Chương 19

Ông Thông Mười vừa sửa soạn xong cuộc xổ gà thì có tiếng gọi:
- Chú Mười! Khoan xổ đã!
Ông Thôn không ngoảnh lại cũng biết đó là thầy Ký Hai, cháu gọi ông bằng chú ruột, cũng là đồ đệ đạo gà nòi. Cùng với ông, thầy Ký Hai được coi là hai tay chơi gà đởm lược nhất làng. Thầy Ký Hai không làm thơ ký cho quận tỉnh, chỉ giúp việc giấy tờ cho ông nội là Phó Tổng nên được dân làng kêu tung là thầy Ký.
Thất Ký Hai ôm gà đi tới và nói:
- Chú cho nó xổ với con gà Xám Che của cháu trước đã. Ông Thôn Mười đã cho bịt cựa hai con gà cựa chốt bằng tay chuối hột khô cẩn thận chỉ còn buông ra cho đá, nhưng nghe tiếng kêu thì ngừng lại.
Thầy Ký Hai ôm con Xám Che tới cho ông thôn coi. Thầy Ký nói:
- Đâu chú coi thử. Cháu thấy hình như nó có vảy. Khai Vường chú ạ!
- Khai Vương là vảy đứng đầu các vảy tốt. Nếu có vảy đó thì nó là con gà nòi quí.
Vừa nói ông Thôn vừa bồng con Xám Che lên tay nâng lên xem, trước nhất ông quan sát cẳng trái. Xem tới đâu, ông Thôn giải thích tới đó như đọc sách. Ông trỏ ngón Thới, nói:
- Đâu cháu xem, nếu có vảy Khai Vương thì nó nằm ở đây. Bắt đầu từ móng trở vô bỏ một vảy là tới 4 vân nứt giữa. Đó mới Khai Vương chánh hiệu. Còn ở đây vảy trơn. Đây cháu xem cho kỹ. Từ cái ngón Thới vô chậu ra bề mặt tiền phía bên thành. Bên Thành, chớ không phải bên quách, nghen! Nếu hàng tiền đóng vảy lớn là gà đá mộng mặt, nếu vảy không đều đặng và dày cộm là gà đá lưng đá vai, đá chéo cánh rất mạnh. Nếu bên hàng Quách đóng khoảng từ 10 đến 12 cái vảy là gà xài được, còn nếu cả hai hàng Thành Quách có từ 12 đến 22 vảy là gà tài. Con Xám Che này không có hai loại vảy đó, mà nó có vảy văn án tề giao thôi. Ở ngang cựa, trên hàng Thành có hai cái vảy đậm. Đó gọi là vảy Văn Án Tề Giao. Vảy này đở gạt rất tài, địch không đâm ta được. Nhưng cháu phải nhớ, vảy đậm hình thon, hình tròn thì tạm xài được, còn vảy đậm hình mủi dao hay hình lưỡi hái mới tốt.
Ông Thôn tiếp:
- Nhưng đó là loại vảy tự vệ, không phải vảy tấn công. Cháu coi kỹ bên cẳng phải con Xám Che ở ngay sát chậu có vảy lạ nè. Có ba cái vảy vấn ngang. Đó là vảy Đệ tam án dịch, vảy tốt.. Nói tóm lại con Xám Che là loại gà giỏi chớ chưa phải là gà xuất chúng.
Vừa tới đó bỗng nghe có tiếng cụp cụp dưới bến xẻo. Ông Thôn ngó ra thì thấy một chiếc ghe nghếch mủi lên bờ. Nhưng không phải ghe thường mà là ghe hầu, chiếc ghe đã từng đến đây vài lần. Từ dưới ghe bước lên hai người có tóc râm. Người đi đầu khựng lại một chút rồi lên tiếng:
- Xin lỗi có phải là Thôn Mười không?
- Ông Thôn bỡ ngỡ. Sao hôm nay ghe hầu hội Đồng Nhơn mà lại chở khách nào tới đây. Vừa đến đó thì hai người khách đã đến trước mặt. Một người chìa tay:
- Tôi là Hội Đồng Bình ở Cao Lãnh. Sở dĩ tôi đường đột tới đây là vì thằng con tôi nghe chuyện thằng con ông.
- Thằng con tôi quen với con ông..?
- Tụi nó học ở Mỹ Tho đó mà.
- Dạ rồi sao?
Ông Hội Đồng Bình kể tóm tắt mọi việc rồi nói:
- Tôi mà đến đây là do cái duyên gà nòi. Tôi nói ít ông Thôn hiểu nhiều.
Ông Thôn lắc đầu:
- Xin ông Hội Đồng đừng xưng hô như vậy, tội chết. Tôi đáng tuổi em cháu của ông Hội mà.
Thấy ông Thôn nhún nhường, ông Hội Đồng bảo:
- Thôi, tôi kêu bằng chú em vậy. Tôi cũng trên năm mươi, thầy giáo đây cũng tròn trèm năm mươi, còn chú Thôn chắc chưa đầy bốn mươi, còn chú trẻ này thì trong vòng hăm ba hăm lăm.
- Dạ.
Hai bên trao đổi xã giao vài câu rồi ông Thôn mời ông Hội và ông Giáo xem xổ gà.
Ông Thôn thưa:
- Không giấu chi ông Hội và ông Giáo. Má tôi mới qua đời.Ông già tôi buồn nên không muốn tiếp ai hết, là bạn gà nòi thì mình lấy trường gà làm Chiêu Anh Quán. Đây là nền trường gà cũ của tôi. Nhưng lâu nay không có hàng xáo vì ông già không cho tôi chơi. Ít nhất tôi phải bỏ qua vụ gà qué này gần hai năm nữa, nghĩa là đến lúc mãn tang má tôi. Cho nên, trước kia cứ ngày mười một, hăm mốt là trường gà mở cửa, gà tôi trước kia không dưới mười lăm đâu, và nuôi ở trong trại gần nhà để tiện ra vào săn sóc, nhưng bây giờ tôi phải dời ra đây để tránh tiếng gà gáy cho ba tôi. Xin mời ông Hội và thầy Giáo ngồi tạm trên băng gỗ thơ sơ này.
Ông hội Đồng vui vẻ:
- Trường gà là nơi anh hùng hào kiệt gà nòi hội họp, đó là đúng lẽ rồi, chú Thôn không phải ngại.
Thầy Ký Hai kên người ở bẻ dừa xiêm vạc mặt xong đem tới, đích thân mời khách:
- Xin ông Hội và thầy Giáo giải khát. Kẻ hậu sanh này từng nghe danh gà Cao Lãnh nhưng chưa có dịp đến để mục kích giống gà quí lưu truyền, nay được cao nhơn xứ Cao Lãnh đích thân tới thăm thì còn gì vui hơn nữa.
Ông Hội Đồng cầm trái đừa mà chưa đưa lên môi vội. Ông nói:
- Chú em này ăn nói lưu loát như văn sĩ.
- Dạ, đúng đó thưa ông Hội, làm thơ Đường và đá gà là hai việc nó thích nhất.
Vừa xem gà Xám Che đá, ông hội Đồng nhận xét ngay:
- Con Xám này không có vảy đặc biệt ví dụ như Khai vương, Án thiên phủ địa, Liên giáp nội, gả nào có hai vảy này đều đá đòn độc, chỉ một đòn là hạ kẻ địch. Tuy vậy, nó thuộc gà có bộ lông ngũ sắc. Đó là Ngũ Hành: kim, mộc, thủy hỏa, thổ, không bị vảy kỵ nào hết.
Ông Thôn gật gù:
- Ông Hội có mắt coi gà tinh vi thật. Mới thoáng qua đã nhận ra gà ngũ sắc.
- Tôi coi riết rồi quen như ăn cơm ăn cá vậy chú Thôn à! Gà thường có năm sắc chính: điều, xám, lam, ô, nhạn. Kinh Kê có nói:
Ô ăn tía, tía ăn vàng
Vàng thua xám, tía ăn ớt ròng
Xám ăn ớt, ớt thua bông
Gà đủ ngũ sắc mựa hòng thua ai.
Con Xám này tuy không có vảy nghề, nhưng có bộ lông quí, cũng thuộc loại quí kê.
Nói xong ông Hội lại hỏi:
- Ở vùng này có xài lối xổ đi hơi không chú em?
- Dạ, xổ đi hơi là sao, thưa ông Hội.
- Đó cũng là xổ để thử sức và xem sở trường sở đoản của gà thôi, nhưng xổ hơi khác với xổ thường, vì xổ hơi thì bịt mỏ lẫn cựa chỉ chừa cặp mắt gà thôi. Như vậy gà chỉ đá đòn trơn, hai con chỉ kèo nhau thôi chớ không cắn mổ đui mắt. Do đó không có thương tích do mỏ gây ra. Chú không biết, có khi gà mổ đui mắt địch chớ không phải chỉ mổ để nhảy đá.
- Dạ miệt dưới này chúng tôi chỉ xổ thường.
- Chú nên xài xổ đi hơi để luyện cho gà dai sức.
Cuộc xổ gà xong, ông Thôn bảo thầy Ký đem con Xám Che ra mé xẻo vổ hen rồi đưa cho ông hội xem vảy thêm. Ông Thôn nói:
- Tôi không biết nhiều nên chỉ tìm thấy cái Văn án tề giao ở chậu thôi.
- Đó là loại vảy phòng thân không phải vảy độc để hạ địch thủ. Cũng thời cái vảy đậm nhưng nếu đóng ở chậu thì tốt, mà nếu đóng vảy thứ sáu ở ngón giữa thì vô độ bị đâm đui mắt, còn nếu vảy thứ sáu mà có dậm nhơn tụ đầu hổ ở bên phải thì ngược lại, địch thủ bị đâm đui mắt, mà thường là mắt trái, còn nhơn tự đầu hổ ở bên trái thì địch thủ cũng bị đui mắt, thường là mắt phải.
Nghe ông Hội nói rành rẽ, ông Thôn thầm phục là tay cao thủ trên mình mấy bậc, nên ông Thôn không ngần ngại hỏi thêm:
- Năm trước tôi có ông bạn nuôi con gà có hai phau câu.
- Không phải hai phau câu mà phau câu lớn hơn phau câu gà thường do đó có hai quả hoi hay là hai bình dầu. Do đó mà con gà có bộ lông thật mướt. Ấy là nhờ nó dùng chất trong đó mà rỉa lông. Phau câu càng lớn chừng nào bộ lông đuôi con gà càng rậm chừng nấy. Nò sẽ nhờ rất nhiều ở cái bộ lông đuôi đó như một cái chân thứ ba khi xạ nạp cũng như khi bị gà địch áp đảo té, trong trường hợp đó nó sẽ nhờ lông đuôi mà đứng dậy mau mắn. Ngược lại với gà phau câu đôi là gà cúp. Tôi có một con. Nó không có phau câu. dân nhậu không khoái loại gà này vì không có miếng ngon! Hà hà, Vì không có phau câu nên không có lông đuôi. Con gà cúp coi rất dị tướng, nhưng vì dị tướng ắt hữu kỳ tài. Vô độ nó tránh né không bao giờ để đối phương lấn té.
Ông Hội Đồng ngưng lại vẽ bô ria màu xám tro và cười, tiếp:
- Tôi vui miệng nói nhiều quá, có chỗ nào sơ sót, chú Thôn cho biết nghe!
Ông Thôn cung kính nói:
- Ông Hội quả là người cao kiến. Tôi đâu sánh kịp Ở vùng này có ông hội Đồng Hoài cũng là tay chơi gà cụ phách, nhưng ông không vui tính như ông hội. Ông ra trường gà, hàng xóm lấm lét không ai dám lại gần. Gà của ông có vừa độ người ta cũng không muốn đá.
Ông Hội Đồng không chờ ông Thôn chấm câu, nói ngay:
- Trò chơi gà nòi là trò bình dân. Đã ra trường gà thì Cai Tổng, Hội Đồng, ông Cả, ông Chủ gì gì cũng sổ ngang hàng xáo không có ông này ông nọ gì hết. Nếu còn muốn giữ áo dài khăn đóng thì hãy ở nhà làng, công đường đừng ra trường gà. Ở vùng tôi họ kêu tôi là ông Hội Đồng gà. Tôi thích lắm. Ra trường gà tôi không ngồi ở bàn nước mà ngồi ở hàng ghế gỗ của hàng xáo hoặc ngồi gần sư kê tôi phụ tay với anh tạ. Gà tôi bị cựa hàng xáo la ầm lên: “Rách lườn ông Hội Đồng Bình rồi! hoặc “Khui vựa lúa Hội Đồng Bình rồi”. Chơi gà là phải có tinh thần thượng võ và bình đẳng chú Thôn à, đúng vậy không?
- Dạ đúng.
- Chú ra trường gà rủi gặp anh thường dân nào chưa đóng thuế mà đứng sổ chung với chú, chú sẽ bắt anh ta hay chú cho anh ta đứng chung sổ với chú?
Ông Thôn cười ngất:
- Tôi đi đá cả chục năm nay gặp nhiều người nhưng chưa thấy ai vui tánh, bình dân và cao kiến như ông Hội vậy.
Ông hội ngó sang thầy Năm từ nãy giờ ngồi im:
- Cao kiến là ông này, chú Thôn! Chuyến đi lùng mua gà này tôi phải lôi ổng đi theo.
Ông Thôn nói:
- Nếu vậy tôi xin kể tiếp về một anh bạn khác của tôi có một con gà có lông lạ lùng nhưng không nhiều, chỉ vài ba sợi trên phau câu.
Ông giáo Năm hỏi:
- Lông đó như thế nào, chú Thôn?
- Dạ nó to và cứng như lông đuôi trâu.
Thầy Năm nói ngay:
- Chỉ có hai sợi thôi. Đó là gà lông voi. Ít thấy lắm. gà này rất may độ.
Ông Thôn tiếp:
- Ông bạn đem cho tôi coi chưn coi cựa dùm. Tôi không thấy cái vảy nghề nào hết. Còn tướng mạo thì cũng bình thường, không có một nét nào đặc sắc. Do đó anh bạn không nuôi kỹ mà thả lỏng cho đạp mái gà Tàu lang bang như gà thường. Một bữa nọ nó bươi hành, bà vợ vác đất chọi què giò.
Ông hội kêu lên rồi im bặt. Thấy Năm suýt xoa:
- Đó là con gà có ẩn tướng tốt lắm. Rồi nó còn sống không?
- Còn sống nhưng anh bạn làm thịt cà- ri.
- Chậc!! chậc!
Ông Thôn tiếp:
- Tôi có cuốn Kinh Kê của một anh bạn người Tàu cho như
một sự trả ơn đối với ông già tôi, vì ông đã bắt đám cướp tiệm anh
ta. Thú thiệt với ông Hội là tôi có học chữ Nho đến năm năm nhưng
thấy khó quá nên bỏ. Ông thầy của tôi đã qua đời nên tôi tìm không
ra người đọc được quyển sách chữ Nho đó. Đúng là của người Tàu.
Vì tên sách là Kê Kinh, nếu là sách của mình thì tên của nó là Kinh
Kê, phải không thầy Năm?
- Dạ chí phải.
Ông Hội Đồng hỏi:
- Xin lỗi chú Thôn còn giữ quyển Kê Kinh đó không?
Ông Thôn quay sang thầy Ký Hai:
- Cháu đi vô nhà trước đến cái tủ gối, mở khóa thọc tay dưới
chiếc gối dựa phía bên trái sẽ đụng quyển sách chú cất ở đó, lấy
đem ra đây.
- Trong Kinh Kê có ghi loại gà lông voi này.
- Chắc trong Kinh Kê cũng có ghi nhưng vì tôi mò không ra
nên quí kê trở thành quái kê, thay vì ra trường tranh tài lại vô nồi
ca- ri.
Thầy Ký Hai đem quyển sách ra. Ông Hội Đồng tra kiến lão vào
lật một hồi rồi dừng lại ở chương: “Qúi kê, thần kê, kinh kê” đọc một
hồi rồi cắt nghĩa:
- Các loại gà thượng đẳng hiếm có trên đời. Tôi cũng có học
chữ Nho nửa chừng nhưng cũng còn đọc được. Thứ nhất gà ngũ tư?
mị, thứ nhì là gà lưỡi có bớt, thứ ba gà lưỡi rắn, thứ tư gà có vảy dưới
hầu, thứ năm gà có vảy trong lưỡi, thứ sáu gà có vảy trong cánh, thứ
bảy gà ngủ.. –Ông Hội Đồng ngưng lại nheo nheo mắt rồi nói –
Chữ in bị gián cắn mất.. thứ tám gà chân đen cựa trắng hoặc chân
trắng cựa đen hoặc một chân trắng một chân đen.
Thầy Năm nói:
- Dạ trong Kinh Kê của mình gọi đó là gà Nhật Nguyệt.
- Đúng! –Ông Hội đọc và cắt nghĩa tiếp – thứ chín gà có cặp cựa lung lay, thứ mười gà có lông mọc ngược, thứ mười một gà có mỏ trắng, chân trắng hai chót cánh trắng, thứ mười hai gà sanh đôi, thứ mười ba gà chân trắng móng đen v.v..
Thầy Năm nói ngay:
Cũng như Kinh Kê của mình ông Hội à.
Ông Thôn tiếp:
- Dịp may ít có, vậy ông Hội giở qua chương “cựa gà” thử xem!
Ông hội xem nhanh và nói:
- Cũng không khác Kinh Kê của mình là mấy, nghĩa là các loại cựa độc gồm có cựa song dao, song dao nghiêng, mình gọi là cựa cắt chéo, cựa siêu dao.. Nhưng đáng sợ nhất là cựa lục đinh lục giáp. – Ông Hội trỏ vào hình – Cựa này có một cựa dài, ba cựa trên nhỏ, hai cựa dưới cũng nhỏ, cộng chung là sáu cái tất cả, nên gọi là lục đinh lục giáp. Kế đó là cựa Hổ Chảo là cựa hình móng cọp v.v..
Ông Hội trao quyển sách lại cho ông Thôn:
Tôi tiếc la dÿn cắt mất mấy chữ nên không rõ là con linh kê thứ bảy ngủ cách nào.
Thầy Ký Hai buộc miệng:
- Tôi có con gà ngủ treo cẳng đầu lộng ngược như dơi. Phải chăng là linh kê?
Thầy Năm kêu lên:
- Đúng rồi trong Kinh Kê có nói tới loại gà ngủ như dơi này ông Hội à! À mà sách Tàu hình như thiếu các loại linh kê sau đây: Gà ngủ xừng lông, gà có bàu diều bên trái, gà có bàn cờ dưới chân, gà có bớt son ơ chân, gà sáng ra trường đêm gáy thúc từng cơn.
- Ông Hội Đồng cưới thú vị.
- Ai dám bảo mình chơi gà kém người Tàu?
Thầy Năm quay sang thầy Ký:
- Chú em nói chú em có con gà ngủ như dơi?
- Dạ có.
- Nó ở đâu bây giờ? –Thấy Năm hỏi:
- Có ở gần đây không? –Ông Hội Đồng hỏi phăng tới.
Thầy Ký đáp:
- Dạ tôi đang gởi người ta nuôi dùm.
- Bao lâu rồi chú không thấy mặt nó? – Ông Hội càng nôn nóng.
- Dạ cả năm rồi.
Ông Thôn tiếp:
- Cũng ở gần đây thôi. Để tôi bảo sắp nhỏ..
- Nếu gần thì đây dắt tôi tới đó – rồi ông tiếp – Tôi nghi là mấy chữ mất trong Kê Kinh cũng có thể là gà ngủ như dơi trong Kinh Kê. Nếu hai quyển sách đều nói giống nhau thì gà ngủ như dơi ắt là loại linh kê. Xin phiền ông Thôn dắt tôi đến tận nơi.
- Dạ phải lội ruộng cực lắm ông Hội à. Để tôi bảo trẻ nhỏ bắt đem đến cho ông Hội xem.
- Tìm của quí phải chịu nhọc. Hơn nữa tôi còn muốn xem cả cái đám gà kết bầy với nó, nào gà tàu, gà ác, gà lai đủ thứ đẻ biết thêm nhiều thứ khác, ngoài ra tôi cũng cần biết cái cuộc đất của nó sống nữa. Con gà cũng có mạng ngũ hành như con người. Nếu nó là gà ô thì sống ở hướng nào thì tốt, nhưng sống ở hướng nào gà linh lại mất tính linh. Đi ra trường gà cũng vậy. Ngày nào thì ôm con nào đi trường thuộc hướng nào thì mới nắm phần thắng. Lấy ví du ngày Bính Đinh thuộc Hỏa mà mình mang con gà Ô đi hướng Nam là ngày kỵ của nó thì chắc thua hơn thắng. Nếu mình ôm con gà Nhạn vào ngày Mậu Kỷ thuộc Thổ thì nên tránh hướng Đông vì ngày đo hướng đó khắc sắc Nhạn. Cải luật của Kinh Kê là đi vào cửa tử.
Ông Thôn lẫn thầy Ký thấy ông Hội Đồng nói tới những điều cao siêu như vậy nên hối hả bảo trẻ nhỏ sửa soạn xuồng để đưa hai vị khách đi. Xuồng nhỏ, đường xuồng cạn không thể chở nhiều người nên tự tay ông Thôn và thầy Ký kẻ lái người mũi chống xuồng đi. Ông hội luôn luôn xuýt xoa:
- Tôi vái cho anh chủ nhà đừng làm thịt nó như con gà lông voi vậy.
Thầy Ký nói để trấn tỉnh ông Hội:
- Dạ không có đâu ông Hội! Gà của tôi gởi thì anh ta không dám ăn thịt đâu.
- Anh ta có biết chút ít về gà nòi không?
- Dạ ảnh là người Quảng Nam lưu lạc vô đây lâu rồi. cả thảy ba anh em. Thỉnh Thoảng tôi có nghe ảnh nói ngoài xứ ảnh cũng có chơi gà nhưng gà không cựa. Đá cầu vui chớ không ăn thua lớn như trong này. gà quá giò bắt đầu lú hột bắp là chủ nhà bấm cho hỏng đị. Do đó gà lớn lên không có cựa.
Tôi nghe nói giống gà Bình Định. Nhưng chưa tìm được giống.
- Dạ ảnh nói là một ngày có khi chỉ đá một độ, từ sáng tới chiều. Không như trong này có độ chỉ kéo dài mười, mười lăm phút Thậm chí có độ hai con chỉ nhảy lẹc xẹc vài cái là một con chết ngủm.
Đến gần chòi xuồng mắc cạn, cả khách lẫn chủ phải xăn quần lội. Thầy Ký dẫn đầu và nói:
- Đây là chòi của anh Chín Trung, nơi tôi gởi gà.
Đoàn người lội vất vả rồi phải trèo lên bờ trâm bầu chen trong cây cối mà đi một quảng nữa mới tới chiếc cầu khỉ bắc qua nền chòi.
- Anh Chín có nhà không? – Thầy Ký lên tiếng.
Một người đàn ông đen đúa hơi thấp ló ra cửa và reo lên:
- Thầy Ký xuống hả. Mấy thuở rồng đến nhà tôm.
- Con gà đâu rồi anh Chín.
- Con gà nào?
- Con gà của tôi gởi anh.
- Dạ thì còn đó.
Thầy Ký không giới thiệu khách lạ nhưng thấy cử chỉ cung kính của thầy đối với họ thì chủ nhà biết đó không phải là người trong vùng này.
Thầy Ký bảo:
- Anh kêu trẻ nhỏ bắt con gà đem đây coi.
- Mời chú bác vô chòi, nước nôi đã, vội gì! Sao thầy không cho tôi hay tôi đem xuồng lên rước.?
- Kiếm con gà mau đi. - Thầy Ký sốt ruột bảo.
- Hôm qua nó bị chó nhà rượt cắn sứt một chùm lông đuôi, không biết nó lủi trốn đâu rồi từ sáng tới giơ tôi cho gà ăn mà không thấy mặt nó. Mà thầy Ký tìm làm gì gấp vậy?
- Lâu gặp thì hỏi thăm chừng vậy chớ đâu có gấp gì. Mà lúc này nó còn ngủ móc chân lộn đầu như trước nữa không?
- Ối cái đồ quỉ. Tôi chưa thấy còn gà nào kỳ cục vậy. Vợ tôi bảo là gà ma có vảy “hường tâm”, để trong nhà xui. Bả đòi mần thịt. Tôi cũng nói để bữa nào lên vườn mới thầy với bác Thôn xuống rồi tôi mua bún, củ hành làm một trả “hầm tương”.
Đám nhỏ chạy đi tìm gà một hồi rồi trở vào thở hổn hển vừa cho biết con gà mất tiêu không tìm ra được.
Chín trung nói:
- Chắc nó sợ chó rượt nên lủi đâu đó thôi.
- Nếu có bề gì thì uổng quá! –Thầy Ký nói.
- Mất con này còn con khác. Thầy Ký quên là thầy gởi tôi một con, gởi anh Tám tôi một con hay sao?
- Ừ phải rồi. Đâu đưa tôi qua chòi anh Tám coi con gà chút.
- Chòi của anh Tám chỉ cách một vùng ruộng nước, nhưng
không đi xuồng được. Phải lội.
- Không sao. Các ông vua gà đi tìm hiền thần là phải khổ. Nhưng rồi cũng tới nơi.
Chín Trung nói ngay mục đích của phái đoàn. Anh Tám nói:
- Gà thì còn kia, nhưng thầy Ký, ông Thôn và quí khách cần nó để làm gì mà phải vất vả vậy?
- À, cũng có chút chuyện.
- Thầy Ký nuôi làm gì thứ gà “sát nhơn” đó?
- Sao vậy?
- Nó là loại gà kỳ cục. Bàu diều bên trái. Không đạp mái. In như gà bóng vậy, nuôi chỉ tốn lúa thôi. Tôi nhốt nó trong cái rổ mấy ngày liền. Thấy nó đói tội nghiệp,, tôi thả ra. Nó bốc rượt mái như quỉ. Con gà mái Tàu chạy bay qua đìa nó cũng theo, con mái thót lên cây nó cũng đuổi riết, bay lên nóc nhà nó cũng không tha. Rốt cuộc nó chụp được con mái. Tôi để ý thấy nó đập mái trên nóc nhà. Một lần khác nó rượt con mái khác, rồi đạp ở dưới đất, nhưng không cắn đầu con mái. Đạp xong nó bước xuống con mái lăn ra chết tươi.
- Sao kỳ vậy? – Thầy Ký hỏi:
- Cựa nó đâm lủng phổi con vợ nó thầy Ký à!
- Rồi nó đâu?
- Tôi cầm tù nó trong cái rổ giằn gộc cây ở góc sân kia!
Anh Tám bắt đem lại cho thầy Ký. Thầy Ký bồng con gà rồi trao qua cho ông Hội liền.
Ông Hội xem qua rồi nói:
- Đúng là bầu diều bên trái! – rồi móc tiền – chú em cho tôi xin con gà.
Thầy Ký nói:
- Gà của tôi đó ông Hội.
Anh Tám xoa tay:
- Mấy ông bắt nó đi tôi còn mừng. Để nó ở đây tôi không còn gà mái để lấy trứng.
Tuy vậy, ông Hội cũng dúi vào tay anh Tám một tờ bạc.
- Công anh nuôi.
Phái đoàn về chòi Chín Trung, thằng nhỏ xách con gà tới đưa cho tía nó. Con gà chỉ còn nửa cái xác. Đầu mất, cánh gãy. Ông Hội bảo gói lại, rồi cả phái đoàn trở về trại ông Thôn. Mặt trời chiều xuống khỏi ngọn trâm bầu. Ông Thôn cầm khách:
- Bây giờ về không kịp, qua hai ba cái bắc bất tiện, xin ông Hội và thầy Giáo ở lại sáng mai rồi đi xuống Hội Đồng Hoài. Đường tắt từ chòi Chín Trung lội thẳng thì chỉ hơn một tiếng đồng hồ, còn trở vô chợ đi xe hơi thì chừng sáu cây số.
Ông Hội nói:
- Chuyến đi này được con gà là đủ rồi chú Thôn ạ.
- Gà có báu diều bên trái là linh kê, lại thêm không đạp mái hoặc đạp mà không đạp dưới đất, chỉ đạp trên cao. Nếu đạp dưới đất thì đôi cựa đâm lủng lưng gà mái. Ba bốn cái linh gồm vô một thì con gà này ắt phải là đại linh kê đó chú Thôn. – Thầy Năm tiếp lời ông Hội giải thích thêm.
Ông Hội nói:
- Bạn gà nòi nhau mà hỏi nài gà thì hơi kỳ, nhưng bụng tôi muốn con gà này không biết chú Thôn và Thầy Ký tính sao?
- Dạ, ông Hội cứ bắt về nuôi, tôi không có tính gì hết! –Ông Thôn nói:
Thầy Ký tiếp theo:
- Không phải tri âm ngàn vàng không ngó. Gặp tri âm xin tặng để giao tình.
Ông Hội liền móc túi áo một vật cong cong bằng ngón tay trao cho thầy Ký, rồi mở dây nịt buộc ngang lưng ông Thôn.
- Tôi xin tặng hai hiệp sĩ gà nòi!
Trong lúc thầy Ký và ông Thôn còn đang bỡ ngỡ chưa biết là những vật gì và không biết có nên nhận hay không thì ông Hội trỏ từng món một và cắt nghĩa:
- Cái vật cong cong đó là nanh con cọp bọng, còn cái kia là nanh sấu. Nanh cọp bọng để giành cho gà uống nước. Dân chơi gà sành, mê lắm. Dễ gì tìm. Lấy nó làm đơn vị đo lường. Tôi tin tưởng uống nước trong báu vật này, uy phong, uy lực của mãnh hổ sẽ được truyền qua gà thành hùng kê.
Ông vui miệng giải thích luôn:
- Nanh cọp đặc thì dễ tìm hơn. Vì nanh cọp bọng là nanh của cọp già cô độc, thỉnh thoảng mới có một cái chớ không phải con cọp già nào cũng có nanh bọng. Thầy pháp thầy bùa mà bắt được loại nanh này thì coi là bửu bối. Họ dùng làm kèn để xua đuổi tà ma.
Rồi ông bắt sang cái nanh sấu:
- Đây là nanh lão ngạc tức là sấu già. Đôi khi lão ngạc cũng có nanh họng. Lão ngạc có nanh họng ban đêm lội sông sáng lòa như đèn rọi. Người ta tin đó là vong hồn của người bị sấu ăn theo đòi mạng. Người bắt được loại nanh này thì dùng làm cán dao giắt trong mình sẽ trừ được bịnh hoạn, xua đuổi được trộm cướp và những chuyện rủi ro. Đây là của tôi mua lại của một ông già Miên ở Sóc Trăng chuyên môn đi buôn tơ lụa cánh kiến từ Sóc Trăng lên Châu Đốc, đi đi về về không khi nào bị trộm cướp, mất mát ốm đau. Ông Thôn nhìn con dao cán vàng lườm, lưỡi nhỏ đút trong vỏ da, cảm động nói:
- Vật quí như vậy, ông Hội nên để tùy thân. Tôi có đi cũng vòng quanh đây thôi, đâu có cần bằng ông Hội.
- Tri âm mà chú Thôn. Xin nhận đừng từ chối. Ông Thôn bèn dắt ông Hội và thầy giáo đến bên một căn trại lá trong đó có nhốt ba con gà khác sắc lông. Ông Thôn trỏ từng con một và giải thích:
- Đây là con Chuối Xanh đã ăn nghề hai độ chém chết đối thủ đầu trước nhất, tôi đật tên là Cáp Tô Văn. Đây là con Xám Võng, to con, đá đòn như búa sắt, tôi đặt là Lý Ngươn Bá. Còn đây là con Điều Một. tối một mắt,, tôi đật là Độc Nhãn La Thành. Nhưng nó có cái đặc biệt hễ địch thủ xoay qua bên mắt tối là nó đá một phát chân không, không cần nắm đầu, địch thủ chết ngay. Chân của nó, ông Hội xem đó, có phải là cựa Song Đao không? Chuốc ra rồi thấy lạnh mình. Tôi xin tặng ông Hội để làm quen.
Nói xong ông Thôn mở cửa chuồng bước vào bồng con Điều Một trở ra nâng hai tay trao cho ông Hội. Ông Hội cũng đưa hai tay nhận lấy và nghiêng mình nói:
- Thật quí hóa vô cùng.
Ông Thôn vỗ lưng con Điều Một với giọng âu yếm, cảm động:
- Về với chủ mới con cũng phải đá giỏi như ở với ba nghe con.
Ông Thôn bảo thầy Ký lấy chiếc nhím mới có quay xách, có lỗ hơi, bên trong có bọc vải đề phòng bao nhím nhám làm trầy chưn và cựa gà, mở miệng ra. Ông Hội trân trọng để con gà vào rồi xách đi. Thầy Ký và ông Thôn tiển khách ra tận Bến Xẻo, nơi chiếc ghe hầu đợi chờ.
Hai bên bịn rịn mãi mới chia tay. Đứng trước mũi ghe, ông Hội còn chưa nở rời chân. Ông nói:
- Hai mùa gà nữa không lâu, khi chú Thôn mãn tang tôi sẽ cho người xuống rước lên xứ tôi chơi. Còn cái xác con linh kê thì về tới trại tôi sẽ cắt cặp chân phơi khô treo ở trại phần, còn lại tôi sẽ chôn cất đàng hoàng, mong hồn nó sẽ phù hộ cho bạn bè nó còn đang chiến đấu ở dương trần.