46. Cuộc tuẫn nạn bi tráng

Mùa đông năm l 975, trời quá giá rét. Mới bước vào tháng mười hai mà gió bấc đã hun hút. Ngoài đường, những người đạp xe đạp ai nấy đều phải mặc áo bông, quần bông, mũ bông thật dầy, mà vẫn còn phải kéo vành mũ che tai buộc chặt xuống cằm. Đạp xe hết một đoạn đường, đôi tay đi găng vẫn bị rất cứng lại, tím ngăn ngắt. Cuối năm đó, trời lạnh, lòng người còn lạnh hơn.
Thực ra, năm đó là năm đầu tiên trong chín năm Cách mạng văn hoá, nền kinh tế quốc dân có được sự phát triển khá nhất. Tổng giá trị sản lượng, tăng lên được 11,9% so với năm trước, trong đó giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 4,6%, giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 15,9%, lương thực, gang thép, than nguyên khai, dầu mỏ, điện, thu nhập tài chính, đều có những tăng trưởng tương đối khá. Qua cuộc chỉnh đốn toàn diện, sản xuất được phục hồi, trật tự được xây dựng lại, hoạt động bè phái bị hạn chế, lòng tin của cán bộ và quần chúng tăng lên, tình hình làm phấn khởi lòng người. Nhưng cảnh đẹp chẳng bên, đất bằng bỗng nổi lên cuộc phong ba phản kích “làn gió hữu khuynh lật án”, những thành quả do cuộc chỉnh đốn mang lại hoàn toàn bị phủ nhận. Cuộc chỉnh đốn bị cưỡng bức đình chỉ chín tháng liền, tình hình kinh tế lại thêm mỗi lần tụt dốc.
Trong tình hình như thế, điều đau đớn nhất chính là lòng người. Quảng đại quần chúng vừa mới chợt nhìn thấy những thành quả của cuộc chỉnh đốn toàn diện, và niềm hy vọng vừa mới được nhen nhóm, lại thêm một lần nữa rơi tõm vào nỗi bất an, mù mịt. Nhưng phong trào phát triển tới ngày nay, nó cũng chẳng còn giống như những năm tháng bão tố cuồng phong dữ đội như hồi đầu của cuộc Cách mạng văn hoá nữa, trong lòng mỗi con người đều chỉ có một nỗi chán ghét, họ không còn phấn khởi mù quáng, mà lại là một cái dấu hỏi to đùng.
Năm 1975, một năm chập chờn lần lớn xuống to, và qua đi rừng sự nhốn nháo “phê phán Đặng Tiểu Bình” lầm lạc. Năm mới 1976, Đặng Tiểu Bình bị bắt buộc phải viết kiểm thảo trong không khí đầu năm ấy.
Cuộc phê phán đối với Đặng Tiểu Bình không hề có một chút lơi lỏng nào dù là trong đầu năm mới. Ngày Tết vừa qua được hai ngày, tức ngày 3 tháng một, Đặng Tiểu Bình bị bái buộc kiểm thảo lần thứ hai trước hội nghị Bộ Chính trị - còn gọi là kiểm thảo bổ sung - có thể do cuộc kiểm thảo lần thứ nhất chưa được gọi chính thức chăng, nên mới có thêm lần này, Đặng Tiểu Bình phải kiểm thảo bằng văn bản. Thực ra, những điều cần nói, Đặng Tiểu Bình đã nói hết cả rồi, cần phải tỏ rõ thái độ cũng đã tỏ rõ đủ rồi, có kiểm thảo nữa cũng vẫn chỉ là như thế. Nội dung của bản kiểm thảo này vẫn giống về đại thể nhưng có cái không giống về tiểu tiết, bởi vì “người ta” có “ý kiến”, nên cần phải kiểm điểm thêm một điều rằng: đề xuất “lấy ba chỉ thị làm cương lĩnh”, một việc to lớn trọng đại như thế, mà không thỉnh thị Chủ tịch, không đưa ra Bộ Chính trị thảo luận.
Sau lần kiểm thảo đó, Đặng Tiểu Bình lại một lần nữa viết thư cho Mao Trạch Đông. Trong thư viết: “Sau khi kiểm điểm sơ bộ tại hội nghị Bộ Chính trị lần trước, lại thấy Mao Viễn Tân truyền đạt một số chỉ thị quan trọng của Chủ tịch. Trước hết là sáu vị đồng chí sau đó là tại hai hội nghị lớn khác, các đồng chí đó đã nghiêm túc phân tích phê phán và giúp đỡ, đối với sai lầm của tôi, khiến tôi cũng nhận thấy rằng lần kiểm điểm trước là chưa đủ. Đặng Tiểu Bình còn gửi kèm theo bản “kiểm thảo bổ sung” của lần kiềm điểm này. Trong thư gửi cho Mao Trạch Đông, ông còn viết tiếp: Nên tiếp tục mở hội nghị phê phán tôi, ngoài việc tôi cần tiếp tục nghe phê phán ra, tôi còn cần được báo cáo trực tiếp với Chủ tịch những nhận thức về sai lầm của mình, và muốn được nghe những lời giáo dục trời biển của Chủ tịch. Tất nhiên là vào khi nào được Chủ tịch cho phép”. Đặng Tiểu Bình, thêm một lần nữa đòi “đối mặt” với Mao Trạch Đông.
Mao Trạch Đông không cho Đặng Tiểu Bình gặp mặt, đợi đến khi Đặng Tiểu Bình “kiểm thảo lần thứ hai” xong, ngày 14.1.1976, Mao Trạch Đông mới bút phê vào hai bản kiểm thảo của Đặng Tiểu Bình trong hai ngày 20.12.1975 và ngày 3.1.1976: “In phát cho Bộ Chính trị thảo luận”. Ý tứ của những lời bút phê đó là rất rõ ràng, Mao Trạch Đông vẫn còn chưa hài lòng về những bản kiểm thảo của Đặng Tiểu Bình, cần phải để cho mọi người “tiếp tục thảo luận”, cũng có nghĩa là tiếp tục phê phán.
Trong bầu không khí chính trị nặng trĩu áp lực của các hội nghị được liên tục mở ra để phê phán Đặng Tiểu Bình, tính mạng của Chu Ân Lai cũng bước vào thời kỳ nguy hiểm cuối cùng. Bằng vào nghị lực lối đa của mình, nén chịu những cơn đau của bệnh tất dày vò Chu Ân Lai nằm trên giường bệnh, gắng gượng lắng nghe tin tức trên báo chí do người khác đọc hộ, để theo dõi, lo âu cho tình hình của cuộc đấu tranh chính trị trong toàn quốc, mỗi khi những cơn đau dữ dội ập tới, ông lại nắm chặt lấy tay người hộ lý, và cố gắng giấu giếm, không để lộ nỗi đau đớn đó ra ngoài. Khi Đặng Tiểu Bình, Lý Tiên Niệm, Uông Đông Hưng, Trần Tích Liên, Kỷ Đăng Khuê, Hoa Quốc Phong, Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh tới thăm, ông thực tình muốn nói, muốn trao đổi rất nhiều với mọi người, nhưng thể lực ông đã quá suy kiệt, chỉ còn có thể nói được đôi câu đứt đoạn. Hạ tuần tháng mười hai, khi những ngày trọng đông bao phủ cả Bắc Kinh, bệnh tình của Chu Ân Lai đã trở nên quá nguy cấp, luôn luôn rơi vào trạng thái hôn mê. Để giảm bớt những cơn đau cho ông, các bác sĩ đã phải sử dụng thuốc an thần và giảm đau cho ông, mong sao kéo dài sinh mệnh ông được chút nào hay chút ấy. Trong những giây phút cuối cùng ấy, Đặng Tiểu Bình đã hai lần tới bệnh viện thăm người huynh trưởng, người lão đồng chí của mình. Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm cùng liên tục vào bệnh viện với ông. Khi gặp Diệp Kiếm Anh, Chu Ân Lai đã dạn dò những lời cuối cùng của ông với Diệp Kiếm Anh. Ông nói với Diệp Kiếm Anh cần chú ý tới phương pháp đấu tranh, bất kể ra làm sao cũng không để quyền lực rơi vào tay lũ bốn tên. Trong những cơn đau đớn, ông đã cùng với người bạn chiến đấu, người bạn đời đã gắn bó keo sơn với ông trong hơn năm chục năm trời là Đặng Dĩnh Siêu luôn luôn túc trực bên giường bệnh ông, cùng hát Quốc tế ca, đề tỏ lòng quyến tuyến và sát cánh bên nhau.
Từ ngày 1.6.1974 ông vào nằm trong bệnh viện, cho đến ngày 8.1.1976, Chu Ân Lai đã phải chịu đựng hơn mười lần phẫu thuật cả lớn lẫn nhỏ. Trong khi bệnh tình trầm trọng là như thế mà ông vẫn kiên trì làm việc, phê duyệt công văn giấy tờ, chỉnh lý một số văn kiện và vẫn có những cuộc nói chuyện với những đồng chí phụ trách công tác của trung ương, tất cả 161 lần, với những người phụ trách các ngành,  các bộ môn có liên quan 55 lần, tiếp 63 đoàn khách nước ngoài. Đồng thời với những cuộc vật lộn cùng tử thần, ông vẫn một niệm tận tuy, son sắt thuỷ chung trước sau như một với lời thế nguyện của mình. Cùng với việc tiếp nhận phê phán mình, Đặng Tiểu Bình vẫn hết sức dành nhiều tâm sức và trách nhiệm của mình đối với người lão đồng chí, đồng thời là người tri kỷ rất đáng kính trọng đã quen biết nhau tự thuở còn trai trẻ. 7 giờ sáng ngày 20.12, với bệnh tình trầm trọng, Chu Ân Lai cho tìm La Thanh Trường(4) đến, để bàn về việc Đài Loan.
Cán bộ y tế gọi điện thoại xin ý kiến của Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình nói một cách đau đớn: “Bệnh trạng của thủ tướng đã như thế rồi, thôi thì, Thủ tướng muốn tìm ai cứ cho tìm người ấy”. 1 giờ rưỡi chiều ngày 22.12, Đặng Tiểu Bình và một số đồng chí lãnh đạo trung ương nghe tổ điều trị báo cáo khẩn cấp về tình hình bệnh trạng của Chu Ân Lai. Đêm 28, tổ điều trị phái cấp cứu cho Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình đang ngủ cũng trở dậy cùng năm đồng chí phụ trách trung ương khác vào bệnh viện 305, cùng với Đặng Dĩnh Siêu ngồi trực bên giường bệnh Chu Ân Lai cho đến 2 giờ 10 phút sáng, khi thấy Chu Ân Lai đã từ bên cái chết tỉnh lại, mới rời khỏi bệnh viện.
Năm 1976 đã tới. Chiếc kim đồng hồ chỉ vào ngày Tết cũng đã chuyển dịch đi, nhưng bầu không khí u uất đau thương, lặng lẽ như đông cứng vẫn không sao giải hoá đi được.
Sáng sớm ngày 5.1.1976, Chu Ân Lai được phẫu thuật lần cuối cùng. Đặng Tiểu Bình, Lý Tiên Niệm, Uông Đông Hưng v... vẫn chờ trực bên cạnh ông. Từ chiều cho đến đêm ngày hôm đó, Diệp Kiếm Anh cùng những thành viên khác của Bộ Chính trị, được tin bệnh tình của Chu Ân Lai nguy cấp, đã lần lượt vào bệnh viện thăm ông. 11 giờ đêm 7.1.1976, Chu Ân Lai rơi vào tình huống hấp hối.
9 giờ 57 phút sáng ngày 8.1.1976, người con của nhân dân Trung quốc vĩ đại, người đảng viên Cộng sản trung thành, nhà lãnh đạo đảng và quốc gia ưu tú Chu Ân Lai đã vĩnh biệt cuộc đời, hưởng thọ 78 tuổi.
Chu Ân Lai đã qua đời, tin đau buồn đó lập tức làm rung động toàn đại địa Thần Châu.
Thủ tướng kính yêu đã ra đi! Tin tức bi thương đó như một lực xung kích lớn, làm mở toang cánh cửa của lòng đau khổ. Những dòng nước mắt xúc động đến nghẹn ngào không sao kìm nén nổi trong khóe mắt của moi người cứ ròng ròng tuôn rơi. Dân lành bách tính không thể nào tin được rằng, vị Thủ tướng tốt với họ đến thế mà lại phái rời bỏ họ, ra đi. Họ không muốn phải chứng kiến người tốt đến như thế, mà lại phải xa rời cõi thế gian này, với sự âu lo buồn thảm còn chất chứa đầy lòng đầy dạ. Thủ tướng lâm bệnh nặng, Thủ tướng chết trong trĩu nặng đau buồn, mệt mỏi, Thủ tướng chết vì sự tức giận bọn dã man độc địa! Nỗi đau thê thảm trong lòng muôn dân trong sáng như một tấm gương. Trong giờ phút mà người trong cả nước nghẹn ngào khóc thương Thủ tướng Chu Ân Lai giã từ cõi thế, thì một niềm uất ức phẫn nộ cũng trào dâng trong lồng ngực nhân dân Trung quốc.
Chu Ân Lai qua đời, những cuộc phê phán Đặng Tiểu Bình bị “loãng” ra. Về danh nghĩa, Đặng Tiểu Bình vẫn là người chủ trì điều hành mọi công tác thường nhật của trung ương, ông kìm nén nỗi đau đớn to lớn trong lòng, dốc hết tâm sức vào việc lo liệu thu xếp lễ an táng cho Chu Ân Lai.
Vào hôm Chu Ân Lai qua đời, Đặng Tiểu Bình đẫ viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông, nói rằng, Bộ Chính trị đã có một buổi họp chuyên đề, thảo luận về việc tang lễ của Chu Ân Lai, đã quyết ba việc như sau: Thứ nhất, báo cáo và xin chỉ thị của Chủ tịch. Thứ hai, cáo phó việc Chu Ân Lai qua đời. Thứ ba, danh sách ban tang lễ Chu Ân Lai. Đặng Tiểu Bình đề nghị: Việc thứ hai, việc thứ ba đều phải cho phát thanh vào tối nay, nay xin ý kiến, xin trả lời cho Uông Đông Hưng để thi hành”. Ngày 9, Mao Trạch Đông bút phê: “Đồng ý”.
Ngày 9.1.1976 vì việc tang lễ của Chu Ân Lai, nên Đặng Tiểu Bình lại viết thư cho Mao Trạch Đông xin ý kiến: “Sau khi tin tức về Thủ tướng qua đời được phát đi, không ít quốc gia đề nghị gửi phái đoàn hoặc người đại diện tới dự lễ tang”, trong đó Sescu(5), Alia(6) của Anbani, ngày mai lên đường. Có Mi-ki Tha-kê-ô(7) của Nhật Bản, cũng lên đường vào sớm mai. Có nữ thủ tướng Bandalanaicơ(8) của Sri Lanca, chiều nay sẽ lên đường.
Đặng Tiểu Bình viết: “Bộ Chính trị đã thảo luận riêng vấn đề này, quyết định vẫn thảo như phương án Chủ tịch đã phê chuẩn - nhất luật không mời ai. Bộ Chính trị định phải ra một thông cáo, nay cũng gửi đến để xin được phê duyệt cho tiện lợi trong công việc. Xin báo lại cho Uông Đông Hưng chấp hành”. Đặng Tiểu Bình đề nghị, bản thân ông sẽ tiếp đại sứ Anbani, Kiều Quán Hoa sẽ tiếp đại sứ Nhật Bản, Hàn Niệm Long(9) sẽ tiếp đại sứ Sri Lanca. Mao Trạch Đông phê chuẩn phương án này.
Ngày 9.1.1976, trung ương công bố danh sách ban lễ tang Chu Ân Lai do Mao Trạch Đông, Vương Hồng Văn, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Chu Đức... tất cả bao gồm một trăm linh bảy người.
Ngày 9.1.1976, khắp nơi như Thiên An Môn, Tân Hoa Môn, Cung Văn hoá Nhân dân tao động, Bộ Ngoại giao v. v, treo cờ rủ, để tang. Trong ngọn gió lạnh buốt mùa đông, lá cờ năm sao màu đỏ máu, từ từ kéo lên nửa cột, dưới trời xanh mây- trắng tôn thêm màu sắc cho nhau, phấp phới bay. Ngày 10, ngày 11.1.1976, các nhà lãnh đạo đảng, nhà nước và đại biểu các giới tất cả hơn một vạn người tới bệnh viện Bắc Kinh viếng, vĩnh biệt Chu Ân Lai. Nguyên soái Chu Đức tuổi đã quá cao, nhấc những bước chân nặng nhọc, đi tới bên thi thể người lão đồng chí, trịnh trọng giơ tay phải, gửi tới Chu Ân Lai lời chào vĩnh biệt. Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Tống Khánh Linh, Lý Tiên Niệm cũng đau đớn xót xa vĩnh biệt Chu Ân Lai. Ở bệnh viện Bắc Kinh nhân dân tự động kéo đến đứng đông nghịt trước cổng bệnh viện, người người đều đưa tay lau những giọt nước mắt trào rơi, họ hy vọng được nhìn thấy vị thủ tướng của họ lần cuối cùng, hy vọng được bầy tỏ nỗi tiếc thương, niềm kính trọng tới vị thủ tướng của họ. Chu Ân Lai, một đại danh từ có nhân cách vĩ đại, một đại danh từ mang tinh thần bất hủ của một dân tộc. Cả đời ông là một cuộc chiến đấu không ngừng không nghỉ, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc giải phóng nhân dân và vì sự nghiệp xây dựng đất nước, dù chết đi cũng vẫn là đại diện cho chí khí của nhân dân. Chu Ân Lai lấy cái chết giống như cuộc tuẫn nạn bi tráng, làm trỗi dậy một phong trào cách mạng của nhân dân tràn lan khắp nơi và lâm xúc động lòng người.
Chu Ân Lai qua đời, nơi nơi đau đớn, duy chỉ có lũ bốn tên là sung sướng. Khi Chu Ân Lai còn sống, bọn chúng đã phải dốc cạn tâm cơ vẫn không làm sao đánh đổ được ông. Nay Chu Ân Lai đã ra đi, như nhổ được một địch thủ đáng gờm nhất, làm sao mà chúng không khấp khởi mừng thầm được. Giang Thanh đối với bệnh tật của Chu Ân Lai hầu như không hề có một chút quan tâm nào. Ngày 7.1.1976, khi Chu Ân Lai đang trong cơn hấp hối, mà ở hội nghị Bộ Chính trị mụ vẫn ra sức, điên cuồng “phê phán Đặng Tiểu Bình”, đổ tội cho Đặng Tiểu Bình xúi giục hữu khuynh lật án trong toàn quốc, rồi thụt lùi, rồi ngóc đầu dậy, còn bảo Đặng Tiểu Bình kêu gọi mọi người ông không sợ bị lật để lần thứ hai, dù phải liều lấm thân già cũng làm. Ngày 9.1.1976, Tân Hoa xã xin ý kiến về việc đưa tin Chu Ân Lai qua đời cùng một số công việc có liên quan, Diêu Văn Nguyện đột ngột ra lệnh cấm, không được đưa tin về tổ chức truy điệu. Với sự khống chế của lũ bốn tên, trong sáu ngày đầu khi Chu Ân Lai qua đời, chỉ phát có hai mẩu tin có liên quan. Trong nghi thức vĩnh biệt trước đi thể của Chư Ân Lai, tất cả mọi người đều chìm đắm vào nỗi đau thương khôn tả, duy chỉ riêng một mình Giang Thanh, không những đã không ngả mũ, mà ngay cả khi đọc điếu văn mụ văn ngơ ngáo, nghiêng bên nọ ngả bên kia, láo liên nhìn ngược nhìn xuôi. Sự vô lễ của Giang Thanh đối với Chu Ân Lai cùng những hành vi xấc xược của mụ, đã được máy ghì hình vô tình ghi vào trong ống kính, làm phẫn nộ cả triệu triệu con tim của nhân dân toàn quốc. Trong những ngày tang lễ Chu Ân Lai, lũ bốn tên hạ lệnh, cấm không cho quần chúng đeo băng đen, cấm không cho gửi vòng hoa viếng, cấm không được thiết lập bàn thờ, cấm không được tổ chức lễ truy điệu, cấm không được đeo huy hiệu Chu Ân Lai. Thậm chí còn hạ lênh cho các đơn vị nghiêm khắc kiểm tra, không cho bất kỳ ai đeo băng đen và đeo huy hiệu Chu Ân Lai. Còn hơn thế nữa, tay chân của lũ bốn tên, bộ trưởng Bộ Văn hoá, Vu Hội Vịnh còn cưỡng bức các đơn vị văn nghệ vẫn biểu diễn ca múa hát hò y như thường lệ, còn ra lệnh cho cơ quan công an tra xét những điện thoại mà quần chúng gọi tới để chất vấn và phản đối những điều vô lễ đó.
Lũ bốn tên với những hành động ngỗ ngược, nghịch chiều đó, đã trở thành sự đối lập rõ nét nhất với sự đau thương to lớn của nhân dân quần chúng. Lũ bốn tên bó buộc, áp chế nhân dân, không cho làm lễ tưởng niệm, chỉ khiến mọi người càng thêm uất ức, phẫn nộ. Không cho đeo băng đen, người ta đeo vào bên trong áo khoác ngoài; không cho làm lễ tưởng niệm, người ta. đứng nghiêm nhìn vào lá cờ rủ, dưới bầu trời xanh mây trắng, lặng lẽ gửi niềm thương tiếc. Chuyên gia sản khoa Lâm Xảo Trĩ nổi tiếng ở bệnh viện Hiệp Hoà là người vốn vô cùng kính trọng Thủ tướng Chu Ân Lai bị bệnh viện đưa người tới kiểm tra, và hạ bức ảnh Chu Ân Lai, bà treo trong phòng bà xuống, khiến người nữ bác sĩ già 70 tuổi, uất ức nghẹn ngào, nước mắt chảy ròng ròng, những tên kiểm tra đi khỏi, bà lại ngoan cường đem bức ảnh treo cao lên chỗ cũ. Lòng kính yêu của nhân dân đối với Chu Ân Lai đã được in khắc vào sâu trong tâm khảm, có cướp cũng chẳng được, có đoạn cũng chẳng xong. Sự oán ghét lũ bốn tên của nhân dân đã trở thành mối thù hận chứa chất, tràn đầy trong lòng họ.
Ngày 11.1.1976, di thể của Thủ tướng Chu Ân Lai được đưa tới nghĩa trang Cách mạng ở Bái Bảo Sơn, làm lễ hoả táng. Nhân dân biết được tin đó, dân ùn ùn kéo tới. Họ từ bốn phương tám hướng trong thành phố kéo tới, họ từ các vùng ngoại ô cách thành phố mấy chục dặm đường, đi bộ, dồn về, họ từ các hướng đông, tây, nam, bắc của tổ quốc đổ về. Giữa những ngày đông tháng giá, gió bấc hun hút thổi, họ đứng lặng lẽ dọc hai bên đường phố Trường An. Hàng triệu con người, kéo dài không dứt, trở thành mọt bức tường ngạo nghễ, hùng tráng dài mấy chục dặm đường phố để tiễn đưa linh cữu của Thủ tướng Chu Ân Lai. Quần chúng nhân dân Trung quốc muốn được tiễn đưa vị Thủ tướng ưu tú của họ một đoạn đường, xe tang đã tới, xe chở linh cữu từ từ đi qua, những dòng nước mắt nóng hối tuôn rơi, những tiếng sụt sịt nghẹn ngào vang lên, không khí thật tiêu điều, buồn thảm. Chu Ân Lai đã phải ôm một mối bi thương, nuối tiếc trong lòng mà từ giã cõi nhân gian, nhưng mọi người tin rằng, khi ông được chứng kiến cảnh bi tráng này, khi được nghe thấy tiếng lòng của mỗi người dân, thì linh hồn ông ừ chốn cao xanh nhất định sẽ được an ủi, nhất định cảm thấy yên lòng, nhất định ông sẽ cảm thấy tự hào và hãnh diện vì dân chúng của ông. Từ ngày 12 đến ngày 14.1.1976, tại Cung Văn hoá Nhân dân tao động, bốn vạn người dân các giới thủ đô long trọng làm lề phúng viếng thủ tướng Chu Ân Lai. Trong thời gian tiến hành lễ phúng viếng này, lại càng có nhiều nhân dân quần chúng phá bỏ lệnh cấm của lũ bốn tên, tự phát tổ chức các hoạt động phúng viếng. Không biết có bao nhiêu con người, cánh tay đeo băng đen, cầm những bông hoa trắng, đến trước đài liệt sĩ Anh hùng nhân dân cao vút trước quảng trường Thiên An Môn. Trong những ngày ấy, đài liệt sĩ Anh hùng nhân dân tràn ngập những vòng hoa, nhân dân ngậm lệ đem những vành hoa tự tay mình kết lại, treo dây những bức tường bằng cây tùng, trồng đầy bốn xung quanh quảng trường Thiên An Môn. Những bông hoa trắng đó, đoá nọ chồng lên đoá kia, lớp này chồng lên lớp khác, tầng, tùng, có màu trắng tuyết thần thánh, trùm bọc những cây tùng xanh không bao giờ héo úa. Những hoạt động phúng viếng, truy điệu ở Bắc Kinh, ở Thượng Hải, ở Thiên Tân, ở Quảng Châu, ở Vũ Hán, ở Tây An, ở Nam Kinh, ở Trùng Khánh được tiếp nhau tổ chức, và không ngừng mở rộng. Trăm họ Trung quốc dùng phương thức không lời này để truy điệu, để tưởng niệm Chu Ân Lai kính yêu của họ, biểu lộ sự âu lo đối với tiền đồ của đảng và đất nước, và mạnh mẽ hơn chính là biểu lộ ngọn lửa căm phẫn đối với lũ bốn tên đang bùng cháy trong tâm can của họ.
Để cử hành lễ truy điệu Chu Ân Lai, ngày 12.1.1976, Đặng Tiểu Bình gửi công văn thỉnh thị Mao Trạch Đông: “Điếu văn đã được Bộ Chính trị thẩm định. Nay gửi lên đề nghị đọc và duyệt”. Mao Trạch Đông múa búi phê “Đồng ý”. Lễ truy điệu đã được định xong, điếu văn cũng đã được định xong, nhưng trong lễ truy điệu này, ai sẽ là người đọc điếu văn, đã trở thành một cuộc đấu tranh gay gắt. Mặc dù Đặng Tiểu Bình đang bị phê phán, nhưng vẫn chưa bị hạ bệ, về danh nghĩa vẫn là người chủ trì điều khiển công tác của trung ương, về lý, về thể thức, tất cả đáng ra phải là Đặng Tiểu Bình đọc điếu văn mới đúng. Nhưng Trương Xuân Kiều lại có ý kiến, để cho Diệp Kiếm Anh; nguyên soái Diệp Kiếm Anh đã biết tỏng âm mưu của lũ bốn tên, nhân lễ truy điều này, chúng cố tình bóc bỏ địa vị chính trị của Đặng Tiểu Bình đi. Nhưng Diệp Kiếm Anh lại giữ vững ý kiến mình, để Đặng Tiểu Bình đọc điếu văn. Làm cho âm mưu của lũ bốn tên bị phá sản. Không ngăn cản được việc Đặng Tiểu Bình đọc điếu văn, nên vào một ngày trước khi lễ truy điệu Chu Ân Lai được tổ chức, Diêu Văn Nguyên đã tự sắp xếp tổ chức cho báo Nhân dân in bài báo trên trang đầu mang tên “Cuộc tranh luận lớn đem lại những thay đổi lớn” hòng dùng những tin tức của cuộc “phản kích làn gió hữu khuynh lật án” làm mờ nhạt, đánh loãng bầu không khí bi thương của nhân dân quần chúng truy điệu Chu Ân Lai. Trong vòng một ngày 13.1.1976, Diêu Văn Nguyên đã ba lần ra chỉ thị xuống cho Tân Hoa xã: không nên vì phải đăng những tin hoạt động truy điệu thủ tướng, mà bỏ đi mất những tin tức thường ngày là “nắm cách mạng thúc đẩy sản xuất”. Còn khiển trách rằng “Trong mấy ngày hôm nay, báo chí đăng quá nhiều điện chia buồn, tập trung quá”. Đồng thời còn chỉ thị cụ thể là từ nay những điện chia buồn phải in lùi về các trang sau. Cũng bắt đầu từ đó, một cuộc vật lộn, không đội trời chung giữa quần chúng nhân dân và lũ bốn tên, đã được chính thức bày binh bố trận.
Trong lòng dạ Đặng Tiểu Bình không còn việc gì khác ngoài việc chuyên tâm vào tang lễ của Chu Ân Lai, hoàn thành nốt những nguyện vọng cuối cùng của Chu Ân Lai. Ngày 14.1.1976, ông gửi thư tới các uý viên thường vụ Bộ Chính trị, trong thư viết: “Đồng chí Đông Hưng bàn với chị cả Đặng Dĩnh Siêu về địa điểm rải tro xương của thủ tướng. Theo điều tra được biết hiện nay, núi Ngọc Tuyền không có nước chảy, nên đã bàn định xong việc sẽ thay bằng máy bay AN-2 đem rải tro xương xuống khắp sông suối núi đồi, bản thân chị cả Đặng Dĩnh Siêu chỉ ra đến sân bay, còn việc rải tro xương là do tổ công tác thực hiện. Cách thức trên, chỉ rải tro xương ở một vùng đất cố định là tốt nhất, nên tán thành. Đồng chí Đông Hưng chuẩn bị theo hướng này”. Mười bốn vị uỷ viên ban thường vụ Bộ Chính trị đều ghi ý kiến tán thành lên thư này. Đến đây, Đặng Tiểu Bình coi như đã hoàn thành việc tang lễ cho Chu Ân Lai. Điều ông được an ủi nhất trong lúc này, là ông còn được làm một số công việc cụ thể cho Chu Ân Lai, vì người bạn thân thiết, ông đã dốc ra được một chút sức lực cuối cùng.
Ngày 15.1.1976, tại đại hội đường Nhân dân, lễ truy điệu Chu Ân Lai được long trọng cử hành. Lễ truy điệu trang trọng, nghiêm túc, một bức ảnh lớn của Chu Ân Lai được treo lên, đảng kỳ tươi thắm của Đảng cộng sản Trung quốc phủ lên hộp tro xương của Chu Ân Lai. Những người tham gia lễ truy điệu đứng nghiêm trang với nét mặt rầu rĩ. Đặng Tiểu Bình, phó chủ tịch Đảng cộng sản Trung quốc, phó thủ tướng Quốc vụ viện, phó chủ tịch Quân uỷ trung ương, đại diện cho Trung ương đảng, cho Quốc vụ viện, cho Quân uỷ trung ương đọc điếu văn. Điếu từ đã đánh giá cao cả cuộc đời huy hoàng của Chu Ân Lai, đánh giá cao những công trạng, cống hiến của Chu Ân Lai cho cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước, đánh giá cao tinh thần và phẩm chất của Chu Ân Lai vĩ đại. Đặng Tiểu Bình nói: “Đồng chí Chu Ân Lai trung với đảng, trung với dân, ông đã anh dũng đấu tranh, cúc cung tận tuỵ, vô tư cống hiến mọi tinh lực của cả cuộc đời mình để quán triệt đường lối cách mạng vô sản của Mao Chủ tịch, giành tháng lợi trung sự nghiệp giải phóng nhân dân Trung quốc, cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản”. “Cả một đời của đồng chí Chu Ân Lai là cả một đời chiến đấu vinh quang cho chủ nghĩa cộng sản, là cả một đời kiên trì liên tục cách mạng”. Bài điếu văn mà Đặng Tiểu Bình viết cho Chu Ân Lai chính là đại diện cho tiếng lòng của những người bạn trung thành với Chu Ân Lai, của toàn thể nhân dân Trung quốc. Bài điếu văn ấy là nén tâm nhang cuối cùng của Đặng Tiểu Bình dâng tặng Chu Ân Lai sau nửa thế kỷ lương thức lương tri, cùng sát vai chiến đấu, đồng thời nó cũng lại là lời tuyên bố trang nghiêm về chính nghĩa và chân lý của quần chúng nhân dân toàn quốc mà ông làm đại diện để nói ra. Điều mà Đặng Tiểu Bình ca ngợi là cuộc đời rực sáng của Chu Ân Lai, đồng thời cũng lại là tinh thần, phẩm cách vĩ đại của dân lộc Trung Hoa mà Chu Ân Lai là người dại diện. Kết thúc lễ truy điệu, tất cả những người đến dự lễ đều đứng trang nghiêm cúi đâu kính chào trước ảnh Chu Ân Lai ba lần. Sau lễ truy điệu, căn cứ vào nguyện vọng cuối cùng của Chu Ân Lai, tro xương của ông được đem đi rải khắp mọi miền non sông đất nước của Tổ quốc. Chu Ân Lai, một vĩ nhân Trung quốc trong thế kỷ XX này cùng sáng láng với nhật nguyệt, cùng tồn tại với Tố quốc và sẽ vĩnh viễn sống trong lòng nhân dân.

Truyện Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa 1. Năm 1966 lắm chuyện 2. Tai hoạ từ trong nhà mà ra 3. Nã pháo vào Bộ tư lệnh 4. Phê phán Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình 5. Tổng tiến công vào “kẻ cầm quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa” 6. Đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Đào Chú 7. Một lá thuyền đơn trong sóng cả 8. Thành lập Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình 9. Đại hội toàn trung ương mở rộng lần thứ 12 của khoá VIII 10. Tháng năm khủng khiếp 11. Tai hoạ từ ngang trời giáng xuống 12. Thanh la não bạt diễn trò Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình 13. “Đại hội 9” và “tiếp tục cách mạng” 14. Sơ tán, chuẩn bị chiến tranh 15. Chuyến bay đơn độc về phương nam 16. Giang Tây, những ngày đầu 17. Lao động 18. Về nhà rồi đây! 19 Phi Phi về đây rồi 20. Biến số trong bất biến 21. Sóng gió ở hội nghị Lư sơn 22. Những ngày bình lặng không yên ổn 23. Cảnh ngộ Phác phương 24. Trời chẳng phụ lòng người 25. Vật đổi sao dời 26. Giang nam, xuân đến sớm 27. Uốn nắn lại những cung cách cực tả 28. Giải toả giam cầm, lên tỉnh Cương Sơn 29. Thăm lại đất xưa 30. Chào nhé trường bộ binh 31. Trở lại làm việc 32.Đại hội khoá 10 của Đảng, kiên trì đường lối Cách mạng văn hoá 33. Vào quân uỷ, bộ chính trị 34. Sóng gió trong chuyến đi dự hội nghị đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc 35. Cuộc đấu tranh về “tổ chức nội các” 36. Ý vị sâu xa của Đại hội đại biểu nhân dân khoá IV 37. Màn giáo đầu của chỉnh đốn toàn diện 38. Cuộc đọ sức chỉnh đốn ngành đường sắt 39. Mao Trạch Đông phê bình “bè lũ bốn tên” 40. Chỉnh đốn toàn diện 41. Ba văn kiện chỉnh đốn toàn diện 42. Thành tựu vĩ đại 43. “Bình Thuỷ Hử” và những ngày cuối cùng của Chu Ân Lai 44. Kẻ ác đi kiện trước 45. Thời buổi khó khăn 46. Cuộc tuẫn nạn bi tráng 47. Phê phán Đặng Tiểu Bình 48. Phong trào ngày 5 tháng tư vĩ đại 49. “Hai nghị quyết” 50. Sóng gió không sờn 51. Mao Trạch Đông, vĩ nhân một đời, ra đi 52. Đập tan hoàn toàn lũ bốn tên 53. Sự phục hồi trong vòng sáng huy hoàng 54. Lời kết & 55 Lời cảm tạ