48. Phong trào ngày 5 tháng tư vĩ đại

Sau khi chính thức phát động phong trào “phê phán Đặng Tiểu Bình, phản kích làn gió hữu khuynh lật án”, tuy Mao Trạch Đông nói rằng, Đặng Tiểu Bình vẫn thuộc về vấn đề mâu thuẫn nội bộ nhân dân, nhưng cha tôi đã sẵn sàng chuẩn bị cho một tình thế xấu hơn. Chúng tôi đã trong sát cánh với cha tôi, rèn tuyện trong phong trào Cách mạng văn hoá gần mười năm trời, cho nên toàn thể lớn bé trong nhà chúng tôi, đều sớm đã trở thành những “vận động viên” lão luyện. Chúng tôi biết rõ hiểm cảnh đang bày ra trước mặt cha tôi, nên cũng giống như cha tôi, chúng tôi đã sẵn sàng chuẩn bị cho một cuộc chiến mà cha tôi bị đánh đổ hoàn toàn.
Tháng 3.1976, cha tôi quyết định dọn nhà từ số 17 ngõ Đông Giao Dân về trở lại ngôi nhà cũ nằm ở phố Rộng trong nội thành. Trong suốt cuộc Cách mạng văn hoá chúng tôi đã dọn nhà không biết bao nhiêu lần. Từ Trung Nam Hải bị đuổi về Phương Hồ Trai, từ Bắc Kinh dọn về Giang Tây, rồi lại từ Giang Tây trở lại Bắc Kinh. Từ thôn Hoa Viên dọn về phố Rộng, rồi dọn tiếp ra ngõ Đông Giao Dân. Lần này lại dọn từ ngõ Đông Giao Dân trở lại phố Rộng. Trong Cách mạng văn hoá, chính trị là hàng đầu, đến việc dọn nhà cũng có liên quan mật thiết tới chính trị. Trong mười năm, mỗi lần dọn nhà đều mang đậm ý nghĩa chính trị, hoặc là tình hình đen tối đi, hoặc tình hình sáng dần ra. Dọn nhà mà cũng có kinh nghiệm chính trị là vậy. Lần này chúng tôi chủ động dọn nhà về phố Rộng, chứng tỏ rằng cả nhà tôi đã nhìn thấy trước một cuộc ác chiến chính trị đang ập tới.
Sau khi Chu Ân Lai qua đời là bắt đầu ngay cuộc “phê phán Đặng Tiểu Bình, phản kích làn gió hữu khuynh lật án”, đã làm cho lòng dân mất ổn định. Lòng dân không ổn định, những lời “đồn” liền bung ra khắp nơi. Khi đó phố to, ngõ hẻm của Bắc Kinh, những thành phố lớn, thành phố nhỏ, tin bay tới tấp, bàn tán xôn xao. Những tin “đồn” đó, sau này bị lũ bốn tên tra xét, phần lớn đều nói về Giang Thanh. Người ta nói rằng, vào những năm 30, ở Thượng Hải, Giang Thanh thuộc hạng ngôi sao điện ảnh loại ba (ý nói loại phim tầm thường, dung tục, rẻ tiền- N.D), nói về những chuyện lăng nhăng trăng gió với người chồng lúc đó của mụ là Đường Nạp, nói Giang Thanh đã trong phản bội, và nói đủ các thứ chuyện về đời sống truỵ lạc và những hành vi quái đản trăm khoang tứ đốm của Giang Thanh. Chẳng biết những chuyện đó đúng sai, thật giả thế nào, chỉ cần chuyện có dính dáng tới Giang Thanh là người ta tin bằng hết, rồi người này nói với người kia, người kia nói với người nọ, những chuyện “nhảm nhí”, những lời “đồn đại châm chọc”, những mẩu “giai thoại giễu cợt”, những “luận đàm quạt mo”, đều không chân mà biết chạy. Nhân dân trăm họ, đàm tiếu Giang Thanh chẳng phải tại lòng hiếu kỳ hay để mua vui. Trong hoàn cảnh chính trị ngặt nghèo như những đám mây đen đè trìu trên đầu, mọi người chỉ còn có một cách duy nhất đó để bày tỏ sự khinh bỉ, lòng căm ghét lũ bốn tên Giang Thanh.
Nỗi đau thương vì Chu Ân Lai qua đời, vẫn còn thắt chặt trái tim mọi người. Cơn cuồng phong “phê phán Đặng Tiểu Bình” lại làm cho những con người có thần kinh nhạy bén càng thêm căng thẳng. Lũ bốn tên đẩy nhanh nhịp độ “phê phán Đặng Tiểu Bình”. Ngày 14.2, báo Nhân dân cho in bài “Xây dựng thế giới mới trong phê phán thế giới cũ” để phê phán “làn gió hữu khuynh lật án” trong giới giáo dục. Cùng ngày, tạp chí Học tập và phê phán ở Thượng Hải cho đăng bài phê phán Đặng Tiểu Bình trong chỉnh đốn mang tính bè phái, dùng lại những cán bộ cũ. Ngày 16.2.1976 Giang Thanh, Trương Xuân Kiều chỉ thị cho báo Nhân dân in bài phê phán mang tựa đề “Đại cách mạng văn hoá rèn đúc ra một lớp người mới”. Tiếp đó, tập phim thời sự mới, mang tên “Kiên quyết đối đầu với Đặng Tiểu Bình” được đưa vào sản xuất. Ngày 20.2.1976, trong thời gian họp hội nghị nhắc nhở, Giang Thanh đã tổ chức một cuộc nói chuyện với đoàn đại biểu Thượng Hải, công kích Đặng Tiểu Bình, mụ nói: “Lão ta là độc tài, là vương quốc độc lập, là phát xít”. Mụ hò hét kêu gọi: “Cần tập trung hoả lực, vạch tội phê phán Đặng Tiểu Bình, năm ngoái lão ta đã đấu tôi tới mấy tháng trời. Tôi là người bị nhốt trong cũi, bây giờ được ra ngoài rồi, đã được nói rồi, tôi sẽ tố cáo hắn”. Ngày 23.2.1976, trong hội nghị do trung ương triệu tập, Trương Xuân Kiều công kích quyết định của Quốc vụ viện cho nhập thiết bị toàn bộ từ nước ngoài vào là “giai cấp tư sản mại bản”. Ngày 24.2.1976, xã luận nhật báo Nhân dân mang tiêu đề: “Nắm chắc đấu tranh giai cấp, đẩy mạnh vụ xuân”, công bố bài nói chuyện của Mao Trạch Đông phê bình việc “lấy ba chỉ thị làm cương lĩnh”. Ngày 29.2.1976, báo Nhân dân cho in một bài đã được Diêu Văn Nguyên đích thân sửa chữa. Bình việc “Lấy ba chỉ thị làm cương lĩnh”, phê phán Đặng Tiểu Bình đã đề xuất lấy ba chỉ thị làm cương lĩnh, và nói rằng: phái đi theo đường lối tư bản vẫn cứ đi, chúng ta đấu tranh chống bọn đi theo đường lối tư bản là lâu dài, là liên tục”. Tháng hai, Vương Hồng Văn bắt tay vào viết bài nói chuyện ở hội nghị Quân uỷ trung ương, công kích, cho rằng Đặng Tiểu Bình ltly ba chỉ thị làm cương lĩnh” là chống lại việc lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh của Mao Chủ tịch. Trong khi tham gia hội nghị nhắc nhở, Trương Xuân Kiều nói chuyện với những đại biểu của Thượng Hải rằng: “Cái đám người Đặng Tiểu Bình ấy chính là giai cấp tư sản mại bản”. Lão ta còn nói, cả đám cán bộ cũ ấy, tính bè phái còn mạnh mẽ hơn giai cấp tư bản cũ nhiều, đó là “kẻ địch” của ta: Trì Quần, Mao Viễn Tân ở Bắc Kinh, ở Liêu Ninh và ở một số nơi khác, trong các trường đại học, các học viện chuyên ngành đã ra sức cổ vũ, bôi dưỡng lớp người dám chống lại “những kẻ đi theo tư bản”. Ngày 1.3.1976, tạp chí Cờ đó cho in bài “chống xét lại, cần phải phê phán Khổng Tử”, đánh những tư tưởng và hành động uốn nắn tả khuynh” của Chu Ân Lai năm 1972 ra phê phán, và vu cáo là muốn phục hồi chủ nghĩa tư bản”. Ngày 2.3.1976, báo Nhân dân cho in lại bài “Từ phái dân chủ của giai cấp tư sản đến phái đi theo tư bản” của tạp chí Cờ đỏ do đích nhân Diêu Văn Nguyên đã sửa chữa rất công phu, để vu khống Đặng Tiểu Bình không chịu hối cái, vẫn đi theo tư bản, nói rằng, phe đi theo tư bản trong đảng không chịu sửa chữa lỗi lầm chính là bắt nguồn từ căn nguyên giai cấp, căn nguyên tư tưởng của làn gió hữu khuynh lật án. Giang Thanh trong một lần nói chuyện, mụ ta nói: “Có tới bảy mươi nhăm phần trăm cán bộ cũ là phái dân chủ, mà phái dân chủ phát triển hành phái đi theo tư bản là quy luật khách quan tất yếu. Ngày 4.3, “Nhật báo Nhan Dân” in lại bài của tạp chí Cờ đỏ: Kiên trì văn nghệ cách mạng, phản kích làn gió hữu khuynh lật án”. Ngày 6.3.1976, “Nhật báo Quang Minh” in bài “Khép mình vào kỷ cương, phê phán thêm nữa”, trong áng văn chương này, ngoài việc phê phán Đặng Tiểu Bình, còn mang một ẩn ý móc máy, công kích Hoa Quốc Phong. Ngày 7.3.1976, Diêu Văn Nguyên vu cáo Đặng Tiểu Bình đã bịa tạc lời đồn “lão Chín không bỏ đi được” là của Mao Trạch Đông, để kích động những phần tử trí thức trong Cách mạng văn hoá bị khoác cho cái tên là lão Chín đòi đòi lật án. Ngày 10.3.1976, báo Nhân dân in bài xã luận do Diêu Văn Nguyên sửa chữa và duyệt: “Lật án không được lòng người”. Ngày 14.3.1976, Tạp chí học tập và phê phán đã viết một bài văn do sự gợi ý và thúc giục của Trương Xuân Kiều với tên là: “Từ cái đuôi sam của ông lớn Bảy Triệu, nghĩ tới cái đuôi sam nhỏ bé của A.Q, Tiểu D., rồi bàn về cái đuôi sam to của phái đi theo tư bản trong đảng không chịu hối cải”. Ngày 14, đến ngày 24.3.1976, bộ trưởng Bộ Văn hoá Vu Hội Vịnh nhận lệnh của Trương Xuân Kiều, Giang Thanh, viết tác phẩm văn nghệ đề đấu tranh với “phái đi theo tư bản”.
Theo như cách nói của Giang Thanh, kể từ khi Đặng Tiểu Bình được phục hồi công tác cho đến lúc bấy giờ, lũ bốn tên hoàn toàn bị giam trong cũi, bây giờ coi như họ đã được tháo cũi sổ lồng, coi như đã được ăn được nói. Bọn chúng cần phải phục thù, cần phải phun cả một luồng khí độc dồn nén từ lâu trong lòng ra. Những lời nói của lũ bốn tên, giống như một đám hề biểu diễn trên sân khấu, những hành vi cuồng bạo, những giọng lưỡi đanh đá, như thế là bị lộ rõ dưới ánh mặt trời không có gì che đậy được nữa, lộ rõ ra trước mắt nhân dân Trung quốc.
Thủ tướng qua đời đã là nỗi đau thương cùng cực, sự ngỗ ngược, tàn bạo “phê phán Đặng Tiểu Bình” của lũ bốn tên khiến ngọn lửa căm thù trong lòng nhân dân càng rực cháy hơn lên. Ngọn lửa phẫn nộ ấy sắp sửa bùng lên, cháy cao cháy lo hơn nữa, và chỉ trong nháy mắt đã ngút ngàn, hừng hực, lem lém, lan toả khắp đại địa Trung Hoa.
Bắt đầu từ tháng hai, những đốm lửa đã bắt đầu loé sáng từ bốn phía đất Thần Châu.
Ngày 23.2.1976, Lưu Tông Lợi ở Phúc Kiến dán bài báo chữ to: “Tiếng kêu của A Đẩu”(1), vạch tội lũ bốn tên. Ngày 26.2.1976, giáo sư trường đại học Phúc Châu Lệ Hãi Thanh dán ra một bài từ: “Cái chết của bầy tiên”, tỏ rõ lòng căm giận đối với Lâm Bưu và lũ bốn tên. Ngày 2.3.1976, ngoài phố thành phố Vũ Hán, xuất hiện những biểu ngữ chữ lớn như Kế thừa ý chí của Thủ tướng, thực hiện bốn hiện đại hoá”. Ngày 9.3.1976, tại thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu có bảy thanh niên công nhân, dán ra bài báo chữ to: “Mấy cách nhìn đối với tình hình trước mắt và nhiệm vụ mới” phẫn nộ quật roi vào Giang Thanh, Trương Xuân Kiều v.v.., đồng thời tự chịu cước phí vận tải đem tới Trịnh Châu, Trường Sa và những thành phố khác để dán và tán phát. Ngày 11.3.1976, Triệu Đại Trung tại thành phố Tam Minh tỉnh Phúc Kiến cho dán bài báo chữ to: “Phê phán Trương Xuân Kiều, phái cầm quyền trong đảng đi theo đường lối tư bản”. Ngày 20.3.1976, Dương Chấn Hán, công nhân ở huyện Thuận Đức tỉnh Quảng Đông, viết thư cho Mao Trạch Đông phê phán tà thuyết của Trương Xuân Kiều. Ngày 25.3.1976, ở thành phố Vũ Hán xuất hiện những tờ truyền đơn in rônêô với tựa đề: tuyệt đối không khom lưng quỳ gối trước bọn dã man tư sản”. Ngày 26.3.1976, hơn hai trăm công nhân xưởng Lò Hơi, thành phố Vũ Hán, tập trung mít tinh, công khai vạch mặt chỉ tên Giang Thanh, Trương Xuân Kiều để phê phán. Một số những địa phương khác cũng liên tục xuất hiện những báo chữ to, biểu ngữ và truyền đơn phản đối lũ bốn tên. Nhân dân, quần chúng, đã bằng những hành động thực tế của mình với khí phách gan góc, dũng cảm, tiến hành cuộc đấu tranh vĩ đại, sắp lá cà với lũ bốn tên.
Ngày 5.3.1976 báo Văn hối ở Thượng Hải cho đăng một bài báo đưa tin mới về kỷ niệm và học tập Lôi Phong lấy từ Tân Hoa xã, nhưng những lời đề từ của Thủ tướng Chu Ân Lai tặng Lôi Phong đã hoàn toàn bị lược bỏ. Ngày 25.3.1976, báo này lại cho in một bài văn mang tựa đề: “Phái đi theo tư bản vẫn đi tiếp, chúng ta phải đấu chúng”, và dùng những ngôn từ cực kỳ hiểm độc để phê phán Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình: “Kẻ đi theo tư bản trong đảng đã vực dậy đưa lên đài một kẻ đi theo tư bản khác cho đến nay vẫn chưa chịu hối cải”. Những hành động tội ác như vậy, giống như ném đá ào ào xuống nước, chỉ trong nháy mắt đã làm nổi lên muôn ngàn con sóng. Nhân dân phẫn nộ, chỉ ít ngày, trong toàn quốc đã đùng đùng nổi lên một làn sóng phản đối bằng thư tín và điện báo, có tới 421 bức gửi tới báo Văn hối, còn điện thoại gọi đến để phản kháng lên tới hơn 1000 cuộc. Những lời lẽ nghiêm khắc, chính nghĩa, xôn xao gọi tới: “Chống thủ tướng Chu Ân Lai là không được lòng người!”, đồng thời chất vấn: “Báo Văn hối là báo của nhà nào vậy?” Họ kiên quyết đòi hỏi “báo Văn hối phải “lệnh bầy cho rõ chân tướng về sự kiện này trước nhân dân Trung quốc”. Nỗi đau thương của nhân dân đã biến thành sức mạnh, ngọn lửa phẫn uất của nhân dân đã biến thành hành động.
Tiết Thanh Minh là một tiết lễ truyền thống của nhân dân Trung quốc. Tiết Thanh Minh, mọi người đều tắm gội thay áo, vun vén mồ xanh, tế lễ tiên tổ, truy niệm vong linh. Tiết Thanh Minh năm 1976 cũng đã tới gần, tiết Thanh Minh năm đó, người mà nhân dân Trung quốc cần truy niệm và tế lễ chính là ông Thủ tướng tốf của họ: Thủ tướng Chu Ân Lai.
Khi Thủ tướng qua đời, lũ bốn tên không cho phép nhân dân làm lễ truy điệu. Nhưng lòng kính trọng cùng sự hoài niệm Thủ tướng vẫn nằm sâu trong tâm thức mỗi người. Tiết Thanh Minh còn chưa tới, nhưng mọi người đã sớm có những cuộc tế lễ của mình. Ngày 19.3.1976, học sinh trường tiểu học phường Ngưu, quận Triệu Dương, thành phố Bắc Kinh, là những người đâu tiền đặt vòng hoa tưởng niệm kính dâng lên người Thủ tướng tốt của nhân dân trước bia kỷ niệm Anh hùng nhân dân tại quảng trường Thiên An Môn. Bắt đầu từ vòng hoa tưởng niệm đầu tiên của các cháu nhỏ, đã bùng lên một phong trào đấu tranh quyết liệt vĩ đại của nhân dân với lũ bốn tên, mà nó sẽ được ghi vào trong sử sách đời đời, vô cùng hoánh tráng.
Ngày 24.3.1976, quần chúng thành phố Nam Kinh, khênh những vòng hoa tới Vũ Hoa đài cử hành lễ tưởng niệm Chu Ân Lai, vô cùng long trọng, đồng thời để phản đối lũ bốn tên. Ngày 28, sinh viên đại học của thành phố Nam Kinh khênh một bức ảnh to của Chu Ân Lai, cùng những vòng hoa lớn, tổ chức mít tinh, diễu hành, thị uy, phản đối lũ bốn tên. Ngày 29.3.1976, chỉ trong chốc lát, cả thành phố Nam Kinh từ phố lớn đến ngõ nhỏ, đã được dán dây đặc những biểu ngữ lớn phản đối lũ bốn tên, họ còn dán đầy cả những toa xe của những chuyến tầu chạy từ thành phố Nam Kinh tới các thành phố lớn khác trong toàn quốc. Những học sinh Nam Kinh với sự phẫn nộ của mình, họ đã dùng sơn dầu và hắc ín viết lên những biểu ngữ lớn mà lau không sạch, cọ không hết: “Hãy tróc nã những bóng đen nấp sau báo Văn hối!”, “Ai chống đối thủ tướng Chu Ân Lai sẽ đánh đổ người đó! “. Ngày 31.3.1976, công nhân viên chức xưởng ô-tô Nam Kinh dán một biểu ngữ lớn, đập vào mắt mọi người ở phố Trung Sơn Đông thành phố Nam Kinh: “Đả đảo tên đại dã tâm, đại âm mưu Trương Xuân Kiều!
Ngày 30.3.1976, Vương Hồng Văn nổi quạu nói: “Tính chất của sự kiện Nam Kinh là nhằm vào trung ương”. Lại nói: “Các kẻ dán báo chữ to là tạo dư luận cho bọn phản cách mạng ngóc đầu dậy”.
Ngày 1.4.1976, Bộ Chính trị trung ương thảo luận về các hoạt động truy niệm ở Nam Kinh và các nơi khác. Trong ngày hôm đó, trung ương ra thông cáo bằng điện thoại” nói: “Mấy ngày gần đây tại Nam Kinh đã xuất hiện báo chữ to, biểu ngữ lớn, và mũi giáo là chỉ vào những đồng chí lãnh đạo trung ương, đây là sự kiện chính trị làm chia rẽ trung ương đảng do Mao Chủ tịch dẫn đầu, làm chuyển dịch một phương hướng lớn là phê phán Đặng Tiểu Bình”. Yêu cầu phải lập tức dùng ngay những biện pháp hữu hiệu để dập tắt toàn bộ, đồng thời còn còn phải triệt để truy xét những kẻ đứng đằng sau xúi giục” cùng “những tên bịa đặt tin dồn” của sự kiện chính trị này.
Sự uy hiếp cùng sự trấn áp của lũ bốn tên vẫn không sao ngăn chặn được những hoạt động truy niệm của quần chúng. Những hoạt động đó không những không bị ngừng lại, mà phạm vi ngày càng được mở rộng ra, thanh thế cũng càng ngày càng lớn. Từ cuối tháng ba đến đầu tháng tư, nhân dân quần chúng ở các thành phố Hàng Châu, Trịnh Châu, Tây An, Thái Nguyên, Phúc Châu v.v... đột phá lệnh cấm của lũ bốn tên đổ xuống đường, tiếp tục làm lê truy niệm Chu Ân Lai.
Tai Bắc Kinh, kể từ ngày 19.3.1976, bắt đầu bằng việc các em học sinh đặt vòng hoa, nhân dân thủ đô đã tự phát đến tập trung tại quảng trường Thiên An Môn, tập trung xung quanh bia kỷ niệm Anh hùng nhân dân. Nhân dân tự động đem những vòng hoa, lẵng hoa, cắm những bông hoa giấy trắng như tuyết lên cành cây tùng cây bách trúng xung quanh quảng trường. Nhân dân quần chúng tới đó tưởng niệm Chu Ân Lai mỗi ngày một đông hơn. Những người mang hoa tới xếp hàng thành đội ngũ đứng dọc phố Trường An đông, và Trường An lây, xếp thành hàng bên cửa Tiền (Tiền Môn), xếp hàng trước Thiên An Môn. Những bông hoa trắng cắm trên cành cây, tầng tầ ng lớp lớp, che hết tất cả bức tường bằng cây tùng, chứa hết tất cả những cành cây bách, giống như tuyết trắng tinh khiết, lớp tuyết trắng sáng long lanh, không phải là thứ “tuyết tháng sáu”(2) coi như ông trời oan uổng giáng hoạ xuống trần gian, mà là “tuyết của Thanh minh” được kết tinh bằng những nỗi u uất phẫn nộ của nhân dân quần chúng.
Nhìn những vòng hoa ngày càng to, càng đặt càng nhiều, càng xếp càng cao, những vòng hoa do chính đôi tay của nhân dân quần chúng đan kết lại, như níu kéo, như xiết chặt lại cùng nhau, giống như lớp lớp mây, thành cuồng nộ, làm cho bia kỷ niệm Anh hùng nhân dân cao vút đến tận mây xanh.
Ngày 30.3.1976, tổ lý luận công nhân của công đoàn thành phố Bắc Kinh, bao gồm hai mươi chín vị viên chức, đã chính thức dán bài điếu từ Chu Ân Lai đầu tiên đặt ở mặt nam bia kỷ niệm Anh hùng nhân dân, công khai vạch tội lũ bốn tên. Từ đó, những bài điếu từ, những biểu ngữ, những tờ báo chữ to, báo chữ nhỏ, thơ ca, trang nọ nối trang kia dán kín bia kỷ niệm và quảng trường Thiên An Môn, không sao đếm xuể nữa.
“Thủ tướng kính yêu, Người hãy trở lại đi, chúng tôi ngày đêm tưởng nhớ Người”.
“Suốt đời phấn đấu, thay đổi bộ mặt một Trung Hoa”, “Tro xương trái khắp, gọi dậy mùa xuân cả sơn hà”, “Thề sẽ huyết chiến tới cùng với giai cấp tư bản trạng và ngoài đảng”.
Một bài thơ ngũ ngôn đã làm rung động lòng người:
Chợt buồn, nghe quỷ thét.
Ta khóc, sói lang cười
Gạt lệ, tế hào kiệt,
Trừng mắt, gươm sáng ngời.
Trước cửa Thiên An, dưới chân bia kỷ niệm, những người đến viết điếu văn, những người đến chép điếu văn và những câu thơ, càng ngày càng nhiều, càng ngày càng thêm đông. Trong biển người tuôn chảy đó, nhân dân quần chúng vai kề sát vai, dâng tấm lòng son của mình làm lễ viếng Chu Ân Lai, và chỉ ngọn giáo phẫn nộ, chiến đấu của mình thẳng vào lũ bốn tên.
Khi quần chúng nhân dân tự phát cử hành những hoạt động truy điệu và cả những hoạt động phản kháng trước quảng trường Thiên An Môn và trước bia kỷ niệm, thì cũng là lúc những bài điếu văn, những câu thơ trên quảng trường nhanh chóng được nhân dân chuyền nhau đọc, rồi cùng truyền bá đi, và đã trở thành đầu đề của những câu chuyện sốt dẻo trong những cơ quan trường học, trong nhà máy công xưởng, trong những phố lớn ngõ hẻm của thành phố Bắc Kinh. Đồng thời dân chúng còn chuyền tay nhau bản “di chúc của Thủ tướng”, những bài “thơ và từ của Thủ tướng gửi Chủ tịch” v.v... để biểu đạt nguyện vọng của nhân dân. Nỗi đau thương, bi phẫn, cảm khái, hưng phấn... khiến tình cảm của nhân dân tuôn chảy tràn trề, hoà cùng với những lời châm chọc, chế giễu, được thoải mái tuôn trào, khiến cho toàn bộ thành Bắc Kinh trở thành một thủ đô không ngủ.
Những hoạt động truy điệu đại quy mô của nhân dân quần chúng, cùng những bài văn xung trận nhằm thẳng vào lũ bốn tên, khiến lũ bốn tên không thể không giật mình, kinh hoàng hoảng sợ lũ bốn tên biết rằng tình thế đã vô cùng nghiêm trọng, nên đã trăm mưu ngàn kế tiến hành trấn áp. Ngày 2.4.1976, lũ bốn tên lấy danh nghĩa là trung ương, bắt các đơn vị phải truyền đạt thông cáo ngày 1.4.1976, điều khiển dân binh, cảnh sát ngăn chặn mọi hoạt động tưởng niệm của nhân dân, cử những cảnh sát mặc thường phục đi theo dõi và bắt giam những người tham gia hoạt động truy điệu. Đồng thời cho truyền đạt “chỉ thị” của Diêu Văn Nguyên, bảo rằng “Tiết Thanh Minh là tết của ma quỷ”, “dâng vòng hoa” là một trong “bốn hủ tục tai hại cũ”, cấm không cho quần chúng tới quảng trường Thiên An Môn để cử hành lễ truy điệu. Nhưng, hoạt động phản kháng của nhân dân quần chúng đã như một ngọn núi lửa bùng nổ tuôn trào, bất cứ người nào, bất cứ lực lượng nào, đều không có cách gì ngăn cản nổi. Hãy đọc những bài thơ, bài từ được dán cao trên quảng trường Thiên An Môn mà xem, đó là tiếng con tim của nhân dân:
Ai bảo Thanh Minh là “bốn hại”?
Ai bảo Thanh Minh là hủ bại?
Hằng năm tế lễ, giỗ tổ tiên,
Lấy lý do gì là chặn lại?
Chớ giương đuốc quỷ theo Văn hối,
Tự dân viết lấy trang sử mới.
Lời trái Ma Vương, đầy cuồng điên,
Chớ học Lâm Bưu tự chuốc tội.
Một trăm linh chín công nhân viên chức ở bệnh viện Trung Y, dụng lên bốn cột thơ ở bia kỷ niệm Anh hùng nhân dân, trên đó viết lên những dòng đầy khí khái:
Lòng son đã kết, thắng lợi quả,
Máu đỏ lại bừng, cách mạng hoa.
Nếu như quỷ quái phun nọc độc
ắt hẳn có người bắt tà ma.
Trong phong trào nhân dân tự phát với thanh thế cực kỳ to lớn này, bắt đầu từ lễ truy điệu Chu Ân Lai, rồi phát triển một mạch tiến tới việc vạch trần thế lực tội ác lũ bốn tên: ý nghĩa của nó chẳng còn phải chỉ vào một việc một người, mà rõ ràng là mũi giáo đấu tranh đã trực tiếp chỉ thẳng vào Đại cách mạng văn hoá - cuộc chém giết tàn bạo, đầy xương máu, trên thế gian này.
Thanh thế của những hoạt động truy điệu ngày càng rộng lớn tại quảng trường Thiên An Môn, và những hoạt động chống đối mà mũi giáo đã chỉ thẳng vào lũ bốn tên đã làm xúc động, rung cảm trái tim mỗi con người, cũng làm xúc động, rung cảm trái tim của cha tôi và chúng tôi. Quần chúng nhân dân truy điệu Chu Ân Lai, bày tỏ niềm thông cảm với nỗi đau của gia đình chúng tôi. Quần chúng nhân dân vạch tội lũ bốn tên, chứng tỏ rằng lời gào thét của họ là cùng một giai điệu với gia đình chúng tôi. Trên các cành cây lùng xung quanh quảng trường Thiên An Môn, quần chúng nhân dân đã treo rất nhiều những chiếc bình nhỏ (tiểu bình), họ đã dùng lối ẩn dụ rất diện hình kiểu Trung quốc để thốt lên “Tiểu Bình”, “Tiểu Bình”... Trong những ngày đầy xúc động lòng người đó, ở Bắc Kinh những người có thể bước đi được, đều đổ xô về quảng trường Thiên An Môn. Họ đến để dâng hoa, để viết thơ, làm từ, để chép thơ và từ, thậm chí chỉ là để được chứng kiến cái quang cảnh hoành tráng đầy hào hùng đó. Chỉ duy có chúng tôi - những người trong gia đình Đặng Tiểu Bình là không thể đến được quảng trường Thiên An Môn, không thể đích thân chứng kiến, tham gia phong trào vĩ đại đó của nhân dân. Lũ bốn tên đang đi mò những “kẻ hậu đài”, bọn họ nói rằng, trong phong trào này, chính Đặng Tiểu Bình là một “đại hậu đài”. Nếu như bắt được người nhà của Đặng Tiểu Bình ở chính quảng trường Thiên An Môn, thì đấy đúng là “tang vật” họ đã cấy vào nhà người ta để vu vạ. Cha tôi ra lệnh cho toàn gia chúng tôi, không ai được bén mảng tới quảng trường Thiên An Môn trong cái giờ phút nghiêm trọng ấy, không thể để lũ bốn tên biến mình thành một cái cớ. Cả gia đình chúng tôi đều phục tùng đại cục, tôn trọng mệnh lệnh của cha tôi. Chúng tôi không thể đến quảng trường Thiên An Môn, liều nhất chỉ cưỡi xe đạp lướt qua phố Trường An, và từ nơi xa xa đó, nhìn vào cảnh quan hùng tráng, xúc động lòng người.
Thực ra, mọi người đều biết rằng, phong trào chống đối vĩ đại của nhân dân này, tuy chẳng phải do Đặng liều Bình trực tiếp chỉ huy, nhưng từ bất cứ góc độ nào mà nói, Đang Tiểu Bình là “người hậu đài” không bóng không hình. Đó chính là sau khi Đặng Tiểu Bình được phục hồi công tác, rồi đao lo búa lớn, liền hành chỉnh đốn toàn diện, là cái nhuệ khí chiến đấu không nhân nhượng, không chùn bước trước lũ bốn tên, đã khiến nhân dân toàn quốc nhìn rõ tiền đồ, đem lại hy vọng chu nhân dân toàn quốc, làm tăng thêm dũng khí cho toàn thể nhân dân Trung quốc liền hành đấu tranh với thế lực tội ác của lũ bốn tên. Đặng Tiểu Bình hiểu biết một cách sâu sắc rằng. trung phong trào này, ông có thể lại bị đánh đổ một lần nữa. Nhưng ông cũng lại hiểu sâu sắc rằng, những điều ông đã làm, đã hành động, sự hy sinh của bản thân ông sẽ là một liều thuốc xúc tác tốt nhất, làm cho nhân dân Trung quốc tỉnh ngộ ra, đem đến một khởi điểm mới. Ông tin tưởng chắc chắn rằng, bất chấp vận mệnh chính trị của ông ra sao, nhưng ông đã nghe thấy tiếng gào thét phẫn nộ của nhân dân Trung quốc tức là ông nhìn thấy một cách hết sức rõ ràng tiền đồ cùng hy vọng của đất nước Trung quốc này.
Là người trong gia đình Đặng Tiểu Bình, chúng tôi vọng nhìn về quang cảnh bi tráng trên quảng trường Thiên An Môn, mà trong con người chúng tôi cũng cảm nhận được bầu máu nóng đang sục sôi trong huyết quản. Nhưng chúng tôi phải phục tùng đại cục. Chúng tôi biết rằng, tình thế chính trị đã phải tiến tới bước khẩn cấp Chúng tôi biết rằng, việc cha tôi bị đánh đổ lần thứ hai đã hiện diện trước mắt. Nhưng đã từng trải qua gần mười năm trong Cách mạng văn hoá, đã từng trải qua kiếp lênh đênh, chìm nổi trong sóng to gió cả, và học được từ cha tôi cách đối phó với sự biến áo khôn lường của chính trị. Đặc biệt là đã trải qua một cuộc sống đầy biến thiên hoán đổi sau ba năm trở lại Bắc Kinh, cha của chúng tôi, một nhà chính trị có đầy đủ bản lĩnh, làm cho mọi người tín phục, chúng tôi kiêu hãnh vì cha tôi là một người có ý chí kiên cường không sợ hiểm nguy, chúng tôi tự hào vì phẩm cách vì đất nước, vì nhân dân của cha chúng tôi. Cha tôi đã chọn con đường không thoả hiệp, không tính tới sự được mất, chúng tôi nguyện đi chung lối với ông. Chúng tôi tuy chẳng bén mảng tới quảng trường Thiên An Môn, nhưng hàng ngày, mỗi tin tức được truyền tới, mỗi bài thơ bài từ làm xúc động lòng người, cũng đều làm chúng tôi xúc động vô cùng. Trái tim của những người trong gia đình Đặng Tiểu Bình cùng một nhịp đập với trái tim của nhân dân quần chúng trên quảng trường Thiên An Môn.
Ngày 4.4.1976, là năm Bính Thìn theo nông lịch của Trung quốc và cũng là tiết Thanh Minh năm Rồng. Những hoạt động truy điệu Chu Ân Lai của nhân dân thủ đô đã lên tới cao trào. Số người tập trung ở quảng trường Thiên An Môn đạt tới con số hơn hai triệu. Tinh thần của quần chúng ở quảng trường sôi sục, kích động, thanh thúc chưa từng thấy. Ai ai cũng biết rằng ở trên quảng trường lúc bấy giờ đã có rất nhiều cánh sát mặc thường phục do “lũ bốn tin” phái tới, để bám sát, theo dõi và chụp ảnh họ, song, mọi người hầu như không biết sợ hãi là gì, vẫn tiếp tục đưa các vòng hoa tới, cứ tiếp tục buộc những bông hoa rung lên cành tùng, tiếp tục đem những bài thơ, bài từ đã viết xong, dán lên. Trong sự kháng nghị của quần chúng, có người đã trích máu tươi của mình để viết lên bài điếu văn, có người công khai đứng ra biện hộ bênh vực Đặng Tiểu Bình, có người trực tiếp phê phán đích danh Giang Thanh, có người quá xúc động đã cất cao giọng hát, hát bài “Quốc tế ca”. Có người đến quảng trường, trèo lên cột đèn, rồi vừa khóc vừa cất cao giọng của mình đọc những lời kháng nghị lũ bốn tên. Quần chúng càng thêm sục sôi chí khí, đã rầm rộ hô những khẩu hiệu, khi trầm khi bổng. Phong trào nhân dân của hơn hai triệu người trên quảng trường Thiên An Môn hoà cùng với những hoạt động truy điệu phản kháng, đã viết lên bài chính khí ca với khí thế hào hùng và thôi thúc lòng người.
Chú thích:
(1) A Đẩu: Con trai Lưu Bị, thời Tam Quốc, tượng trưng cho những kẻ bất tài
(2) Tuyết tháng sáu: Trong vở kịch nổi tiếng nỗi oan nàng Đậu Nga” của kịch tác gia tài ba Quan Hán Khanh thời Nguyên. Ông Trời thấy nàng Đậu Nga bị oan nên đã giáng một trận tuyết tháng sáu giữa mùa hè

Truyện Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa 1. Năm 1966 lắm chuyện 2. Tai hoạ từ trong nhà mà ra 3. Nã pháo vào Bộ tư lệnh 4. Phê phán Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình 5. Tổng tiến công vào “kẻ cầm quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa” 6. Đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Đào Chú 7. Một lá thuyền đơn trong sóng cả 8. Thành lập Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình 9. Đại hội toàn trung ương mở rộng lần thứ 12 của khoá VIII 10. Tháng năm khủng khiếp 11. Tai hoạ từ ngang trời giáng xuống 12. Thanh la não bạt diễn trò Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình 13. “Đại hội 9” và “tiếp tục cách mạng” 14. Sơ tán, chuẩn bị chiến tranh 15. Chuyến bay đơn độc về phương nam 16. Giang Tây, những ngày đầu 17. Lao động 18. Về nhà rồi đây! 19 Phi Phi về đây rồi 20. Biến số trong bất biến 21. Sóng gió ở hội nghị Lư sơn 22. Những ngày bình lặng không yên ổn 23. Cảnh ngộ Phác phương 24. Trời chẳng phụ lòng người 25. Vật đổi sao dời 26. Giang nam, xuân đến sớm 27. Uốn nắn lại những cung cách cực tả 28. Giải toả giam cầm, lên tỉnh Cương Sơn 29. Thăm lại đất xưa 30. Chào nhé trường bộ binh 31. Trở lại làm việc 32.Đại hội khoá 10 của Đảng, kiên trì đường lối Cách mạng văn hoá 33. Vào quân uỷ, bộ chính trị 34. Sóng gió trong chuyến đi dự hội nghị đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc 35. Cuộc đấu tranh về “tổ chức nội các” 36. Ý vị sâu xa của Đại hội đại biểu nhân dân khoá IV 37. Màn giáo đầu của chỉnh đốn toàn diện 38. Cuộc đọ sức chỉnh đốn ngành đường sắt 39. Mao Trạch Đông phê bình “bè lũ bốn tên” 40. Chỉnh đốn toàn diện 41. Ba văn kiện chỉnh đốn toàn diện 42. Thành tựu vĩ đại 43. “Bình Thuỷ Hử” và những ngày cuối cùng của Chu Ân Lai 44. Kẻ ác đi kiện trước 45. Thời buổi khó khăn 46. Cuộc tuẫn nạn bi tráng 47. Phê phán Đặng Tiểu Bình 48. Phong trào ngày 5 tháng tư vĩ đại 49. “Hai nghị quyết” 50. Sóng gió không sờn 51. Mao Trạch Đông, vĩ nhân một đời, ra đi 52. Đập tan hoàn toàn lũ bốn tên 53. Sự phục hồi trong vòng sáng huy hoàng 54. Lời kết & 55 Lời cảm tạ