50. Sóng gió không sờn

Trong ngôi nhà số 17 ngõ Đông Giao Dân. Cha mẹ tôi lại thêm một lần nữa bị giam cầm. Lần cấm cố này, vừa mang tính bảo vệ, vừa mang tính xử lý chính trị.
Ngày 7.4, hai nghị quyết của trung ương đảng cộng sản Trung quốc được phát thanh. Ngày 8 cha tôi liền viết thư gửi Uông Đông Hưng, trong thư ông trình bày với trung ương đảng và Mao Trạch Đông: Thứ nhất, ủng hộ Hoa Quốc Phong là phó chủ tịch thứ nhất của đảng và làm thứ tướng Quốc vụ viện. Thứ hai, ông to lòng cám ơn với việc giữ lại đảng tịch cho ông. Sau khi xảy ra cơn cuồng phong chính trị kinh hồn bạt vía này, Mao Trạch Đông đã xác lập Hoa Quốc Phong vào vị trí kế cận, mà không đem đại quyền về đảng, về chính quyền, về quân đội giao cho lũ bốn tên. Với quyết định quan trọng có liên quan tới tiền đồ vận mệnh của đất nước Trung quốc này của Mao Trạch Đông, cha tôi thực lòng ủng hộ. Thử nghĩ xem, nếu sau khi xảy ra Sự kiện Thiên An Môn, Mao Trạch Đông đem giao quyền bính cho lũ bốn tên, thì cả đảng và đất nước phải đứng trước một hiểm ểanh khó thể tưởng tượng ra được, nhân dân quần chúng chúng ta sẽ đắm chìm vào một tai nạn thăm thẳm. Trong khi cận kề với cái chết, Mao Trạch Đông còn giữ được một chút tỉnh táo, không thể không nói rằng thật vô cùng may mắn trong bất hạnh.
Khi Cách mạng văn hoá đánh đổ Đặng Tiểu Bình lần thứ nhất, Mao Trạch Đông bảo lưu đảng tịch cho Đặng Tiểu Bình. Trong lần thứ hai bị đánh đổ này Mao Trạch Đông vẫn bảo lưu đảng tịch cho Đặng Tiểu Bình. Thái độ của Mao Trạch Đông với Đặng Tiểu Bình, rõ ràng là vô cùng phức tạp. Trước cuộc Cách mạng văn hoá, Mao Trạch Đông đã xác định, Đặng Tiểu Bình là một trong những người kế cận, trong Cách mạng văn hoá lại phục hồi công tác cho Đặng Tiểu Bình và lại sắp xếp vào hàng ngũ những người kế cận. Điều đó chứng tỏ rằng, Mao Trạch Đông nhận thấy Đặng Tiểu Bình có tư tưởng chính trị vững vàng, một nhân tài khó kiếm, biết đánh giặc nên ông ta quý trọng và gửi gắm nhiều hy vọng. Nhưng chi vì cách đánh giá Cách mạng văn hoá của Đặng Tiểu Bình lại khác chiều ngược lối với Mao Trạch Đông, điều đó khiến Mao Trạch Đông không thể không thất vọng. Loại thất vọng này rất buồn phiền, rất đau đớn, thậm chí là bi thương nữa. Đặng Tiểu Bình sau khi được phục hồi công tác, tiến hành chỉnh đốn toàn diện, thực tế là dùng hành động, phủ nhận Cách mạng văn hoá. Do đó Mao Trạch Đông phê bình Đặng Tiểu Bình, song lại không nghĩ, sẽ đánh đổ Đặng Tiểu Bình lần thứ hai. Mao Trạch Đông vẫn giữ một lối suy nghĩ cho rằng Đặng Tiểu Bình sẽ thừa nhận “sai lầm”, sẽ hồi tâm chuyển ý. Thậm không ngờ rằng, thái độ của Đặng Tiểu Bình lần này so với hồi đầu Cách mạng văn hoá lại khác nhau đến thế. Trong tình thế ấy, lại nảy sinh ra Sự kiện Thiên An Môn, cơn phong ba chính trị kinh hồn bạt vía, trong tình thế đó, Mao Trạch Đông phải đưa ra quyết định đánh đổ Đặng Tiểu Bình một lần nữa. Cùng với việc đưa ra quyết định đánh đổ Đặng Tiểu Bình, ông ta lại thêm một lần nữa bảo vệ Đặng Tiểu Bình, tránh việc hạ độc thủ của lũ bốn tên, đồng thời cũng lại thêm một lần nữa giữ lại đảng tịch cho Đặng Tiểu Bình. Có lẽ Mao Trạch Đông tự biết rằng, “đại hạn” của ông ta không còn xa xôi gì nữa, trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời mình, ông đã đã dùng một cách thức rất đặc thù, cố tình lưu giữ lấy Đặng Tiểu Bình. Với sự từng trải cuộc đời hơn tám mươi năm, với kinh nghiệm chính trị hơn nửa thế kỷ, ông ta hoàn toàn biết rằng, Trung quốc sau khi ông ta chết, không những không phải là một đất nước “thái bình thịnh trị”, mà còn có cuộc ác đấu chính trị vô cùng to lớn. Có thể ông ta cũng nghĩ tới rằng, cuộc ác đấu đó sẽ xảy ra giữa Hoa Quốc Phong v.v... và lũ bốn tên. Cuộc ác đấu đó sẽ kết thúc ra sao, thực tại là chuyện thế sự khó bàn. Có lẽ, chỉ là có lẽ, đó là cái có lẽ không biết được, là cái có lẽ Mao Trạch Đông nhìn không ra, nhưng bằng vào cái có lẽ này, Mao Trạch Đông đã đưa ra quyết định bảo lưu đảng lịch cho Đặng Tiểu Bình. Trong những năm tháng không sao suy đoán được tương lai ấy, Đặng Tiểu Bình bằng vào phẩm cách đặc biệt độc đáo, bằng vào sinh mệnh chính trị quật cường của mình, ông sẽ không chịu chìm nghỉm mất lăm, có lẽ rồi đến một giờ phút nào đó, trong một hoàn cảnh, một điều kiện đặc biệt nào đó, lịch sử còn có thể giao phó cho ông một cơ hội, thắp lại ngọn được sinh mệnh chính trị không bao giờ tắt của ông. Quyết định của Mao Trạch Đông giữ lại đảng tịch cho Đặng Tiểu Bình, đã có tác dụng phục hồi công tác một lần nữa đối với Đặng Tiểu Bình duy không phải là yếu tố quyết định, nhưng cũng không thể xem thường.
Đối với cha tôi mà nói, quyết định của Mao Trạch Đông vừa đánh đổ ông lại vừa giữ lại ông có thể đã nằm ngoài dự kiến của ông. Phục hồi sau Cách mạng văn hoá, ông đã hoạt động quá nhiều, thái độ của ông lại không chịu thoả hiệp. Sau Sự kiện Thiên An Môn, ông vốn đã chuẩn bị cho hoàn cảnh xấu nhất của mình, không ngờ, khi bước tới cửa quan cuối cùng, Mao Trạch Đông lại bỗng nhiên giữ lại cho ông đảng tịch. Đối với Mao Trạch Đông, cha tôi hiểu rất rõ ông ta. Trong toàn bộ quá trình sử dụng ông, phê phán ông, cho đến hạ bệ ông, không phải không có sự băn khoăn trăn trở, quặn đau chín khúc, theo đúng bản tính của Mao Trạch Đông, rồi mới đành ôm mối thất vọng không có gì cứu vãn nổi đối xử với ông. Cha tôi hoàn toàn thông hiểu rằng, sau khi phục hồi công tác, nếu như ông có thể “xu thời” một chút, Mao Trạch Đông sẽ hoàn toàn bảo vệ ông. Nhưng trong giờ phút phải đương đầu với quốc nạn ấy, làm sao ông lại có thể cố giữ lấy thân mình, mà bỏ mất cơ hội ngăn cơn sóng dữ, làm sao có thể chỉ vì sự an nguy của bản thân mình mà vứt bỏ chính nghĩa và nguyên tắc. Ông không hề do dự, chọn lấy con đường không có lối trở về, đầy phong ba bão tố. Đến bây giờ tuy đã lại bị đánh đổ một lần nữa, tuy ngày ngày vẫn phải nhận lấy những trận phê phán om sòm, nhưng lòng ông thành thơi, lòng ông yên ổn. Ông làm tất cả những điều cần phải làm, ông được nhân dân toàn quốc ủng hộ và yêu mến, ông không phải tự thẹn với lòng mình trên cõi đời này.
Trong hoàn cảnh chẳng lấy gì làm xa lạ ở số nhà 17 ngõ Đông Giao Dân, trong tình trạng cách ly hoàn toàn với những tiếng ý ới của người nhà, con cái, cha mẹ tôi lại dựa vào nhau bắt đầu một cuộc sống giam cầm thêm một lần nữa. Lúc ban đầu, hai ông bà già tự quét dọn nhà cửa, giặt giũ áo quần và tự tay cơm nước, Đằng Hòa Tùng, người phụ trách bảo vệ, mua giúp cho rau gạo. Sau mấy hôm, Đằng Hòa Tùng, qua thỉnh thị, đã tìm bác Lý, vốn là đầu bếp cũ của gia đình tôi tới. Từ đó về sau ngày ngày bác Lý tới ngõ Đông Giao Dân làm giúp cha mẹ tôi hai bữa cơm trưa, tối. Cha mẹ tôi không phải tự nấu lấy cơm nữa, nên cũng thảnh thơi được nhiều. Sau nữa, theo yêu cầu của cha mẹ tôi, cục Bảo vệ lại cho một người họ hàng là Đặng Chí Thanh, vốn là người trông trẻ trong nhà chúng tôi tới ngõ Đông Giao Dân để giúp cha mẹ tôi một số công việc quét dọn, giặt giũ. Sau khi Đặng Chí Thanh tới, tại ngôi nhà ở ngõ Đông Giao Dân, số 17, cha mẹ tôi, không những chỉ có người giúp việc mà còn có thêm cả hai người. Nhân viên bảo vệ có bốn người Đằng Hòa Tùng là người có nhiều thâm niên ở Cục Bảo vệ, trước đây đã từng đi công cán với cha tôi, rất quen thuộc với gia đình nhà tôi, và cũng rất có cảm tình với cha tôi. Ông là người phụ trách ở đây, ngoài công tác bảo vệ an toàn ra, ông còn phụ trách trông nom đời sống cho vợ chồng Đặng Tiểu Bình, mua rau, lấy thuốc, khám bệnh, kể cả việc chuyển thư từ giúp Đặng Tiểu Bình, giúp được không ít công việc trong ngôi nhà ấy. Vì trước kia đã từng quen biết, nên cha mẹ tôi rất tin tưởng Đằng Hòa Tùng. Những việc trong đời sống nhờ ông giúp, chẳng nói làm gì, đến việc đưa thư cho trung ương, việc liên quan tới chính trị, cha tôi cũng đều nhờ Đằng Hòa Tùng giúp đỡ.
Ở ngõ Đông Giao Dân, tuy phải sống trong nghịch cảnh, cha tôi vẫn giữ đúng quy luật thức dậy hằng ngày, ông dùng phương pháp trấn định tâm linh để đối phó với cuộc sống gian khổ khô cằn, cô quạnh. Ngọn sóng “phê phán Đặng Tiểu Bình” mỗi ngày một dâng cao, mở báo chí, bật máy thu thanh, tất cả đều chỉ là những lời gào thét, “phê phán Đặng Tiểu Bình”. Đối với những lời huyên náo hỗn tạp inh tai nhức óc mỗi ngày một nâng cấp, cha tôi nghe vô tư, không thẽm chấp. Sau khi công bố “hai nghị quyết”, gia đình tôi ở phố Rộng nhận được thông báo, tất cả mọi người đều không được tự động đi ra khỏi nhà (ngay đến trường học văn hoá cũng không được phép), mà phải mở “lớp học tập” ở ngay nơi cư trú. Ban thư ký của Văn phòng trung ương cử hai nhân viên tới phố Rộng, tổ chức “lớp học” cho chúng tôi. Trong khu nhà chúng tôi, ngoài gia đình nhà tôi ra, còn có thư ký Vương Thuỵ Lâm, nhân viên bảo vệ Trương Bảo Trung, lái xe Trình Vân Cửu, ông cần vụ già Ngô Hồng Tuấn, cùng những nhân viên công tác cũ. Họ bắt chúng tôi tập trung “học tập phê phán”, hằng ngày chúng tôi theo đúng giờ, tập trung. Nội dung đầu tiên của “lớp học” là để chúng tôi cùng vạch tội cha tôi và bắt buộc mỗi người phải nói cho thật rõ ràng là khi xảy ra Sự kiện Thiên An Môn, có lúc nào đi tới quảng trường Thiên An Môn không. Mục đích của cuộc truy vấn truy xét này rất rõ ràng, dễ thấy, tức là, “tổng hậu đài” Đặng Tiểu Bình của Sự kiện Thiên An Môn có thông qua con cái đến Thiên An Môn để “chỉ huy” không. Với cuộc truy vấn truy xét này, chúng tôi kiên quyết chống lại, tất cả mọi người, bất kể là có tới Thiên An Môn hay không, đều chỉ một mực trả lời rằng: Không đi tới đó. Chúng tôi nói rằng, không những chúng tôi không ai đi, mà cha tôi đã từng ra lệnh rất dứt khoái cấm không một ai trong nhà được phép lai vãng tới đó. Tất cả những người tham gia “lớp học tập”, bất kể là người trong gia đình hay nhân viên công tác thái độ đều rất kiên quyết, chúng tôi hiểu được sự nghiêm trọng của vấn đề, nên tuyệt đối không để một kẽ hở nào cho chúng có thể lợi dụng được, những ngày xét hỏi từng người cũng đã xong, khi hết phần truy vấn truy xét, liền bước sang cuộc “học tập phê phán” hàng ngày. Mười năm Cách mạng văn hoá tiến hành đấu tranh giai cấp, cũng cứt là học tập phê phán, ngày ngày học. năm năm tập, ngày ngày phê, năm năm phán, tất cả mỗi người chúng tôi đều đã trở thành “vận động viên”, chúng tôi sớm đã thuộc làu làu những ngôn ngữ cùng “kỹ thuật phê phán” và “học tập”! Cần nói rằng, Cách mạng văn hoá quả thật là một cái lò tôi tuyện” con người. Quanh năm suốt tháng phê phán đi, phê phán lại, làm cho tất cả mọi người đều thành tinh. Cha tôi bị đánh đổ lần này, chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ về tinh thần, và cũng sớm có cho mình thái độ “bằng bất cứ giá nào”, do đó mà bảo phê phán thì phê phán, bảo nói thì cứ nói, mọi người đều sẵn càng ứng phó với mọi chuyện. Trong khi hội họp, người này bảo cần vào toa lét, người kia lại bảo con quấy khóc cần đi dỗ, cũng có người bảo, giờ ăn tới rồi, đi ăn thôi, mọi người đều tìm hết cớ này đến cớ khác để chuồn khỏi đó trong chốc lát. Chỉ cần nghĩ qua cũng biết, học tập như thế quả là một trò cười. Trong cái ltlp học phê phán” rất nghiêm túc ấy, cũng có đến lắm trò vui. Có một lần đến lượt nhân viên bảo vệ Trương Báo Trung nói: Anh tỏ vẻ rất nghiêm trang, trước hết là nhấp mấy hớp nước, húng hắng ho mấy tiếng lấy giọng, sau đó mới phê”. Anh nói rất nhiều, nước uống cũng nhiều, lời còn chưa nói hết, nước đã cạn. Rồi anh cứ tiếp tục nói, vừa nói vừa đi ra giữa nhà rót thêm nước. Hạ Bình ngồi bên cạnh anh, nhìn thấy một sợi len của chiếc quan anh mặc trong thòi ra bên ngoài quan ngoài: Nhân lúc anh đi rót thêm nước, Hạ Bình bèn nhè nhẹ túm lấy sợi len ấy, rồi nhè nhẹ kéo, kéo dần kéo dần từng tý một. Càng kéo sợi lên tuột càng dài. Một sợi lên dài thườn thượt, sợi lên lủng lẳng sau lưng anh như một cái đuôi. Tất cả mọi người có mặt đều nhìn thấy, nhưng chỉ riêng anh vẫn chẳng biết gì, vẫn cứ vừa đi rót nước, vừa nói thao thao bất tuyệt. Những người tham dự lớp học vốn mang bộ mặt cực kỳ nghiêm túc, nhưng thấy thế, không nhịn được cười, nên cùng cười lên ha hả. Trận cười ấy, ôi chao tất cả những gì gọi là “học tập”. những gì gọi là phê phán đều bay vút lên tận chín tầng mây. Tất cả mọi người vẫn cứ cười, cười nghiêng cười ngửa, cười đến đau thắt cả bụng. Chúng tôi cười một trận thật sảng khoái, bởi thật khó mà có một cơ hội được cười đùa bỡn cợt dưới cái bầu không khí áp đặt chính trị ấy. Thái độ chống đối kiểu như thế đã thể hiện đầy đủ sự khinh miệt của chúng tôi đối với việc “phê phán Đặng Tiểu Bình”. Những nhân viên công tác, phụ trách tổ chức “lớp học tập” cho gia đình Đặng Tiểu Bình trong khoảng gần mười ngày, rồi cũng biến mất tăm mất dạng. Trong khi có “lớp học” trong nhà, không ai trong số chúng tôi được phép ra khỏi nhà, lương thực, thực phẩm, rau cỏ, nói chung đều nhờ người mua về hộ, chỉ cần mọi người được no cái bụng là chẳng còn vấn đề gì. Song, trứng gà lúc ấy chỉ được cung cấp theo định lượng, bình thường cũng đã rất khó kiếm, huống hồ vào lúc đó. Trong nhà có hai đứa trẻ, Miên Miên bốn tuổi và Manh Manh hai tuổi, không có lương ăn, biết tính sao đây? Có một hôm, Vương Thuỵ Lâm lên lén gọi tôi vào phòng làm việc của ông. Ông đưa cho tôi một chiếc hộp giấy đựng giầy. Tôi cầm lấy chiếc hộp, thấy nằng nặng. Mang về phòng riêng, mở ra, một hộp đầy trứng gà. Thì ra Vương Thuỵ Lâm thấy hai đứa nhỏ không có trứng gà ăn, ông đã đem toàn bộ số trứng gà, phát cho ông ăn đêm khi còn làm việc, mang đến cho chúng tôi.
Ở trong nhà này, hai đứa cháu nhỏ được cha mẹ tôi cùng cả nhà cưng chiều, yêu quý nhất. Cha tôi bị đánh đổ, những người lớn chúng tôi cũng chẳng làm sao, dù sao cũng chỉ giống như cha mẹ tôi, chúng tôi đã chẳng tính đến tính mạng của mình từ lâu rồi. Nhưng trong nhà còn có hai đứa bé, vạn nhất mà những người lớn chúng tôi có mệnh hệ nào, hai đứa trẻ này sẽ ra sao. Thường ngày chúng tôi nhìn hai đứa trẻ chưa hiểu một chút lẽ đời này tung tăng nhảy nhói, mà thấy lòng như thắt lại. Đặng Lâm và Đặng Nam đã có lúc nói: “Chúng ta sống trong gia cảnh này, quả thật là không nên sinh con”. Hai bà chị tôi đã từng bàn bạc với nhau, nếu tình hình còn xấu thêm đi nữa, sẽ nghĩ cách đem gửi con về quê, hoặc nơi người họ hàng nào đó. Người lớn, dù sao cũng chẳng kể gì, song dù trong bất cứ tình huống nào cũng phải bảo vệ lấy tính mạng cho những đứa trẻ. Trong cái thời buổi gió táp mưa sa, đe doạ rập rình, lũ chúng tôi, những đứa con của Đặng Tiểu Bình, có thể bị bắt vào bất cứ lúc nào.
Cha tôi bị đánh đổ, bằng vào cả chuỗi kinh nghiệm của Cách mạng văn hoá, chúng tôi biết rằng, chẳng bao lâu nữa. chúng tôi sẽ bị tống cổ ra khỏi căn nhà ở phố Rộng này. Nên ngay từ khi có “lớp học tập”, chúng tôi đã thu vén, nhặt nhạnh đồ đạc trong những giờ nghỉ. Quả nhiên, chẳng bao lâu sau, một cán bộ trong Văn phòng trung ương đã tới “lớp học tập” của chúng tôi, thông báo chúng tôi phải dọn ra khỏi ngôi nhà đó. Chúng tôi hỏi: “Dọn đi, chúng tôi ở vào đâu?, Người đó lạnh lùng, khô khốc đáp: “ở đơn vị công tác, ở trường học. Tôi không biết”. Đã có được sự “tôi tuyện rèn giũa” trong Cách mạng văn hoá, chúng tôi đã quyết một lòng, không biết sợ là gì. Bọn họ hung hăng, chúng tôi còn hung hăng hơn bọn họ. Bọn họ lắm điều, chúng tôi còn đanh đá hơn họ. Chúng tôi cũng to tiếng quát nạt: “Chúng tôi còn có trẻ con, còn có bà chúng tôi, đơn vị công tác của chúng tôi không phân nhà cho chúng tôi. Bắt chúng tôi dọn nhà, đâu có chuyện dễ thế. Phải tìm chỗ cho chúng tôi ở, mà phải là một ngôi nhà đủ chỗ cho tất cả mọi người trong gia đình! Nếu không tìm nhà cho chúng tôi, chúng tôi quyết không dọn đi đâu hết. Nếu không tin, các anh cứ thử coi, thử xem các anh có dám trói cả nhà chúng tôi lại mà dắt đi không?”. Nhớ lại năm 1967, khi đuổi chúng tôi ra khỏi Trung Nam Hải, chúng tôi chỉ có vài ba người, mà lại là lũ học trò mới mười mấy tuổi đầu nên cung cúc răm rắp nghe theo mệnh lệnh xua đuổi của bọn chúng. Bây giờ chúng tôi đã có ngót mười người, người nào cũng cao lớn đẫy đà, lại có đầy kinh nghiệm “thể thao”, muốn đuổi chúng tôi đi, đâu có chuyện dễ dàng như họ tưởng! Trong thời gian Cách mạng văn hoá, những người nhà trong nhà chúng tôi giống như những chiếc lá vàng mùa thu bị những cơn lốc cuốn đi tứ tán khắp nơi, nếm đủ mọi nỗi cơ khổ trên cõi đời này, rồi đến hôm nay, chúng tôi lại bị đuổi đi, nghĩ tới những điều đó, trái tim chúng tôi bùng lên mọi mỗi bi thương và thù hận. Chúng tôi cãi lộn với những người của Văn phòng trung ương, cãi lộn từ trong nhà ra tới sân, cãi lộn từ ngoài sân trước đến sân sau, cãi lộn cho ra đến tận phố sát cửa nhà, Đặng Lâm, Đặng Nam và tôi vừa chảy nước mắt vừa lớn tiếng tranh cãi. Thấy chúng tôi quá xúc động, những anh chiến sĩ Giải phóng quân đứng gác bên ngoài cũng nhìn chúng tôi bằng cặp mắt cảm thông. Những người của văn phòng trung ương thấy chẳng làm gì được hơn, nên cũng đành lặng lẽ biến. Cuộc đấu tranh tuy tạm thời có thắng lợi, nhưng chúng tôi biết rằng, sớm muộn gì chúng tôi cũng phải cút khỏi ngôi nhà này. Ngay tối hôm đó, chúng tôi vội vã thu xếp nhặt nhạnh đồ đạc, chuẩn bị. Quá nhiên khi “lớp học tập” vừa kết thúc, chúng tôi nhận được thông báo, tổng cục quản lý của Văn phòng trung ương đã tìm được cho chúng tôi một căn nhà nhỏ trong ngõ Dục Quân, phía sau nhà triển lãm Mỹ thuật, hạ lệnh cho chúng tôi, bắt buộc trong ba ngày phải dọn đi. Thời hạn ba ngày là cái quái gì mới được chứ, chúng tôi đã chẳng từng có kinh nghiệm phải “cút đi” trong hai giờ đồng hồ rồi đó sao. Ba ngày, thừa sức. Chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm dọn nhà, tất cả chúng tôi bắt tay vào việc, nhanh cực kỳ. Mọi người đều bận rộn thu xếp đồ đạc, nhưng còn hai tên oắt thì tính sao đây?
Vào đúng lúc đó, thật may, tôi có người anh em họ tên là Chàng Béo, đến Bắc Kinh chữa bệnh đang ở nhờ trong nhà chúng tôi, chúng tôi liền giao hai đứa trẻ cho anh có nhiệm vụ trông nom. Chàng Béo là con trai của cô hai tôi, tên cúng cơm là Trương Hải Giang. Cái tên nghe ngang tàng khí phách thật đấy, nhưng lúc đó vẫn chỉ là một anh con trai mười sáu tuổi. Vậy là một đứa bé lớn trông hai đứa bé con, suối ngày ngồi trên chiếc ghế mây đặt ở sân. Đứa bé lớn kể chuyện cổ tích, đứa bé nhỏ ngồi nghe. Đến lúc ấy cậu ta mới lộ chân tướng thật của mình, anh Chàng Béo, bình thường lầm lầm lỳ lỳ, im như thóc, vậy mà không biết lôi từ đâu ra lắm thứ chuyện thế, mỗi ngày, bắt đầu từ sáng kể chuyện tới đêm, cứ như có một kho chuyện vô tận vậy. Hai bà chị tôi khen anh chàng là tài giỏi, anh chàng đáp: “Thì còn có cách nào khác, toàn kể bịa lung tung ấy mà, vậy mà hai tên vẫn rất thích nghe. Thích nghe là được, bởi vì trong khi chúng tôi bận bịu đến quýnh chân quýnh tay, lại có được một lao động nhỏ bé trông nom chu đáo lũ trẻ, cũng là chuyện trời giúp. Lần này chúng tôi dọn nhà còn phiền toái hơn những lần trước rất nhiều. Bạn thử nghĩ xem, cha mẹ chúng tôi vắng mặt, trong khi lũ chúng tôi đều đã lấy chồng, có con, còn thêm đến mười mạng người. Vả lại, lần dọn nhà này, tất cả những thứ gì có thể mang đi được chúng tôi dọn cho bằng hết, không để lại một thứ gì cả. Chúng tôi tự ra lệnh cho mình đem hết những đồ đạc dụng cụ gia đình đi theo, nhưng cấp trên không đồng ý. Họ không đồng ý, song chúng tôi cũng không chịu kém, nên lại gây những vụ cãi lộn tung hoăng với bọn họ. Cuối cùng bọn họ đành phải cho chúng tội mang theo những chiếc giường gỗ, cùng những đồ đạc cũ mà gia đình chúng tôi đã sử dụng từ những năm 50. Thời hạn dọn nhà cũng sắp hết, vội vã đến cơm cũng chẳng kịp ăn, ngủ cũng không thèm ngủ, mà cứ một mạch thu xếp mọi thứ. Cho đến tận đêm khuya mới chợt nhớ ra hai đứa trẻ giao cho Chàng Béo trông nom. Chạy ra sân xem, Chàng Béo vẫn còn ngồi nguyên đó kể chuyện cổ tích. Vội vàng bế hai đứa trẻ vào nhà, mới phát hiện ra rằng, vì ngồi ngoài sân suốt ngày, người hai đứa bé đen nhẻm đen nhèm, bẩn y như hai hòn than.
Hôm dọn nhà, chúng tôi thông thốc khênh vác mòi thứ gia tư của nả lên chiếc xe vận tải. Khi đã dọn dẹp hết, chúng tôi đứng ở sân nhìn lại ngôi nhà. Nhớ lại, chúng tôi đã sống trong ngôi nhà này được hai năm, khi chúng tôi mới dọn tới, sân vườn còn trụi thùi lụi, vậy mà bây giờ khắp nơi là cây xanh cỏ biết và hoa tươi. Những giò hoa nguyệt quý chúng tôi trông hai năm trước, bây giờ đang nở rộ, năm sắc khoe tươi. Chúng tôi không hẹn mà cùng thốt lên: “Hoa đẹp thế này, ta mang đi nốt”. Thế là chúng tôi cùng nhau bắt đầu đào bới, chúng tôi tìm được một chiếc xe nhỏ bằng sắt chuyên dùng vào việc chở than, đào được gốc nào chúng tôi đặt lên gốc ấy. Xếp đầy xe là đẩy thẳng từ phố Rộng đến nhà mới của chúng tôi, chúng tôi đào hoa nguyệt quý, đào hoa ngọc trâm, đào hoa thước được, từng chuyến từng chuyển chẳng nề hà gì, tất cả được vận chuyển tới ngõ Dục Quần.
Ngôi nhà mà cục quản lý bộ tham mưu tìm cho chúng tôi ở ngõ Dục Quàn là một ngôi nhà nhỏ nằm ở sân trước, còn ngôi nhà nằm ở sân sau là một vị lão Hồng Quân tên là Đàm Quán Tam ở. Ngôi nhà sân trước, có ba gian nhà chính ở phía bắc, với ba gian nhà ngang ở phía đông. So với hồi năm 1967, chúng tôi bị đuổi từ Trung Nam Hải về Phương Hồ Trai với hai gian phòng nhỏ thì đây sang trọng hơn nhiều. Khi chúng tôi lắp đặt xong giường chiếu, đồ đạc cũng xếp sắp xong, rồi tất cả lò bễ, nồi xoong chảo muôi thìa cũng bày đặt đâu vào đấy trong nhà bếp, ngôi nhà này, theo cách nói của người Bắc Kinh là tề toàn đầy đủ. Nhưng còn những cây hoa chúng tôi chẳng nề gian khổ chuyển từ phố Rộng về đây thì tính sao? Phi Phi lại giở vai trò lao động chính, trai tráng từ ngày đi cắm chối ở nông thôn ra, cầm cái cuốc, nhảy ra giữa sân cuốc xới, chỉ một lát sau đã vun vén thành một vườn hoa ra trò. Phi Phi vừa vung cuốc cuốc đất, vừa vung tay lau mô hôi, vừa đọc mấy câu:
Ai làm cho gia đình giầu có.
Vinh quang thuộc về người đó.
Ai cam chịu phận nghèo khó,
Người đó là con gấu chó!
Câu đó là một câu nói, đang bị phê phán trong một bộ phim, vậy mà bây giờ Phi Phi lại đem nó dùng như một câu hò lao động. Trong mảnh sân chỉ bé bằng bàn tay của ngôi nhà trong ngõ Dục Quần, hoa nguyệt quý năm sắc, hoa ngọc trâm trăng thanh khiết như ngọc, cùng đua nở, khiến ai ai nhìn cũng lâng lâng thanh thản.
Trong cuộc Cách mạng văn hoá, chúng tôi đã phải dọn nhà quá nhiễu lần, nghĩ lại, những nơi chúng tôi đã trú chân thật chẳng khác nào những trạm dịch dọc đường, mà những kẻ lang thang phiêu bạt lần lượt tạm dừng gót giang hồ một đêm trên con đường vô định của mình. Cho nên ngôi nhà nhỏ trong ngõ Dục Quần này chẳng qua cũng là một trạm dịch mới trên lữ trình chính trị, không nhìn thấy điểm cuối cùng. Khi chúng tôi đã tạm sống yên ổn trong ngôi nhà mới đó, vào những đêm sâu thanh tĩnh, tất cả mọi người trong nhà tôi đều nghĩ: Không biết cha tôi, mẹ tôi, các Người lưu lạc nơi đâu?
Dọn xong nhà, chúng tôi lại quay về với công việc thường nhật của mình, người đi làm, đi làm, người đi học, đi học. Khi đó trên toàn quốc đang bận rộn căng thẳng với việc “phê phán Đặng Tiểu Bình, với việc tra vấn, xét hỏi về Sự kiện Thiên An Môn. Đơn vị trường học của chúng tôi, công tác và học tập hoàn toàn ngừng hẳn, hàng ngày chỉ làm có một công việc duy nhất là phê phán và tra hỏi. Bắc Kinh là nơi nảy sinh ra Sự kiện Thiên An Môn, không khí ra xét, truy vấn ở các đơn vị cực kỳ căng thảng, ngặt nghèo, gần như những cuộc lục soát, khám xét, tra hỏi những người qua cửa ải. Tuy phong trào phản kháng của nhân dân ở quàng trường Thiên An Môn đã bị đàn áp, khủng bố, nhưng đối với việc “phê phán Đặng Tiểu Bình”, việc “truy xét”, quần chúng vẫn dùng những biện pháp chống đối rất rõ ràng. Không phải chỉ có quần chúng chống đối, mà ngay những người phụ trách nhiều đơn vị cũng chỉ làm cho xong chuyện, thường là khi phê phán người nào cũng đôi câu ba điều cho qua, khi truy xét cũng chỉ lào thào tầm phơ cho hết việc. Khi chúng tôi trở lại đơn vị. tiếp xúc với quảng đại cán bộ và quần chúng, chúng tôi vô cùng mừng rỡ phát hiện ra rằng, tuyệt đại đa số đối xử với chúng tôi vô cùng tốt, ngay cả những người bình thường vốn không quen thuộc cũng rất nhiệt tình giơ tay vẫy gọi chúng tôi. Là con cái của Đặng Tiểu Bình, đương nhiên chúng tôi là những đối tượng bị truy vấn, tra xét gay gắt nhất. Lãnh đạo và quần chúng trong đơn vị đã tự phát bảo vệ chúng tôi, biện hộ thay cho chúng tôi một cách hết sức tự động. Đã có lần, khi đến đơn vị, tôi thấy có một mảnh giấy nằm trên bàn làm việc của tôi, trên đó viết những lời ủng hộ và an ủi. Thấy lập trường của nhân dân quần chúng rõ ràng như thế ngay dưới cái áp lực khủng khiếp của chính trị, chúng tôi vô cùng cảm động. Chúng tôi kiêu hãnh vô vàn vì nhân dân của chúng tôi. Hạ Bình vẫn luôn ở trong nhà tôi. Anh gửi rể, anh đã cùng chúng tôi sống qua những ngày gian nan đặc biệt này. Kể từ khi xảy ra Sự kiện Thiên An Môn, anh vẫn quần tụ với chúng tôi ở nhà này, lâu lắm anh không về nhà cha mẹ. Anh cũng rất thương nhớ cho mẹ anh, mãi cho đến khi được phép ra khỏi ngôi nhà ở phố Rộng, anh mới đạp xe đạp về thăm cha mẹ.
Ông Hạ Bưu, bố chống tôi và bà Trần Khải mẹ chồng tôi, năm 1972 từ trường cải tạo cán bộ của Bộ Y tế tận Giang Tây ác lại Bắc Kinh, vẫn sống trong một căn hộ khu nhà tầng trong ngõ Hoà Bình do Quốc vụ viện phân phối. Bố chồng tôi bị đánh thành “kẻ đi theo tư bản” khi ông làm thứ trưởng bộ Y tế, tuy đã trở lại Bắc Kinh, nhưng ông vẫn chưa được giao bất cứ công việc nào. Mẹ chồng tôi là cán bộ cũ từ thời Hồng Quân, từ trường cải tạo cán bộ ở Giang Tây trở về cũng chẳng được phân phối công tác nào. Bố chồng tôi nguyên là cán bộ y tế chiến sĩ Hồng quân thuộc phương diện quân số 2, ông là người không khéo ăn khéo nói, nhưng tính tình rất cương trực thẳng thắn. Trong Cách mạng văn hoá vì đấu tranh cãi lộn với bọn tạo phản, nên bị đánh suýt gãy lưng. Rồi cũng giống như tất cả những người cán bộ lão thành khác, ông bị hạ bệ, bị đấu tố, bị đi trường cải tạo cán bộ, bị cưỡng bức lao động, cuối cùng trở về Bắc Kinh. Tuy đã phải trải qua bao cảnh mưa gió dập vùi, tính cách ông vẫn cương trực thẳng băng như cũ. Từ khi có Sự kiện Thiên An Môn đến nay, cả hai ông bà đều rất quan tâm đến tình hình thời cuộc ngày đêm sống trong lo lắng. Chẳng phải ông bà lo lắng cho người con trai mình, mà lo lắng cho thông gia - lo lắng cho gia đình và những người trong nhà Đặng Tiểu Bình. Sau khi có “hai nghị quyết”, ông bà không có tin tức gì về gia đình Đặng Tiểu Bình, lòng như lửa đốt, mất ăn mất ngủ. Hôm đó, thấy con trai đột ngột trò về, ông bà túm chặt lấy cậu con trai, hỏi ngược hỏi xuôi về gia đình Đặng Tiểu Bình. Nghe nói vợ chồng Đặng Tiểu Bình đã bị đưa đi, cho dân nay vẫn bặt tin, hai ông già ứa nước mắt khóc. Bố chồng tôi nói với Hạ Bình: “Con không nên lưu lại đây lâu, con phải về ngay đưa Phi Phi lại đây”. Hạ Bình nghe lời cha mẹ trở về ngay, gọi tôi và Phi Phi, rồi cùng đạp xe đến ngõ Hoà Bình.
Kể từ khi tôi vào làm dâu nhà họ Hạ, tình cảm giữa tôi và bố mẹ chồng tôi đều rất tốt, lần này được gặp lại sau bao nhiêu hoạn nạn, thấy ông bà già quá lo lắng về tinh thần, rồi lại nhìn mái tóc bạc của mẹ chồng, trong lòng tôi không khỏi những ngậm ngùi. Tôi cố nén dòng nước mắt, cố gắng làm bộ mặt tươi cười. Tôi biết rằng, hai ông bà già đã quá phần lo lắng, tôi không thể mang thêm đến cho ông bà những buồn phiền.
Nhìn thấy Phi Phi, ông vô cùng xúc động, nói hết sức trịnh trọng: “Bình Bình, Mao Mao, Phi Phi, các con hãy nghe cha nói đây: cha có ba người con trai, Bình Bình đã kết hôn với Mao Mao, cũng có nghĩa là, cha đã giao người con trai này cho nhà họ Đặng. Nay gia đình họ Đặng gặp nạn, nên bắt đầu từ ngày hôm nay, Bình Bình coi như con trai trong nhà họ Đặng rồi. Bình Bình, con chẳng phải lo gì cho cha mẹ cả, con cứ việc theo nhà họ Đặng; sống, cùng sống với gia đình họ Đặng, chết, cùng chết với gia đình họ Đặng”. Ông nói, mà nước mắt chảy ròng ròng. Ông nói tiếp: “Gia đình nhà các con hiện nay đang trong tình trạng vô cùng nguy hiểm, lũ bốn tên xấu xa ấy, việc gì chúng cũng dám làm, kể cả việc hãm hại các con. Nhà họ Đặng chỉ có hai người con trai, một người đã bị chúng làm cho thành tàn phế, đến nay chỉ còn một mình Phi Phi vẫn nguyên vẹn. Bây giờ phải đưa giấu về Hồng Hồ, Hồ Bắc, quê cũ của cha thôi. Chúng ta sẽ bảo vệ lấy giọt máu của nhà họ Đặng”.
Nghe tới đây tôi và mẹ chồng tôi đều sụt sịt khóc. Phi Phi hoàn toàn hiểu được tấm lòng cao cả của bố chồng tôi. Nhưng trong những giờ phút khắc nghiệt như thế này, em tôi làm sao có thể bỏ nhà ra đi, để tìm lấy sự an toàn cho riêng bản thân mình? Phi Phi nói với bố chồng tôi: “Bác ơi, cháu vô cùng cảm ơn bác. Cháu không đi như thế được, cháu phải có mặt cùng gia đình nhà cháu”. Bố chồng tôi khẩn thiết nói, còn Phi Phi vẫn cố chối từ. Rời khỏi ngõ Hoà Bình, chúng tôi chậm rãi đạp xe đạp quay về. Chúng tôi ngoảnh đầu nhìn lại, từ rất xa, rất xa, tôi vẫn nhìn thấy bố mẹ chồng tôi, hai ông bà già còn đứng ở bậc lên xuống của toà nhà, nhìn theo chúng tôi bằng cặp mắt vô cùng quyến tuyến. Trong nắng quái chiều hôm, mái tóc bạc phơ của hai ông bà già chừng như càng nổi bật hơn lên.

Truyện Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa 1. Năm 1966 lắm chuyện 2. Tai hoạ từ trong nhà mà ra 3. Nã pháo vào Bộ tư lệnh 4. Phê phán Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình 5. Tổng tiến công vào “kẻ cầm quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa” 6. Đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Đào Chú 7. Một lá thuyền đơn trong sóng cả 8. Thành lập Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình 9. Đại hội toàn trung ương mở rộng lần thứ 12 của khoá VIII 10. Tháng năm khủng khiếp 11. Tai hoạ từ ngang trời giáng xuống 12. Thanh la não bạt diễn trò Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình 13. “Đại hội 9” và “tiếp tục cách mạng” 14. Sơ tán, chuẩn bị chiến tranh 15. Chuyến bay đơn độc về phương nam 16. Giang Tây, những ngày đầu 17. Lao động 18. Về nhà rồi đây! 19 Phi Phi về đây rồi 20. Biến số trong bất biến 21. Sóng gió ở hội nghị Lư sơn 22. Những ngày bình lặng không yên ổn 23. Cảnh ngộ Phác phương 24. Trời chẳng phụ lòng người 25. Vật đổi sao dời 26. Giang nam, xuân đến sớm 27. Uốn nắn lại những cung cách cực tả 28. Giải toả giam cầm, lên tỉnh Cương Sơn 29. Thăm lại đất xưa 30. Chào nhé trường bộ binh 31. Trở lại làm việc 32.Đại hội khoá 10 của Đảng, kiên trì đường lối Cách mạng văn hoá 33. Vào quân uỷ, bộ chính trị 34. Sóng gió trong chuyến đi dự hội nghị đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc 35. Cuộc đấu tranh về “tổ chức nội các” 36. Ý vị sâu xa của Đại hội đại biểu nhân dân khoá IV 37. Màn giáo đầu của chỉnh đốn toàn diện 38. Cuộc đọ sức chỉnh đốn ngành đường sắt 39. Mao Trạch Đông phê bình “bè lũ bốn tên” 40. Chỉnh đốn toàn diện 41. Ba văn kiện chỉnh đốn toàn diện 42. Thành tựu vĩ đại 43. “Bình Thuỷ Hử” và những ngày cuối cùng của Chu Ân Lai 44. Kẻ ác đi kiện trước 45. Thời buổi khó khăn 46. Cuộc tuẫn nạn bi tráng 47. Phê phán Đặng Tiểu Bình 48. Phong trào ngày 5 tháng tư vĩ đại 49. “Hai nghị quyết” 50. Sóng gió không sờn 51. Mao Trạch Đông, vĩ nhân một đời, ra đi 52. Đập tan hoàn toàn lũ bốn tên 53. Sự phục hồi trong vòng sáng huy hoàng 54. Lời kết & 55 Lời cảm tạ