4. Phê phán Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình

Mặc dù tạo phản đương nhiên là “có lý”, mặc dù “cách mạng” đã thành tiêu chuẩn của chân lý, nhưng kể từ khi bùng nổ cuộc Cách mạng văn hoá, thì những trở lực đối với phong trào đó vẫn cứ tồn lại.
Đồng thời với việc phong trào đã dần dần từng bước được mở rộng và sâu thêm, lại càng có nhiều người với thời gian dai dẳng hơn, đã đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn đối với phương hướng, phương thức, cho đến lập luận của phong trào. Phong trào này dù do đích thân Mao Trạch Đông phát động. dù do Lâm Bưu và Giang Thanh hai thế lực ra sức ủng hộ, nhưng vẫn có rất nhiều sức ngăn cản và chống lại, nên những hỗn loạn mới vẫn không ngừng nảy sinh.
Vậy căn cốt của nó là gì, là do bản chất của quyết định phát động phong trào Cách mạng văn hoá sai lầm tạo ra. Nhưng Mao Trạch Đông lại cho rằng, sớ dĩ nảy sinh ra những trở ngại, từ cốt lõi, chính là Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình cầm đầu cho rằng, trong đảng có một nhóm kẻ cầm quyền đi theo con đường tư bản, do Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình cầm đầu. Ông ta cũng cho rằng, đường lối tư bản chủ nghĩa này cũng đã có được địa vị thống trị tương đối rồi, hơn thế, cho đến bây giờ, trong đảng vẫn còn đất sống cho nó. Muốn bảo đảm Cách mạng văn hoá tiến hành được thuận lợi, nhất định phải quét cho hết những trở ngại trên con đường tiến lên.
Bắt đầu từ ngày 9 đến ngày 28.10.1966, Mao Trạch Đông triệu tập hội nghị công tác trung ương, thêm một lần nữa phê phán “đường lối phản động của giai cấp tư sản”, mà đại biểu là Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình. Mặc dù rằng hội nghị do đích thân Mao Trạch Đông triệu tập: một số đồng chí ở trung ương cũng như các địa phương vẫn biểu hiện ra những “trì trệ “, “rất khó hiểu” và theo không kịp phong trào của họ. Đúng như Mao Trạch Đông đã phê bình rằng: “phát ngôn ở giai đoạn đầu, rất không bình thường”
Chẳng bao lâu sau, những ông kễnh Cách mạng văn hoá đã xuất tướng. Trần Bá Đạt, tổ trưởng Tổ Cách mạng văn hoá trung ương, kể lể dài dòng tới sáu điều lớn, đo đếm những công lo trạng nhỏ của Cách mạng văn hoá, rồi phê phán đích danh Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, lão nói:
- Đường lối sai lầm của Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình có cơ sở xã hội của nó, cái cơ sở xã hội này chủ yếu là giai cấp tư sản. Đường lối sai lầm trong đảng cũng có đất sống nhất định của nó, bởi trong đảng có một nhúm kẻ cầm quyền đi theo con đường tư bản, cũng lại còn có một nhóm tương đối lớn những kẻ hồ đồ chưa được cải tạo về thế giới quan và chưa được cải tạo đến nơi đến chốn. Lâm Bưu giữ một địa vị hiển hách, trong bài nói mang tính kết luận của mình, ngoài việc cực lực tuyên dương tính tất yếu cũng như ý nghĩa trọng đại của Cách mạng văn hoá, còn đích danh công kích việc thi hành điều một: đàn áp quần chúng, và đường lối phản cách mạng. Ông ta còn nói:
- Trong một thời gian ngắn, đường lối này của Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình cũng đã có được một địa vị thống trị tương đối.
Khang Sinh và những người khác đều nhao nhao phát biểu ý kiến, âm thanh gào thét của cả cái mớ phê phán ấy khiến cho cả hội nghị nồng nặc mùi thuốc súng. Trong hội nghị, người cấp dưới của Đặng Tiểu Bình hồi ở Dã chiến quân thứ hai là Tạ Phú Trị đã tiên phong xung trận, lên tiếng trước, phê phán Đặng Tiểu Bình. Lão nói:
- Trong vòng ba mươi năm, cái ấn tượng “luôn luôn chính xác” của Đặng Tiểu Bình trong mọi người đã có ảnh hưởng rất lớn trong đảng, lần phê phán đường lối phản động của giai cấp tư sản này, sở dĩ nó vấp phải trở ngại to đến như vậy, không phải là không liên quan gì tới loại ảnh hưởng này.
Trần Bá Đạt phê phán một trọng điểm của Đặng Tiểu Bình, bảo rằng Đặng Tiểu Bình là kẻ tiên phong trong đường lối sai lầm, đồng thời thanh toán một lần tất cá các món nợ cũ nợ mới tính từ những năm 60. Lâm Bưu nói liều, nói bậy lung tung rằng, Đặng Tiểu Bình đã từng tranh công của Dã chiến quân thứ tư, và nham hiểm vu cáo rằng, trước kia Đặng Tiểu Bình đã từng là lính đào ngũ (ý nói tới thời kỳ ở quân đoàn Hồng quân số 7), với ý đồ làm tăng thêm tội lỗi của Đặng Tiểu Bình trong quá khứ. Ngày 25.10.1966, Mao Trạch Đông nghe báo cáo lại ý kiến của hội nghị cũng tỏ ra bất bình với Đặng Tiểu Bình. Mao Trạch Đông nói rằng, Đặng Tiểu Bình tai điếc, vậy mà trong các cuộc họp lại cứ chọn chỗ ngồi thật xa chỗ ông ta, nói rằng xưa nay Đặng Tiểu Bình chưa bao giờ tự tìm tới gặp ông ta. Tính từ nắm 1959 tới nay, cả sáu năm giời chưa bao giờ báo cáo công tác với ông ta.
Cũng chính ngày 25, khi hội nghị sắp kết thúc, Mao Trạch Đông chính thức nói chuyện với hội nghị. Ông ta nói, lần hội nghị này “tức là phải tổng kết lấy một số kinh nghiệm, để làm công tác tư tưởng chính trị”, giải quyết vấn đề “tư tưởng không thông”. Ông ta còn nói đến nguyên nhân phát động phong trào: Cách mạng văn hoá, bởi vì trước kia ông ta đã quá tin người, khi ở trung ương chia ra làm tuyến một, tuyến hai, nên đã xuất hiện khá nhiều vương quốc độc lập, ý kiến của ông ta không được thực hiện ở Bắc Kinh, thúc đẩy cũng không được. Đối với bản thân phong trào. Mao Trạch Đông cũng chẳng vui vẻ gì nói:
- Thời gian rất ngắn, cái thế xô tới lại rất mạnh. Tôi cũng chẳng ngờ được, bài báo chữ to (của trường đại học Bắc Kinh) vừa được đài phát đi, đã làm rung động toàn quốc... Hồng vệ binh vừa xông tới đã làm cho các vị táng đởm kinh hồn... Ngọn đuốc của Đại cách mạng văn hoá là do tôi đốt cháy lên đấy...
Tuy nhiên để trừ diệt mọi trở lực, Mao Trạch Đông lại tiếp tục phê phán Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, nhưng cũng chính lúc đó ông ta lại nhận định rằng, những vấn đề ở trung ương đã được giải quyết. Vấn đề của Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và nhiều cán bộ khác vẫn chỉ là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Ông ta còn nói, cần phải cho phép người ta được mắc sai lầm, hai người Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và họ làm công khai, cần phải cho phép họ làm cách mạng. Ông ta còn nói với những người đến dự hội nghị rằng: “Tôi không đánh đổ các vị đâu, xem ra Hồng vệ binh cũng chẳng đánh đổ các vị làm gì. Các vị không vượt qua được cửa quan, tôi cũng bối rối lắm chứ. Thời gian còn quá ngắn, nên cũng có thể bỏ qua đi được, không phải là sự sai lầm cố ý về đường lối, có người đã nói rằng phạm sai lầm chẳng qua chỉ tại mơ hồ thôi, cũng không thể hoàn toàn trách đồng chí Lưu Thiếu Kỳ, đồng chí Đặng Tiểu Bình, hai đồng chí ấy mắc sai lầm, cũng có nguyên nhân của nó. Ông ta còn dự báo:
- Phong trào này mới được có năm tháng, có thể phải tiến hành trong hai lần năm tháng như thế, cũng có thể là dài hơn thời gian đó một chút...
Như vậy có nghĩa rằng, phong trào này phải làm trong một năm, hoặc hai năm, mới gọi là hoàn thành sứ mạng, và tròn trịa kết thúc. Đối với việc đó, hầu như Mao Trạch Đông rất tự tin. Nhưng có điều bất hạnh là, sự thực cuối cùng đã chứng minh: ông ta sai. Cuộc họp toàn thể trong ngày 23.10.1966, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình làm kiểm điểm. Bản kiểm điểm của Lưu Thiếu Kỳ đã được Mao Trạch Đông thẩm duyệt rồi mới mang ra đọc. Lưu Thiếu Kỳ đã kiểm điểm “những sai lầm” của mình trong năm mươi ngày Cách mạng văn hoá và cả trong quá khứ nữa, không hề né tránh, dám chịu trách nhiệm. Nhưng trong tình thế đó, dù có tự phê trái với lòng mình, cũng chẳng được tích sự gì.
Bản kiểm điểm của Đặng Tiểu Bình cũng là tự phê bình. Đồng thời đối với việc tự kiểm điểm sai lầm của mình, Đặng Tiểu Bình cũng gánh lấy trách nhiệm về mình, đề khỏi làm vạ lây đến những người khác trong cuộc phê phán này, ông biết, người chịu trách nhiệm về đường lối phản động của giai cấp tư sản trong cuộc Đại cách mạng văn hoá này, trong các đồng chí lãnh đạo trung ương, trong phạm vi toàn quốc, chính là đồng chí Lưu Thiếu Kỳ và tôi... Cần phải nói rõ ràng rằng, tuyệt đại đa số những đồng chí trong tổ công tác là người tốt, cá biệt có một số đồng chí mắc sai lầm trong đoạn thời gian công tác này, chịu trách nhiệm chủ yếu không phải là các đồng chí đó, mà phải là tôi và đồng chí Lưu Thiếu Kỳ.
Bản kiểm điểm của Đặng Tiểu Bình cũng đã từng phải đưa cho Mao Trạch Đông thẩm duyệt. Ngày 22.10.1966, Mao Trạch Đông phê son: Đồng chí Tiểu Bình: có thể cứ thế này mà đọc. Nhưng ở trang... sau chữ “làm lại, chuộc lỗi” trong hàng thứ nhất nên chăng có thêm vài lời tích cực hơn nữa, thí dụ như, với sự nỗ lực của bản thân cùng sự tích cực giúp đỡ của các đồng chí, tôi tin tưởng rằng sai lầm sẽ được kịp thời khắc phục, đề nghị các đồng chí cho tôi thời gian, tôi sẽ đứng dậy được. Đã nửa đời người hoạt động cách mạng, nay vấp ngã, làm sao lại không đứng dậy được?
Mọi người đều biết rằng, kẻ từ khi Cách mạng văn hoá tới đó, Mao Trạch Đông vốn rất tức tối với Đặng Tiểu Bình. Nhưng xem qua những hàng son phê của ông ta, bất cứ ai, trong lòng đều như được an ủi. Tôi nhớ câu: “Đã nửa đời người hoạt động cách mạng, nay vấp ngã làm sao lại không đứng dậy được” đã từng làm cho cả gia đình tôi được một niềm an ủi rất lớn.
Đến khi đó, chúng tôi đều biết cha tôi mắc sai lầm, nên cũng rất quan tâm đến vận mạng chính trị của cha tôi. Khi ấy chị hai Đặng Nam tôi đang mải miết đi xâu chuỗi ở bên ngoài, mẹ tôi vội vã gọi chị trở về nhà. Sau khi về nhà, Đặng Nam cứ tối tối lẻn vào phòng ngủ của mẹ, rồi chui vào trong chăn, hai mẹ con trùm chắn kín đầu, thì thầm nói chuyện. Mẹ nói cho chị biết tiểu sử của cha, nói về công việc của cha ở trung ương trước khi phong trào Cách mạng văn hoá bùng nổ, nói về những quan hệ của cha với Bành Chân, La Thuỵ Khanh... Mẹ nói cho con gái biết rằng, cha là người trong sạch, không có vấn đề gì. Từ xưa tới này, cha chưa bao giờ nói về mình, mặc dù chúng tôi rất yêu cha mình, nhưng lại không hề biết tiểu sử của cha, cũng chẳng biết rằng cha lại có nhiều chuyện đến thế trong tiểu sử cũng như trong công tác của mình. Nghe mẹ kể chuyện về cha, chúng tôi cũng như mẹ tôi. tin tưởng vững chắc rằng, cha tôi chẳng có vấn đề gì. Thậm chí chúng tôi còn đơn giản nhận định rằng, Mao Chủ tịch chỉ đối phó với việc chứ không đối phó với người, chỉ là phê phán những sai lầm trong Cách mạng văn hoá, nếu có bị xử lý, cũng chỉ đến giáng chức là cùng, mà không thể ngờ rằng cha tôi lại bị đánh đổ hoàn toàn.
Hội nghị cũng họp rồi, kiểm điểm cũng đã kiểm điểm rồi, chúng tôi chờ đợi một kết quả với suy nghĩ đơn giản của mình. Sự kiện Bành Chân, La Thuỵ Khanh, Lục Định Nhất, Dương Thượng Côn xuất hiện, rồi cục diện hỗn loạn của Cách mạng văn hoá hình thành, tuy cũng đã đủ để mọi người thấy được sự nghiêm trọng của tình thế, và bàng hoàng về tâm lý, nhưng trong toàn đảng, kể cả cha tôi hoặc cũng có thể nói được rằng: đại đa số các cán bộ cao cấp trong đảng vẫn không có - cũng không có khả năng có - một chuẩn bị tư tưởng nào để đối phó với hàng loạt các vụ nổ mang tính dây chuyền sẽ phát nổ trong nay mai.
Hội nghị đã kết thúc, nhưng cuộc phê phán vẫn không kết thúc như chúng tôi hằng mong mỏi. Ngày 2.11.1966, từ trong nội bộ Ban tổ chức trung ương Đảng cộng sản Trung quốc, đột ngột xuất hiện báo chữ to, phê phán Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình. Ngày 8.11.1966, ở trường đại học Bắc Kinh, Nhiếp Nguyên Tử cũng dán bài báo “Đặng Tiểu Bình là kẻ cầm quyền trong đảng, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa”, kê ra một loạt tội danh của Đặng Tiểu Bình, nào là đầu sỏ chống sùng bái cá nhân, nào là công khai cổ vũ nông thôn khôi phục chế độ làm ăn riêng lẻ, chống đối Cách mạng văn hoá, tên thứ nhất đứng sau Bành Chân v.v...
Sau khi nghe tin đó, chúng tôi không thể không căng thẳng lo lắng. Hai chị tôi và tôi đạp ba chiếc xe đạp, len lỏi vào các trường, tìm đọc báo chữ to ở khắp nơi. Chúng tôi định rằng, xem xem trong báo chữ to nói những gì, và cha tôi, cuối cùng là có vấn đề gì. Xem đi xem lại, thấy rằng ngoài những “sai lầm” về Cách mạng văn hoá, thì những “vấn đề” khác hầu như chẳng lấy gì làm nghiêm trọng, nhiều nhất là nắm không vững vàng sâu sắ, không theo kịp “đường lối cách mạng” của Mao chủ tịch. Điều khiến chúng tôi cảm thấy yên lòng nhất là không có “vấn đề quá khứ”. Nhưng những chữ nghĩa ác độc của báo chữ to đã được tăng lên rất cao, đọc xong vẫn thấy rợn tóc gáy. Phê phán còn chưa kết thúc, chỉ riêng điểm này cũng thấy quá rõ ràng rồi. Điều duy nhất khiến chúng tôi cảm thấy được một chút yên lòng, là dù họ có gạn tim moi óc, bới gốc đào rễ đề soi mói vạch tội, cũng vẫn chẳng có vấn đề gì lớn để đẩ cha tôi vào đất chết được.
Thu đã về, trời dần dần trở lạnh, xào xạc gió thổi, lá tả lá bay, đất trời xơ xác điêu tàn.
Đến lúc đó, cha tôi cũng giống như Lưu Thiếu Kỳ, đã hoàn toàn không còn tham gia bất cứ cuộc họp hành nào nữa, chỉ ngồi nhà. Đọc một số văn kiện gửi tới. Tất nhiên rằng, những văn kiện này, bất kể là về số lượng hay nội dung, đều không thể so sánh với trước kia được. Đối với số phận chính trị của mình, cha tôi chỉ còn chọn lựa một thái độ đợi chờ.
Cha tôi mắc sai lầm, đám trẻ chúng tôi đều không hiểu biết được gì hết. Có một lần, chị cả Đặng Lâm hỏi cha tôi:
- Chúng con nên hiểu về phong trào này như thế nào?
Lúc ấy cha tôi còn biết nói gì ông chỉ nói một câu:
- Các con hãy tự mình nhận xét lấy.
Cha tôi mắc sai lầm, chúng tôi cũng theo đó mà mắc sai lầm trong các cuộc kiểm điểm có người đã bị đem nhốt lại, bị hạn chế tự do nhân thân. Những cuộc phê phán có lúc kết thúc được không? Bao giờ thì kết thúc, và bưóc tiến sau của nó sẽ phát triển tới mức độ nào? Chúng tôi chẳng có một chút hiểu biết nào hết.
Mao Trạch Đông đã phê phán Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, nhưng cho đến tận lúc ấy, ông ta vẫn còn chưa hạ quyết tâm đánh đổ hoàn toàn Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình như đã làm với Bành Chân. La Thuỵ Khanh, Lục Định Nhất, Dương Thượng Côn. Bởi đối với Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, ông ta còn đang suy tính cách thức xử lý khác nhau.
Đối với Lưu Thiếu Kỳ. Mao Trạch Đông đã thay thế Lâm Bưu vào làm người kế cận, vậy thì Lưu Thiếu Kỳ, người vốn đã được sắp xếp làm người kế cận trước kia, tất nhiên là phải đi toi rồi, vấn đề chỉ còn là mức độ xử lý ra sao thôi.
Đối với Đặng Tiểu Bình, vốn là người mà trước kia Mao Trạch Đông rất tán thưởng, nên vẫn muốn trọng dụng, nhưng sau khi đại nhẩy vọt thất bại, Đặng Tiểu Bình cùng những người lãnh đạo trung ương khác đã dần dần lảng tránh cách làm của “cánh tả”, khiến cho Mao Trạch Đông sinh ra những tức tối đối với những người lãnh đạo tuyến một ở trung ương, trong đó có Đặng Tiểu Bình. Sự tức tối đó càng ngày càng sâu thêm, đồng thời cùng với sự phát triển của mọi việc mà diễn biến thành một quyết tâm tiến hành thay thế nhân sự. Hồi mới bắt đầu tiến hành Cách mạng văn hoá, khi Mao Trạch Đông quyết định dùng Lâm Bưu làm người kế cận, ông ta vẫn chưa nghĩ tới việc cách cổ Đặng Tiểu Bình một cách triệt để, bởi ông ta vẫn muốn tiếp tục dùng, vẫn muốn sắp xếp Đặng Tiểu Bình vào cơ cấu nhân sự mới. Chính vì vậy mà Mao Trạch Đông đã có một lần tìm Đặng Tiểu Bình để chuyện trò trao đổi. Trong hồi ức, cha tôi vẫn nhớ: khi mở màn Cách mạng văn hoá chủ tịch đã tìm tôi nói chuyện, khuyên tôi cần phải có quan hệ tốt với Lâm Bưu. Tôi đồng ý, nhưng chỉ sau một lần trò chuyện với Lâm Bưu, là tan luôn.
Sự tan vỡ với Lâm Bưu đã tiên báo rằng trên con đường thăng tiến của mình, Lâm Bưu quyết không dung tha Đặng Tiểu Bình, Lâm Bưu biết một cách sâu sắc rằng, sự tức tối bực bội của Mao Trạch Đông đối với Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình có mức độ khác nhau, không những mức độ không giống nhau, mà cả tính chất cũng không giống nhau. Sự khác nhau đó, khiến cho việc xử lý Đặng Tiểu Bình như thế nào, trở thành tương dối quan trọng. Sau khi Lưu Thiếu Kỳ bị cách cổ đi rồi, Đãng Tiểu Bình đã thành mối lo canh cánh nhất trong tâm khảm Lâm Bưu. Một con người đầy mưu kế như Lâm Bưu phải biết chắc rằng, muốn trừ diệt được Đặng Tiểu Bình, cần phải trổ hết tài mẫn cán của nịnh, không ngừng tăng cường sức nặng trong việc tấn công, phê phán Đặng Tiểu Bình.
Ngày 6.12.1966, trong một cuộc họp, Lâm Bưu nói chuyện, nói rằng: vấn đề của Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình không chỉ là vấn đề năm mươi ngày, mà là vấn đề mười năm, hai chục năm, hắn đã tăng vấn đề Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình lên mức cực cao.
Cùng lúc đó, thấy Mao Trạch Đông tuy đã phê phán Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, nhưng lại chưa có động tĩnh gì về việc chuẩn bị đánh đổ hẳn, nên Trần Bá Đạt, Khang Sinh, Giang Thanh cùng những ông kễnh khác trong Ban Cách mạng văn hoá trung ương liền liên kết với tập đoàn Lâm Bưu, bàn bạc với nhau trong phòng kín, để gây nên một cơn sóng gió to lớn hơn, đẩy Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình vào đất chết, mà vỗ tay trong bị. Ngày 18.12.1966, Giang Thanh công khai cổ động cho việc đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ. Cũng ngày hôm đó, Trương Xuân Kiệu gọi tên cầm đầu phái tạo phản ở trường Đại học Thanh Hoa là Khoái Đại Phú vào Trung Nam Hải bí mật bàn bạc, bố trí thi hành những biện pháp cụ thể đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình.
Ngày 25.12.1966 cũng là ngày chỉ còn dăm hôm nữa sẽ kết thúc năm 1966, thì 5.000 thầy trò trường Đại học Thanh Hoa đội giá, gội rét, tuần hành thị uy tới Thiên An Môn, làm lễ hội sư, quyết triệt để đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình.
Ngày 27.12.1966, các phái tạo phản ở các trường đại học Bắc Kinh mở một đại hội triệt để phê phán “đường lối giai cấp tư sản phản động của Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình” tại sân vận động Công nhân. Nhiếp Nguyên Tử và những lên đầu mục của phái tạo phản tha hồ dùng những lời lẽ ác độc để bôi nhọ, vu cáo, đả kích Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình.
Từ đó, các phái tạo phản ở khắp nơi ào ào hưởng ứng, ủng hộ, làm cho toàn quốc lại bùng lên một trận cuồng phong mới, thanh thế rầm rộ, đả đảo Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình.
Năm 1966 là một năm đặc biệt hoàn toàn khác thường.
Năm ấy sẽ là một trang sách cực kỳ đặc biệt được đưa vào sử sách bởi một phong trào cách mạng tạo phản từ lên dội xuống vô cùng vĩ đại, chưa từng có trong lịch sử”, đột ngột bất ngờ ập tới. Năm đó, với lý tưởng cao cả, không ngừng cách mạng, Mao Trạch Đông, dùng sức tưởng tượng và tinh thần thực tiễn vô biên của mình, làm cho thế giới phải tròn xoe con mắt, hiểu được sức mạnh vĩ đại của “quần chúng cách mạng”.
Cách mạng còn chưa tới thời kỳ cuối cùng. Ngày cuối cùng trong năm đó, Mao Trạch Đông dự đoán như một nhà tiên tri: sang năm - tức là năm 1967 - sẽ là một năm triển khai cuộc đấu tranh giai cấp toàn diện trên toàn quốc.
Lởi dự báo ấy, như một lá bùa bao phủ lên toàn đại địa Thần Châu.

Truyện Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa 1. Năm 1966 lắm chuyện 2. Tai hoạ từ trong nhà mà ra 3. Nã pháo vào Bộ tư lệnh 4. Phê phán Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình 5. Tổng tiến công vào “kẻ cầm quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa” 6. Đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Đào Chú 7. Một lá thuyền đơn trong sóng cả 8. Thành lập Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình 9. Đại hội toàn trung ương mở rộng lần thứ 12 của khoá VIII 10. Tháng năm khủng khiếp 11. Tai hoạ từ ngang trời giáng xuống 12. Thanh la não bạt diễn trò Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình 13. “Đại hội 9” và “tiếp tục cách mạng” 14. Sơ tán, chuẩn bị chiến tranh 15. Chuyến bay đơn độc về phương nam 16. Giang Tây, những ngày đầu 17. Lao động 18. Về nhà rồi đây! 19 Phi Phi về đây rồi 20. Biến số trong bất biến 21. Sóng gió ở hội nghị Lư sơn 22. Những ngày bình lặng không yên ổn 23. Cảnh ngộ Phác phương 24. Trời chẳng phụ lòng người 25. Vật đổi sao dời 26. Giang nam, xuân đến sớm 27. Uốn nắn lại những cung cách cực tả 28. Giải toả giam cầm, lên tỉnh Cương Sơn 29. Thăm lại đất xưa 30. Chào nhé trường bộ binh 31. Trở lại làm việc 32.Đại hội khoá 10 của Đảng, kiên trì đường lối Cách mạng văn hoá 33. Vào quân uỷ, bộ chính trị 34. Sóng gió trong chuyến đi dự hội nghị đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc 35. Cuộc đấu tranh về “tổ chức nội các” 36. Ý vị sâu xa của Đại hội đại biểu nhân dân khoá IV 37. Màn giáo đầu của chỉnh đốn toàn diện 38. Cuộc đọ sức chỉnh đốn ngành đường sắt 39. Mao Trạch Đông phê bình “bè lũ bốn tên” 40. Chỉnh đốn toàn diện 41. Ba văn kiện chỉnh đốn toàn diện 42. Thành tựu vĩ đại 43. “Bình Thuỷ Hử” và những ngày cuối cùng của Chu Ân Lai 44. Kẻ ác đi kiện trước 45. Thời buổi khó khăn 46. Cuộc tuẫn nạn bi tráng 47. Phê phán Đặng Tiểu Bình 48. Phong trào ngày 5 tháng tư vĩ đại 49. “Hai nghị quyết” 50. Sóng gió không sờn 51. Mao Trạch Đông, vĩ nhân một đời, ra đi 52. Đập tan hoàn toàn lũ bốn tên 53. Sự phục hồi trong vòng sáng huy hoàng 54. Lời kết & 55 Lời cảm tạ