38. Cuộc đọ sức chỉnh đốn ngành đường sắt

Những vấn đề tích luỹ lại trong nền kinh tế quốc dân rối như mớ bòng bong, tật bệnh của nó vón cục lại cũng nhiều không xiết kể, nhưng một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất, đột xuất nhất, phải kể đến đường sắt.
Tháng 2.1975, tình trạng đường sắt trong toàn quốc là như thế này: tổ chức vận tải đường sắt Từ Châu, Nam Kinh, Nam Xương đã bị tắc nghẽn từ lâu, làm ảnh hưởng cực lớn tới việc thông tàu trên bốn trục đường lớn là Tân-phố, Kinh-quảng, Lũng-hải, Chiết-cán, đồng thời còn làm ảnh hưởng tới vận tải của các tuyến đường sắt khác nó uy hiếp nặng nề tới sản xuất công nghiệp, và ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng tới đời sống nhân dân.
Đặng Tiểu Bình muốn cho nền kinh tế quốc dân khôi phục lại sự vận hành bình thường, thì việc quan trọng đầu tiên là phải chấn chỉnh lại đại động mạch vận hành kinh tế, đó là hệ thống đường sắt. Đặng Tiểu Bình đã nói là làm, làm mạnh mẽ như sấm như sét không do dự trì hoãn.
Trung tuần tháng hai, trong một lần họp Ban thường vụ của Quốc vụ viện, Đặng Tiểu Bình là người điều khiển cuộc họp này nên khi vừa bước vào hội trường, ông lập tức nói ngay tới những vấn đề bức bối của đường sắt hiện nay, nếu không nắm lấy vấn đề này mà giải quyết trước là không ổn. Sau đó ông tìm Cốc Mục, chủ nhiệm Uỷ ban xây dựng cơ bản nhà nước, và Vạn Lý, bộ trưởng Bộ Đường sắt, bàn chuyên đề về những vấn đề cụ thể của đường sắt. Ngày 25.2.1975 đến ngày 8.3.1975, Đặng Tiểu Bình triệu tập một cuộc họp mang tính toàn quốc bao gồm bí thư quản lý các ngành công nghiệp của các tỉnh, các thành phố, các khu tự trị, chỉ thảo luận một vấn đề cụ thể là chấn chỉnh ngành đường sắt. Ngày 5.3, Đặng Tiểu Bình có bài nói trước hội nghị. Vẫn với lối nói giản dị, chắc nịch của mình, ông chỉ rõ: “Hiện nay ta đang có một công việc cực kỳ to lớn mà toàn đảng đều nhắc tới. Vậy công việc to lớn đó là cái gì? Trong báo cáo công tác của chính phủ tại đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ nhất của khoá ba và khoá bốn đều nói đến hai bước trong sự nghiệp phát triển kinh tế quốc dân của nước ta: bước thứ nhất là đến năm 1980 sẽ xây dựng hệ thống công nghiệp và hệ thống kinh tế quốc dân trở thành độc lập tương đối hoàn chỉnh. Bước thứ hai là tới cuối thế kỷ 20, nói tức cuối thế kỷ cũng là nói tới hai mươi nhăm năm tính từ bây giờ, sẽ xây dựng nước ta thành một cường quốc xã hội chủ nghĩa có nền nông nghiệp hiện đại, công nghiệp hiện đại, quốc phòng hiện đại và khoa học kỹ thuật hiện đại. Toàn đảng, toàn quốc đều phấn đấu để thực hiện cho được mục tiêu vĩ đại này. Đó chính là công việc cực kỳ to lớn vậy”.
Ông còn nói: “Mao Chủ tịch đã chỉ thị: cần nắm cách mạng để thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy công tác, thúc đẩy chiến lược. Nghe nói, bây giờ có những đồng chí chỉ dám nắm cách mạng, mà không dám nắm sản xuất, đó là sai lầm chồng lên sai lầm. Tình hình sản xuất hiện nay ra sao? Nông nghiệp còn có thể gọi là tương đối một tý, nhưng sản lượng lương thực bình quân cho mỗi đầu người trong toàn quốc chỉ có 609 cân (1 cân Trung quốc bằng 0,5kg), lương thực dự trữ cũng không nhiều, thu nhập của nông dân chỉ lèo tèo có vậy, về phương diện công nghiệp, cũng cần mọi người phải hết sức chú ý. Nhưng năng lực sản xuất vẫn chưa được phát huy lên. Trong cả năm ngoái, tình hình sản xuất công nghiệp rất kém cỏi. Năm nay là năm cuối cùng của kế hoạch năm năm lần thứ tư, nếu tình hình không ra cái gì, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ năm. Chúng ta cần phải nhìn thấy trước tình thế đó, và phải nhìn thẳng vào vấn đề đó”.
Ông phân tích tiếp: “Làm thế nào để nâng cao nền kinh tế quốc dân lên được? Kết quả của cuộc phân tích là: khâu yếu kém nhất trước mắt chính là ngành đường sắt. Nếu vấn đề vận tải đường sắt không giải quyết được, thì tất cả các bộ phận sản xuất khác đều bị rối loạn hết, toàn bộ kế hoạch chỉ là con số không. Cho nên trung ương hạ quyết tâm giải quyết vấn đề này đầu tiên, biện pháp giải quyết vấn đề đường sắt vẫn chỉ là tăng cường sự tập trung thống nhất. Phải xây dựng những chế độ quy tắc, quy định, tăng cường tính kỷ luật trong tổ chức, đó cũng chính là những điều trung ương nhắc tới trong quyết định. Hiện nay sự cố, tai nạn đường sắt rất kinh khủng, chỉ một năm ngoái, tai nạn đặc biệt nghiệm trọng và nghiêm trọng về chạy tầu đã có tới 755 vụ. Ông cũng còn nhắc lại với giọng đầy phẫn nộ: trong quyết định của trung ương còn nhắc tới việc chống bè phái. Việc lôi bè kéo cánh hiện nay đã làm phương hại nghiệm trọng tới đại cục. Cần phải đưa vấn đề này ra trước mặt các cán bộ công nhân viên chức, phải nói cho thật rõ lý lẽ của vấn đề này. Không giải quyết vấn đề này mà chỉ giải quyết những vấn đề cụ thể không thôi là không ổn đâu. Cần phải giáo đục lại đối với những người thích kéo bè kéo cánh, đối với những kẻ cầm đầu cần phải triệt để phản đối. Đại khái là có hai loại tình hình như thế này: có một loại người đã bị tính bè phái nó làm mê muội đi, rồi kéo bè kéo cánh đánh đấm lẫn nhau mấy năm liền lại càng lú lẫn hơn lên, không còn biết gì là chủ nghĩa Mác nữa, không còn biết gì là tư tưởng Mao Trạch Đông, không còn biết gì là Đảng cộng sản nữa. Đối với họ, cần phải giáo dục, nếu giáo dục được, biết tỉnh ngộ ra, thì xoá bỏ chuyện cũ không tính, còn nếu không chuyển biến, cần xứ lý nghiêm túc. Còn loại thứ hai là một số ít kẻ xấu, các ngành các nghề, các thành phố các tỉnh, đều có loại người ấy, họ lợi dụng sự hỗn loạn đục nước của các bè phái mà mò cá, phá hoại trật tự của xã hội, phá hoại công cuộc xây dựng kinh tế đất nước, họ nhân những cơ hội hỗn loạn mà đầu cơ, mà thăng quan, phát tài. Đối với loại người như thế, không xử lý không được
Ông lại nói: “Nếu đem tất cả những vấn đề đó nói thật minh bạch, rõ ràng, lẽ đương nhiên là sẽ được cán bộ công nhân viên chức ngành dường sắt ủng hộ. Cho nên trong tháng ba phải có sự phổ biến, động viên thật sâu sắc, tới được cả gia định công nhân viên chức, tới các hộ nông dân nằm dọc hai bên đường tầu, khiến cho người người, nhà nhà đều hiểu. Kinh nghiệm giải quyết vấn đề đường sắt sẽ có tác dụng hỗ trợ rất lớn đối với các ngành công nghiệp khác”.
Cuối cùng, ông nói: “Đối với những vấn đề tồn tại trước mắt, cần phải có chính sách cho thật rõ ràng. Cần phải xuất phát từ đại cục, giải quyết vấn đề phải mau chóng, không kéo dài. Nếu kéo dài thì kéo dài đến năm nào nữa? Xây đựng xã hội chủ nghĩa làm sao mà chờ được?”
Bài nói chuyện đó có thể coi là bản tuyên ngôn tuyên chiến với những sai lầm cực tả của bọn Cách mạng văn hoá”, một bản tuyên ngôn chiến đấu trong công cuộc tiến hành chỉnh đốn toàn diện.
Ngày 5.3.1975, trung ương Đảng cộng sản công bố văn kiện số 9 trong năm đó “về quyết định tăng cường công tác đường sắt”. Trong văn kiện này chỉ rõ, trước mắt, vận tải đường sắt vẫn là khâu yếu kém đột xuất trong nền kinh tế quốc dân, không thích ứng được với nhu cầu phát triển sản xuất công, nóng nghiệp, quyết định nêu rõ thể chế quản lý toàn bộ đường sắt trong toàn quốc là do bộ Đường sắt chủ quản, tăng cường tập trung thống nhất, xây dựng và kiện toàn mọi quy chế, quy định cần thiết, lập lại trật tự, và đấu tranh với mọi hành vi phá hoại. Đối với một thiểu số người là cán bộ lãnh đạo và những kẻ cầm đầu các bè phái vẫn còn mang đầu óc bè phái nghiêm trọng, nếu sau khi phê bình, giáo dục vẫn không chịu cải tà quy chính, cần phải kịp thời xử lý.
Văn kiện này mang rất rõ nét đặc điểm của Đặng Tiểu Bình, câu chữ chính xác, lập trường rõ ràng, biện pháp cứng rắn. Đặng Tiểu Bình thân tự xuất tướng, cùng với bộ trưởng Bộ Đường sắt Vạn Lý vừa được phục hồi công tác làm nguyên soái, thống lĩnh việc chỉnh đốn đường sắt. Ngày 7.3, Bộ Đường sắt mở một hội nghị bằng điện thoại trên toàn quốc, cắm một cây gậy thấu đáy, bộ trưởng Vạn Lý công bố trước toàn hệ thống dường sắt quyết tâm của cơ quan trung ương chấn chỉnh công tác đường sắt cùng những quyết định có liên quan. Sau đó, trên toàn bộ hệ thống đường sắt, bộ Đường sắt trống giong cờ mở tuyên truyền cho quyết định chấn chỉnh đường sắt, bằng mọi cách mọi giá truyền đạt được quyết định đó tới từng người trong toàn bộ hệ thống, làm cho mọi nhà đều hiểu rõ quyết định đó. Trung ương và bộ Đường sắt tin tưởng chắc chắn rằng, tinh thần quyết tâm của trung ương trong việc chấn chỉnh ngành đường sắt nhất định sẽ được quảng đại công nhân viên chức và quần chúng ủng hộ.
Trong hệ thống đường sắt của toàn quốc, vấn đề nghiêm trọng nhất và bè phái điên cuồng nhất là nằm ở cục đường sắt Từ Châu. Từ Châu là mạng lưới đường sắt vô cùng trọng yếu của cả khu vực Hoài Bắc, lại do những kẻ xấu và mang tính bè phái nghiêm trọng cầm quyền, nên sản xuất và vận tải bị ảnh hưởng mang tính chất huỷ hoại nghiêm trọng và đã liên tục kéo dài tới hai mươi một tháng không hoàn thành kế hoạch nhà nước.
Từ xưa đến nay, Từ Châu vốn là một yếu địa chiến lược của Trung quốc. Khoảng gần ba mươi năm trước, Đặng Tiểu Bình đã từng soái lĩnh sáu mươi vạn đại quân, chính ở mảnh đất này đã đánh thắng quân đội chủ lực chiến lược Quốc Dân đảng với quân số dân làm mươi vạn, đông hơn hẳn quân ta. Hôm nay ông lại soái lĩnh sư đoàn quân chính nghĩa, trên mảnh đất nóng bóng này, tiến hành một cuộc đọ sức chiến lược với thế lực tạo phản của Cách mạng văn hoá.
Ngày 10.3.1975 dưới sự bố trí và sắp xếp của Đặng Tiểu Bình, bộ trưởng Bộ đường sắt Vạn Lý dẫn một tổ công tác tiến vào Từ Châu, để chấn chỉnh và giải quyết vấn đề cục đường sắt Từ Châu. Vừa vào Từ Châu, bộ trưởng Vạn Lý đã triệu tập ngay một cuộc họp quần chúng với quy mô vạn người, để nhắc đi nhắc lại tinh thần của văn kiện số 9, phê phán sự chia rẽ bè phái, xác định đường lối của đảng, phát động một cuộc đấu tranh nhân dân chấn chỉnh đường sắt. Cùng lúc đó, bộ trưởng Đường sắt hạ quyết tâm giải quyết vấn đề ê kíp lãnh đạo, phê bình những cán bộ lãnh đạo mang tính bè phái một cách nghiêm khắc, có hạn định thời gian sửa chữa sai lầm. Nếu hết hạn mà vẫn chẳng thay đổi gì, sẽ sử dụng những biện pháp cứng rắn, mạnh mẽ hơn, tức là kiên quyết cách chức hoặc điều động đi nơi khác, đối với những kẻ xấu, tham gia vào việc xúi giục gây chia rẽ, bè phái đánh nhau, hoặc đình công, lãn công sẽ hành động không nương tay. Do đích thân Đặng Tiểu Bình phê chuẩn, toà án Từ Châu đã dùng biện pháp pháp luật bắt tên đầu sỏ, phần tử xấu số Cố Bản Hoa. Cả một hệ thống biện pháp kiên quyết, dứt khoát, đuổi sạch hùm beo, trong veo nguồn nước, nhanh chóng xoay chuyển tình thế.
Được sự ủng hộ của quảng đại quần chúng, tình hình sản xuất, vận tải ở Từ Châu thay đổi rõ rệt trông thấy, đến cuối tháng tư, đã hoàn thành nhiệm vụ sản xuất vận tải của nhà nước trước ba ngày. Ngày 15.3.1975, Vạn Lý triệu tập ba cục đường sắt Tế Nam, Thượng Hải, Trịnh Châu tới họp, giải quyết vấn đề vận tải ách tắc trên các tuyến Tân-phố, Lũng-Hải và đoạn bắc Kinh-quảng. Nối tiếp khí thế ấy, Vạn Lý tiếp tục đi Thái Nguyên, Trịnh Châu, Trường Sa v.v.., tháo đúng cách thức đã làm ở Từ Châu, ông triệu tập những đại hội có hàng hàng vạn, hàng chục vạn người tham dự, lại cắm một cây gậy tới đáy, nói về những biện pháp và chính sách của trung ương về vấn đề chấn chỉnh đường sắt, để phát động quần chúng.
Do thái độ kiên quyết, biện pháp cứng rắn, lại được quần chúng ủng hộ, nên đến tháng tư, sự ách tắc nghiêm trọng, những vấn đề được tích luỹ thành đống ở mấy cục đường sắt được nối tiếp nhau tháo gỡ ra, đường sắt không suốt, sản xuất tăng dần thco. Hơn hai mươi cục đường sắt ở toàn quốc, trừ cục đường sắt Nam Xương ra, còn tất cả đều hoàn thành vượt mức kế hoạch, việc vận chuyển bốc dỡ than, lần đầu tiên trong năm năm qua, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch vận tải.
Đối với cục đường sắt Nam Xương còn lại, Đặng Tiểu Bình chỉ rõ: “Điều lai hại trong vấn đề cục đường sắt Nam Xương là trong tỉnh có người đứng đằng sau giật dây, nhất định phải cắt đứt mối quan hệ hoạt động bè phái từ bên ngoài lên vào cục đường sắt”.
Ngày 28.4.1975, Bộ trưởng Đường sắt căn cứ vào chỉ thị của Đặng Tiểu Bình đã tập trung lực lượng chấn chỉnh cục đường sắt Nam xương. Chỉ cần có quyết tâm thì không cửa ải nào là không phá được. Sau khi giải quyết được vấn đề, đến tháng sáu cục đường sắt Nam Xương đã hoàn thành trước thời hạn nhiệm vụ vận tải sáu tháng đầu năm.
Với những quyết sách và sự chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình, bộ trưởng Bộ Đường sắt Vạn Lý cùng cán bộ của mình gian khổ đấu tranh thực hiện, một đại nạn trong bao nhiêu năm làm ách tắc trong ngành dường sắt của nền kinh tế quốc dân, cuối cùng đã được giải quyết về cơ bản. Vấn đề đường sắt đã đước giải quyết, không những giải toả được một trở ngại lớn trói buộc sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, mà còn đưa ra được một hình tượng sáng chói trong công cuộc chỉnh đốn toàn diện một cách hết sức thuyết phục trước nhân dân toàn quốc.
Cuộc đấu tranh trên chiến tuyến đường sắt, thực tế là một cuộc thử nghiệm lần đầu sửa chữa những sai lầm trong Cách mạng văn hoá kể từ sau khi ông nhận công việc điều hành Quốc vụ viện, đồng thời cũng lại là một cuộc tuyên chiến chính thức với thế lực Cách mạng văn hoá” do Giang Thanh làm đại diện, giải quyết được vấn đề đường sắt, đó là tin chiến những đầu tiên của công cuộc chỉnh đốn toàn diện.
Đặng Tiểu Bình trở lại làm việc mới được hơn một năm, đã được Mao Trạch Đông giao phó cho những sứ mệnh lớn lao trong đảng, chính quyền và quân đội, hơn thế nữa còn được Chu Ân Lai hết lòng ủng hộ, nay lại cờ mở trống giong triển khai chỉnh đốn toàn diện, quả thực đã làm cho thế lực Cách mạng văn hoá do Giang Thanh cầm đầu hết sức ghen ghét đố ky, phẫn nộ, thậm chí là hoang mang. Bọn họ cảm thấy một cách hết sức sâu sắc rằng, việc chỉnh đốn của Đặng Tiểu Bình sẽ đem lại cho bọn họ một mối uy hiếp cực kỳ to lớn. Ngay từ giờ khắc đầu tiên khi thấy Đặng Tiểu Bình xuất hiện trở lại, bọn chúng đã chăm chú theo dõi quan sát, đồng thời lợi dụng mọi cơ hội để gây trở ngại khó khăn cho Đặng Tiểu Bình và những người sẽ sửa chữa chỉnh đốn nhưng sai lầm cực tả của họ. Lần này chúng đã túm lấy cái đầu mối đầu tiên ấy, và phê phán cái gọi là “chủ nghĩa kinh nghiệm”.
Ngày 1.3.1975, trong một cuộc toạ đàm với những chủ nhiệm chính trị của các đơn vị quân đội lớn, Trương Xuân Kiều nói rằng: “Điều nguy hiểm chủ yếu bây giờ chính là chủ nghĩa kinh nghiệm”. Hắn nói một cách hiểm độc: “Bây giờ có rất nhiều vấn đề về lý luận, nếu không được làm cho rõ ràng, thì chính sách sẽ mắc phải sai lầm, sự sai lầm về tư tưởng sẽ dẫn tới sai lầm về chính trị, khiến cho chủ nghĩa tư bản ngóc dậy, lan tràn”. Cùng ngày, Diêu Văn Nguyên cho in một bài báo trên tạp chí Cờ đỏ, cho rằng: Bây giờ, nguy hiểm nhất là “chủ nghĩa kinh nghiệm”. Rồi mượn việc phê phán Lâm Bưu dấn thêm một bước nữa mở ra cuộc phê phán mới được gọi là “chủ nghĩa kinh nghiệm”. Ngày 21.3.1975, báo “Nhân dân” cho in một bài xã luận tựa đề là “Cán bộ lãnh đạo phải đi đầu trong việc học tập”, nói rằng: “Thực tế mười năm gần đây đã chứng minh rằng chủ nghĩa kinh nghiệm là trợ thủ của chủ nghĩa xét lại”, rối tung hoàng phản đối chủ nghĩa kinh nghiệm. Ngày 1.4.1975, Trương Xuân Kiều cũng có một bài mang tên là “Bàn về chuyên chính toàn diện với giai cấp tư sản”, và hiểm độc cổ vũ, xúi giục “bao vây”. Ngày 4.4.1975, Giang Thanh nói với các kiện tướng dưới trướng rằng: “Chủ nghĩa kinh nghiệm là đồng loã với chủ nghĩa xét lại, và là kẻ địch lớn nhất hiện nay”. Cứ như vậy với bàn tay thao túng trực tiếp của Giang Thanh, trong một thời gian, trong phạm vi cả nước, báo chí, tạp chí liên tục đăng những bài chống “chủ nghĩa kinh nghiệm”, chĩa mũi giáo trực tiếp vào Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình v.v. vốn là những nhà lãnh đạo lão thành, đầy kinh nghiệm của đảng và nhà nước. Nhìn toàn cảnh tình hình chính trị có thể thấy rằng: một bên là Đặng Tiểu Bình làm đại diện cho tầng lớp cán bộ lão thành, tích cực tiến hành chỉnh đốn những sai lầm cực tả. Còn một bên là thế lực Cách mạng văn hoá đang tích cực tạo thanh thế, tiến hành phê phán và vu khống hãm hại phía đối địch. Cuộc chiến song phương đang có xu hướng ngày càng kịch liệt.
Ngày 26.3.1975, do ung thư có đi căn, nên bác sĩ quyết định mổ cho Chu Ân Lai, tách bỏ u ở bụng. Trước khi mổ, ông phê duyệt thanh lý tất cả các vụ việc còn trao lại kể từ khi ông nằm viện tới bây giờ, và giao những việc còn chưa giải quyết xong cho Đặng Tiểu Bình. Sau khi tiến hành một cuộc đại phẫu thuật như thế, khi vừa tỉnh lại, Chu Ân Lai đã ba lần cho người tìm Đặng Tiểu Bình tới nói chuyện vào các ngày 2, 11 và 14.4.1975, trao đổi về cách nhìn nhận đánh giá những công việc và tình hình thực cuộc trong thời gian gần đây nhất. Với sự cố gắng đẩy lùi bệnh tật, thêm một lần nữa Chu Ân Lai bày tỏ sự ủng hộ và khích lệ Đặng Tiểu Bình.
Trung tuần tháng tư, trong một cán họp Bộ Chính trị trung ương, Giang Thanh lại thêm một lần nữa đề xuất vấn đề “chủ nghĩa kinh nghiệm” với đầy tính khiêu khích, đòi hỏi Bộ chính trị phải đưa vào nghị trình thảo luận. Đặng Tiểu Bình chẳng khách khí gì, kiên quyết chống trả sự đòi hỏi, làm ầm ĩ vô lối đó.
Ngày l.4.1975, Mao Trạch Đông đã từ tỉnh ngoài trở về Bắc Kinh để tiếp kiến Kim Nhật Thành, lãnh đạo đảng và nhà nước Triều Tiên tới thăm Trung Hoa. Mao Trạch Đông và Kim Nhật Thành vốn là bạn cũ, nay gặp lại nhau, rõ ràng là rất cảm động. Mao Trạch Đông đã hoàn toàn cởi mở, nói với Kim Nhật Thành: “Đồng chí Đổng Tất Vũ đã qua đời, thủ tướng đau nặng, đồng chí Khang Sinh, đồng chí Lưu Bá Thừa bệnh tật, tôi cũng ốm yếu. Năm nay, tôi cũng đã tám mươi hai rồi sắp hỏng to đến nơi. Chỉ còn biết dựa vào các đồng chí”. Mao Trạch Đông chỉ vào Đặng Tiểu Bình, người có mặt trong buổi tiếp kiến đó nói: “Tôi chẳng nói chuyện chính trị sẽ do đồng chí này bàn bạc với đồng chí. Đồng chí này là đồng chí Đặng Tiểu Bình, ông ấy biết đánh trận, lại còn biết chống chủ nghĩa xét lại. Hồng vệ binh cũng đấu tố ông ấy, nhưng bây giờ thì vô sự rồi. Ông ấy cũng bị hạ bệ mất nhiều năm, bây giờ đã nguội đi rồi, chúng tôi rất cần ông ấy”...
Nhân dịp cùng với Mao Trạch Đông tiếp kiến-Kim Nhận Thành, sau buổi tiếp kiến, Đặng Tiểu Bình đã phản ánh lại với Mao Trạch. Đông rằng từ ngày 3 tới nay, Giang Thanh cùng với một số người khác đã đưa ra việc “chống chủ nghĩa kừth nghiệm”, đó là một biện pháp nguy hiểm nhất hiện nay. Mao Trạch Đông đã tỏ ý hoàn toàn đồng với ý kiến của Đặng Tiểu Bình. Đối với cuộc giao đấu. giữa Đặng Tiểu Bình và bè cánh Giang Thanh, Mao Trạch Đông có biết. Đối với hành động và việc làm của cả đôi bên, Mao Trạch Đông đều quan sát, theo dõi. Ông ta tỉnh táo mà nhận biết rằng, việc Đặng Tiểu Bình chấn chỉnh ngành đường sắt là thành công. Bè cánh Giang Thanh công khai hò hét những bài đối chọi, và liên tiếp náo loạn, không ngừng không nghỉ, hoàn toàn không phù hợp với tôn chỉ ổn định đoàn kết của Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông thấy rằng không thể không ngăn chặn sự điên cuồng rồ dại của bè cánh Giang Thanh, ông ta cần phải bày tỏ thái độ của mình trước cuộc giao đấu này...
Ngày 23.4.1975, ông ta đã bút phúc vào một bài báo: “Nên đặt vấn đề đề là chống chủ nghĩa xét lại, bao gồm cả chống chủ nghĩa kinh nghiệm và chống chủ nghĩa giáo điều. hai điều này đều là chống xét lại chủ nghĩa Mác Lê, không nên chỉ đề ra một phần mà bỏ mất phần kia đi”. Mao Trạch Đông còn phê rõ hơn, kỹ hơn: “Những người hiểu Mác-Lê trong đảng ta không nhiều, nhưng có một người lại cứ tưởng rằng mình hiểu, thực ra là chẳng hiểu biết gì hết, cứ tưởng là mình hiểu, nên lên mặt giáo dục người khác, đó cũng lại là một loại thể hiện sự chẳng hiểu biết gì về Mác-Lê cả”. Ông ta còn tiếp: “Vấn đề này, đề nghị Bộ Chính trị thảo luận”.
Căn cứ vào Chỉ thị trên đây của Mao Trạch Đông, ngày 27.4.1975 Bộ Chính trị đã họp để thảo luận. Trong hội nghị đó, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và một số người khác lên tiếng, nghiêm khắc phê bình Giang Thanh, Trương Xuân Kiều v.v. về sự sai lầm trong việc chống “chủ nghĩa kinh nghiệm”, đồng thời đưa ra những lời chất vấn sắc bén đối với cái gọi là “cuộc đấu tranh lần thứ 11” mà Giang Thanh đã đưa ra trong hội nghị Bộ Chính trị mở rộng hồi tháng 12.1973, và trong phong trào “phê phán Lâm Bưu, Khổng Tử” đã truyền phát những tài liệu với danh nghĩa cá nhân cùng những hoạt động có tính chất bè phái là “bè lũ bốn tên”. Bởi lẽ Mao Trạch Đông đã chỉ thị hết sức rõ rằng rồi, nên Giang Thanh không còn cãi liều và lẩn tránh được nữa, đành phải “tự kiểm điểm” trong hội nghị.
Trong hội nghị này, tuy bề ngoài đã có được sự kiểm điểm của Giang Thanh, nhưng vụ án giao đấu giữa hai bên, trên thực tế vẫn còn chưa được giải quyết. Nằm trong bệnh viện, nhưng Chu Ân Lai cũng rất chú ý đến động tình của hội nghị. Trong hai ngày 29 và 30.4.1975, ông đã lần lượt cho mời Đặng Tiểu Bình, Hoa Quốc Phong, Ngô Đức, Trần Tích Liên, Vương Hồng Văn tới gặp để trao đổi, tìm hiểu tường tận mọi tình hình.
Trong hội nghị của Bộ Chính trị ngày 27.4.1975 Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và một số người khác đều biết chắc chắn rằng sự việc chưa thể như thế mà kết thúc được, và họ cũng chuẩn bị tư tưởng một cách hết sức kỹ càng để giao đấu hết sức quyết liệt với bè lũ Giang Thanh. Bè lũ Giang Thanh tuy đã bị phê bình, nhưng bọn họ lại càng không chịu yên.
Cả hai phía đều ra sức chiêu binh mãi mã chuẩn bị tiếp tục chiến đấu...

Truyện Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa 1. Năm 1966 lắm chuyện 2. Tai hoạ từ trong nhà mà ra 3. Nã pháo vào Bộ tư lệnh 4. Phê phán Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình 5. Tổng tiến công vào “kẻ cầm quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa” 6. Đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Đào Chú 7. Một lá thuyền đơn trong sóng cả 8. Thành lập Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình 9. Đại hội toàn trung ương mở rộng lần thứ 12 của khoá VIII 10. Tháng năm khủng khiếp 11. Tai hoạ từ ngang trời giáng xuống 12. Thanh la não bạt diễn trò Tổ chuyên án Đặng Tiểu Bình 13. “Đại hội 9” và “tiếp tục cách mạng” 14. Sơ tán, chuẩn bị chiến tranh 15. Chuyến bay đơn độc về phương nam 16. Giang Tây, những ngày đầu 17. Lao động 18. Về nhà rồi đây! 19 Phi Phi về đây rồi 20. Biến số trong bất biến 21. Sóng gió ở hội nghị Lư sơn 22. Những ngày bình lặng không yên ổn 23. Cảnh ngộ Phác phương 24. Trời chẳng phụ lòng người 25. Vật đổi sao dời 26. Giang nam, xuân đến sớm 27. Uốn nắn lại những cung cách cực tả 28. Giải toả giam cầm, lên tỉnh Cương Sơn 29. Thăm lại đất xưa 30. Chào nhé trường bộ binh 31. Trở lại làm việc 32.Đại hội khoá 10 của Đảng, kiên trì đường lối Cách mạng văn hoá 33. Vào quân uỷ, bộ chính trị 34. Sóng gió trong chuyến đi dự hội nghị đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc 35. Cuộc đấu tranh về “tổ chức nội các” 36. Ý vị sâu xa của Đại hội đại biểu nhân dân khoá IV 37. Màn giáo đầu của chỉnh đốn toàn diện 38. Cuộc đọ sức chỉnh đốn ngành đường sắt 39. Mao Trạch Đông phê bình “bè lũ bốn tên” 40. Chỉnh đốn toàn diện 41. Ba văn kiện chỉnh đốn toàn diện 42. Thành tựu vĩ đại 43. “Bình Thuỷ Hử” và những ngày cuối cùng của Chu Ân Lai 44. Kẻ ác đi kiện trước 45. Thời buổi khó khăn 46. Cuộc tuẫn nạn bi tráng 47. Phê phán Đặng Tiểu Bình 48. Phong trào ngày 5 tháng tư vĩ đại 49. “Hai nghị quyết” 50. Sóng gió không sờn 51. Mao Trạch Đông, vĩ nhân một đời, ra đi 52. Đập tan hoàn toàn lũ bốn tên 53. Sự phục hồi trong vòng sáng huy hoàng 54. Lời kết & 55 Lời cảm tạ