Chương 13

Ông Hương mời Năm Mẹo tới nhà bàn việc đám cưới. Ông nói:
- Vợ chồng tôi không đòi hỏi vàng bạc gì hết. Mọi tổn phí tôi lọ Khách của hai bên đàng trai đàng gái tôi đãi. Đàng trai chỉ có một việc đến rước dâu về nhà thôi. Gia đình tôi đông con. Chỉ có một thằng con trai nhưng nó không chịu cưới vợ mà chỉ nằng nặc đòi cho được con Láng. Tôi già rồi, nếu chết mà chưa có cháu nội thì không yên tâm. Vậy tôi xin đàng trai một chuyện nho nhỏ, không biết chú Năm có cho hay không?
Năm Mẹo lễ phép thưa:
- Dạ chuyện gì thưa ông?
Ông Hương bảo:
- Tôi muốn xin như vầy. Nếu hai vợ chồng nó có con trai đầu lòng hoặc thứ nam thì xin cho khai theo họ tôi một đứa. Nghĩa là cháu ngoại trở thành cháu nội đích tôn được ăn gia tài của tôi. Chú Năm thấy sao?
Năm Mẹo làm thinh một chốc rồi đáp:
- Dạ, chuyện đó cũng dễ thôi, thưa ông Hương. Chị tôi không có ở đây, còn ông già thằng Đặng thì bỏ phế nó từ lâu, vậy tôi thế quyền chị tôi mà đồng ý như vậy.
- Xin hết sức cảm ơn chú Năm. Ngoài việc ấy ra, tôi còn mấy việc nhỏ nói luôn với chú Năm. Vợ chồng tôi đi coi của hai đứa thì thầy nói cả hai đều mạng thủy. Thủy hòa vơi thủy thì rạch con hóa thành sông lớn chớ không có xung khắc chút nào. Nhưng thầy nói nếu đám cưới làm ban ngày và rước dâu ban đêm thi hai đứa nó mau phát tài hơn.
- Ủa sao lạ vậy ông Hương? – Năm Mẹo sửng sốt hỏi.
- Tôi cũng ngạc nhiên như chú vậy, nên tôi có hỏi ông thầy cho cặn kẻ, thì ổng nói rằng... - Ông Hương ngưng một chút rồi nói không tin dị đoan, không tin thầy pháp, nhưng tin ở tướng số, con người có tướng có số. Xưa kia, trong lúc Lưu Bang chỉ là một anh hương chức tầm thường trong làng, nhưng được vợ cao sang. Là vì sao? Vì tướng mạo của Lưu Bang.
Lưu Bang có một người đầy tớ tên là Phàn Khoái. Trước đây là tay chuyên môn bán thịt chó ở ngoài chợ. Một hôm hai thầy trò đến nhà Lã Viên Ngoại có việc. Lã Viên Ngoại rất đổi ngạc nhiên khi trông thấy tướng mạo của hai thầy trò. Bèn bày tiệc thết đãi. Khi tàn tiệc, Viên Ngoại bèn ngỏ lời gả con gái lớn cho Lưu Bang và con gái út cho Phàn Khoái.
Cả hai đều từ chối nhưng Viên Ngoại bảo đây là số trời, nên cuối cùng hai người phải nhận và hứa đem sính lể tới nộp để nghinh hôn. Bà Viên Ngoại lấy làm bất bình vì con gái là cành vàng lá ngọc lại đem gả cho những kẻ tầm thường. Viên Ngoại liền bảo “Lưu Bang chưa gặp thời nên còn ẩn náu, sau này sẽ là bậc thiên tử và con gái ta sẽ là mẫu nghi thiên hạ. Còn Phàn Khoái sẽ là một khai quốc công thần!”
Quả y như rằng, sự đoán xem tướng mạo của Viên Ngoại không sai chút nào. Lưu Bang đánh thắng Hạng Võ và làm vua, còn Phàn Khoái thì được phong tước hầu.
Ông Hương dứt lời và ngồi trầm ngâm suy nghĩ. Năm Mẹo cũng mơ màng theo dõi câu chuyện đời xưa đời xửa. Ông Hương rót trà mời Năm Mẹo và tiếp:
- Con người ta đều có tướng mạo chớ chẳng phải ai muốn làm ra vẻ mà được, chú Năm à. Con người sang trọng mặc áo rách cũng sang, còn người hèn mặc áo gấm cũng lộ cái tường hèn. Nhưng phải có mắt tinh đời mới nhìn ra chân tường. Ông Viên Ngoại kể trên sở dĩ dám đem con gái của mình gã cho một viên chức tầm thường và một người hèn mọn là ông biết xem tướng.. Trong lớp áo nghèo nàn tàng ẩn một chân mạng đế vương và một khai quốc công thần. Mấy
ai có cặp mắt của Viên Ngoại?
Năm Mẹo ngồi nghe mê mẫn tâm thần. Vốn cũng biết chút ít tích xưa chuyện cũ, nên Năm Mẹo càng hứng thú khi nghe ông nhắc tích. Ông Hương tiếp:
- Chuyện xem tướng ngày xưa còn nhiều. Đây tôi kể cho chú nghe một chuyện có liên quan tới Lưu Bang. Đó là chuyện Hàn Tín. Hàn Tín là người nghèo nàn ở đất Hoài Âm, hằng ngày câu cá bán, lấy tiền mua gạo độ nhật. Phạm Tăng là quân sư của Hạng Võ, biết Hàn Tín là người có tài tế thế an bang nên tiến cử Hạng Võ, nhưng Hãng Võ thấy Hàn Tín người nhỏ thó thì cho là không có tài về quân sự nên chỉ phong cho chức “chập kích lang” nghĩa là kẻ ôm gươm theo Hạng Võ. Nhưng ở phía lưu Bang có quân sư Trương Lương biết coi tướng, nhìn ra Hàn Tín là bậc hiến tài, bèn lén lút sang đất Hạng Võ rủ rê Hàn Tín về với Lưu Bang. Lưu Bang trọng dụng ngay và phong chức “Phá Sở Đại Nguyên Soái”. Từ đó Hàn Tín có cơ hội trổ tài và đánh thắng Hạng Võ. Hạng Võ thua chạy và tự tử ở Bến Ô Giang. Một người ốm yếu đã là một kẻ có sức mạnh nhất thiên hạ. Nếu chẳng nhờ cặp mắt Trương Lương thì Hàn Tín phải câu cá độ nhật suốt đời.
Ông Hương ngưng một chút, hớp trà rồi tiếp:
- Nhưng việc coi tướng Hàn tín cũng chưa hết. Để tôi kể tiếp cho chú Năm nghe. Bữa nay chú Năm không mắc công chuyện nhà chớ?
- Dạ, dầu có mắc công chuyện tôi cũng bỏ qua để nghe ông Hương kể. - Vậy để tôi kể tiếp à. Trong lúc cầm binh đánh Hạng Võ, Hàn Tín chiếm được một phần lớn giang sơn của Hạng Võ thì có Khoái Triệt, một danh sĩ
bấy giờ đến xin ra mắt Hàn Tín. Khoái Triệt vào ngó Hàn Tín trân trân hồi lâu rồi bẩm:
Tướng quân chi diện bất hóa phong hầu
Tướng quân chi bối quí bất khả ngôn
nghĩa là:
Nhìn trước mặt thì tướng quân không quá phong hầu.
Nhưng nhìn sau lưng thì không lẽ nào nói hết quyền quí.
Nghe Khoái Triệt nói, Hàn Tín bằng hỏi:
- Ngươi nhìn trước mặt ta sao thấy sau lưng ta?
Khoái Triệt vui vẻ đáp:
- Nếu nhìn gì thấy nấy thì sao gọi là thầy tướng?
Hàn Tín hỏi:
- Coi tướng ta ngươi có gì khuyên bảo không?
Khoái Triệt thưa:
- Hiện nay Nguyên Soái đã chiếm được một phần ba đất đai và thiên hạ gồm hơn 70 thành trì, tốt nhất là Nguyên Soái nên xưng vương thì Hạng Võ và Lưu Bang đều không làm chi nổi Nguyên Soái. Ba con cọp chỉ gầm gừ nhau nhưng không con nào dám nhìn con nào vì sợ động thủ thì con kia sẽ quật mình.
Nhưng Hàn Tín không nghe, cứ giữ lòng trung thành với Lưu Bang. Khoái Triệt bèn cưới lớn:
Quân tử kiến cơ nhi bất túc
Thời hồ, thời hồ bất tái lai
nghĩa là
Anh hùng gặp thời không hành động
Về sau thời cơ không tới nữa.
Quả thật về sau, Lưu Bang thống nhất giang son, nên sợ Hàn Tín làm phản bèn dùng tay Lã Hậu giết ở cung Vị Ương. Trước khi chết Hàn tín hối hận vì dã không nghe lời tướng số Khoái Triệt!
Ông Hương chấm dứt câu chuyện và hỏi Năm Mẹo:
- Như vậy chú có tin ở tướng sớ không?
- Dạ tin chớ! tin chớ!
Ông Hương đi vào trong rồi trở ra với một chồng sách trong taỵ Ông đặt lên bàn và nói:
- Đây là chuyện Tây Hán Diễn Nghĩa, có những chuyện tôi vừa kể trên, chú có rỗi thì đem về đọc chơi trong lúc canh khuya gà gáy, kẻo ở giữa chòi không có việc làm rồi ra tay chân táy máy, vợ có bầu hoài!
Ông Hương đật chồng truyện qua một bên và lấy một quyển sách dày cộm cũ kỹ bảo:
- Đây là sách coi tường, ông già tôi thường đọc hồi sanh tiền. Mãi mấy lúc gần đây tôi mới giỡ ra xem thử. Tôi chỉ muốn xem cho giải buồn thôi, chẳng ngờ hay quá. Tôi bèn đem vào nhà làng áp dụng coi tướng cho mỗi ông hương chức. Mấy ổng khoái lắm, cứ trưa trưa thì bảo tôi coi tướng dùm!
Ông hương giỡ sách ra và tiếp:
- Tôi cứ xem hình trong sách mà đọ với người. Những hình đơn giản thì dễ trông thấy lắm. Đây này, chú Năm hãy xem sơ qua cho biết để có con mắt nhìn người. Trời sinh không có ai giống ai. Đó có ý gẫm lắm chú Năm à. trước nhất là con mắt, kế đó là lông mày. Cùng là con mắt nhưng mắt mỗi người đều khác.
Ông Hương vừa lật vừa cắt nghĩa:
- Đây là mắt phượng đẹp, đây là mắt phượng ngủ gọi Thụy Phượng Nhãn. Đàn bà có đôi mắt đẹp thì gọi là mày tầm mắt phượng đó, chú Năm có nghe chớ? Còn đây là mắt uyên gọi là Uyên Ương Nhãn. Cứ như hình vẽ thì mắt này giống mắt à..ÿ... Ông nào có vợ mắt uyên ương thì thích lắm nhưng cũng mệt cầm canh vì bà ta đòi đêm bảy ngày ba, chủ nhật không cho nghỉ. Đây là mắt chim công. Đàn bà có cặp mắt này thì giỏi văn chương thi phú, nội tướng đảm đang. Đây là mắt gấu, mắt sói, mắt heo. À, đây là mắt nai. Đàn bà có cặp mắt nai thường là đàn bà đẹp, nhưng duyên phận hẫm hiu, ở với chồng nhưng không yêu chồng. Có người yêu nhưng nhút nhát không dám yêu, chỉ mơ tưởng mà sầu tủi âm thầm. Khi về già mới ân hận, thì đã muộn.
Ông Hương lật nhanh rồi dừng lại:
- Bây giờ qua phần lông mày. Sách nói lông mày lá liễu là đẹp nhất., gọi là diệp liễu mỵ Nó không rậm không thưa, hơi cong ở phần cuối. Mày liễu thường thấy ở mắt phượng, mắt phượng mày liễu! Để tôi cho chú coi mấy thứ lông mày vừa trông thấy là phát sợ ngaỵ À, đây này. Đây là lông mày xoáy tròn ốc, lông mày sâu róm, lông mày quỉ, lông mày dứt ngang vạ. Hễ chú thấy những người có lông mày này thì đừng có chơi, đừng có lại gần.
Bất giác Năm Mẹo nhìn ông Hương rồi hỏi:
- Lông mày ông Hương là lông mày gì?
- Lông mày tôi là lông mày chổi xễ, là thứ lông mày mọc lan rộng, lông mọc xuôi một chiều chớ không sợi xuôi sợi ngược như lông mày Hoàng Bạc và Đới Tiên hoặc xoáy trôn ốc như Hoàng La My hoặc Đới Tiên Mỵ Lông mày chổi xễ thường ở người Phú lẫn Thọ, huynh đệ đông, đều khá giả.
Ông Hương xếp sách lại và hỏi Năm Mẹo:
- Chú Năm có biết tại sao tôi đem sách tướng truyện Tàu ra mà nói dài dòng vậy không?
Năm Mẹo cười:
- Đó là tánh tình vui vẻ của ông Hương.
- Chỉ một phần thôi. Chính là tôi muốn nói với chú, tôi đã xem tường mạo của thằng Đặng từ lâu. Khi nó ăn uống, nói năng, đi đứng tôi đều để ý. Tôi có xem kỹ mắt mũi và trái tai của nó nữa. Tôi đoan chắc với chú thằng nhỏ này sẽ khấm khá nếu không hơn người thì cũng bậc trung chớ không lam lũ như hiện giờ.
Năm Mẹo vui vẻ:
- Dạ đó cũng nhờ bàn tay nâng đỡ của ông bà Hương.
Ông Hương hãnh diện nói:
- Tôi không bằng ông Viên Ngoại gã con gái cho Lưu Bang nhưng ít ra tôi chọn rễ cũng không đến nổi tệ. Có thể bây giờ thiên hạ dèm pha, nhưng sau này họ sã sáng mắt.
Ông Hương nêu thêm một vài điều kiện cưới hỏi và bảo:
- Mấy chuyện đó tốn kém bao nhiêu tôi chi hết. Không phải tôi bày ra làm chi, nhưng vì tôi xem tuồi và tướng số nên phải làm cho họp lẽ trời. Hồi tôi còn trẻ tôi đã từng biết một chuyện như sau:
Gia đình ông Cả Bày đi cưới vợ cho con. Đến ngày rước dâu thì đi ghẹ Rủi dọc đường mưa to gió lớn gãy chèo, ghe tấp lại bên bờ. Cả ghe lên nhà xin dục mưa. May lại gặp nhà gã con gái, vì mưa gió đàng trai không đến được, trể giờ. Ông chủ nhà bèn bảo khách rằng đây là duyên trời định nên mới xuôi khiến như vậy, bèn cho rước dâu cho kịp giờ tốt. Hai bên chưa từng biết nhau mà lấy nhau rồi ăn đời ở kiếp sanh con đẻ cái cả bầy. Đó là giờ rước dâu tốt.
Năm Mẹo tin tường lời ông Hương là sáng suốt nên ưng chịu mọi điều kể cả rước dâu ban đêm. Đợi cho Năm Mẹo ra đến lộ, bà Hương mới lôi ông Hương cô
buồng tru tréo:
- Ông đi đâu mà biệt tích mấy ngày mới ló về?
- Tôi đã lên chức Hương Chánh, công việc nặng nề hơn, nên phải ở nhà làng chớ đi đâu.
Bà Hương càu nhàu:
- Ông xuống bà Sầm ăn dầm ở dề chớ việc làng việc xã gì?
Ông hương bị bấm trúng điểm huyệt nên lặng thinh, rồi năn nỉ:
- Bà để yên cho tôi bàn cài cái vụ cưới hỏi.
Bà Hương càng gay gắt:
- Bộ Ông định gã con Chín cho nó thiệt hả?
- Hề hề à à... Nó muốn con Chín thì tôi gã con Chín cho nó chớ tôi gã tôi được à?
- Sao trước kia ông nói gả con Tám?
- Nó không hỏi con Tám thì mình gã sao được?
Bà Hương ngoẹo đầu qua một bên, thối chí:
- Ông đem đóa hoa lài cặm bãi cứt trâu!
Ông hương ngồi xuống bên vợ rồi rĩ tai một hồi lâu.. Nghe xong, gương mặt bà Hương sáng hững.
- Chuyện đó thì hay lắm, nhưng lỡ đổ bể thì ngưới ta đâu có nhịn mình? - Đổ bể thì nhất định phải đổ bể rồi, nhưng không nhịn thì họ làm gì được mình? Họ vô thưa làng thì đụng tôi ngồi sầm sấm một đống trong nhà việc. Tôi xữ chớ ai.
Bà Hương rên rĩ:
- Làm vậy khó coi lắm ông à.
Ông Hương trấn tĩnh vợ:
- Bà để đó tôi làm. Mọi việc êm xuôi. Dĩ bất dĩ tôi ém vô miệng nó vài chục công ruộng là nó nín khe chớ gì.
Bà Hương không yên tâm:
- Làm như vậy thất đức và lỡ duyên con gái mình ông à.
Ông Hương kể chuyện đám cưới trên rồi kết luận:
- Cô dâu chú rễ chưa biết mặt nhau mà cưới về vẫn ăn ở hòa thuận. Còn đây hai đứa nó quen biết gặp mặt nhau hàng này, còn đòi gì nữa.
Bà Hương vẫn lắc đầu:
Nó định cưới đứa này mà ra đứa khác..
Ông Hương vội xua tay:
- Cái gì cũng không qua quyền thế và tiền bạc.
- Ông có quyền, có tiền, nhưng người ta có lý.
- Lý nào cũng không bằng được với tiền.
Bà Hương không tin rằng ông thực hành được những dự định của ông, nhưng không lẽ bà lại đi nói với đàng trai về những dự tính đó? Nên bà đành nghe theo ông. Nhưng bà còn hỏi ráng:
- Ông đã cho con Tám với con Chín hay chưa?
Ông Hương lắc đầu:
- Đêm rước dâu tôi mới cho hay.
Rủi tụi nó không chịu nghe ông làm sao?
- Không nghe tôi đập chết! Con của tôi, tôi khiến sao nên vậy.
Ông Hương quả quyết:
- Mọi việc rồi sẽ êm xuôi! Bà đừng có lo!