am Phượng Trì và đám người rời quán mà đi, Lý Vệ lúc này mới thấy yên tâm. Ông sai người khiêng Đoan Mộc công tử vào gian phòng của mình ở phía sau, cởi quần dài thằng bé ra xem kỹ vết thương, chỉ thấy ở đùi vết hai hàm răng in sâu vào thịt, một miếng thuốc lá to bằng quả hạnh đào đắp vào chỗ vết thương. Một bên đùi sưng mọng, sát vết thương nổi lên một cục to như móng ngựa bầm tím. Lúc sau Đoan Mộc công tử đã tỉnh táo, hai con ngươi sáng long lanh, đang cắn răng chịu đau, dường như vẫn chưa thể nói chuyện. Lý Vệ sai người đun một chậu nước bồ kết muối, bảo Hắc ma ma dùng vải trắng dấp nhẹ rửa sạch vết thương cho Đoan Mộc, còn mình thì không ngừng thoa dầu bạc hà lên xung quanh chỗ đau, vừa thoa vừa hỏi:
- Đoan Mộc công tử tên là gì? Nhà công tử đời đời là lãnh tụ võ lâm, sao lại để một con chó cắn thế này?... Không sao, bệnh này tuy nguy hiểm, nhưng cũng may cứu chữa kịp thời. Không đến nỗi nguy hiểm đến tính mạng công tử nữa...
- Đây là Tam thiếu da nhà tôi, tên là Lương Dung. - Hắc ma ma vừa nhẹ nhàng lau vết thương, vừa rưng rưng nước mắt nói: - Trên đời không có con chó hoang nào cắn được cậu ấy. Cậu ấy phạm gia pháp, lại đi yêu con gái của Lưu Tôn Phụng lão da, lão da nhà tôi liền thả chó dại ra cắn cậu ấy, cậu ấy chạy thoát thân được đúng là nhờ có thần phật phù hộ...
Lý Vệ trố mắt ngạc nhiên, trên đời này lại có người cha nhẫn tâm như vậy sa con mình yêu con gái người khác, lại thi hành "gia pháp" như vậy ư? Hắc ma ma giúp Lý Vệ băng bó vết thương cho Đoan Mộc Lương Dung, thở dài một tiếng rồi ngồi xuống chiếc ghế con để sát tường, chậm rãi nói:
- Lão da nhà tôi mọi cái đều tốt, thương già xót trẻ, chưa bao giờ chà đạp người dưới. Chỉ phải cái tội gàn quá. Từ năm Vĩnh Lạc Tĩnh Nan khởi binh, họ Đoan Mộc bị Vĩnh Lạc gia bêu đầu chém đầy cửa, chỉ có một Thái tổ công trốn thoát, đã đưa ra lời thề độc với Hoàng thiên, con cháu sau này nếu ai lấy con nhà quan, thì giết chết không tha. Trong hơn 300 năm truyền lại mười một đời, ẩn cư ở Tức Mặc Sơn Đông, chỉ lấy nghề cày cấy làm kế sinh nhai, âm thầm dạy con cháu học văn luyện võ. Con cháu đều nghiêm chỉnh tuân theo giáo huấn của tổ tông, không ai dám quan hệ với người nhà quan phủ.
Lý Vệ cười:
- Một phép tắc thật lạ lùng, người trong thiên hạ ai cũng như nhà họ Đoan Mộc, thì con gái ta gả cho ai đây?
- Chứ còn sao nữa! - Hắc ma ma vỗ tay một cái than: - Tôi ở trong nhà Đoan Mộc mấy chục năm nay, chẳng nói đâu xa, ngay ông chú của Lương Dung trong ngày lễ Vu Lan đã phải lòng một cô gái dâng hương, cô gái là con nhà Tuần diêm đạo, Thái tổ công liền nhốt anh ta 3 năm, cho đến khi cả nhà Tuần diêm đạo bỏ quan chuyển về quê mới thả ra. Ông chú Lương Dung uất quá, mới xuất gia làm hòa thượng... Cũng thật là lạ, nghe lời tổ tiên truyền lại, mấy người phạm gia pháp tự bỏ nhà đi xa sống với người ta, không phải là cha mẹ, thì cũng là chú bác, thế nào cũng có người ốm chết. Lời huấn thị này cũng trở thành điều cấm kị của họ nhà Đoan Mộc. Vừa nghe nói quan gia đến nhà thăm, thì ngoài gia chủ ra, còn những thiếu da, cô nương trong nhà đều trốn biệt không dám gặpLý Vệ cười, nói:
- Hay thật. Thế sao Lương Dung lại dám phạm vào gia huấn này?
Hai người đang lầm rầm trò chuyện, thì Đoan Mộc Lương Dung nằm bên cạnh nãy giờ vẫn ngủ mê mệt bỗng trở nhẹ, miệng lắp bắp:
- Mai Anh... Mai Anh...
Cậu ta đột nhiên mở to mắt, nhìn dưới bóng đèn, ánh mắt cậu ta đã trở nên dịu dàng, chứ không lờ đờ như lúc Lý Vệ mới gặp cậu ta nữa. Lương Dung ngơ ngác nhìn Hắc ma ma, rồi lại nhìn Lý Vệ, hỏi:
- Ta đang ở đâu đây?
- Ngươi đến cửa âm phủ nhưng bị đóng, bây giờ đang ở trên dương thế! - Lý Vệ cười đáp: - Đây là số kiếp. Gia pháp họ Đoan Mộc nhà ngươi không cho quan hệ với nhà quan, mà ngươi lại yêu Mai Anh, rồi lại là ta cứu ngươi, ma ma của ngươi lại cứu ta, mà ta là một ông quan không nhỏ đâu! Đây là một món nợ không tính được.
Hắc ma ma cẩn thận đắp lại chăn cho Lương Dung, rồi cười nói trong nước mắt:
- Cha tổ cậu! Cậu làm lão sợ chết đi được! May nhờ Lý đại nhân đây tốt tâm, lại biết chữa bệnh, không thì không biết rồi sẽ ra sao? - Vừa nói vừa quệt nước mắt.
Lý Vệ cúi người sờ trán Đoan Mộc Lương Dung, nói:
- Người nghèo có kẻ tốt người xấu, quan cũng có ba bảy loại qu. Tại sao họ hàng nhà ngươi lại đẻ ra cái gia pháp quái quỷ đó? Cô nương Mai Anh mà ngươi yêu là khuê tú nhà ai, chuyện của ngươi để ta lo cho.
Đoan Mộc Lương Dung lắc nhẹ đầu trên gối, gượng cười đáp:
- Đó là phép tắc hơn 300 năm nay của nhà tôi, không ai thay đổi được. Xin hỏi Đài phủ đại nhân, không biết phải gọi ngài như thế nào?
Lý Vệ đáp:
- Ta tên là Lý Vệ, là tuần phủ Giang Nam, tuy là quan, nhưng trên giang hồ ta còn có tên là "Lý hành khất". Người ta tra gia phả cho ta, cũng là sinh vào năm Vĩnh Lạc Tĩnh Nan bại trận, còn đặt cho ta tên tự là "Hựu Giới". Ngươi còn trẻ như thế, cứ gọi ta là chú Hựu Giới, không sợ làm bẩn họ Đoan Mộc nhà ngươi chứ? Nói đi, ngươi yêu con gái quan nào, cha ngươi thân với ai? Để ta làm mối cho!
- Là con gái của Lục Lăng Kỳ, huyện lệnh huyện Tức Mặc, tên là Mai Anh... - Đoan Mộc Lương Dung lúc này đã trở nên tươi tỉnh, dưới ánh đèn trông thật khoan thai, đón lấy bát nước Hắc ma ma đưa nhấp một ngụm, chậm rãi kể: - Đầu tháng Tư năm nay, vào ngày lễ Bát Dục Phật, nàng đến chùa Đại Bi thắp hương, bị mấy tên vô lại trêu ghẹo. Cháu vâng mệnh cha đến Tức Mặc chở đồ gốm bắt gặp chuyện này, liền ra tay cứu giúp. Cháu và Mai Anh lúc đó không hề nói với nhau câu nào, khi đưa nàng về nhà, cháu mới biết đó là tiểu thư nhà họ Lục. Chuyện này vốn đã kết thúc, nhưng cũng là ông trời run rủi, vào ngày tết Đoan ngọ, cha sai cháu đi suối Tứ Nhân lấy nước, lại gặp Mai Anh và em gái đi hái dâu, hai bên chạm mặt nhau, không thể không chào hỏi mấy câu. Về nhà cháu thấy trong lòng thật trống trải, hình ảnh nàng cứ hiện lên trước mắt cháu. Người nhà dần dần nhận ra cháu tâm thần hoảng hốt, liền vặn hỏi thằng hầu, mới biết chuyện, thế là cha cấm cửa cháu không cho ra ngoài. Ai dè ngày thúc tô 15 tháng Tám, vì thiếu người, cha sai cháu sang làng Đông triệu tập trưởng bản bàn chuyện thu tô. Ma xui quỷ khiến thế nào, bà ngoại Mai Anh cũng ở làng Đông, lại là hộ tá điền nhà cháu... Cháu ở Thập Lý miếu làng Đông "thúc" trọn mười ngày "tô"... hơn một nửa thời gian là ở cùng Mai Anh..., thế là không giấu được nữa.
Ánh mắt trong suốt của cậu nhìn chằm chăm lên trần nhà, dường như đang hồi tưởng lại những gì đã trải qua trong 10 ngày khó quên trong đời cậu, ngọn nến leo lét chập chờn trước gió, nhưng lời nói của cậu lại hết sức rõ ràng:
- Họ Đoan Mộc nhà cháu là hậu duệ của một trong Thất thập nhị hiền của thánh nhân, cháu không dám nói là tổ tiên có gì không phải. Nhưng cháu thật sự không hiểu, mối oan ức từ đời nảo đời nào của tổ tiên, tại sao lại bắt con cháu đời sau phải gánh chịu? Cháu... yêu Mai Anh, đó là lỗi của cháu, nàng cũng là con nhà gia giáo, gia pháp rất nghiêm, cháu có chết cũng chẳng có gì đáng tiếc, nhưng nàng...
Cậu não nuột thở dài một tiếng, rồi im lặng. Trong một lúc, cả ba người đều im lặng, trong ngoài phòng một bầu không khí tĩnh mịch, chết chóc, chỉ có tiếng mõ điểm canh từ ngõ tối đằng xa dội lại "lộc cộc lộc cộc" đơn điệu và khô khan.
- Nghe chẳng khác gì trong tiểu thuyết, thú vị thật! - Lý Vệ hồi lâu mới từ cõi xa xăm quay trở lại với thực tại, cười nói: - Lục Lăng Kỳ là một vị quan nổi tiếng thanh liêm; họ Đoan Mộc lại là một vọng tộc ở Sơn Đông, là hậu duệ của thánh hiền. Như thế cũng là môn đăng hộ đối rồi! Sao ông cụ còn cứng nhắc bảo thủ thế? Huống hồ Lục Lăng Kỳ đã chết bao nhiêu năm rồi có việc gì cấn cá nữa đâu, sao còn làm khổ con trẻ thế nữa chứ! Cháu yên tâm dưỡng bệnh rồi đi theo ta, ta đến Bắc Kinh một ch rồi còn phải về Sơn Đông, chút việc này của cháu cứ để ta lo.
Hắc ma ma lúc này mới hỏi:
- Lý lão da, địa bàn của Cam Phượng Trì ở Giang Nam, ngài lại là chư hầu vùng đó, sao các ngài đụng đầu ở đây hắn lại khổ sở đắc tội với ngài? Hắn vô lễ như vậy tại sao ngài lại chịu đựng hắn. Cứ cho là hắn tài cao, nhưng đây là đất kinh kỳ, ngài lại mang nhiều binh lính như vậy, chẳng lẽ không bắt được năm sáu người bọn hắn sao?
Lý Vệ từ từ đứng dậy, bước chậm rãi, lặng im không nói gì. Hôm nay ông tìm cách cứu Đoan Mộc, hoàn toàn xuất phát từ lòng trắc ẩn, không hề nghĩ đến chuyện ơn huệ. Lý Vệ xuất thân hàn vi, từ nhỏ đi xin ăn, được Ung Chính mua vào vương phủ làm tôi tớ chưa từng được đến trường. Nhưng khi vừa được cắt cử ra ngoài làm huyện lệnh Thành Đô, một lúc lùng bắt "Thiên phủ Thập tam thái bảo", quét sạch hang ổ của bọn đạo tặc lộng hành trong bao nhiêu năm, trị an của cả vùng Tứ Xuyên chỉ trong một đêm đã đứng đầu thiên hạ; được thăng chức chuyển đến làm thủ phủ Hồ Quảng, trong vòng một tháng phá liền hai ổ trộm cướp hoành hành cả vùng Giang Hán là "Hương đường tam thánh" và "Quy xà nhị kiệt". Hào kiệt lục lâm hễ nghe tên ông là sợ mất mật, ông trở thành một vị quan có tài truy bắt đạo tặc nổi tiếng trong thiên hạ. Với cái tài này, cộng thêm ông vốn là người trong cung của Ung Chính khi ở Phiên trấn, từ khi Ung Chính lên ngôi được 4 năm, liên tục được thăng chức đến tuần phủ Giang Nam, lại được chuyển làm tổng đốc Lưỡng Giang, rồi lại phụng mật chiếu, tổng quản việc truy bắt đạo tặc trong thiên hạ. Lần này ông vào Kinh bẩm báo tình hình, Ung Chính ba lần tiếp kiến, đều nói về trị an còn đặc biệt nhắc đến bọn Cam Phượng Trì, nghiêm lệnh nhanh chóng truy bắt. Nhưng Lý Vệ lại có nhìn nhận khác, ông cho rằng trong nhóm gọi là "Bất nghĩa" gồm Cam Phượng Trì, Tống Kinh, Đậu Nhĩ Đg, Sinh Thiết Phật, Lã Tư Nương, Nhất Chi Hoa, Thánh Thủ Nhị, Mạc Bối Nhân, thì người tốt kẻ xấu lẫn lộn. Có kẻ vào nhà cướp của, làm xằng bậy, đúng là thổ phỉ; có người vì sinh kế bức bách phải trộm gà bắt chó, không gây họa, có kẻ còn câu kết rất chặt chẽ với giáo phái Bạch Liên. Còn như Cam Phượng Trì, Đậu Nhĩ Đăng lại là lãnh tụ hào khách giang hồ chuyên trừng ác khuyến thiện, giúp yếu trị mạnh, nếu biết thu phục họ, thì sẽ có ích cho triều đình. Nếu bắt tất cả bọn họ, thì sẽ dồn những người khác nhau này vào một chỗ chống lại triều đình. Vì vậy, đối với Cam Phượng Trì, mục đích của ông là thu nạp chiêu an. Đêm nay ông không chịu ra tay bắt Cam Phượng Trì, cũng là vì duyên cớ này. Điều bất ngờ đối với Lý Vệ là, một vú già họ nhà Đoan Mộc Sơn Đông mà bản lĩnh lại cao hơn cả Cam Phượng Trì. Trên giang hồ ông vốn lường trước mọi chuyện, nhưng hôm nay chứng kiến cảnh này ông vẫn không hiểu nổi. Lý Vệ lưỡng lự hồi lâu, mới cười nói:
- Lão hỏi tôi điều này, thật khó trả lời. Cam Phượng Trì là một hảo hán, Lý Vệ tôi cũng là hảo hán, thế gọi là người tài yêu quý người tài. Tôi ở Giang Nam quản quân chính, kiêm quản việc truy bắt đạo tặc trong thiên hạ, môn hạ của Cam Phượng Trì tôi đã bắt không ít, có những kẻ tội to, tôi đã giết. Tôi là người của triều đình, không thể không làm như vậy, nhưng con người Cam Phượng Trì, tôi rất kính trọng nhân phẩm anh ta. Anh ta chẳng qua cũng chỉ là muốn gặp mặt bạn, điều đó không coi là tội cho nên tôi không thể một là một hai là hai mà làm việc công. - Nói rồi mở chiếc đồng hồ quả quýt ra xem, liền tiếp: - Sắp đến giờ Tí rồi, tôi còn phải vào nhà trong bàn một số việc. Bệnh chó dại phát, xưa nay thầy thuốc nói là chứng bệnh vô phương cứu chữa, chỉ có kẻ ăn mày này có phương thuốc bất truyền. Con cái nhà giàu như Lương Dung để xảy ra chuyện này đã là chuyện lạ, lại gặp đúng tôi, thì càng là duyên kỳ ngộ. Bây giờ cậu ta cũng không thể về nhà ngay được, hai người tạm thời theo tôi vào Kinh, điều trị dần dần, trong ba tháng mới có thể trị tận gốc
Nói xong, cầm bút trên án thư, lấy một tờ giấy trắng gọi một tên lính hộ vệ đến, hỏi:
- Ngươi có biết chữ không?
- Dạ. Tiểu nhân có học qua mấy năm tư thục!
- Ta đọc phương thuốc. Ngươi viết.
- Vâng!
Lý Vệ mỉm cười, đọc:
-
Hổ phách 8 phân, bột đậu xanh 8 phân, hoàng lạp, nhũ hương mỗi thứ một đồng cân, thủy phi châu sa 6 phân, thượng hùng hoàng tinh 6 phân, phèn sống 6 phân, cam thảo sống 5 phân. Đọc xong, lại nói tiếp:
- Ngươi đi bốc về, thuốc này không hiếm, việc bào chế để ta tự làm, đi đi!
Ông mỉm cười với Hắc ma ma lúc này đang rất đỗi kinh ngạc, rồi phủi áo đi ra.
Doãn Tường và Phạm Thời Dịch đều chưa ngủ, hai người ngồi ở phòng trên vừa uống trà vừa đợi Lý Vệ. Thấy Lý Vệ bước vào, Phạm Thời Dịch vội vàng đứng dậy cười nói:
- Thái y, chữa bệnh cứu người vất vả quá! Tình thế vừa rồi, tôi chỉ sợ Cam Phượng Trì nổi cáu hại mất Hựu Giới đại nhân, thì tôi biết ăn nói làm sao với
Lý Vệ cúi người thỉnh an Doãn Tường, cười nói:
- Thế có gì là nguy hiểm? Tôi đã từng đi bắt Thập tam thái bảo, một mình cải trang đi lùng, cái cảnh ngài vừa thấy đó, chẳng có gì đáng nói cả.
Doãn Tường cũng cười, nói:
- Ta biết, Lý Vệ là một tên lưu manh, anh ta phụng đặc chỉ lôi kéo những nhân vật lục lâm trong thiên hạ, những kẻ liều lĩnh không sợ chết...
Nói rồi, ra hiệu cho hai người ngồi.
- Người như Cam Phượng Trì, là không dễ trở mặt vô tình với quan phủ đâu, hắn có gia đình, có tài sản, một nhà hơn 3 trăm khẩu đều ở Nam Kinh. Huống hồ hắn còn tổng lãnh hào kiệt các lộ ở Giang Nam, cái mạng của hắn còn cao quý hơn vị quan nghèo là tôi ấy chứ. - Lý Vệ cười hì hì, khom người ngồi xuống, đón bát trà dầu tên hầu đưa đến nhấp một ngụm, rồi nói: - Chà! Thơm quá! Ấm cả người lên! Xin đưa cho chủ tớ nhà Đoan Mộc ở đằng trước hai bát. Chỉ có đêm nay là thật sư nguy hiểm. Tôi trông khí sắc của Cam Phượng Trì, dường như là tức giận với ai đó ở trên lầu, cũng không thấy tên đạo sĩ họ Giả trêu thần chọc quỷ đó xuống. Nếu không có Hắc ma ma, thì chắc hôm nay rắc rối rồi!
Doãn Tường hơi dướn người lên, ho khan một tiếng, nói:
- Bàn việc đi thôi. Khi ta rời Kinh, hoàng thượng có ý chỉ, bảo ta đi Cảnh Lăng thăm Thập tứ đệ, muốn triệu anh ta về Bắc Kinh thay Bát ca (Doãn Tự) chỉnh đốn việc kỳ. Nay Niên Canh Nghiêu đã bị ban chết, Long Khoa Đa bị tịch thu gia sản, cầm tù ở đường hẻm Dưỡng Phong, niệm tình ngày trước anh ta có công Tây chinh đi theo tiên đế, hoàng thượng định xá tội cho anh ta, lệnh cho anh ta đi công cán xa, đi A Nhĩ Thái hội đàm về biên giới với nước La Sát. Một là nếu công việc làm tốt, thì còn có thể trọng dụng, hai là nếu anh ta ở lại kinh sư thì dễ hùa với bè đảng Bát da, không có lợi cho cả Doãn Tự và Long Khoa Đa. Chuyện của Thập tứ da nói cho cùng hoàn toàn khác với chuyện của Bát da. Thập tứ da và hoàng thượng cùng một mẹ sinh ra, dù thế nào thì vẫn là anh em cốt nhục thân cận nhất, gần đây hoàng thượng long thể có phần bất an. Ta bảo trông hoàng thượng tiều tụy đi, hoàng thượng bảo ngài ngủ không ngon giấc, hễ chợp mắt là mơ thấy thái hậu, bà nói là nhớ Thập tứ đệ. Dưới cằm hoàng thượng mọc mấy cái mụn, uống nhiều thuốc thanh nhiệt giải độc quá lại ảnh hưởng đến dạ dày, tâm tư lại không thoải mái; có khác nào đổ thêm dầu vào lửa?
- Tính tình của Thập tứ da ngài cũng biết rồi. - Phạm Thời Dịch thủ vệ Cảnh Lăng, kiêm quản công việc "chăm sóc" Doãn Đề, lời nói của Doãn Tường làm ông không thể im lặng, ông liền nói: - Theo nô tài thấy, mấy tháng trước Thập tứ da dường như hiểu ra một số việc. Chuyện Uông Cảnh Kỳ xảy ra, rồi lại bắt mất Thái Hoài Trân, Tiền Uẩn Đấu và Kiều Dẫn Đệ bên cạnh ông ta, nay tính khí ông ta đổi khác hàng ngày, tóc không chải, mặt cũng không rửa, vẻ mặt u sầu, lượn một vòng khắp Cảnh Lăng. về đến điện Lăng Viên, hễ ngồi xuống là ngồi thừ cả ngày, đưa cho ăn thì ăn, cho uống thì uống, không đưa cũng không đòi, nói hỗn phép, như một kẻ đần ấy! Nghĩ ông ấy cũng là con rồng cháu phượng, đến nước này, cũng thật khiến người ta trông thấy mà buồn.
Doãn Tường nghe xong im lặng hồi lâu, mới nói:
- Thập tứ đệ rốt cuộc cũng là anh hùng nhụt chí. Thái Hoài Trân và Tiền Uẩn Đấu là người triều đình phái đi chăm sóc anh ta, lại ây táo rào cây sung, câu kết với Uông Cảnh Kỳ định liên kết với Niên Canh Nghiêu cử binh làm loạn. Đồ súc sinh như vậy chuyên môn hãm chủ vào chỗ bất nghĩa, thì có gì đáng vấn vương mong nhớ chứ?
Phạm Thời Dịch nói:
- Thái Hoài Trân và Tiền Uẩn Đấu chẳng qua cũng chỉ là muốn ép buộc Thập tứ da, bản thân Thập tứ da có vẻ như không biết ngọn ngành. Theo nô tài thấy, người làm Thập tứ da đau lòng là Kiều Dẫn Đệ cơ!
- Cô ta xứng đáng như thế sao? - Lý Vệ cười: - Thập tứ đa cũng thật là kỳ quái, dung mạo của Kiều Dẫn Đệ nô tài nhìn thế nào cũng không bằng được Thập tứ phúc tấn. Vì một người đàn bà mà hồn vía đảo điên, thế mà ai cũng bảo Thập tứ da là một vương gia anh hùng cái thế!
- Người trong cuộc bao giờ chẳng mù quáng! Lý - Vệ ngươi không như thế sao? Ngày hoàng thượng ở trong Phiên dinh, gia pháp rất nghiêm, thế mà ngươi vẫn không sợ, còn dám thậm thụt với Thúy Nhi? Nếu không có Ô tiên sinh, thì e rằng giờ này ngươi vẫn còn làm cu li ở Hoàng trang!
Doãn Tường nói xong, đột nhiên nghĩ đến mình, bị cầm tù tròn 7 năm trời, đến khi được thả ra, hai người đàn bà đã vì mình mà tự vẫn, trong lòng lấy làm đau khổ. Liền chuyển đề tài, nói:
- Ngươi giải người về Bắc Kinh, đừng vội vàng về Nam Kinh ngay, đến gặp Bảo thân vương Hoằng Lịch, và cả Quả bối lặc Hoằng Thời nữa, họ có việc cần giao phó cho ngươi. Con trai của Tào Dần là Tào Phủ đã giải đến Bắc Kinh, khoản thâm hụt hắn vẫn chưa trả hoàng thượng bảo ngươi đi đòi, đề phòng họ Tào ở Nam Kinh lưu tán giấu hết gia sản. Ngoài ra, nữ tặc Nhất Chi Hoa ở Giang Tây sáng lập giáo phái Bạch Liê một số việc về chuyện tiễu trừ hay vỗ yên cũng cần bàn bạc với Hoằng Lịch. Ta trước khi rời Kinh đã nói chuyện với Hoằng Lịch, cậu ấy rất có chính kiến, nếu đợi được ta về càng tốt, còn không ngươi cứ theo chỉ thị của Bảo thân vương mà làm là được.
Doãn Tường vừa dứt lời, thì từ bên ngoài một tên lính bước vào, hai tay nâng một bức thư phong kín, bẩm báo:
- Bẩm vương gia, phòng Quân cơ chuyển đến gấp.
Doãn Tường đón lấy, soi đèn mở ra xem, thì thấy là bút tích của đại thần Quân cơ, đại thần phòng Thượng thư, đại thần lãnh thị vệ nội Trương Đình Ngọc.
Lão thần Trương Đình Ngọc kính bẩm Di vương gia húy Tường: theo mật thư của Phụng Thiên tướng quân Y Chương A cho biết. Giản thân vương Lặc Bố Thác, Quả thân vương Thành Nặc, Đông thân vương Vĩnh Tín, Duệ thân vương Đô La nhận tư văn của phủ Nội vụ vào Kinh giúp việc kỳ. Thần nghĩ rằng bốn thân vương này đều là kỳ chủ của Bát Kỳ, cha truyền con nối thay thân vương, ở Phụng Thiên đã nhiều đời nay, theo lệ không phụng chỉ không được vào Kinh. Hỏi các quan ở phủ Nội vụ như Du Hồng Đồ... đều bảo không biết việc này. Thần tấu lên hoàng thượng, hoàng thượng sai thần lập tức hỏi Di vương. Di vương biết chuyện này hay không, cúi mong cấp báo. Xin giữ bí mật, xem xong đốt ngay. Doãn Tường xem xong, đem phong thư đốt ngay, bần thần ngồi nhìn cuộn giấy cháy thành tro, ra chiều suy nghĩ. Thấy Phạm Thời Dịch và Lý Vệ đều đang trố mắt nhìn mình, liền cười nói:
- Các ngươi đừng bận tâm, việc trong thư không liên quan gì đến các ngươi
Nói rồi đứng dậy bê đèn sang một chiếc bàn khác, chấm mực viết:
Gửi Hoành Thần khu mật. Đã nhận được thư, rất lấy làm kinh ngạc. Bốn thân vương này phụng chiếu thư tiên đế cai quản Phụng Thiên, chưa bao giờ được can dự việc triều chính. Doãn Tường ta là người nào mà dám không thỉnh chỉ
mà tự ý triệu vào Kinh? Chỉnh đốn công việc Bát Kỳ trước nay là việc của Liêm thân vương Doãn Tự, hãy lập tức mật bẩm tình hình với thánh thượng, lệnh cho tứ vương không được vào Kinh, dần dần điều tra làm rõ thực hư. Doãn Tường ký. Viết xong, tự tay dùng xi gắn lại, đưa cho tên lính, nói:
- Ngươi mang theo mấy người trở về Kinh ngay trong đêm nay, khi trời sáng giao tận tay cho Trương Đình Ngọc. Nhớ kỹ, nếu sau canh tư về đến Bắc Kinh, thì Trương Đình Ngọc đã đến Sướng Xuân viên rồi, các ngươi đứng ở chỗ cổng vườn thì mới gặp được ông ấy. Nếu ông ấy đã vào trong, thì thị vệ Trương Ngũ Ca chuyển giúp, ngoài ra không được đưa cho ai khác, rõ chưa?
- Bẩm, rõ!
- Đi đi!
Nhìn tên lính lui ra, Phạm Thời Dịch và Lý Vệ đưa mắt nhìn nhau có phần lúng túng. Lý Vệ nói:
- Đã khuya rồi...
Vừa định đứng dậy, thì Doãn Tường vỗ vỗ vào vai ông nói
- Ngồi thêm lát nữa. Đêm nay ta thấy tâm thần bất định.
Phạm Thời Dịch đồ rằng bức thư vừa nãy làm vị vương gia này trong lòng bất an, liền nói:
- Thập tam da, nô tài xin cáo lui trước. Ngày mai về Lăng Dụ, người trong trại đều không biết, nô tài phải sai người thông báo trước một tiếng, để chuẩn bị phòng cho vương gia. Cao Kỳ Trác hiện nay đang ở Cảnh Lăng, vừa nãy vương gia nói cũng muốn gặp, cũng phải thông báo một tiếng, nghe ông ta nói vài ngày tới sẽ lên đường đi Thái Lăng...
- Việc ta gặp Cao Kỳ Trác cũng không phải chuyện lớn, ít nhất cũng không phải là việc gấp. - ánh mắt Doãn Tường nhìn xa xăm, long lanh dưới ánh đèn: - Ông ta xem phong thủy rất giỏi, đang xem địa cung cho hoàng thượng; ta muốn nhờ ông ta cũng lưu tâm cho ta, chọn một chỗ đất ở. Từ lâu ta đã viết thư bảo ông ta rồi, lần này có gặp hay không cũng không quan trọng.
Ông trầm ngâm, rồi đột nhiên hỏi:
- Phạm Thời Dịch, đại doanh thủ lăng Mã Lăng Dụ của ngươi thực tế có bao nhiêu binh lực?
- Bẩm Thập tam da, trên danh sách là ba vạn hai nghìn không trăm bảy mươi ba người, trừ những người đi công cán bên ngoài, rồi những người đau ốm... còn lại gần ba vạn một nghìn người triệu tập là có ngay.
- Ngươi khai khống bao nhiêu quân số ma?
Phạm Thời Dịch cảm thấy hơi bất ngờ, nhìn Doãn Tường một cái. Doãn Tư̖ cười nói:
- Ngươi không phải lườm ta, bổng lộc thấp mà, có tướng quân nào lại không khai khống quân số để lĩnh thêm quân lương. Triều đình đang nghĩ cách, ngươi không nên lấy đó làm xấu hổ. Niên Canh Nghiêu không khai khống quân số đó là vì ông ta đánh nhau ở miền Tây, đã ăn no số bạc bù hao trong quân lương rồi. Niên Canh Nghiêu bị ban chết, bộ Binh, bộ Hộ kiểm tra tài sản của ông ta, chỉ có mười mấy vạn. Thực ra, ta nhẩm tính, chỉ riêng chùa Tháp Nhĩ hắn thu được 70 vạn lạng vàng, nhưng đều không vào sổ kể cả tiễu trừ "phỉ" trong vùng, hắn xóa sạch mấy thị trấn, ta ước tính tài sản riêng của hắn phải có đến trên dưới hai nghìn vạn lạng bạc. E rằng hắn đã sớm giấu kỹ đi rồi. Ngươi nói thật đi, ăn khống bao nhiêu quân số?
Phạm Thời Dịch biết, nói dối trước mặt người như Doãn Tường thì khác nào tự chuốc nhục vào thân, liền đỏ mặt cười lấy lòng đáp:
- Ông chủ là vương gia đã từng luyện binh, trước mặt chân nhân không dám nói dối. Người qua lại chỗ đồn doanh của thần đều là đại quan của triều đình, nên phải tiệc tùng thết đãi nhiều, không thể không khai khống quân số, nhưng có lẽ cũng chỉ ba đến năm trăm người...
- Ta vừa nãy đã nói rồi, không truy cứu chuyện này. - Doãn Tường thôi cười; nói tiếp: - Mã Lăng Dụ là nơi xung yếu, không chỉ vì Cảnh Lăng là nơi yên nghỉ của liệt tổ liệt tông. Nó còn khống chế Hỷ Phong khẩu, đồng thời có thể phối hợp với ba vùng đất trọng yếu của quốc gia là Bắc Kinh, Nhiệt Hà, Phụng Thiên để tác chiến. Một khi xảy ra chuyện, bất kỳ lúc nào cũng cần dùng binh của ngươi, vì vậy cần có quy củ phép tắc, không được học đại doanh Giang Nam, một nửa quân dắt díu vợ con, nửa còn lại hữu danh vô thực, nếu đưa ra chiến đấu thì chẳng có chút tác dụng nào cả. Ngươi biết lợi hạứ?
- Nô tài xin lĩnh giáo. Theo Thập tam da về bản doanh, xin Thập tam da giám sát, nô tài sẽ bù đủ binh ngạch.
- Đúng rồi, không nên ăn khống quân lương. - Doãn Tường gật gật đầu: - Nhưng ngươi hay phải tiếp khách, cũng nên chiếu cố đến. Ta sẽ chi riêng từ kinh phí của bộ Binh cho ngươi mỗi tháng 3 nghìn lạng để chi dùng. Ngươi đừng cứ thấy quan là phụng nghênh, đó là một cái hang không đáy. Nên học anh trai ngươi. Phạm Thời Tiệp ấy, ngoài hoàng thượng ra, không chịu thua ai cả, như thế thì ngươi tổng binh quân Vũ Lâm mới coi là đủ trọng lượng.
- Vâng! Đa tạ Thập tam da đã lượng thứ!
Phạm Thời Dịch và Lý Vệ đưa mắt nhìn nhau. Lời nói này của Doãn Tường vừa như răn vừa như dạy, và còn mang chút an ủi trịnh trọng, như là tâm sự lại thản nhiên sắp đặt việc quân, không hiểu rốt cuộc ông đang nghĩ cái gì? Hai người đều cảm thấy điều này có liên quan đến bức thư Trương Đình Ngọc gửi đến vừa nãy. Nhưng Doãn Tường không nói, thì sao hai người dám tùy tiện hỏi. Lý Vệ than:
- Thực ra tài chính của triều đình ngày nay không biết đã tốt hơn khi Thánh tổ da vẫn còn, hoàng thượng muốn đổi mới chế độ quan lại, theo thần phải làm 3 việc.
- Cũng chẳng có gì to tát, - Lý Vệ vẫn giữ nét mặt nửa cười nửa không - một là liêm khiết, hai là giảm chi, ba là tăng thu.
- Cũ rích!
- Vâng! - Lý Vệ cười hì hì đáp: - Nhưng hoàng thượng từng nói, phàm là những lời nói cũ rích đều là lời của thnh hiền. Không nói tăng thu giảm chi, chỉ riêng chữ "Liêm" đã có bao nhiêu điều đáng nói rồi. Ngài muốn bảo Phạm tướng quân liêm khiết, không ăn khống quân lương, nhưng ông ấy mỗi năm bổng lộc chỉ có 160 lạng, có muốn liêm khiết cũng không được. Lục Lăng Kỳ là một quan huyện thanh liêm nhất trong tay Đức thánh tổ, là một huyện lệnh, khi mất được phong tên thụy "Thanh Hiến", vinh dự này đã ai có? Vậy mà gia cảnh bây giờ sa sút đến mức cô con gái phải đội sương đội gió đi hái dâu sống qua ngày! Cho nên, không có chế độ, muốn liêm khiết cũng không liêm khiết nổi! Phạm Thời Tiệp - anh trai Phạm Thời Dịch là người thuộc lớp trung, Thập tam da là người tâm phúc nhất của đương kim hoàng thượng. Chẳng giấu gì các ngài, năm trước, tỉnh Giang Nam báo tài chính không thâm hụt là không đúng, chính nô tài đánh thuế nặng vào khách làng chơi sông Tần Hoài, moi tiền bán trôn của gái điếm để bù đắp thiếu hụt của ngân khố. Tỉnh Hà Nam không thâm hụt mới là đúng. Điền Văn Kính làm tuần phủ ở đó, nay lại là tổng đốc, một mực bắt các quan bù trả phần thiếu hụt. Các quan thì không phải "đẻ" ra vàng ra bạc được, lại bức dân. Bây giờ người ăn xin ở Sơn Đông, An Huy và Giang Nam, ngài cứ đi nghe xem, mười người thì có đến chín người nói giọng Hà Nam, trị "tham" như vậy thì liệu có phải là kế lâu dài không?
Doãn Tường nghe xong mắt sáng long lanh. Hồi lâu mới vỗ gối than:
- Ngươi nói rất phải. Có điều, cái ghế tổng đốc Lưỡng Giang Lý Vệ ngươi không thể ôm cả đời được, nếu như đổi ngươi làm tổng đốc Hà Nam thì sao? Khai Phong chỉ có một con sông Hoàng Hà, không có sông Tần Hoài, ngươi nặn đâu ra tiền?
- Nô tài có cách - Lý Vệ bình tĩnh đáp: - Từ năm ngoái nô tài đã bắt đầu thực hiện "sung công tiền bù hao" [3], do tỉnh thành trù tính sắp xếp, cấp trên dưỡng liêm cho quan lại theo cấp bậc. Quaện bậc cao một năm 3 nghìn lạng, bậc trung 2 nghìn 5 trăm lạng, bậc thấp 2 nghìn lạng. Đầu xuân năm nay, nô tài thỉnh bài lệnh vua trảm huyện lệnh Tạ Dương. Hừ, cầm bạc dưỡng liêm rồi, mà vẫn không liêm, Lý Vệ này hạ dao ngay. Cho nên, tỉnh Giang Nam của nô tài không có quan thanh liêm nhưng cũng chẳng có tham quan. Nô tài thấy cách này thật hay! Năm trước vốn đã mật tấu lên thánh thượng, hoàng thượng lại đưa cho Niên Canh Nghiêu xem, ông ta nói Lý Vệ vắt mũi chưa sạch đã thích lập công, là "bề tôi ngôn lợi", nên chế độ này chưa được thi hành rộng rãi. Nay Niên Canh Nghiêu đã chết, nhắc lại việc cũ, xin vương gia tâu lên hoàng thượng, đừng để Lý Vệ rớt lại sau người ta.
Doãn Tường gật đầu nói:
- Bản sớ của ngươi ta đã xem, hoàng thượng đích thân phê, chữ viết sai có đến ba trăm bảy mươi lăm, nói cũng không rõ ràng. Ta thấy biện pháp này hay đấy nên minh chiếu ban bố thi hành trong khắp thiên hạ. Trước đây còn có Long Khoa Đa, Niên Canh Nghiêu cản đường, nay thì không còn nữa!
Ông phấn khởi đứng dậy, dường như vẫn còn muốn nói điều gì, nhưng bỗng nhớ đến chuyện bốn thân vương vào Kinh, thì lòng lắng lại, ánh mắt u tối ho mấy tiếng, vội lấy khăn tay bịt miệng lại, ông thấy trong miệng lờm lợm, biết là ho ra máu, liền ném khăn vào lò lửa.
--------------------------------
1 Đời Thanh mượn cớ bù đắp phần hao hụt khi đúc bạc để thu thêm thuế của dân, đến thời Ung Chính bắt sung khoản thuế này vào ngân khố (gọi là hỏa hao quy công). |