49. “Hai nghị quyết”

49. “Hai nghị quyết” và Đặng Tiểu Bình lại bị đánh đổ một lần nữa
Những hoạt động truy điệu, những hoạt động phản kháng trước bia kỷ niệm Anh hùng nhân dân và quảng trường Thiên An Môn làm cho lũ bốn tên vô cùng hoang mang lo sợ. Cuộc đấu tranh của nhân dân nhằm thẳng vào họ với thanh thế to lên như thế, bọn chúng không thể chỉ giương mắt ếch lên nhìn, mà chẳng thấy gì, không thể không giật mình thon thót, không thể không biết nhảy xô ra, đàn áp.
Ngày 2.4.1976, với bàn tay bố trí của lũ bốn tên. Ở góc đông nam quảng trường Thiên An Môn, trong một ngôi nhà nhỏ ba tầng màu xám, đã thành lập một “Bộ chỉ huy liên hợp” bao gồm có dân quân, cảnh sát và bộ đội khu Vệ Nhung của thủ đô, họ đã điều động ba ngàn dân quân và cảnh sát cùng một số bộ đội đã được chuẩn bị sẵn sàng để kịp thời hành động. Ngay buổi chiều hôm đó “Bộ chỉ huy” đã lập xong kế hoạch: biện pháp xử lý đối với những vấn đề xuất hiện tại quảng trường Thiên An Môn”, đã chọn ra những biện pháp cụ thể tiến hành đàn áp quần chúng.
Bốn giờ bốn mươi phút sáng sớm ngày 2.4, Vương Hồng Văn một “chuyên gia” chuyên chế tạo ra những cuộc vũ đấu, đích thân tới quảng trường Thiên An Môn quan sát. Bọn họ sợ bị quần chúng phát hiện, nên phải dùng đèn pin, lén lén lút lút đi lẫn trong bóng tối, quan sát một vòng xung quanh bia kỷ niệm và xem xét những vòng hoa. Bọn họ thấy những vòng hoa dày đặc như non như biển, cùng với những bài thơ, bài tứ câu đối phúng viếng, với niệm nộ khí ngất trời, đã khiến Vương Hồng Văn tức giận đến điên cuồng, liền gọi điện thoại cho những kẻ thân tín ở Bộ Công an nặng lời khiển trách họ. Chỉ thị cho Bộ Công an lập tức phái người tới chụp ảnh những bài thơ, bài từ “phản động”, để sau này còn có “chứng cớ đình án”. Theo “chỉ thị” của Vương Hồng Văn, Bộ Công an lập tức cử những cảnh sát mặc thường phục đến quảng trường chụp ảnh làm chứng cứ, đồng thời bắt đầu cho bắt bớ. Đến mười giờ đêm hôm đó, số người bị bắt tại quảng trường Thiên An Môn đã lên tới hai mươi sáu ngàn người. Cuộc đàn áp đã diễn màn giáo đâu. Tối ngày 4.4.1976, Hoa Quốc Phong chủ trì triệu tập hội nghị Bộ Chính trị. Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm “bị ốm”, nên không tham gia. Giang Thanh cùng tả hữu của mình, trong hội nghị đã biến những hoạt động có tính chất truy điệu tại quảng trường Thiên An Môn thành sự kiện do “bọn phản cách mạng tổ chức”, đó là sự hình thành do “Đặng Tiểu Bình đã chuẩn bị trong thời gian dài”. Sau hội nghị, Mao Viễn Tân đem mọi tình hình thảo luận trong hội nghị Bộ Chính trị báo cáo bằng văn bản với Mao Trạch Đông. Trong báo cáo viết: “Lần này là sự phản phúc mang tính chất phản cách mạng”, “là tổ chức có kế hoạch”, năm ngoái Đặng Tiểu Bình có nói: “Phê phán Lâm Bưu, Khổng Tử là chống Thủ tướng”, “Năm nay lại đưa cái vở Thủ tướng ra bảo rằng: “Công kích, phản kích làn gió hữu khuynh lập án là phản kích Thủ tướng, lợi dụng người chết để áp đặt người sống”. Mao Trạch Đông: duyệt.
Ngày 5.4.1976, cuộc đàn áp đại quy mô bắt đầu. Từ 1 giờ đến 2 giờ sáng ngày 5, tất cả những vòng hoa trên quảng trường bị dẫm nát và dọn sạch. Những vòng hoa trên quảng trường nhiều như núi như biển, thực tế là rất nhiều, vòng nọ nối vòng kia, vòng này chồng lên vòng khác, phải dùng tới hai trăm chuyến xe ô lô tải mới mang đi hết được. Trong quá trình chở các vòng hoa đi, năm mươi bảy người có mặt trên quảng trường bị khám xét, bảy người bị bắt. Năm giờ sáng, Vương Hồng Văn đích thân tới căn gác của “Bộ chỉ huy”, tự bố trí, đốc thúc cụ thể việc đàn áp.
Trời sáng, mặt trời mỗi lúc lên một cao, quần chúng tới quảng trường ngày càng đông, họ thấy những vòng hoa đã bị dẫm nát và dọn đi, ai nấy đều vô cùng phẫn nộ. Thế là mọi người mặc xác lệnh cấm, tiếp tục đưa những vòng hoa phúng viếng tới quảng trường. Tất cả những con đường đổ về quảng trường đều đã bị người canh gác, và còn được thành lập một cái trạm, gọi là “Trạm khuyên can”. Phải đối diện với hiểm nguy, nhưng mọi người vẫn chẳng thấy sợ, họ đột phá các vòng vây. kiên cường đưa từng vòng hoa vào một, vào đặt tại bia kỷ niệm Anh hùng nhân dân. Lúc đó, một bên ngang ngược, cưỡng chế, ngăn chặn, một bên lại bất chấp tất cả, ra sức khênh hoa và đặt hoa, nên toàn bộ quảng trường Thiên An Môn đã bắt đầu trở thành chiến trường xung đột. Quần chúng càng ngày càng đông, biển người càng chật ních. Một cảnh sát mặc thường phục trà trộn trong quần chúng đã bị mọi người nhận mặt, anh ta hoảng sợ vội co cẳng chạy vào giữa tiếng gào theo om sòm của đám đông, anh ta chạy về phía đại hội đường Nhân dân. Thấy anh cảnh sát mặc thường phục đã bỏ chạy, mọi người hô hoán nhau đuổi theo bên ngoài phía cửa đông của đại hội đường, chỉ thống nháy mắt đã có tới mấy chục vạn người tập trung ở đó. Mấy chục vạn người này chẳng phải là những người đi xem chung chung, mà tất cả đều đang hừng hực bốc cháy một ngọn lửa giận dữ trong lòng.
“Bộ chỉ huy” của lũ bốn tên, cũng bắt đầu tăng cường điều động người của họ. Tám giờ sáng, một chiếc ô-tô phát thanh do “bộ chỉ huy” phái tới quảng trường, tiếng nói vang lên qua những chiếc loa công suất cao: “Tiết Thanh Minh đã qua, việc truy điệu đã xong, xin mời các đồng chí cách mạng hãy rời khỏi quảng trường, cần phải hết sức cảnh giác với một nhóm kẻ thù của giai cấp hoạt động phá hoại”. Tiếng loa chọc vào màng nhĩ, như kích động thêm tinh thần của quần chúng trên quảng trường. Mọi người liền xông tới, giận dữ lật đổ chiếc ô-tô phát thanh, đập bẹp nát những chiếc loa có công suất cao mà lũ bốn tên đã dùng nó để chọc vào tai mỗi người. Quần chúng nhân dân đứng trước cửa đại hội đường, mấy chục vạn người cùng cất cao tiếng hô: “Trả lại cho tôi những vòng hoa, trả lại cho tôi người chiến hữu”. Những lời hô phẫn nộ ấy như vang lên tận chín tầng mây. Những quần chúng đó đã bắt đầu có những cuộc xung đột với nhân viên của “Bộ chỉ huy” phái tới ngăn chặn họ.
Giữa trưa, quần chúng bao vây ngồi gác nhỏ màu xám đã không còn bộ chỉ huy” ở đó, đồng thời cử đại diện tới can thiệp, yêu cầu trả lại những vòng hoa đã bị mang đi, đòi phải thả ngay những quần chúng bị bắt, đòi phải bảo đảm quyền của nhân dân được phép truy điệu Chu Ân Lai. Người của “bộ chỉ huy”, lạnh lùng đe doạ, cự tuyệt yêu cầu chính đáng của dân, quần chúng đã nổi khùng đốt chiếc ô-tô con sang trọng của bọn cầm đầu “bộ chỉ huy” vẫn đi. Vào khoảng ba giờ chiều, thêm một lần nữa quần chúng phẫn nộ đốt tiếp mấy chiếc xe ô-tô của “Bộ chỉ huy”. Cùng ngọn lửa bốc cao, tiếng hò hét của quần chúng cũng cao không kèm. Vào lúc sau 5 giờ chiều, một bộ phận quần chúng xông thẳng vào ngôi nhà nhỏ màu xám của “bộ chỉ huy”, châm lửa thiêu cháy trung tâm “chỉ huy” tội ác này. “Bộ chỉ huy” vội vã, khẩn cấp nghiên cứu kế hoạch “phản kích”, quyết định thành lập trạm chỉ huy đặt trong công viên Trung Sơn, đồng thời hạ lệnh, đến tối cầm vũ khí sẵn sàng, có thể mang theo côn và khoá. Lũ bốn tên cùng phe cánh của chúng đã làm xong công việc chuẩn bị cuối cùng cho cuộc đàn áp đại quy mô. Sau giờ ba mươi phút tối ngày 5.4.1976, những chiếc loa công suất cao ở quảng trường Thiên An Môn được mở hết công suất, bí thư thứ nhất thành uỷ Bắc Kinh Ngô Đức, phụng mệnh đọc một bài diễn văn qua loa phóng thanh, tuyện bố, sự kiện tại quảng trường Thiên An là “Sự kiện phản cách mạng”, yêu cầu quần chúng có mặt tại quảng trường phải lập tức rời khỏi quảng trường ngay. Chín giờ ba mươi phút tối, một vạn dân quân và ba ngàn cảnh sát tiến vào quảng trường, bao vây tất cả quần chúng còn đang có mặt lại quảng trường, rồi vung côn vung gậy đánh quần chúng tới tấp. Ngay tối hôm đó đã có không ít quần chúng bị đánh tàn bạo đến thành thương, ba mươi làm người bị bắt và tống giam vào ngục.
Ngày 5.4.1976, là một ngày bi thương trong lịch sử nước cộng hoà, cái đêm đen dài dàng dặc của cuộc khủng bố trắng đó đã che đậy không nổi tội trạng tanh máu của lũ bốn tên.
Sang sáng ngày 6.4.1976, một bộ phận uỷ viên Bộ Chính trị nghe báo cáo tình hình Sự kiện Thiên An Môn, hội nghị đã đặt tên cho Sự kiện Thiên An Môn là: “Một sự kiện phản cách mạng rõ ràng”. Ba giờ sáng ngày hôm đó, Mao Viễn Tân báo cáo tình hình hội nghị Bộ Chính trị với Mao Trạch Đông. Mười một giờ trưa hôm đó, Mao Trạch Đông bút phê: “Sĩ khí đã khơi dậy, tốt, tốt, tốt”
Quảng trường Thiên An Môn trải qua một cuộc hoả chiến và tắm máu đã trở nên tiêu điều, thê lương, ảm đạm. Trước bia kỷ niệm Anh hùng nhân dân chan hoà những vũng máu loang lổ, một không khí khủng bố khiếp đảm dã man bao phủ lên toàn bộ quảng trường. Nhưng khoảng chín giờ sáng ngay ngày hôm đó, khi mặt trời đã lên cao, một đoàn gồm mấy chục công nhân tổ chức thành đội ngũ đã khênh vòng hoa do chính bàn tay họ làm ra, nghiễm nhiên đi vào quảng trường Thiên An Môn. Giữa cả một quảng trường rộng rãi to lớn ấy, đoàn người dâng hoa phúng viếng này nổi bật hẳn lên. Đoàn công nhân với lòng đau thương khôn tả, đã khênh vòng hoa trịnh trọng đặt tại mặt phía bắc của bia kỷ niệm Anh hùng nhân dân. Sáu giờ chiều. Mấy chục chiếc ô-tô tải chở dân quân lại tiến vào quảng trường Thiên An Môn. Trong sắc nắng chiều hôm quảng trường mênh mang đầy trầm tịch, hàng trăm con người vẫn bồi hồi quanh quẩn bên bia kỷ niệm, tất cả mọi người đều trầm lặng không nói một câu, nhưng chẳng có một ai muốn rời khỏi khu vực ấy. Vòng hoa duy nhất bên bia kỷ niệm, trong cái gió lạnh mùa xuân vẫn bất khuất ngang nhiên đứng đó. Bảy giờ tối, toàn bộ quảng trường Thiên An Môn bước vào lệnh giới nghiêm, những người cuối cùng còn lưu lại đó bị đuổi đi hết.
Tám giờ linh năm phút sáng ngày 7.4.1976, Mao Viễn Tân đem khẩu đại pháo do đích thân Diêu Văn Nguyên chế tạo là “Tin tức hiện trường Sự kiện Thiên An Môn, báo cáo với Mao Trạch Đông về tình hình tiến triển, và ý kiến xử lý “Sự kiện Thiên An Môn. Cái gọi là “tin tức hiện trường” đó, đã bịa tạc vu khống những hoạt động truy điệu Chu Ân Lai là hoạt động “phản cách mạng”, nói rằng “Sự kiện Thiên An Môn là công khai phất một ngọn cờ ủng hộ Đặng Tiểu Bình, liều mạng một cách bệnh hoạn dám chỉ thẳng mũi giáo vào Mao chủ tịch, lãnh tụ vĩ đại, chia rẽ trung ương đảng do Mao Chủ tịch dẫn đầu, mù quáng mong chuyển dịch phương hướng lớn trước mắt là phê phán Đặng Tiểu Bình và phản kích làn gió hữu khuynh lật án sang chiều khác”. Mao Trạch Đông vốn tuổi già suy nhược lại phải nghe Mao Viễn Tân báo cáo đến hơn một giờ đồng hồ, nên đã chỉ thị như sau: “Căn cứ vào đó cách tuột hết mọi chức vụ của Đặng Tiểu Bình, giữ lại đảng tịch, để xem xét sau. Căn cứ vào, thứ nhất Thủ Đô, thứ hai Thiên An Môn, thứ ba: Đốt cháy, ba luận đó đánh hay. Tính chất đã thay đổi, căn cứ vào đó, tống cổ!” “Hoa Quốc Phong làm Thủ tướng, đề nghị để Hoa Quốc Phong làm phó chủ tịch thứ nhất của đảng. Đồng ý cho công khai phổ biết văn bản tin tức chiến trường”.
Trưa ngày 7.4.1976, lũ bốn tên mở tiệc rượu ăn mừng tại đại hội đường Nhân dân, chúc mừng thắng lợi”. Giang Thanh vênh vang tự đắc nói: “Chúng ta thắng lợi rối! Xin chúc mừng quý vị”. Trương Xuân Kiều nhân có hơi men cũng hung hăng nói: “Cả lũ viết những bài thơ phản động, là muốn đẩy Đặng Tiểu Bình làm Natzil(1), kẻ cầm đầu sự kiện phản cách mạng của Hung-ga-ri”.
Buổi chiều, trong sảnh Giang Tây của đại hội đường Nhân dân, Bộ Chính trị trung ương họp hội nghị thảo luận chỉ thị mới nhất của Mao Trạch Đông về Sự kiện Thiên An Môn.
Tại hội nghị lũ bốn tên kêu gào, diệt danh, đổ tội cho Đặng Tiểu Bình là tổng hậu đài của “Sự kiện Thiên An Môn, đỏng thời còn nói rằng đích thân Đặng Tiểu Bình cưỡi ô-tô đến tận quảng trường Thiên An Môn trực tiếp chỉ huy. Giang Thanh và Trương Xuân Kiều còn nói, cần phải có một sự chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, vì rất có khả năng “quần chúng” sẽ đột kích Đặng Tiểu Bình, bắt Đặng Tiểu Bình đi. Hoa Quốc Phong là người điều khiển hội nghị. Đối với việc lũ bốn tên nói rằng Đặng Tiểu Bình tích chân cưỡi ô-tô tới quảng trường Thiên An Môn trực tiếp chỉ huy, Hoa Quốc Phong nói, cần phải hỏi qua Đặng Tiểu Bình một câu, cho tiện việc đối chiếu. Đối với ý kiến đó của Hoa Quốc Phong, lũ bốn tên không thèm để ý tới. Nhưng, lúc bấy giờ Hoa Quốc Phong đã được đích thân Mao Trạch Đồng chỉ định chủ trì điều khiển công tác, nghe theo, thực bụng chẳng muốn tý nào, không nghe ư, cũng không được. Thế là họ đã cử một người đi gặp Đặng Tiểu Bình để xét hỏi. Chẳng ai chịu nhận đi làm cái công việc đầu sai ấy, bản thân Giang Thanh chẳng dám đi, cuối cùng mụ nói: “Để Uông Đông Hưng đi vậy”.
Kể từ khi Giang Thanh và Trương Xuân Kiều nói trước hội nghị rằng có thể có người sẽ đi đột kích Đặng Tiểu Bình, đã làm cho Uông Đông Hưng có phần lưu ý. Hồi đầu Cách mạng văn hoá, khi Giang Thanh khống chế Ban Cách mạng văn hoá trung ương, mụ đã từng một lần tổ chức cho “quần chúng” đi bắt Bành Chân và phê đấu Bành Chân. Lần này, lũ bốn tên liệu có đem vở cũ ra tân trang rồi cho diện lại, lấy danh nghĩa quần chúng đi bắt Đặng Tiểu Bình? Uông Đông Hưng thấy sự việc có thể nổ to, nên cho rằng việc này cần phải đi thỉnh thị Mao Trạch Đông. Uông Đông Hưng từ đại hội đường đi ra, không trực tiếp đi tìm Đặng Tiểu Bình trao đổi mà lại cho ngoặt xe về Trung Nam Hải nơi gần kề gang tấc.
Khi gặp được Mao Trạch Đông, Uông Đông Hưng đã báo cáo với Mao Trạch Đông về hội nghị khẩn cấp của Bộ Chính trị thảo luận về Sự kiện Thiên An Môn và vấn đề Đặng Tiểu Bình. Mao Trạch Đông nói: “Rước lấy hoạ từ lá thư của Lưu Băng, chĩa mũi giáo vào tôi, bây giờ thì muộn rồi”.
Uông Đông Hưng lại báo cáo với Mao Trạch Đông về việc có thể có người đột kích bắt Đặng Tiểu Bình. Mao Trạch Đông nói, không thể đi đột kích được nữa, cũng không thể bắt đi được. Ông ta hỏi Uông Đông Hưng có biện pháp gì không. Uông Đông Hưng kiến nghị, chuyển Đặng Tiểu Bình đi nơi khác. Mao Trạch Đông đáp, cũng được.
Mao Trạch Đông chỉ thị không cho người đột kích Đặng Tiểu Bình, Uông Đông Hưng lập tức ra tay bố trí, lệnh cho Cục bảo vệ trung ương phải sửa sang và chuẩn bị ngay ngôi nhà ở ngõ Đông Giao Dân. Uông Đông Hưng lại cho gọi Đàng Hoà Tùng đến giao nhiệm vụ phải lập phương án bảo vệ ngay, bởi nghe nói sẽ có người đột kích Đặng Tiểu Bình, phải đi chuyển Đặng Tiểu Bình tới ngõ Đông Giao Dân. Sau khi dặn dò công việc bảo vệ xong, Uông Đông Hưng liền cho người thông báo với thư ký của Đặng Tiểu Bình là Vương Thuỵ Lâm, nói là cần gặp Đặng Tiểu Bình trao đổi. Đồng thời Uông Đông Hưng báo cho Đông Phương, trưởng ban bảo vệ thuộc Cục bảo vệ, để Đông Phương đi kiếm lấy một chiếc ô-tô xoàng xoàng, không bắt mắt, đến phố Rộng đón Đặng Tiểu Bình đưa đến ngõ Đông Giao Dân. Sau khi đã bố trí mọi việc đâu vào đấy, Uông Đông Hưng vội vã đến ngõ Đông Giao Dân đợi Đặng Tiểu Bình để trao đổi.
Sự kiện Thiên An Môn đã phát triển tới bước ấy, cha tôi và chúng tôi đều biết rất rõ. Cuối cùng giờ phút quyết định vận mệnh cha tôi đã tới. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị tư tưởng sẵn sàng chờ đón cái kết quả xấu nhất, nên trong lòng chúng tôi chẳng còn điều gì đáng sợ nữa.
Ba giờ chiều ngày 7.4.1976, Vương Thuỵ Lâm thư ký của cha tôi nhận được điện thoại, thông báo rằng Uông Đông Hưng muốn gặp Đặng Tiểu Bình để trao đổi, sẽ có người của Cục bảo vệ đưa xe tới đón, không được mang theo thư ký, cũng không được mang theo bảo vệ. Nhận được thông báo đó, liền biết ngay rằng giờ phút nghiêm trọng đã tới, cả nhà chúng tôi không những không hề có một chút hoảng loạn nào, ngược lại, vô cùng trấn tĩnh là khác. Hơn ba giờ, Đông Phương ở Cục bảo vệ trung ương tới. Tất cả mọi người lớn bé trong nhà chúng tôi, người trẻ dìu người già, người lớn bế trẻ con, gần mười người, cùng tiễn cha tôi ra đi. Đặng Nam nhạy cảm, vào cái giờ phút cuối cùng ấy, chợt nghĩ ra, chị bỏ vào trong túi bộ quần áo Tôn Trung Sơn của cha tôi một cỗ tú lơ khơ. Cả gia đình tôi đưa cha tôi đi qua phòng khách, rồi qua sân, đi thẳng ra đến cổng, Chúng tôi đứng nhìn cha tôi bước lên xe ô-tô với nét mặt trầm tĩnh, nhìn ô-tô đi ra khỏi cồng, nhìn cánh cổng lớn màu xám khép chặt lại, mà nước mắt đầy tròng. Có thể đây chính là giờ phút vĩnh biệt cha tôi. Cái không khí cương cường trước mắt quân thù vừa qua, trong nháy mắt đã được thay thế bằng không khí bi thương không sao kìm nén nổi. Đặng Lâm không giữ nổi nỗi dàu đón trong lòng, đã bật lên thành tiếng khóc. Tôi nói với Đặng Lâm: “Khóc lóc cái gì! Càng trong những giờ phút thế này, càng không nên khóc!”.
Sau khi cha tôi bị đưa đi, Văn phòng trung ương cử người tới kiếm tìm tài liệu, văn kiện. Người phụ trách việc lục xét đến phòng làm việc của cha tôi, hắn nhìn ngược nhìn xuôi, nhìn trái nhìn phải, xem chừng chẳng có cái gì có thể thu nhập, nhặt nhạnh mang đi được, hắn liền giật đứt dây diện thoại, rồi mỗi tay một chiếc, xách hai chiếc máy điện thoại được bảo mật đó đem đi. Đại khái, thế cũng được coi như xong chuyện khám nhà. So sánh với sự lục xét khi Cách mạng văn hoá mới bắt đầu, việc khám nhà lần này thật chẳng đáng kể.
Sau khi cha tôi ra đi, khoảng độ năm giờ chiều. Cục bảo vệ trung ương lại cho người đến đón mẹ tôi di. Khi một mình cha tôi bị đem đi, quả thực không biết ông bị mang đi đâu, cũng chẳng biết tình hình ông ra sao, chúng tôi đã muôn phần lo lắng. Nay mẹ tôi lại đến chỗ cha tôi, đối với cha tôi mà nói, bất kể sự thể ra sao, cũng là một việc tốt. Như vậy, ít ra cha mẹ tôi cũng cùng được ở một chỗ với nhau, dựa vào nhau, cùng chia nhau hoạn nạn. Nhưng chuyến ra đi này, cuối cùng là lành là dữ, cảnh tình trước mắt, khó mà đoán biết được. Chúng tôi ngậm lệ, thu xếp hành trang cho mẹ tôi. Chúng tôi cố kiết nhét cho thật nhiều đồ dùng cá nhân của mẹ tôi, nhiều được chừng nào hay chừng nấy, sao cho hai ông bà già, dù phải sống trong hoàn cảnh ác nghiệt tồi tệ đến thế nào, cũng không đến nỗi phải rét mướt, khổ cực.
Mẹ tôi đi rồi, lòng dạ chúng tôi càng thêm bi thảm, cũng có thể chuyến ra đi này ác là vĩnh biệt, không bao giờ trở lại. Sau khi cha mẹ chúng tôi đi rồi, chúng tôi càng thương cha, càng nhớ mẹ, càng lo lắng cho hiểm cảnh của ông bà. Cả nhà chúng tôi nói lại bàn bạc với nhau, thấy rằng cần có một người đi cùng cha mẹ để chăm nom đời sống của hai ông bà già, đồng thời làm hai ông bà đỡ cô đơn, trống vắng. Trong đám chúng tôi ai cũng tình nguyện xin đi, nhưng Đặng Lâm và Đặng Nam đều có con nhỏ cần phải chăm nom nuôi dưỡng, cho nên tôi đã giành lấy việc đi cùng cha mẹ. Tôi bàn bạc kỹ với Hạ Bình, nếu như được phép đi cùng cha mẹ, đối với cha mẹ mà nói, đó là một việc tốt lành, nhưng nếu tình thế ngày một xấu đi có thể là có cả tôi trong đó, sẽ không còn trở về được nữa. Được Hạ Bình đồng lòng ủng hộ, tôi cũng hạ quyết tâm, dứt khoát phải có mặt bên cạnh cha mẹ tôi, dù có phải trèo núi đá tai mèo, lội qua biển lửa hồng tôi cũng phải có mặt bên cạnh cha mẹ. Tôi viết cho Uông Đông Hưng một lá thư đề đạt nguyện vọng tha thiết, mãnh liệt, cho tôi được đến bên cha mẹ tôi để chăm sóc sức khoẻ cho hai ông bà. Thư gửi đi rồi, tôi cứ chờ, chờ mãi, mong mỏi sao cho nguyện vọng ấy sớm được phê chuẩn. Cuối cùng, tôi cũng đã nhận được thông báo của cấp trên: Không cho phép. Sự trả lời đó không những làm chúng tôi vô cùng thất vọng, mà còn làm cho chúng tôi lo lắng thêm cho hoàn cảnh của cha mẹ chúng tôi. Cha tôi, mẹ tôi hiện giờ đang ở nơi nào. Cảnh ngộ của hai ông bà già ra làm sao? Liệu có phải bị chịu đựng đấu tố không? Sự lo lắng đó quấn chặt lấy mỗi con người chúng tôi...
Phía chân trời, bóng tịch dương sắp rụng. Cái bóng đen ngòm nặng nề ấy lập tức bao trùm lên mặt đất. Ôi cái đêm đen thảm thẳm, đen một ngôi sao cũng chẳng nhìn ra được......
Ở ngõ Đông Giáo Dân, Đặng Tiểu Bình gặp Uông Đông Hưng. Uông Đông Hưng đã nói những chuyện có liên quan tới ông và hỏi có phải ông đã ngồi ô-tô đến Thiên An Môn để “chỉ huy”. Đặng Tiểu Bình nói chỉ có một lần ông đi ô tô đến khách sạn Bắc Kinh (Bắc Kinh phạn điếm) để cắt tóc, đâu phải chuyện đi “chỉ huy”.
Uông Đông Hưng cho người đi đón Trác Lâm tới. đợi sau khi Trác Lâm đã tới Uông Đông Hưng nói với Đặng Tiểu Bình rằng có thể có người tới đột kích ông, không nên đi ra ngoài, có đi dạo cũng chỉ quanh quẩn trong sân nhà thôi.
Sau khi trò chuyện với Đặng Tiểu Bình xong, Uông Đông Hưng rời khỏi ngõ Đông Giao Dân, quay trở về Trung Nam Hải báo cáo mọi việc vừa làm với Mao Trạch Đông.
Khi Uông Đông Hưng làm xong mọi việc đúng ý kiến của Mao Trạch Đông, quay trở về đại hội đường Nhân dân, trời cũng đã tối. Trong thời gian đó, Bộ Chính trị cũng đã thông qua được “hai nghị quyết”, đem báo cáo với Mao Trạch Đông, cũng đã được Mao Trạch Đông phê chuẩn. Lúc đó, những người dự hội nghị cũng đã ăn xong cơm tối, hội nghị chuyển sang sảnh Tô Châu tiếp tục họp. Giang Thanh và một số người hỏi Uông Đông Hưng về việc đi gặp Đặng Tiểu Bình ra sao? Uông Đông Hưng cứ theo đúng sự thực trả lời: Đặng Tiểu Bình chỉ đi đến khách sạn Bắc Kinh một lần để cắt tóc. Trương Xuân Kiều không hài lòng, đòi Uông Đông Hưng phải viết tường thuật. Uông Đông Hưng nổi cáu lên, nói: “Bảo các người đi, các người chẳng ai chịu đi. Tôi không viết tường thuật. Bận sau đừng có bảo tôi đi nữa, các người tự đi lấy”. Uông Đông Hưng làm đúng những lời Mao Trạch Đông đã dặn dò, nên không mang chuyện Đặng Tiểu Bình đã di chuyển tới ngõ Đông Giao Dân ra nói với bất kỳ người nào. Về sau, trong những hội nghị của Bộ Chính trị, Giang Thanh có nhắc tới mấy lần nói: “Không biết Đặng Tiểu Bình đi đâu, đã có người tới chỗ lão ta ở để xem, nhưng không thấy lão ta có nhà”. Xem ra, sau đó lũ bốn tên sai người đi “đột kích” Đặng Tiểu Bình là có thật.
Tám giờ tối ngày 7.4.1976, đài phát thanh Nhân dân trung ương đưa tin ra toàn quốc rằng: Bộ Chính trị trung ương Đảng cộng sản Trung quốc đã thông qua hai nghị quyết. Nội dung của nghị quyết thứ nhất là: “Căn cứ vào đề nghị của Mao Chủ tịch, lãnh tụ vĩ đại Bộ Chính trị trung ương Đảng cộng sản Trung quốc đã nhất trí thông qua: “Đồng chí Hoa Quốc Phong nhậm chức phó chủ tịch thứ nhất của Ban thường vụ trung ương Đảng cộng sản Trung quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa”. Nội dung của nghị quyết thứ hai là: “Bộ Chính trị trung ương Đảng cộng sản Trung quốc đã thảo luận về sự kiện phản cách mạng, xảy ra tại quảng trường Thiên An Môn, cùng với những biểu hiện gần đây của Đặng Tiểu Bình, thấy rằng tính chất của vấn đề Đặng Tiểu Bình đã trở thành mâu thuẫn đối kháng. Căn cứ vào đề nghị của Mao Chủ tịch, lãnh tụ vĩ đại, Bộ Chính trị nhất trí thông qua; bãi miễn hết tất cả mọi chức vụ trong cũng như ngoài đảng của Đặng Tiểu Bình, giữ lại đảng tịch, để xem xét sau”.
Ngày 8.4.1974, báo Nhân dân và tất cả các báo chí chủ yếu trên toàn quốc đều in trên trang nhất hai nghị quyết của trung ương Đảng cộng sản Trung quốc, và toàn văn bài sự kiện chính trị phản cách mạng tại quảng trường Thiên An Môn. Một phong trào nhân dân đáng cười đáng khóc đã xảy ra tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, thủ đô nước Cộng hoà nhân dân Trung quốc, hoàn toàn bị đàn áp. Những hoạt động truy điệu Chu Ân Lai trong toàn quốc cũng hoàn toàn bị đè bẹp, sập xuống. Đặng Tiểu Bình, một con người đã từng mang lại cho nhân dân Trung quốc những hy vọng mới, cùng với những đồng chí kề vai sát cánh chiến đấu với ông, lại bị đánh đổ thêm một lần nữa. Lũ bốn tên cùng những con tốt của chúng ngang dọc hoành hành, khiến cả nước chìm vào trong một cuộc khủng bố trắng. Tuy những hoạt động truy điệu và phản kháng bị đàn áp, nhưng trong những năm tháng gió dập mưa vùi đó, trong lòng mỗi người vẫn có một ngọn lửa chính nghĩa bừng bừng cháy, không có gì có thể dập tắt nó đi được. Ngày 7.4.1974, khi buổi phát thanh về hai nghị quyết vừa tắt sóng, ở cục sự nghiệp phát thanh trung ương đã có ngay một cán bộ lập tức múa bút viết hai biểu ngữ lớn “Bọn Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên (sói độc) chống đối thủ tướng Chu Ân Lai sẽ không có lối thoái, chết cũng chẳng được yên” “Đả đảo Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên, Trương Xuân Kiều” Một tiểu đoàn phó bộ đội Bắc Kinh, dán một bài báo chữ nhỏ lên cây bạch dương ở ngã tư đường phố gần doanh trại của mình, nhiếc mắng Giang Thanh, Trương Xuân Kiều cùng những kẻ giả chủ nghĩa Mác-Lê khác, tán dương “Phó chủ tịch Đặng Tiểu Bình là người thiết thân của chúng tôi”, hiệu triệu mọi người hãy học tập những người anh hùng trên quảng trường Thiên An Môn. Học viện ngoại ngữ số hai ở Bắc Kinh cũng dán biểu ngữ lớn “Kẻ nào chống đối thủ tướng Chu Ân Lai sẽ sống mái với kẻ đó” “Đả đảo Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên”.
Sau khi các báo lớn in hai “nghị quyết” ra, sáng sớm ngày 8, ở Thượng Hải, có một thanh niên công nhân đã đem một lá cờ bằng lụa trắng trên đó có khâu ảnh Chu Ân Lai cùng những lời điếu văn, buộc vào dây cột cờ ở giữa quảng trường Nhân dân rồi từ từ kéo cao lên tận đỉnh cột cờ. Một thanh niên công nhân ở Quảng Châu có thư gửi tới báo Nhân dân và tạp chí Cờ đỏ trong thư viết một khẩu hiệu: “ủng hộ Đặng Tiểu Bình! Đả đảo Trương Xuân Kiều! Đả đảo Diêu Văn Nguyên! Đả đảo Giang Thanh! Thủ tướng Chu Ân Lai kính yêu sống mãi trong lòng nhân dân cách mạng!” Bắt đầu từ ngày 8, báo Nhân dân tới tấp nhận được những cú điện thoại và thư tín phán đối “tin tức” bóp méo sự thật Sự kiện Thiên An Môn. Trong thư nhân dân vẫn tiếp tục truy điệu Chu Ân Lai, tiếp tục vạch tội lũ bốn tên, tiếp tục bày tỏ sự ủng hộ Đặng Tiểu Bình tới tối đa.
Sau Sự kiện Thiên An Môn, về bề nổi mà nói đó là sự thắng lợi, của lũ bốn tên cùng chân tay nanh vuốt, những cuộc đấu tranh kháng nghị của nhân dân đã bị đàm áp. Nhưng đắc chí một thời đâu đã phải là tiêu biểu cho thắng lợi cuối cùng. Ngay lũ bốn tên đắc ý đến vênh váo, rồi đến khi tĩnh lắng lại, suy nghĩ kỹ trước sau, cũng nhận ra được còn có khá nhiễu vấn đề đang ẩn náu ở những tầng sâu hơn.
Thứ nhất: kết quả của Sự kiện Thiên An Môn là sự suy tính rất kỹ càng, cẩn thận của Mao Trạch Đông. sau đó mới chính thức xác lập Hoa Quốc Phong làm người kế cận của mình. Mặc dù lũ bốn tên chạy đông chạy đuài, bận rộn trăm công ngàn việc, mà cuối cùng vẫn là việc chỉ đi “may áo cưới cho người”. Quyết định của Mao Trạch Đông làm cho lũ bốn tênngã ngửa ra, bất mãn. Thứ hai: Đặng Tiểu Bình, kẻ thù chính trị “truyền kiếp”, tuy cuối cùng cũng bị đánh đổ, nhưng một điều không sao tưởng tượng nổi là đến như vậy rồi, mà Mao Trạch Đặng vẫn cho Đặng Tiểu Bình “giữ lại đảng tịch”, mà lại còn để xem xét sau, vẫn lưu lại một chút “tình riêng” như thế. Quyết định đó của Mao Trạch Đông rõ ràng đã đem tới cho lũ bốn tên thêm rất nhiều “tâm bệnh”. Thứ ba: Phong trào đại quy mô của quần chúng tại quảng trường Thiên An Môn về bề nổi tuy đã bị đàn áp xong, nhưng sự thể chung phải vì thế mà đã gọi được là sóng yên biển lặng, bởi trên toàn quốc các loại “sự kiện” vẫn rầm rộ nảy nở, khiến cho bọn họ hết sức bàng hoàng, ăn ngủ không yên. Đối với lũ bốn tên mà nói, bảo rằng thắng lợi, quả là còn quá sớm. Trước mắt đã nhìn thấy Mao Trạch Đông càng ngày càng đi gần tới cõi chết, thời gian chẳng chịu đợi ta. Lũ bốn tên biết rõ hơn ai hết rằng còn phải nắm chặt lấy thời gian, cần phải tiếp tục tăng cường đấu Đặng Tiểu Bình, cần phải tiếp tục tăng cường đàn áp, song điều quan trọng nhất là làm sao nhanh chóng đoạt được quyền bính. Một khi đại quân đã nắm được trong tay, thì, thì... thì nào là Đặng Tiểu Bình, nào là Hoa Quốc Phong, nào là hoạt động phản kháng, tất cả, tất tật... chẳng còn điều gì phải nói nữa.
Sau Sự kiện Thiên An Môn, lũ bốn tên đẩy mạnh những hành động cuối cùng là đoạt quyền. Trước hết, họ tiếp tục thổi cho bùng to hơn cuộc phê phán đại quy mô Đặng Tiểu Bình trên toàn quốc. Trên báo chí toàn quốc họ liên tục cho đăng những bài báo “phê phán Đặng Tiểu Bình”, ở Bắc Kinh tiếp tục mở những đại hội hàng vạn người tham dự, trong phạm vi toàn quốc họ cưỡng bức quần chúng phải tiếp tục “phê phán Đặng Tiểu Bình”. Tiếp đó họ truy xét, bắt bớ những người tham gia và những người chỉ huy Sự kiện Thiên An Môn, tra xét bắt bớ những người tung “tin đồn”, những người truyền tụng “ca dao”, đem xét xử các vụ án phản cách mạng”. Cơ quan, trường học, công xưởng, nông thôn nơi nơi đều phải tiến hành “truy xét”. Chỉ trong một thời gian ngắn mà người người bị truy xét, người người phải khai báo, thẩm vấn, trên cả nước là một màn khủng bố trắng. Cùng lúc đó, họ vẫn tiếp tục bắt những người tham gia tiến hành một cuộc đàn áp đại quy mô. Những kẻ thân tín của lũ bốn tên trong Sở Công an thành phố Bắc Kinh đã thu được năm trăm tám mươi ba văn bản gốc các bài thơ, bài từ và điếu văn, cưỡng bức quần chúng giao nộp những bức ảnh chụp điếu văn, những bức ảnh chụp hiện trường, tất cả lên tới hơn mười vạn tám ngàn tấm. Lũ bốn tên chọn từ trong số đó ra hơn sáu trăm tấm ảnh quan trọng, biên tập thành một tập sách: “Tập chứng cứ tội lỗi sự kiện phản cách mạng tại quảng trường Thiên An Môn”, rồi thêm dấm thêm ớt, tổng kết lập ra một nghìn chín trăm tám mươi tư vụ án, tính cả việc bắt bớ trong khi xảy ra Sự kiện Thiên An Môn và sau đó, số quần chúng bị bắt giam lần tới ba trăm tám mươi tám người. Còn những người gọi là bị cách ly, làm rõ, nói chuyện trong khi tra xét, là một con số không thể tính toán được, chỉ riêng tại thành phố Bắc Kinh, những người liên quan bị gọi tới là con số phận tính bằng vạn.
Áp lực lớn về chính trị trong cuộc đại phê phán. đại trấn áp của lũ bốn tên không khuất phục nổi những người đã được thức tỉnh, họ vẫn dùng phương thức có thể có được của mình, tiếp tục truy điệu Chu Ân Lai, chống lại việc phê phán Đặng Tiểu Bình, chống lại cuộc truy xét, phản đối những hành động tàn bạo của lũ bốn tên.
Đại địa Thần Châu chìm ngập dưới sự khủng bố trắng nhưng ngọn lửa phản kháng vẫn bất khuất bừng bừng cháy.
Chú thích:
(1) Natzi: Đã từng là người lãnh đạo Hungary. Năm 1956 lãnh đạo cuộc chính biến ở Hungary

Truyện Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa 1. Năm 1966 lắm chuyện 2. Tai hoạ từ trong nhà mà ra 3. Nã pháo vào Bộ tư lệnh 4. Phê phán Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình 5. Tổng tiến công vào “kẻ cầm quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa” 6. Đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Đào Chú 7. Một lá thuyền đơn trong sóng cả 8. Thành lập Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình 9. Đại hội toàn trung ương mở rộng lần thứ 12 của khoá VIII 10. Tháng năm khủng khiếp 11. Tai hoạ từ ngang trời giáng xuống 12. Thanh la não bạt diễn trò Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình 13. “Đại hội 9” và “tiếp tục cách mạng” 14. Sơ tán, chuẩn bị chiến tranh 15. Chuyến bay đơn độc về phương nam 16. Giang Tây, những ngày đầu 17. Lao động 18. Về nhà rồi đây! 19 Phi Phi về đây rồi 20. Biến số trong bất biến 21. Sóng gió ở hội nghị Lư sơn 22. Những ngày bình lặng không yên ổn 23. Cảnh ngộ Phác phương 24. Trời chẳng phụ lòng người 25. Vật đổi sao dời 26. Giang nam, xuân đến sớm 27. Uốn nắn lại những cung cách cực tả 28. Giải toả giam cầm, lên tỉnh Cương Sơn 29. Thăm lại đất xưa 30. Chào nhé trường bộ binh 31. Trở lại làm việc 32.Đại hội khoá 10 của Đảng, kiên trì đường lối Cách mạng văn hoá 33. Vào quân uỷ, bộ chính trị 34. Sóng gió trong chuyến đi dự hội nghị đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc 35. Cuộc đấu tranh về “tổ chức nội các” 36. Ý vị sâu xa của Đại hội đại biểu nhân dân khoá IV 37. Màn giáo đầu của chỉnh đốn toàn diện 38. Cuộc đọ sức chỉnh đốn ngành đường sắt 39. Mao Trạch Đông phê bình “bè lũ bốn tên” 40. Chỉnh đốn toàn diện 41. Ba văn kiện chỉnh đốn toàn diện 42. Thành tựu vĩ đại 43. “Bình Thuỷ Hử” và những ngày cuối cùng của Chu Ân Lai 44. Kẻ ác đi kiện trước 45. Thời buổi khó khăn 46. Cuộc tuẫn nạn bi tráng 47. Phê phán Đặng Tiểu Bình 48. Phong trào ngày 5 tháng tư vĩ đại 49. “Hai nghị quyết” 50. Sóng gió không sờn 51. Mao Trạch Đông, vĩ nhân một đời, ra đi 52. Đập tan hoàn toàn lũ bốn tên 53. Sự phục hồi trong vòng sáng huy hoàng 54. Lời kết & 55 Lời cảm tạ