28. Giải toả giam cầm, lên tỉnh Cương Sơn

Tháng 9.1972 đã đến.
Ngày hè nóng nực cũng vừa qua đi cái lạnh giá của mùa đông còn chưa kịp tới. Đây có thể nói là mùa tốt đẹp nhất của Giang Tây trong suốt cả một năm. Đặc biệt là, chúng tôi ở trong trường bộ binh, bóng mát của ngô đồng che phủ, ngút ngát một màu xanh, khi bầu trời trong sáng, không gió không mưa, quả là có làm cho tinh thần con người ta cảm thấy sảng khoái thực sự. Những ngày thời tiết đẹp như thế, nếu được ra bên ngoài đi loanh quanh thì khoan khoái biết bao nhiêu.
Cha tôi đề xuất ý kiến với tỉnh Giang Tây đề nghị xin thỉnh thị trung ương, xem xem liệu có được phép đi trong nội tỉnh Giang Tây, như đến vùng chiến khu Tỉnh Cương sơn, Cán Châu ngày xưa được không?
Cuối tháng chín, trung ương đã phê chuẩn yêu cầu ấy. Trên cơ sở đó, Uỷ ban Cách mạng tỉnh Giang Tây đã sắp xếp cụ thể một chuyến đi đến chiến khu Tỉnh Cương sơn: công việc đi lại sẽ do cán bộ cấp tỉnh của Giang Tây lo liệu, thu xếp, ô-tô là xe con nhãn hiệu Volga, tất cả những nơi sẽ tới, đều phải được tỉnh báo trước để tiện bề tiếp đón.
Cha tôi chuẩn bị để ra đi, và chu đáo cẩn thận giao lại tất cả việc nhà cho chúng tôi. Hai ông bà lo ngại nhất là việc sinh nở của chị Đặng Nam, e rằng có chuyện gì lôi thôi khi ông bà không có mặt ở nhà. Nên nhớ rằng, đây là việc ra đời của đứa cháu đầu tiên trong nhà họ Đặng chúng tôi. Mẹ cũng dặn dò Đặng Nam mọi chuyện cần chú ý, lại dặn tôi và Đặng Lâm tới lúc đó nhất định phải có mặt để đưa Đặng Nam đi bệnh viện. Thấy hai ông bà già vẫn còn thấp thỏm, không yên tâm, ba tên con gái chúng tôi cứ phải nhắc đi nhắc lại: “Chẳng có chuyện gì đâu, ba mẹ cứ yên tâm mà lên đường. Bệnh viện thì bên tỉnh người ta đã hẹn cho rồi, đến lúc đó bọn con sẽ gọi ô-tô của tỉnh, chẳng phải lo lắng gì nữa. Kìa, ba mẹ xem, Đặng Nam đã được ba mẹ vỗ cho béo hú ra như thế kia, đến lúc ấy nhất định là chị đủ sức lực, nhất định là sinh nở ngon lành, ba mẹ cứ yên tâm đi!” Thực ra, chúng tôi biết rằng, nói thế chứ nói nữa cũng chẳng ăn thua gì. Người làm cha mẹ làm sao có thể an tâm được. Song ông bà lại không nghĩ rằng, chúng tôi đều đã là người trên hai chục tuổi đầu cả rồi, bao nhiêu sóng to gió cả đều đã vượt qua, thì việc sinh đẻ một đứa bé, có gì mà phải lo. Ôi chao, biết làm thế nào được.
Sáng sớm ngày 12.11.1972, nhân lúc nắng thu sớm ấm áp, cha mẹ tôi cùng với một đồng chí trong ban bảo vệ tỉnh, và cán sự Hoàng Văn Hoa rời khỏi trường bộ binh, lên xe phóng theo hướng nam, đến Tỉnh Cương sơn, chiến khu xưa. Đây là lần đầu tiên cha mẹ tôi đi ra ngoài sau hơn hai năm về ở Giang Tây, và cũng là lần đi ra ngoài đầu tiên sau sáu năm kể từ khi bùng nổ Cách mạng văn hoá tới nay. Lần đi ra ngoài này đã đánh dấu sự kết thúc cuộc giam cầm cấm cố dài tới sáu năm.
Ngày 14.8.1972, tức là ngày Mao Trạch Đông bút phê vào bức thư của Đặng Tiểu Bình, thì “vấn đề” của cha tôi đã được cơ bản giải quyết, tuy ông chưa được chính thức tuyên bố “giải phóng”, nhưng thân phận ông đã biến từ “đi theo tư bản” thành “đồng chí” rồi. Sự thay đổi quan trọng này đã mang theo một ý nghĩa thật sâu sắc về chính trị.
Được đi ra ngoài, cha tôi vô cùng sung sướng. Đủng như ông đã viết trong thư cho Mao Trạch Đông, ông đã hoàn toàn thoát ly công tác hoàn toàn thoát ly khỏi mọi cuộc tiếp xúc xã hội sáu năm nay rồi, ông rất muốn đi ra ngoài, rất thích chính mắt mình được nhìn thấy thế giới
Chiếc ô-tô vẫn xuôi về phương nam, phóng nhanh, lồng lộn trên đường. Ghế trước là lái xe và người cảnh vệ, ghế sau là ba người, cha mẹ tôi và cán sự Hoàng Văn Hoa. Tuy có hơi chật chội một chút, nhưng trời rất đẹp, trong lòng cũng vui phơi phới. Buổi trưa, nghỉ ở thị trấn Chương Thụ, huyện Thang Giang ăn cơm. Ăn xong, không nghỉ trưa mà tiếp tục đi ngay. Bốn giờ chiều tới Cát An. Ở Cát An, cha tôi được cán bộ phụ trách địa phương đón tiếp rất nông nhiệt, và được sắp xếp vào nghỉ trong phòng số 1, nơi Mao Trạch Đông đã từng ở vào năm 1965, của nhà giao tế địa khu(1). Tối hôm đó, ông nói chuyện với địa uỷ Cát An, ông hỏi han về tình hình nhân khẩu và dân tình. Ông nhớ lại những bậc cách mạng tiền bối đã hy sinh, ông nhớ lại Trần Chính Nhân, người bí thư đầu tiên của tỉnh Giang Tây sau ngày dựng nước, và cũng không quên Trương Quốc Hoa, người cán bộ dưới quyền hồi còn ở dã chiến quân số hai. Nghe giới thiệu về tình hình, ông nói: “Nhiều năm chẳng đi đến đâu nay dần đầu đi ra ngoài, thấy cái gì cũng mới cũng lạ. Khi nghe nói đến việc Lâm Bưu định bóp méo, thay đổi lịch sử Tỉnh Cương sơn, ông nói: “Điều đó làm làm sao nổi, lịch sử bao giờ cũng là lịch sử, lịch sử không thể sửa chữa. Đó chính là đường lối “tả” vậy.
Sau một đêm nghỉ ngơi, ngày 13, cha tôi tới huyện Vĩnh Tân, ông đi thăm lại đất cũ: “thay đổi biên chế Tam Loan”. Năm 1927, chính ở nơi này, Mao Trạch Đông đã thay đổi biên chế quân đội, đưa chi bộ vào tận đại đội, thực hiện quyền lãnh đạo của đảng trong quân đội. Cha nói đầy cảm khái: “Việc thay đổi biên chế ở Tam Loan là vô cùng quan trọng, cuộc khởi nghĩa Thu Thu(2) làm cho bộ đội vô cùng vất vả cực nhọc, họ bỏ cuộc truy đuổi quân địch, kéo nhau về Tam Loan, ờ vùng đất vắng vẻ ấy, đã có một biện pháp thật quyết đoán, tức là tiến hành thay đổi biên chế, trong khi bộ đội đang phải đối diện với sự tan vỡ, đó là một sáng tạo của đồng chí Mao Trạch Đông. Việc thay đổi biên chế ở Tam Loan cũng quan trọng y như hội nghị ở Cổ Điền vậy”.
Sau khi tham quan xong, ngay trong ngày hôm ấy, cha mẹ tôi lên xe về thị xã Lung của huyện Ninh Cương. Chính ở đập nước Mao Bình này đã là nơi hội sư giữa Mao Trạch Đông, hồi đó lãnh đạo Hông Quân khởi nghĩa Thu Thâu, và bộ đội còn lại sau khởi nghĩa Nam Xương do Chu Đức lãnh đạo, đồng thời đó cũng lại là đại bản doanh của đảng, chính quyền, quân đội, nằm giữa đường biên hai tỉnh Tương, Cán (Hồ Nam và Giang Tây - N.D). Ở đây cha tôi đã đi tham quan lầu Bát Giác nơi Mao Trạch Đông đã từng trú ngụ. Khi người thuyết minh nói rằng, Lâm Bưu định lật lọng, muốn đổi lịch sử, thay cuộc “Hội sư Chu Mao” thành cuộc”Hội sư Mao Lâm”, cha tôi đã nói xen vào: “Giả vẫn là giả, thật vẫn là thật”. Cha tôi đi sâu vào núi Tỉnh Cương với những ngọn núi lô nhô ngút ngàn, và đứng trước những đi tích cách mạng của Hồng Quân, cha tôi vô cùng xúc động, ông nói với những người cùng đi: “Tinh thân Tỉnh Cương sơn là vô cùng quý giá, cần phải được phát huy, chứ không thể vứt bó đi được”. Ông khảng định thêm: “Đảng ta là tốt đẹp, đầy hy vọng. Nhân dân ta là tốt đẹp, đầy hy vọng. Đất nước ta tốt đẹp, đầy hy vọng”. Những lời nói trên, chẳng phải là chỉ là ông nói với mọi người, mà còn là ông nói với chính ông nữa. Trong lòng ông những điều ông nghĩ tới lúc đó, chẳng phải chỉ là tiền đồ, vận mệnh chính trị của một mình ông, thậm chí cũng chẳng phải là chỉ nói đến những điều xưa cũ. Điều ông nghĩ tới, đề cập tới có liên quan nhiều tới việc đánh giá lại cũng như triển vọng của nó. Sáu năm trở lại đây, chính trị hỗn loạn, kinh tế suy sụp, nhân dân đói khổ, phong trào Cách mạng văn hoá này, khẳng định là sai lầm, nhưng chẳng lẽ chỉ vì phong trào lầm lẫn, chẳng lẽ vì cái quyết sách sai hỏng của Mao Trạch Đông, chẳng lẽ vì một số kẻ xấu hoành hành phá hoại, thì đảng của chúng ta không còn thuốc cứu nữa sao, đất nước ta, nhân dân ta chẳng còn hy vọng gì nữa sao? Nhiều người lúc đó, nhìn vào thời cuộc lúc đó, có thể thấy mọi việc quá rối rắm phức tạp, khó có thể tìm được một đầu ra. Nhưng cha tôi, con người này, là một con người vĩnh viễn lạc quan, đối với mọi sự việc, xưa nay ông không bao giờ, chỉ nhìn vào xu thế của một sự, một việc, mà ông nhìn xa, nhìn vào góc độ lịch sử và phát triển để phân tích vấn đề, nhìn nhận vấn đề, và giải quyết vấn đề. Đảng, nhà nước, nhân dân đã bị trọng thương trong Cách mạng văn hoá, vết thương của bản thân ông cũng khá nặng nề, nhưng tất cả những cái đó đều không làm mất đi niềm tin của ông, không làm mất đi niềm tin vào tiền đồ của ông. Tóm lại, đảng của chúng ta là một chính đảng, một đảng đã có một lịch trình hơn năm mươi năm sóng gió, có lịch sử huy hoàng, và thành tích vĩ đại. Tóm lại, chúng ta có hàng ngàn hàng vạn đảng viên kiên trinh, những đảng viên cộng sản đã trải qua muôn vàn thử thách. Tóm lại, chúng ta có được đông đảo nhân dân quần chúng tốt như thế, kiên cường như thế, tin tưởng vào đảng, yêu quý đất nước như thế, nên chẳng có lý do gì mà mất đi lòng tin vào tiền đồ đất nước chỉ vì sự gập ghềnh, khúc khuỷu của lịch sử. Cha tôi đã từng nói, trong suốt cả đời ông, những năm tháng Cách mạng văn hoá là những năm tháng gian nan nhất. Nhưng dù phải đằm mình trong những năm tháng gian nan nhất đó, ông chưa hề buông trôi ý chí và bàng hoàng do dự, chưa hề bao giờ đánh mất lòng tin và niềm tin. Thực ra, giữ vững niềm tin, và ấp ôm hy vọng như thế, chẳng phải chỉ có mọt mình cha tôi. Đã có không biết bao nhiêu những người đảng viên cộng sản phải chịu đựng trăm nỗi ê chề trong Cách mạng văn hoá, nhưng vẫn giữ gìn niềm tin ấy, đầy trung trinh, kiên trì, vẫn giữ lòng tin đầy kiên định. Điều đó chứng tỏ rằng, dù có sự chia đường ngoặt lối, dù khấp khểnh, gồ ghề, đảng cộng sản Trung quốc với hơn năm mươi năm gập ghềnh từng trải, cũng đã là một đảng thành thục. Tổ chức ra đảng này là một loại những đồng chí cách mạng có lý tưởng, có niềm tin, có kinh nghiệm, có phẩm cách, có sức chiến đấu. Những đảng viên ưu tú ấy, cùng với quần chúng nhân dân trung thực, chính là sự bảo đảm gốc rễ cho sự sinh tồn, cho sự phát triển của đảng ta và đất nước ta. Những điều cha tôi nói ở Tỉnh Cương sơn không phải là tiện miệng mà nói, cũng chẳng phải là những lời đuểnh đoảng, tầm phào, mà là những lời vàng đá âm vang, sau khi đã suy nghĩ chín chắn.
Sau khi rời Mao Bình, cha tôi đã nói với những đồng chí ở địa khu Tỉnh Cương sơn bằng những lời tâm sự sâu nặng: “Các đồng chí ở đây vất vả quá, ngày xưa Mao Chủ tịch làm cách mạng ở đây cũng rất nghèo, bây giờ cũng vẫn nghèo như thế, sau này rồi sẽ khấu khá lên”.
Ngày 14.8.1972, cha tôi tới Hoàng Dương Giới, nơi cao hơn mặt biển một ngàn năm trăm năm mươi tám mét, để tưởng niệm và thăm đi tích chiến rường xưa, nơi Hồng Quân đã đánh thắng quân địch giữa một vùng núi non hiểm trở. Tuy đường đi có vất vả nhọc nhằn, nhưng tinh thần của cha mẹ tôi lại rất tốt. Nhất là cha tôi, năm nay đã gần bảy mươi, nhưng lên núi xuống đèo vẫn nhẹ tênh, không biết mệt. Cũng cần phải nói rằng, có được như vậy là do công của đời sống lao động hơn hai năm, đã rèn giũa cho ông có được một thân thể khoẻ mạnh. Ông cầm đoạn sào tre mà một người nào đó đã đưa cho ông làm gậy chống: “Ngoài chiếc chân này, mọi phụ tùng trong cỏn người tôi đều còn rất tốt”. Nhìn cây cát cánh, rau dại mọc ở ven đường, cha tôi nhớ lại: “Hồi Hồng Quân trường chinh, cũng ăn cái loại rau dại này. Hơi tê tê miệng, nhưng no bụng, mà lại còn giải khát nữa. Tối hôm đó, cán bộ vùng Tỉnh Cương sơn và người phụ trách quân đội làm cơm thết đãi ông. Chủ nhân rất nhiệt tình, vợ chồng ông cũng rất hứng khởi. Cơm xong, lại còn được mời xem chiếu bóng. Ngay đó, văn nghệ rất nghèo nàn, ngoài tám bản mẫu quy định ra, không còn một thứ gì khác. Xem phim nhưng cũng chính là xem bản gốc của kịch hát “Hồng Đăng” (Đèn đỏ). Khi thấy Lý Ngọc Hoà ra sân khấu, cha tôi cười nói: “Đây là vở kịch hát khinh tiền. Khi Cách mạng văn hoá, đến tiền cũng không cần dùng tới nữa, nên gọi là “khinh tiền”.
Cha tôi ở Tỉnh Cương sơn tất cả năm ngày, đi thăm rất nhiều những vùng đất cách mạng xưa. Trong thời gian ở lại Tỉnh Cương sơn ông còn đi tham quan một xí nghiệp chế biến trúc. Cha tôi rát thích thú với việc chế biến tre trúc này, nên đã tìm hiểu rất tường tận về tình hình sản xuất và tiêu thụ.
Ngày thứ sáu, đoàn người của cha tôi từ biệt Tỉnh Cương sơn lên xe xuống núi. Vừa xuống tới chân núi, ông bà đã nhận được tin, Đặng Nam đã sinh cháu gái trong bệnh viện Nam Xương. Trên dọc đường tham quan, được tiếp đón nhiệt tình, ông bà đã rất vui sương. Khi nghe tin ông bà đã có cháu ngoại thì lại càng sung sướng vô vàn. Có đời thứ ba rồi đấy, được làm ông làm bà rồi, đâu phải là chuyện nhỏ! Chuyến đi lần này, rõ ràng là song hỷ vậy.
Cha mẹ tôi tìm mọi cách để mau mau chóng chóng trở về Nam Xương nơi có cháu ngoại.
Ngày 17.8.1972, xe xuất phát từ Từ Bình đến Thái Hoà. Ở Thái Hoà, cán bộ lãnh đạo địa phương thịnh tình mời ông bà ăn món gà xương đen (ô cốt kê) rất nổi tiếng. Cha mẹ tôi đi tham quan nhà máy cơ khí nông nghiệp. Cha tôi rất thích thú chiếc máy cấy mà nhà máy sản xuất cho nông dân, ông hỏi han và xem xét rất kỹ lưỡng, ông nói “Vấn đề cấy lúa bằng máy như thế này, thế giới vẫn chưa giải quyết được, ngay Nhật Bản còn chưa giải quyết xong, vấn đề then chết là máy phân chia nắm mạ cấy vẫn không đều. Đối với cán bộ địa phương, cha tôi nói: “Tôi cũng đã từng làm bí thư huyện uỷ, làm bí thư huyện uỷ khó lắm”, ông còn nói: “Cơ giới hoá nông nghiệp chỉ là một mặt, các đồng chí còn phải làm cả việc nghiên cứu cơ giới hoá nông nghiệp nữa”
Ngày 18.8.1972 ở Thái Hoà, có một vị Hồng Quân già, tên gọi Trì Long, nguyên thuộc phương diện quân thứ nhất, cũng đang ở trong chiêu đãi sở này, nghe nói là có Đặng Tiểu Bình ở đây, nên ông yêu cầu gặp mặt. Ông Trì Long vốn là cán bộ binh chủng không quân, bị hạ bệ trong “cách mạng vặn hoá”, cũng vừa mới được giải phóng. Hồi ở phương diện quân thứ nhất Hồng Quân, cha tôi với ông là chiến hữu, biển dâu sóng gió, hai người nói chuyện với nhau liền một mạch hai tiếng đồng hồ. Ông Trì Long chỉ lên những vết sẹo loang lổ lên người, phẫn nộ tố cáo tội ác của Lâm Bưu. Cha tôi nói: “Bọn ác độc, hại người này, chúng chẳng từ một thủ đoạn này hết”. Đại cách mạng văn hoá là “tả”, bị những kẻ xấu khống chế. Khi nói tới Chủ tịch và Thủ tướng, cha tôi nói: “Mao Chủ tịch là một vĩ nhân. Thủ tướng cũng nếm đủ mùi khổ nhục. Rất nhiều cán bộ lão thành, trong đó có cả những đồng chí già trong quân đội, đều được Thủ tướng che chở, chống đỡ cho”. Đối với Lâm Bưu, cha tôi nói: “Lâm Bưu, con người này, không thể nói là con người không có tài cán gì, nhưng chỉ là thứ ngụy tử. Lợi dụng danh nghĩa và uy tín của Chủ tịch, đưa ra mệnh lệnh số 1, để hạ thấp Mao Chủ lịch xuống và đôn cao mình lên”. Tiếp đó, ông còn nói: “Lâm Bưu đã đổ rồi, ngày tháng sau này của đảng ta sẽ khá lên, chỉ còn có vài học trò thư sinh quậy phá thôi”. Đây là lần đầu tiên, trong vòng sáu năm trở lại đây, cha tôi đã bàn luận nhiều về những sự việc trong Cách mạng văn hoá. Ông nói về Mao Trạch Đông, nói về Chu Ân Lai, nói về Lâm Bưu, nói về mấy anh “học trờ” trong Ban Cách mạng văn hoá trung ương, và bình luận về những nhân vật chính trị của Cách mạng văn hoá trên vũ đài chính trị của Trung quốc. Thực ra tất cả những điều đó đã được ông âm thầm đánh giá từ lâu, nhưng ông lại là người nghiêm túc, thận trọng, nên chưa bao giờ luận bàn, đánh giá một cách tuỳ tiện. Lần này, do hoàn cảnh chính trị đã có đổi thay, lại gặp đồng chí cách mạng cũ ở giữa nơi thánh địa, nên đã đem những điều suy ngẫm từ lâu trong lòng, dốc bầu tâm sự cho hả.
Sáng sớm ngày 19.8.1972, đoàn người của cha tôi rời Thái Hoà, đến Cát An để tham quan một công xã: Người ta hỏi ông muốn xem xét cái gì, ông đáp: “Chủ yếu là nông nghiệp”. Cha tôi lắng nghe cán bộ địa phương giới thiệu tình hình, ông rất vui và tán thưởng việc nghề phụ ở đây phát đạt và nông nghiệp cũng chẳng kém. Ông cũng vô cùng thích thú khi được thấy trại chăn nuôi của đại đội sản xuất, đồng thời hỏi han tỷ mỷ công Việc chăn nuôi.
Sau khi rời Cát An cha tôi chẳng dừng lại ở đâu nữa, mà đi thẳng về Nam Xương. Sáu giờ rươi chiều tới Nam Xương, ông bà không về nhà, mà vào thẳng bệnh viện quân đội 4-9, thăm con gái và cháu ngoại. Người còn bụi bặm dọc đường, đến bệnh viện hỏi mới biết Đặng Nam đã ôm con về nhà rồi...
Chẳng nói nhiều làm gì, mau mau về nhà thôi? Bạn thử nghĩ xem, ngót bảy mươi tuổi đầu mới được làm ông, sao không gấp gáp. Khoảng độ tám giờ tối, cha mẹ tôi về tới nhà. Vừa đặt chân vào cửa, cơm chẳng thèm ăn, đã vội vã chạy lên gác, muốn thăm cô cháu ngoại.
Đặng Nam giao cô bé đang ôm trong ngực cho ông bà. Hai ông bà tranh nhau bế ẵm, sung sướng tuyệt vời. Nhưng cái tên bé con bị bọc chặt trong tã lót ấy lại cứ nhắm tịl mắt, nhau mày, mặt đỏ tưng bừng như có cái gì không bằng lòng, ọ ẹ khóc. Nhưng cái tiếng ọ ẹ nhỏ bé ấy, non nớt ấy, lại khiến người ta cảm thấy dễ chịu, thích nghe: Cha tôi nói: “Trong nhà mình không phân biệt nội ngoại, đều gọi là cháu gái, đều gọi là ông”.
Trong nhà có thêm một đứa trẻ, thực tế là đã làm cho cuộc sống có thêm nhiều mầu sắc mới. Cuối cùng thì cô bé con đó rất ngoan. Cứ no bụng là ngủ kỹ, tỉnh đậy. vẫn cứ nằm nguyên tại đó, tự nắm lấy tay mình làm đồ chơi cho mình, không khóc không hờn. Trong nhà có được một đứa bé như thế, ai cũng quý, ai cũng thương. Tóm lại là, rất ư cưng chiều, cho nên, chỉ hơi động tĩnh, gió thổi, cỏ lay một cái là cả nhà ai nấy đều quýnh quýnh hết chân tay. Trẻ con mà, cũng có lúc tuỳ tiện “bĩnh” ra đó. Ôi chao! Mỗi khi như thế, lập tức cả nhà rơi vào “tình trạng khẩn cấp”, thôi thì người lấy giấy, người bưng bô, người lấy phấn, cả đám người bận rối như đèn cù. Mẹ tôi thì gọi: “Lấy nước nóng ra đây!”. Thế là ông vội vã đi xách phích nước sôi tới, nói bằng giọng Tữ xuyên: “Có tôi! Có tôi!”. Một đứa bé mới chỉ bằng đầu đinh, vậy mà làm cả nhà rối tùng phèo lên. Đặt tên cũng là một đại sự, phải được cả nhà tụ họp bàn bạc. Chúng tôi ngồi lại bên nhau hết sức trịnh trọng, rồi người mở sách, người lật từ điển, chọn ra cả một đống chữ. Người đông, ý kiến càng nhiều. Có người đưa ra mặt chữ, lập tức bị người khác bác bỏ, bảo rằng không hay. Mẹ tôi nói: “Trước kia, khi đặt tên cho các con, có mỗi một mình mẹ, chọn một cái là xong, cha các con chưa phản đối bao giờ. Bây giờ các con có lắm ý kiến quá, thật rách việc”. Cuối cùng, tôi nói: “Cứ ngủ liên miên như thế, thôi thì đặt tên là Miên” (Miên có nghĩa là ngủ - N.D). Đến đây, chẳng có ý kiến gì khác nữa, nên gọi là bé Miên Miên. Thực ra mọi người đều rõ ý nghĩa của chữ này, khi cháu bé ra đời, thì ông cháu đang “ngủ đông” chính trị. Mẹ tôi đặc biệt yêu quý cháu gái, có lẽ, đối với con gái cũng chẳng yêu quý đến thế. Để bổ sung dinh dưỡng cho Đặng Nam trong khi “nằm ổ”, mẹ tôi đã vỗ mười bốn con gà thật béo. Nhưng khi việc đến nơi, mẹ tôi thấy Đặng Nam đã quá phát phì, nên kiên quyết thay đổi thái độ, chỉ cho chị ăn ba con rưỡi. Trứng gà cũng chỉ cho ăn mỗi ngày một quả. Đặng Nam không bằng lòng, bắt đầu lầu bầu: “Khi đi, bà có đặn, khi nằm ổ cho ăn mười con gà, mỗi ngày ăn năm quả trứng. Vậy mà bây giờ chỉ cho ăn có ba con rưỡi, thịt cũng chẳng cho ăn, toàn ăn canh. Đúng là không công bằng!”. Mẹ tôi bất cần đến cái thứ công bằng đó, có thèm cũng không cho ăn, bà còn nói, cần phải phá bỏ mọi tục lệ cũ kỹ, chất dinh dưỡng cữ đủ là được đồng thời còn nói rất nhiều rằng, làm gì cũng phải theo khoa học. Trong gia đình nhà tôi, thường có những cuộc tranh luận về những vấn đề quan trọng có tính nguyên tắc như thế, ví dụ như những quan điểm khác nhau về khoa học và sự thèm ăn. Lần trước, sau khi từ Tỉnh Cương sơn về, Ban công lác trung ương đã điện cho tỉnh Giang Tây, phê chuẩn việc đi ra ngoài tham quan của vợ chồng Đặng Tiểu Bình, nơi đi không hạn chế, cách thức đãi ngộ và tiếp đón có thể nâng lên mức cao hơn. Có thể đi ra ngoài thăm quan thăm hỏi, đối với cha mẹ tôi mà nói, đó là một điều vô cùng quan trọng. Một chuyến đi Tỉnh Cương sơn đã có được bao nhiêu điều cảm nhận mới. và cũng có rất nhiều điều đáng phải suy nghĩ. Cha tôi quyết định đi thêm một chuyến về phía Nam Giang Tây (Cán Nam), và sẽ tới khu Xô-viết trung ương ngày xưa.
Chú thích:
(1) Địa khu là đơn vị hành chính trên huyện. dưới tỉnh
(2) Khởi nghĩa Thu Thâu, có người đọc là Thu Thu, cuộc khởi nghĩa này nổ ra vào vụ thu hoạch mùa thu (nên có tên thế), tức là tháng chín năm 1927, do Mao Trạch Đông lãnh đạo (N.D)

Truyện Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa 1. Năm 1966 lắm chuyện 2. Tai hoạ từ trong nhà mà ra 3. Nã pháo vào Bộ tư lệnh 4. Phê phán Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình 5. Tổng tiến công vào “kẻ cầm quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa” 6. Đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Đào Chú 7. Một lá thuyền đơn trong sóng cả 8. Thành lập Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình 9. Đại hội toàn trung ương mở rộng lần thứ 12 của khoá VIII 10. Tháng năm khủng khiếp 11. Tai hoạ từ ngang trời giáng xuống 12. Thanh la não bạt diễn trò Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình 13. “Đại hội 9” và “tiếp tục cách mạng” 14. Sơ tán, chuẩn bị chiến tranh 15. Chuyến bay đơn độc về phương nam 16. Giang Tây, những ngày đầu 17. Lao động 18. Về nhà rồi đây! 19 Phi Phi về đây rồi 20. Biến số trong bất biến 21. Sóng gió ở hội nghị Lư sơn 22. Những ngày bình lặng không yên ổn 23. Cảnh ngộ Phác phương 24. Trời chẳng phụ lòng người 25. Vật đổi sao dời 26. Giang nam, xuân đến sớm 27. Uốn nắn lại những cung cách cực tả 28. Giải toả giam cầm, lên tỉnh Cương Sơn 29. Thăm lại đất xưa 30. Chào nhé trường bộ binh 31. Trở lại làm việc 32.Đại hội khoá 10 của Đảng, kiên trì đường lối Cách mạng văn hoá 33. Vào quân uỷ, bộ chính trị 34. Sóng gió trong chuyến đi dự hội nghị đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc 35. Cuộc đấu tranh về “tổ chức nội các” 36. Ý vị sâu xa của Đại hội đại biểu nhân dân khoá IV 37. Màn giáo đầu của chỉnh đốn toàn diện 38. Cuộc đọ sức chỉnh đốn ngành đường sắt 39. Mao Trạch Đông phê bình “bè lũ bốn tên” 40. Chỉnh đốn toàn diện 41. Ba văn kiện chỉnh đốn toàn diện 42. Thành tựu vĩ đại 43. “Bình Thuỷ Hử” và những ngày cuối cùng của Chu Ân Lai 44. Kẻ ác đi kiện trước 45. Thời buổi khó khăn 46. Cuộc tuẫn nạn bi tráng 47. Phê phán Đặng Tiểu Bình 48. Phong trào ngày 5 tháng tư vĩ đại 49. “Hai nghị quyết” 50. Sóng gió không sờn 51. Mao Trạch Đông, vĩ nhân một đời, ra đi 52. Đập tan hoàn toàn lũ bốn tên 53. Sự phục hồi trong vòng sáng huy hoàng 54. Lời kết & 55 Lời cảm tạ