54. Lời kết & 55 Lời cảm tạ

Mười năm Cách mạng văn hoá đã kết thúc từ lâu. Cuộc chém giết chính trị tàn bạo trên đại địa Trung quốc trong thế kỷ XX đã sớm trở thành những ký ức xa vời vợi, đã chìm sâu vào trong hồi ức của mỗi người. Song, tuy Cách mạng văn hoá đã kết thúc hơn hai chục năm rồi, nhưng mỗi con người đã phải trải qua những năm tháng đó lều có những ký ức khắc cốt ghi xương. Năm tháng cứ dần dần trôi đi, quang âm một đi không trở lại, nhưng cái dấu ấn đã khắc sâu vào trong tâm khám mỗi người sẽ không bao giờ phai nhạt.
Mười năm Cách mạng văn hoá, là một trang sử rất đặc thù trong lịch sử Trung quốc đủ để cho thiên niên vạn đại nghiên cứu và nếm lại cái dư vị của những năm tháng này. Mười năm Cách mạng văn hoá là một cơn đại hồng thuỷ, mang tính bột phát, và phát triển tới những sai lầm cực đoan, là sự vòng vèo luẩn quẩn, cực kỳ phức tạp của cả một quá trình lịch sử, đồng thời cũng lại là một giai đoạn phát triển khách quan của lịch sử không sao thay đổi được. Cái mà Cách mạng văn hoá để lại, chẳng phải chỉ là những thống khố, thương vong, mà còn là một bài học lịch sử để lấy đó mà suy nghĩ, mà cảnh giác, mà làm tấm gương soi.
Tuy trong mười năm Cách mạng văn hoá, sự tổn thất của đảng, sự tổn thất của quốc gia, sự tổn thất của nhân dân là vô cùng to lớn, vô cùng thê thảm, nhưng sự sai lầm lú lẫn của nó cũng cho được con người ta những bài học và những cảnh tỉnh rất quan trọng. Có thể cho rằng, nếu không có bài học thê thảm của Cách mạng văn hoá, thì nhà nước và nhân dân của chúng ta, đặc biệt là đảng ta, có khả năng là không dễ dàng vì mà bước ra khỏi đám mây mù, có khả năng là sẽ không có quyết tâm nghiến răng lại, chịu đau đớn để đổi mới, có thể là mò mẫm ra một cách thức nào đó khác, nhưng sẽ là những bước đi vô cùng chậm chạp.
Mọi người đều nói rằng, khi Cách mạng văn hoá kết thúc Đặng Tiểu Bình đã khai sáng ra một tiến trình lịch sử mới đó là mở cửa, cải cách. Nhưng Đặng Tiểu Bình đã khai sáng ra một lịch trình hoàn toàn mới này do có liên quan mật thiết tới những bài học đã thu nhận được từ trong Cách mạng văn hoá của nhà nước của nhân dân và của đảng, nó có liên quan mật thiết tới những suy tư, khảo nghiệm và từng trải trong Cách mạng văn hoá. Ngay trong khi tiến hành Cách mạng văn hoá, Đặng Tiểu Bình và quảng đại cán bộ cùng quần chúng đã nhìn thấy hết sức rõ ràng sự đối chọi của chân lý và tà thuyết, đã nhìn thấy hết sức rõ ràng những vấn đề mà trước kia chưa nhìn thấy, nhận ra, hoặc còn rất mù mờ, điều nhận thức được đầu tiên là buộc phải cởi trói, cởi bỏ mọi sự cấm đoán, giam cầm, triệt để giải phóng tư tưởng, rồi mới bắt đầu suy tính đến khai sáng con đường xã hội chủ nghĩa hoàn toàn mới như thế nào.
Trong Cách mạng văn hoá, Đặng Tiểu Bình ngồi suy tính, những nhân sĩ có kiến thức cũng ngồi suy tính. Chính vì phải nếm trải sự thống khổ đến tột cùng như thế, chính vì có những suy tư sâu sắc như thế, Trung quốc và nhân dân Trung quốc mới đặt chân lên được con đường xã hội chủ nghĩa hoàn toàn mới.
Người ta thường hay nhắc tới con đường sỏi son, do chính đôi bàn chân Đặng Tiểu Bình dẫm thành hồi còn ở Giang Tây, gọi nó là “đường mòn Đặng Tiểu Bình”, coi như một nét tượng trưng cho sự suy ngẫm của Đặng Tiểu Bình. Thực ra, sự suy ngẫm của Đặng Tiểu Bình đối với lịch sử, đối với tương lai, là sự xuyên suốt cả cuộc đời ông. Những sự suy ngẫm ấy xuyên suốt cả cuộc sống chính trị dài hơn bảy mươi năm của ông, không đứt đoạn bao giờ.
Trong thực tiễn, trước và sau Cách mạng văn hoá, đặc biệt là thực tiễn trong Cách mạng văn hoá, dứt khoát có thể nói rằng ông đã suy ngẫm rất nhiều, thật nhiều. Qua những thực tiễn suy ngẫm ấy, cuối cùng ông đã tìm ra được một mục tiêu rất chính xác, tìm ra được một con đường chính xác. Khi ông được phục hồi xuất hiện lần thứ hai, ông cùng các đồng chí, dẫn dắt nhân dân Trung quốc, tiến hành một cuộc tìm kiếm mới, cuộc tìm kiếm đó chẳng nhẹ nhõm, dễ dàng gì, nhưng đã thành công.
Nếu như nói, Đặng Tiểu Bình qua thực tiễn của Cách mạng văn hoá suy ngẫm được những gì, tôi nghĩ có mấy điểm trọng yếu sau đây:
- Thứ nhất: Tổng kết bài học của Cách mạng văn hoá, không thể chỉ luận công và tội của một người, mà phải xuất phát từ góc độ chủ nghĩa duy vật lịch sử, rạch ròi phái trái, rút ra bài học, với mục đích là tiếp tục tiến tới. Sau Cách mạng văn hoá, khi cần phải đưa ra một kết luận lịch sử, điểm đặt của Đặng Tiểu Bình đã đặt đúng vào tiêu điểm lớn của lịch sử, đặt đúng vào vị trí lịch sử của người sau kế thừa sự nghiệp của người đi trước. Quan trọng nhất là với Mao Trạch Đông con người vĩ đại của lịch sử, nhưng vào tuổi vãn niên lại toàn mắc những sai lầm - đưa ra một sự đánh giá vừa có trách nhiệm vừa có sự toàn diện của lịch sử. Khi đó hai trào lưu tư tưởng song song tồn tại, một loại là vì đã chịu ảnh hưởng truyền thống lâu đời, kiên định duy trì địa vị của Mao Trạch Đông đã được mọi người thần thánh hoá. Còn một loại kia, tuy đã phá bỏ được những trói buộc tinh thần cũ, nhưng lại phủ nhận tất cả. Đặng Tiểu Bình chính là chỗ hợp dòng của hai trào lưu tư tưởng đó, Đặng Tiểu Bình không thanh toán những món nợ lịch sử cũ, cũng không đi tính toán ân oán của mọi người, mà giữ vững cái thước đo của đại cục, giữ vững thước đo chính trị, giữ vững thước đo của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Lịch sử một quốc gia, lịch sử một dân tộc, vẫn một dòng tuôn chảy kế thừa nhau dù rằng trong đó có lúc đầy phong ba bão tố, có vinh có nhục. Lịch sử không cho phép bất kỳ người nào tuỳ tiện bóp méo đi được, và cũng chẳng cho phép người nào tuỳ tiện cái xén đi hoặc làm đứt đoạn. Tổng kết lịch sử, đánh giá nhân vật lịch sử, vì hiện tại mà cũng là vì cả tương lai nữa. Khi Đặng Tiểu Bình điều khiển công tác, đảng của chúng ta đã đưa ra được: nghị quyết về một số vấn đề lịch sử của đảng kể từ khi kiến quốc đến nay, đã toàn diện, khách quan, chính xác, tổng kết lịch sử, làm cho mọi người trút bỏ được gánh nặng lịch sử nặng nề, giải thoát được những tư tưởng trói buộc đã có từ lâu, để toàn đảng, toàn dân nhất tề đổi mới cả tinh thần lẫn diện mạo, cùng bước lên chặng đường dài lịch sử mới, đặt nền móng cho cơ sở tư tưởng cơ bản.
- Thứ hai: Trước Cách mạng văn hoá, đặc biệt là trong Cách mạng văn hoá, thể chế chính trị đang thực hành lúc đó đã bộc lộ ra quá nhiều lật bệnh. Trung quốc là một đất nước có lịch sử phong kiến chuyên chế kéo dài tới hơn hai ngàn năm, tuy nhiên năm 1911, Tôn Trung Sơn đã lãnh đạo một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nhưng cuộc cách mạng đã kết thúc bằng thất bại, nhanh chóng thay vào đó là cuộc hỗn chiến của quân phiệt và cá nhân độc tài. Cho mãi đến trước khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập, Trung quốc chưa hề có lúc nào thực hiện được chủ nghĩa dân chủ hiện đại theo đúng với ý nghĩa chân chính của nó. Trong điều kiện lịch sử khách quan ấy, sau khi nước Trung quốc mới được thành lập, tuy Trung quốc tiến nhanh vào thời kỳ lịch sử hoàn toàn mới, nhưng tiến trình dân chủ hoá, chế độ hoá, pháp luật hoá của đảng và nhà nước, ngược lại, vẫn còn chưa được hoàn thiện và phát triển, lại do ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố bất lợi ở trong nước cũng như trên quốc tế, sai lầm bắt đầu nảy sinh và không ngừng nặng thêm, ngay cả tình hình dân chủ trong nội bộ đảng cũng ngày một sa sút, cá nhân độc đoán chuyên chế và sùng bái cá nhân phát triển tới chỗ cực đoan, lại cũng chính vì thế mà dẫn tới hàng loạt những sai lầm nghiêm trọng hơn. Sau khi Cách mạng văn hoá kết thúc, Đặng Tiểu Bình cùng với các đồng chí của ông, đồng thời với việc cải cách về phương diện thể chế kinh tế, còn hết sức coi trọng việc cải cách thế chế chính trị của đảng và nhà nước, mặc dù trong hoàn cảnh cực kỳ phức tạp, đã tiến hành hàng loạt những cải cách thể chế chính trị quan trọng, trong đó có những việc như phế bỏ chế độ cán bộ lãnh đạo nắm chức quyền suốt đời, xây dựng và kiện toàn chế độ dân chủ tập trung trong nội bộ đảng, hoàn thiện và kiện toàn chế độ đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, xây dựng và kiện toàn hệ thống pháp luật nhà nước, trong đó bao gồm hiến pháp, luật cơ bản cho đến các loại pháp luật, pháp quy, đưa nhà nước vào đúng quỹ đạo bình thường của pháp luật hoá và thể chế hoá. Có thể nói, chỉ đến lúc này Trung quốc mới dấn bước vào tiến trình lịch sử hiện đại hoá theo đúng ý nghĩa của nó, xây dựng một xã hội phát triển phù hợp với hiện đại và xây dựng một thể chế chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, phù hợp với tình hình Trung quốc.
- Thứ ba: Đồng thời với việc tiến hành chuẩn bị tư tưởng và chuẩn bị chính trị, phải mạnh bạo kiên quyết tiến hành ngay việc cải cách thể chế kinh tế. Mao Trạch Đông là một con người vĩnh viễn theo đuổi cách mạng, ông ta tìm một thế giới tinh thần của sự cách mạng liên tục. Cùng với việc đi truy tìm lý tưởng, thì ông ta cũng thoát ly dần ra khỏi quỹ đạo thực tế và quy luật khách quan. Trong việc xử lý vấn đề quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, ông ta đã tập trung, dồn hết sức mình vào không ngừng cải tạo, và điều chỉnh quan hệ sản xuất, mà ông ta đã rất coi nhẹ sự phát triển sức sản xuất Một mặt, ông ta đã sai lầm đem áp đặt cách thức đấu tranh giai cấp và quan điểm đấu tranh giai cấp trong những năm chiến tranh kéo dài liên tục tới thời kỳ xây dựng, kiến thiết sau giải phóng, làm cho quan hệ sản xuất bị méo mó, một cách nghiêm trọng. Mặt khác, ông ta đã nhận thức và giải thích một cách không chính xác, nên đã gây ra sự hạn chế, và làm trở ngại đến sự phát triển của sức sản xuất. Sau khi Cách mạng văn hoá kết thúc, tiến hành cải cách thể chế kinh tế, có nghĩa là tiến hành song song cả hai mặt: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Đồng thời với việc không ngừng theo dõi và điều chỉnh quan hệ sản xuất, phải có những nhận thức mới, đánh giá mới đối với việc phát triển lực lượng sản xuất, và cuối cùng phải xác định việc xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm giai đoạn đầu của xã hội chủ nghĩa. Một tiền đề lớn khi tiến hành cải cách thể chế kinh tế là phải tỉnh táo để nhận thức được rằng, Trung quốc đang đứng trong điều kiện lịch sử khách quan là giai đoạn đầu của xã hội chủ nghĩa. Trong khi trình độ của lực lượng sản xuất thấp, khoa học kỹ thuật phát triển kém cỏi, đời sống nhân dân bị bế tắc, lại còn cả sự trói buộc của thể chế kinh tế cũ đang hiện hành, nên muốn cải cách cần phải mạnh dạn, lại phải tuần tự nhích dần, dùng đao to búa lớn, nhưng lại phải vô cùng thận trọng, không để mất thời cơ, nhưng lại phải tìm kiếm đường tiến, không ngừng thâm nhập, đi sâu, nhưng phải dám mở đường đi trước. Trải qua hai mươi năm thực tiễn cải cách thể chế kinh tế, cuối cùng Trung quốc cũng đã tìm được cho mình con đường phát triển đáng có trong lịch sử, đã tìm được địa vị đáng có trong thế giới phát triển ngày hôm nay.
Tôi không đủ khả năng kể hết sự phát triển và thay đổi sau Cách mạng văn hoá của Trung quốc đặc biệt là trong giai đoạn cải cách mở cửa cho tới nay. Điều tôi cần nói là: Đặng Tiểu Bình với tinh thần không biết mệt mỏi của cả cuộc đời đi tìm chân lý ngay từ khi còn trẻ, với lòng trung thành và niềm tin vào đảng, với kinh nghiệm mấy chục năm trong lịch trình cách mạng, với sự suy ngẫm và thực tiễn trong Cách mạng văn hoá, ông đã tạo dựng nên một thời kỳ mới, đó là nền tảng vững chắc cho một cống hiến rực rỡ đối với tổ quốc và nhân dân mà ông yêu quý hết sức sâu sắc. Trong cả cuộc đời ông, trong thực tiễn của sự nghiệp cách mạng và xây dựng mà ông tiến hành, ông vẫn một lòng một dạ, không biết mệt mỏi kiếm tìm, tức là làm cho Trung quốc mau chóng cường thịnh lên, nhân dân Trung quốc nhanh chóng giàu có lên. Trong trăm ngàn sự việc, trong muôn vạn suy tư, tấm lòng của Đặng Tiểu Bình bao giờ cũng đặt đất nước và nhân dân lên cao hơn tất cả. Ông đã đem toàn bộ tinh thần và tâm huyết của cả cuộc đời mình gửi gắm vào đất nước. Và nhân dân, cuối cùng ông đề xuất: Xem xem nó có lợi cho sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội chủ nghĩa hay không, xem xem nó có lợi cho sự tăng cường sức mạnh tổng hợp của các quốc gia xã hội chủ nghĩa hay không, xem xem có lợi cho việc nâng cao đời sống của nhân dân lên không, và lấy những cái đó để làm tiêu chuẩn đánh giá công tác là được là mất, là phải là trái. Tư tưởng căn bản của ông là lấy nước lấy dân làm gốc, đã được nhân dân Trung quốc công nhận và ủng hộ. Có rất nhiều người đang đi sâu thảo luận, tìm nguyên nhân thành công việc cải cách mở cửa của Trung quốc. Thực ra, cái nguyên nhân ấy, bảo rằng phức tạp kể cũng rất phức tạp, bảo rằng giản đơn nó cũng vô cùng giản đơn. Như vậy là có ý nói: Nguyện vọng cái cách mở cửa đã thấm sâu vào lòng nhân dân, những biện pháp cải cách mở cửa phù hợp với tình hình của đất nước, cải cách mở cửa được quảng đại quần chúng nhân dân ủng hộ và thực hiện. Không có nhân dân ủng hộ, thì bất kỳ người nào cũng đều không thể đẩy con tầu cải cách mở cửa lên đường ra khơi được.
Vào dịp sinh nhật lần thứ chín mươi nhăm của cha tôi, thực ra tôi chỉ có ý định viết một cái gì đó về sự trải nghiệm của cha tôi trong những năm tháng Cách mạng văn hoá để tưởng nhớ tới Người. Nhưng không ngờ, đặt bút viết, lại viết dài như thế này. Cách mạng văn hoá là một lịch trình lịch sử phức tạp, trong khi cha tôi lại là một nhân vật lịch sử quá trọng yếu, cho nên chỉ với năm câu ba điều thì không có khả năng làm cho rõ ràng được. Điều tôi viết, là nói về những nếm trải của cha tôi trong Cách mạng văn hoá, đồng thời cũng là sự nếm trải của cả gia đình tôi trong Cách mạng văn hoá. Trong quá trình viết lách, cả gia đình tôi đã giúp đỡ tôi rất nhiều. Cứ sau khi viết xong một chương, tôi lại đưa cho cả gia đình xem. Tất cả mọi người trong nhà đều góp ý, gợi ý cho tôi nhớ lại những sự thật, những chi tiết, giúp tôi bổ sung sửa chữa, giúp tôi đối chiếu lại bản thảo. Đặc biệt là mẹ tôi, năm nay đã tám mươi ba tuổi, vẫn còn chịu khó đọc lại giúp tôi từng câu, giúp tôi sửa chữa từng chữ. Nếu mà những điều tôi vừa viết phản ảnh được phần nào về cha tôi và gia đình tôi trong Cách mạng văn hoá, thì hoàn toàn phải cảm ơn mẹ tôi và các anh chị em tôi - Đặng Lâm, Đặng Phác Phương, Đặng Nam, Đặng Chất Phương, và còn cả chồng tôi nữa, anh Hạ Bình. Không có sự giúp đỡ của anh, chỉ bằng một sức lực tôi, thực ra chẳng thể nào hoàn thành công việc này được.
Hồi tưởng lại, gần như không dám tin rằng, cha tôi đã đi xa được ba năm rồi, thật là ngày tháng như thoi đưa. Trong khi ngồi viết về đoạn thời gian Cách mạng văn hoá, tiếng nói, tiếng cười, nét mặt của cha tôi vẫn thường hiển hiện trước mắt tôi. Trong giấc ngủ, trong mơ, hình ảnh cha tôi vẫn ở quanh tôi. Trong tâm khảm tôi, vẫn luôn cảm thấy một cách hết sức rõ ràng rằng, cha tôi chịu rời xa chúng tôi mà ra đi. Ông vẫn còn đang quanh quẩn bên cạnh chúng tôi, đang cùng ngồi đoàn tụ với gia đình, nghe chúng tôi nói, nhìn chúng tôi cười, vẫn như xưa chẳng nói năng gì, tận hưởng tình thân và niềm vui êm ấm nhất trên cõi thế gian này.
Cha ơi? Chúng con thương nhớ cha.
55. Lời cảm tạ
Để viết được tập sách này, tôi đã tham khảo nhiều tài liệu lưu trữ và thư tịch có liên quan, đã gặp gỡ nhiều người biết chuyện, và đã được những người đó hết lòng ủng hộ. Đồng chí Lực Bình ở phòng nghiên cứu Văn Hiến trung ương đã đọc thẩm định cho toàn bộ lập sách, và đã cho những những chỉ dẫn quan trọng. Những đồng chí ở tổ nghiên cứu Đặng Tiểu Bình thuộc phòng nghiên cứu Văn Hiến trung ương, đặc biệt là đồng chí Chu Lập Bình, đã cung cấp cho nhiều tài liệu cũng như những chỉ dẫn quý báu. Ở đây, tôi xin gai tới những đồng chí đã từng giúp đỡ, chỉ dẫn cho tôi, lời cảm ơn chân thành.
Tác giả

Xem Tiếp: ----

Truyện Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa 1. Năm 1966 lắm chuyện 2. Tai hoạ từ trong nhà mà ra 3. Nã pháo vào Bộ tư lệnh 4. Phê phán Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình 5. Tổng tiến công vào “kẻ cầm quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa” 6. Đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Đào Chú 7. Một lá thuyền đơn trong sóng cả 8. Thành lập Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình 9. Đại hội toàn trung ương mở rộng lần thứ 12 của khoá VIII 10. Tháng năm khủng khiếp 11. Tai hoạ từ ngang trời giáng xuống 12. Thanh la não bạt diễn trò Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình 13. “Đại hội 9” và “tiếp tục cách mạng” 14. Sơ tán, chuẩn bị chiến tranh 15. Chuyến bay đơn độc về phương nam 16. Giang Tây, những ngày đầu 17. Lao động 18. Về nhà rồi đây! 19 Phi Phi về đây rồi 20. Biến số trong bất biến 21. Sóng gió ở hội nghị Lư sơn 22. Những ngày bình lặng không yên ổn 23. Cảnh ngộ Phác phương 24. Trời chẳng phụ lòng người 25. Vật đổi sao dời 26. Giang nam, xuân đến sớm 27. Uốn nắn lại những cung cách cực tả 28. Giải toả giam cầm, lên tỉnh Cương Sơn 29. Thăm lại đất xưa 30. Chào nhé trường bộ binh 31. Trở lại làm việc 32.Đại hội khoá 10 của Đảng, kiên trì đường lối Cách mạng văn hoá 33. Vào quân uỷ, bộ chính trị 34. Sóng gió trong chuyến đi dự hội nghị đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc 35. Cuộc đấu tranh về “tổ chức nội các” 36. Ý vị sâu xa của Đại hội đại biểu nhân dân khoá IV 37. Màn giáo đầu của chỉnh đốn toàn diện 38. Cuộc đọ sức chỉnh đốn ngành đường sắt 39. Mao Trạch Đông phê bình “bè lũ bốn tên” 40. Chỉnh đốn toàn diện 41. Ba văn kiện chỉnh đốn toàn diện 42. Thành tựu vĩ đại 43. “Bình Thuỷ Hử” và những ngày cuối cùng của Chu Ân Lai 44. Kẻ ác đi kiện trước 45. Thời buổi khó khăn 46. Cuộc tuẫn nạn bi tráng 47. Phê phán Đặng Tiểu Bình 48. Phong trào ngày 5 tháng tư vĩ đại 49. “Hai nghị quyết” 50. Sóng gió không sờn 51. Mao Trạch Đông, vĩ nhân một đời, ra đi 52. Đập tan hoàn toàn lũ bốn tên 53. Sự phục hồi trong vòng sáng huy hoàng 54. Lời kết & 55 Lời cảm tạ