25. Vật đổi sao dời

Sự kiện Lâm Bưu tự diệt, đâu phải là một sự kiện lớn làm sinh hoàng thế giới của “Đại cách mạng văn hoá của giai cấp vô sản vĩ đại”.
Khi việc đó nổ ra, dù là theo ý nghĩa nào, đều là một việc đủ để cả triệu triệu con người sảng khoái, vỗ bụng ăn mừng. Nhưng với sự kiện này, cũng là một cách vô cùng tàn khốc, lạnh lùng đặt ra một cái dấu hỏi to lớn đối với phong trào Cách mạng văn hoá này.
Để đảm bảo cho đường lối cách mạng của mình tiến triển không:ngừng, Mao Trạch Đông đã lựa chọn hàng loạt biện pháp, mà việc dựng Lâm Bưu lên làm người kế cận là một trong những quyết sách trọng yếu nhất của ông ta. Việc chọn lựa người kế cận bị thất bại không chỉ liên quan tới việc nhằm chẳng đúng người, mà nó còn liên quan tới việc đánh giá ra sao về toàn bộ đường lối, phương châm, chính sách và các biện pháp của Cách mạng văn hoá. Sau khi Lâm Bưu tự huỷ diệt, tuy mọi người đều nói rằng, đó là thắng lợi vĩ đại của tư tưởng Mao Trạch Đông và đường lối cách mạng của Mao Chủ tịch, nhưng chính tự lòng mình, Mao Trạch Đông hiểu rõ ràng hơn ai hết.
Những người công tác bên cạnh Mao Trạch Đông sau này nhớ lại rằng: “Sau khi Lâm Bưu làm phản, chạy trốn, Mao Chủ tịch đã ốm một trặn thật to. Cho nên việc làm phản, chạy trốn của Lâm Bưu đã có một ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của Chủ tịch. Có một lần chúng tôi đã nghe thấy Chủ tịch nói một câu ngạn ngữ với tâm trạng hết sức đau buồn: “Tuổi tám tư, tuổi bảy ba, Diêm Vương không hẹn, tự ta đi tìm”. Chúng tôi an ủi Chủ tịch, Chủ tịch không những không vui lên được mà còn nói: “Các người như thế là vi phạm vào quy luật tự nhiên, có sinh tất có tử, con người ai ai cũng phải chết, không chết là sống thừa”.
Mao Trạch Đông, đối với lý tưởng mà ông ta đã theo đuổi, đối với đường lối cách mạng mà ông ta đã đặt ra, đối với phong trào Cách mạng văn hoá mà ông ta đã phát động, không những bản thân mình đầy tin tưởng, mà tuyệt đối không cho phép người khác hoài nghi. Nhưng khi sự kiện Lâm Bưu nổ ra, ông ta không thể không xem xét lại một lần những biện pháp cụ thể của mình, đặc biệt là đối với những thứ trước đây, vốn được ông ta coi là cách mạng, thì cần phái uốn nắn lại những biện pháp quá khích trong Cách mạng văn hoá, để có bề gọi là uốn nắn.
Sau khi Lâm Bưu tự diệt, trước hết, mọi công việc hàng ngày ở trung ương, trên thực tế c đã thuộc về tay Chu Ân Lai nắm giữ. Ngày 3.10, Mao Trạch Đông quyết định huỷ bỏ tổ công tác quân uỷ vốn vẫn do tập đoàn Lâm Bưu nắm giữ, thành lập văn phòng quân uỷ do phó chủ tịch Quân uỷ trung ương là Diệp Kiếm Anh chủ trì công tác.
Trong đoạn thời gian ấy, kết cấu công tác mới được hình thành như thế này: các công tác về trung ương, Quốc vụ viện (bao gồm cả ngoại giao), do Chu Ân Lai đảm trách. Công việc về quân sự do Diệp Kiếm Anh đảm trách, khi cần phải bàn bạc về những vấn đề trọng đại thì mời thủ tướng cùng tham gia, các phương diện của phong trào Cách mạng văn hoá sẽ do tập đoàn Giang Thanh đảm đương.
Trước khi Lâm Bưu tự diệt, trận tuyến chủ yếu. trên diễn đàn chính trị của Trung quốc do hai tập đoàn lớn là Lâm Bưu và Giang Thanh nắm, kết cấu ra làm sao là do hai tập đoàn đó, và giao đấu như thế nào cũng lại là việc của hai tập đoàn với nhau. Sau khi Lâm Bưu tự diệt, chính trị bị phân rã, thay đổi, nên kết cấu cơ bản như sau: một phe là những bậc lão thành cách mạng lấy Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh làm đại diện, một phe là thế lực Cách mạng văn hoá do Giang Thanh làm đại diện.
Mao Trạch Đông là người theo chủ nghĩa Mác, nhưng lại cắm rễ rất sâu vào văn hoá truyền thống của Trung quốc. Ông ta thuộc làu kinh sử cổ điển của Trung quốc, thông hiểu toàn bộ lịch sử của Trung quốc kể từ khi có nền văn minh đến nay. Sự diễn tiến mấy ngàn năm của lịch sử Trung quốc, cùng với các loại sự kiện, các loại nhân vật hoạt động sôi nổi trên vũ đài lịch sử, vẫn tràn đầy tươi rói trong đầu óc ông ta. Sự nhân chính và bá đạo của các đế vương, tướng soái, sự lãng mạn và kiêu ngạo của những văn nhân mặc khách, sự phản nghịch trái đạo của hiệp khách giang hồ, lại còn cá những trí tuệ triết lý, phương thức tư duy bao hành chất chứa trong lịch sử và văn hoá Trung quốc, không có vì là không để lại trong thẳm sâu đầu óc ông ta những ấn tượng sâu sắc. Tổng kết cả cuộc đời Mao Trạch Đông, có thể nói, tín ngưỡng của ông ta là: lý tưởng cộng sản chủ nghĩa hiện đại, giải phóng cho toàn thể nhân loại; tâm tình của ông ta là: tứ thơ ý họa lãng mạn thoải mái; mạch suy nghĩ của ông ta là: ngựa thần phóng khoáng, vô bờ vô bến; hành vi của ông ta là: tôi làm theo cách của tôi, thong dong không ràng buộc; chiến lược của ông ta là: trầm tĩnh không hốt hoảng, không gì là không thắng; chính trị của ông ta là: có bá quyền tức là có nghiệp bá. Thời thanh niên của ông ta làm người cách mạng đầy nhiệt huyết, phóng khoáng, sôi nổi, tuổi thịnh niên của ông ta là: kẻ chiến thắng với chiến lược hùng vĩ dời non lấp biển, còn tuổi vãn niên của ông ta là: với sự tự tin, gấp gáp đi tìm lý tưởng, nhưng càng chồng chất nhiều hơn lẫn những bóng đen xuệch xoạc, vẹo vọ.
Ông ta chọn Lưu Thiếu Kỳ trước, rồi sau mới chọn đến Lâm Bưu, nhưng đều thất bại, khiến ông ta khó có thể tin tiếp vào một người khác nữa, và cũng không còn muốn giao quyền lực tương đối tập trung vào tay bất cứ một người nào. Nếu như nói trước đây đã từng chú ý đến việc phân tán cân bằng quyền lực dưới tay ông la, thì đến lúc này, ông ta lại càng cần cảnh giác hơn sự phân ngả và ức chế lẫn nhau của các lực lượng chính trị trong các bè phái. Để cho guồng máy quốc gia được tiếp tục vận hành, ông ta đã sử dụng những “lão thần” trung hậu và thẳng thắn, để đảm bảo được đường lối “cách mạng”, ông ta dùng những lực lượng mới nổi lên, mà ông ta cho rằng họ trung thành với đường lối ấy của ông. Xưa nay, Mao Trạch Đông vẫn hằng tin lượng vào sự thống nhất của đối lập trong triết học, nên trong buổi già nua, việc lèo lái con thuyền chính trị, ông ta bên áp dụng niềm tin này vào thực tiễn. Đối lập thống nhất là đúng trong phép tắc triết học, nhưng nếu coi là một thủ đoạn để cân bằng và ức chế lẫn nhau trong chính trị và trong nhân sự thì lại thành một chuyện khác, không thể bàn luận được. Đó là một điều mạo hiểm hết sức nguy hại, nếu như vận đụng không thích đáng, không những sẽ xuất hiện những mâu thuẫn không cần thiết, thậm chí còn rất hiểm nguy là khác. Thực tiễn về sau đã chứng minh điều này.
Nhưng, bất kể là sắp xếp lại nhân sự như thế nào. Đối với mọi sự đã từng phát sinh kể từ khi có Cách mạng văn hoá tới đó, Mao Trạch Đông buộc phải xem xét lại, suy nghĩ lại, đặc biệt là những biện pháp sai lầm trong thời kỳ đầu Cách mạng văn hoá, ông la cũng đã nhìn nhận ra được ít nhiều, trong trường hợp này, và ở một trình độ nhất định, ông ta đã tự phê bình, và đưa ra những hành động thích ứng để sửa chữa, uốn nắn.
Đồng thời với việc uốn nắn những hành động cực tá quá khích, Mao Trạch Đông cũng đã bắt đầu từng bước giải phóng hàng loạt cán bộ bị hạ bệ trong Cách mạng văn hoá, khôi phục danh dự cùng công tác của số người này.
Trước hết là Mao Trạch Đông sửa sai, phục hồi cho những cán bộ cao cấp vốn bị gọi là “dòng nước ngược tháng hai”. Ngày 14.11.1971, khi tiếp xúc với các thành viên trong cuộc hội đàm của khu vực Thành Đô, Mao Trạch Đông đã nói ngay trước mặt Diệp Kiếm Anh: “Các đồng chí không nên nói đồng chí ấy là “dòng nước ngược tháng hai” nữa. Tính chất của “dòng nước ngược tháng hai” là gì, là các đông chí ấy đối phó với Lâm Bưu, Trần Bá Đạt, Vương (Lực), Quan (Phong) và Thích (Bản Vũ). Sau đó cũng đã nhiều lần đưa ra những bút phê sửa sai cho những đồng chí lão thành đã bị xử lý sai như Trần Vân, La Thuỵ Khanh, Đàm Chấn Lâm v.v... Đối với những lão đông chí vốn đã cùng với ông ta vào sinh ra tử, cùng chiến đấu, cùng khai sáng ra kỷ nguyên lịch sử của Trung quốc mới, ông ta đã tự phê bình một cách chân thành, cũng đã nhiều lần công khai công nhận sự xử lý sai lầm của mình, chỉ nghe một phía Lâm Bưu. Ông ta còn nói: “Nghe một phía, rõ ràng là không hay rồi, cho nên tôi xin tự phê bình trước các đông chí”. Đối với Hạ Long, lúc đó đã bị bức hại đến chết, ông ta cũng bày tỏ: “Việc đối xử với đồng chí Hạ Long như thế là sai rồi, tôi xin chịu trách nhiệm”. Sau khi Mao Trạch Đông đã tự phê bình xong, được sự ủng hộ của Mao Trạch Đông nên Chu Ân Lai đã chớp vội lấy thời cơ, bằng mọi khả năng có được của mình, nhanh chóng thúc đẩy công lác giải phóng cho cán bộ trên toàn cục. Sự nỗ lực đó của Chu Ân Lai đã làm cho hàng loạt cán bộ được thoát khỏi cảnh bị giam cầm, bị quản chế, bị bức hại, bị cưỡng chế lao động, có người còn được sửa sai, khôi phục lại công tác.. Cuối cùng tình trạng tuỳ tiện hạ bệ, tuỳ tiện phê phán cực kỳ hỗn loạn của Cách mạng văn hoá đã được chặn đứng, sinh mạng chính trị của một khối lượng lớn cán bộ được hồi sinh, sự an toàn của thể xác được bảo đảm, không khí chính trị chỉ có chém giết tàn bạo kể từ khi có Cách mạng văn hoá đã được giải toả.
Mùa đông tuy giá lạnh, nhưng một luồng không khí nóng, ấm áp đã thổi vào từng trái tim người. Những cặp lông mày nhíu lại bao nhiêu năm, nay đã giãn ra.
Năm 1972, dòng nhiệt lưu ấy bắt đầu chảy.
Sau khi Lâm Bưu đã tự diệt vong, khi hàng loạt cán bộ được giải phóng, nhất định Mao Trạch Đông phải nhớ tới Đặng Tiểu Bình. Năm 1967, trong khi Cách mạng văn hoá náo loạn tệ hại nhất, ông ta đã từng nói, nếu sức khoẻ của Lâm Bưu không ổn, tôi còn phải dùng lại Đặng Tiểu Bình. Vậy thì lúc này đây, việc ấy là càng đễ trở thành hiện thực.
Ngày 6.1.1972, Trần Nghị, khai quốc công thần, nguyên soái của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa từ trần tại Bắc Kinh.
Ngày 10.1.1972, dù là ngày đông, đúng vào thời Tam Cửu nhưng lại không giá rét lắm, ở Bắc Kinh đã làm lễ truy điệu Trần Nghị tại đài liệt sĩ cách mạng Bát Bảo Sơn. Trần Nghị đã từng bị phê phán vì “dòng nước ngược tháng hai”, do giận dữ căm tức mà sinh bệnh ung thư, không chữa, nên đã qua đời. Cái chết của ông đã làm cho sự uất ức dồn nén nhiều năm của nhiều người bộc phát ra, khiến cho lễ truy điệu tràn đầy một không khí bi thương.
Điều mà mọi người không ngờ tới được là Mao Trạch Đông đã phóng xe tới nơi làm lễ truy điệu. Bên trong chiếc áo pa-đơ-suy dài chỉ là bộ quần áo ngủ, lớp râu bạc phơ phất dưới cằm: ông ta đi tới trước bức ảnh của người đã khuất, vốn là cấp dưới, là bạn chiến đấu hồi còn ở Tỉnh Cương sơn, trịnh trọng cúi mình vái ba vái, với nỗi đau thương không nói được thành lời. Mao Trạch Đông nói với Trương Tây, vợ Trần Nghị: “Đồng chí Trần Nghị là một người tốt, một đồng chí tốt. Đồng chí Trần Nghị đã lập công hiển hách”. Ông ta chỉ vào Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh và một số người khác nói: “Nếu như âm mưu của Lâm Bưu thành công, thì lớp người già chúng tôi đây đều bị tiêu diệt hết”. Trong cuộc chuyện trò hôm ấy, Mao Trạch Đông có nhắc tới Đặng Tiểu Bình, đem Đặng Tiểu Bình gộp vào làm một với Lưu Bá Thừa là uỷ viên Bộ Chính trị lúc bấy giờ, và nói rằng với Đặng Tiểu Bình và Lưu Thiếu Kỳ có sự phân biệt đối xử, đó là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân...
Mao Trạch Đông nhắc tới Đặng Tiểu Bình ngay trước mặt mọi người, đó là một tin tức vô cùng quan trọng. Chu Ân Lai đang có mặt ở nơi đó, lập tức làm ám hiệu với những người thân trong gia đình Trần Nghị, hãy tung lời đánh giá về Đặng Tiểu Bình của Mao Trạch Đông ra ngoài, để lấy dư luận gây áp lực cho việc xuất hiện trở lại của Đặng Tiểu Bình.
Hạ tuần tháng giêng, trong khi tiếp kiến một đoàn đại biểu của tỉnh ngoài ở đại lễ đường Nhân dân trước mặt Giang Thanh, Diêu Vàn Nguyên và một số người khác, ông đà rõ ràng, minh bạch nhắc lại vấn đề Đặng Tiểu Bình. Chu Ân Lai nói, trong khi vạch trần và phê phán Lâm Bưu, nhất định không được lẫn lộn hai loại mâu thuẫn mang tính chất khác nhau. Bè lũ Lâm Bưu là muốn đẩy Đặng Tiểu Bình rơi vào mâu thuẫn địch ta, điều đó hoàn toàn không đúng với ý kiến của Chủ tịch.
Những tin tức về Đặng Tiểu Bình như vậy, tuy đã được lan truyền trong một phạm vi nhất định, nhưng ở Giang Tây, trong hoàn cảnh hoàn toàn bị bưng bít, gia đình tôi vẫn hoàn toàn không biết một lý gì về những tin tức đó. Nhưng đời sống mỗi ngày được một nới lỏng ra, nên cũng đã có thể đánh hơi thấy cái không khí tích cực đó.
Tết Nguyên Đán năm 1972, gia đình tôi bỗng có mấy người khách tới thăm, đó là ba người con của Lý Tỉnh Tuyền, nguyên uỷ viên Bộ Chính trị trung ương, bí thư thứ nhất cục Tây Nam, là Tại Vọng, Đại Dung và Nhị Dung. Họ đã hỏi thăm được chỗ ở của bác Đặng Tiểu Bình từ Lưu Tuấn Tú(1), một cán bộ lão thành của tỉnh Giang Tây. Việc đến thăm của họ khiến cả nhà tôi vui mừng. Nên nhớ rằng, họ là những người khách đầu tiên của gia đình tôi kể từ khi ở trong căn gác nhỏ của trường bộ binh này. Gia đình nhà chú Lý Tỉnh Tuyền với gia đình tôi vốn có mối quan hệ đi lại rất tốt, lũ trẻ con chúng tôi đã lớn lên cùng nhau, ngay từ bé đã là bạn tốt của nhau rồi. Sau khi có Cách mạng văn hoá, hai gia đình nhà chúng tôi chỉ còn nghe được những tin tức bất hạnh của nhau thôi, nên đã nhiều năm chưa gặp lại được nhau. Ba anh chị em nhà bọ Lý báo cho chúng tôi biết rằng: Lý Tỉnh Tuyền, cha họ, đã bị đánh đổ ngay từ ngày đầu Cách mạng văn hoá, và luôn luôn bị đem ra đấu tố, đánh đập tàn bạo ở Tứ Xuyên, chỉ tính riêng những cuộc đấu tố có trên một vạn người, đã là hơn một trăm lần, sau bị áp giải lên Bắc Kinh, đến nay vẫn còn bị giam trong nhà ngục khu Vệ Nhung. Mẹ của họ là cô Tiêu Lý, vì không chịu đựng nổi mọi sự ngược đãi, hành hạ, nên đã bị đánh đập đến chết ngay từ thời kỳ đầu của Cách mạng văn hoá. Còn những người con trong nhà, thì anh Hai, cũng trong thời kỳ đầu Cách mạng văn hoá đã dán một bài báo chữ to “Nã pháo vào...”, bày tỏ sự bất bình của mình với những biện pháp cực tả của Mao Trạch Đông, đã bị bọn tạo phản đánh chết tươi, cậu út thứ tám bị giam nhốt ừ một nơi được gọi là “Sở quản chế thiếu niên” của Bắc Kinh. Còn những người con khác, hiện nay hoặc về cám chốt ở quắc cũ Lâm Xuyên, Giang Tây, hoặc làm việc trong công xưởng. Nghe lời họ kể lại, sắc mặt mọi người đều u tối rầu rầu, mà lòng đau như cắt.
Cha mẹ tôi nghe những điều bất hạnh trong gia đình mỗi lão đồng chí của mình, chắc chắn phải nghĩ ngợi rất nhiều. Ông bà mang hết những thức ăn ngon lành mà mình có được ra chiêu đãi những người bạn trẻ. Cha tôi còn đích thân vào bếp nhóm lò, xào rau, làm món bánh bao bột gạo nhân thịt, và món rượu nếp trứng gà mời họ ăn. Đám con nhà họ Lý ở lại nhà tôi năm ngày, rồi mới về Lâm Xuyên. Trước khi họ ra về, mẹ tôi dặn đi dặn lại: “Lần sau các cháu về Nam Xương, thì cứ đến đây”. Sau đó đám con nhà họ Lý khi đôi, khi ba đến nhà tôi ở trong trường bộ binh đó nhiều lần nữa. Đặc biệt là cậu út tám Hoa Xuyên, bé nhất nhà, đã từng bị giam cầm mấy năm liền, mới được thả ra, khiến mọi người yêu mến hơn cả. Khi cậu bé tới nhà, mẹ tôi coi cậu bé như con mình, mỗi khi cậu bé ra về, mẹ tôi sợ cậu bé còn gặp khó khăn trong đời sống, nên thường nhật cho cậu ta tý tiền. Con cái nhà họ Lý vô gia cư, nên nhà chúng tôi ở đây đã thành nhà của họ.
Tuy Chu Ân Lai đã bắt đầu nắm chắc công tác giải phóng cán bộ, mọi mặt trong gia đình nhà tôi cũng đã được thay đổi theo hoàn cảnh chính trị, nhưng trong toàn quốc, còn không biết bao nhiêu cán bộ vẫn còn đang bị đối xử một cách tồi tệ, không công bằng.
Chú thích:
(1) phó chủ nhiệm Uỷ ban Cách mạng tinh Giang Tây

Truyện Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa 1. Năm 1966 lắm chuyện 2. Tai hoạ từ trong nhà mà ra 3. Nã pháo vào Bộ tư lệnh 4. Phê phán Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình 5. Tổng tiến công vào “kẻ cầm quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa” 6. Đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Đào Chú 7. Một lá thuyền đơn trong sóng cả 8. Thành lập Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình 9. Đại hội toàn trung ương mở rộng lần thứ 12 của khoá VIII 10. Tháng năm khủng khiếp 11. Tai hoạ từ ngang trời giáng xuống 12. Thanh la não bạt diễn trò Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình 13. “Đại hội 9” và “tiếp tục cách mạng” 14. Sơ tán, chuẩn bị chiến tranh 15. Chuyến bay đơn độc về phương nam 16. Giang Tây, những ngày đầu 17. Lao động 18. Về nhà rồi đây! 19 Phi Phi về đây rồi 20. Biến số trong bất biến 21. Sóng gió ở hội nghị Lư sơn 22. Những ngày bình lặng không yên ổn 23. Cảnh ngộ Phác phương 24. Trời chẳng phụ lòng người 25. Vật đổi sao dời 26. Giang nam, xuân đến sớm 27. Uốn nắn lại những cung cách cực tả 28. Giải toả giam cầm, lên tỉnh Cương Sơn 29. Thăm lại đất xưa 30. Chào nhé trường bộ binh 31. Trở lại làm việc 32.Đại hội khoá 10 của Đảng, kiên trì đường lối Cách mạng văn hoá 33. Vào quân uỷ, bộ chính trị 34. Sóng gió trong chuyến đi dự hội nghị đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc 35. Cuộc đấu tranh về “tổ chức nội các” 36. Ý vị sâu xa của Đại hội đại biểu nhân dân khoá IV 37. Màn giáo đầu của chỉnh đốn toàn diện 38. Cuộc đọ sức chỉnh đốn ngành đường sắt 39. Mao Trạch Đông phê bình “bè lũ bốn tên” 40. Chỉnh đốn toàn diện 41. Ba văn kiện chỉnh đốn toàn diện 42. Thành tựu vĩ đại 43. “Bình Thuỷ Hử” và những ngày cuối cùng của Chu Ân Lai 44. Kẻ ác đi kiện trước 45. Thời buổi khó khăn 46. Cuộc tuẫn nạn bi tráng 47. Phê phán Đặng Tiểu Bình 48. Phong trào ngày 5 tháng tư vĩ đại 49. “Hai nghị quyết” 50. Sóng gió không sờn 51. Mao Trạch Đông, vĩ nhân một đời, ra đi 52. Đập tan hoàn toàn lũ bốn tên 53. Sự phục hồi trong vòng sáng huy hoàng 54. Lời kết & 55 Lời cảm tạ