ý Trương tướng.
- Việc này đợi khi hoàng thượng triều kiến quyết định cũng không muộn. - Doãn Chỉ cả cười, đứng dậy nói: - Ta phải đến chùa Thanh Phạn đây, bệnh của Thập tam da không nhẹ! Các ngươi cứ tiếp tục bàn. Cũng không nên chỉ một mực sợ loạn, đừng để chuyện vặt choán hết tâm trí. Bàn vào việc chính, theo ý chỉ của hoàng thượng làm tốt công việc kỳ, như thế mới là đúng.
Ông nói thêm mấy câu rồi mỉm cười đi ra. Mọi người đứng đợi ông ra khỏi phòng rồi mới ngồi xuống. Đồ Lý Thâm thấy Trương Đình Ngọc vẻ mặt u buồn chỉ ngồi trầm ngâm không nói, liền cười nói:
- Trương tướng, ngài yên tâm, sẽ không xảy ra loạn lạc gì đâu. Nay doanh trại các kỳ và quân Hán đều dùng lương tiền triều đình, chứ có phải ăn bổng lộc của kỳ chủ đâu! Nếu họ ngoan ngoãn chỉnh đốn các kỳ theo chủ ý của triều đình thì vạn sự tốt lành; còn nếu có tính toán ngông cuồng khác, thì chỉ cần một đạo ý chỉ của hoàng thượng, trong hai giờ nô tài sẽ đuổi chúng ra khỏi kinh sư, muốn lấy đầu chúng lại càng dễ!
Trương Đình Ngọc phẩy tay nói:
- Điều này còn phải chờ ngươi nói? Ta sợ nhất là ngươi nói như vậy! Điều ta muốn là chỉnh đốn một cách thuận lợi. Mấy vương gia giầu sang vinh nhục thực ra là ngồi làm quan ở Bắc Kinh ép Ngưu lục các kỳ bớt tiền lương lại, phân chia ruộng đất định tô thuế, việc này coi như tốt đẹp. Sợ là sợ có kẻ xúi giục làm việc khác, vốn việc thanh lý chế độ thuế ruộng quan lại đã khiến chúng ta chỏng vó lên trời rồi. Cục diện triều đình phải càng ổn định càng tốt.
Lý Phất chỉ nghe qua đã biết, người thầy chín chắn thận trọng này của mình mang một tấm lòng từ bi của Phật, muốn bảo toàn sự bình yên cho đám vương gia Doãn Tự, bèn cười nói:
- Đây không phải là chuyện tình nguyện, Đồ đại nhân "mài dao xoèn xoẹt" ở đây, cũng chỉ là cẩn tắc vô áy náy thôi. Làm trời thì phải mưa, con gái thì phải lấy chồng, cũng chẳng nói trước được.
Đồ Lý Thâm đưa ánh mắt trìu mến sang Lý Phất, vỗ vào vết sẹo dài trên má trái cười nói:
- Cự Lai đại nhân quả đã nói lời tri ân. Có điều tôi suy cho cùng vẫn là xuất thân giang hồ, thích xử lý cho thoải mái.
- Tốt nhất không nên trở mặt. - Doãn Lộc bất an nhìn Trương Đình Ngọc: - Nếu trở mặt thì sẽ xảy ra vụ án lớn chưa từng có trong mấy trăm năm nay, không trở mặt, có thể có một số kẻ dìm được cái dã tâm, chịu ngoan ngoãn làm việc.
Trương Đình Ngọc bất giác gật đầu, Ung Chính từng nói Doãn Lộc ăn nói vụng về nhưng trong lòng rất tỉnh táo, quả thực không sai. Ông suy nghĩ một lát, rồi nói:
- Thập lục da nói rất chí lý.
Doãn Lộc đứng dậy, nói:
- Bây giờ trời hãy còn sớm, Hoành Thần tướng công và Lý Phất, Đồ Lý Thâm, mấy người các ngươi cứ tiếp tục bàn, hoàng thượng còn có chỉ sai ta đến Lý Phiên viện, xem lễ nghi của họ có chương trình gì. Còn phải đi thăm Bát ca, sau đó cùng Hoằng Thời, Tam ca đi gặp hoàng thượng. Tối nay ta không về vương phủ, mà ở lại phòng Đóng dấu Lý Phiên viện, nếu các ngươi có việc gì không rõ, cũng có thể đến đó gặp ta.
- Cung tống vương gia! - Trương Đình Ngọc vội đứng dậy nói.
- Miễn lễ.
Trang thân vương Ddoãn Lộc dễ dãi phất tay, mang theo Du Hồng Đồ và một đám thông ngôn đi ra. Một luồng gió lạnh luồn qua mành thốc vào, cuốn tung sách vở giấy tờ trong thư phòng trống rỗng, ánh nến chập chờn, bỗng nhiên, một ý nghĩ bất an ập đến khiến Lý Phất rùng mình, trong triều tiếng khua chiêng gõ mõ dồn dập, sắp xảy ra chuyện lớn rồi!

*

Doãn Lộc vội vàng đến trước cửa phủ Liêm thân vương ngoài cửa Triêu Dương thì xuống kiệu, móc chiếc đồng hồ quả quýt ra xem, thì đã vừa qua giờ Tuất. Trưởng thái giám vương phủ là Hà Trụ Nhi đã ra đón sẵn, mang theo mấy thái giám Tiểu Tô Lạp vừa hành lễ vấn an, vừa cười nịnh nói:
- Bát da, Cửu da và các vương gia đến từ Thuận Thiên đã bắt đầu hội nghị ở trong. Bát da vốn nói Trang vương gia chủ trì nội vụ, đã thông báo rồi, nhất định sẽ đến, sau đó trời tối rồi, các vị vương gia về trạm dịch còn phải đi một chặng đường nữa, cho nên mới sai nô tài ở đây đợi vương gia...
Doãn Lộc vừa đi vào trong vừa hỏi:
- Ngươi ở phòng Tây Hoa? Đều là anh em, đều là việc triều đình Bát da cũng quá cẩn thận.
Hà Trụ Nhi nghiêng người dẫn đường, nói:
- Phòng Tây Hoa nhỏ, ở trong thư phòng chính của Bát da cơ! Bên này mới xây tường dẫn nhiệt, ấm lắm ạ!
Nói rồi, dẫn Doãn Lộc qua sảnh Nhị môn, men theo con đường lát gạch đi thẳng đến thư phòng chính, các gia nhân đã tiếp nhau truyền vào:
- Trang thân vương giá l
Trước thư phòng chính, mấy chục thái giám đứng hầu dưới ánh đèn hình quả dưa màu đỏ, trên bậc thềm, hơn trăm tùy tùng, cận vệ, thân binh theo hầu các vương gia như nghe hiệu lệnh của ai đó lập tức nhung nhúc quỳ xuống. Liền đó thấy Doãn Tự vẻ mặt tươi cười, theo sau là Doãn Đường, bước ra đón.
Ba anh em khách sáo vái chào nhau rồi bước vào thư phòng. Doãn Lộc bỗng thấy ấm áp dễ chịu, quan sát thư phòng thấy phòng chính năm cột để thông, cửa sổ kính cao đến nóc, giá sách ở hai mé đông tây dựa sát tường, sách xếp lên đến trần. Sách tranh bầy la liệt, trên tường cạnh chiếc giường ở phía bắc theo bức Thu điếu dã thú đồ của Đường Dần, hai mặt đông tây là hai tấm bình phong, xây bằng gạch rỗng, khí nóng toả ra hừng hực, nhìn cũng biết là tường lửa thông với vòi rồng, được cái ấm nhưng làm cho cả thư phòng trở nên chằng chịt, trống mà không thoáng. Trước mỗi bình phong đặt một bàn trà và mấy chiếc ghế thấp, bốn vương gia mũ sắt thế tập đều mang mặt nghiêm túc ngồi ngay ngắn trước bình phong.
- Nào, để ta giới thiệu với chư vương một chút. - Doãn Tự giơ bàn tay lạnh buốt nắm lấy tay Doãn Lộc, nói với bốn vị vương gia: - Đây là thân vương chủ sự bên cạnh đương kim hoàng thượng, Thập lục đệ của ta! Di thân vương không được khỏe, Nghị thân vương Doãn Lễ thường đi Thịnh Kinh, các vương đều biết rồi, ông ấy đang luyện binh ở cửa Cổ Bắc, vẫn chưa về kịp, bây giờ mọi chuyện trong ngoài đều do một mình Thập lục đệ đây lo liệu. E hèm... - Doãn Tự ngừng lại một lát, lại chỉ vào một vị vương gia trẻ nhất ở đầu bên trái lần lượt giới thiệu: - Đây là Duệ thân vương Đô La, Đông thân vương Vĩnh Tín, Quả thân vương Thành Nặc, Giản thân vương Lặc Bố Thác...
Bốn đứng cả dậy, gật đầu thi lễ chào.
Doãn Lộc cúi người đáp lễ từng người một với vẻ vừa lãnh đạm vừa khách sáo, miệng nói:
- Đô La vương gia vừa vào Kinh đã gặp rồi. Còn ba vị khác những năm Khang Hy cũng đã gặp ở Thừa Đức. Có điều lúc đó bản vương vẫn là Phiên để a-ca, bị hạn chế bởi thể chế quốc gia, trong lòng tuy gần gũi, nhưng không thể thân mật như bây giờ. Lần này đến kinh sư, yết kiến hoàng thượng xong cũng nên ở lại mấy ngày, sau đó về Thịnh Kinh, hoàng thượng đã có chỉ, do ta hộ tống. Ở đây ta tiếp đón, còn đến Phụng Thiên, các vương có thể tỏ lòng mến khách của địa phương nhà thế nào thì tùy ý.
Nói xong nhếch mép cười, giơ tay nhường Doãn Tự, phân ngôi chủ khách ngồi xuống ghế. ông nghiêng ngó nhìn phòng sách của Doãn Tự rồi cười nói:
- Thư phòng này của Bát ca bài trí tốt lắm, bức Lan Đình tập tự này viết lại còn có thần hơn cả Tam ca. Sách trong Tùng hạc đường của Tam ca tuy nhiều nhưng cũng không thấy có nhiều sách Tống bản thế này. Ồ, lần trước đệ nhờ Bát ca vẽ lại cho đệ bức Tiền độc đồ, đệ thấy bức tranh này của Đường Bá Hổ vẽ đẹp hơn. Bức kia đệ không cần nữa, Bát ca vẽ cho đệ bức này. À, chẳng phải Bát ca thích cái lọ thuốc hít của đệ sao? Anh em ta đổi cho nhau, có được không?
Doãn Tự thấy ông ta khi nói với các vương gia thì đâu ra đấy, mạch lạc rõ ràng, còn sau đó lại lộn xà lộn xộn, biết rõ ông ta đã "luyện" trước rồi, bất giác cười thầm, nói:
- Con mắt đệ khá lắm. Lan Đình tập tự này là Tam ca đích thân mô phỏng tặng ta. Sbản đời Tống ở đây đa phần là bản giả, chỉ có bức Thu điếu dã thú đồ là thật. Năm trước tịch thu nhà Tào Dần, Tùy Hách Đức biếu ta, nếu đệ thích, thì tặng đệ anh em với nhau, nói chuyện đổi chác làm gì?
Doãn Lộc gật đầu than:
- Bát ca quá khen, thật ra đồ cổ thật giả thế nào đệ có biết phân biệt đâu, chẳng qua lần trước Phương Bao tiên sinh chỉ cho mấy câu, mới biết được đôi chút thôi.
Nói xong vẻ mặt không còn nghiêm nghị, thờ ơ như lúc đầu nữa. Duệ thân vương Đô La ngồi bên cạnh là người trẻ nhất trong tứ vương, thấy Doãn Lộc không nhận ra vẻ mỉa mai trong từng câu nói của Doãn Tự, vẫn "khiêm tốn" ba hoa khoác lác, thì bật cười suýt sặc cả ngụm chè nóng vừa nhấp xong, phải nín đến đỏ mặt mới nuốt được. Doãn Tự ho nhẹ một tiếng, nói:
- Ta vào việc thôi!
- Vừa rồi chúng ta đã nói khá nhiều. - Doãn Tự liếc nhìn Doãn Lộc: - Lần này sắp xếp lại việc kỳ hoàng thượng đã suy tính kỹ rồi, chắc sẽ làm đâu vào đấy; vừa không tổn hại đến thể diện của người trong kỳ, vừa bồi dưỡng được những lớp người dũng cảm và khôn khéo biết tự lực cánh sinh. Từ thời của Khang Hy hoàng đế, kỳ chủ của ba kỳ trên đã do hoàng đế quản lý, còn việc sắp xếp lại 5 kỳ dưới thì phải nhờ các vị ngồi đây. Trước khi các vị đến Kinh, đã trình đến chỗ ta danh sách tá lĩnh, tham lĩnh, ngưu lục của các kỳ. Ta đã xem qua và thấy được quy thuộc rất chính xác, chỉ có điều.thời gian lâu rồi, người trong các kỳ có nhiều người chuyển tịch, đổi kỳ, trong một lúc khó quay về chủ được. Lấy năm Khang Hy thứ 60 làm mốc, thống kê toàn bộ lại, chỗ ta đang có một bản danh sách gồm 5 quyển như nhau, các vị có thể dựa vào đó mà làm thành một quyển mới hoàn chỉnh, sau đó bàn bạc ngay tại Bắc Kinh thế nào đó, để ra thánh ý. Ta đã tính qua rồi, tổng cộng số người trong kỳ ở kinh thành là 3 vạn 7 nghìn 4 trăm 11 người, Mật Vân, Phòng Sơn, Xương Bình, Thuận Nghĩa, Hoài Nhu, Diên Khánh có thể bỏ ra được 200 vạn mẫu kỳ điền, bất kể già trẻ, mỗi người được chia 40 mẫu. Bắt đầu tính từ năm nay, trong 5 năm đầu không lấy tiền lương thực hàng tháng của mọi người, 5 năm sau mỗi năm giảm 20 phần trăm. Thời gian 10 năm, mọi người trong kỳ phải tự lo làm ăn. Ta đã xin ý kiến của hoàng thượng, hoàng thượng nói chỉ cần mọi người tự lập, có thể không bao giờ phải nộp thuế. Chỉ có những người già yếu cô quả tàn tật thực sự khó khăn đã được tấu trình lên thì vẫn do nước nhà nuôi dưỡng. Kỳ thực chỉ cần tính kỹ một chút thì ta thấy là hiệu quả của 40 mẫu ruộng dù sao vẫn cao hơn mức chi dùng hàng tháng của mọi người, cần phải thuyết phục họ nhìn xa trông rộng và thông cảm cho triều đình muốn giáo dưỡng người Mãn Châu. Mà nói thật ra thì người Hán làm việc vất vả cực nhọc chỉ thu được ít lương thực lại phải nộp bao nhiêu thuế, phải đi nhờ vả, và qua mấy cửa quan lại bóc lột. Cho dù người Hán làm quan thì triều đình vẫn bắt họ cùng nộp lương thực như dân thường. Người Mãn Châu chúng ta được hưởng đặc ân này chẳng phải vì chúng ta là họ Mãn, là trụ cột của nước nhà, của công đức tổ tiên để lại!
Doãn Tự dõng dạc nói một hồi, từ chuyện miếu đường cao xa, thánh ân to lớn, đến chuyện dưới kỳ dân cư ngày càng đông đúc dẫn đến việc coi thường tôn ti trật tự. Ông ta nói đến khô cả họng mới chịu thôi. Doãn Lộc nghĩ thầm: "Ông ta thật là khá, chỉ tiếc lại có hiềm khích với Ung Chính. Nếu năm xưa không có quãng thời gian huynh đệ tranh giành đó thì bây giờ đã ung dung là một Nhiếp chính vương rồi. Doãn Tường, Doãn Lễ cũng chẳng tài hoa bằng ông ta". Ông đưa mắt nhìn bốn vị vương gia đang ngồi trầm ngâm một lúc lâu rồi
- Tôi cũng muốn nói vài câu. Liêm thân vương đã nói rất rõ ràng rồi. Theo tôi, tiếng trống vang không cần phải đánh mạnh, chúng ta đều là người hiểu biết thì không cần phải nhiều lời, đã quyết định như vậy rồi, nếu có chi tiết nào thưa rõ, thì chúng ta có thể bàn bạc thêm, khi gặp hoàng thượng tôi sẽ trình tấu.
Bốn vị vương gia càng thêm trầm tư, hồi lâu Giản thân vương Lặc Bố Thác ho nhẹ một tiếng, đánh lửa châm thuốc rồi hít hai hơi dài, nói:
- Chỉnh đốn việc kỳ, chẳng phải nói thì ai cũng biết đó là một quyết sách sáng suốt của hoàng thượng.
Ông ta là người nhiều tuổi nhất trong bơn vị vương gia, năm nay đã hơn 70 tuổi rồi, nhưng vẫn nhanh nhạy, tinh tường, chỉ có điều vai trái bị trúng thương nên thỉnh thoảng hơi bị run, rồi ông ta vuốt nhẹ bộ râu trắng như cước nói tiếp:
- Tương Lam Kỳ là kỳ dưới của tôi, lúc này thật càng ngày càng chẳng ra gì, đừng nói là ở Bắc Kinh, ngay ở bên Thịnh Kinh là kỳ dưới của tôi cũng có đến cả ngàn binh sĩ, nhiều năm không đánh trận, giờ cũng chẳng lên nổi yên ngựa, lại không biết làm việc, chỉ biết nuôi chó và lê la ở các quán trà khoe khoang công đức của tổ tiên, hàng tháng lĩnh bạc thì trước tiên là ra quán để thỏa mãn cơn thèm, chưa được nửa tháng thì đã tiêu hết tiền, rồi sau đi vay mượn khắp nơi để ăn uống. Bổng lộc của tôi mỗi năm được 3 vạn thì phải tiêu mất 1 vạn để tống cổ bọn chó má này đi. Nếu nói về hai chữ "kém cỏi" thì chỉ khiến người ta tức sôi máu. Tổ tiên của bọn họ đã cống hiến bao nhiêu xương máu thế mà họ chẳng được việc gì cả? Cho nên năm ngoái khi tôi nhận được chiếu dụ chỉnh đốn việc kỳ của hoàng thượng thì tôi đã nói ngay rằng tôi tán thành cả vạn lần. - ông ta ung dung viên thuốc, đánh lửa vừa nhả khói vừa nói: - Nhưng tình hình hôm nay đã không như thời của hoàng đế Khang Hy năm nào, Bát vương nghị chính đã xóa bỏ lâu rồi, ngay cả chủ nhân của Bát Kỳ là ai cũng không nhớ rõ. Tương Hoàng, Chính Hoàng, Chính Bạch là 3 kỳ trên do hoàng thượng đích thân nắm giữ. Thập lục da quản lý phủ Nội vụ chắc trong lòng hiểu rõ. Còn 5 kỳ dưới? Mỗi kỳ 5 tham lĩnh, 20 tá lĩnh, 300 ngưu lục rút cục là ai? Trong chúng ta ngồi đây ai có thể nói được chính xác rõ ràng không? Nếu không tách bạch được rạch ròi thì trách nhiệm cũng sẽ không rõ ràng, vậy nói chỉnh đốn chỉ là lời nói suông. Lấy ví dụ một ngưu lục của tôi làm phó tướng ở Thái Đĩnh, tham chính bậc 3 là cấp trên của anh ta nhưng lại là một lính hộ vệ dưới quyền ông ta khi ở Hoa Thiện. Chế độ của triều đình lại có mâu thuẫn với quy tắc Bát Kỳ, ngài xem như thế thì ai nói được ai? Tôi phải tìm một ngưu lục hay một tham lĩnh để dạy bảo?
Ông ta chưa nói hết câu thì Vĩnh Tín và Thành Nặc cùng phụ họa tranh nhau nói về tình hình trong kỳ của họ. Người thì đi làm quan ở Vân Quí, Lưỡng Quảng, có kẻ làm quan thì lại trà trộn trong đám người nhàn rỗi, thật chẳng biết đâu mà lần. Người trầm lặng nhất là Duệ thân vương Đô La giờ cũng lên tiếng:
- Có người là nô tài thân cận giờ cũng đã là một quan to ở Phong Cương, tướng quân Phương Chính Minh ở Phúc Kiến là người trong lục doanh quân Hán, giờ đã là Bát tọa. Chủ của ông ta ở ngưu lục là Ngõa Cách Đạt làm tiêu trưởng trong doanh trại của ông ta, thế mà hai người không bao giờ gặp mặt. Năm trước Phương Chính Minh đi Phụng Thiên gặp tôi có kể về chuyện này, nhờ tôi chuyển tịch cho ông ta, tôi nói tôi chỉ có tiếng là một vương gia có nhiều tội lỗi chứ đâu có cái quyền đó và khuyên ông ta bỏ ra mấy nghìn lạng bạc biếu cho kỳ chủ, xin về quê dưỡng lão là xong việc.
- Sự việc không chỉ có thế đâu. - Lặc Bố Thác được mọi người ủng hộ thì ở nên phấn khích, chỉ vào Đô La, nói: - Duệ thân vương vốn là vương gia chính của kỳ Tương Hoàng, năm Thuận Trị vì ông ấy làm việc xấu nên hơn 70 năm nay có ngẩng đầu lên được đâu. Từ năm Khang Hy thứ 12, kỳ Tương Hoàng đã thuộc sự quản lý của Thánh tổ da. Ông ấy là kỳ chủ, nhưng phụ trách kỳ nào thì chỉ có trời mới biết được.
Doãn Tự và Doãn Đường ngồi lắng tai nghe mấy vị vương gia than thở cảm thấy rất hài lòng. Kỳ thực thì ngoài Vĩnh Tín ra, ba vị vương gia kia chẳng phải là tâm phúc của bọn họ. Nhưng doanh kỳ của Vĩnh Tín lại tập trung ở vùng Hắc Sơn Liêu Ninh, là nơi rất dễ chỉnh đốn, muốn hiệu triệu lại cũng dễ dàng, vậy mà Vĩnh Tín chưa tìm được lý do gì để kêu ca. Từ khi Ung Chính lệnh cho Doãn Tự và Doãn Đường chỉnh đốn việc kỳ, để thông đồng với mấy vị vương gia có cùng âm mưu này, muốn họ nhất trí cùng tập trung lại yêu cầu khôi phục Bát vương nghị chính, không biết họ đã phải bỏ ra bao công sức, thậm chí bỏ ra một số lượng lớn tiền vàng để mời hai vị giáo sĩ Anh quốc đến từ Quảng Châu. Một người đưa đến vương phủ của Vĩnh Tín ở Phụng Thiên, một người dạy tiếng Anh ở phủ của Bát vương, sử dụng tiếng Anh để trao đổi thư tín. Cho nên khi tứ vương đến kinh thành, Vĩnh Tín đã mật cáo: "Bọn họ ai cũng có ý đó, chỉ sợ hoàng thượng có thế mạnh, lại mất cả chì lẫn chài". Trông thấy các vương gia thi nhau trút ra những nỗi ấm ức tích tụ bao lâu nay, Doãn Đường và Doãn Tự cố giấu đi khuôn mặt đang căng lên vì vui mừng.
Doãn Đường thấy Doãn Lộc ngồi lim dim gật gù như không lắng nghe mấy vị vương gia nói thì bực thầm trong lòng, rồi nói một câu như thêm dầu vào lửa:
- Những việc các vị nói, Bát da của chúng tôi có điều biết, có điều chưa biết, cái cần chỉnh đốn bây giờ là việc kỳ chứ không phải là chính sự. Rút cục thì ý các vị như thế nào? - Nói xong nhìn ng Vĩnh Tín.
- Có hai chương trình. - Sắc mặt Vĩnh Tín đỏ tía: - Do hoàng thượng đích thân chủ trì chỉnh đốn cả việc kỳ và cả chính sự, bao gồm ba kỳ trên và năm kỳ dưới. Nếu không hoàng thượng sẽ tạm giao quyền 3 kỳ trên cho Thập lục da, Bát da và Cửu da. Như vậy toàn bộ công.việc của Bát Kỳ đã có chủ, cùng nhau bàn bạc, cùng nhau quyết định thì việc bế tắc lâu nay sẽ giải quyết được.
Doãn Tự đưa mắt nhìn Doãn Lộc:
- Thập lục đệ thấy thế nào?
Doãn Lộc chỉ thấy luống cuống không biết làm sao, ngây ra một lúc rồi lắc đầu nói:
- Việc lớn như vậy phải hỏi ý kiến hoàng thượng. Hoàng thượng dốc toàn lực vào cải cách chế độ quan lại, cái mà ngài nắm là đại cục, chứ không thể phân tán làm kỳ, càng không thể nói đến việc ngày ngày ngồi điều khiển. Còn về 3 kỳ trên tạm giao cho chúng tôi quản, việc liên quan đến triều chính, có lẽ cũng phải xin ý kiến của hội nghị phòng Thượng thư, phòng Quân cơ.
- Phòng Quân cơ cái con khỉ gì? - Vĩnh Tín bực tức ra mặt. - Phòng Quân cơ thì biết đánh nhau sao? Chỉ biết làm trò thôi! Chỉ một La-bố-tạng- đan-tăng Thanh Hải thống lĩnh chưa đến 8 vạn cả người lẫn ngựa, thế mà, Niên Canh Nghiêu phải tốn hết 8 trăm vạn lạng bạc, dùng 23 vạn binh lực, còn để tên đầu sỏ hung ác chuồn mất. Tôi không hiểu, hoàng thượng đã bị Hán hóa rồi hay coi thường binh sĩ của chúng ta chỉ là quân ăn hại? Hồi đó xuất binh, tôi đã trình tấu với hoàng thượng hãy lấy 3 vạn lính của tôi ở kỳ Tương Hồng, và tôi chỉ cần 1 trăm vạn lạng bạc lương thôi, nếu không đánh thắng trận ở Thanh Hải thì tôi xin lấy đầu mình ra làm cái bô! Hoàng thượ chẳng nói chẳng rằng ban cho bốn chữ "Kỳ chí khả gia" (Chí khanh thật đáng khen). Chẳng biết ý tứ ra làm sao.
Ông ta cứ thế nói trắng ra, ba vị vương gia cùng đồng thanh ủng hộ.
- Đúng đấy! - Lặc Bố Thác tiếp lời: - Hoàng thượng quá nuông chiều người Hán, Niên Canh Nghiêu chiến thắng về triều, bá quan văn võ đi 10 dặm nghênh đón, cương vàng ngựa tía, người xe hàng đoàn, đến các vương gia ở Bắc Kinh cũng thua xa, tôi và lão vương gia nhà tôi Nam chinh Phúc Kiến, trận chiến núi Bạch Vân thiêu chết 20 vạn quân địch, thế mà có ai nghênh đón cha con ông cháu chúng tôi một bước?
- Người Hán chẳng ra cái quái gì cả. - Quả thân vương Thành Nặc húng hắng - Năm đó Châu Bồi Công hiệu xưng là danh tướng nhưng kỳ thực còn không bằng Đồ Hải lão tướng quân, ngay cả chuyện ấy mà ông ta còn không làm được!
- Đừng nhắc đến Châu Bồi Công, cái con người có tâm địa xấu xá ấy nữa! Nếu không phải vì ông ta kiến nghị tất cả mọi người trong kỳ tập trung ở kinh thành thì Bát Kỳ cửa chúng ta đâu có loạn lên như thế! - Vĩnh Tín nói bừa, tiếp tục chỉ trích Chu Bồi Công: - Tôi nghe lão da nhà tôi nói, hắn còn ốm chết vì tương tư một người đàn bà, đúng là đồ đê tiện.
Doãn Tự chau mày nói như thêm dầu vào lửa:
- Thưa các vị, chúng ta đã đi quá xa rồi, dù sao đó cũng là những việc mà hoàng thượng tôn nghiêm của chúng ta quyết định!
- Đều là một việc cả. - Giản thân vương Lặc Bố Thác xua tay, hưng phấn bỏ mũ ra rồi nói: - Lúc đó đau đầu thì chữa đầu, đau chân thì chữa chân, bây giờ chỉnh đốn lại mới khứ!
Vĩnh Tín lại tiếp:
- Nếu năm xưa Tiên đế da không xóa bỏ Bát vương nghị chính, nội bộ hành chính đều dùng người của Bát Kỳ thì kỳ chính kỳ vu đâu có bị tan tành như hôm nay.
Lặc Bố Thác đang định nói tiếp thì Thành Nặc đã chêm vào:
- Theo tôi, quy chế của tổ tiên vẫn là tốt, hoàng thượng quản lý chung, Bát vương nghị chính. Năm xưa, khi chúng ta vào quan trung, tổng số người, ngựa chỉ có 12 vạn, thế mà đi đánh trận ở Trung Nguyên, ở Giang Nam rồi ở Lưỡng Quảng Phúc Kiến. - ông ta giơ hai ngón tay trỏ lên: - Thiên hạ đã có ai làm được như vậy!
- Các vị hãy bình tĩnh lại nào. - Doãn Lộc nghe mọi người hét "Bát vương nghị chính" thì toàn thân run bắn lên như có kim châm, giơ hai tay lên ra hiệu, chờ cho lắng xuống mới từ từ nói: - Chúng ta hãy quay về câu chuyện trước mắt, bàn về chuyện chỉnh đốn việc kỳ theo như tôn chỉ của hoàng thượng. Các vương gia nói rằng hoàng thượng thiên vị người Hán, ý kiến này từ thời của Khang Hy hoàng đế đã có rồi. Thực ra tổ tiên người Mãn đã đóng góp nhiều công sức cho nước nhà, vì vậy dù là tiên đế hay đương kim hoàng thượng cũng không thể phụ lòng con cháu người Mãn. Về việc chính sự mọi người đã có ý kiến, thì theo tôi chờ việc sắp xếp lại việc kỳ ổn thỏa sẽ từ từ tính sau. Ví dụ như kỳ Tương Hoàng kỳ trước đây do Dự thân vương quản, giờ ba kỳ trên đã do hoàng thượng đích thân quản, vậy Duệ thân vương phải làm sao, đó là một chuyện. Tôi về tâu với hoàng thượng chắc sẽ có ý chỉ. Khôi phục Bát da nghị chính, việc có liên quan đến quốc thể, không nằm trong quyền hạn công việc của chúng ta.
Vĩnh Tín nhìn Doãn Lộc, cười nói:
- Không có chế độ Bát vương nghị chính, thì kỳ chủ chúng tôi ngay cả một kỳ đinh cũng không chỉ huy nổi, làm sao mà chỉnh đốn được? Tôi cảm thấy kỳ lạ, khi xưa Đức thánh tổ đi tuần phía đông thường cho đương kim thánh thượng đi cùng, hàn huyên tâm sự chuyện gia đình, như thế thân mật biết bao. Nhưng hôm nay chúng tôi đến kinh thành làm công cán mà không được gặp hoàng thượng lấy một lần? Mong Thập lục da trình tấu giúp, rằng chúng tôi nhớ nhung hoàng thượng và cũng có một số khó khăn trong công việc, mong được hoàng thượng triệu kiến.
Người ít lời nhất từ nãy tới giờ là Duệ thân vương Đô La cười và nói:
- Tình hình của tôi và của các vị không giống nhau, lão thân vương của chúng tôi đã ngậm đắng nuốt cay sáu bảy chục năm nay, hôm nay lại khôi phục chức vụ cho tôi thì trong lòng tôi luôn cảm tạ thánh ân quả thực rất muốn gặp hoàng thượng để nói rõ tấm lòng và nghe người dạy bảo để làm việc thật tốt làm tròn bổn phận của mình. Tôi có mấy lời như vậy xin Thập lục da trình tấu lên hoàng thượng.
Nói rồi, đưa cho Doãn Lộc một phong thư. Doãn Tự ở kinh thành đã mấy lần được hội kiến vị phiên vương trẻ tuổi này, hễ nói đến "Bát vương nghị chính" thì ông ta rào trước đón sau rồi lại quay về nói vấn đề chỉnh đốn việc kỳ. Lúc này trông bộ dạng ông ta như vậy Doãn Tự cảm thấy vô cùng tẻ nhạt, cười gượng rồi nói:
- Duệ thân vương ít tuổi nhưng từng trải, lời điều trần này nhất định nhằm trúng vào tệ nạn đương thời.
Đang định mỉa mai, thì Tam a-ca Hoằng Thời đột ngột vén rèm cửa bước vàoành lễ mà chỉ nói:
- Có ý chỉ.
Doãn Tự, Doãn Đường, Doãn Lộc và các vị thân vương nghe vậy liền đứng dậy vén vạt áo và quỳ xuống. Hoằng Thời rút ra tờ thánh chỉ lau nhẹ giọt sương trên lông mày rồi chậm rãi đọc:
Doãn Tự, Doãn Đường và các vị vương gia đến từ miền đông, ngày mai vào Tây Hoa môn yết kiến hoàng thượng. Khâm thử!
- Vạn tuế.
Mọi người cúi gập đầu xuống. Hoằng Thời cười nói với Doãn Lộc:
- Thập lục thúc, hoàng thượng muốn cháu đi gặp hoàng thúc, công việc ở đây sẽ được giải quyết, chúng ta đi trước có được không?
Nói rồi quay mặt lại nói một cách sâu xa với Doãn Tự:
- Bát thúc, các vị cứ tiếp tục bàn bạc đi, thưa các vị vương gia, hoàng thượng luôn quan tâm đến các vị, người định sẽ gặp mặt từng người nhưng vì mấy ngày nay người liên tục sốt cao, lại thêm Tam thúc cũng bị bệnh không dậy được, nên người cũng không được vui người sai tôi chăm lo công việc, thật may là các vị chưa vội đi, vậy chúng ta sẽ gặp nhau sau nhé!
Nói rồi cùng Doãn Lộc đi ra. Lặc Bố Thác nhìn theo nói:
- Vị Tam da này thật già dặn!
Vĩnh Tín cười nói:
- Long phượng có cả trăm loại mà! Đấy là ông chưa được thấy phong thái Bảo thân vương của chúng tôi đấy.

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI