Chương 23

    
ã hai hôm nay Lena Medovskaya không có mặt ở trên lớp. Không ai biết cô làm sao. Cuối cùng cô đến lớp và báo rằng cô mắc bận vì phải chuyền nhà.
Cũng trong ngày hôm ấy, Vadim nhận được lời mời tới dự mừng nhà mới. Hóm qua là đám những người lớn tuổi, còn hôm nay Lena mời đám thanh niên. Bạn cùng trường cô chỉ mời có ba người: anh, Sergei và Mắc Vinkin. Cô không muốn mời thêm ai nữa, bởi vì” lúc nào cũng vẫn những con người ấy thì rốt cuộc sẽ phát ngấy lên mất. Những người thú vị nhất cũng sẽ làm cậu phát chán, nếu ngày nào cũng nhìn thấy họ”. Ngoài ra còn có một thanh niên tên là Garik ở nhạc viện, một người ở trường nghệ thuật, các bạn gái của Lena từ hồi học phổ thông, một người em họ của cô…
Cô liến thoắng gọi tên mọi người, kể về những người không quen biết nào đó - Vadim nghe một cách lơ đễnh. Thời gian gần đây giữa hai người chỉ còn lại quan hệ bình thường gắn với công việc. Quan hệ đó trông bên ngoài hình như lại giống ở thời ký năm thứ nhất, khi họ đối với nhau là những người bạn bình thường cùng học. Và hình như điều đó khiến cả hai cùng yên tâm. Vadim đã không hồi Lena tại sao hôm ấy lại không đến ga Belorussky. Cô đã tự minh đến gặp Vadim để thanh minh, cô nói là đến phút cuối mẹ cô không cho cô đi, bởi vì Lena vừa mới lại người sau trận cúm, rằng cô đã van xin mẹ mãi mà không được. Lena xin lỗi rất sầu não. Vadim bồ qua cho cô một cách dễ dàng, bởi vì tất cả những điều đó không còn khiến anh quan tâm.
Bây giờ anh cũng suy nghĩ một cách bĩnh tĩnh và tỉnh táo trước lời mời của cô. Anh hiểu tại sao cô chỉ mời có ba người. Đây là một buổi liên hoan rất đặc biệt - có bó hoa của những người hâm mộ, căn nhà mới của thần tượng. Chẳng sao, cũng chi để mua vui thôi mà. Tuy thế anh vẫn muốn tò mò được nhìn Palavin với bó hoa đó. Đến cũng được, mà không đèn cũng chả sao.
- Anh không hứa trước, Lena ạ, - anh nói. - nếu rỗi, anh sẽ đến. Hôm nay anh có cuộc họp quan trọng ở nhà máy.
- Lại nhà máy! - cô nhíu mày phật ý. - Tóm lại, em đợi anh. Cố gắng đến, anh Vadim nhé!
Cô đưa Vadim địa chỉ. Người ta đã mắc dây nói, nhưng chưa đùng được…
Ngày hôm ấy giờ học của nhóm văn học diễn ra trong văn phòng Đoàn thanh niên cộng sản. Mọi người tranh luận về một vấn đề khiến họ quan tâm - đó là vấn đề ra tập san của Đoàn. Họ quyết định lấy tên tập san là “Mũi dao” và điều đó không gây nên một sự tranh cãi nào cả. Nhưng mọi người lại tranh luận sôi nổi ở chỗ tập san sẽ mang tính chất văn học thuần túy hay là tính chất văn học sản xuất.
- Nếu là tập san của nhà máy thì nghĩa là nó phải có tính chất sản xuất! - Balasov nói và chém chém bàn tay một cách quả quyết. - Nghĩa là cũng như bất kỳ phân xưởng nào khác, nó cũng phải phục vụ cho kế hoạch 5 năm của nhà máy.
- Chúng ta cần một tờ báo tường như vậy để làm gì? - Valia Batukin bướng bỉnh cãi lại. Một tờ báo in với số lượng lớn là đủ rồi! Chả cần phải cạnh tranh mà làm gì nữa…
Cuộc tranh luận đang sôi nổi, thì đồng chí biên tập viên tờ bảo nhà máy bất chợt bước vào.
- Tôi mang đến các đồng chí một tài liệu rất tuyệt cho số tập san đầu tiên, của các đồng chí, - vừa nói, đồng chí vừa rút ừ túi quần ra một chiếc phong bì, - Người ta gửi cho toà soạn chúng ta cái này đây. Các đồng chí hãy đọc và phân tích xem.
Balasov đọc to bức thư. Đó là thư của anh thợ rèn trẻ tuổi Solokhin gửi cho toà soạn. Anh đã nghĩ ra bộ gá cho phép rèn sáu chi tiết cùng một lúc và như vậy sẽ làm cho toàn bộ quy trình sản xuất tăng gấp ba lần. Thế mà ở phòng sáng chế và hợp lý hoá sản xuất, phương pháp của Solokhin lại do toàn một lũ quan liều duyệt và bị coi là không có hiệu quả. Trong khi đó đồng chí kỹ thuật viên phân xưởng rèn lại đánh giá ngược hẳn lại: cách lắp thêm bộ gá là rất hay, thậm chí rất có hiệu quả.
- Thế nào, đồng chí Valentin, chúng ta sẽ cho đăng chứ? - Balasov hỏi. - Hay là không cần? Hay là những “khoan với búa” của cậu quan trọng hơn?
- Tất nhiên phải đăng rồi… ít ra cũng… - Batukin chau mày, lắp bắp. - Nhưng cũng vẫn cần phải tìm hiểu kỹ, thế đấy! Cần phải kiểm tra - nếu không thì đánh độp một cái, chả ai…
Lập tức mọi người quyết định cử ngay một người tới phân xưởng rèn, bởi vì hôm nay Solokhin làm ca hai. Vadim chưa bao giờ được xem phân xưởng rèn, nên yêu cầu được cùng đi luôn với Balasov.
Vừa mới bước chân vào ngưỡng cửa của phần xướng, Vadim đã nghe thấy những tiếng búa đập choang choang khắp nơi. Hơi nóng và mùi kim loại bị nung nóng phả vào mặt. Những chiếc búa hơi khổng lổ và những máy nén hàng chục tấn, giống như những con quái vật niên đại trung sinh, đứng cao sừng sững dọc hai bên căn nhà rộng thênh thang và chạy ầm ầm liên tục, làm rung chuyến cả sàn nhà. Những tia sáng đỏ hắt ra từ những tấm bản lề bằng kim loại của chúng. Những người đứng bên cạnh các cỗ máy trông nhỏ bé và can đảm.
Vadim nhìn thấy một người mặc áo lao động mỏng đang cầm một chiếc kìm dài giữ một thanh sắt màu lửa vàng nhạt đưa vào dưới lưỡi búa. Dùng chân phải đận vào bàn đạp, người đó điều khiến chiếc búa đập thanh sắt dẹt xuống một cách nhẹ nhàng.
Thình thoảng người công nhân đừng chân làm cho cái mặt búa tù tù màu đen bị treo lơ lửng bất động, như đang nhằm đích, rối sau đó lại bắt đầu dập dập một cách nhịp nhàng. Thanh sắt nung đỏ bắn tung tóe ra xung quanh những tia lửa, rồi nguội đi rất nhanh, đen sẫm lại và mang những hình dáng nhất định. Lúc ấy, người công nhân dùng kìm lôi ra, và quẳng sang một bên. Sản phẩm rèn xong, chất thành đống cao - những sản phẩm màu tím đồng, óng ánh như cánh chim trĩ.
Solokhin sắp rèn xong một chi tiết. Bây giờ anh đứng hơi cúi mình, chân giạng ra và giữ chặt lấy thanh sắt mỏng bằng kìm. Mỗi khi chiếc búa đập xuống, tay anh lại rung lên và miệng anh chợt méo xệch đi.
Khi bước lại gần và cất tiếng chào, Vadim thấy khuôn mặt gầy gầy có đôi mũi hếch của anh đẫm mồ hôi, làn tóc bết chặt vào trán thành từng mớ vàng sẫm. Solokhin mừng rỡ khi được biết ban chấp hành Đoàn thanh niên cộng sản quyết định giúp đỡ anh và anh đưa cho xem bản mẫu bộ gá của mình…
- Ngày mai tôi sẽ đến gặp đồng chí kỹ sư trường, - Solokhin nói. - Tôi vẫn hết lòng với phòng hợp lý hoá, chắc họ sẽ phải ủng hộ tôi chứ. Mà tôi, nếu đã quyết cái gì, thì tôi sẽ làm đến cùng! - Anh vung bàn tay lên quả quyết. - Được ăn cả, ngã về không.
- Thôi được, ngày mai cậu cứ đi, - còn hôm nay chúng mình sẽ đến đó, - Balasov nói. - Chúng mình sẽ giải quyết việc này, tớ hứa với cậu như vậy! Đi thôi, đồng chí Vadim Petrvich!
Trong phòng hợp lý hoá sản xuất, một người kỹ sư đứng tuổi, trán hói, đang ngồi sau bàn vẽ một cái biểu đồ bằng thuốc nước, tiếp hai người. Hai người tự giới thiệu là cộng tác viên của tập san “Mũi dao” có quan tâm đến sáng kiến của Solokhin. Người kỹ sư hơi lúng túng một chút. Ông ta chưa được nghe đến tên một tập san nào như vậy và chắc mẩm đấy là một thứ báo kỹ thuật mà mình chưa biết.
- Các đồng chí thấy đấy… - ông ta vừa ho, vừa nhìn xuống chân bàn, nói. - Anh Solokhin chưa hẳn là một nhà phát minh. Một tay thợ rèn trẻ, bình thường, nhưng, tất nhiên, cũng thuộc loại có sáng kiến. Mà chúng ta chính ra là phải ủng hộ những người như vậy, phải không các đồng chí? Tôi hiểu sự quan tâm của các đồng chí. Nhưng, các đồng chí thấy đấy, vấn đề này lại…
Người kỹ sư bắt đầu nói bằng một giọng kề cà, đều đều và lan man, và cứ chốc chốc lại ngó xuống gầm bàn, ông ta nói rằng, về thực chất, sáng kiến của Solokhin, cũng có một “cái gì đó” thật, nhưng sáng kiến này còn chưa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Tất nhiên phòng hợp lý hoá sản xuất không hề có ý bác bò nó, nhưng hiện nay phòng nào cũng đang bận trang bị cho phân xưởng 5, không có khả năng thực tế nào để đưa sáng kiến này lên được.
- Nhưng ít ra các đồng chí cũng phải cho một kết luận khẳng định nó chứ, - Balasov vừa cau có nhìn cái biểu đổ vừa nói. - Các đồng chí đã có kết luận nào chưa?
- Tất nhiên, - viên kỹ sư rút ngăn kéo bàn lấy ra một tờ giấy. - Đây là những nhận định chung. Có tính chất sơ bộ.
Ông ta chìa tờ giấy về phía Vadim và anh bắt đầu đọc to.
- Thế này… “Bộ gá để rèn các chi tiết KH-20 theo dạng này không đáp ứng được vấn đề hợp lý hoá quy trình, hiệu quả kinh tế có thể có, nếu cái biến một cách co bản về mặt kỹ thuật… Về cơ bản có điềm đáng chú ý! mặc dù nhìn chung không có gì mái”. Phải chăng các đồng chí gọi thế là sự đánh giá khẳng định?
- Đại loại là thế. Rõ ràng các đồng chí ít có dịp tiếp xúc với các sự đánh giá về các sáng kiến khác…
- Chúng tôi chỉ thấy có một điều, - Balasov nói, - là Solokhin đúng khi gọi các anh là cả một bọn quan liều. Cậu ta rất cố gắng, chịu suy nghĩ về công việc của mình, còn các anh thì chi nghỉ khỏe chơi dài, đã gạt phăng những đề nghị của cậu ấy. Tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản không cho phép làm như thể!
Viên kỹ sư nhướn mày lên, sửng sốt!
- Xin lỗi, tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản nào thế hả?
- Đoàn thanh niên cộng sản của nhà máy. Sẽ không để yên đâu. Tôi có trách nhiệm nói với anh như thế.
- Xin lỗi. Thế các anh… là đại biểu của tập san?
- Phải, tờ “Mũi dao” của Đoàn thanh niên cộng sản. Sò sắp ra mắt và các anh sẽ đọc thấy những điều nói về mình. Chúng tôi sẽ bảo vệ Solokhin bằng mọi cách.
Rõ ràng là viên kỹ sư cảm thấy có vẻ yên trí. Ông ta tựa lưng vào thành ghế và lại mỉm cười nữa:
- Tôi đã tiếp các anh, hiểu không… Các bạn trẻ, bọn các anh định hù tôi chắc? - Ông vừa nói vừa vui vẻ lau trán hói. Sau đó, ông lại cúi người xuống bàn cầm lấy một cái bút lông nhỏ và nói bằng một giọng đã khác. - Thế đấy, các bạn trẻ ạ. Ra thế. Nó là thế đấy. Tôi không thể làm gì được đâu.
- Tức là có thể thôi?
- Đúng, có thể thôi. Tôi đã giải thích cho các anh hàng chục lần rồi: lệnh của giám đốc, các phòng đều ngập đầu trong công việc rồi. Các anh cứ viết thế nào tùy ý, nhưng chẳng ăn thua gì đâu! Chỉ thêm bẽ mặt với số bảo đầu của các anh thôi. Rồi các anh thấy.
Ông ta nhúng chiếc bút lồng vào nghiên mực, lấy ra những sợi lông, rồi lại cúi mình xuống tấm biểu đố.
- Rồi sẽ thấy ai là người bị bẽ mặt, - Balasov giận dữ nói. - Chúng tôi sẽ lên gặp giám đốc ngay bây giờ!
- Xin mời, - viên kỹ sư gật đầu. - Cái đó tùy ý các bạn.
- Thật là một gã hợm hĩnh, chỉ biết ngồi vẽ nhăng thôi. Một tên bảo thù! - Balasov giận dữ nói, sau khi bước ra khỏi phòng hợp lý hoá.
Hai người đền văn phòng ban giám đốc. Người nữ thư ký nói rằng giám đốc lên Bộ và hôm nay không về. Ngán ngẩm, cả hai quay trở về văn phòng Đoàn. Tất cả các học viên đã giải tán chỉ còn lại có Kuznetsov đang ngồi trực. Sau khi nghe Balasov, anh nói sáng mai sẽ thân chinh lên gặp giám đốc.
- Rất tiếc là Anatoli Stepanovich đã chuyền công tác lên Cục rồi. Chúng ta bao giờ cũng dễ nói chuyện với đồng chí ấy, - Balasov thở dài nói. - Còn ông mới này, có trời mà biết…
- Anatoli Stepanovich là ai thế? - Vadim hỏi.
- Đấy là đồng chí giám đốc cũ, mới chuyến công tác hổi đầu tháng. Còn bây giờ người ta cử một ông ở nhà máy khác đến. Một ông Medovsky nào đó.
Vadim ngạc nhiên:
- Medovsky hả? Thế tên là gì?
- Konstantin Ivanovich. Trông bên ngoài là một người khó tính.
“Chẳng nhẽ chính là bố Lena? - Vadim nghĩ. - Cô ấy là Elena Konstantinovna. Cha cô ấy chả là một kỹ sư có tiếng mà. Đúng rồi, có lẽ!”.
Anh liếc nhìn đồng hồ. 9 giờ hai mươi phút. Đi luôn không về nhà chứ? Cứ mang cặp thế này mà không thay quần áo được không? Ồ, đi thì đi. Biết đâu có khi cũng rõ thêm được điều gì đó…
Vadim bước lên chiếc thang máy vẫn còn phảng phất mùi sơn thơm dịu dẫn đến tầng năm.
Chưa đi tới cửa anh đã nghe thấy tiếng đàn đương cầm và tiếng cười nói ầm ĩ. Nghe tiếng chuông của anh lập tức có một người nào đó chạy ra mở cửa. Đó là Lena trong chiếc áo dài dạ hội bằng lụa, rất dài theo mốt mới nhất. Toàn thân cô từ đầu tới chân đều lấp lánh: từ đôi dép sơn mài màu sáng chiếc áo đài ổng ánh, chuỗi hạt xoàn màu lựu trên ngực, cho đèn cặp mắt nâu ánh lên rạng rỡ và đôi môi mọng đò chót.
- Đến rồi! Anh Vadim, sao lâu thế? - cô hét to, giật mạnh chiếc mũ của anh và giằng lấy cái cặp. - Còi áo ra đi! Không có chỗ hả? Đặt lên trên chỗ này… thế được rồi. Chúng em chờ anh mãi…
Tiến sát lại gần anh, cô hỏi nhỏ:
- Sao anh không thay quần áo?
- Anh từ nhà máy tới đây luôn. Không kịp rẽ về nhà.
- Thôi chả sao, chuyện vặt ấy mà… Ta vào đi!
Cô cầm tay Vadim, kéo anh theo Vadim đi qua một dãy hành lang vào một căn phòng lớn, ở đó đã có mười hai người khách đang ngồi xung quanh một cái bàn. Nhìn vào dãy bàn thật khó có thể nói ở đây người ta đang nóng ruột chờ Vadim. Mâm bát đã bắt đầu được thu dọn - một người nào đó đang chơi dương cầm, quanh bàn mọi người nói chuyện ồn ào, lộn xộn. Cái không khí trò chuyện trong phòng khiến anh có cảm giác là họ vừa được chén đẫy và rất mãn nguyện, cánh đàn ông thì hút thuốc, còn các cô gái thì nhai kẹo.
Lena giới thiệu Vadim:
- Anh Vadim Bỗ-lốp, cũng là một nhà sư phạm tương lai và là một người bạn chung của chúng ta.
- “Người bạn chung của chúng ta” đã làm chúng ta “khắc khoải mong chờ”, - Mắc Vinkin chêm vào và mỉm cười vẫy tay gọi Vadim.
Tất cả cười tán thành.
- Vadim là bạn chí thiết của Sergei Palavin đấy. Hai người đã học cùng với nhau từ thưở bé. - Lena nói, nhưng Sergei hĩnh như bỏ ngoài tai những lời cô nói, vẫn tiếp tục trò chuyện với một thiếu nữ ngồi bên.
- Phải, từ thưở bé, - Vadim nói cho có chuyện.
Bà Anbina Trofimovna mỉm cười rạng rỡ dẫn Vadim tới chỗ ngồi sau bàn. Mọi người bắt anh uổng hết một cốc vại lởn rượu phạt. Bà Anbina lăng xăng xung quanh anh, mời hết món nọ đến món kia và thu hết thức ăn trên bàn xếp đầy trước mặt anh. Khách khứa sữa soạn đứng dậy và Vadim cảm thấy khó xử. Nhai xong một miếng gì đó và uống hết một cốc rượu nữa, Vadim đứng dậy và lại gần Mắc.
- Có gì mà trông ông bạn già buồn thế? Không có người chơi cờ à?
Mắc trều môi khỉnh bỉ!
- Cờ và rượu ư? Vô nghĩa. Mình đang quan sát”.
Vadim cũng quan sát. Nam giới có hai người anh không.
Biết: một là tay Garik ở nhạc viện, một thanh niên lịch thiệp, có bộ tóc rất dày gọi Lena là Elena Konstantinovna và người em họ của Lena, viên trung úy phi công đỏm đáng đang ngồi buồn bã ở đi-văng và hút thuốc hết điếu này đến điếu khác. Các cô gái không gây cho Vadim một sự chú ý nào hết, dù mới gặp lần đầu. Lộng lẫy và có vẻ đẹp khiêu khích nhất trong đám chỉ có Lena.
Mấy cô gái vây quanh Sergei và anh chàng đang kể lại cho các cô nghe những tiết mục trong buổi liên hoan văn nghệ nghiệp dư. Các cô khoái chí cười ha hả, vỗ tay bôm bốp. Một người nào đó mờ máy hát, nhưng đĩa hát chạy không - chẳng còn ai muốn nhảy nữa… Vadim chả bụng dạ nào mà nghĩ đền chuyện nhảy… Anh chì nóng lòng muốn biết Medovsky có nhà hay không.
Lena giới thiệu cho anh xem căn nhà mỏi. Anh đi khắp các phòng rộng rãi toả ra mùi gỗ ghép còn tươi, với những đồ gỗ chưa nhiều kê ngay ngắn dọc hai bên tường như thường thấy ở những gia đình chuyền sang ồ trong những căn hộ mới lớn hơn. Và không kịp suy nghĩ, anh gật gù trước những lời giải thích? liền thoắng của Lena. Cô, bắt anh đẩy hộ những chiếc tủ đứng, vặn vặn những chiếc ổ khoá rất đẹp ở cửa ra vào, kẻo những sợi đây nhỏ ồ những ô cửa sổ nhỏ rất dễ mở và không gây tiếng động mở nước nóng vào bồn tắm, thậm chí đem đổ tàn thuốc vào thùng rác dưới bếp.
Phải, căn hộ thật là tuyệt vời, nhưng Vadim đang chỉ muốn biết một điều: chủ nhân nó đâu? Cuối cùng Lena mở hé chiếc cửa của một phòng - Vadim trông thấy một cái bàn viết có chiếc đèn bàn màu xanh lá cây, các tủ sách lấp lánh những gáy sách mạ vàng…
- Đây là phòng làm việc của ba em. - Lena nói và đóng cửa. Đối với Vadim điều đó cỏ nghĩa là “Ba em không có nhà”, và suýt nữa anh buột miệng hồi: “thể khi nào ông cụ về?”.
Anh bỗng thấy cả buổi tối nay thật vô ích Anh thấy mệt và định là sẽ tranh thủ ra về sớm. Nếu nửa giờ nữa mà không gặp Medovsky, anh sẽ về.
Khi Vadim trở lại phòng ăn, quang cảnh vẫn y như cũ. Cũng vẫn những chiếc đĩa hát quay đều một cách vô nghĩa, viên trung úy phi công vẫn ngồi lì ở chiếc đi-văng, lười nhác đặt hết đĩa này đến đĩa khác. Sergei vẫn chuyện trò với khách bằng cái giọng ba hoa như cũ. Ngồi ngất nghểu trên cái ghế bành và xoay xoay cái tẩu thuốc, anh ta đang kể lại những mẩu chuyện hóm hỉnh, ngộ nghĩnh gì đó trong sinh hoạt ở trường, diễn tả bộ điều của các vị giáo sư. Dù động đến để tài gì, anh ta cũng lập tức nhập ngay được vào câu chuyện, thu hút được sự chú ý của người nghe, buông những câu hóm hỉnh, xác đáng và quả quyết tựa như muốn khẳng định luôn vậy.
Vadim quan sát Sergei và cảm thấy mỗi lúc anh ta một đáng ghét hơn. Tất cả những mẩu chuyện hóm hình, vui nhộn ấy đối với Vadim thật là tầm thường, vô vị, bởi vì mọi người đều đã nhàm tai, đã ngấy từ lâu, thế mà ở đây, những mẫu chuyện đó rõ ràng là mới mẻ và những nữ thính giả của Sergei đã đón nghe chúng, luôn miệng xuýt xoa vẻ ngạc nhiên và thản phục.
Cuối cùng bà Anbina Trofimovna cho rằng nếu cứ để một số người xúm quanh một mình Sergei mãi, và để những người bạn trẻ khác ngồi riêng một góc thì hơi bất tiện. Họ hoàn toàn bị chinh phục, nhưng mà thực ra thì cần phải tuân theo những nguyên tắc hiếu khách. Lợi dụng lúc Sergei nghỉ để nhồi thuốc, bà đã khéo lái câu chuyện sang hướng khác:
- À, nhân tiện anh Sergei vừa nhắc đến nghệ thuật. chắc các cháu chưa được xem chân dung Lena đo Garik vẽ phải không?
Chưa ai được trông thấy cả và tất cả đều muốn được xem ngay.
- Bác Anbina Trofimovna… Cháu xin bác! - Garik kêu lên, van nài - Bức ấy đã xong đâu, cháu mới phác ra ấy mà… Kìa, cháu van bác đấy!
Nhưng bà Anbina Trofimovna vẫn lờ đi và lập tức chạy sang buồng bên lấy ra một bức chân dung Lena vẽ bằng mực lổng trong khung gỗ.
- Rất đạt, có đúng không nào? - bà vừa nói vừa đưa bức chân dung tới sát cái đèn. - Đặc biệt là nửa mặt dưới. Đúng không nào?
Mọi người ổ lên tán thành, và Sergei nói bằng giọng quyết đoán:
- Khá lắm. Mặc dù bức hoạ đúng là chưa vẽ xong.
- Tất nhiên, ở ngoài Lena trông đẹp hơn, - viên phi cồng ít lời lên tiếng, và lần đầu tiên rời khỏi đi-văng.
- Ở ngoài đời thì đã đành, Nikolai ạ! - Bà Anbina Trofimovna mỉm cười nói. - Cháu quên rằng ngoài đời mọi cái đều đẹp hơn à! Có phải thế không nào?
Tất cả đều đồng ý với bà Anbina và cùng cười. Vadim ngước nhìn nhà hoạ sĩ đang đứng ở một góc, mặt đồ bừng và cắn môi một cách thảm hại, khiến anh nghĩ rằng anh ta chắc phải là một thanh niên tốt bụng và dễ mến.
- Ở đây chúng ta có biết bao nhiêu là nhân tài, - bà Anbina nói. - Sergei thì viết văn, rồi Garik, vừa là nhạc sĩ vừa là hoạ sĩ, Vadim sẽ trở thành một nhà bác học…
- Anh Vadim vẽ cũng đẹp lắm, - Lena nói. - Có khi còn hơn cả Garik cơ!
- Thể thì thật là tuyệt! Taxia nhảy đẹp nhá, giọng Lena cũng được nhé, còn Mắc, tôi nghe nói, mê cờ lắm. Còn Nikolai của chúng ta là một nhà điền kinh, một đô vật…
- Không phải đô vật, mà là vận động viên mười môn phổi hợp, bác Anbina ạ, - viên phi công cười mỉm. - Bác vẫn là một người không am hiểu thể thao lắm.
- Bác làm sao biết được, Nikolai? Tóm lại, nhà ta là đỉnh Olympic, nơi tụ họp các nàng thơ. Có phải thế không? Chúng ta có thể tổ chức những buổi liên hoan, hoà nhạc thú vị. Căn phòng này là hoàn toàn thuộc quyền các cháu sử dụng. Các cháu cứ vui chơi thoải mái, sẽ chẳng có ai làm phiền các cháu. Bác trai thì chúi mũi vào công tác từ sáng đến tối.
“Cái ấy thì hẳn rối”, - Vadim nghĩ bụng.
- … và nếu ở nhà ông ấy cũng chả phản đối đâu. Ông ấy cũng thích bọn trẻ lắm. Bác nói thật đấy! Ta còn có thể tổ chức một buổi sinh hoạt văn học. Sergei sẽ đọc thơ và kịch của mình…
- Mẹ ạ, anh ấy đang viết tiểu thuyết đấy.
- Càng hay. Tiểu thuyết mà đọc to lên cùng nghe thì còn hay hơn cả kịch nữa. Hay lắm! cần phải biết tiêu khiển. Cứ gì phải có rượu vào mới vui?
- Ôi, bác Anbina Trofimovna, bác cứ nói! - Sergei hoảng hốt, có về đóng kịch, - Cứ kề tận môi chúng cháu cũng chịu!
- Bác thi biết anh chịu rượu thế nào rồi, Sergei ạ! - bà Anbina nói một cách ý nhị. - Bác đã có dịp chứng kiến rồi. Thế sao, anh không thích đề nghị của bác à?
- Không, cháu rất đồng ý với bác. Toàn điện và triệt để, - Sergei nói. - Mắc có thể biểu diễn một trận đấu cờ nhiều bàn. Belov có thể kể về chủ nghĩa duy cảm Nga. Cháu xin biểu quyết tán thành đấy ạ! Còn chị em?
Các cô gái phá lên cười và nói rằng họ cũng nhất trí. Bà Anbina Trofimovna giơ ngón tay doạ Sergei:
- Sergei, đừng đùa nữa! Không được đùa suốt buổi vui đấy.
- Mẹ ơi, mà mẹ cũng đừng giáo huấn mọi người suốt cả buổi vui nữa chứ! - Lena nói. - Mẹ thì cứ chọt nghĩ ra cái gì là chẳng để ai yên được nữa. Garik, anh cho mọi người nghe vài bài đi! Chơi Bethoven đi, những bản mà anh vẫn thích ấy!
Garik ngoan ngoãn ngồi xuống bên chiếc dương cầm. Anh chơi một cách sôi nổi, toàn thân rung lên bần bật và đưa đầy cái hàm giống như một con chó sùa không ra tiếng. Garik chơi khá lâu và tất cả mọi người im lặng nghe một cách kiên nhẫn, mặt trầm tư suy nghĩ. Bỗng nhiên Mắc chậm tay vào ống tay áo Vadim, ra hiểu cho anh bằng một ngón tay. Cả hai lẳng lặng bước ra ngoài hành lang.
- Vadim, theo cậu bây giờ mình bồ về cũng chả sao chứ? - Mắc khẽ hỏi, giọng thì thầm.
- Bồ về là thế nào? - Vadim ngạc nhiên. - thể không chào ai à?
- Không, mình sẽ từ biệt Lena. Phải,,, vì những cảnh này chán qua, cậu không thấy sao?
Vadim mĩm cười gật đầu.
- Và nói chung tất cả những cái đó… như là… - Mắc ngừng lời bối rối, rồi thở dài. - Tất cả những cái đó tớ thấy nó thế nào ấy. Bực mình, cậu hiểu không…
- Mình hiểu, - Vadim nói, bắt đầu chăm chú nhìn Mắc.
- Đúng thế, - Mắc nói và cúi đầu. - Ngay từ đầu mình đã không thích cái kiểu mời táp nham ấy. Garik ở nhạc viện. Ma-rích ở đài thiên văn, rối những ai ấy, lại cả… Cái chủ yếu là chỉ cần một mình Garik đền là đủ. Còn mình đến để làm gì? Sao không nói thẳng ra điều đó?
- Nói thẳng cái gì kia?
- Là… mình ở đây chả ích gì. Chậc, thôi.
Ngừng một lát, anh nói khẽ và với giọng ngạc nhiên:
- Rồi cả… Sergei nữa chứ! Nó chỉ là một thằng người rơm thôi… Chẳng nhẽ cô ta lại không hiểu? Không. Cô ta không thể hiểu rồi. Không! - Mắc lắc đầu khẳng định. - Nhưng mình thì mình hiểu. Chính cô ta là như vậy đấy. - Mắc nhìn Vadim do dự. Vadim cau mày và cụp mắt xuống. - Chi cần thấy cô ấy là mình đã hiểu và thật đau lòng, Vadim ạ. Nếu một lúc nào đó đã từng yếu, chắc cậu hiểu điều đó, Thật đáng sợ khi người ta không yếu, nhưng còn đáng sợ hơn nhiều, khi ta bỗng nhận ra rằng ta đã tự lừa đối mình, Tất cả những gì ta gây dựng trong tâm hồn, thầm nâng niu nó, hàng ngày hàng giờ tô điềm cho nó bằng những hình ảnh mới mẻ, đẹp đẽ nào đó, đùng một cái, tất cả đều đổ sụp, tất cả… - Mắc cười gần. - Mình đang nói gì thế nhỉ? Chắc cậu thấy buồn cười lắm nhỉ… Mình mới uống chút xíu mà. Tất cả rồi sẽ tốt đẹp. Mình biết cậu không yếu cô ấy. Không bao giờ yếu cả. Bởi vì cậu là một thẳng đàn ông thông minh. Còn mình… thôi, mình về đây. Mình đã thấy nhớ nhà rồi đẩy.
Mắc ngước nhìn Vadim, cặp mắt cận thị của anh có cái gì đó vừa như bất lực, vừa như hối lỗi. Anh siết chặt tay Vadim, rồi bước nhanh tới mắc áo.
- Khoan đã! - Vadim nói. - Cậu định chào Lena đã cơ mà?
- À, ừ nhỉ! Cậu gọi hộ tớ cô ấy…
Mắc ra về.
Phần liên hoan âm nhạc vẫn tiếp tục trong căn phòng lớn, Sau đó mọi người nhảy vài vòng, rồi bắt đầu giải tán. Hai cô gái biến mất, anh chàng phi công chào, rồi lui sang gian phòng bên cạnh đi ngã. Anh ta là khách từ Leningrad tới.
Khi Vadim bắt đầu quyết định từ giã - lúc đó đã gần mười hai giờ đêm, - thì một người đàn ông bước vào phòng khách. Đó là một người tầm thước, vai rộng, cổ cái đầu tròn, tóc bạc trắng và cặp mắt nâu hệt như mắt Lena.
- Ba! - Lena reo lên sung sướng. - Sao hôm nay ba về sớm vậy?
- Đối với Konstantin Ivanovich về thế này là sớm đấy, - bà Anbina giải thích. - Koschia, ông ăn một ít nhé, uống rượu đi. Bọn thanh niên thết ông đấy.
Medovsky bắt tay mọi người và cứ thè đứng uống hết một cốc vodka. Bộ mặt rám nắng, giản đi và nụ cười bình thản của ông làm Vadim mến ngay.
- Các bạn trẻ, vui lên chứ. Sao lại im lặng thế? - Medovsky vừa nhai dưa chuột một cách ngon lành, vừa mỉm cười nói. Hai bên mà ông hai thớ thịt đưa lên đưa xuống cuồn cuộn, - Cứ coi như tôi không có mặt ở đây, như tôi vẫn còn ở cơ quan ấy.
- Ông không làm ảnh hưởng tí nào đến các bạn trẻ và các bạn ấy cũng sẽ không quấy rầy ông đâu. Koschia ạ. - Anbina nói. - Ông ăn đi chứ!
Medovsky ngồi khoảng mười phút, nghe Garik chơi đàn, trêu Lena và các bạn gái của cô mấy câu và thấy đám thanh niên hết thuốc là, ông liền đặt lên bàn một bao “Kazbek”. Sau đó ông cáo lui và ra khỏi phòng.
Vadim đuổi kịp ông ngoài hành lang:
- Bác Konstantin Ivanovich! Cháu xỉn gặp bác hai phút ạ!
- Gặp tôi à? Vào đây.
Medovsky mời Vadim vào phòng làm việc. Và khi Vadim bước vào căn phòng! ớn, trông chật chội vì những tủ sách, vì một cái bàn làm việc lớn chất đầy sách vờ, giấy bút, và đủ thứ đổ vật bằng kim loại, khi anh ngồi xuống cái ghế bành cứng và rộng kê trước bàn, anh chợt có cảm giác là đang ở một căn nhà hoàn toàn khác, của một gia đình hoàn toàn khác. Ở đây cả đến không khí cũng khác, một thứ không khí tươi mát và thoáng đãng.
- Nào, tôi nghe đây, - Medovsky nói và ngồi xuống, nhưng lại đứng dậy ngay, đi về phía cửa ra vào khép chặt lại. Tiếng đàn đương cầm sau bức tường nghe như bặt đi. - thể sẽ yên tĩnh hơn. Nào, tôi nghe đây.
Vadim bắt đầu nói về Solokhin, và Medovsky im lặng ngồi nghe, nhưng lại nhìn Vadim mỗi lúc một chăm chú và ngạc nhiên hơn.
- Anh biết đấy, câu chuyện này đòi với tôi thật là bất ngờ! - ông nói, sau khi Vadim đã kể hết. - có thể thật! Tôi lại cứ nghĩ là anh chỉ cổ quan hệ với Lena… Hình như là có lần anh với Lena đi xem hát trễ phải không? Đúng thế chứ? Tôi nhớ ra rồi, nhớ rồi. Đúng, tôi có thói quen là nói chuyện với Lena và các bạn của nó về đủ thứ trên trời dưới đất, chỉ trừ có những chuyện nghiêm túc. Nhất là những chuyện công việc ở nhà máy, mà nhất là chuyện ở nhà máy tôi! Lạ qua, phải không? - ông phá lên cười, rồi cau mày, lấy tay lau mắt và nói một cách rất nghiêm trang. - Những điều anh vừa kể rất hay. Và cũng rất cần đấy. Để tôi ghi tên họ của anh ta. Solokhin phải không? Solokhin… Thế. Ngay ngày mai tôi phải hỏi cho ra nhẽ, Tôi hứa với anh như thế. Anh biết đấy, tôi mói về nhà máy cho nền chưa rõ, chẳng hạn chuyện đoàn viên thanh niên nhà máy chúng tôi có quan hệ như thế này với sinh viên. Thật là một công việc có ích. Thế quan hệ này có từ lâu chưa?
- Chưa lâu đâu bác ạ. Mới được một tháng.
- Anh kể tỉ mi hơn cho tôi nghe đi. Bắt đầu như thế nào, do đâu? Làm được những gì rồi? Hút thuốc đi!
Vadim kể khá lâu. Cả anh lẫn Medovsky đều bị câu chuyện lôi cuốn đến nổi không biết tiếng đàn ở phòng bên đã ngừng bặt, những giọng nói đã lắng đi. Anbina mở cửa, nghé vào.
- Họ làm gì ở đây thế này? Tôi cứ ngỡ bác cháu anh đang chơi cờ… Xin các ngài gác tẩu đi thôi! Khói thuốc mù mịt lên rồi kia kìa!
Medovsky lấy tay xua bà.
- Chúng tôi đang làm việc đây, bà ạ! Mang cho chúng tôi hai tách chè vào đây.
- Thôi, cháu xin phép bác Konstantin Ivanovich, đã khuya rồi. Cháu phải về. - Vadim nói. - Vả lại bác cũng cần đi nghĩ…
- Nghỉ ư?. Tôi vừa nghỉ rồi đẩy! - Medovsky phá lên cười, nắm lấy cùi tay của Vadim và nhìn đồng hồ. - ở, mà phải, cũng muộn rồi nhỉ! Thôi được, ta nghỉ thôi… Còn chuyện Solokhin tôi sẽ tìm hiểu. Chuyện này rất quan trọng. Hôm qua đảng ùy đã phàn nàn với tôi về công việc của phòng hợp lý hoả đấy. Chúng tôi sẽ tìm hiểu kỹ. Tôi xin hứa với anh như vậy.
Hai người bước vào phòng ăn. Nắp đàn dương cầm đã được đồng lại, cốc chén đã dọn đi, chỉ cổ mỗi ngọn đèn treo tường với chiếc chao mò hình bông huệ là còn chiếu sáng. Lena và Sergei đang ngồi trên đi-văng thì thầm trò chuyện. Mệt hộp kẹo đã mở sẵn đặt trên đùi Sergei.
- Thế nào, vũ hội đã tàn rồi cơ à? - Medovsky hỏi. - Nhưng kẹo thì tối thấy hình như chưa hết hả?
- Ba ơi, ba không tưởng tượng được anh Sergei thích ăn của ngọt đến mức nào! - Lena vừa nói vừa cười ngặt nghẽo. - Vừa thích hút thuốc, lại vừa ưng của ngọt. Có phải đặc biệt không, ba?
- Hả? - Medovsky đáp. - Một con người đặc biệt đấy, Vừa rồi, Vadim có kể cho ba những câu chuyện rất thú vị. Hoá ra là trường các con đã đỡ đầu nhà máy của ba, Lena ạ! Các đoàn viên đã làm được một công việc như vậy đó, thế mà con không nói với ba một lời nào, Lena.
- Chi vì chưa có lúc nào thôi, ba ạ.
- Chưa có lúc để quan tâm ấy à?
- Không phải tất cả mọi việc đều đáng quan tâm như ba tưởng đâu. Vâng! - Lena nổi một cách tự tin. - Chả có gì mà cứ làm um lên. Mà nói chung chuyện này chủ yếu chỉ cần cho ông bí thư Đoàn Galustian thôi, để ông ấy được quận đoàn vỗ vai và được đăng lên ở đâu đó… Còn đối với sinh viên thì công việc đã ngập lên đến tận cổ rồi.
- Thật Thế sao? - Medovsky ngạc nhiên. - Thế mà Vadim lại nói với ba khác cơ.
- Bởi vì Lena chưa bao giờ đặt chân đến nhà máy, - Vadim nói, - nên cô ấy nói đây là nói theo lời người khác đấy, bác ạ.
Medovsky gật đầu:
- Tôi cũng nghi như vậy. Và chính vì vậy tôi thấy hổ thẹn vì con gái tôi đã thò ở trước một công tác Đoàn quan trọng như vậy. Tôi nói nghiêm túc đầy.
Lena nhún vai và bò vào miệng một chiếc kẹo.
- Koschia, nói những câu chuyện đó có ích gì? - bà Anbina vừa vào phòng vội nói xen, giọng nóng này. - Cả cuộc đời của con Lena còn đài cơ mà! Suốt đời nó sẽ làm việc, chỉ có làm việc thôi. Vậy thì hãy để cho nó trong ba bốn năm cực nhọc của cái thời sinh viên này được sống dễ chịu một tí. Khoan hẵng nghĩ đến việc lo toan gánh vác ấy đã. Những năm sinh viên là những năm tháng đẹp nhất, thú vị nhất trong cuộc đời, có phải Thế không? Ông lúc nào cũng nôn nóng! Ông cứ muốn ngay bây giờ ấn thật nhiều việc cho con bẻ, không còn ngơi phút nào mà thở nữa ấy!. Còn kịp chán, ông ạ…
- Tất nhiên, mẹ nói đúng đấy, - Lena nói, tấm tức nhìn cha với về hờn giận. - Để rồi ra trường người ta tống con đen một nơi nào đó ở Kamchatka, lúc đó mọi người mới thấy!.
- Ba cũng chi mong được thế, - Medovsky cau mày nói. - Chúc các bạn trẻ ngủ ngon! Chào anh Vadim! - ông bắt tay Vadim và Sergei, rồi bước ra.
Vadim cũng cáo từ. Sergei uể oải chia tay cho anh, không thèm đứng dậy khỏi đi-văng. Rõ ràng anh ta không có ý định ra về. Không, điều đó không hề làm Vadim phật ý.
Lena tiến anh đèn hành lang.
- Tất cả chỉ lỗi tại anh thôi, - cô nói khẽ.
Vadim lặng lẽ mặc áo, cầm lấy cặp, Lena tiến sát lại gần anh. Qua nét mặt khó đoản và đang tươi cười một cách lạ lùng Vadim hiểu ra rằng có muốn nói một điều gì hệ trọng.
- Anh giận em lắm phải không? - cô hổi khẽ, đầu cúi xuống, mắt nhìn anh từ dưới lên.
- Anh ấy à? Hoàn toàn không giận một tí nào cả.
Lena lắc đầu vẻ trách móc.
- Em thấy chứ. Không nên nói dối. Anh bao giờ cũng là một người trung thực, bây giờ em mong anh cũng hãy trung thực, Vadim ạ.
- Anh nhắc lại: anh hoàn toàn không giận một tí nào cả, - > Vadim đáp một cách bình tĩnh.
- Thế thì vì cái gì?
- Chả vì cái gì cả.
Hai người đứng ngoài hành lang vắng, cạnh một cái tủ nhổ có đặt chiếc máy nói chưa dùng được Trên tủ có một cái chao đèn tròn sáng loáng, rõ ràng là để chuẩn bị lắp điện ngoài hành lang. Lena lầy tay gỗ cái chao đèn làm lanh canh.
Lena bỗng mỉm cười!
- Phải chăng chưa từng có gì cả sao? Anh hãy thú nhận đi!
Đúng, khó mà quên được nét mặt của cô. Anh ngoảnh mặt đi và bất chợt nhìn thấy bóng cô qua mặt sáng của chiếc chao đèn. Anh nhìn thấy cái trán hẹp, dèn dẹt và phần dưới của khuôn mặt phình ra méo mó. Những chiếc răng to tướng mỉm cười… và ở giữa là cái răng xám khổng 16…
- Không! Kể ra thì cũng đã từng có đấy, - Vadim trả lời và nhìn thẳng vào mắt cô. - Nhưng bây giờ thì điều đó không còn quan trọng nữa.
- Bây giờ không còn quan trọng nữa, em biết, - Lena gật đầu. - Vadim, anh có biết tại sao Sergei không về không? Nhà anh ấy đang sửa lại, anh ấy phải ngủ lại ở nhà em.
- Điều đó không quan hệ gì đến anh cả. Anh mệt quá, Lena ạ. Thôi, tạm biệt nhé. - Anh chìa tay cho cô.
- Gượm đã, anh Vadim! Anh hãy nói một câu thôi: anh đã có ai chưa? Hãy trả lời em đi, Vadim!.
- Điều đó cũng lại không quan trọng.
- Thế tại sao anh lại đèn đây?
- Để so sánh và khẳng định một lần nữa.
- À, thì ra thè! Một lẩn nữa ư? - Lena giận dữ cười khẩy. - Còn đối với tôi thì không cần phải so sánh, tôi đã biết từ lâu rồi. Nếu anh muốn biết.
- Tôi phải về đây.
- Không! - Cô nắm lấy tay áo anh, rồi nói bằng một giọng thì thào rất nhanh và nồng nhiệt. - Nếu anh muốn biết, tôi đã kết bạn với anh chẳng qua chì để hiểu rõ Sergei hơn. Phải! Đúng thế! Anh là một thẳng mù, anh… Anh, không một cô gái nào có thể yếu anh được, vì rằng… anh là một người như vậy. Anh không hiểu gì về con người cả!
- Lena, tôi đã được nghe câu đó, Từ miệng Sergei. Tôi có thể về được rồi chứ?
- Chào anh! - Lena lắc chiếc khoá kêu loảng xoảng và mò toang cánh cửa, - Giờ thì anh biết tất cả rồi đấy!.
- Còn tôi, Lena ạ, không cần thế tôi cũng đã biết cả rồi. Bởi vậy chẳng cần những màn kịch ấy đâu, - Vadim nói và phá lên cười. Rồi bước ra chỗ cầu thang còn nồng mùi sơn mới quét.