Chương 23

Sau đây là danh sách tham khảo của đa số anh em thương phế binh đã nhận tiền và phẩm vật trong suốt thời gian qua. Cá nhân tôi vì không thể gom nhặt đầy đủ những tư liệu nên có thể thiếu sót, kính mong quí vị mạnh thường quân, vốn đã giàu lòng từ ái, niệm tình tha thứ cho. Chúng tôi xin ghi ân quí vị ân nhân ở khắp năm châu bốn bể như sau:
Ở Pháp:
- Bác sĩ Phan Minh Hiển, người đã năng nổ đóng góp trong công tác thiện nguyện rất nhiều. Năm 1986, ông đã thành lập Hội Médecins du Vietnam cùng với một số bác sĩ Việt Nam thiện chí để giúp các thuyền nhân trên Biển Đông. Từ năm 1992, hội hoạt động thêm ở quốc nội: mở một số chẩn y viện, cấp học bổng cho các em học sinh nghèo, mở nhiều lớp học tình thương cho trẻ em mồ côi, bụi đời, giúp nạng và xe lăn cho người tàn tật, phong cùi. Năm 1994, ông thành lập lập Hội Giúp Đỡ Những Người Tàn Tật Vì Chiến Tranh để đánh động dư luận cộng đồng Việt Nam hải ngoại về thảm trạng của những phế binh không nuôi sống được bản thân và gia đình. Anh em thương phế binh ở đây hầu như ai cũng nhận được tiền cứu giúp của bác sĩ Hiển từ năm 1994 đến 1997. Có anh mỗi năm nhận được hai lần, mỗi lần ít nhất 300 ngàn đến một triệu đồng Việt Nam.
Về sau, bác sĩ Hiển đã giúp chúng tôi bằng cách giới thiệu cho các nhà mạnh thường quân có lòng từ tâm trực tiếp gởi cho từng cá nhân thương phế binh và hiện nay ông cũng đang vận động gây quỹ để tiếp tục giúp đỡ những anh em thương phế binh chưa được trợ cấp bên nhà. Lúc trước cùng cộng tác với ông có bác sĩ Trần Quang Lộc và ông Nguyễn Quang Hạnh.
- Giáo sư Lương Thị Nga, người đã đứng ra vận động bênh vực cho quyền lợi anh em thương phế binh ở Việt Nam rất lớn. Bà đã cưu mang, giúp đỡ tiền bạc cho nhiều thương phế binh.
Nhưng người chúng tôi mang ơn nhiều nhất là nhà báo Nguyễn Văn Huy ở Paris, mặc dù chưa bao giờ được dịp liên lạc trực tiếp với anh. Những bài viết của anh đã gây xúc động lòng người và làm phong trào cứu trợ thương phế binh trong nước có được tầm vóc như ngày nay. Ơn này chúng tôi không bao giờ quên.
Ở Mỹ:
- Hội Huynh Đệ Chi Binh của ông Lê Đình Vọng ở San José. Ông cũng đã giúp đỡ cho một số anh em thương phế binh ở Sài Gòn mỗi người 50 USD. Hiện nay ông vẫn tiếp tục công tác từ thiện này. Anh em chúng tôi cũng đang trông chờ ở ông lắm đấy.
- Ngoài ra, còn có một hội - tên gì anh em chúng tôi không rõ lắm, có lúc ghi là bác Tổng, có lúc là bác Cả tặng - nhưng cứ mỗi năm một lần gởi tặng một số anh em mỗi người 50 USD, mỗi lần giúp chừng 20-30 người. Xin có lời chân thành cảm tạ.
(Ghi chú: đây là Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức và Nam Định ở San José do cựu đại tá Ngô Thế Linh và ông Cao Thiện Chánh điều hành)
- Gia đình Mũ Đỏ ở San José, tổng thư ký Hải Âu và mạnh thường quân giúp đỡ.
- Bà Hoàng Minh Thúy (tạp chí Xây Dựng, Texas). Bà đã giúp đỡ các anh em thương phế binh thuộc miền Nam, Sài Gòn. Mỗi anh em tệ nhất cũng nhận được của bà một hai đợt tiền, mỗi đợt là 50 USD từ năm 1994 đến nay. Bây giờ chương trình trợ giúp của bà vẫn còn tiếp tục.
- Ông Ngô Văn Tuyên, thành viên ban chấp hành Hội thiện nguyện HO (New Orleans, Mỹ), đã giúp đỡ cho mỗi anh em 50 USD vào năm 1995.
- Ông Nguyễn Văn Quởn ở Houston đã giúp cho một số anh em thương phế binh mỗi người 50 USD.
- Ông Vũ Trọng Mục, hội trưởng Hội Cứu Trợ Thương Phế Binh và Cô Nhi Quả Phụ, bà Hạnh Nhân, hội phó (Santa Clara) đã và đang vận động cứu giúp cho anh em thương phế binh và cô nhi quả phụ mỗi người 50 USD.
- Hai bà Bích Huyền - Quỳnh Lưu (chồng là Phó Thịnh Việt) và quí ông Chu Tất Tiến, ông Toàn, những con người thường xuyên quan tâm đến đời sống anh em thương phế binh ở quê nhà bằng cách vận động trong chương trình phát thanh "Tâm tình bạn gái" ở California, những tấm lòng vàng có tâm tình nhường cơm xẻ áo cho anh em thương phế binh. Chính hai bà đã tiên phong trong cuộc vận động này. Hai bà đã giúp cho một số thương phế binh mỗi người 50 USD và có gởi tặng băng cassette "Tâm tình bạn gái".
Trong chương trình này, phải nhắc đến bà Thủy ở Costa Mesa đã âm thầm giúp cho một số anh em thương phế binh và số anh em này cũng đã kính thư cảm tạ tấm lòng vàng của bà.
- Cô Võ Thị Mỹ Lan (Santa Clara) có giúp cho một số anh em ở Sài Gòn - Thủ Đức mỗi người từ 50 đến 100 USD vào các dịp lễ lạc và ngày Tết.
- Bà Trần Thị Mận ở Westminster có giúp cho một số anh em thương phế binh mỗi người 30 USD vào dịp Tết qua.
Ở Úc:
- Đại tá Vũ Ngọc Hướng, hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Trung Ương. Ông đã thực hiện chuyến đi quanh Châu Âu và Hoa Kỳ đến ba tháng, mục đích vận động các nước thành lập hội cựu quân nhân ngõ hầu có điều kiện giúp đỡ các anh em thương phế binh ở quê nhà và tìm gặp các chiến hữu cũ và các hội đoàn thiện nguyện vào năm 1996.
Hiện nay, ông Phạm Văn Quát thay ông vì năm nay sức khỏe của ông có phần sa sút. Tuy thế ông Hướng vẫn hết mình vận động bênh vực quyền lợi, giúp đỡ anh em thương phế binh trong nước. Ngoài ra trong ban chấp hành hội gồm có ông Nguyễn Dân Cường, phó chủ tịch nội vụ, chiến hữu Lê Văn Thắng phó chủ tịch, Tạ Quang Hải, phó chủ tịch nguyên vụ kiêm chủ tịch chi hội KSL.
- Các anh Nguyễn Cảnh Tân, Đặng Văn Đạt cùng các anh trong Gia Đình Mũ Đỏ ở Úc. Anh Lê Minh Phó, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Văn Rạng, Phùng Hoàng Tuyết, Trương Đăng Sĩ, Trần Văn Đức, đã giúp cho một số anh em thương phế binh mỗi người 100 Úc kim.
Ở Canada:
- Ông Dương Ngọc Hướng (Ottawa) thành lập Quỹ Yểm Trợ Người Khuyết Tật có giúp cho anh em thương phế binh mỗi người từ 50 USD đến 100 USD. Ông cũng giúp đỡ xe lăn và tiền bạc ở khu vực miền Trung: Quảng Nam- Đà Nẵng.
Xin có lời cảm tạ Gia Đình Mũ Đỏ Canada.
- Hội Viet Can Philanthropy Foundation do ông Nguyễn Cao Cảo, Phạm Kim Hưng, Đỗ Quang Trọng (đại diện), cùng các bác sĩ, kỹ sư, nhà doanh nghiệp, thương gia, nhà hảo tâm, những vị mạnh thường quân giúp cho một số thương phế binh nặng mỗi người 300 CAD. Hiện nay hội vẫn tiếp tục làm việc để tiếp tục giải quyết số hồ sơ của thương phế binh chưa được giúp.
- Ông Nguyễn Hữu Lương (Québec) có giúp cho một số anh em thương phế binh ở Sài Gòn mỗi người 50 USD.
Ở Đức có bác sĩ Bùi Văn Nghiệm. Vào cuối năm 1995 ông có giúp cho một số thương phế binh mỗi người 50 DEM. Ông có nhã ý giúp cho anh em thương phế binh tự tạo cuộc sống lâu dài.
Ở Tân Tây Lan (New Zealand), vào tháng 5-1997 anh Lê Quang Long đại diện có giúp cho một số thương phế binh ở Sài Gòn và Thủ Đức mỗi người 500 ngàn đồng Việt Nam (50 USD). Ngoài ra tôi có ba vị ân nhân tôi không thể nào quên đó là ông Bách, bà Hồ Bích Vân và ông Nguyễn Công Thành ở Mỹ. Xin chân thành ghi lòng tạc dạ quí vị ân nhân kính ái.
Theo lời bác sĩ Phan Minh Hiển, cộng đồng người Việt hải ngoại đã quyên góp hơn 500 ngàn USD gởi về giúp thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa trong suốt 5 năm qua.
Tôi còn biết, ngoài việc cứu trợ các anh em thương phế binh như chúng tôi, quí ân nhân và hội đoàn thiện người Việt hải ngoại còn ưu ái giúp đỡ một số đồng bào bất hạnh khác trong nước nhà qua các tu sĩ hai tôn giáo lớn tại Việt Nam, Công giáo và Phật giáo. Công đức này Trời cao sẽ đền đáp xứng đáng. Chúng tôi, những con người trần thế không toàn vẹn thân thể, chỉ ghi nhận nơi tấm lòng vàng của quí ân nhân và cầu nguyện cho chương trình cứu trợ được lâu bền.
Chính việc làm bằng con tim và khối óc nhân ái của tất cả quí vị ở hải ngoại đó đã đem đến cho tất cả tập thể thương phế binh chúng tôi hơi thở của sự sống, hàn gắn được nhiều rạn nứt, đổ vỡ, cứu được nhiều gia đình có cơm ăn, áo mặc, con cái học hành và có cơ hội chữa lành được bệnh tật và nhất là đã an ủi, khích lệ chúng tôi về đời sống tinh thần rất lớn lao và đầy ý nghĩa, khiến anh em chúng tôi sống cuộc sống vui thỏa, bình an và quên đi phần nào nỗi đơn độc trong cuộc sống đầy đau thương và bất hạnh này.
Mong ngày càng có nhiều hơn những con người, những tấm lòng nhân hậu, biết thương xót anh em, đồng loại, đang vô cùng cơ cực, chết dở sống dở, chờ mong sự giúp đỡ của tất cả quí vị từng ngày từng giờ hầu sống nốt những ngày của quảng đời còn lại. Chúng tôi nguyện ghi lòng tạc dạ.
Dẫu mai đây có qua đời, chúng tôi cũng lấy làm mãn nguyện mà ngậm cười nơi chín suối. Xin mượn những trang giấy này làm bia lòng, bia miệng ghi tạc những quả tim nhân ái luôn tha thiết hướng về những nỗi đau thương của đồng loại, trên tinh thần "lá lành đùm lá rách", "thương người như thể thương thân".
Hy vọng sợi dây thân ái giữa trong và ngoài nước ngày càng thắt chặt và đất nước này sẽ vươn lên. Hy vọng quê hương rộn lại tiếng chim, nụ cười nở rộ trên môi trẻ thơ và các cụ già vui sướng nhìn đàn con cháu khôn ngoan nên người. Hy vọng mọi người chia sẻ niềm hãnh diện là người Việt Nam.
Viết lại theo lời thuật của Đặng Thanh Trang