53. Sự phục hồi trong vòng sáng huy hoàng

Đập tan lũ bốn tên rồi, cuộc Đại cách mạng văn hoá mà nhân loại kinh tởm khủng khiếp, đã kết thúc. Nhưng Trung quốc và nhân dân Trung quốc muốn đứng dậy được từ sự hoang tàn đổ nát kéo dài đã lâu ngày, còn cần phải khắc phục vô vàn những khó khăn, nếu muốn bước được ra khỏi tư tưởng bị cảm tù, nền kinh tế suy sụp, quyết không phải là một sớm một chiều đã đạt được mục tiêu còn cần phải tháo dỡ những ràng buộc trên con đường chân lý, lại càng còn phải có muôn vàn những cuộc mò mẫm thăm dò đầy gian nan.
Đập tan lũ bốn tên rồi, nhưng vận mệnh chính trị của cha tôi ngay trong lúc đó vẫn nằm yên bất động. Sau khi đập tan lũ bốn tên, trung ương vẫn còn chưa xem xét lại “việc phê phán Đặng Tiểu Bình”, vẫn chưa minh oan cho Sự kiện Thiên An Môn, đồng thời còn đưa ra hai cái “phàm là”, nó cũng có nghĩa là: “Phàm là những quyết sách do Mao Chủ tịch đề xuất, chúng ta phải kiên quyết ủng hộ. Phàm là chỉ thị của Mao Chủ tịch, chúng ta đều thuỷ chung như nhất, tôn trọng”. Tuy lũ bốn tên đã bị đập tan, tuy Cách mạng văn hoá đã kết thúc, nhưng ảnh hưởng “tả khuynh” đã hình thành từ rất lâu nay chẳng phải chỉ một đêm mà mây lan khói tạnh được. Dù sao Mao Trạch Đông cũng là một đời vĩ nhân, dù sao cũng là đại diện cho thời đại mới kể từ xây dựng đất nước đến nay, dù sao cũng đã bị thần thánh hoá, thành tô-tem sùng bái cá nhân, có trung thành với Mao Trạch Đông hay không, lúc đó vẫn còn là vật chuẩn duy nhất mà một số người dùng để cân đong đo đếm. Cách thức suy nghĩ ấy chẳng phải cá nhân một con người nào quyết định, mà nó được hình thành qua một thời kỳ dài dằng dặc trong điều kiện lịch sử đặc thù. Với bầu không khí tư tưởng kiểu đó, nếu muốn minh oan được cho Sự kiện Thiên An Môn, muốn cho Đặng Tiểu Bình tái xuất hiện, vẫn cần phải có một quá trình. Quá trình đó là một quá trình tất yếu của lịch sử, và cũng không thể cướp đường của quá trình lịch sử được.
Khi đó cả gia đình tôi vẫn ở trong nhà nơi phố Rộng. Với đại tiền đề chính trị là “tiếp tục phê phán Đặng Tiểu Bình”, cha tôi vẫn sống trong tình trạng bị giam lỏng. Đến tháng mười, vì trời đã chuyển sang rét, chúng tôi đã cho phá dỡ túp lều chống động đất ngoài sân. Dư chấn tuy không xảy ra, nhưng trận động đất lớn kia vẫn còn để lại trong lòng mỗi người một nỗi khiếp sợ kinh hoàng, chưa tiêu tan đi được. Tuy mọi người đã dọn vào ở trong nhà, nhưng vẫn còn chọn lựa các biện pháp chống cuộc động đất khác. Gia đình tôi cũng giống như mọi gia đình ở Bắc Kinh, cũng làm một cái khung gỗ che trên giường, tính rằng, có phòng bị vẫn hơn. Tình cảm sôi sục đối với việc đập tan lũ bốn tên vẫn còn rực cháy trong lòng mỗi con người, nhưng luận điệu “tiếp tục phê phán Đặng Tiểu Bình” lại làm cho mọi người cảm thấy ngỡ ngàng, bất ổn và chán chường. Trong dư luận xã hội, mọi người đang quan tâm tới vận mệnh của Đặng Tiểu Bình, mong mỏi Đặng Tiểu Bình tái xuất hiện, và nó đã thành đầu đề của các câu chuyện sôi nổi ở khắp phố phường. Nhưng với tiền đề lớn là tiếp tục duy trì hai cái “phàm là” và “phê phán Đặng Tiểu Bình”, việc đó vẫn còn là con đường dài đằng đẵng, xa xôi hề!”.
Ngày 4.11, bệnh u xơ liền liệt tuyến của cha tôi, làm ông bí tiểu nghiêm trọng. Bệnh viện 301 cử bác sĩ đến tận nhà khám bệnh, và thông tiểu tạm thời cho cha tôi. Trước khi các bác sĩ trở về có để lại một số thuốc tiêm cho cha tôi. Tôi học y, nên biết tiêm; Đặng Nam muốn tỏ lòng hiểu đễ, nên chị cũng học tiêm, nhưng làm sao có thể đem cha tôi ra làm vật thí nghiệm được. Đặng Lâm bèn tình nguyện. “Chị không sợ đau, cứ thử chọc kim vào người chị đây này”. Chúng tôi tiêm thuốc cho cha tôi, nhưng đó chỉ hoàn toàn là tạm thời. Ngày 9.12.1976, thấy bệnh tình của cha tôi càng nghiêm trọng. Do chúng tôi yêu cầu đòi hỏi, nên sau 11 giờ đêm 10.12.1976, cha tôi được đưa vào bệnh viện 301, nằm diều trị. Bệnh viện 301 đã chuẩn bị hết sức chu đáo để đưa Đặng Tiểu Bình vào nằm viện. Khi đó cả tầng năm ở phía nam dành cho khoa ngoại, vừa lắp đặt xong thiết bị còn chưa đưa vào sử dụng, lại do Đặng Tiểu Bình còn đang trong trạng thái bị cách ly chính trị, khi vào viện cũng không được tiếp xúc với người khác, nên đưa Đặng Tiểu Bình vào nằm ở thầng năm phía nam là tiện nhất. Sau khi Đặng Tiểu Bình vào nằm viện, phía hành lang bên này có người gác, phía hành lang bên kia là cầu thang, cửa lên xuống được khoá chặt, để đề phòng tin tức “lọt ra ngoài”: Khi đó khu nhà phía nam đó còn mới tinh khôi, lũ chúng tôi được chiếm lĩnh cả một thầng năm, thật là quá xa xỉ. Mới đầu, chỉ có mẹ tôi và Đặng Nam đem theo Miên Miên vào ở trong bệnh viện chăm nom, về sau thấy giám đốc bệnh viện cùng các bác sĩ và hộ lý đối xử rất nhiệt tình với chúng tôi, tôi cũng chui vào đó. Cả một tầng lầu, có bao nhiêu là phòng trống, thừa đủ để cho gia đình nhà tôi vào ở trong đó. Thấy mọi người trong bệnh viện đối xử tử tế, nên chúng tôi cũng liều lĩnh “lạm dụng” một tý, không những cả nhà vào ở, mà còn đem theo bếp điện, nổi lửa cơm nước, gần như dọn tuốt cả nhà vào đó sinh sống vậy.
Ngày 12 và 13.12.1976, bệnh viện đã hai lần mời Ngô Giai Bình, chuyên gia tiết niệu của Trung quốc tới khám cho cha tôi, đồng thời quyết định tiến hành mổ.
Khi đó, việc đập tan lũ bốn tên đã được hơn hai tháng rồi sự đòi hỏi Đặng Tiểu Bình xuất hiện trở lại càng ngày càng cao, càng rộng, có rất nhiều đồng chí lão thành cách mạng chạy đây chạy đó hoạt động để tranh thủ đưa Đặng Tiểu Bình trở lại làm việc càng sớm càng tốt.
Diệp Kiếm Anh cùng với một số những người khác cũng ra sức vận động, làm việc, để đưa Đặng Tiểu Bình xuất hiện trở lại. Việc trở lại của Đặng Tiểu Bình đã trở thành nguyện vọng của quần chúng với sức mạnh không gì ngăn nổi, vấn đề duy nhất còn lại là thời cơ và cách thức mà thôi.
Ngày 1.12.1976, trung ương ra quyết định phục hồi cho Đặng Tiểu Bình được đọc các văn kiện. Số văn kiện đầu tiên được đưa vào bệnh viện, nội dung là: “Tài liệu đầu tiên về những tội trạng của Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên” mà trung ương đã cho phát xuống dưới. Trên giường bệnh, sau khi cha tôi đã đọc hết những văn kiện đó, vừa đặt văn kiện xuống. Cha tôi đã trịnh trọng nói: “Thế này đã quá đủ rồi, việc gì cần đến thứ hai, thứ ba nữa. Thực quá đủ để định tội rồi”. Thực ra chẳng phải chỉ có một mình cha tôi có nhận định như vậy. Thực tế lũ bốn tên đã mắc quá nhiều tội ác to lớn, chỉ bằng vào “tài liệu đầu tiên” này thôi, vấn đề đã được vạch ra quá rõ, đủ sức để buộc tội. Nhân dân toàn quốc mong ngóng sớm đem những tên tội phạm lịch sử này ra trước vành móng ngựa. Ngày 16.12.1976, Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng bút phê đồng ý cho bệnh viện tiến hành phẫu thuật chữa bệnh cho Đặng Tiểu Bình. Ngày 24.12.1976, bệnh viện 301 mổ cát u xơ tiền liệt tuyến cho cha tôi. Cuộc mổ được tiến hành rất thuận lợi. Sau mổ, cha tôi phục hồi rất nhanh.
Việc Đặng Tiểu Bình đi nằm bệnh viện tuy gọi là giữ bí mật, nhưng cái “mật” này lại không bị bí. Tầng năm của khu nhà cao tầng phía nam, đèn sáng suốt đêm, khiến nhiều người tò mò đoán định. Đó là ai, lại sao lại ở đó một cách thần bí như vậy? Chỉ ít lâu sau, phong thanh đã lọt ra ngoài. Tin Đặng Tiểu Bình nằm bệnh viện không cánh mà bay. Bình thường, ở tầng năm có người canh gác, cửa vào hành lang lại đóng kín và khoá chặt. Rất nhiều người đến thăm Đặng Tiểu Bình nhưng không vào được. Về sau có người tìm hiểu được quy luật, mỗi khi nhân viên y vụ đi ăn cơm, cửa vào hành lang không khoá, họ lừa cơ hội đó mà vào. Người đầu tiên đến “xông đất” là Dư Thu Lý. Tôi còn nhớ, hôm đó, lão tướng quân Dư Thu Lý, một cánh tay đã để lại chiến trường, vung cánh tay còn lại lên nói to: “Mặc ai cấm không cho thăm, nhưng tôi vẫn cứ đến thăm đây”. Nói xong liền cao chân bước thẳng vào cửa. Trên giường bệnh, cha tôi được gặp Dư Thu Lý làm ông sung sướng vô cùng. Tất cả bọn tôi đều xúm xít lại, thoải mái chuyện trò không còn biết gì đến trời đất nữa. Khi nói tới câu chuyện vô cùng vui mừng phấn khởi là chuyện đập tan lũ bốn tên, vốn dĩ rất thân thiết xưa nay, nên chẳng phải giữ gìn gì, chúng tôi tuồn tuột nói ra rằng: “Chú ơi! Người ta bảo rằng, khi họp để truyền đạt tin vui đập tan “lũ bốn tin”, mọi người đều vỗ tay cả, nhưng có một người không vỗ tay, đó là chú có phải không ạ!” Chú Dư Thu Lý cười khanh khách nói to: “à thì ra cái lũ chúng mày, toàn đem chú mày ra mà chọc chơi. Chú chỉ có một tay, không vỗ được thực đấy. Nhưng chú cũng có cách thức của chú chứ, chú lấy một tay đập đập lên bàn”. Câu nói của chú Dư Thu Lý làm mọi người lại cười ồ. Khi chú Dư Thu Lý ra về, chú nói với cha tôi: “Đồng chí Tiểu Bình này, mọi người chúng tôi đang mong ngóng đồng chí ra làm việc lại đấy”. Sau khi Dư Thu Lý đến thăm, tin tức không sao bịt kín được nữa rồi, cách ly cũng đã hết cách ngăn. Sau đó hai vị lão nguyên soái, đức cao vọng trọng, Từ Hướng Tiền và Nhiếp Vinh Trăn, lần lượt, đích thân, vào thăm cha tôi, Đặng Tiểu Bình, người lão đồng chí. Hai ông cũng bày tỏ một khát khao cháy bỏng, mong cha tôi sớm trở lại công tác.
Bệnh cha tôi đã chữa xong; vốn cũng đã định sơm sớm xuất viện, nhưng ngôi nhà ở phố Rộng của chúng tôi đã bị trận động đất làm cho hư hại nghiêm trọng, không thể tiếp tục về ở đó được nữa, nên cha tôi phải ở thêm lại trong bệnh viện một thời gian. Trong thời gian này, rất nhiều cán bộ quân đội làm việc trong bệnh viện đều đến thàm cha tôi. Tin tức truyền đi, càng có nhiều người từ bên ngoài bệnh viện kéo tới chỉ có một việc là thăm viếng Đặng Tiểu Bình, tầng năm ngôi nhà ở phía nam đã trở thành nơi hẹn hò tấp nập của người đi kẻ đến.
Tếl năm 1977, cả nhà tôi ăn Tết tại bệnh viện 301.
Ngày 3.2.1977, sau năm mươi nhăm ngày nằm viện, cha tôi khoẻ mạnh về nhà.
Sau khi xuất viện, đích thân nguyên soái Diệp Kiếm Anh thu xếp để cha tôi vào ở một ngồi lầu mang số 25 thuộc quân uỷ Tây Sơn nằm ở ngoại ô Bắc Kinh. Ngôi nhà lầu này, Vương Hồng Văn đã từng ở. Chúng tôi bước vào nhà xem mà thấy cảm giác rất khác lạ. Phòng ốc thật tuyệt vời, chẳng nói làm gì, bên trong có cả một đại sảnh chuyên dùng vào việc xem chiếu bóng, thì ra, các ngài Cách mạng văn hoá tân tiến sang trọng cũng rất biết hưởng thụ. Ngôi nhà lầu mang số 25 đó nằm ở chỗ cao nhất của trái núi, đi lần theo con đường xe chạy, xuống phía dưới, sẽ đến ngôi nhà lầu mang số 15, mà nguyên soái Diệp Kiếm Anh ở. Có một buổi tối, trong lúc cả nhà tôi đang ăn cơm, cậu Đâu Đâu con trai nhỏ của Diệp Kiếm Anh tới. Cậu ta khe khẽ nói với chúng tôi, cậu ta được lệnh đến đón “ông Lão” nhà tôi, tới gặp “ông Lão” nhà cậu. Nghe xong, cha tôi vội vã đi ngay.
Xe của Đâu Đâu đỗ ngay bên ngoài cổng lớn, cha tôi lên xe, ngồi ở ghế sau, tôi và Đâu Đâu ngồi ở hàng ghế trước. Đâu Đâu lái xe. Chẳng hiểu vì cơn cớ gì mà lại cho xe đến đón cha tôi tới gặp nguyên soái Diệp Kiếm Anh ở ngay ngồi lầu số 15. Cha tôi xuống xe, bước nhanh vào bên trong cổng lớn. Vừa bước vào cổng, từ xa, cha tôi đã nhìn thấy nguyên soái đang có người dìu đi ra, nguyên soái Diệp Kiếm Anh thân hành ra đón khách. Cha tôi gọi to “ông anh” (Lão huynh), rồi bước gấp về phía trước. Cha tôi và nguyên soái Diệp Kiếm Anh cùng bước tới, hai người nắm tay nhau thật chặt, mãi không buông nhau ra. Sau đó, người nọ đều người kia, cùng bước vào phòng. Cửa phòng đóng chặt, hai ông nói chuyện với nhau rất lâu, thật lâu...
Ngày 10.4.1977, cha tôi cầm bút viết thư cho trung ương. Trong thư ông minh bạch phê bình quan điểm của “hai cái phàm là”. Trong thư ông nói rõ, chúng ta phải đời đời kiếp kiếp vận dụng tư tưởng Mao Trạch Đông một cách chuẩn xác, hoàn chỉnh để chỉ đạo toàn đảng, toàn quân, và toàn dân chúng ta, đẩy mạnh sự nghiệp của đảng và xã hôi chủ nghĩa, đẩy mạnh phong trào Cộng Sản quốc tế tiến tới thắng lợi. Trong thư đó, cha tôi cũng minh bạch đề xuất vấn đề phải lý giải tư tưởng Mao Trạch Đông một cách chính xác và hoàn chỉnh.
Ngày 3.5.1977, trung ương cho truyền phát thư đó của Đặng Tiểu Bình, và khẳng định rằng ý kiến đó của Đặng Tiểu Bình là chính xác. Ngày 24.5.1977, khi Đặng Tiểu Bình chuyện trò trao đổi với hai vị lãnh đạo trung ương, ông lại minh bạch nêu rõ: “hai cái phàm là” không phù hợp với chủ nghĩa Mác. Ông nói: “Đem việc đồng chí Mao Trạch Đông nói về vấn đề này chuyển dịch sang vấn đề khác, nói ở địa điểm này lại đem chuyển dịch sang địa điểm khác, nói trong thời gian này lại đem chuyển dịch sang thời gian khác, nói trong điều kiện này lại chuyển sang điều kiện khác, làm như vậy là không ổn rồi”. Ông chỉ rõ: “Đây là vấn đề lý luận rất quan trọng, đây có phải là vấn đề theo đuổi chủ nghĩa duy vật lịch sử hay không Mác, Ăng-ghen, chưa từng bao giờ nói “phàm là”, Lê-nin, Sta-lin, cũng chưa từng bao giờ nói “phàm là”, bản thân đồng chí Mao Trạch Đông cũng chưa từng bao giờ nói “phàm là”. Ông nhấn mạnh: “Tư tưởng Mao Trạch Đông là một hệ thống tư tưởng”. “Chúng ta giương cao ngọn cờ này, tức là chúng ta phải học tập và vận dụng cả một hệ thống tư tưởng đó”.
Trong thời gian ấy, có một số người ở trung ương đã từng đề nghị ông viết một bản kiểm điểm, và thừa nhận Sự kiện Thiên An Môn là “Sự kiện phản cách mạng”. Cha tôi kiên quyết chối từ, bảo rằng sẽ không viết kiểm điểm nữa. Đối với Sự kiện Thiên An Môn ông nói: “Việc tôi không xuất hiện trở lại làm việc chẳng có gì quan trọng, nhưng Sự kiện Thiên An Môn là một “hành động cách mạng”.
Với sự thúc đẩy của Diệp Kiếm Anh, Trần Vân, Lý Tiên Niệm, Vương Chấn và một số đồng chí lão thành khác, với sự thúc giục mạnh mẽ của quần chúng, nhân dân toàn quốc, chín tháng sau khi đập tan lũ bốn tên, vào tháng 7.1977, cuối cùng Đặng Tiểu Bình đã xuất hiện trở lại.
Sự xuất hiện trở lại dân này là sự xuất hiện trở lại do nguyện vọng của quần chúng đòi hỏi, là sự xuất hiện khi tiền đồ và vận mệnh của Trung quốc đã đứng trước cửa quan biên ải, là sự xuất hiện trong vầng hào quang huy hoàng.

Truyện Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa 1. Năm 1966 lắm chuyện 2. Tai hoạ từ trong nhà mà ra 3. Nã pháo vào Bộ tư lệnh 4. Phê phán Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình 5. Tổng tiến công vào “kẻ cầm quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa” 6. Đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Đào Chú 7. Một lá thuyền đơn trong sóng cả 8. Thành lập Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình 9. Đại hội toàn trung ương mở rộng lần thứ 12 của khoá VIII 10. Tháng năm khủng khiếp 11. Tai hoạ từ ngang trời giáng xuống 12. Thanh la não bạt diễn trò Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình 13. “Đại hội 9” và “tiếp tục cách mạng” 14. Sơ tán, chuẩn bị chiến tranh 15. Chuyến bay đơn độc về phương nam 16. Giang Tây, những ngày đầu 17. Lao động 18. Về nhà rồi đây! 19 Phi Phi về đây rồi 20. Biến số trong bất biến 21. Sóng gió ở hội nghị Lư sơn 22. Những ngày bình lặng không yên ổn 23. Cảnh ngộ Phác phương 24. Trời chẳng phụ lòng người 25. Vật đổi sao dời 26. Giang nam, xuân đến sớm 27. Uốn nắn lại những cung cách cực tả 28. Giải toả giam cầm, lên tỉnh Cương Sơn 29. Thăm lại đất xưa 30. Chào nhé trường bộ binh 31. Trở lại làm việc 32.Đại hội khoá 10 của Đảng, kiên trì đường lối Cách mạng văn hoá 33. Vào quân uỷ, bộ chính trị 34. Sóng gió trong chuyến đi dự hội nghị đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc 35. Cuộc đấu tranh về “tổ chức nội các” 36. Ý vị sâu xa của Đại hội đại biểu nhân dân khoá IV 37. Màn giáo đầu của chỉnh đốn toàn diện 38. Cuộc đọ sức chỉnh đốn ngành đường sắt 39. Mao Trạch Đông phê bình “bè lũ bốn tên” 40. Chỉnh đốn toàn diện 41. Ba văn kiện chỉnh đốn toàn diện 42. Thành tựu vĩ đại 43. “Bình Thuỷ Hử” và những ngày cuối cùng của Chu Ân Lai 44. Kẻ ác đi kiện trước 45. Thời buổi khó khăn 46. Cuộc tuẫn nạn bi tráng 47. Phê phán Đặng Tiểu Bình 48. Phong trào ngày 5 tháng tư vĩ đại 49. “Hai nghị quyết” 50. Sóng gió không sờn 51. Mao Trạch Đông, vĩ nhân một đời, ra đi 52. Đập tan hoàn toàn lũ bốn tên 53. Sự phục hồi trong vòng sáng huy hoàng 54. Lời kết & 55 Lời cảm tạ