Chương 26

    
gày hôm sau, khi đến trường, sinh viên đã nhìn thấy trên bảng một thông báo sau đây:
7 giờ tối hôm nay họp ban thường vụ Đoàn khối năm thứ ba. Mời đồng chí Palavin. Belov đến họp. Đề nghị cán bộ các chi đoàn không vắng mặt.
Ban thường vụ Đoàn TNCS khối năm thứ ba”.
Ba giờ chiều có tổ chức trận đấu bóng chuyền giữa đội tuyển của trường với đội bóng chuyền của trường đại học Y. Toàn đội đã tập trung tại phòng thể thao ngay sau khi lên lớp. Huấn luyện viên Vaxili Adamovich, một đấu thủ bóng chuyền kỳ cựu, người xương xương, lưng gù gù, với một thân hình nhanh nhẹn chuyển động một cách khéo léo, đang căn dặn các đấu thủ lần cuối cùng. Rasit rất hồi hộp, vì lần đầu tiên được đứng ở vị trí số 4.
Khi tất cả mọi người đã chuẩn bị ra sân, thì Sergei mặc áo bành tô, tay cầm cái xắc thể thao xuất hiện ở cửa phòng.
- Chào đồng chí Vaxili! - anh nói, ung dung đi thẳng lại chỗ Vaxili Adamovich và chìa tay cho ông, - Chào tất cả các bạn.
Anh bắt tay mọi người, trừ Vadim là người mà anh làm ra vẻ không nhận thấy.
- Chào anh bạn. - Vaxili Adamovich đáp một cách rắn đanh.
- Đi chứ?
- Chúng tôi đi đây. Không biết cậu thế nào.
- Tôi cũng thế, hôm nay tôi mặc bộ quần áo thể thao đặc biệt đấy. - Sergei vừa nói vừa cười. - Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thắng, trong khoảng ba tiếng thôi chứ? Đến 7 giờ tôi phải về dự họp ban thường vụ Đoàn.
- Cậu đến nhé, cổ vũ đội nhà với.
- Thế nào? Sao lại như vậy, đồng chí Vaxili! - Sergei hỏi, một bên lông mày nhướn lên, còn bên kia thì sụp xuống vì ngạc nhiên, - Tôi nghe có đúng không?
- Hôm nay cậu sẽ không chơi, - Vaxili trả lời. - Cậu đã không đi tập. Để cậu chơi sau khi nghỉ tập như vậy, là một sự liều lĩnh. Nếu cậu muốn, thì giữ chân dự bị vậy.
- Thế nào? Dự bị hả? Tôi đã đi giày trắng mà lại chạy dự bị hả, - Sergei trách, sau một giây bối rối. - Không, đồng chí nói thật đấy chứ, đồng chí Vaxili?
Vaxili Adamovich nhìn đồng hồ.
- Các bạn, chuẩn bị lên đường!
Sergei bối rối nhìn quanh. Các đấu thủ mặc quần áo, sắp đặt các xắc thể thao của mình, trao đổi một cách hối hả và cộc lốc, cố ý không nhìn Sergei.
- Thế… Ai đứng ở vị trí số 4?
- Người ta xếp mình đấy, - Rasit vừa đáp vừa bối rối nhìn đồng chí huấn luyện viên.
- Việc gì mà phải nói như xin lỗi thế? - Vaxili Adamovich nổi cáu. - Đã phân công thì cứ thế mà làm! Mà phải chú ý đánh cho tốt đấy!
Sergei vỗ vai Rasit!
- Chơi đi, chơi đi, Rasit ạ! Cậu cao thế này dễ làm bàn lắm, Thôi chúc các cậu gặp may. Các cậu cứ quên hẳn mình đi.
Anh bước ra khỏi phòng, tay vung vẩy cái xắc.
- Đồ láu vặt. - Vaxili Adamovich lầm bầm. - Bọn ta khắc quên, chẳng phải đề với nghị, cứ tưởng ghê gớm lắm đấy!
Nhưng rõ ràng là ông buồn vì câu nói cuối cùng của Sergei. Suốt dọc đường tới trường đại học Y, Vaxili Adamovich lên lớp về lợi ích của tính khiêm tốn và về tác hại của thái độ tự cao tự đại. Đó là một người huấn luyện viên đồng thời là một nhà giáo dục đạo đức. Ông coi nhiệm vụ của mình không chỉ là tận tâm huấn luyện cho các sinh viên kỹ thuật chơi bóng chuyền, mà còn đỡ đầu họ về mặt đạo đức.
- Thế nào là “cứ quên mình đi”? Điều đó nghĩa là gì? - Vaxili Adamovich bực tức nói dằn từng tiếng. - Nghĩa là anh chàng lên mặt ta đây, bất cần cả tập thể. Điều đó thường dẫn thể thao tới chỗ giãy chết. Bóng chuyền là một trò chơi tập thể. Một người không có nghĩa lý gì hết, nhưng sáu người là một sức mạnh. Đó là điều phải thường xuyên ghi nhớ. Chính vì thế mà trước đây cậu ta cũng đã phạm phải những sai lầm như vậy. Đứng ở vị trí số 2 mà bao giờ cậu ấy cũng ngoi lên cố đập cho kỳ được, không giúp cho vị trí số 4 tấn công. Dù bằng tay trái nhưng vẫn cứ đập…
Vadim mỉm cười, lắng nghe sự đánh giá Sergei về phương diện thể thao. Hôm nay anh cũng xúc động không kém gì Rasit. Nhưng không phải cuộc đấu làm anh xúc động - Vadim đã chơi với các bạn trường Y ở vòng đầu và biết rằng đối thủ này không phải là loại đáng gờm lắm.
Trong phòng thể thao trường Y mọi việc đã chuẩn bị sẵn sàng cho trận đấu. Những người đến xem và cổ vũ nói chuyện ầm ĩ, họ ngồi trên những chiếc ghế thể thao dài và thấp đặt xung quanh vòng đấu. Ở hiệp đầu bên trường Y chống cự rất ngoan cường, chật vật lắm mới thắng được họ. Vào hiệp hai trận đấu còn sôi nổi hơn nữa, Rasit đã vững tin hơn, đập rất mạnh và rất chính xác, thậm chí còn mạnh hơn cả khi luyện tập. Chơi bên cạnh anh rất thoải mái, anh không cằn nhằn như Palavin, khi bị cú nâng hỏng, anh không nổi nóng, rồi bật ra những tiếng lóng trong làng bóng - “không suýt”.
Hiệp hai kết thúc với tỉ số thắng đậm nghiêng về phía sinh viên trường Sư phạm.
Như vậy, đội Sư phạm đã thắng trận đầu ở vòng hai.
Cuối trận đấu Vadim bỗng nhiên trông thấy Sergei ngồi giữa đám người cổ vũ. “Cậu ta ở đây làm gì? - Vadim thoáng ngạc nhiên. - Có chuyện gì đó không bình thường. Hay là cậu ta mò đến để xem thiếu cậu ta, một trung phong không thể thay thế nổi, thì sẽ thua đậm ra sao? Thế thì cứ xem đi, không có cậu ta vẫn cứ thắng được như thường”.
Vadim đi vào nhà tắm. Mười phút sau anh bước ra, vui vẻ, tươi cười, sáng khoái rít một điếu thuốc lá, anh nhìn thấy. Sergei đang băn khoăn đi đi lại lại cạnh cửa ra vào.”.
- Mình đến tìm cậu, - Sergei nói sau khi trông thấy Vadim và lập tức cau mặt lại.
- Có Việc gì thế?
- Ta ra chỗ kia đi.
Gian phòng đã vắng người. Vaxili Adamovich và đồng chí huấn luyện viên bên trường Y ngồi sau một cái bàn thảo luận với nhau, còn ở cuối phòng một số sinh viên đang chơi xà đơn, Vadim và Sergei đi về phía cửa sổ, cả hai đặt xắc của mình xuống - Sergei đặt xuống sàn, Vadim đặt trên bệ cửa sổ.
- Mẹ mình đến cậu tối qua phải không? - Sergei hỏi một cách khô khan và nhấn mạnh một cách quan trọng.
- Có đến.
- Để làm gì?
- Không biết, hỏi mẹ cậu thì rõ.
- Thế đấy, - Sergei cáu kỉnh cười khẩy. - Nhưng đừng có nghĩ rằng mình cử mẹ mình tới.
Vadim lặng thinh. Không hiểu tại sao anh có cảm giác là Sergei tìm cách giảng hoà.
- Đừng suy diễn, - Sergei nhắc lại. - Chính mình hôm nay mới biết. Bà già lẩn thẩn làm ra vẻ quan tâm đến mình, nhưng có ai cần đâu cơ chứ.
- Cậu có cử mẹ cậu đến hay không, đối với mình cũng thế thôi. - Vadim im lặng hồi lâu, rồi đáp, thế hiểu được rằng… Mẹ mình có lẩn thẩn hay không - đối với mình không phải thế nào cũng được!
“Không, không hẳn thé, - Vadim nghĩ, - không phải cậu ta đang nói ra những gì cậu ta nghĩ và muốn nói…”.
- Chính vì bà ấy mà xảy ra câu chuyện với Valia đấy, - Sergei nói.
- Sao lại thế?
- Vì bà ấy quá chiều chuộng cô ta, lúc nào cũng rên rỉ vì thương xót, đưa cô ta về nhà, săn săn đón đón… Làm như thế để làm gì? Tất cả là do tính tò mò của phụ nữ, do sự xăng xái ngu xuẩn của người mẹ muốn tận mắt thấy con trai được yên vui, ổn thoả. Nhưng còn mình… - anh ta chăm chú nhìn cái cằm của Vadim và nói liến thoắng bằng một giọng bực tức. - Đã từ lâu mình quyết định không quan hệ với cô ta nữa, bởi vì minh cảm thấy chả dẫn tới đâu cả. Nhưng bà già cứ nằng nặc mời cô ta đến chơi, nhờ vả đủ thứ… Cô ta giúp mẹ minh làm cơm, xách nước, còn bà già nhà mình thì cho rằng như thế là chuyện đương nhiên.
- Nhưng ngay cả cậu cũng chả đã coi đó là điều hiển nhiên đấy thôi.
- Mình… Mình đã từng yêu cô ấy! Đã từng có lúc mình yêu cô ấy.
- Thì đấy. Đúng là đã từng có lúc…
- Nói tóm lại, đúng là thế đấy, - Sergei ngắt lời anh. - Mình phải nói thẳng với cậu rằng, thứ nhất, mình không cử một người đại diện nào đến gặp cậu hết. Đó là một. Thứ hai, mình muốn báo cho cậu biết vì mình vẫn còn giữ lại một vài thiện cảm bè bạn với cậu, nếu cậu đưa chuyện Valia ra thì cậu sẽ trở thành trò cười cho toàn khoa. Cậu mà thêu dệt bậy bạ, không đâu vào đâu, thì cậu sẽ phải chịu những hậu quả của nó. Mình báo trước cho cậu biết thế.
- Mình cũng nói trước cho cậu biết, mình sẽ không chỉ nói riêng chuyện Valia đâu.
- Thế thì còn chuyện gì? Có phải chuyện mình nhờ cậu ném giấy hôm thi không?
- Thôi đủ rồi, đã đến lúc ta phải đi thôi.
- Thì đi! - Sergei quả quyết gật đầu.
Tất cả những ý kiến phát biểu trong mười lăm phút đầu tiên của cuộc họp ban thường vụ. Vadim chỉ nghe câu được cầu chăng, nói chung hầu như là không nghe thấy gì hết. Anh có cảm tưởng l&agnh có phải là bạn của anh ấy từ lúc bé không?
- Từ lúc bé.
- Em… anh biết đấy, em cũng quen anh ấy từ lâu. Đã ba năm nay. Em nghĩ rằng, ba năm cũng đủ để hiểu một con người…
- Cũng phải xem xem cái ba năm ấy thế nào, và con người kia là ai nữa chứ, - Vadim mỉm cười.
- Đúng như thế. Thế mà hoá ra vẫn chưa đủ đấy. Em tường anh ấy rất thông minh, trung thực… có tài… Không, Vadim ạ, tốt hơn là em kể cho anh nghe từ đầu! Chuyện xảy ra như thế nào em sẽ kể hết, kề hết! Thế này… Em đã quen anh ta trên một chuyến tàu lửa, anh ta vừa được phục viên. Lúc ấy anh ta là một người vui tính, sôi nổi, một người rất… giản dị và cởi mờ. Anh ta dự định xin vào học đại học ngay - khi ấy em đã là một nữ sinh viên, - anh ta hỏi mãi em về đời sống sinh viên, chuyện thi cử, về thủ tục nhập học, về những buổi liên hoan, về tất cả. Em hứa sẽ hỏi hộ mọi chuyện, tìm sách cho anh ta… Tóm lại là chúng em đã kết bạn với nhau.
Valia đã viết xong cả chữ “Palavin”. Cái bút chì dừng lại một giầy, rồi lại tiếp tục di động, vòng đi vòng lại xung quanh cái tên đó những khuyên tròn nguệch ngoạc.
- Chúng em bắt đầu gặp nhau ở Moskva, và gặp nhau thường xuyên. Em rất thích anh ấy. Em nghĩ rằng chúng em rồi sẽ lấy nhau. Anh ta thường nói về điều đó bởi vì… bởi vì chúng em đã trở nên rất gần gũi, anh hiểu không… Đó là vào mùa hè đầu tiên. Khi anh vừa mới từ Viễn Đông trở về, anh có nhớ hôm chúng ta gặp nhau không? Rồi sau đó lại mùa hè nữa, một mùa hè rất hạnh phúc. Bác Irina Vichtorovna đã đi nghi, Xasa đi trại hè. Mùa hè đó hình như anh không có ở Moskva phải không? Đúng, lúc ấy hình như anh đã đi Armenia thì phải… Anh ấy sống có một mình, em đã giúp anh ấy, nấu nướng, giặt giũ, tóm lại. Nói tóm lại, thật hạnh phúc và vui vẻ! Lúc ấy anh ta đang viết một vở kịch về đời sống sinh viên. Anh ta luôn luôn hồi ý kiến em. Đúng thế. Cả nhà em đều cho rằng chúng em sẽ lấy nhau. Anh hiểu không, cứ trông thế làm gì chả biết. Ấy thế mà mẹ em cũng chỉ biết một phần nào. Sau đó… Thế rồi bỗng dưng tất cả đều đảo lộn. Em ra công tác. Dần dần ít gặp nhau hơn. Và khi gặp cũng không vui nữa, anh hiểu chứ… chỉ gặp ở nhà… Không bao giờ anh ta đi cùng với em - dù đi xem kịch, hay đi xem chiều bóng. Bao giờ anh ấy cũng viện đủ lý do để khỏi phải đi, bịa Ta, hoặc nói dối là có Việc gì đấy. Rồi một hôm, khi em mua vé xem ổ Nhà hát lởn - hình như một vớ mới công diễn gì đó, giờ thì em quên rồi. Anh ấy bảo em: “ừ, thì đi. Nhưng em không được mang kính đi xem đâu đấy”. - Valia mỉm cười đau khổ và đò mặt lên. - Tất cả điều đố thật xấu hổ, ti tiện, không nên nhắc đền làm gì. Nói tóm lại, em cảm thấy hình như anh ấy xấu hổ vì em, không muốn giới thiệu em với các bạn của anh ấy, rồi còn cái hôm vào trường dự tối liên hoan thì thật không còn ra thể thống gì nữa! Em bắt đầu hiểu ra rằng anh ta lừa dối em, lừa dối suốt từ đầu chí cuối. Thế là em quyết định, chuyện ấy thật đau lòng, Vadim ạ, nhưng em vẫn quyết định tránh mặt để cho anh ta được thoả mãn…
Hình như Valia đã bình tĩnh lại, giọng nói của cô đã không run lên nữa, mà vang lên một cách mệt mỏi, lãnh đạm. Cái bút chì mà cô giữ mãi trong tay, chậm chạp khoanh quanh chữ “Palavin“ một vòng đen đậm.
- Rồi sau đổ… Câu chuyện xảy ra khoảng hai ba tháng trước đây… Anh ta lại đến tìm em như không cổ chuyện gì xảy ra, thậm chí lại còn vui vẻ, đùa cợt nữa. Vì anh ta bắt đầu hút thuốc bằng tàu, nên cha em đã kiếm cho anh ta loại thuốc rất tốt, hình như của Bulgaria thì phải. Thôi thì huyên thuyền đủ thứ, bảo là hết thuốc hút, mà hết thuốc hút thì chuyện trò chẳng ra làm sao, cứ cười cười nói nổi thè suốt buổi. Thế rồi anh ấy đưa ra một đề nghị cổ vẻ quan trọng hơn. Em có một ông anh họ, nghiên cứu sinh ở trường đại học Tổng hợp Moskva, cũng là một nhà nghiên cứu ngữ văn đang viết luận án về Turgenev. Sergei nhờ em giới thiệu anh ta với Viktor, vì anh ta cần lùng ít tài liệu để viết để cương. Nói tóm lại, anh ta lại đi lại nhà em, ị Em không biết anh ta làm thế để làm gì. Có lẽ do tính tự ái của c anh ta thúc đẩy. Hay anh ta muốn tự lừa dối mình, muốn kiểm tra lại: nào thử xem, tôi lại về đây, vẫn được yếu như trước đầy chứ? bởi vì anh ta hiểu rằng em rất khó mà dứt hẳn ra được, khó mà tránh mặt anh ta, dù em đang cố quên đi tất cả, quên hẳn…
Và anh ta cũng hiểu rằng em rất đau khổ khi thấy tất cả những điều đó lại bắt đầu và lại vẫn vô nghĩa, không mục đích gì hết…
Thế đấy, mà thôi phải không Vadim, chúng ta đều là người lớn cả rồi, bời thế… Tóm lại, em ngỡ rằng em sẽ có một đứa con.
Đó là một sự lầm lẫn, nhưng khi đó em cứ ngỡ thế. Em đã viết cho anh ấy một bức thư. Sau đó mọi chuyện xảy ra cứ như trong tiểu thuyết ấy. Không ngờ bức thư bị chị Zhenirave; cả những người khác cũng vội vàng phát biểu những vấn đề linh tinh để chuyển sang vấn đề chính. Cuối cùng Spartar nói:
- Hôm nay chúng ta còn phải thảo luận về một lá đơn xin được giới thiệu vào Đảng - đơn của Sergei. Nhưng trong buổi họp cuối cùng của Hội khoa học sinh viên, khi Sergei được đề cử làm đại biểu thì… - Spartar đang tiếp tục nói bằng một giọng đều đều, chậm rãi đến phát sợ, bỗng nhiên như bật ra, giọng nhát gừng và lạnh lùng: - Có ý kiến đề nghị nghe Vadim phát biểu!…
Những đề nghị khác không có. Trong mười lăm phút vừa qua Vadim đã kịp suy nghĩ mọi khía cạnh và quyết định sẽ đứng tại chỗ để nhìn thấy các ủy viên ban thường vụ ở trước mặt mình. Nhưng bây giờ khi đứng dậy, anh đột nhiên đi lại phía bàn Spartar đang ngồi và nhìn thấy các cán bộ chi đoàn và Sergei ở trước mặt mình.
- Trong buổi họp vừa rồi của Hội khoa học sinh viên, tôi đã phản đối việc đề cử Sergei. Tôi nói rằng tư cách của đồng chí ấy không cho phép trở thành đại điện cho tập thể chúng ta. Bây giờ tôi sẽ chứng minh những lời nói của tôi. - Vadim ngạc nhiên khi nghe thấy giọng nói của mình có vẻ vang dội và trịnh trọng thế nào đó. Ngừng một chút, anh tiếp tục nói bằng một giọng nhỏ hơn:
- Hôm nay tôi sẽ phát biểu không chỉ riêng về một hành động của Sergei, mà là về toàn bộ tư cách của đồng chí ấy. Tôi với Sergei, như mọi người đều biết, là “những người bạn từ thời thơ ấu”. Tất nhiên,ôi không có Việc gì cần ở nhà này nữa”, Rồi giận dỗi bỏ đi… và có lẽ lấy làm mãn nguyện lắm… Anh hiểu không, anh ta đã bị lăng nhục mà! Bỏ về để viết kịch, để soạn những tiết mục “kịch vui”, để phát biếu trong hội nghị và bông đùa… lý luận…
Cô im lặng, cố nén nức nó, sau đó đột ngột ngẩng mặt lên:
- Đừng nghĩ rằng em khóc vì mối tình bất hạnh. Anh có nghe không? - cô nói với một giọng rắn rồi. - Không có gì hết, ngoài sự khinh bỉ. Em không phải là Cachiusa Maxlova và không phải là Roberta Olden. Em là một con người khác, ở một thời đại khác và cuộc sống của chúng ta cũng hoàn toàn khác. Đúng thế chứ!
- Rất đúng, - Vadim nói.
Valia lấy khăn tay lau nước mắt.
- Bây giờ… điều chủ yếu, - cô nói và mỉm cười một cách khó nhọc. - Anh có biết em mời anh đèn để làm gì không? Có lẽ anh ngạc nhiên lắm thì phải…
- Không, cô hãy nói đi.
- Được! Em có một điều chưa hiểu nổi, Vadim ạ. Con người đó là một sinh viên được học bổng đặc biệt, bất kỳ ở đâu anh ta cũng là một người tích cực, anh ta định nộp đơn xin vào Đảng. Được người ta cử đến Leningrad…
- Đến Leningrad làm gì?
- Anh ấy nói là được cử đi dự hội nghị khoa học của sinh viên ở Leningrad. Anh ấy đã viết một cuốn truyện vừa, trong ấy, có lẽ, chẳng phải tất cả đều tuyệt my, nhưng mọi điều đều đúng. Đúng y như yêu cầu. Ằy thế mà… trong cuộc đời riêng thì anh ta lại là một kẻ như vậy đấy. Chính anh ta là một kẻ ích ký thô bỉ nhất, đốn mạt nhất trong đời sống riêng. Bây giờ chắc là anh ta hí hứng vì đã cắt đứt mọi chuyện với em một cách “êm thấm”. Và anh ấy còn sung sướng gấp bội khi thấy em đi Kharkov. Kệ anh ta. Đâu phải em ra đi vì anh ta. Em không hề nghĩ đèn chuyện phải tính sổ với anh ta. Mong anh hiểu đúng về em, Vadim ạ! Em cũng chẳng còn thấy ghê tởm anh ấy nữa, em chì coi như không quen biết mà thôi. Anh ta đã đi khỏi cuộc đời của em và không bao giờ trở lại nữa. Em là một đoàn viên, anh cũng là một đoàn viên, thế thì em xin hỏi anh: anh ta có xứng đáng được mang những đanh hiểu xuất sắc đó không, có đáng được hưởng học bổng danh dự không? có thể, như thế cũng chẳng có gì mâu thuẫn hoặc cần phải như vậy chăng?. Em không rõ.
Vadim nhìn cô.
- Cậu ta có ý muốn xin vào Đảng, chưa có nghĩa là cậu ta sẽ được kết nạp, - anh nói. - Và cậu ta sẽ không đèn Leningrad.
- Thế còn thành tích trước đây của anh ta?
- Những thành tích nào?
-grave;. ề cương của anh ấy, học bổng đặc biệt…
Nhưng tại sao biết Sergei từ lâu, mà mãi bây giờ, lần đầu tiên tôi mới nói ra điều này? Phải nói rằng, chính cái vinh dự là “người bạn thời thơ ấu&rdquoc;n xuống như nước ở thủy triều ấy…
- Thôi lên tàu đi, tàu sắp chuyển bánh đấy! - Vadim nói to và bắt tay Andrei.
Trước lúc tàu chuyển bánh. Andrei bỗng sực nhớ chưa nói với Vadim câu chuyện chính.
- Hôm kia mình có đến chỗ Kuznetsov. Cậu ta định tổ chức cuộc tranh luận: “Hình ảnh người thanh niên Xô-viết”. Cậu có nhớ là đã dự định thế không? Cậu ấy muốn sinh viên chúng ta cùng tham gia. Chắc là nhiều chuyện hay phải biết…
- Mình nhớ, - Vadim đáp, - hình như Sergei đề xuất phải không?
- Đúng, đúng thế Sergei bây giờ làm gì, cậu biết không?
- Mình không biết. Cậu ấy muốn đi.
- Đồ ngu, - Andrei nói cộc lốc. - Thật là bạc nhược! Có lẽ nó cho rằng, nếu nó đi đến vùng tai-ga làm một giáo viên không toàn cấp, thì nó sẽ lập được chiến công hy sinh thân mình đấy.
Andrei nói những lời cuối cùng khi đã đứng ở bậc lên xuống. Con tàu từ từ lăn bánh dọc theo sân ga, không gây một tiếng động, như cố gắng để không một ai biết cả. Những người ra tiến chạy dọc theo đoàn tàu, thành từng đám đông nhộn nhịp mắt dán vào cửa ra vào và cửa sổ của đoàn tàu, chen lấn nhau và kêu lên đủ kiểu:
- Giữ ấm cổ đấy. Zhenia ạ!
- Ligovka, năm! Năm nhá!
- Chào Yan hộ nhé!.”.
- Đừng quên hoa anh thảo nhé!…
Tiếng kêu đó là để dặn Andrei. Khi đoàn tàu đi khuất và cả đám đông lộn xộn những người đưa tiễn tản ra, Vadim hỏi Olia:
- Hoa anh thảo là gì.
- Đó là một thứ cây hoa tím ở vùng núi Alps, rất đẹp. Em có một người bạn gái sống ở Leningrad, bạn ấy có cây hoa anh thảo. Em dặn anh Andrei mang hạt về cho em. Thế nào anh ấy cũng cũng quên cho mà xem!
Olia vung vẫy tay một cách tuyệt vọng. Hai người đi ra quảng trường trước nhà ga, và vào cái giờ khuya khoắt này cuộc sống vẫn vô cùng hối hả, tràn trề ánh sáng. Những quầy hàng ban đêm, những người bán kem và thuốc lá rong, những bà bán hoa vẫn luôn tay bán hàng. Những chiếc xe tắc-xi chở khách sơn cùng một màu xám nhạt như nhau, với những hoạ tiết hình ô vuông như bàn cờ dọc theo thùng xe, đậu thành hàng dài cạnh vỉa hè. Chốc chốc lại có một chiếc rời đi, chiếc khác ập đến, lách vào đám đông người một cách ngập ngừng như dò dẫm.
Olia, thường ngày là một cô gái sôi nổi và vui chuyện, không hiểu sao giờ đây lại nín thinh. Cô đi cách Vadim một quãng, Vadim chợt nghĩ: “Dù sao cô ấy vẫn còn là một cô bé. Cô ấy sợ mình nắm tay đấy”.
- Cô Natasa của cô sống ở đâu nhỉ?
- Ở khu trung tâm. Em sẽ đi xe điện ngầm đến Okhodnyi.
- Có thể đi bộ một quãng được không?
- Đi bộ? Được chứ… chỉ phải cái ở đấy đi trơn lắm.
Anh nắm lấy tay em.
Anh cầm tay Olia. Olia vui vẻ và bắt đầu kể chuyện về trường trung cấp của mình, về kỳ thi sắp tới. Đền mùa xuân cô sẽ học xong. Cô muốn được công tác ở một lâm trường thực nghiệm tương tự như nơi cô thực tập. Như thế phải rời khỏi Moskva ư? Tất nhiên rất tiếc… Đến khi anh Andrei học xong, anh ấy cũng sẽ đi, chỉ còn cha ở lại một mình thôi.
- Nhưng có phải đi suốt đời đâu, phải không anh? - Olia sôi nổi nói. - Nhất định em sẽ trở lại Moskva, nhưng trở lại với bản luận án, trở lại thật xứng đáng. Thế anh có mơ ước gì không?
- Có chứ, - Vadim chậm rãi đáp.
- Mơ ước như thế nào?
- Tôi muốn được gặp cô, khi cô trở lại Moskva là một con người xứng đáng.
- Không, anh đừng đùa, - Olia phá lên cười đáp. - Em hỏi thực anh đấy!
- Tôi nói thực đấy chứ.
- Nhưng nếu em không bao giờ trở lại?
- Thế thì… lúc đó tôi sẽ đến chỗ cô. Bởi vì ở chỗ cô công tác cũng có học sinh và cần phải dạy dỗ chúng…
- Trong rừng mà cũng có học sinh ư? - Olia khẽ đáp. - Đó là rừng…
Olia im lặng, quay lưng lại phía anh và nhìn những chiếc ô-tô đang chạy trên đường phố. Vadim nói bằng một giọng trầm trầm như muốn chứng minh một điều gì đó:
- Nếu trong rừng có người nghĩa là ở đó có trẻ con. Cô cũng sẽ có con mà. Và phải dạy dỗ chúng chứ. Bởi thế…
- Con em ư? - Olia ngạc nhiên hỏi, rồi bỗng nhiên phá lên cười lanh lảnh, đến nổi những người đi qua phải ngoảnh lại nhìn cô. - Anh nghĩ là em có cả một đàn con đủ để mờ được một ngôi trường ở trong rừng? Ôi, anh Vadim… Anh có biết gì không! - Cô nín cười. - Em muốn anh đến thăm em. Nhưng phải là trong những ngày sắp tới, chứ không phải đến một trăm năm nữa, lúc em có hàng tá con. Tuần này em sẽ rất buồn đấy… Anh biết kh&oci rõ như ban ngày. Bây giờ tôi đã hiểu hết con người cậu ta.
Valia đứng dậy, im lặng mặc áo khoác.
- Chúng ta vừa có một câu chuyện về thực tế phải không, Vadim.
- Rất thực tế.
- Thè đấy. Cả anh cũng đừng nghĩ rằng em đi là vì chuyện này. Đã từ lâu em muốn được công tác ở trường đại học Kharkov. Để tài luận án của em rất hấp dẫn.
Valia nói đến công việc của mình và kể mãi về nó cho tới khi hai người đi qua sân và qua một ngõ hẻm. Vadim vừa đi bên cạnh cô vừa nắm lấy tay cô và lắng nghe. Anh nghĩ về Sergei. Rồi nghĩ về mình. Ra đền ngoài phố, hai người chia tay nhau.
Khi đưa tay cho anh bắt, Valia hồi:
- Anh nghĩ thế nào, em đã xứ sự đúng khi kể cho anh nghe câu chuyện vừa qua chứ? - cô ngập ngừng, rồi bất chợt cười to. - Hay… có lẽ, anh không còn quý trọng em nữa?
- Tôi lại càng quý trọng cô hơn trước nữa.
- Có đúng thế không?
- Đúng như thế.
Valia bước gấp lại gần anh, rồi như một em bé gái, úp mặt vào ngực Vadim. Vadim ôm lấy vai cô.
- Em có một người anh. Anh ấy cao lớn và rất khỏe… - Valia thì thầm. - Anh ấy đã hy sinh hồi chiến tranh Phần Lan…
Ngừng một lúc, cô hỏi:
- Vadim… Em sẽ viết thư cho anh được không?
- Tất nhiên rồi, Valia ạ! Tôi cũng sẽ viết thư cho cô.
Vadim bước vào câu lạc bộ trước giờ khai mạc khoảng mười phút. Gian phòng nhỏ của câu lạc bộ hầu như đã chật ních người - bởi vì buổi họp mặt này rất đặc biệt đối với trường, nên người nghe kéo đèn rất đông. Các lớp khác cũng được mời đến, cả các đoàn viên thanh niên của nhà máy cũng tới dự. Họ ngồi đợi trên ghế một cách kiên nhẫn, xì xào trò chuyện với nhau và nhìn lên bục sân khấu một cách kính cần. Các tay sinh viên dạo quanh ra đáng ta là chủ, một số người tiến lại gần Sergei đang ngồi sau một cái bàn bên cạnh Spartar trên bục sân khấu, nói gì đó với anh ta và vừa cười vừa nhìn vào tập bản thảo…
Andrei dẫn tới hầu như toàn bộ nhóm văn học của nhà máy. Ở đây có cả Igor Sotnikov trong bộ quần áo mới màu xanh thẫm, thắt kravat, đầu chải mượt và xức nước hoa thơm nức.
Vadim nói chuyện với các bạn được vài phút, thì trông thấy Olia - cô đang đứng ở góc phòng ngắm một tấm áp phích màu to tướng giới thiệu về buổi dạ hội hôm nay, Trên đó vẫn còn vẽ một chiếc áo dài màu xanh, mà trong buổi liên hoan hồi đầu năm cô cũng đã mặc.
Nhìn thấy Vadim, Olia mừng rỡ:
- A, kia rồi! Anh Andrei hoàn toàn bồ mặc em, mà ở đây em chả biết ai cả. Mà anh ấy cũng chả buồn giới thiệu em với ai nữa hay sao ấy.
Vadim cũng rất vui vì cuộc gặp gỡ bất chợt này. Anh thường nhớ tới Olia và trong những ngày gần đây càng ngày càng nhớ tới cô hơn. Anh nhớ cô không phải ở buổi liên hoan mừng Năm Mới, mà là trong buổi đi trượt tuyết, với chiếc áo len dài tay xanh xám và cái mũ lông to tướng, với đôi lông mày trắng vì tuyết bám đầy. Anh nhớ lại toàn bộ cái ngày đầy tuyết và kỳ lạ ấy, và cái ngày ấy càng lùi vào dĩ vãng bao nhiêu, thì những hồi ức lại càng rõ rệt và kỳ diệu hơn. Trong những ngày qua khi nghĩ về Olia, không hiểu sao anh lại không tài nào hình dung nổi khuôn mặt của cô. Khuôn mặt đó xuất hiện một cách mờ ảo rồi biến mất, như trong một giấc mơ.
- Sao anh cứ nhìn em như thế? - Olia ngạc nhiên hồi. - Có lẽ anh đã quên em? Anh không nhận ra phải không?
- Đã lâu tôi không gặp cô đấy.
- Lâu quá rồi! Thế mà anh chẳng nhắn anh Andrei hỏi thăm em được lấy một lời.
- Nhưng cô cũng…
- Em có gửi lời thăm đấy chứ, không đúng à. Nhưng em đã nhắn bao nhiêu lần rồi, mà chả được nghe một câu trả lời nào gọi là có.
- Andrei không bảo gì với tôi cả.
- Thế hả? Thế thì em sẽ vạch tội anh ấy!
Cô nắm lấy tay Vadim và lôi luôn anh đi. Andrei đang đứng nói chuyện với Balasov.
- Anh Andrei! - Olia vừa nói vừa lay vai anh. - Anh có bảo với anh Vadim là em gửi lời hỏi thăm không?
Andrei nhún vai, chả buồn quay lại, cứ thể tiếp tục nói chuyện.
- Anh có nghe thấy không, anh Andrei?
- Mày bảo sao?
- Em hỏi: anh có chuyền lời hồi thăm của em đến anh Vadim không?
- Lời hỏi thăm nào nhỉ? Anh không nhớ. Hình như đã chuyến cho cậu rồi hả?
Vadim lắc đầu phản đối.
- Nghĩa là không. Thấy không, anh ấy nói là không.
Olia nhìn anh, tức đỏ mặt lên.
- Thế mà anh không biết xấu hổ!
- Olia, anh xin lỗi, thôi đi nào… Ở thì anh quên! để anh nói chuyện với người ta đã nào.
- Thật là kẻ đãng trí! - giọng Olia run lên vì giận, quay ngoắt đi bước sang phía bên kia gian phòng. Vadim ngồi xuống cạnh cô.
- Cô thấy đấy, tôi không có lỗi.
- Đúng, nhưng anh cũng chả thèm bảo anh Andrei chuyến lời hỏi thăm em lấy một câu! - cô suy nghĩ, rồi nói, - Lỗi tất nhiên là ở em. Và em còn có lồi vì để anh của em được dạy dỗ một cách tệ hại như vậy. Hễ em cứ không kèm riết anh ấy thế là kết quả như vậy đấy!
Giữa lúc đó thì Marina Gravet xuất hiện trên bục sân khấu. Với bộ mặt hồng hào và sinh động thường có và nụ cười tươi nở một cách trịnh trọng Marina trông cứ như là nhân vật chính của buổi dạ hội hôm nay vậy.
- Chúng tôi xin tuyên bố bắt đầu buổi sinh hoạt văn học! - Cô nói dõng dạc. - Hôm nay một bạn sinh viên năm thứ ba chúng ta là đồng chí Sergei Palavin sẽ trình đọc thiên truyện vừa của anh với nhan để là “Nhiệt độ cao”. Sau giờ nghỉ hai đồng chí phản biện sẽ phát biểu, sau đó sẽ là phần tự do phát biểu…
Sergei đứng ở phía sau một cái bàn cắp một cái cặp da to tướng dưới nách, bước lên diễn đàn. Rõ ràng là anh ta rất xúc động - không hiểu sao anh ta lại đặt cái bình thon cổ từ góc này sang góc khác, anh vội vàng chải tóc không biết để làm gì. Sau đó anh lấy hai tay ôm lấy mép bục nói chuyện hình như muốn nhấc bỗng nó lên, rồi bắt đầu đọc to:
- Một hồi còi dài chậm rãi phá tan bầu không khí tĩnh mịch lúc ban mai. Ngoài phố trời lạnh và đầy sương mù. Maxim Tolokin, thợ tiện bậc sáu, như thường lệ, là người thức giấc sớm nhất trong dãy nhà tập thể của những người công nhân trẻ. Đó là một con người vạm vỡ, mắt xám, rất tráng kiện…
Palavin dần dần bình tĩnh lại và đọc một cách thích thú và diễn cảm. Anh ta đọc những đoạn đối thoại bằng các giọng khác nhau có kèm theo những biểu hiện trên nét mặt. Đến những đoạn thích nhất, anh ta ngẩng đầu lên, vừa mỉm cười vừa nhìn khắp cử toạ.
Số sinh viên đến muộn ùa vào mỗi lúc một đông. Sau khi ngoan ngoãn chịu đựng tiếng càu nhàu giận dữ của tay trực nhật ngồi chắn ố cửa ra vào, họ rón rén đi vào phòng tìm chỗ ngồi. Lena Medovskaya bước vào và cùng đi với cô là hai cô gái có mặt hôm ăn mừng nhà mới và một người phụ nữ to béo ăn mặc diêm dúa đeo bao tay bằng lông thú bước vào. Vadim nhận ra đó là bà Anbina Trofimovna. Hai cô gái bẽn lẽn dừng lại phía sau, còn Lena và bà Anbina lập tức đi lên hàng ghế đầu, chân nhấc cao đôi giày và kéo cao chiếc áo dài làm phát ra những tiếng cót két và sột soạt khác thường. Ở hàng đầu có một số cán bộ giảng dạy, những sinh viên đặc biệt tích cực tay lăm lăm bút máy và cuốn sổ con để ghi chép, và hai người phản biện của Palavin.
Thiên truyện này không dài, đúng hơn là một truyện ngắn dài độ khoảng năm mươi trang. Nội dung chuyện như sau. Anh thợ tiện Tolokin phải lòng POlia, thư ký của phòng hành chính nhà máy. POlia quyết định chuyến xuống công tác ở một phân xưởng, nhưng Tolokin phản đối. Anh không tin rằng cô có thể làm việc được, hơn nữa anh lại thích cô làm một công việc “sạch sẽ“ ở phòng hành chính. Hai người cãi nhau. Polya làm việc rất giỏi và rồi thẳng Tolokin trong một đợt thi đua xã hội chủ nghĩa. Điều đó khiến mâu thuẫn ngày càng trò nên sâu sắc hơn, nhưng rồi sau đó hai người đã làm lành với nhau. Cốt truyện cũng lồng vào những hình ảnh nhân vật bí thư chi đoàn, ông quản đốc phân xương và bác tiếp liệu Yasa nào đó trong vai ông ác, kẻ chủ mưu gây nên tất cả những xung đột giữa đôi tình nhân.
Càng nghe, Vadim càng thấy dâng lên cái cảm giác bực bội mơ hổ, khó chịu. Cảm giác đó hoàn toàn không phải vì câu chuyện của Sergei vừa dài và vừa tẻ, mà là vì Vadim cố tìm hiểu cái nguyên nhân tạo ra sự dài dòng nặng nề và buồn chán đó và không hiểu vì sao không thể nào hiểu được. Đúng, Valia đã nói đúng: tất cả trong câu chuyện này đều “đúng”, nhưng đồng thời tất cả cũng đều không đúng. Truyện vừa này vừa rất giống một tác phẩm tài năng vừa là một truyện hoàn toàn rỗng tuếch. Nó có vẻ là một câu chuyện cần thiết, đúng lúc, đồng thời hoàn toàn không cần thiết, thậm chí có hại nữa.
Tất cả ở đây từ trang đầu đến trang cuối đều nghe rất quen thuộc, một sự quen thuộc nhàm chán, không phải vì nó giống với cuộc sống, mà vì nó hao hao như những truyện vừa, truyện ngắn, bài báo, bút ký ta đã từng được đọc. Càng nghe, Vadim càng ngạc nhiên. Anh không thể ngờ được rằng “tác phẩm” của Sergei lại tẻ nhạt đến như thế, tẻ nhạt đến phải tức mình. “Chẳng lẽ chỉ có mình ta có ấn tượng như thế? Hay mình không hiểu hết?” - Vadim suy nrave; bổng nhiên nhận ra chú: - Em Xasa Palavin!
- Bạn ấy hay thẹn lắm, thầy ạ! Cho bạn ấy sang học trường con gái thôi! - một giọng vui vẻ của một chú bé nào đó thét to.
- Chào anh, - Xasa đáp khẽ.
- Ô, thế là lại gặp nhau! - Vadim thốt lên sửng sốt. - Sao anh không thấy em ở trong lớp?
- Em ngồi ở hàng cuối cùng…
- Nhưng em có trông thấy anh chứ?
Xasa gật đầu.
- Em vẽ đẹp lắm. Lại đây em… - Vadim nắm lấy cùi tay Xasa. - Anh muốn nói chuyện với em.
Hai người đi qua gian phòng và dừng lại ở cầu thang.
- Thế là lại gặp nhau! - Vadim mỉm cười nhắc lại. - Em kể cho anh nghe xem anh Sergei đang làm gì nào?
- Anh Sergei à? - Xasa hỏi lại, ngước cặp mắt do dự nhìn Vadim. - Anh ấy viết, viết suốt ngày… Và hút thuốc nữa.
- Hút thuốc?
- Vâng.
- Hút nhiều không?
- Ái chà. Nhiều lắm. - Im lặng một lát, Xasa nói thêm. - Bây giờ anh ấy hút thuốc điếu, bỏ ống tẩu rồi, anh ạ.
- Thế đấy! Anh ấy còn làm gì nữa?
- Gì nữa à?. Anh ấy còn đọc sách, thỉnh thoảng giảng giúp em một bài toán. Sau đó thì nằm trên đi-văng, có thế thôi.
- Thế anh ấy không đi chơi đâu à?
- Em không biết. Anh ấy muốn bỏ nhà đi hẳn cơ.
- Thế hả?
- Nhưng em và mẹ không muốn…
- Đúng! Xasa này, - Vadim đặt tay mình lên vai Xasa và hỏi một cách rất chân thành và nghiêm chỉnh: - Nếu anh đến thăm gia đình thì sao? Theo em có được không?
Xasa bất chợt lúng túng, mắt nhìn sang chỗ khác:
- Em không biết, nói chung thì…
- Em không biết tại sao ư?
- Không… Chẳng hạn, hôm nay mẹ em nói là cấm không cho anh bén mảng tới. Anh Sergei hét lên với mẹ em và hai người cãi nhau. Sau đó em đi học…
Xasa muốn nói nữa, nhưng tiếng chuông báo hết giờ ra chơi đã vang lên.
- Hãy gượm. Thế nghĩa là bác Irina Vichtorovna giận anh ư?
- Mẹ em rất lẩm cẩm. - Xasa suy nghĩ nói: - Mẹ cũng mắng chửi cả em, rồi sau đó lại quên. Anh Sergei nói phải chịu đựng mẹ em như chịu đựng cái loa truyền thanh của ông hàng xóm ấy. Thôi chào anh!
Và Xasa nhón chân chạy rất nhanh qua gian phòng.
Trên đường từ trường về nhà, Lena gặp Vadim ở ngoài phố.
- Tôi muốn nói chuyện với anh. - Lena nói, mắt không nhìn anh.
- Sẵn sàng. Ngay bây giờ à?
- Ngay bây giờ, thế sao, anh bận à? Giờ này không phải là giờ tiếp khách của anh à? - Sau một thời gian dài cắt đứt, đây là lần đầu tiên hai người nhìn thằng vào mặt nhau. Đôi mắt Lena nhìn một cách giễu cợt và lộ rõ sự căm thù không giấu giếm.
- Sẵn sàng… Nếu cô muốn… - Vadim lúng túng.
- Tôi muốn nói chuyện về Sergei, bởi vì…
Vadim gật đầu, và sau khi tách ra khỏi đám bạn bè, hai người rẽ vào một công viên và ngồi trên một cái ghế dài.
- Anh biết đấy, tôi cảm thấy rất khó nói, nhất là với anh… - thoạt đầu cô nói bằng một giọng hơi đứt quãng, mặt nhăn lại và vò nhàu đôi găng tay. - Nhưng điều này rất hệ trọng. Tôi không muốn nói tới những chuyện đã xây ra và chuyện tôi có đồng ý với nghị quyết hay không…
- Nhưng chính cô đã phát biểu phản đối mà?
- Đúng, tôi phản đối. Nhưng tôi không muốn nói tới điều đó. Hiện giờ Sergei rất đau khổ, đến nổi… Anh ấy hoàn toàn bị cô lập, anh hiểu không?
- Hiểu.
- Anh không hiểu gì hết! - cô thốt lên với sự bực tức ập đến. - Anh thử đặt mình vào địa vị của anh ấy xem - anh có vui vẻ được không? Không, anh không thể hiểu được, anh là một con người lạnh lùng quá, Vadim ạ…
- Cứ cho là như thế đi… - Anh mỉm cười lúng túng. - Thế thì riêng tôi, tôi phải làm gì?
- Anh chả cần phải làm gì cả! Vì các anh đúng mà, các anh đúng đến một nghìn lần mà! Nhưng theo tôi vấn đề không phải là đấm vào đầu người ta một cái - cứ cho là bắt buộc phải làm thế đi - rồi lặng lẽ bỏ đi, bỏ mặc họ lại cho số phận quyết định.
“Cô ấy yêu Sergei thật ghê gớm!” - vừa nhìn vào khuôn mặt tái nhợt đi vì xúc động của Lena, Vadim vừa ngạc nhiên suy nghĩ, thậm chí thấy thoáng hiện một nỗi ghen tị xao xuyến, nhưng dù sao sự ghen tị đó vẫn khiến anh thấy khó chịu. Anh nắm lấy tay cô, dịu giọng nói:
- Lena! Trông cô giống ai, cô có biết không? giống bác Irina Vichtorovna. Bác ấy cũng tưởng tượng Sergei vẫn là một đứa trẻ thơ yếu đuối, bị bỏ mặc, như cô nói, tới những khía cạnh lặt vặt, mà đi vào thực chất của vấn đề. Về tính vị kỷ của Sergei, tính coi khinh mọi người, tính tự cao tự đại, trong đó những nét tính cách của đồng chí ấy đã biểu hiện ra.
Vadim nhận thấy ngay cả đối với Spartar, mặc dù với giọng nói quả quyết và nghiêm trang, vẫn có cái gì đó lúng túng và bối rối, vì cuộc tranh luận đã đi trệch sang một hướng khác, đã sa vào những suy đoán rỗng tuếch, những cách thức phân tích tâm lý tầm thường. Và ngay chính Sergei cũng bắt đầu tham gia “tự phê phán” trong cuộc tranh luận đó.
- Như vậy, tôi có những thiếu sót gì trong tính cách của mình? - anh ta nói với một giọng hoàn toàn bình tĩnh. - Chẳng hạn, tôi, vâng… tôi đã ghen tị với những thành tích của người khác, tôi đã tự ái hoặc tự kiêu ở một mức độ nào đó. Tôi quen đứng hàng đầu, tôi coi mình có năng lực hơn những người khác. Tất nhiên, tôi có những thiếu sót chứ! Nếu tôi không có thiếu sót gì, thì đó mới là điều đáng ngạc nhiên. Bởi vì tôi cũng là một con người, chứ không phải là thiên thần, không phải là Vadim. Nhưng vấn đề là nhìn nhận những khuyết điểm đó như thế nào, dưới hình thức nào? Trên tình bạn, theo lẽ phải, hay với sự hằn học độc địa, ra sức tìm cách thoá mạ, lăng nhục…
- Theo anh, tôi đã nói như thế phải không? - không kìm được, Vadim đã thét lên.
Vừa lướt nhìn anh qua mặt anh, Sergei vừa gật đầu.
- Cũng gần như vậy. Phải, anh đã đạt được một điểm - bôi nhọ danh dự tôi, bêu xấu tôi…
- Chính anh tự bôi nhọ mình! Và anh còn đang tiếp tục làm như thế! - Quên cả giơ tay xin phát biểu. Vadim đột nhiên nói với một sức mạnh không ngờ, vội vàng và hừng hực tức giận: À được, tất nhiên anh cho rằng tôi ra sức gièm pha anh, gạt anh ra bên lề đường, để mình ngoi lên phía trước chứ gì! Nhưng anh phải nhớ rằng đã có lần anh nói với tôi: “Cậu không hiểu biết con người, cậu không biết đi vào con người!” Tất nhiên, anh tin rằng anh đã hiểu rất rõ mọi người. Nhưng thật ra anh không hiểu họ đâu. Anh đã nhìn mọi người bằng nửa con mắt, trong mỗi một người anh chỉ nhìn thấy cái gì có lợi cho bản thân anh, đó là tính trục lợi, tính bùn xỉn, mưu toan dùng mọi cách, mọi thủ đoạn làm cho số phận của mình được thuận lợi. Thậm chí, anh cũng không bao giờ nghĩ rằng con người còn có thể hành động vì những mục đích khác nữa! Vậy thì nếu có một người nào đó hành động như vậy, hành động một cách trung thực, chân thành, thì lại bị anh coi là những kẻ đạo đức giả, hay những tên ngu xuẩn đáng phải chế nhạo… Không, chính anh không hiểu được con người đâu!
- Đó chỉ là những câu chữ và câu chữ… - Sergei lầu bầu.
- Câu chữ gì? Đúng, khó mà thuyết phục được anh bằng câu chữ, khó mà làm cho anh nhận ra lẽ phải được, bởi vì anh đã không làm một Việc gì tàn nhẫn trái luật pháp cả. Anh bao giờ cũng biết dừng lại ở một giới hạn nào đó. Anh là một thằng đểu cáng, khốn nạn chưa hoàn toàn lộ mặt, “Các anh hãy chứng minh đi! Tôi đã làm gì xấu đối với Valia?“. Đúng, điều đó rất khó nói trong một hai câu. Nhưng nếu nghĩ kỹ vẫn có thể nói được. Có thể tìm được những lời nói đơn giản để giải thích cho anh những nguyên nhân đau khổ mà anh gây ra cho người thiếu nữ đó. Anh đã làm tan vỡ, đã chà đạp lên cái tình cảm cao quý của con người trong người thiếu nữ đó - tức là niềm tin vào bản thân mình, sự tôn trọng đối với chính mình. Cô gái ấy sẽ nghĩ về mình ra sao nếu nhìn thấy cách thức những người khác đối xử với mình? Nếu cô ấy nhìn thấy người ta có thể lừa dối cô ấy, có thể đổi xứ với cô ấy một cách vô liêm sỉ, này cô, cô không xứng đáng với tôi đâu, cô hãy bằng lòng với cái hiện có, và cuối cùng có thể bỏ rơi cô ấy một cách khinh bỉ, sỉ nhục, và khi nghĩ lại, thấy cần thiết, thì lại quay trở lại một cách ngạo mạn… Anh đã làm cho cô gái ấy mất niềm tin vào mình và mất niềm tin vào con người. Đó là một tội ác, Sergei ạ, một tội ác mà anh sẽ phải trả lời ở đây. Cũng giống như vậy, nếu nghĩ rằng còn có thể đặt ra những câu hỏi “anh đã làm điều gì xấu” trong câu chuyện với giáo sư Kodensky, “anh đã làm gì xấu” đối với tôi, đối với người này, người kia. Nhưng tôi không muốn đề cập đến vấn đề ấy. Câu chuyện của chúng ta có tầm quan trọng hơn nhiều - đó là thái độ đối với cuộc sống. Có cần phải quý trọng công việc hiện nay của chúng ta, lao động chân chính của chúng ta, quý trọng tình cảm, tình bạn, tình yêu và đấu tranh cho những tình cảm cao đẹp đó, đấu tranh từng bước một, không sợ khó khăn, không sợ có lúc nào đó bị coi là ngây thơ và lố bịch không? Hay chỉ cần - như anh đã quan niệm - bằng miệng lưỡi thì tán thành tất cả những quan điểm đúng đắn đó, nhưng trong thâm tâm lại chế nhạo nó và sống theo kiểu của riêng mình? Sống hời hợt,? đầy đủ, và miễn sao có lợi là được. Lúc nào cũng tự thoả mãn bằng những cái vỏ ngoài - bởi vì ít khi phải bận tâm tới nó - bằng những tình cảm không thực sự chân thành, bằng một tình yêu vụ lợi, một tình bạn kiểu “cánh hậu”. Nhưng có một điều mà anh say mê và quan tâm một cách thực sự, với tất cả tài năng, không kể điều kiện, không tiếc thời gian, sức lực - đó là chỉ yêu riêng bản thân mình, quan tâm đến tương lai của riêng mình. Có phải cậu muốn sống như vậy không, Sergei? Chúng mình không cho phép cậu sống như thế đâu!
Vadim đột nhiên im bặt và ngồi xuống ghế, người nóng bừng, mặt đỏ lên vì xúc động, nhưng trong lòng bỗng thấy nhẹ nhõm hẳn đi: bây giờ anh đã nói ra được những gì cần nói. Anh trông thấy Sergei nghe anh, mỗi lúc một sa sầm lại, cố nhìn về phía khác, rồi sau đó gục đầu, cắm mặt xuống sàn. Những người khác thì sôi nổi hẳn, tươi tỉnh và mỉm cười vui sướng với Vadim, còn Spartar cứ nhìn Vadim mãi - hình như ngạc nhiên và gật gật đầu.
Khi Vadim nói xong, Spartar xúc động quay về phía Sergei nói:
- Cậu còn muốn nói gì nữa không?
Sergei ngẩng mặt lên, mắt nhìn đâu đó ở phía trên trần, cười gượng:
- À không, các anh phải biết là…
Đến lúc đó thì giáo sư Krylov xin phát biểu. Ông rời ghế đi-văng đứng dậy, sang ngồi đằng sau chiếc bàn của Spartar.
- Hôm nay các đồng chí đã có một cuộc họp bổ ích, - im lặng hồi lâu, chăm chú nhìn những thanh niên nam nữ ngồi trước mặt mình đang vừa xúc động về cuộc tranh cãi, vừa lắng dần đi, ông bắt đầu cất tiếng nói. - Các đồng chí đã đưa ra một vấn đề rất quan trọng - vấn đề về đạo đức của con người. Nhiều đồng chí nói rất đúng và chân thành, đúng là những đoàn viên thanh niên cộng sản. Thật là thú vị khi nghe những lời nói ấy. Nhưng có một vài đồng chí đã sai lầm, phát biểu nhiều ý hàm hồ khiến cho những người khác rối lên. Trước khi phát biểu ý kiến của mình về vấn đề chủ yếu - về mặt đạo đức của Sergei Palavin, tôi thấy cần phải nói một chút về những vấn đề chung. Các đồng chí phải nhớ rằng…
Krylov đặt bao thuốc xuống bàn, rút ra một điếu, rồi im lặng lấy những ngón tay to khỏe, ngắn ngủn bóp vụn điếu thuốc. Khi tiếng ồn ào ở phía ban thường vụ tắt hẳn, giọng nói nhỏ nhẹ của giáo sư Krylov vang lên một cách rất điềm tĩnh và có sức thuyết phục mạnh mẽ.
- Vladimir Ilych đã nói đấu tranh để củng cố và hoàn thiện chủ nghĩa cộng sản là cơ sở của đạo đức cộng sản. Lenin nói câu đó vào năm hai mươi. Đã gần ba mươi năm trôi qua và chúng ta đã xây dựng nên một xã hội mới và những con người mới. Nhưng những dấu vết của xã hội cũ chưa mất hẳn, nó vẫn còn rơi rớt lại trong ý thức của một số người, trong tâm lý của họ. Đúng là trong chúng ta còn có những người ích kỷ nhỏ nhen, những người chỉ thích sống dựa trên những kết quả của người khác, những kẻ hám danh lợi và hèn hạ. Như vậy, đấu tranh với những con người ấy và đấu tranh với những khía cạnh biểu hiện của chủ nghĩa vị kỷ, tự tư tự lợi, đố kỵ, những thiên kiến hỗn tạp, tiểu tư sản ngay trong chúng ta đồng thời cũng là đấu tranh cho đạo đức, nhắm củng cố và hoàn thiện chủ nghĩa cộng sản. Bây giờ, khi còn học trong trường, các đồng chí càng nghiêm khắc với mình và với bạn bè bao nhiêu, thì tương lai cuộc sống lao động của các đồng chí càng có giá trị hơn và tốt đẹp hơn. Cần phải nhớ lấy điều đó. Còn đồng chí Sergei là một con người như thế nào? Một con người rất có khả năng, học giỏi, biết làm thơ, một người tích cực, ưa hoạt động… Hình như tất cả đều tốt. Bề ngoài thì rõ ràng là tốt, nhưng chỉ là bề ngoài, còn bên trong thì lại không tốt. Bên trong ẩn nấp một Sergei khác - một Sergei ích kỷ, đạo đức không trong sạch và đúng như lời Vadim đã nói - một kẻ vị kỷ tầm thường đến mức xấu xa. Chúng ta đã nhìn ra được cái bên trong ấy hơi muộn. Tất cả chúng ta đều có lỗi. Còn đối với Vadim, lẽ ra… - giáo sư quay bộ mặt nghiêm nghị, không một nét cười về phía Vadim, nhưng Vadim lại thấy đôi mắt sáng lên của giáo sư ẩn sâu dưới vầng trán dồ, nặng nề, rõ ràng là hơi nheo lại một cách khích lệ. - Hôm nay đồng chí Vadim phát biểu rất đúng. Phải nói rằng rất dũng cảm. Tôi rất hài lòng về lời phát biểu của Vadim, cũng như hài lòng nói chung về cuộc họp ngày hôm nay của chúng ta. Trường hợp của Sergei dạy chúng ta phải quan tâm hơn nữa đến đời sống riêng của bạn bè, bắt chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc cả về hành vi và thái độ của mình đối với cuộc sống. Hôm nay chúng ta đã thảo luận về hành đlời giáo huấn.
- Lagodenko, đồng chí hãy giữ trật tự! - Marina nghiêm nghị nói. - Không được ngắt lời.
- Sau đó, - Sergei tiếp tục, - Andrei Syryk nói rằng những đoạn trữ tình tình yêu trong cuốn truyện của tồi đều không thực, thô thiển, rằng trong những trường hợp ấy người ta không nói và không nghĩ như vậy. Như các bạn đã biết đấy! - Sergei cười gần, dang rộng hai tay. - Tất nhiên, anh bạn Syryk là một chuyên gia cỡ lớn về các vấn đề tình yêu và các cảnh trữ tình, nhưng dù sao cũng không thể chỉ nói trụi thùi lủi thế được, cần phải có luận chứng chứ! Trong những trường hợp ấy người ta nói như thế nào? Họ nghĩ thế nào? Nhưng cái đó, đáng tiếc là Syryk không nói được. Bởi vì là một chuyên gia cỡ lớn lẽ ra anh ta có thể nói một cách rất chính xác. Chẳng hạn - Turgenev, “Những làn nước mùa xuân”, trang này… “Anna Karenina”, trang này… Đấy, các đồng chí thấy tại sao cuộc tranh luận khiến tôi không thoả mãn. Rất nhiều câu nói xác đáng, nghiêm chỉnh, nhưng cũng có rất nhiều câu nói phi lý, thiếu suy nghĩ. Cuối cùng, một lần nữa tôi cảm ơn tất cả các bạn và đặc biệt là các đồng chí ở nhà máy, tôi tiếp thu tất cả để tham khảo. Tôi sẽ sửa lại cuốn truyện và sẽ hoàn thành. Xin các đồng chí đừng nghi ngờ điều đó.
Anh ta khoát tay nửa như quả quyết, nửa như doạ nạt và bước xuống. Nhưng Vadim cảm thấy rất rõ đó không còn là Sergei trước đây - một người xuất sắc, tự tin, chói lọi ánh hào quang của thắng lợi. Bây giờ anh ta vẫn giữ vẻ tự nhiên, vẫn nói oang oang, vẫn còn pha trò, chơi chữ một cách hiếu thẳng, nhưng đã là một con người khác rồi. Hình như anh ta có vẻ bé hơn trước - và điều đáng sợ nhất đối với anh ta là lần đầu tiên trông anh ta có vẻ lố bịch. Không hiểu tại sao mọi người đều cảm thấy mất tự nhiên và không xúm lại nói chuyện với anh ta.
Vadim giữ anh ta lại ở chân cầu thang:
- Này cậu, có phải cậu cho rằng cậu là một chuyên gia về tình yêu và phong cách trữ tình không?
Sergei nhìn Vadim ngơ ngác trong giây lát. Anh ta chậm rãi lấy khăn lau khuôn mặt nhợt nhạt và nổi bằng một giọng cục cằn:
- Đó là một sự phá đám rất xấu xa! Họ cổ tình dàn đựng ra như vậy. Chính Syryk đã cố ý mời đám công nhân đèn.
- Ấy, chính cậu vừa cảm ơn họ cơ mà?
- Đây là sự phá đám! - Sergei nhắc lại. - Tôi không mù đâu. Được lắm, rối sẽ biết.
Anh ta bỏ đi, cặp chặt dưới nách cái cặp đa căng phồng.
Lena chạy bổ lại phía Vadim:
- Thế mà các anh không xấu hổ sao? Các anh đã cố tình bồ trí mời đám thợ nguội ấy. Làm thế nhằm mục đích gì? Thật là xấu xa!
- Sao cô cứ nhắc lại những lời ngu ngốc như thể! - Spartar vừa tiến lại phía hai người vừa nói. - Cô nghĩ xem cô đã nói gì vậy!
- Tôi cũng không mù đâu! Thật gian dối, không còn tình nghĩa gì hết! - Lena hét lên, giọng run run, căm giận. Chưa bao giờ Vadim trông thấy cô ta trong cơn xúc động như vậy. Cô ta suýt nữa thì oà lên khóc. - Các anh đã giết anh ấy! Anh ấy có phải là Lev Tolstoyt, là Erenburg đâu…
Bà Anbina gật gù thông cảm:
- Đúng là những con diều hâu, diều hâu… Đừng làm thế, các cháu ạ! Tất nhiên tác giả có nhược điểm, và đây là một tài năng trẻ, mới cầm bút… có phải thể không? cần phải xét tới điều đó.
- Mẹ ơi, về thôi! Người ta đã rắp tâm như thế…
Olia nhẹ nhàng đi tới gần Vadim, từ phía sau nắm lấy khuỷu tay anh và khẽ nói:
- Em thấy thương hại.
- Thương hại ai thế? - Vadim quay lại hồi. - Không việc gì phải thương hại anh ta cả. Anh ta đã làm những việc không phải của mình, và bị phê phán là đúng! Không việc gì phải…
- Không, em thương hại cho Lena, chứ không phải cái tay gà lôi kia đâu. Mặt chị ấy tái đi và bồn chồn suốt buổi đấy! Chị ấy đã ghi ra giấy điều gì đó, có lẽ muốn phát biểu, nhưng rồi lại xé đi…
- Có lẽ thế! Tôi không nhìn thấy.
- Chắc là chị ấy yếu anh kia lắm phải không? ôi, cô gái đáng thương…
Trời hãy còn sớm, trong phòng mọi người đã bắt đầu nhảy. Một người nào đó chơi dương cầm, tiếng ghế xô làm át cả tiếng đàn. Vadim không muốn nhảy, nhưng cũng vẫn bước vào phòng.
Aliosa đang chơi dương cầm. Đám sinh viên và các khách mời đang nhảy lẫn với nhau, không còn phân biệt được ai là ai. Một cô gái nào đó cất tiếng hát, giọng trầm của Lagodenko liền hoà theo. Tất cả đều trở nên hỗn độn, ầm ĩ, vui ộng của anh ta đối với một cô gái - một hành động rất xấu, thiếu trung thực. Vài giờ trước tôi còn biết một hà Sergei chao đi chao lại trên một cái đinh. Sau đó, một người nhảy chạm phải khiến nó rơi xuống đất và một người khác tiện chân đá nó tụt vào gầm hộp đàn.