Chương 12

Cậu Sáu ngồi buồn hát nghêu ngao một hồi rồi cũng hết bài. Từ ngày thằng Đặng rời khỏi nhà này, cậu không có bạn. Thằng Tư Cồ từ hôm bị cô Tám tán đuốc trên đầu không dám ló tới nữa. Cô hăm he nó mẻ răng:
- Tui gặp ở đâu, tôi cởi quần đập lên đầu nó.
Thằng Tư Cồ dại mồm dại miệng thật. Ai đời với con gái mà lại nói như vậy, mà là con gái nhà giàu. Đối với đàn bà con gái thì họ xấu phải nói đẹp, họ dở cũng phải khen haỵ Động tới tự ái của họ thì có nước chết. Sau bữa đó, đi đâu cô Tám cũng rêu rao vụ thằng Tư Cồ chun lỗ chó nhà mò chị em con Rực con Rỡ, bị chị em Rưc Rỡ bắt trói vô giường, ba má Tư Cồ phải đem trầu rượu tới lạy xin lỗi. Câu chuyện hư thực thế nào không rõ nhưng rủi thay lại lọt vào tai bên vợ Tư Cồ mới bỏ hàng rào thưa.
Chuyện đồn thì khó mà cải chính. Thói đời càng cải chính thì người ta càng không tin. Chưa hết, cô Tám còn bô bô nói rằng Tư Cồ rình coi chị dâu tắm, bị chị dâu tát nước vào mặt.
Bây giờ Tư Cồ không dám đi coi hát, đi coi thầy Tư làm đám, sợ bị con gái xầm xì và sợ gặp “bà chằn lửa” làm xấu bất tử.
Tư Cồ năn nỉ cậu Sáu vuốt giận giùm cô Tám và hứa từ nay không dám nói bậy nữa. Cậu Sáu biết Tư Cồ thân với thằng Trơn, anh con Láng, nên muốn vừa lòng Tư Cồ để nó nói vô giùm cho.
Nghĩ vậy, cậu Sáu bèn đi xuống bếp tìm cô Tám. Cô Tám đang nấu cơm, thấy anh đi tới thì chặn họng lại ngay:
- Em không có tha thằng Tư Cồ đâu, anh đừng nói giúp cho nó.
- Mày tính làm gì nữa?
- Em sẽ làm cho lợi gan em mới nghe.
- Ghét của nào trời trao của ấy nghen em!
- Của nào chớ của ấy em chà dưới chân.
- Chà dưới chân hay bò lên giường?
- Nó hụt đám đó rồi anh thấy chưa?
- Hụt đám đó nó quay qua hỏi mày mới kỳ à!
- Thứ quân chăn trâu đó ai thèm ngó.
- Chăn vịt như thằng Đặng mà còn cưới được con Chín thấy chưa?
- Ai nói với anh vậy? –Cô Tám giật mình và dịu giọng.
- Thì ba má đã hứa gã rồi.
- Hứa hồi nào?
- Chưa hứa nhưng ba má bàn với nhau tao rình nghe ráo trơn.
Cô Tám càng ngạc nhiên. Cô tự hỏi: “Chuyện có thể như thế được sao? Ba má hứa gã mình cho anh Đặng mà. tại sao bây giờ lại gã con Chín? Mặt mình như thế này nên ba má mới bù qua sớt lại, chớ con Chín lành lặn chẳng lẽ ba má chịu lép.”
Cậu Sáu biết em gái hoang mang nên tiếp thêm.
- Xóm này không đứa nào giỏi bằng thằng Tư Cồ. Ba muốn nó vô nhà này để trông coi điền đất.. Dưới con mắt của nó thì một cái hang cua nó cũng thấy đừng nói chi cá lóc cá rộ Sau đám con Chín sẽ lo tới cho mày.
Cô Tám bỗng nhiên thấy hối hận về những chuyện ác độc đối với Tư Cồ. Nhưng cô lại suy nghĩ ngay: Nếu không thế thì anh ta đâu bị mất vơ... Không mất vợ dễ gì hỏi mình. Thôi cho là huề.
Nghĩ vậy cô Tám hỏi tới:
- Chừng nào đám cưới con Chín, anh có nghe ba má bảo không?
- Cũng gần. Anh Năm Mẹo nhờ tao thưa với ba má là ảnh sẵn sàng mang lễ vật tới hỏi con Chín. Bộ mày nôn dữ hả?
- Anh này nói tầm bậy không hề! Ai chịu mà nôn? – Cô Tám nguýt một cái trời sập.
Tao cũng nóng thấy bà. Tống hai đứa bay xong,tao mới có chỗ rước “bà cố Láng” về thờ chớ.
Cậu Sáu bỏ lên nhà trên Cậu nhớ trong nhà có cái máy hát lâu nay không dùng. Cậu lục lọi lấy ra chùi lau, gắn ống tà la vô rồi lên giây thiều chạy thử. Mát phát ra tiếng rè rè. Cậu biết là tại kim sét và dĩa cũ. Cậu bằng lấy dầu lửa lau dĩa và tìm viên đá bùn để mài kim.
Cuối cùng chiếc máy phát lên;
Đêm khuya mờ mịt bóng vạc về... ề!
Mà người thiếu phụ còn ngồi tựa mình bên song cửa ơ ớ...
Hết dĩa này, cậu hát dĩa khác:
Ngày mai này anh cất bước ra đi đem thân dãi dầu mưa gió.
Rồi đây trong buổi chợ đời đen bạc, anh đâu có tìm ra được người tài hoa, rồi anh thối chí ngã lòng.
Cậu Sáu vỗ đùi kêu lên:
- Đúng là họ nói tới mình. Mình đi giữa chợ đời đen bạc từ lâu mà chưa tìm được người tài hoa. Bây giờ mình đã tìm được rồi, đừng để nó chạy vuột.
Cậu Sáu vội vả tắt máy hát rồi cúi xuống bảo:
- Ê, rua cái coi cô Tư Sạng. Nhờ cô mách cho chớ không tôi bắt hụt người tài hoa rồi. Cô ở nhà, tôi đi đây chút rồi trở về nghe cô hát tiếp nghe!
Rồi cậu nhanh nhẹn bước đi. Cậu đến sân thì bảo: Đi gặp ông mai thì phải có trầu rượu,, không trầu rượu thì cũng hột gà hột vịt lộn chớ!
Cậu Sáu đi ra chuồng gà bắt con gà đang ấp quăng ra, trút cả ổ trứng vào chiếc thúng rách rồi nhắm chòi Năm Mẹo mà cuốc nhanh. Nắng như đổ lửa trên đầu, nhưng cậu bất chấp, vừa đi vừa hát:
Nước chảy bon bon, con vượn bồng con
Lên non hái trái, tôi cảm thương nàng
Con gái mồ côi, là con số một ôi
hé hé
Trương Trung Lý Nghĩa, vâng lịnh Bao Công
Bắt Lạc Mạo Phong, bắt nhầm Hải Tho.
Là con số ba đo...
Con gì ra đây là con... bảy mươi bảy
Than ôi, đã thất thế bị hủ lô đè nhẹp
Cỏ thất thời bị lục bộ làm ngang
Nước mắm mặn không tiền mua dấm
Cô nương ơi, có bạc lẽ cho anh mượn vài đô... Ồng
Hé hé hé
Đến chòi Năm Mẹo. cậu Sáu đứng trước cửa múa tay:
- Khương Thượng Tử Nha ơi,, ông ngồi mòn bao nhiêu cục đá mà có câu được chú cá rô nào? Đây trẫm thưởng cho vài trứng vịt ung luộc ăn thủm thủm ơ ơ...
Năm Mẹo ló đầu ra:
- Mời cậu Sáu vô nhà.
Cậu Sáu vừa bước vừa quơ tay nói:
- Rồi, xong hết rồi.
- Cái gì xong?
- Mâm cổ đã dọn, mời các ông đập đuôi nhảy lên.
Năm Mẹo cười:
- Ông bà có nói gì không cậu Sáu?
Cậu Sáu làm nghiêm:
- Ba má tôi baotôi xuống đây cho anh biết, mai nhóm họ, mốt rước dâu. Nếu chậm một ngày ổng bả sẽ gã con Chín cho chỗ khác.
–Gấp vậy làm sao kịp, còn phải coi ngày coi tháng nữa chớ cậu.
- Thằng Đặng tuổi tuất, con Chín tuổi Hợi. Nhất gái lớn hai, nhà trai lớn một. Chó giữ heo là phải rồi, cưới sớm ba má tôi có cháu sớm, nhà tôi trống chỗ tôi rước bà của tôi về thờ sớm.
Năm Mẹo biết cái nết khùng của cậu Sáu, khùng mà khôn, khôn mà khùng nên nói ngay:
- Tôi đã nói vơi ông già cô Láng rồi. Cổ cũng ưng cậu. Cậu bảnh trai hơn con ông Cả nhưng ngặt có một điều.
- Cô ta chê tôi khùng chớ gì? Nè, nói cho cổ biết, ngày xưa Tôn Tẩn nhờ giả điên mà sống và lên làm Nguyên Soái kìa đó, điên vậy khôn hơn Bàng Quyên không chớ!
Năm Mẹo gật đầu, bụng nghĩ: Thằng điên có học còn hơn thằng dốt khôn.
- Năm Mẹo luộc ba trứng gà ăn chơi. – Nói xong, cậu Sáu xăm xăm đi vô bếp.
Năm Mẹo đỡ lấy thúng trứng gà, đưa tay sờ nghe nóng hổi thì kêu lên:
- Bộ cậu rút ổ gà của bà Hương hả?
- Để ấp nở ra tùm lum gà mái gáy bậy mắc công rước thầy pháp.
Năm Mẹo vốn là tay ấp hột vịt chuyên nghiệp nên biết trứng gà đã có con già, bằng lấy một trứng thả vô thạp nước, rồi bảo cậu Sáu:
- Cậu coi trứng biết lội rồi, ăn tội chết. Để tôi ấp chung với trứng vịt của tôi, chúng nở tôi bưng lên cho bà Hương,, còn cậu muốn ăn trứng lộn thì tôi luộc trứng vịt của tôi.
Hai người đang bàn luận thì thằng Đặng vác sáo về tới. Nó chưa kịp nói gì, cậu Sáu đã nói bô bô:
- Ê, mày thằng em rể. Bây giờ mày hết đòi tiên nữa rồi phải không?
- Dạ con đâu có đòi.
- Có đòi cũng chẳng sao! Đòi mà được thì càng tốt. Sợ như tao đòi hoài mà không được kia mới dáng xấu hỗ.
Năm Mẹo chen vào:
- Thì người ta cũng ưng cậu rồi. Không tin tôi dắt cậu qua nhà cô Láng bây giờ xem. Cậ dám đi không?
- Thôi để chờ ngày hoàng đạo hãy đi.
Thằng Đặng hơi mắc cỡ ra sau bắt con gà ra xem. Con gà ô được ông Chín lắt mòng lắt tích giùm. Rồi xắp lông thoa nghệ mấy bữa vậy. Hễ nó đi chăn vịt thời thôi, về nhà trước hết đến xem con gà. Vì mặt nó đen nên gọi là Ô mặt lọ. Con Ô mặt lọ là bạn thân của nó. Nó nuôi từ lúc mới nở tới giớ không lúc nào xa nhau.
Nó bồng con Ô lên, tay vạch nách vạch đùi xem nghệ ăn da có đều không. Mới ban đầu da non bị nghệ thấm rát, nó rung từng miếng thịt, cổ rụt lại, mắt lờ đờ, miệng kêu ót ót đau đớn, thấy thương hết sức. Bây giờ nó hơi quen, nên đã lấy lại vẻ tự nhiên.
Đặng hỏi:
- Chú Hai Trình bảo vô nghệ mấy nước, cậu Năm?
- Ít nhất ba nước. Vô chừng nào da gà đỏ tươi và săn cón thì thôi. Da gà nòi như áo giáp của võ tướng. Áo giáp càng dày chắc thì càng ít bị thương.
Thằng Đằng thọ giáo với Sư Kê Hai Trình, cứ vài ngày lại tới mài nghệ giùm cho Hai Trình để hỏi thêm cách thức nuôi gà.
Mài nghệ là một việc làm thường xuyên và rất quan trọng. Trong trại có tới năm chục đầu gà nên lúc nào cũng phải có hai đứa trè mài nghệ. Mỗi đứa dùng một chiếc nắp sàng lật ngửa, kê nghiêng qua một bên, đổ vào đó một chai nước, một phần tám xị rượu, một cục phèn chua bằng ngón chân cái tán nhỏ, một chút nước tiểu của thanh niên, một nhúm muối, rồi bắt đầu mài trên phần khô của nắp mái. Củ nghệ già cứng như đá, mài cả tiếng đồng hồ mỏi rụng cả tay mới mòn nửa củ, ngồi mà ngủ gục chớ không phải mau, mài đến chừng nào nước đặc sệt lại như hồ lỏng mới thôi. Trước khi vô cho gà, ông Sư Kê phải nếm thử rồi tùy từng loại gà mà gia giảm rượu muối hoặc phèn cho đúng liều lượng.
Thằng Đặng đã xem tận mắt HaiTrình sắp lông, vô nghệ cho nên nó đã làm thông thạo.. Ban đầu ngồi xem Hai Trình xắp lông nó tưởng dễ. Mà dễ thật, có gì khó đâu cái sự đó. Nhưng Hai Trình bảo:
- Cháu xem đây này, trước hết phải chọn những chiếc lông già, không nên xắp lông búp, nắm đầu lông lôi nhẹ ra rồi kê kéo vào gốc chân lông mà xắp. Khi lôi thì chỗ da nhô ra thành hình chớp nón, khi xắp đứt lông thì chân lông thụt vô khỏi mặt dạ Nếu không lôi thì khi xắp xong sẽ đụng đầu chân lông nhám nhám. Biết rồi thì
dễ nhưng chưa biết thì khó!
Thằng Đặng về làm y như lời sư phụ Hai Trình dạy. Bây giờ con Ô cựa chốt của nó đã ra mã một con chiến kê đầu trụi lông, nách săn và đùi đỏ au. Cái mòng trích cũng được lắt bớt còn bầu gà thì trụi lũi không còn hai cái tích thòng lòng để làm thế cho đối phương nắm đá nữa.
Nó đem con Ô ra mé mương thoát nước xả lớp nghệ thứ bạ Nhìn hai bàn tay vàng ngoách nó thầy mình bắt đầu làm tiểu chủ kệ Nó đợi con gà khô lông rồi vô nghệ phát nữa. Cậu Sáu ra đứng ở cửa ngó ra:
- Chừng nào ra trường cho tôi đá ké với!
Năm Mẹo sực nhớ mấy câu hiệu lúc nọ của thầy Năm Xướng nói với ông Hội Đồng bèn vọt miệng đáp:
- Gà này năm tới mới đủ cựa ra trường cậu Sáu à! Theo Kinh Kê Diễn Nghĩa thì Xám ăn Ô, Ô ăn vàng, vậy mình cứ hai cửa đó mà đá. Ngoài ra ông Chín còn cho biết nó có vảy nghề nhưng ông chưa nói rõ là vảy gì.. Ông nói vảy này rất hiếm có. Nhiều sư kê không nhận thấy, hoặc thấy mà coi thường. Ngoài ra ông còn bảo
con gà cũng có tuổi, có mạng và thuộc ngũ hành. Gà Ó là mạng Kim hoặc Mộc, gà Ô mạng Thủy. Gà Xám cũng mạng Mộc, gà Điều thuộc mạng Hỏa, gà Vàng thuộc mạng Thổ. ngoài ra còn phải tùy theo hướng của trường gà. Cũng một con gà nhưng đá ngày nay thì ăn, đá ngày mai bị thua, đi về hướng Đông thì bại nhưng đi về hướng Tây lại thắng.
- Gà nòi có nhiều chuyện lạ lùng như thế à?
Thất cậu Sáu có vẽ bớt khùng, Năm Mẹo nói:
- Cứ như ông Chín nói thì con gà Ô này thuộc mạng Thủy, thằng Đặng thuộc mạng Mộc, nước tưới cây tươi, cây che nước mát. Con gà có thể giúp thằng nhỏ nên cửa nên nhà.
Cậu Sáu mở to mắt:
- Vậy nữa sao anh Năm?
Năm Mẹo lấy ghế ngồi lại chỉnh tề rồi tiếp:
- Tôi tới lui nhà ông Chín nhiều lần để nhờ ông xem giùm con gà cho thằng Dặng. Ông thấy thằng nhỏ dễ thương mới nói hết cho nó nghe. Rồi ổng kể chuyện cái đời Sư Kê của ổng. Khi đương thời thịnh, thì gà đá ăn suông sẽ, khi hết thời thì gặp chuyện xui. Trận đó ông om nước con gà Xám của ông Chủ Bền đá với con gà Ô của ông Sư Quí. Theo Kinh Kê thì Xám ăn Ó, Ó ăn Vàng. Hết nước nhứt con gà Ó ôm ra vết thương nặng ở hang cuạ Vô nước hai nó ngoẹo cần cổ một bên như ghe chạy giác. Con Xám đuổi theo nả tróc. Xám ăn Ó đã đành một lẽ, lại đá nhằm ngày Mộc thì càng hợp với Xám. Kinh Kê có nói:
Ngày nào thực mộc Tía no
Xám Nhạn cũng thắng Ô dùa chạy ngay.
Như vậy câu Kinh Kê đã ứng nghiệm ra bãi sa trường. Con Xám đuổi theo con Ó chạy vòng quanh bồ. Chủ kê lẫn hàng xáo của con Xám la rần rần và quăng bạc ăn một. Hàng xáo bên con Ó rụt cổ chờ móc tiền chung. Quả thật con Ó bay tung lên để trốn ra khỏi bồ, chẳng ngờ một chân nó bị kẹt vào vách bồ làm bằng lá chầm, chân kia chòi bạc mạng để mong chạy thoát. Con Xám đuổi theo tới lủi đầu vô định cắn đuôi đá, ngờ đâu bị cựa chòi cựa giao long ngã ra chết tốt. Đáng thắng thấy bỗng quay ra thua.
- Lạ thiệt ha! – Cậu Sáu kêu lên.
Năm Mẹo tiếp:
- Sau độ đó ông Chín biết mình hết thời nên nghỉ làm Sư Kê, chỉ lui về vườn ở ẩn và nuôi gà, mách nước cho mấy tay chơi gà danh tiếng thôi. - Nếu gặp ông thầy Tư thì ổng biểu là tại ma qủy nhập như buồng cau trổ ngược của nhà tôi. Ông bảo ếm và ăn vài gia. lúa.