Chương 4

Bữa nay có nhiều anh hùng từ xóm Cái Bần, từ Côn Lôn tới, tất cả được trên mưới đứa nên chúng chia phe đánh u trên nền gò đìa khá rộng. Đó là môn chơi dùng đến sức mạnh hơn là mưu trí.
Chơi rồi nhảy xuống đìa tắm. Tắm xong lên tìm bóng mát nằm nghỉ. Đồng ruộng minh mông, lúa đã gặt chỉ còn gốc ra. vàng tươi trải khắp mặt đất như tấm thảm vàng nhạt, điểm xuyết những bóng trắng lấm tấm đôi nơi. Đó là những đàn cò. Dưới nắng gắt chúng vẫn đứng chăm chú rình những chú cá không chúi lâu dưới bùn cạn phải lóc lên tìm vùng nước mát.
Bỗng thắng Đặng vùng lên la oai oái:
- Chết bà tao rồi!
- Cái gì vậy?
- Con trâu cổ của tao nghinh với con trâu nào kia. Phải ra đón mau để đụng độ, không cản được.
- Kệ nó để chém một trận coi chơi.
- Trâu của tao có xoáy ở cạnh sừng, đó là xoáy độc, chém dám chết trâu người ta ai bắt thường?
- Chết thì thôi chứ bắt thường gì!
- Hôm trước tao lấy miểng chai chuốc sừng nó bén như gươm. Nó chém con kia lòi mở cần cổ. May mà không đổ ruột! – Thằng Đặng nói xong vụt chạy.
Máy đứa kia cười ồ. Thằng Tư Cồ nói:
- Hai con trâu cổ nghinh một con trâu cái thế nào cũng có đổ máu. Tuy nói vậy nhưng chẳng đứa nào tiếp với thằng Đặng. Hai Con trâu đang nghênh nhau miệng kêu “nghe ngo nghé ngọ” và be ới gần. Từ đàn xa hai đối thủ chạy tới gần đầu “cụn” một phát nhoáng lữa. Rồi hai con đều “táng” liên miên, hai cặp sừng khua nghe lốp cốp.
Thằng Đặng chạy tới vác roi đập lia lịa vào lưng con trâu của nó, nhưng càng bị đòn đau trâu càng chém hăng. Nó quăng roi nhảy tới nắm lấy đuôi trâu lôi ngược lại phía sau, nhưng trâu cứ bương tới húc hăng làm thằng nhỏ văng ra xa lắc. Thằng Đặng lại nhào tới nắm đuôi, nhưng lần này con trâu thụt lùi nên nó bị lọt vào
hai chân trâu. Nó nhanh nhẹn chui qua một bên và chạy ra xa. Nó chổng khu la làng chỏi trời đất:
- Bớ làng xóm ơi! Cứu tôi với.
Bọn thằng Tư Cồ đứng ở bờ đìa coi như coi hát Sơn Đông.
Chúng vỗ tay cưới ha hả khi nghe thằng Đặng la làng.
- Đến cứu nó tụi bay.
- Làm cách nào?
- Ra đó tiếp la làng với nó chớ còn cách nào.
- Giỡn hoài mày.
- Tao nói thiệt. Mình la rầm lên, trên xóm người ta nghe, người ta chạy xuống.
Vứa đến đó thì con trâu cổ của thằng Đặng húc một phát vô hông đối thủ làm bật lăn ra giơ bốn giò lên trời, con trâu thằng Đặng càng húc lia lịa. Con kia đứng dậy đâm đầu chạy bán sống bán chết.
Thằng Đặng quay trở lại gò đìa mặt mũi tèm lem bùn đất. Nó Sờ trán sờ lưng, nhăn nhó, hí hà. Thằng Tư Cồ hỏi:
- U mấy cục?
Thằng Đặng làm thinh, Thằng Trơn bảo:
- Mày phải hỏi như vầy nó mới trả lời: Ê mày "Đặng u" mấy cục” hoặc “U Đặng” mấy cục?
Thằng Đặng phát quạo, nhưng không có cách nào đáp lại bèn càu nhàu một mình:
- Chút xíu nữa tao bị nó đạp gãy ba sườn.. Nay mai tao thiến cho nó hết hăng.
Hết vụ trâu chém lộn, cả bọn không biết làm gì cho vui. Xoay sang tiếu lâm. Đó là trò giải trí có văn hóa nhất của chúng, một loại giải trí không tốn tiền và không nhàm, người nghe cũng có thể kể tiếp hoặc thêm thắt câu chuyện. Và có chuyện kể đi kể lại không biết bao nhiêu lần mà vẫn thích nghe.
Tư Cồ luôn luôn là kẻ khởi đầu:
- Để tao nói cái vụ Ông Hai Giao.. dài bảy cây diêm hột quẹt cho tụi bay nghe
- Dóc hoài, ai có tới cỡ đó tao chịu thua!
- Thôi bỏ vụ đó đi, kể chuyện đời xưa nghe khoái hơn.
- Ờ kể chuyện “Song hỉ, xập vách” như bữa hỗm cười chơi.
Tư Cồ khoa tay:
- Tao kể chuyện "Bốn mẹ con đi đòi nợ bị cựa" còn hay hơn nhiều.
- Ừ kể đi – Đặng nói – Mày kể xong tao thăm chừng hễ thằng nào “lận khúc củi” trăm bầu trong lưng thì phạt phải tắm trâu cho cả bọn chiều nay.
- Tao kể tụi bay nghe thôi, chớ đừng có bắt chước như trong chuyện nghe.
- Mình đâu có vay tiền của ai mà người ta sai con gái đi đòi kiểu đó.
Tư Cồ nói:
- Cô con gái lớn bị cựa về nhà vùng vằn nói với mẹ:
- Má biểu con Ba đi qua đó mà đòi.
Bà mẹ bèn bảo:
“Ừ, thôi con Ba đi đi con! Chuyện đòi nợ dễ ợt vậy mà cũng không làm được.”
Cô Ba ngoe ngoải ra đó, bụng thầm chê chị Hai dỡ quá. Sang đến nơi, thấy chủ nhà vẫn nằm đắp chiếu rên hừ hừ. Cô Ba chống nạnh hai quai quát:
- “Ông kia! Có trả tiền cho má tôi không? Nợ người ta không chịu trả, người ta sang đòi lại giả bộ đau để tránh né!”
Chủ nhà ló đầu ra khỏi chiếu vừa rên vừa năn nỉ:
- “Tôi đau thiệt chớ đâu có làm bộ cô Ba! Tiền tôi mới bán đồ tôi giấu dưới đít mái trong hóc nhà kía, Cô chịu khó giỡ nắp ra lấy giùm tôi. Tôi đau quá không ngồi dậy nổi!.
Hắn vừa nói vừa rên. Cô Ba thấy tội nghiệp, hơn nữa cô cũng muốn lấy được tiền đem về đẻ má khen, bèn bước lại cái mái ở góc nhà giỡ nắp lên. Cô nghe mùi chuối chín bay ra thì quay lại bảo:
- Mái giú chuối chớ đâu có tiền.”
Hắn nói:
- Cô chịu khó sắp chuối ra, sẽ lấy gói tiền tôi để dưới đáy.”
Cô gái nghe lời, thọc đầu vào mái lôi những nải chuối ra ngoài đất rồi quơ tay tìm gói bạc. Chẳng ngờ tên chủ nhà chực sẵn cây “xà no” thừa lúc cô không đề phòng, phô trương cặp mông tròn trịa ra anh ta phóng tới nhanh nhẹn tuột xiêm y cô ra oánh đòn chớp nhoáng. Cô bé không kịp trở tay đành la oai oái rồi im luôn. Khi tên chủ nhà buông cô ra thì cô vừa chỉnh đốn xiêm y vừa chạy thẳng về nhà. Bà mẹ hỏi kết quả ra sao. Cô đáp nhát gừng:
“ Má có sang đòi thì sang, tôi không đi nữa.”
Bà mẹ bèn sai cô Tư. Cô Tư đi về cùng với bộ mắt tiu nghĩu và bảo:
- Má giỏi má đi đi.
Bà má tức mình. Tiền bạc đòi hoài không được, bèn lơn tơn sang,, mò tiền dưới đáy lu và cũng bị đòn xóc lụi một kiểu. Nhưng vì chồng chết lâu ngày nay mới được gần đàn ông, nên bà để cho tên chủ nhà tự do, bà còn hứa sẽ đáp đền, xóa nợ cũ và trả thêm. Khi bà về đến nhà, ba cô con gái bu lại hỏi kết quả thế nào, bà lắc đầu bảo:
- Cái số nợ đó ba mày tính lầm, bây giờ ông ta tính lại, chẳng những ta không thiếu mình mà mình lại còn thiếu người ta bộn bộn.”
Cô Hai hỏi:
“Bộn bộn là bao nhiêu má?”
Bà đáp:
“Ông ta chưa tính kỹ, ngày mai tao phải qua ổng tính cho nghe và ký giấy nơ... “
Tư Cồ kể xong thì bảo.
- Còn đòi nghe nữa hết?
- Nghe chớ!
- Trước khi tao kể chuyện khác, tụi bay đứng dậy xổng lưng cho tao coi. Đứa nào đi khom khom thì không được nghe nữa.
Bọn chăn trâu ăn hết đống cá nướng nhưng cậu Sáu vẫn chưa xuống. Chúng bèn thím xực luôn phần để dành cho cậu rồi tản mác ra về. Bữa sau chúng lại tụ họp ở gò đìa như thường lệ. Thằng Đặng kể cho tụi nó nghe vụ cậu Sáu đốn cây cau và Đồng An cắm phướn cắm thẻ ếm. Thằng Tư Cồ nói:
- Yêu tinh ở đâu mà lộng vậy. Chỉ cho tao bắt vài con làm mắm ăn cấy coi.
Thằng Đặng trợn mắt:
- Mày đùng nói ẩu, bà Hương đang mướn thầy Tư triệt hạ đó!
- Khỉ mốc! Bùa ngải của thằng chả tao biết ráo trơn. Ông tướng thầy Ba của thẩy bọng ruột. Thầy nhét con cóc vô đó nên tay chân ông ngo ngoe làm bà con tưởng ông tướng linh thiệt.. Hổng tin bữa nào tụi bây tới nhà ổng lén ra sau hè thấy một hồ cóc. Đó là bùa linh ngải quí của thẩy đó.
Đang cãi nhau thì thấy cậu Sáu xuất hiện ở đầu bờ ranh. Cậu đi càng tới gần thì mấy đứa đều trông thấy tay cậu xách con gà.
Thằng Trơn nói với thằng Đặng:
- Chủ mày chơi điển quá! Chắc cẩu đem gà cho tụi mình làm thịt.
Một lát cậu Sáu đi tới. Chưa đứa nào kịp nói gì thì cậu giơ con gà ra bảo:
- Nướng nhậu, tụi bay! – Rồi đưa con gà cho thằn Đặng.
Thằng Đặng kêu lên:
- Trời đất! Sao cậu dám bắt con Gà Bà?
- Gà Bà, Gà Ông gì tao cũng rẳn cổ tuốt.
- Bà Hương có thấy không?
- Thấy sao được mà thấy. Tao rãi nắm lúa, nó đến mổ, tao chụp cổ không la được một tiếng.
Thằng Trơn hỏi:
- Gà Bà là gà gì vậy cậu Sáu.
- Oái xì! Má tao hay tin dị đoan, nghe chim cú kêu, chuột rút, mèo ngao, chó sủa. Gà gáy bất thường đều cho là điềm xấu hết. Có một cây cau trổ buồng ngược hơi khác thường một chút bả cũng mời thầy Tư tới ếm. Trong lúc thầy vẽ bùa và bàn cách trị với má tao, tao lén ra vườn đốn quách.
Thằng Đặng tiếp:
- Thầy Tư bảo cậu chặt chân con tinh chảy máu.
- Đó là thầy lấy máu gà rưới lên. Tao noi mà má tao không tin cứ để cho thẩy ếm. Thẩy đang ví đàn ví trận trên nhà, tao nực quá nên bỏ đi đây. Cậu Sáu tiếp – Còn con gà mái Tàu này nữa. Thình lình nó phát la lên hai ba tiếng. Má tao bảo nó gáy. Sự thật là gà trống gáy trùng với tiếng la của nó. Tao bảo mà má tao cũng nhất định là gà mái gáy thì có tai họa. Tui bay cứ cắt cổ nhổ lông đi thư?
coi tai họa có đến không?
Tụi chăn trâu lấy làm thích thú câu chuyện ngang tàng của cậu Sáu Khùng. Bọn chúng cũng hay làm những chuyện bán Trời không mời Thiên Lôi như vậy.
Thằng Đặng nói:
- Muốn mần gà phải qua chòi vịt của cậu Năm tôi kìa mới có nồi chảo dao thớt, chớ ở gò đìa thì chỉ có cách đắp bùn khắp con gà rồi đem đốt nó mới chín thôi.
Cậu Sáu đồng ý. Thằng Đặng đem con trâu cho cậu cời khỏi lấm chân còn cả lũ kéo nhau lội ruộng. Chúng đòi nghe tiếp chuyện tiếu lâm, nhưng thằng Tư Cồ bảo:
- Tao nói, chốc nữa cái miệng tao ăn thịt gà mặn chát.
- Bậy nào, nói tiếu lâm ăn mới ngon chớ.
Bỗng thằng Trơn bật cười:
- Tao ước gì tao được làm thằng cha thiếu nợ để người ta tới đòi nợ tao.
- Mày biểu con Đèo tới đòi nợ mày.
Ốc Bưu tiếp lời thằng Tư Cồ:
- Tao nghe nói mày rủ con Đèo lên giả gạo chày đôi với mày rồi mày dụ nó vô kẹt bồ lúa hả?
- Tầm bậy mày! - Thằng Trơn trả đũa Tư Cồ và Ốc Bưu. Tụi bay mò chị em con Rục con Rỡ có ngày tía chúng nó phang gãy giò.
Đến chòi vịt gặp Năm Mẹo đang “ấp” trứng vịt ngoài sân.
Ở giữa đồng trời nắng chang chang ấp trứng ít khi bị ung.
Thường thường 100 trứng nở tới 99 con. Năm Mẹo ngồi trên ghế đẩu tay nhặt từng trứng đưa lên trời xem. Cái náo có ngòi thì cho vào bao bố tời, cái nào không có ngòi thì để qua một bên.
Thấy đám “ôn binh” tới Năm Mẹo ngước lên hỏi:
- Làm gì tới chòi tao cả lũ vậy tụi bay?
- Tụi tôi đi kiếm hột vịt “lạt” ăn chơi!
- Hột vịt “lạt" thì tao muối bán chớ có dư đâu mà cho tụi bây!
- Nói vậy chớ tụi tôi tới mượn nồi ơ của chú làm thịt gà đãi cậu Sáu. Cẩu tới kia kìa.
Năm Mẹo nhìn ra mép bờ trâm bầu nhận thấy chủ điền tới thì lật đật đứng dậy bước ra sân đón:
- Mời cậu Sáu vô chòi tôi uống nước.
- Anh Năm đang làm gì mà phơi trứng vịt đầy sân vậy?
- Dạ tôi đang "ấp".
Cậu Sáu cười ngất:
- Người “ấp” thay vịt à?
- Dạ tôi “ấp” bằng mặt trời cậu Sáu à! – Năm Mẹo tiếp – Tôi đem phơi nắng chừng một giờ đồng hồ rối sắp vào bao bố tời, xong túm lại cho vào càn xé đem vô chòi cất. Đúng hai mươi ngày là khảy mỏ, vịt con kêu "chiêm chiếp"!
- Cậu vô chòi coi vịt đang nở, vui lắm.
Năm Mẹo dắt cậu Sáu vô trong coi chuyện làm ăn của mình.
Năm Mẹo mở chiếc càn xé ra cho cậu Sáu xem. Những cái trứng đang nứt, những mỏ vịt con hồng tươi lú ra từ chiếc vỏ bể rồi cái đầu lông vàng mịn như tơ trồi ra. Cậu Sáu ngó qua lại một chốc đã thấy cả chục chú vịt con vàng nghệ lóc ra khỏi vỏ. Năm Mẹo nhặt lấy từng con bỏ vô chiếc sịa lớn ở ngay bên cạnh chung quanh có một miếng cà tăng cao chừng một gang tay đề phòng vịt vọt ra
ngoài đất. Cậu Sáu hiểu cách ấp trứng như vậy là khoa học chứ không phải lạ lùng gì nhưng cậu cũng thấy hay hay. Cậu hỏi:
- Anh Năm chuyên làm nghề này à?
- Mỗi ngày anh có bao nhiêu vịt con?
- Dạ một trăm là thường. Tệ lắm cũng năm chục.
- Rồi anh phải gánh ra chợ bán à?
- Dạ người ta tới đặt không có đủ mà bán chớ.. Bởi vì nhà nông mình ai cũng nuôi vịt, nuôi gà. Sẵn ao mương và ruộng rộng mênh mông cứ thả cho nó đi có tốn lúa tốn gạo gì đâu.
Tụi thằng Tư Cồ đã xé phay gà dọn cháo ra xong. Không đợi mời thỉnh, cậu Sáu xáp vô liền. Cậu vui vẻ bảo:
- Gà này là Gà Bà, đứa nào ăn bị bà bóp họng bẻ cổ đừng có trách tao nghe.
Có hai người lớn, tụi nhỏ không rí rố nên bữa tiện kết thúc mau. Rồi chúng tản mác ra ruộng để cậu Sáu ở lại với Năm Mẹo.
Năm Mẹo trở ra sân tiếp tục lựa trứng vịt sắp vào bao bố tời. Cậu Sáu thấy công việc không khó lắm nên cũng tập làm cho vui để lựa lúc mở đầu câu chuyện. Thấy Năm Mẹo không có vẻ ái ngại với sự có mặt của mình cậu Sáu bèn vô đề.
- Nội mấy đứa nhỏ này, thì tôi thấy chỉ có thằng là được nhất đó anh Năm.
Năm Mẹo đẩy đưa:
- Tội nghiệp nó mồ côi cha, mà nó chân trong chân ngoài thằng nhỏ không biết nương tựa với ai nên sống lây lất với tôi.
- Trẻ mồ côi khôn hơn trẻ thường anh Năm à.
- Cũng nhờ Trời phật ngó lại, nó không có những thói hư tạt xấu như đám bạn nó.
- Tôi cũng thấy. Cậu Sáu được dịp tiếp ngay - Cho nên tới má tôi cũng thương nó. Uẩng bả tính giúp nó lập gia đình.
Năm Mẹo đang soi một trứng vịt lên mặt trời bỗng hạ xuống nhìn cậu Sáu với vẻ ngạc nhiên:
- Nó còn nhỏ mà cậu sáu!
- Còn nhỏ nhưng lo dần thì vừa, anh Năm à. Ngó Đông ngó Tây tìm khắp nơi mới có được một người vừa ý chớ đâu phải dễ.
- Dạ cậu Sáu nói đúng, nhưng mà cái thân của nó như bèo chưa biết trôi dạt nơi đâu làm sao tính chuyện vợ con.
- Coi vậy chớ dễ mà anh Năm. Trời sanh voi sanh cỏ, bởi vậy trên đới này có ai ở vá đâu anh Năm.
- Cậu Sáu nói vậy chớ nghèo khó kiếm vợ lắm cậu à. Con gái nhìn người ta nó nhìn qua cửa ruộng vườn chớ đâu có để ý tới đám bần dân lam lũ như tụi tôi.
Cậu Sáu đã biết vụ con ông Cả với cô Láng hỏng rồi mà vẫn làm bộ như không biết:
- Anh Năm thấy con ông Cả mà cũng đẹp đôi với con gái tá điền thì sao?
- Vụ đó bất thành rồi sậu Sáu à!
- Ủa vậy sao? – Cậu Sáu làm bộ chưng hửng – Vậy mà tôi tưởng cưới gả xong rồi chớ!
- Ai cũng tưởng vậy. Té ra không có gì hết. Nhưng vì bên ông Cả hơi mất mặt nên im luôn và âm thầm đi tìm chỗ khác.
- Hổng ưng thì thôi chớ mất mặt gì, anh Năm!
- Mất mặt vì mình quyền cao lại chủ điền mà bị con tá điền từ chối.
- Tại sao bên đàng gái từ chối anh Năm biết không? – Cậu Sáu hỏi phăng tới.
Năm Mẹo nói nhỏ:
- Người ta đồn con bé không chịu cái tay cán vá của ai đó.
- Chỉ có cái tay cán vá mà điền đất bấy nhiêu đó đắp vào không đủ hay sao? Chớ không phải cô ta chê điền đất tiền bạc quá nhiều à?
Năm Mẹo cười hề hề. Cậu Sáu rấn tới:
- Nếu tay cậu ta không cán vá thì liệu cô ta có ưng không anh Năm?
- Trời! còn nói gì nữa! – Năm Mẹo bắt thóp cậu Sáu nói luôn
- Như vậy cậu lên tiếng thì chắc dư sức.
- Cậu Sáu mê ly nhưng làm bộ lắc đầu:
- Con ông Cả người ta còn chê, tôi đâu sánh bằng.
- Nếu cậu chịu thì tôi nhờ người ta “đi tới” giùm cho.
- Ai vậy anh Năm?
- Tôi biết một người có uy tín với ông già cô Láng. Cậu sẵn tiền bạc lại không sứt mẻ chút nào, hễ người ta nói vô là ông già gả liền.
Cậu Sáu buột miệng nói ngay:
- Anh Năm lo được giùm tôi, tôi sẽ nói tía má tôi gả em tôi cho thằng Đặng để đền ơn.
Năm Mẹo bắt được của ngon, hỏi ngay:
- Nhưng cô nào?
- Con Tám, con Chín, chớ con Mười còn nhỏ, chưa được. Hai đứa nó ưng đứa nào tôi nói tía má tôi gả đứa nấy.
- Sao cậu dám chắc vậy?
- Tôi có nghe trộm ổng bả bàn rồi.
- Cậu nói chới chớ đâu có chuyện đó nà.
- Tôi nói thiệt mà. Để rồi anh Năm sẽ thấy! Tía tôi nói thằng Đặng phải đức lại siêng năng, không ẩu, không xảo. Nếu được nó vô nhà nó sẽ săn sóc ruộng mạ vườn tượt. Hơn nữa, con mồ côi dễ bắt rể, chớ con có đủ cha mẹ đâu chịu ở bên cha mẹ vợ.
Sau khi cậu Sáu ra về Năm Mẹo suy nghĩ lung lắm. Năm Mẹo không hiểu cớ gì nhà giàu lại bỏ vòi trước tới cháu mình. Thằng Đặng có gì đáng chú ý? Không có gì hết. Mẹ vá con côi nhà cửa bốn bề trống hóc, chỉ có con gà mái đẻ rang với ba ông táo gãy mỏ chớ có ý khác.
Năm Mẹo nghỉ là con gái ông Hương đã bị “ông bầu” đúc hư cái nhụy rồi đem gán cho cháu mình chăng? Hay chính cháu mình là con ong may mắn đó.
Hàng chục câu hỏi nảy ra trong đầu Năm Mẹo.
Cậu Sáu về tới chuồng trâu thì thấy thăng Đặng đang chạy lăng xăng có vẻ bận rộn hơn ngày thường.
- Chuyện gì vậy Đặng?
- Dạ con trâu cổ lại đụng độ. Tôi cản không lại.
- Rồi sao?
- Nó bị một vít sâu ở kẹt đùi sau bên trái và một vít ở bả vai.
- Có đi cà xẹo không?
- Dạ không. Tôi đâm củ sả với lá tía tô đắp thì lành.
- Ai bày cho may vậy?
- Dạ thằng Tư Cồ.
- Ấy hổng lành thì mần hàng chia mỗi người một xâu xáo là cách nhậu chớ gì mày.
- Ông bà đánh tôi nứt đít chớ dâu đễ như vậy cậu!
- Mày cứ đổ thừa cho tao cho nó chém lộn. Tía tao tiền thiếu gì. Tao còn muốn cho nó chết để ổng mua con khác hiền hơn.
Thằng Đặng săn sóc vết thương cho trâu xong rồi đi lên nhà ăn cơm chiều. Cậu Sáu ngồi chung mâm với nó. thấy có tô mắm chưn nát nhừ, xương cá như chà tre lố nhố trên mặt ao, thì gọi lên nhà trên.
- Con Tám, con Chín có ở đó không?
- Gì vậy anh Sáu?
- Xuống đây tao biểu.
Cô Chín nhanh nhẹn chạy đến. Cậu Sáu nói:
- Có cái gì khác ngoài tô mắm này không?
- Đồ ăn của anh ở trên bàn kia.
- Đem xuống đây cho tao.
- Anh không lên trển ăn sao?
- Tao ăn dưới này với thằng Đặng cho vui. Để nó ngồi chong ngóc một mình buồn tội nghiệp.
Cô Chín biết tính khí bất thường của anh mình từ lâu nên không dám cãi. Cô lên nhà bưng nguyên mâm thau đem xuống để trân ván rồi quày quà trở lên.
Cậu Sáu ngó qua rồi bảo:
- Còn trứng gà trong ổ lấy ra chiên ăn coi.
- Gà đang ấp, lấy ăn má rầy chết..
- Má rầy tao chịu.
Cô Chín phải riu ríu vâng lời. Chiên trứng gà xúc ra dĩa xong, cô hỏi nhỏ nhẹ:
- Chiên trứng vậy được không anh?
- Sống sống một chút ngon hơn và phải bỏ hành lá trên mặt. Kỳ sau nhớ nghe. - Rồi quay lại - Ăn đi Đặng. Mai tao bắt gà xuống chòi làm thịt tiếp.
Thằng Đặng ngồi ăn chung với chủ mất tự nhiên. Ở nhà không như ngoài đồng. Tụi thằng Tư Cồ ăn nói phang ngang có nể gì chủ nó. Do đó nó cũng thấy gần gủi thân mật với cậu Sáu hơn. Còn về nhà thì vừa thấy cô Chín cũng đã thấy sự cách biệt giữa chủ và tớ.
Câu Sáu nói:
- Tao bàn với cậu mày mọi chuyện rồi.
- Chuyện gì cậu?
- Mày về hỏi ông thì rõ.
Cơm nước xong thằng Đặng trở lại chuồng trâu quạt khói ung Một chặp nữa rồi chạy dông về nhà. Như hàng đêm, nó bước vào không khí lạnh tanh của ngôi nhà. Má nó hằng ngày ở đàng nhà tía ghẻ của nó, tơi khuya mới về nấu chào lòng gánh ra chợ bán. Nó chỉ có người bạn độc nhất là mẹ con con gà. Bao giờ trước khi đi đến nhà chủ nó cũng coi vùa lúa và mẻ nước, hể hơi lưng là nó châm thêm ngay. Con gà mẹ khôn và rất dữ. Nhiều lần chim bù cắc sà xuống xớt con nó bị nó đá cho bay luôn. Nó dắt con đi ăn quanh quẩn trong sân rồi vô nhà.
Bữa nay về tới cửa, linh tính báo cho nó biết gà con lẫn gà mẹ đều không còn ở trong nhà. Nó đốt đèn lên. Quả thật cả hai đều biến mất.
Bao nhiêu hy vọng nuôi nấng lâu nay đếu tan đi một lúc. Kẻ bắt trộn cả mẹ lẫn con? Ác thật. Nếu chỉ bắt mẹ hoặc chỉ bắt con thôi thì cũng còn gầy vốn lại được. Nhưng kẻ nào biết nó có gì quý mà bắt? Nó có thể trở ra bụi chăng?
Thằng Đặng đốt cái đèn chạy ra bụi tre vừa soi giáp vòng vừa kêu “cúc cúc” nhưng không thấy tăm hơi. Thằng Đặng trở vào soi khắp các góc nhà, dưới sàn bếp và cả dưới gầm giường của nó nhưng vẫn không thấy dấu vết gì. Nó buông xụi chiếc đèn và khóc mùi. Nó không biết tỏ nỗi buồn rầu với ai. Nó bèn băng ruộng xuống chòi vịt của cậu nó. Năm Mẹo đang bắt những chú vịt con ra thả vào chiếc sịa đặt ỡ giữa nhà, thấy thằng nhỏ bước vào mặt đỏ hoe thì biết ngay có sự.
- Bộ con gà mất rồi hả mày?
- Chắc chồn tha chuột bắt rồi cậu à.
Năm Mẹo trỏ vào góc nhà bảo:
- Mẹ con nó trong cái nơm đó.
Thằng Đặng chạy nhào tới la lên rồi giỡ cục gạch dằn trên miệng nơm.
- Thiệt hả cậu Năm?
- Tao nói giỡn với mày làm gì. Tao sợ mày đi coi trâu tối ngày ở nhà có đứa tới bắt mất. Hoặc tụi nó biết gốc con gà đẻ hang tụi nó sẽ đánh tráo. Luật nuôi gà nòi là không bao giờ để cho người khác biết căn của nó, của cha mẹ nó mày hiểu không? Hổm rày mày có khoe với đứa nào chưa?
- Dạ chưa.
- Vậy tốt lắm. Để đây tao coi cho. Tao có nói ới ông Chín Tôn về trường hợp của nó, thì ổng bảo: “Gà đẻ hang vậy là hiếm Lắm, nhưng muốn chắc phải chờ nó ra giò coi vẩy sơ sơ mới có thể nói được.”
Năm Mẹo bảo thằng Đặng ở lại đêm nay để mình nói qua vụ cậu Sáu ngỏ ý gả em cho nó nhưng Năm Mẹo nghĩ lại thì không muộn gì. Thong thả để coi dèo bên đó có nói gì thêm không đã. Người ta đang kèo trên, mình không nên tin vội.
Ý kiến của cậu Sáu có vẻ cụ thể và chắc chắn. Cậu bảo cậu sẽ ho thằng Đặng nghỉ việc và mua một bầy vịt chừng vài trăm con cho nó nuôi, để sau này cưới em gái của cậu Sáu thì gia đình cậu không mang tiếng gả con gái cho đầy tớ, hoặc tệ hơn nữa, người ta sẽ đặt chuyện là con gái chủ lang bang nên phải gán cho đầy tớ.
Khi nó có vốn khá rồi, cậu nó sẽ đứng ra hỏi cưới đàng hoàng, không ai nói được.
Thằng Đặng o bế chú gà con một chút rồi ra về.
- Mỗi khuya cháu đều phải phụ với má cháu gánh cháo lòng vô chợ bán.
Nghề làm trứng vịt này là do tía thằng Đặng truyền lại cho cậu nó. Hồi nó mới được ba tuổi, tía nó nghe tin ông nội nó ở bên Tàu qua đời, nên lật đật đi về cư tang báo hiếu. Trước khi đi, tía nó có bảo má nó nếu trong ba năm mà không thấy ông trở lại thì cứ việc lấy chồng làm ăn nuôi con, không nên chờ đợi nữa. Hai vợ chồng khóc lóc với nhau hết nước mắt, bịn rịn mãi mới chia tay. Bà vợ Ở lại thủ tiết thờ chồng đến gần 10 năm..
Bây giờ bà có đi bước nữa cũng không đáng trách. Ngược lại Cả vùng đều khen bà là có đức hạnh hơn người. Còn thằng Đặng thì cũng chỉ biết chuyện đó và nhớ... Ông tía nó một cách mơ màng.
Nếu tía nó không về Tàu thì nó là con của một gia đình bề thế, cưới con gái nhà ai mà không được? E rằng người ta kêu gả con gái cho nó chưa đợi nó hỏi ai.
Cái nghề ấp vịt này một vốn ba bốn lời, trong vòng 10 năm, với chí tiến thủ của tía nó và sự tiết kiệm của má nó, chắc nó đã trở thành ông chủ con chớ đâu phải ngủ chuồng trâu như vậy.