Chương 13

    
rong trường mọi người đang chuẩn bị cho buổi dạ hội đón Năm Mới. Hàng ngày sau giờ học, đội kịch vui nghiệp dư lại diễn tập trong gian phòng nhỏ của câu lạc bộ. Đi qua ngoài cửa câu lạc bộ, Vadim nghe thấy có giọng hát nữ, tiếng dương cầm, tiếng đập gót chân, những bước nhảy theo nhạc của ai đó và giọng “chỉ huy” lanh lảnh như chuông của Sergei đang nhanh chóng lập lại trật tự:
- Thôi đủ rồi! Tôi nhắc lại: tất cả cùng hát đều và nhỏ hơn! Thế nào!. Bắt đầu từ đầu!
Tiếng dương cầm lại vang lên, tiếng hát bắt đầu một cách chuệch choạc. Rồi có tiếng nói, tiếng cười cắt ngang bài hát, có người nào đó đập đập bàn tay xuống bàn.
- Trật tự, các bạn! Phải nghiêm túc chứ!…
Họ đến nhà máy khá muộn: đầu tiên mọi người chờ Nina Fonika đi học về một hồi lâu, sau đó lại đến lượt Lagodenko bỗng nhiên nghĩ ra việc là quần. “Chẳng lẽ mình lại có thể để quần nhàu như thế này mà đi đến đó được ư?.”.
Trên đường đi, Vadim hỏi Lagodenko:
- Chuyện va chạm giữa cậu với thầy Kodensky ra sao rồi?
- Gì cơ? À, chuyện đó… mình đã quên từ lâu rồi!
- Cậu đã nộp bài cho thầy rồi à?
- Nộp cho thầy ấy - không. Mình nộp cho thầy Ivan Antonovich. Mình xin đủ với thầy Kodensky rồi!
- Ơ, thế còn chuyện đi Sevastopol thì sao?
- Chuyện gì, chuyện gì? - Lagodenko ngạc nhiên nhìn Vadim và bỗng nhiên nhớ ra, anh cau mày lại. - à! Bây giờ mình vẫn chưa biết… Có lẽ, mình sẽ đi.
- Cậu kỳ cục thật! - tự nhiên Vadim cười vang. - Kỳ cục một cách ngoan cố! Giá như trong đời cậu nói được một lần: “Ồ, mình sai, mình khoác lác vô ích…”.
- Điều đó đúng đấy. Tính khí của mình không ổn lắm, - Lagodenko dễ dàng đồng ý. - Thế cậu, Vadim ạ, cậu được giáo dục ở đâu? ở nhà, còn mình thì ở đâu? Ngoài đường phố!
Nhà máy ở cuối thành phố. Phải đi xe ô-tô điện, rồi đi xe điện ngầm. Khi họ đã lên xe, thì bỗng nhiên Sergei cũng đuổi kịp họ. Len qua đám người đang bực mình vì xếp hàng, anh ta nhảy lên ô-tô lúc xe đã chạy và ôm lấy vai Vadim.
- Ồ, không, thiếu mình các bạn không đi được đâu. - Sergei hét lên và lấy nắm tay ấy Vadim. - Thưa ông công dân, sao ông lại đánh đu lơ lửng như cái bị thế? Ông hãy dẹp cái lưng lại, không có đằng sau mọi người bị ngã mất…
Ở trên xe buýt, Sergei tuyên bố bằng một giọng xúc động:
- Minh phải đến nhà máy! May là mình gặp được Spartar, cậu ấy nói rằng các cậu vừa mới đi…
Mấy ngày gần đây ở chổ nào Sergei cũng hết lời ca ngợi quyết định của ban thường vụ Đoàn về việc quan hệ với nhà máy và nóng lòng chờ đợi chuyến đi đầu tiên. Anh đã thuyết phục Spartar đưa anh vào thành phần đoàn đại biểu.
Giờ đây Sergei đang cười đùa ầm ĩ ở trong toa, hệt như ở phòng mình, anh kể lại từng đoạn buồn cười trong vở ca kịch vui và liền đó anh kê một ngón tay vào môi: “Suỵt! Mình không được quyền nói lộ ra”. Việc anh xuất hiện một cách vui vẻ làm mọi người tươi tỉnh hẳn lên kể cả những người lạ, chỉ có một mình Lagodenko là cau ngay mặt lại và im lặng suốt dọc đường.
- Đô đốc kiêu hãnh quá, phải không? - Sergei nói thầm với Vadim. - Đối với cậu ta mình bao giờ cũng như quả… mìn từ tính này. Thật là tai hoạ!
- Chỉ có điều thế này, các bạn ạ, - Nina Fonika nghiêm nghị nói, khi họ bước ra khỏi ga xe điện ngầm. - Trên đường đi chúng ta có thể tán róc hoặc đùa vui được, nhưng ở nhà máy thì phải giữ thái độ nghiêm túc. Các bạn phải nhớ…
- Rằng chúng ta là những đại diện, - Sergei ngắt lời cố, - hay như ta thường nói, là lớp người tiều biểu, và là đội tiên phong…
- Sergei, mình không nói đùa!
- Nina, mọi chuyện đều sẽ tuyệt đẹp! bởi vì mình ở bên cậu. Hãy dựa vào mình như dựa vào đá tảng ấy. Mình sẽ chỉ nói với họ về những vấn đề sản xuất.
- Thôi đi, Sergei, - Vadim nói và mỉm cười miễn cưỡng, - Cậu thật sự là…
- Thôi, xin cậu đi! - đột nhiên Sergei xua tay một cách giận dữ. - Tự nhiên cậu lại định lên lớp mình! Mình biết nhà máy và các bạn ở nhà máy rõ hơn cậu nhiều, mình đã thấy nhiều!…
Văn phòng Đoàn nằm ở tầng ba của một ngôi nhà gạch nằm sâu trong sân. Cũng ở trong sân này còn có một nhà để xe. Một số ô-tô ở ngoài trời. Hai người thợ máy mặc quần áo bảo hộ lao động đang đánh vật bên cạnh một chiếc xe. Một người nằm dưới thùng xe giạng hai chân ra, còn người kia thì ngồi xổm. Nhìn thấy Andrei Syryk, anh đứng dậy vui mừng vung vẩy chiếc chìa khoá.
Andrei gật đầu đáp lại. Đi được mấy bước, anh vừa lầm bẩm nói với Vadim vừa mỉm cười xúc động:
- Họ vẫn còn nhớ… Đó là Zhenia Koseliev, thợ nguội của nhà xe. Một tay chơi phong cầm.
Bí thư ban chấp hành Đoàn Kuznetsov - một thanh niên cao lênh khênh, vóc người chắc nịch, tóc cắt ngắn - đón họ trong văn phòng Đoàn. Anh mỉm cười hồn hậu và điểm đạm, không hề bối rối và bắt chặt tay mọi người, còn với Andrei thì anh nháy mắt một cách thân mật. Trong văn phòng còn có một chàng trai da ngăm ngăm, có cặp mắt đen, nghiêm nghị - trên tay anh thẳng ở chỗ cồ tay áo va-rơi có đeo một chiếc đồng hồ lớn, còn ở túi ngực thì thò ra chiếc đầu com-pa.
- Sinkarev, - anh chàng tự giới thiệu bằng giọng trầm cứng nhắc.
- Ủy viên chấp hành Đoàn. Trưởng ban sản xuất, - Kuznetsov nói, - Xin nói thêm, đồng chí ấy là thợ mài ren ưu tú của chúng tôi. Mới đây trên báo “Sự thật thanh niên” có bài viết về đồng chí ấy.
- Có, tôi có đọc về đồng chí rồi, - Sergei nói. - Bài ấy mới cách đây mấy ngày phải không? Tôi quên mất tên bài báo ấy rồi. Tóm lại, tôi đã đọc rồi.
- Thế à! Những ngày này ở chỗ chúng tôi thật là sôi nổi. Các đồng chí có thấy tấm biểu ngữ không? - Kuznetsov vừa chỉ qua cửa sổ vừa nhìn ra phía sân nhà máy.
Trên tường của toà nhà đối diện có treo một băng vải dài: “Các đồng chí công nhân, kỹ sư và cán bộ kỹ thuật! Sự nghiệp vẻ vang của chúng ta là hoàn thành kế hoạch năm vào ngày 20 tháng Mười Hai!”.
- Hôm nay, các đồng chí biết đã là ngày mười tám. Từ đêm đến giờ đồng chí kỹ sư trưởng vẫn chưa ra khỏi phân xưởng lắp ráp. Tôi cũng…
Chuông điện thoại vang lên. Kuznetsov nhắc ống nói lên, rồi vừa lấy bàn tay che lại vừa nói:
- Các đồng chí hãy ngồi xuống đã. Tôi sẽ cùng với các đồng chí đến hiện trường ngay bây giờ. - Anh kẹp ống điện thoại vào vai. - Thế à? ở đâu đấy?. Kuznetsov đây… Danh sách gì cơ?. Tôi đã nộp cho các đồng chí từ hồi đầu tháng rồi kia mà… Vâng… Ở các trường thanh niên công nhân có một trăm hai mươi người học. Vâng, vâng… Được, mai tôi sẽ gửi đến.
- Đồng chí hãy giới thiệu cho các bạn đây xem tờ báo của Đoàn, - Andrei nói sau khi Kuznetsov treo ống nói lên.
- Hiện giờ chúng tôi đang treo báo ở ngoài hiện trường. Không, trước hết hãy đi xem nhà máy một lượt đã, sẽ rất thú vị…
Chuông điện thoại lại reo vang.
- Kuznetsov nghe đây. Xin chào Petr Xavelievich… Không, không thấy nói gì cả… Ồ… Chỗ cậu cần bao nhiêu?
Hai người à? Được, chiếu đến ban thường vụ Đảng ủy… Không, bây giờ tôi không thể… Tôi không sử dụng đến họ đâu! buổi chiều. Vâng! - Anh bỏ ống nói xuống - Ta đi đi, các đồng chí!
Vớ chiếc mũ kê-pi ồ trên móc xuống, anh vội vàng khoác chiếc áo bành tô da của mình, dường như sợ rằng lại sắp có người gọi điện đến. Và quả nhiên, khi mọi người vừa bước ra ngoài hành lang và Kuznetsov vừa khoá cửa lại, thì từ trong phòng lại vang lên tiếng chuồng điện thoại chói tai.
- Quỷ quái… - Kuznetsov thành thật than phiền. - Thôi được, tôi sẽ đuổi kịp các đồng chí!
- Rõ là mệt cán bộ mới bắt đầu hoạt động, - Sergei nói nhỏ. - Cập rập với từng tiếng chuông điện thoại.
- Không, cậu ấy đã làm bí thư tới năm thứ hai rồi, - Andrei nói. - Mình còn nhớ cậu ấy đã từ trường học nghề đến ra sao. Cậu ấy là thợ nguội ở phân xưởng dụng cụ của chúng mình. - Andrei mỉm cười. - - Cậu ấy đã trường thành ở đây, ở nhà máy này. Mình còn nhớ, khi cậu ấy đến mới chỉ đứng đền vai mình, thế mà bây giờ rõ ràng là mình chỉ mới đến vai cậu ta…
Nhà máy làm cho Vadim ngạc nhiên trước hết vì hình thức bên ngoài của nó, Những toà nhà, những ống khói, những công trình đủ mọi loại, những công trình phụ, những công trình mới xây cao thêm: bằng gạch, bằng kim loại và bằng gỗ - tất cả những cái đó hài hoà với nhau, gắn bó với nhau bằng một sự liên hệ vô hình, nhưng vững chắc và không thể phân chia ra được. Và ngay cả những vườn hoa nho nhỏ giữa các toà nhà - những mảnh đất đóng băng được rào cẩn thận bằng những ống đuya-ra trắng, - cũng là những khâu của sợi dây xích thống nhất này, những bộ phận quan trọng và cần thiết của một sự nghiệp chung.
Mọi người vội vã và khẩn trương - ai cũng khẩn trương như thế cả - chạy trên sân từ phân xưởng này đến phân xưởng khác. Phân xưởng đầu tiên mà Kuznetsov ghé vào là phân xưởng dụng cụ.
- Mình đã từng làm việc ở đây, - Andrei nói, khi họ leo lên tầng hai, - mình biết rõ từng chiếc ốc vít ở đây.
Họ bước vào dãy hành lang, một mặt tường của nó toàn lắp kính có những ô cửa sổ thường thấy ở các nhà bưu điện.
- Đây là kho dụng cụ chính, - Andrei giải thích - Không biết bác Mikhail Terenchievich còn làm việc ở đây không? Đó là một ông già hay chấp nhặt, phụ trách kho…
Anh bước đến bên một ô cửa sổ, khẽ mở ra và nói to:
- Bố già ơi, làm ơn cho xin chiếc cưa thô cỡ ba trăm milimét. Thủ trưởng của bố không có ở đây, tôi sẽ làm phiếu yêu cầu gửi bố sau.
Từ trong kho sâu, có giọng lâu bầu của một ông già đáp lại.
- Ở đây không có bố già nào hết! Bố già ở nhà, trên lò sưởi kia! Nhưng nếu không có phiếu yêu cầu, chúng tôi sẽ không xuất gì cả. Anh một chiếc cưa, người khác một chiếc cưa, và mỗi người chỉ có một câu nói, thế thì là…
- Nhưng tôi sẽ mang phiếu tới… - Andrei nhịn cười nói.
Tựa vai vào tường, anh vui vẻ lắng nghe những tiếng lâu bầu của ông già đang mỗi lúc một bực mình bước lại bên cửa sổ. Bỗng nhiên Andrei thò đầu vào cửa sổ kêu lên:
- Xin chào bác Mikhail Terenchievich!
Có tiếng trả lời lúng búng phía sau bức tường kính.
- Andrei…!
- Cháu đây, bác Mikhail Terenchievich! Cháu muốn biết xem bác có ở đây hay không, - Andrei vừa cười vừa nói, - cháu vẫn nhớ: bác không thích gọi là “bố già” và không có phiếu yêu cầu thì bác sẽ đuổi thẳng cánh! Cháu sẽ lại chỗ bác ngay bây giờ đây… Các cậu cứ đi đi mình sẽ tìm thấy các cậu ở trong phân xưởng!
Lúc còn đang ở tầng một leo lên thang mọi người đã nghe thấy tiếng ầm ầm nặng nề của phân xưởng đang làm việc. Đến hành lang tiếng ồn càng tăng: bức tường bằng kính của kho dụng cụ chính không ngừng rung lên. Từ trong phân xưởng một dòng thác những âm thanh đo kim loại gây ra dội đến tai Vadim.
Trong phân xưởng lớn và tràn ngập ánh điện chói chang các cỗ máy hầu như được đặt sát liền nhau. Thoạt nhìn Vadim có cảm giác như ở đây không có người nào cả, mà chỉ toàn máy là mảy. Mọi người đều im như ngậm tăm đi lại lặng lẽ và do đó họ mất hút trong biển những tiếng động của kim loại va chạm nhau. Quan sát kỹ Vadim nhận thấy những công nhân đang đứng bên máy và ở đầu kia của phân xưởng có nhiều người đứng sát bên nhau, - đó là những người thợ nguội đang làm việc sau những dãy bàn dài.
- Phân xưởng dụng cụ, - Kuznetsov hét to lên, cố gắng sao cho mọi người nghe thấy tiếng anh. - Chế tạo dụng cụ, làm khuôn mẫu… và tất cả những thứ đo các phân xưởng khác đặt hàng.
Ở giữa hai hàng cột chạy dọc phân xưởng có một băng khẩu hiểu căng dài: “Các đồng chí công nhân chế tạo dụng cụ! Chúng ta hãy giao nộp các loại thiết bị cho phân xưởng 5 đúng thời hạn!”.
- Chúng tôi đang đưa phân xưởng 5 vào dây chuyền hoạt động! - Kuznetsov hét lên, - tất cả các loại thiết bị đều được chế tạo ở đây!. Ở đây có một đội sản xuất ưu tú gồm toàn những thợ tiện của Đoàn chúng tôi…
Trong đội có ba chàng trai và hai cô gái. Trên cả năm cỗ máy đều phấp phới những ngọn cờ đỏ hình đuôi nheo. Đội trưởng Nikolai Sarov, một thanh niên cao lênh khênh, tóc rối bù nhìn thấy Kuznetsov, gật đầu với anh và rồi lại cắm đầu ngay xuồng máy. Sergei bước lại gần anh, đứng ở xa để cho phôi tiện từ lưỡi dao và những tia nhũ tương khỏi bắn vào người, anh hỏi to anh bạn thợ tiện.
- Cậu sống ở đâu?
Anh bạn đó ngạc nhiên nhìn lại và nói:
- Tôi ấy à? Ở Palikha!
- Thể ở chỗ các cậu có nhà ở tập thể cho thanh niên công nhân không? - Sergei hỏi, rút cuốn sổ ghi chép ra và bước lại gần. - Có lẽ, trong số các bạn bè của cậu có ai đó sống ở nhà tập thể chứ?
- Có đấy!
- Họ thấy thế nào? Hài lòng chứ? Thường thường họ sử dụng thời gian rỗi như thế nào?
- Ở ở đó có một phòng nghỉ ngơi giống như câu lạc bộ. - Sarov trả lời vẫn không ngẩng đầu khỏi máy.
- Hà, hà, giống như câu lạc bộ… Thế thì ở đó thường thường có tổ chức nhảy và có máy thu thanh quay đĩa không? Mình muốn biết là trong các phòng có sạch sẽ không?
Sergei hỏi kỹ và khá lâu anh bạn thợ tiện bằng một giọng thành thạo và kiên trì và ghi ghi chép chép gì đó vào cuốn sổ, còn Sarov thì trả lời ngắn gọn, không muốn để mất đi dù chỉ nửa phút thuộc thời gian làm việc. Sergei có vẻ nghiêm nghị và quan tâm khác thường.
Sao bỗng nhiên cậu lại quan tâm đến chuyện máy thu thanh thế? - Vadim hỏi, khi cuối cùng “cuộc phỏng vấn” kết thúc.
- Mình cần biết, - Sergei nói nhanh và đút quyến sổ vào túi. - Ta đi tiếp chứ?
Nhưng họ không đi tiếp ngay được. Ở phân xưởng này hình như mọi người đều là bạn hoặc người quen của Andrei cả. Một số người chào hỏi anh từ xa, số khác thì bước lại gần và vui mừng lắc mạnh tay anh. Andrei không kịp đáp lại những cái bắt tay và những lời chào hỏi, không kịp giới thiệu những người bạn cũ với những người bạn mới. Vadim chưa bao giờ thấy Andrei cởi mở và xúc động một cách hân hoan như vậy.
Cả quản đốc phân xưởng - một người mập mạp có mái đầu bạc cạo trọc và đôi vai rất rộng và xuôi - cũng lại gần. Ông có khuôn mặt rám nắng, trẻ trung và khắc khổ, và đôi mí mắt đỏ mọng mệt mỏi. Nhìn kỹ khắp cả mọi người và không hiểu sao lại chọn Lagodenko, ông hỏi với vẻ nghiêm túc vui đùa:
- Anh bạn trẻ, hãy nói cho biết Syryk của các bạn học hành thế nào?
- Học giỏi lắm ạ, - Lagodenko đáp. - Chúng cháu không phải phàn nàn gì cả, đồng chí thủ trưởng ạ.
- Ở chỗ chúng cháu, cậu ấy dự kiến được hưởng học bổng đặc biệt đấy ạ, - Sergei nói thêm.
Andrei nhìn Sergei, vẻ ngạc nhiên:
- Cậu nói sao?
- Đúng, đúng đấy. Andrei ạ! Cậu cứ yên trí!
- Điều đó là phù hợp đấy. - Ông quản đốc phân xưởng mỉm cười và nháy nháy con mắt đó với Andrei. - Nếu không được thế, tôi đã đòi cậu ta ở chỗ các bạn lại rồi. Syryk, cậu sẵn sàng trở lại sản xuất chứ?
- Cháu sẵn sàng, bác Nikolai Egorovich ạ, - Andrei cũng mỉm cười nói. - chỉ sợ bác không nhận cháu về thôi - học mãi rối, quên hết cả rồi…
- Bác Nikolai Egorovich, bác cho cháu biết, - Sergei tham gia vào câu chuyện đùa này một cách dứt khoát với vẻ hiểu biết, - ở phân xưởng của bác có những công nhân từ trên văn phòng hoặc từ ban lãnh đạo nhà máy đến làm việc không? Những công nhân mới chưa được học nghề ấy mà?
- Ở ngay phân xưởng tôi ấy à? Không, chỗ tôi không có những người như vậy.
- Ồ, Thế thì tốt, còn ở những phân xưởng khác? Những người đó thường thích làm công việc gì hơn?
Sergei đã rút cuốn sổ ghi chép của mình ra và chuẩn bị bút. Ông quản đốc phân xưởng nhún vai phân vân:
- Khó nói qua… Họ làm nhiều việc khác nhau.
- Cháu muốn biết: giữa thợ nguội và, giả sử, thợ tiện có cái gì đó giống như sự ganh đua? Ồ, giống như trong sách của Tsekhov: “Thợ cưa không ưa thợ xẻ“ ấy mà?
Lagodenko nắm lấy khuỷu tay Sergei và nói nhỏ:
- Cậu nghe đây, thôi đi… Đừng giữ bác ấy lại nữa… Kuznetsov sẽ trả lời những chuyện đùa cợt đó của cậu.
- Vâng, tất nhiên, đồng chí ạ, tất nhiên rồi! - Kuznetsov gật đầu vẻ sẵn sàng. - Chúng ta đến văn phòng và sẽ nói về mọi chuyện.
Không hiểu sao Vadim thấy khó chịu trước sự tò mò quấy rầy đó của Sergei, trước cuốn sổ ghi chép dày cộp của cậu ta, trước cái giọng tự tin và suồng sã của cậu ta, cái giọng cậu ta vẫn thường nói khi gặp bất kỳ ai trên đường đi.
Chớp lấy giây phút không ai có thể nghe thấy được, Vadim bực mình nói nhỏ với Sergei:
- Cậu định ra vẻ một tay phóng viên của hãng thông tấn Roi-tơ à?
- Gì. cơ? - Sergei ngạc nhiên. - Phóng viên nào? Cậu nhớ là đừng có dạy khôn mình nhé!
- Chính cậu không hiểu gì cả thì có! Vụng về quá, - Vadim nói lắp bắp.
- Mình nhắc lại, - Sergei nói bằng giọng “đặc biệt”, dứt khoát và có âm mũi. - Không nên dạy mình những quy tắc nói hay ho nữa! Mình làm những việc mà mình cho là cần thiết.
Kuznetsov và Andrei quay lại phía giọng nói đó, và Vadim không nói gì nữa, bước tách ra khỏi Sergei.
Ở văn phòng Đoàn - nơi đã bắt đầu câu chuyện về nhóm văn học, về những bài giảng mà sinh viên chuẩn bị trình bày trước thanh niên nhà máy - Sergei vẫn ngắt lời mọi người, tiếp tục trút cho Kuznetsov hàng loạt câu hỏi mà có nhiều câu chẳng liên quan gì đến công việc cả. Kuznetsov, một con người hảo tâm và tế nhị, đã cố gắng và tỉ mỉ trả lời tất cả những câu hỏi đó. Sergei ghi lại tất cả.
Cuối cùng. Andrei không chịu nổi nữa, đã nói với Sergei một cách dịu dàng:
- Sergei, dù sao chúng mình cũng không thể ngồi ở đây đến đêm được. Trước hết cậu hãy để chúng mình giải quyết những công việc của chúng mình đã, rồi sau cậu sẽ hỏi những điều mà cậu quan tâm.
- Xin mời! Chẳng lẽ mình đã làm phiền à? Các cậu cứ giải quyết đi, xin mời.
- Bây giở thì thế này: chúng ta sẽ đến ban lãnh đạo nhà máy, - Kuznetsov nói. - Chúng ta sẽ trao đổi với đồng chí bí thư đảng ủy. Tôi nghĩ rằng, đồng chí ấy sẽ gợi ý với chúng ta một điều gì đó. Tôi đã nói với đồng chí ấy về các đồng chí.
Đúng lúc đó từ phân xưởng dụng cụ có điện thoại gọi Kuznetsov báo cho anh biết là đội sản xuất của Sarov đã hoàn thành toàn bộ những công việc mà nghề tiện phải gia công cho phân xưởng 5 sớm một tuần so với thời hạn. Quản đốc phân xưởng đề nghị phát “tin nhanh” cấp tốc.
Nhưng hoạ sĩ lại bị ốm và chẳng có ai trình bày “tin nhanh” cả. Kuznetsov liền gọi điện cho các mảy khác nhau, yêu cầu một ai đó, tranh luận, chứng minh - nhưng chẳng có kết quả gì cả. Lúc đó Vadim bèn nói:
- Để tôi trình bày có được không?
- Tất nhiên là được, cậu cứ để đồng chí ấy làm, - Sergei sôi nổi hoạ theo, anh vừa chuyển sang xưng hô với Kuznetsov là “cậu”, - Cậu ấy sẽ vẽ cho cậu đẹp hơn bất kỳ một hoạ sĩ nào khác. Chuyện này với cậu ấy có mới mẻ gì đâu!
- Thật thế à? - Kuznetsov vui mừng. - Thế thì nhờ đồng chí vẽ hộ, nếu như không có gì phiền phức lắm. Đồng chí hiểu cho là phải treo lên ngay bây giờ, khi ca một chưa tan.
Và thế là Vadim ở lại một mình trong phòng với một tờ giấy trắng khổ lớn trải ngay xuống sàn nhà. Trong thâm tâm Vadim tự thú nhận rằng anh thật rất không muốn đi đến gặp đảng ủy trong cùng một đoàn với Sergei. Anh luôn luôn cảm thấy khó chịu đến bực mình bởi thái độ và những câu chuyện quấy rầy của cậu ta, và sự khó chịu đó mỗi lúc một tăng, tự nhiên trở thành không thể chịu được. “Không, - Vadim nghĩ, - dù sao mình cũng sẽ không cùng đi với cậu ta nữa. Lagodenko thế mà đúng…”.
Anh cởi áo vét ra, trải tờ báo xuống nền nhà, rồi nằm lên trên và nhúng bút lông vào nghiên bột vẽ màu đồ. Lập tức anh cảm thấy dễ chịu và quen thuộc với loại công việc mà anh vẫn thường làm trong khoảng mười lăm năm gần đây - có lẽ, từ hồi còn học lớp hai. Một lần nữa, anh lại là một hoạ sĩ trình bày rất cố gắng và nhiệt tâm, nhưng dù sao cũng chỉ là một người trình bày thôi… Các bạn bây giờ đang ngồi ở văn phòng đảng ủy, trao đổi ý kiến, tranh luận, vạch ra những kế hoạch khác nhau và thông qua nhiều nghị quyết. Vadim mỉm cười. “Ôi chao, dù sao mình cũng đã làm được một cái gì đó, còn họ thì cũng chì nói suông thôi. Và Sergei chắc chắn là, hơn cả mọi người…”.
Kuznetsov nhờ Vadim gọi điện xuống phân xưởng, ngay khi anh làm xong hộ tờ “Tin nhanh”. Vadim đã gọi điện - và người ta nói rằng họ sẽ cử người lên ngay. Anh kéo tờ “Tin nhanh“ đến gần lò sưởi để cho nó mau khô. Có tiếng gõ cửa:
- Xin mời vào, - Vadim nói.
Một cô gái trẻ bước vào, tay cầm một tờ giấy.
- Đồng chí Kuznetsov không có ở đây ạ?
- Không!
Cô gái đưa mắt nhìn tờ “Tin nhanh“ vừa khô và vui mừng nói:
- Chính ra là em cần gặp anh, chứ không phải là anh Kuznetsov! Người ta bảo với em là anh đang ở toà soạn, nhưng ở đó lại khoá chặt. Vấn đề là thế này: anh có biết đồng chí Guskov không? Đó là đồng chí tổ trường đảng của chúng em. Thế này ạ, đồng chí ấy nhờ anh vẽ gấp hộ bức tranh châm biếm này. Anh biết cho là: gấp đấy! - Cô nói và luôn luôn nhíu cặp lông mày thanh thanh màu đen của mình, rõ ràng là cô cố gắng làm ra vẻ càng quan trọng càng tốt. - Tình trạng ở chỗ chúng em đang rất là bi đát. Phân xưởng 8 từ sáng vẫn không giao những tấm đệm cho bọn em. Họ bị hỏng một bộ khuôn, thế mà họ cứ nô đùa suốt ngày, còn bọn chúng em thì đứng chơi. Ba đội phải đứng chơi! Thật đáng công phẫn! Đó là nội dung của “Tin nhanh”.
Trên một mảnh giấy xé ở vở học sinh có viết:
Thật nhục nhã cho Pherentsuk! Qua việc không giao nộp những tấm đệm cho phân xưởng 12, các bạn đã đặt việc hoàn thành những trách nhiệm mà nhà máy đã cam kết trước một nguy cơ!
Do thái độ lơ là của các bạn mà dây chuyền sản xuất của phân xưởng 12 phải đình lại.
Tập thể nhà máy yêu cầu các đồng chí phải khẩn trương chấn chỉnh lại tình trạng này.
- Pherentsuk là ai thế? - Vadim hỏi.
- Anh không biết à? Ông ta là một người đáng sợ! Đó là quản đốc của phân xưởng chuẩn bị sản xuất. Vì ông ta mà bọn em luôn luôn có những chuyện bực mình. Còn bức tranh châm biếm thì anh vẽ bằng bột màu giống như bức anh vừa vẽ đây nhé! Em rất thích bức vẽ ấy!
- Đó là bức nào kia? - Vadim mỉm cười hỏi.
- Bức vẽ về phòng quản trị hành chính ấy mà. Thiên nga, tôm và cá măng ấy!
- À!
- Đúng bức ấy đấy. Và cần phải bắt tay ngay bây giờ để cho ca hai có thể kịp xem. Còn anh, thì ra, lại rất là trẻ! - Cô ta nói một cách bất ngờ. - Người ta bảo với em rằng anh đã đứng tuổi và rất gầy.
- Tôi vừa mới bình phục, - Vadim nói, - mấy ngày gần đây.
- Còn em, ngược lại, lại đang bị sút đi, - cô cười to, rồi nói. - Tất cả chỉ vì, phù, cái miếng đệm đáng nguyền rủa này! Những thử thách này! Em là nhân viên điều độ của phân xưởng. Tiện đi qua mà em vào gặp anh. Đồng chí Guskov nhờ em, Anh biết không - chúng mình cùng đến ngay phân xưởng chuẩn bị sản xuất chứ?
- Để làm gì vậy?
- Em sẽ chỉ cho anh thấy Pherentsuk. Anh sẽ vẽ một bức biếm hoạ thân ái chứ?
- Tất nhiên là thân ái rồi!
- Phải vẽ sao cho thật giống như tạc. Tất nhiên là thế! - cô sôi nổi nói, - Nó sẽ phải giống nhau như hai giọt nước ấy! Ông ta vốn dễ tự ái và cứ mặc cho ông ta tự ái. Về phòng quản trị hành chính anh đã vẽ rất đạt, nhưng chẳng giống ai hết cả! Em chỉ nhận ra họ vì anh có viết tên họ ở đuôi áo. Chẳng lẽ, ví dụ như. Ilya Markovich lại giống như con thiên nga của anh à? Và Xperanskaya lại như con tôm?
- Đúng thế, nhưng… tôi vẽ họ một cách tượng trưng, - Vadim nói vẻ đắn đo.
- Cũng vậy cả! cần phải giống. Thậm chí chỉ có là quá ngu ngốc thì mới tranh cãi mà thôi. Nào, chúng ta đi chứ anh!
- Người ta sắp đến ngay để lấy “Tin nhanh“ bây giờ, - Vadim nói - Nhưng mà chúng ta sẽ để văn phòng đoàn thế nào nhỉ? Kuznetsov đã đến văn phòng đảng ủy rồi.
- Anh hãy mang “Tin nhanh“ đi, - cô gái nói như ra lệnh. - Chúng ta sẽ đưa thẳng nó xuống cho phân xưởng. Còn chìa khoá văn phòng đoàn thì ta sẽ gửi sang bên văn phòng công đoàn.
Phân xướng chuẩn bị sản xuất ở đầu xa nhất trong khu vực nhà máy. Vadim cùng với Muxia - tên cô gái - đi khá lâu trên sân nhà máy, cô ta nói hầu như không nghỉ. Từ những miếng đệm không may, câu chuyện nhẹ nhàng chuyển sang nói về những bộ phim mới nhất lúc nào không biết. Những bộ phim cũ của Đức đang chiếu trên màn ảnh của thành phố trong những ngày này khiến Muxia công phẫn không kém gì thái độ của “ông Pherentsuk đó”. Thà rằng chén một suất kem bọc sôcôla giá hai rúp chín hào còn hơn là xem loại phim “bôi bác” đó.
Cuối cùng họ bước vào chiếc cổng lớn của một toà nhà.
- Đây là phân xưởng chuẩn bị sản xuất à? - Vadim hỏi.
Muxia ngạc nhiên nhìn anh:
- Phân xưởng chuẩn bị sản xuất nào kia? Đây là phân xưởng cơ khí số ba. Rõ ràng là anh ít xuống thực địa rồi. Có nghĩa là anh cũng chẳng lo lắng gì cho sản xuất cả. Anh chỉ biết vẽ và lĩnh tiền thôi, đúng không? Điều đó không tốt, còn trẻ thế mà đã quan liêu rối!
Vadim lắp bắp nói rằng anh sẽ cố gắng xuống thực địa thường xuyên hơn.
Họ đi qua khắp cả phân xưởng, qua một dãy hành lang vẳng lặng và lọt vào căn phòng vừa dài vừa rộng vang lên những tiếng ầm ầm đều đều của rất nhiều máy ép khuôn đang làm việc ở đây. Bên cạnh một bức tường là một đồng đường ống nhiều cỡ khác nhau, tất cả những chiếc ống đó đều đen bóng và bốc lên mùi sơn hăng hắc. Những vòng dây, những thỏi thép, những tấm đuya-ra màu xanh da trời nằm như những dãy núi dọc theo chân tường.
Nhìn qua nét mặt khinh khỉnh của Muxia, Vadim hiểu rằng cuối cùng họ đã đến phân xưởng chuẩn bị sản xuất rồi.
- Thế ông Pherentsuk đâu? - anh hỏi.
- Anh sẽ thấy ngay đây!
Trước một căn phòng nhỏ, vách bằng gỗ đán có dòng chữ “Quản đốc phân xưởng”. Muxia đấy cửa bước vào, theo sau cô là Vadim. Pherentsuk ngồi sau bàn và đang viết gì đó. Đó là một người đàn ông trung niên, trán rất rộng, mũi rõ hếch, mặc chiếc áo cổ đứng đã phai màu, phía dưới để lộ ra chiếc áo xăng-đay loại rẻ tiền.
- Đồng chí Pherentsuk, tôi lại đến gặp đồng chí đây, - Muxia nói bằng giọng khô khốc của người nhân viên điều độ. - Bao giờ thì đồng chí giao miếng đệm?
Pherentsuk ngước cặp mắt xám, đờ dẫn vì mệt mỏi nhìn Muxia. Ông ta lấy bàn tay to rộng xoa trán và nói:
- Thưa tiểu thư, xin đừng ép buộc tôi. Tôi sẽ không giao cho các cô những miếng đệm vào trước sáng ngày mai. Tôi đã nói với Potarov rồi! Bộ khuôn đang sửa lại. Cô hiểu không? Đêm hôm tôi không giao, sáng mai tôi sẽ giao, - giọng của ông ta khe khẽ và rõ ràng, dường như ông đang giải thích một điều gì đó rất đơn giản cho một người đần độn hoặc một em bé.
- Thế tại sao đồng chí không kịp thời sửa bộ khuôn thứ hai? Đồng chí đã phá vỡ…
- Đừng có ép buộc tôi, - Pherentsuk mệt mỏi nhắc lại và lại lắc lắc đầu…
- Không, cần phải ép buộc! - Muxia giận dữ nói. - cần phải ép buộc - chính thế! Bây giờ đồng chí hãy tự trách mình đi!
Sau khi cùng với Vadim bước ra khỏi căn phòng bằng gỗ dán. Muxia hỏi:
- Anh nắm được chưa?
- Được gì cơ?
- Những đường nét của ông ta… Ồ, bộ mặt!
- Cũng tương đối nắm được…
- Thế thì bây giờ anh hãy đi về và vẽ đi. Nghĩa là, thế này này: một đống những miếng đệm - đó là những chiếc vòng mòng như thế này, Pherentsuk thì ngồi trên đống đệm đó và đếm quạ trên trời. Anh hãy vẽ vài ba con quạ nhé. Em nghĩ rằng bức vẽ sẽ rất đạt, đúng không?
- Đúng, có thể sẽ như thế!
- Có điều là nhanh nhanh lên! Phải xong trước khi hết ca khoảng nửa tiếng. Mười lăm phút là anh vẽ xong chứ?
- Tôi sẽ cố gắng!.
- Cố gắng lên, anh ạ! Thậm chí anh không tưởng tượng được là điều này quan trọng đến như thế nào đâu!
Trong văn phòng Đoàn vẫn chưa có ai cả. Vadim nằm xuống nền nhà, nhanh chóng viết phần lời và mười phút sau thì anh vẽ xong cả bức tranh châm biếm. Anh không hài lòng với bức tranh anh vừa vẽ. Chỉ có mấy con quạ là có vẻ giống thật sự, Pherentsuk ngồi ở tư thế không tự nhiên trên đống đệm, trông rất béo, có vẻ béo và giống hệt một gã trùm tư bản My, được vẽ trên báo “Cá sấu”. Ngoài ra Vadim còn quên không nhớ là tóc của Pherentsuk ra sao, và nói chung là ông ta có tóc hay không. Vì vậy anh phác ra xung quanh chiếc đầu trọc một số nét nguệch ngoạc rối bù, trông có thể là tóc, đồng thời lại như một trò chơi giữa ánh sáng và bóng tối.
Tấm giấy ra vào cổng có giá trị một lần mà Kuznetsov cấp cho Vadim và các sinh viên khác cho phép đi lại trong khu vực nhà máy suốt cả một ngày. Vadim lại xuống xưởng. Anh đã định hướng được khá tốt và nhanh chóng tìm thấy phân xưởng 12. Muxia cùng với Guskov, một người còn trẻ, tóc sáng, mặc áo bảo hộ lao động sạch bong - rõ là một thợ cả - bước ra đón anh.
- Ôi, tuyệt quá! - Muxia thốt lên sau khi giở tờ “Tin nhanh“ ra. - Giống Pherentsuk như lột! Cả chiếc mũi, cả trán nữa - tất cả, tất cả! Đúng không. Andrei Kuzmik?
- Đúng, - Guskov gật đầu. - Nhìn chung là giống!
“Tin nhanh“ được treo ở ngoài sân, chỗ dễ thấy nhất. Có nhiều công nhân ca một đã đi ra cổng. Từng tốp một dừng lại trước “Tin nhanh”, họ đọc to lên, rồi cười vang vẻ tán thành. Vadim đứng cách xa, cảm thấy một niềm thoả mãn tự hào được nhìn thấy kết quả công việc của mình. Khi anh quay lại để đi về phía cổng ra vào, bỗng Muxia chạy lại chỗ anh.
- Đợi em một chút, - cô thì thầm và nắm lấy tay Vadim, - Pherentsuk đang đến! Em muốn biết ông ta sẽ nói gì.
Pherentsuk mặc áo bông chần và đội mũ lưỡi trai màu xám, bước lại gần “Tin nhanh”, đứng im lặng hồi lâu trước nó, sau đó quay nhìn lại.
- Của anh à? - ông ta hỏi, đưa mắt nhìn Guskov.
- Của tôi là thế nào? Đó là tranh của nhà hoạ sĩ này. - Guskov mỉm cười nói và hất đầu về phía Vadim.
- Thế này là thế nào? - bỗng Pherentsuk hỏi to và dài giọng. Bộ mặt ông ta sa sầm. - Thế nào là nhục nhã cho Pherentsuk? Nhục nhã gì? Nhục nhã à? - ông ta phát khùng lên lặp lại. - Thế các anh đã thật hiểu…
- Đồng chí đừng làm ầm lên ở đây, mà phải hiểu vấn đề đã, - Guskov điềm tĩnh nói, - Để chậm bộ khuôn mẫu, đồng chí còn bị phê bình nữa ấy chứ. Đồng chí thân mến ạ, đồng chí hiểu không đúng việc phê bình rồi!
- Đây là kiểu phê bình gì vậy? Phê bình gì mà lại mang treo lên tường? - Đột nhiên Pherentsuk quyết định tốt nhất là trút sự giận dữ của mình vào hoạ sĩ, ông ta bèn quay lại phía Vadim: - Anh thì thắt kravat đi đi lại lại, bút chì giắt mang tai, còn mọi người thì hai ngày đêm liền không được cởi bỏ áo bông, không được ngũ ở nhà! Chộp được cái gì là vẽ quáng vẽ quàng! thế mà cũng gọi là những người lao động! Một người thì chén đẫy trong văn phòng công đoàn nhà máy, và bây giờ thì người ta lại tìm được một kẻ nào khác nữa! Vẽ tranh châm biếm thế thì chết đi cho rảnh… - Pherentsuk khép vạt áo bông lại và bỏ đi.
Guskov cười vang thoả mãn.
- Đâu rồi! Ô, một tay mu-gích phát khùng… Hôm nay kỹ sư trưởng đã xạc cho ông ta một trận hết chỗ rồi.
- Không sao! Phát khùng rồi sẽ đi nhanh hơn, - một công nhân nói to.
- Đúng thế, - người khác khẳng định. - Sẽ choáng váng, nhưng rồi bộ khuôn sẽ đâu vào đó. Ở đấy cũng chẳng nhiều việc lắm: một cái khuôn dưới thôi…
- Anh ta sẽ nuốt sống cánh thợ bào, rồi sẽ tổ chức lại cẩn thận, - người thứ ba tin tưởng nói. - Anh ta sẽ tổ chức xong trước bữa ăn trưa ấy, rồi xem.
Bên cạnh “Tin nhanh“ đã có nhiều công nhân ca hai dừng lại. Họ đến mỗi lúc một đông và nhanh hơn, cánh cửa phòng thường trực không phải là thỉnh thoảng mới mở ra, mà liên tục kêu cót két để cho dòng người vô tận bước vào.
Văn phòng đoàn vẫn khoá kín. Bên văn phòng công đoàn người ta báo cho Vadim biết là Kuznetsov đến ban thường vụ đảng ủy, còn các bạn sinh viên thì đã ra về từ lâu. Vadim đi ra phố.
Những công nhân cuối cùng của ca mới chạy trên ngõ phố, vừa chạy vừa hút vội cho hết điều thuồc đang hút dở. Nhà máy đã lùi xa ở phía sau, nhưng dù sao vẫn còn nghe thấy tiếng đập inh tai thưa nhịp của nó, còn trên nền trời đen ngòm phía trên nhà máy một đám mây khói màu xám, không có hình đáng gì cả đang khẽ lay động trong màn đêm tối thẫm. Những đốm than đỏ chắc là từ ống khói nồi hơi bay ra, và quay tròn, rồi tàn đi trong không trung. Những đốm than đó rất nhiều, chúng lóe lên, rồi lụi đi từng phút một. Tuyết buông rơi, nhưng bốc lên lại không phải là mùi tuyết, mà là mùi xăng. Ban ngày có những đoàn xe ô-tô đỗ ở đây, chúng chở đi những sản phẩm đã chế tạo xong.
Có cảm giác lạ lùng là ngõ phố này quá yên tĩnh và vắng vẻ, còn ở đâu đó ngay cạnh đây, phía bên kia tường là hàng nghìn con người đang tập trung lại một chỗ và cần cù làm việc, Những người khác có thể thấy điều đó là lạ lùng, nhưng Vadim thì không mảy may ngạc nhiên. Anh có cảm giác hân hoan và điềm tĩnh tựa như anh đã biết những con người đó từ lâu. Và anh đã đi dọc ngõ phố này nhiều lần để về nhà mỗi khi tan ca sản xuất. Cũng giống như họ, anh sợ phải đến muộn, và anh vừa chạy vừa hút thuốc, vừa vội vã vượt nhanh qua chiếc cửa quay kêu cót két của cổng thường trực.
Thật là thoải mái biết bao được đi trên mặt tuyết xốp - cuối cùng vẫn là tuyết - và được căng lồng ngực ra mà thở…