Chương 11

    
Phiên họp cuối cùng của Hội khoa học sinh viên trước khi kết thúc học kỳ có rất đông người tham dự. Không hiểu do đâu mà ở các khoa khác người ta cũng biết đến bản báo cáo của Sergei, sinh viên khoa sử và thậm chí cả khoa sinh cũng đến dự họp. Ngồi sau chiếc bàn cạnh bục phát biểu có thầy Kretsetov, cô giáo dạy văn học phương Tây Nina Arkadievna Bespiatova và thầy Kodensky đang ngậm chiếc tẩu dài, có bộ mặt ửng hồng của người vùng núi Alps. Ông chẳng ghi chép gì cả và nheo nheo mắt vì khói thuốc, luôn luôn nhìn vào Sergei đang đứng sau bục phát biểu.
Sergei đọc báo cáo bằng giọng vang to, rõ ràng. Sau mỗi lần đọc xong một câu theo anh là quan trọng nhất và đạt nhất, anh lại dừng lại một giây và nhìn nhanh về phía các giáo sư: thế nào ạ, thưa các giáo sư?
Bản đề cương báo cáo rất hấp dẫn, và, mặc dù Sergei đọc nó mất hơn một giờ, mọi người vẫn lắng nghe một cách chăm chú. Cả hai người phản biện, hai sinh viên năm thứ tư, cũng đồng ý là Sergei đã viết được một công trình đáng kể và đã thành công. Cô Bespiatova và thầy Kodensky có phê phán một vài điểm, nhưng nhìn chung tất cả đều khen ngợi Sergei và chúc mừng anh đã đạt được một thành tích có tính chất khoa học và sáng tạo thật sự, thầy Kodensky nói rằng bản đề cương báo cáo của Sergei vượt ra khỏi khuôn khổ một bài tập của sinh viên. Tóm lại, kết quả thật là trọn vẹn.
Lagodenko thì thầm vào tai Vadim:
- Thành thực mà nói, đây là một bản đề cương bảo cáo tốt. Palavin của cậu ấy mà, hiểu không? Ai mà đoán được…
Sau khi thảo luận sinh viên đến vây quanh Sergei. Fedor Kaplin lắc lắc tay anh ta và nhắc đi nhắc lại một cách xúc động:
- Mình đã nói mà! Các cậu có nhớ là mình đã nói về Palavin không? Mình đã nói ngay…
Cô nghiên cứu sinh Kamkova ca ngợi bằng giọng mũi:
- Công trình kỳ diệu, kỳ diệu! Anh đã định nghĩa một cách tuyệt vời ba đặc điểm đó của sân khấu! Một sự phân tích rất sắc sảo! cảm ơn, xin cảm ơn anh thật sự!…
Sergei tỏ ra rất khiêm tốn, chỉ khẽ gật đầu và mỉm cười. Vadim cũng mừng cho anh ta.
- Thế mà cậu cứ than vãn: “Không có thời gian, không thể làm kịp được!“. Cậu thấy chưa - một chiến thắng hoàn toàn.
- Giá mà cậu biết được là mình làm việc như thế nào, Vadim ạ, như là bị ma đuổi ấy. Cậu cứ tưởng tượng… - còn lại có một mình với Vadim, Sergei không kìm được nỗi xúc động hân hoan, nói một cách hấp tấp và nhanh: - Sáu ngày gần đây đúng là mình hoàn toàn không ngủ nghê gì cả, hút thuốc liên tục, mỗi ngày mình đốt hết hai bao! Nhược cả người…
- Ồ, Sergei, tuy vậy không phải là vô ích!
- Đúng thế!. Chính cậu biết mình đấy - mình nhất thiết phải có bài in trong số tạp chí đầu tiên! - anh cười vang và huơ tay một cách đùa cợt và chê bai. - Và trước đó mình đã làm xong một công trình đáng kể! Vùi đầu vào các tư liệu lưu trữ của nhà bảo tàng Văn học ở ngõ Bakhrusinsky, liên hệ với trường Tổng hợp - ở đó có một anh nghiên cứu sinh hết sức giúp mình, anh ta làm luận văn về Turgenev. Cậu hiểu cho là mình thật sự muốn thực hiện được một công trình khoa học! Thế cậu có thấy thầy Kretsetov mỉm cười khi mình đọc báo cáo không? Hai lần mình nhìn về phía thầy, thì cả hai lần đều thấy thầy mỉm cười…
- Theo mình, bản đề cương báo cáo khiến thầy rất hài lòng đấy, - Vadim nói.
- Đúng, thấy hài lòng! Cậu hãy nghe, à… thế cậu nghĩ thế nào về việc trước lúc bắt đầu mình đã bắt tay chào hỏi tất cả các giáo sư? Không sao à, thật thế chứ?. Không phải là thiếu lễ độ, là có vẻ hơi phô trương chứ? Đúng không? Thôi được rồi… Nói chung, tất nhiên, là mình hài lòng.
- Chứ sao nữa!
- Còn cậu nhất định phải đưa đề cương báo cáo vào số tạp chí thứ hai, cậu đừng nghĩ đó là điều không may! Chẳng có gì khác nhau cả đâu, chỉ là chuyện ấm ớ thôi! Số một với số hai… Điều quan trọng là viết được công trình tốt. Đúng không? Mà cậu thì viết chậm, nhưng chắc chắn, như thể cậu định xây nhà ấy. Mình cũng biết thế chứ! Mình nhớ, hồi còn học phổ thông cậu đã nộp một bài luận dày hai quyển vở kia mà! Còn chúng mình thì chỉ cố gắng cho được bốn trang - và xin đủ! Đúng chứ!
- Vấn đề, Sergei ạ, không phải ở chỗ viết dài hay ngắn.
- Tất nhiên! Rõ rồi! Ngược lại mình phát ghen lên với cậu. Cậu thì lúc nào cũng ùn việc ra, và lúc nào cũng vẫn đường hoàng, oai vệ. Còn mình thì chỉ tùy hứng từng lúc, đúng là quỷ tha ma bắt! Thoáng nghĩ ra một ý là chộp ngay lấy và chúi đầu chúi mũi vào. Sau đó thì phải viết đi viết lại đến hàng chục lần.
Nhưng Vadim hiểu rằng thật ra Sergei coi cái phương pháp “chúi đầu chúi mũi” của mình là biểu hiện của tài năng và tự hào về phương pháp đó. Nhưng anh chỉ mỉm cười khi này ra ý nghĩ đó. Hôm nay anh có thể tha thứ cho Sergei mọi chuyện.
- Nhưng phương pháp của cậu, phải nói là, thỉnh thoảng có biểu lộ ra, - dù sao anh cũng nhận xét một cách độ lượng, - khi tài liệu không đủ, cậu phải viết những câu bay bướm, cậu biết đấy - chỉ là váng bọt, váng bọt…
- Váng bọt à? - Sergei ngạc nhiên hỏi lại. - ở đâu nào? ở chổ nào nào?
- Chẳng hạn, ở đoạn cậu nói về quan điểm của Turgenev, về nhóm của Xtan-kêvich. Theo mình, về những điều đó cậu nói qua hời hợt.
- Đúng thế à? Ô… cũng có thể, mình không biết, - Sergei làm bộ mặt buồn ngủ và che bàn tay vào mắt, dùng ngón tay cái và ngón tay đeo nhẫn bóp bóp hai bên thái dương, - đầu óc làm sao cứ nặng trình trịch. Mệt qua… Thầy Boris Matveyevich không nhận ra điều đó. Cả thầy Kretsetov cũng vậy. Và nói chung là chẳng có ai, trừ cậu ra, nói với mình điều đó cả. - Bỗng anh ta nhìn về một bên. - Thưa thầy Boris Matveyevich, em đang bị kết tội là mô tả quan điềm của Turgenev không đầy đủ và nói quá ít về nhóm của Xtan-kêvich.
adim không nhận thấy là Kodensky đã đến gần. Bỏ chiếc tẩu ra khỏi miệng. Kodensky nhìn chằm chằm vào Vadim bằng cặp mắt tối sầm, sắc nhọn và hỏi:
- Chẳng lẽ anh không đền dự buổi báo cáo à. Belov?
- Có ạ, thưa thầy Boris Matveyevich!
- Sao ở đó anh lại im lặng vậy? Phê phán ở ngoài hành lang, xin nói riêng - không phải là dũng cảm, anh bạn của tôi ạ! Và có lẽ, không phải là tinh thần của anh, đúng không?
- Về cơ bản em thấy thích bản báo cáo đó…
- Chính thế đấy! Còn anh, anh bạn Belov của tôi ạ, gần đây anh quá quen với hoạt động phá hủy, mà quên mất rằng trách nhiệm chủ yếu của anh - dù sao cũng vẫn là xây dựng, chứ không phải là phá hủy. Bản đề cương báo cáo của anh đâu?
- Em đang viết!
- Đang viết! Nửa năm rồi vẫn đang viết? Đấy là một cuốn chuyên khảo dày ba tập à? Ivan Antonovich cứ thuyết phục mãi là: hãy hoãn số tạp chí lại một chút, nhất định Belov sẽ nộp bài. Anh định lệnh cho phải chờ bao lâu? - Kodensky bước lại gần Vadim hơn.
- Việc gì phải chờ em ạ? Em có yêu cầu ai đâu!
- Anh không yêu cầu? Cần phải làm việc, ngồi một chỗ và ghi chép bài vở! Chứ không phải là trổ tài hùng biện ở các cuộc họp, hơn nữa lại là vô căn cứ! Anh cười gì vậy?
- Thưa giáo sư, lần đầu tiên em thấy giáo sư nổi giận như vậy…
- Nổi giận à? Anh hãy chứng minh cho những lời nói của anh: anh gọi những bài giảng của tôi là không có tính tư tưởng và thậm chí là không có tính mác-xít! - bỗng nhiên Kodensky quát to lên, mặt đỏ phừng phừng. - Tôi biết rằng anh đã nói như thế ở hội nghị của các anh!
Vadim nhớ rằng, trong ý kiến phát biểu của mình, anh không hề dùng từ “không có tính mác-xít” nhưng điều đó, thực ra, chẳng có ý nghĩa gì hết. Anh cảm thấy là Kodensky định dùng điều đó để làm cho anh hoảng và chờ đợi ồ - anh một lời thanh minh: “Không, em không nói là không có tính mác-xít…“ Và, cau mày lại, anh nói với một thái độ kiên quyết dứt khoát:
- Thế theo thầy thì không có tính tư tưởng vẫn chưa có nghĩa là không có tính mác-xít hay sao?
- Cậu ấy không nói điều đó, thầy Boris Matveyevich ạ, - Sergei bênh bạn. - Cậu ấy chỉ nói…
- Không, mình có nói! - Vadim công phẫn vì sự bênh vực đó, bướng bỉnh ngắt lời Sergei. - Và mình không chối!
- Không à? Anh không chối à? Anh bạn trẻ ơi, xin phép được nhận xét về anh: anh còn dốt lắm, anh là một chú học trò…
- Có thể thế! Thầy muốn là em sẽ chứng minh những điều mình đã nói ở đây, ở ngoài hành lang này à?
- Thế tôi sẽ tranh luận với anh ở đâu? Phải tổ chức một cuộc tranh luận à? Một cuộc tranh luận trên tạp chí à? - Kodensky cất tiếng cười như điên, nhưng lập tức ông cau mày lại và nói bằng giọng thấp, có vẻ khiển trách của một thầy giáo đang bực mình: - Anh không thấy xấu hổ à? Chính tư cách của anh đã quá ư là bất lịch sự!
Đã có nhiều người đến gần họ: Kamkova, Fedor Kaplin và Voronkova cũng từ chổ nào đó bỗng hiện ra.
- Có chuyện gì vậy, thưa thấy Boris Matveyevich? - Kamkova hồi, đưa mắt nghiêm khắc nhìn Vadim.
- Có gì đâu, chuyện không đâu vào đâu ấy mà, - Kodensky quay lại phía cửa ra. - một cuộc tranh luận văn học có ý nghĩa cục bộ…
- Thầy nghĩ thế à? - Vadim hỏi với vẻ hiếu chiến.
Sergei đứng phía sau giật giật áo khoác của anh.
- Đủ rồi! Xì… - - anh hỏi thầm: - Cậu muốn gì ở ông già?
- Các cậu ơi, có chuyện gì vậy? chuyện gì vậy? - Voronkova hỏi, miệng há hốc vì tò mò.
- Không có chuyện gì đâu…
- Các cậu to tiếng với thầy Kodensky, đúng không? Thầy ấy đòi nộp để cương tóm tắt hay sao?
Chẳng có ai đáp cả, Sergei cẩn thận buộc lại dây của chiếc cặp bản thảo, im lặng chia tay Vadim và bước ra cửa. Vadim đi theo hướng khác.
Trong lòng Vadim vẫn còn đọng lại cảm giác khó chịu, xúc động sau câu chuyện với Kodensky. Lại lâm vào tình cảnh của Lagodenko thì thật không thú vị gì! Hơn nữa, Vadim còn hiểu rằng cuộc tranh luận của anh với giáo sư - dù chỉ mới bắt đầu - lớn hơn và quan trọng hơn sự va chạm giữa Lagodenko với Kodensky. Nhưng khó chịu nhất là vừa rồi anh đã có thái độ vụng về, nhiễu sự một cách ngu ngốc và không đúng mực với Kodensky. “thầy nghĩ thế à?” - câu hỏi hiếu chiến vang lên lúc cuối đó thật chẳng có ý nghĩa gì cả. Thật là lố bịch trẻ con!. Cần phải trả lời một cách điềm tĩnh, tự trọng và nói thẳng thắn cho ông biết cái điều mà anh đã nói tại cuộc họp Đoàn. Tất nhiên là sẽ nhắc lại đúng từng tiếng một. Nhưng ở anh bao giờ cũng có tình trạng như thế này: những ý đúng đắn thường chỉ này ra sau lúc cần thiết khoảng năm phút.
… Mấy ngày trước đây Vadim đã được triệu tập đến gặp thường vụ đảng ùy khoa. Ở đấy đã thấy cô Levtsuc. Bí thư đảng ủy khoa, giáo sư Krylov trẻ tuổi, có mái tóc màu sáng và cặp mắt sáng rực đầy nghị lực trông giống như một kỹ sư ở nhà máy hơn là một giáo sư, đã siết chặt tay Vadim. Ông biết rõ về Vadim, nhưng Vadim còn biết về ông rõ hơn, bởi vì đã nửa năm nay anh nghe ông giảng bài về bộ môn kinh tế - chính trị học.
Krylov hỏi ý kiến của Vadim về hoạt động của Hội khoa học sinh viên. Có thiếu sót gì không và đó là những thiếu sót gì.
- Thiếu sót thì… tất nhiên là có đấy. Chúng em, thưa giáo sư, hoạt động còn chưa có kế hoạch, các bản đề cương báo cáo đều được viết ra một cách tự phát khi nào thấy cần thiết. Các báo cáo về văn học Xô-viết còn quá ít. Nhìn chung, nói một cách thẳng thắn, em cho rằng Hội khoa học sinh viên phải là một cái gì đó hấp dẫn hơn kia…
- Thế à?
- Và các buổi hội thảo thì diễn ra một cách qua ư là kinh viện, hình thức…
- Quá êm đềm? - Krylov mỉm cười hỏi. - Không có tranh luận, không có va chạm? Thật là vô tích sự, tất nhiên, các bạn là lớp người trẻ tuổi, cần phải ồn ào, phải có không khí chiến đấu.
- Tranh luận thì có đấy, thưa giáo sư Fedor Andreevich, và sôi nổi nữa. Nhưng chỉ sau khi đã họp xong.
- Ố, thế thì anh lấy gì để giải thích tất cả những điều đó?
Vadim nhìn Levtsuc, và Levtsuc khẽ nhướn lông mày tỏ vẻ động viên.
- Trong nhiều vấn đề em cho rằng, - Vadim nói, - thầy Kodensky không thích hợp đối với cương vị người lãnh đạo của Hội. Tại sao lại không thay người khác được ạ? Thí dụ, giáo sư Kretsetov?
- Giáo sư Ivan Antonovich nhiều việc quá rồi, hơn nữa sức khỏe của giáo sư không được tốt. Không nên giao thêm việc cho giáo sư nữa. Không nên, thật đáng tiếc… - Krylov im lặng, khẽ nhíu mày vẻ đăm chiêu và gõ gõ các đầu ngón tay lên mặt bàn. - Còn với giáo sư Kodensky, anh có thấy… Tháng Hai tới sẽ có cuộc họp của hội đồng khoa học, ở đó chúng tôi sẽ nói chuyện nghiêm túc với giáo sư… Còn anh. Belov, anh không định phát biểu thay mặt các sinh viên năm thứ ba chứ? Hình như anh đã từng đe ở hội nghị Đoàn phải không?
- Em có thể phát biểu, - Vadim suy nghĩ, rồi nói.
- Chỉ có điều, đừng làm như Lagodenko, - Levtsuc bổ sung. - Mà phải đúng mực, biết cân nhắc thận trọng. Giống như cậu đã hứa lần trước ấy: có mang theo các đề cương bài giảng của thầy Kodensky.
… Lúc lại bước ra hành lang Vadim nhìn qua cửa sổ thấy Kodensky đang bước nhanh ở ngoài sân, mải đầu trông có về cao hơn trong chiếc mũ đen cao thành bằng da cừu non hình chóp nón cắt bằng. Sergei bước những bước đài bên cạnh ông, hai tay chắp sau lưng.
- Và cậu ấy cũng có vẻ thích làm việc đó! - Raya Volkova cũng đừng lại ở bên cửa sổ, nói.
- Việc nào?
- Như thế kia kìa: cùng đi đạo với giáo sư như với một đồng nghiệp, bàn luận về những số phận của khoa học… Đúng không?
- Không, - Vadim nói một cách khô khan. - Đó không phải là điều chủ yếu. Cậu đã nghe bản đề cương báo cáo của cậu ấy chưa?
- Chưa! Hấp dẫn chứ?
- Đúng, thật sự hấp dẫn. Một công trình như vậy hoàn toàn có thể in trong tạp chí được!
Ngày phát học bổng không giống như những ngày bình thường. Ngoài hành lang ồn ào một cách đặc biệt, thậm chí hơi có vẻ như không khí của ngày hội. Lesik cắp cuốn sổ ghi chép chạy tới và trả các khoản nợ. Những anh chàng yêu thích và hay sưu tầm sách, trong đó người say mê nhất là Fedor Kaplin, đang tranh luận một cách sôi nổi: đi đến các quán bán sách cũ ngay bây giờ hay trước tiên hãy đi ăn trưa đã? Lúc bốn giờ ở căng-tin không còn lại một chiếc bánh ngọt hoặc một bao thuốc lá “Kazbek“ nào cả.
Tối hôm nay Vadim cần phải đến gặp Lena. Ngay sau hôm lao động xã hội chủ nghĩa Lena cổ đến trường, nhưng Vadim chưa kịp nói gì với cô lúc ở trên lớp, mà sau đó thì bắt đầu ngay cuộc họp của Hội khoa học sinh viên. Họ hẹn nhau đi xem chiếu bóng vào buổi tối thứ ba. Và thế là anh đang đứng trước cửa vào ga xe điện ngầm Arbatskaya và đang chờ Lena.
Đó là nơi hò hẹn gặp gỡ, có lẽ, là của cả khu Arbat. Trên các bậc thang và ở phòng ngoài hình tròn, bên cạnh những chiếc máy điện thoại tự động là những con người trầm ngầm đang bị hành hạ bởi những cuộc hẹn hò: họ mệt mỏi, đi đi lại lại vẻ sốt ruột khi chưa nhận ra người mình cần gặp. Ở đây ta thấy có một sĩ quan hải quân cao lớn có khuôn mặt điểm đạm màu đồng đỏ, miệng ngậm chiếc tẩu thuốc đã tắt, có một cô gái dáng đờ đẫn vì đau khổ (anh chàng đã muộn mất mười phút!), có một chàng trai mặt đỏ lựng tay cầm một hộp kẹo luôn luôn mỉm cười và nháy nháy mắt một mình, có một người đàn ông râu đen đội chiếc mũ màu xanh kiểu nghệ sĩ, đi đôi giày có đế màu da cam đang lồng lộn như con hổ trong gian phòng ngoài, xô cả vào mọi người mà không có một lời xin lỗi, và có nhiều cô gái, nhiều chàng trai, nhiều thiếu phụ xinh đẹp và những bộ mặt thờ ơ, thẫn thờ, nhút nhát, hồi hộp, vui sướng hoặc hạnh phúc đến mê muội.
Từ cửa hầm dốc đứng sáng vàng ánh điện của nhà ga ngầm dưới đất cứ sau một khoảng thời gian ngắn lại có một dòng hành khách ùn ùn kéo lên. Dòng người đông đảo - đang nhích dần, bị bó gọn trong những bức tường bằng đá hoa cương và ngập trong ánh sáng của những ngọn đèn - cứ nối nhau hiện lên trên gian phòng ngoài rộng rãi và sau đó bước qua những cánh cửa kính họ đi ra ngoài phố, và ở đó, họ nhanh chóng tản ra, hoà vào đám người qua lại và bầu không khí trong xanh buổi chiều hôm.
Người ta bắt gặp nhau giữa đám đông, hân hoan gọi to nhau lên, bắt chặt tay nhau và thoắt cái lại biến đi, dường như họ bị gió cuốn mất…
- Em đây kia mà!
Vadim quay người lại và nhìn thấy Lena, đang mỉm cười, rất diện, đầu đội chiếc mũ lông màu trắng.
- Anh không nhận ra em à? - cô cười vang, hỏi.
- Em đội cái gì ở trên đầu mới quái.
- Vâng, người ta vừa mới làm cho em. Đẹp không?…
Ở rạp chiếu bóng trên quảng trường đang chiếu phim “Đòn thứ ba”. Phim này cả hai người đều đã xem rồi, họ quyết định đến rạp Metropol là rạp cùng một lúc chiếu liền mấy bộ phim. Họ đi đọc phố Kalinin yên tĩnh và vắng người, hai bên hè phố trắng mờ vì những bông tuyết thưa thớt và dải đường nhựa đen bóng. Ở đây rất yên tĩnh và họ thấy muốn đi chầm chậm và nói chuyện khe khẽ. Lena kể chuyện về những buổi học của mình với nhạc trưởng, về chuyện gần đây cô đã biểu diễn như thế nào ở một nhà văn hoá nào đó và ở đó người ta đã tiếp đón cô nồng nhiệt ra sao, còn việc học hát bây giờ cô thấy khó quá và cũng chẳng có thời giờ nữa bởi vì kỳ thi đã sát ngay trước mắt rồi.
Vadim im lặng nghe cô nói. Hôm nay anh đã chuẩn bị cho một buổi nói chuyện nghiêm túc. Anh thấy cần phải làm sáng tỏ nhiều chuyện - ít nhất là đối với bản thân anh. Khó mở đầu quá. Bỗng nhiên anh hỏi:
- Họng em thế nào, khỏi rồi chứ?
- Họng ấy à? Ồ, họng… Vâng. Khỏi rồi! Nói chung em thấy rất khỏe.
- Nói chung em bình phục nhanh đấy, đúng không?
- Vâng, rất nhanh. Thế anh có biết là em thường ốm vào bao giờ không? Không à? Khi nào em muốn ốm một chút, thì em ốm. Còn khi nào em không muốn thì chẳng bao giờ em ốm cả.
Cô nói điều đó một cách kiêu hãnh.
- Lena, - Vadim nói, - thế sao em lại vào học trường sư phạm, mà không vào trường nhạc.
- Vadim, anh chẳng hiểu gì cả! Làm sao mà em có thể vào trường nhạc được, khi mà em chưa có được những kiến thức về ca hát? Điều này không thể hiện ra ngay đâu. Và sau đó thì… anh nghĩ xem vào trường nhạc có dễ không? Hoàn toàn không dễ gì! Nhưng điều này em cũng không cần. Em học hát không phải để lấy việc hát xướng làm nghề nghiệp của mình.
- Thế thì để làm gì?
- Để…. - Lena im lặng một giây và nói bằng cái giọng dạy đời vốn có của cô: - Người phụ nữ, anh Vadim ạ, phải biết làm mọi việc. Phải biết ăn mặc, ca hát, làm đỏm - anh hiểu chứ?
- Anh hiểu. Có lẽ em đang sửa soạn để làm người phụ nữ chắc?
Lena nhìn Vadim và bằng sự công phẫn ngấm ngầm, cô nói vẻ trách móc:
- Cái giọng đó, Vadim ạ, hoàn toàn không thích hợp với anh đâu. Anh đừng nên bắt chước anh chàng Petr trơ trẽn của anh nhé!
Vadim cảm thấy câu chuyện đang lạc sang một hướng khác, rằng không phải anh mà là Lena đang lái câu chuyện đó, mặc dù những câu hỏi là do anh đặt ra, còn cô chỉ là người trả lời. Không, anh đã hỏi không trúng vào những điều cần hỏi, không trúng vào những điều mà anh muốn hỏi. Tất cả những câu hỏi đó đều không cần thiết, và chưa trúng đích… Và sao chỉ có một câu đơn giản thôi mà khó nói nên lời thế: “Lena, mục đích cuộc sống của em là gì?“ Khó khăn và vô lý thật… Hỏi về điều đó có vẻ lố bịch thật. Phải chăng bằng lời nói thôi mà cô ta lại có thể làm tiều tan được những nỗi hoài nghi đang dằn vặt anh?
Và bỗng nhiên anh buột miệng hỏi:
- Mục đích cuộc sống của em là gì, Lena?
- Mục đích nào cơ, anh Vadim? - cô hỏi một cách dịu dàng và có vẻ ngạc nhiên.
- Của cuộc đời em ấy!
- Gì cơ, gì cơ? - bỗng cô cười khanh khách. - Cứ như một buổi tối kiểm tra ấy? Hay là một cuộc thi vấn đáp? Hay chưa, những tiếng đao to búa lớn thật - “mục đích cuộc sống!” Chúng em đã quá đau đầu về chuyên này từ hồi học lớp bảy… Anh sao thế, Vadim?
Cô nhìn anh với một sự băn khoăn vui vẻ, còn anh thì lúng túng cau mày im lặng.
- Tất nhiên, đúng thế, - cuối cùng anh lắp bắp tựa như đang trả lời cho những suy nghĩ của mình. - Hỏi về điều đó thật là ngu ngốc…
- Tất nhiên là ngu rồi, anh Vadim ạ! - Lena phấn khởi hoà theo. - Thật quả là ngây thơ! Chẳng lẽ em lại có thể nói về tất cả mọi dự định, về tương lai của mình trong vài ba câu? Và em cũng chẳng làm cho đầu óc phải khổ sở về những chuyện đó làm gì. Vì sao vậy? Em chỉ vừa mới bắt đầu sống… Thôi đi! Đừng xô em vào bánh ô-tô đi!
Họ dừng lại giữa lòng đường, giữa các đoàn xe ngược xuôi nườm nượp, chiếc nọ nối chiếc kia. Từ phía chiếc xe ZiS màu sôcôla vọng lại tiếng nhạc inh tai của một vở hài kịch và giọng hát của cặp song ca “tất cả đều qua đi, còn anh gặp được nàng…” Cuối cùng chiếc đèn hiệu ở ngã tư bật sáng và xe cộ đừng cả lại. Vadim và Lena chạy nhanh lên vỉa hè.
- Sinh viên ngày xưa, - Lena tiếp tục, - cứ tranh luận mãi về một vấn đề: về mục đích cuộc sống, về hạnh phúc cao quý, về nhân dân, về Chúa và về đủ mọi chuyện tầm phào. Chúng ta Việc gì cứ phải khều lại những cuộc tranh cãi trừu tượng. Là đoàn viên, em cũng như anh, chúng ta có cùng một hệ tư tưởng. Chúng ta tranh luận về vấn đề gì?
- Lena ạ, anh không định tranh luận, - Vadim nói, sau một lúc im lặng. - Anh không nói chuyện về những đề tài đó, anh không thích. Cần phải ghi nhớ và suy nghĩ về điều đó. Nhưng đôi khi… em hiểu đấy: anh muốn… - anh thở dài, lòng nặng trĩu vì sự lắp bắp bất lực của chính mình và thấy một sự bực bội không rõ ràng với Lena là người đáng lý cần phải thấy và hiểu được là anh đang đấu tranh chống lại những khó khăn gì và vì mục đích gì. Nhưng cô đã không thấy, mà nếu có thấy thì lại không hiểu được. Và dù sao thì anh vẫn cứ tiếp tục cuộc đấu tranh không cân sức đó một cách kiên quyết và táo bạo. - Anh muốn nói, Lena ạ, rằng có nhiều… có những chuyện chúng ta tưởng như hiểu được rất rõ ràng, nhưng sau đó, vào một lúc nào khác, đột nhiên mới rõ là chúng ta hiểu chúng rất ít, không phải bằng cả tấm lòng. Khi anh còn ở ngoài mặt trận…
- Xin anh làm ơn đừng nói chuyện mặt trận nữa! - Lena khẽ cau mày.
- Không, anh xin lỗi, - Vadim kiên quyết nói. - Anh sẽ nói hết tất cả. Ở ngoài mặt trận có nhiều điều đơn giản mà anh hiểu hoàn toàn khác và sâu sắc hơn. Và bọn anh đôi khi cũng nói với các đồng chí về cuộc sống tương lai của mình, về công việc, về sứ mệnh của mình và về những điều mà mình yêu thích và mơ ước. Thậm chí bọn anh cũng nói cả về mục đích cuộc sống nữa… Và, em biết không, đó là những lời nói rất tự nhiên, rất chân thành và giản dị. Những tiếng nói đó hỗ trợ cho bọn anh và mang lại nhiều sức mạnh. Vậy mà… vì sao bây giờ chúng lại có vẻ đao to búa lớn như vậy, lại ngây thơ đến như vậy?
- Bởi vì rằng, lúc đó là chiến tranh. Đó là một vấn đề khác, - Lena nói, cô lắng nghe Vadim với một thái độ cảnh giác. - Và nói chung anh muốn đòi hỏi ở em cái gì?
- Anh chẳng đòi hỏi gì cả. Anh chỉ quan tâm một điều: em định sống như thế nào?
- Vì sao bỗng nhiên lại có sự quan tâm đó?
- Anh cần phải thế! - câu nói đó buột ra ở miệng anh hầu như là thô bạo.
Lena nhún vai. Cô lúng túng.
- Thậm chí em không biết… 0, em định sống như thế nào ấy à? Em định sống trung thực, yên ổn và… hạnh phúc nữa. - Cô im lặng một lát, rồi nói thêm có vẻ thiếu kiên quyết. - Tham gia công tác…
- Hạnh phúc với ý nghĩa là đi lấy chồng một cách hạnh phúc ấy à?
- Chứ sao, bất kỳ người phụ nữ nào cũng đều hy vọng đi lấy chồng một cách hạnh phúc cả, - Lena nói và lập tức làm bộ kiêu hãnh. - Anh biết không, hôm nay anh có vẻ buồn chán và lạ lùng thế nào ấy. Thậm chí, anh tha lỗi, có vẻ hơi tầm thường nữa. Anh muốn cãi nhau à?
- Không, - Vadim lắc đầu nói. - Anh không muốn!
Bỗng nhiên anh thấy buồn, gần như là chán, nhưng không phải vì anh hiểu rõ rằng câu chuyện mà anh định nói không thành công, mà vì sự không thành công của câu chuyện đó lại chính là câu trả lời cho những điều hoài nghi đang dằn vặt anh. Một điều gì đó còn lớn hơn cả câu chuyện mà anh định nói đã không thành công, và thật là cay đắng và chán chường phải nghĩ đến điều đó…
Bên cạnh rạp chiếu bóng Metropol vẫn là cảnh nhộn nhịp thường thấy mỗi buổi chiều tồi. Trong ánh sáng của những ngọn đèn xanh, đỏ và vàng là những bộ mặt to, phẳng, mệt mỏi vì ánh điện của các nghệ sĩ điện ảnh được vẽ trên các biển quảng cáo đang nhìn mọi người qua lại. Chúng được vẽ nên bởi những màu sắc không thể tưởng tượng được: một nửa bộ mặt thì màu xanh nước biển, nửa kia lại là màu vàng da cam, còn hàm răng không hiểu sao lại có màu xanh lá cây.
Vadim không mua được vé, tất cả vé đều đã bán hết. Thất vọng, anh quay lại chỗ Lena đang đứng chờ anh ngoài đường, cách chỗ đám người đang xếp hàng.
- Thấy chưa! - cô ta nói vẻ đắc thắng, - Anh cứ triết lý về những tài liệu cao siêu gì gì - mà có cái vé xem chiếu bóng cũng không kiếm nổi! Mục đích của chúng ta hôm nay là gì? Đến xem chiều bóng. Thế mà lại không thể xem được.
- Không còn lấy một chiếc vé nào, có quỷ mới biết được, thật là nhục nhã. - Vadim lầm bầm, thất vọng thật sự. Không ngờ hôm nay anh lại muốn đi xem chiếu bóng.
- Ô, không sao! Chúng ta sẽ đi dạo, được không? Có một anh chàng mời em một chiếc vé. Anh chàng cứ bám riết, đúng là đồ ngốc… Thế là chẳng cần một thứ triết học nào em cũng có thể đạt được mục đích! - Lena cười vang, vẻ rất hài lòng, - May qua, anh vừa đến thì hắn vội lảng đi ngay. Anh đưa tay đây cho em khoác nào.
- Hai người đi ngược theo phố Gorky, ở đó có nhiều người đang dạo chơi, họ đi thành từng cặp hoặc từng tốp như đi trên đại lộ. Tất cả những người đi ngược chiều đều nhìn Lena, cà đàn ông lẫn đàn bà, còn Vadim thì đường như không một ai nhận thấy. Và Lena cảm thấy mình đang được mọi người chú ý nên cố tình đi thật chậm, vẻ kiêu hãnh và nhìn thẳng về phía trước.
- Vadim, em xin anh đừng hút thuốc nữa! - cô nói vẻ cầu xin khi anh rút thuốc ra…
- Em lo cho sức khỏe của anh à?
- Không, thuốc của anh hôm nay khiếp quá! Mùi khó chịu… - và cô hỏi một cách đỏng đảnh. - Thế hút thuốc có ngon không anh?
Họ rẽ vào rạp chiếu phim thời sự bốn mươi lăm phút “Tin tức trong ngày” và mua vé. Trong phòng giải lao nhỏ có nhiều người đang chờ buổi chiều mới. Hầu như tất cả đều đang ăn kem đựng trong những chiếc cốc làm bằng bột mì. Có người gọi Vadim.
Cả hai người cùng quay lại và nhìn thấy Spartar đang khoác tay vợ bước lại gần họ. Tay kia anh cầm một bọc quít.
- Cả Lena cũng ở đây à? Một cuộc gặp gỡ khổng lồ! - Spartar vui sướng thốt lên, - Hôm nay là ngày lễ của bọn mình! Các cậu hãy chúc mừng vợ mình nhé - hôm nay cô ấy đã bảo vệ xong đồ án tốt nghiệp. Su-ra, giáo sư đã nói gì với em thế?
Người phụ nữ hơi gầy, mắt đen, mỉm cười lúng túng: '.
- Không nên, anh…
- Các cậu đừng tưởng rằng cô ta khiêm tốn thế đâu! Cô ta vừa khoe khoang và khoác lác hết lời, thế mà bây giờ, các cậu thấy đấy, lại tảng lờ đi. Ái, ái, ái! Không tốt đâu, Su-ra ạ! - Spartar vui vẻ đùa. - Còn giáo sư thì nói rằng cô ta có một trí tuệ phân tích sắc bén. Đúng, vợ mình rất thông minh. Đứng cạnh cô ta cũng phát hoảng lên! Những cái turbin hơi nước, đúng không? Có quỷ mà biết được… Thế mà, nhìn bên ngoài, không bao giờ có thể đoán được.
- Ô, đừng tán róc nữa đi, - Su-ra nghiêm khắc coi, mặt đỏ lên vì ngượng. - Chán tai rồi.
- Đã bị trách rồi! Nhanh thế! - Spartar cười vang, nháy mắt với Vadim. - Đúng, ông anh ạ, việc gia đình rất phức tạp… Các cô gái, các cô cứ việc ăn quít đi nhé, còn tôi với Vadim ra ngoài hút thuốc.
Ở phòng hút thuốc, anh ta bắt đầu nói bằng một giọng sự vụ hoàn toàn khác hẳn. Anh ta nói rằng hôm nay ban chấp hành Đoàn nhà máy gọi điện mời đến vào ba giờ chiều ngày mai, Nghĩa là phải đi ngay sau khi tan học.
- Và cậu hãy ghé xuồng các phân xưởng xem công việc ở đó, nhưng nên nhớ là: đây không phải là một chuyến du lịch hoặc tham quan của cậu đâu. Cần phải trao đổi mọi chuyện một cách tỉ mỉ, nghiêm túc với Kuznetsov. Không nên hứa hẹn quá nhiều, nhưng cũng đừng có quá hoảng sợ công việc. Mình hy vọng ở cậu đấy, cẩn thận nhé! Không nên làm hỏng một việc như vậy.
Bỗng anh ta hỏi:
- Cậu thích cô ta không?
- Ai kia?
- Lena ấy!
Vadim gật đầu, và liếc nhìn đầu mẩu thuốc lá, ra sức rít thật mạnh.
- Cô ta trông dễ ưa, - im lặng một lát Spartar nói. - Đẹp nữa!
Vadim và Lena ngồi ở hàng ghế sau, Spartar đi lên phía trước - mắt anh ta bị kém, Lena bồ mũ ra, mớ tóc màu tro của cô buông xuống hai vai một cách óng ả và lập tức một mùi nước hoa thơm gắt đến nhức đầu từ cô trùm kín Vadim. Ngay lúc đã tắt đèn trước buổi chiếu, người ta vẫn đi lại trong phòng, vấp phải nhau trong bóng tối và làm cho ghế kêu cót két…
- Chị ấy giải thích cho em nghe về cái turbin của mình, - Lena nói.
- Hay không?
- Anh tưởng rằng em hiểu được một điều gì đó phải không? - Lena ngáp đài, lấy bàn tay che miệng. - Lạy Chúa, chán quá thể… Đi với chồng đến rạp “Tin tức trong ngày” và sôi nổi nói chuyện về những turbin hơi nước và về tiền đoàn phí. Và nhai quít ướp lạnh.
… Một chiếc đầu máy lao thằng vào người xem trong phòng chiếu, bộ ngực bằng thép sáng ánh lên, những toa sàn, toa sàn và toa sàn… và toa nào cũng đầy gỗ, những khúc gỗ lớn phù một lớp tuyết mồng. Đây là cảnh người ta đang cắt chúng thành súc ở trong rừng. Đây là cảnh những cây thông đang bị đốn. Một cô gái gò má cao, mặt rám nắng đang đưa chiếc cưa điện vào gốc cây - ngọn cây từ từ ngã xuống, nghiêng dần và gục xuống đất làm bốc lên một đám mây bụi tuyết. Cô gái mỉm cười kín đáo, chóp chớp hai hàng mi trắng.
Và bỗng nhiên là cảnh cô ta - cô gái có gò má cao và mặt rám nắng ấy - đang phi ngựa trên con đường bụi mù đầy nắng.
Cô đội một chiếc mũ có chóp nhọn và mặc một chiếc quần rộng ống có thều hoa. Và đây, cô đang phóng ngựa vượt lên trước đàn cừu, cô đứng hẳn dậy trên bàn đạp, kêu lên tiếng gì đó, hàm răng sáng lấp lánh. Một bóng đen đậm chạy trên mặt đất theo sau chân ngựa. Còn bầu trời oi bức và trắng xoá thì chìm trong những đám mây khó phân biệt.
Chắc là ở đó gió lộng ghê lắm! Mùi cỏ, mùi lông cừu và mùi đất bốc lên… Và những dãy núi xa xa - sao lại thấy gần như vậy, mặt trời đang trốn sau những dãy núi đó.
- Thè họ sống bằng gì, anh có biết không? - Lena thì thào hỏi.
Chưa kịp hiểu là cô ta hỏi gì, anh trả lời:
- Anh không biết!
- Cả hai cùng hưởng học bổng à? Em thật ngạc nhiên,…
Sau buổi chiếu, anh nói cho Lena biết là ngày mai anh sẽ cùng các bạn đến nhà máy.
- Có lẽ, em cũng cùng đi với bọn anh chứ?
- Có lẽ Thế! thế ở đó có chuyện gì vậy?
Anh bèn kể mọi chuyện.
- Ằt thì ra là thè. Em cũng đã từng ở nhà máy rồi. Ba em là kỹ sư trưởng mà. Nhưng… Không, ngày mai em không thể đi được. Em đã có việc cho ngày mai rồi!
- Lena, em có biết gì không? - Vadim nói giật giọng và với một sức mạnh không ngờ. - nếu em không thể đi được vào ngày mai, thì em có muốn chúng mình sẽ đi vào một ngày khác không? Anh sẽ nói với Galuschian. Em muốn thế chứ?
- Không, anh chờ em một chút… - Lena khoát tay và chăm chú cắn chặt môi, rồi dừng lại, - Ngày mai em có việc gì nhỉ?. À, đúng rồi! Ngày mai là sinh nhật của cô bạn trước cùng học phổ thông với em, em được mời đến dự. Cả anh nữa, Vadim ạ, cả anh nữa! - cô vui sướng nói thêm. - Em đã kể chuyện về anh, và anh cũng được mời vắng mặt. Em nói rằng em sẽ đến cùng với anh. Chút nữa thì em quên bẵng đi mất!
- Lena, nhưng ngày mai anh không thể đi được!
- Sao lại không thể được? - Lena ngạc nhiên. - Em đã hứa và ở đó mọi người đều biết là em sẽ không đến một mình. Thế tại sao anh lại không đi được? Có thể đến nhà máy vào một ngày khác, còn ngày sinh thì mỗi năm chỉ có một lần ỉ Vadim, ồ, em đề nghị anh đấy! - Cô âu yếm nắm lấy tay anh. - vắng anh thì em sẽ làm gì ở đó nhỉ? Em đề nghị anh đấy, anh nghe thấy không?
Anh lưỡng lự một giây và nhìn vào cặp mắt cô đang mở tròn vì tự ái. Anh cảm thấy khó xử và đau đớn thấy cô tự ái.
- Lena, nhưng anh đã hứa, - anh nói bằng giọng không còn cứng rắn nữa, - Em hiểu cho…
Bàn tay êm ái đang nằm trong bàn tay đầy chai của anh run run lên và đẩy mạnh anh ra.
- Thôi đi. Chỉ có điều đừng ra vẻ nhiệt tình quá. Và cũng đừng có tiễn em nữa!
- Ngốc thể, anh sẽ tiễn chứ!
- Không, - cô nói, mặt vênh lên kiêu hãnh. - Hôm nay thế là đủ rồi. Anh cứ yên tâm ra về, chúc anh mọi sự tốt lành.
Cô bước nhanh trên vỉa hè, dáng cao cao trong chiếc áo bành tô dài lượn lờ như sóng và có nẹp đai bằng lông ở dưới.