Chương 11

Thằng Đặng bắt con gà nòi bỏ vào ban hàng rồi thừa lúc má nó bán hàng ở trước cửa tiệm, nó lỏn ngã sau ra chợ, bọc quanh nhà việc rồi dông tuốt về chòi. Từ ngày vào ở với má nó trong tiệm Tài Phú Xường, nó cảm thấy như ở tù. Mặc dầu được nuông chiều, ăn uống đầy đủ, quần áo phủ phê, nhưng nó vẫn nhờ đồng ruộng gió nắng và bầu trời xanh bao la, nhớ những gò đìa và cây năng cọng cỏ thân thuộc trìu mến.
Riêng con gà của nó thì càng khổ hơn. Nó phải nhốt con gà trong một cái lồng tre con, chỉ để dành nuôi gà cho con nít chơi. Con gà nay đã trổ mã ra dáng con gà nòi hẳn hoi. Lông nó đen mướt, khi nó đứng ngoài nắng thì lại như pha màu xanh đậm. Mặt nó đen thui như ai lấy lọ nghe. bôi lên vậy. Do đó Năm Mẹo gọi nó là con gà “ô mặt lọ”, thằng Đặng không thích cái mặt lọ lem đó, nó không muốn nuôi, nhưng Năm Mẹo bảo: 'Dị tướng ắt kỳ tài” để thong thả rồi nhờ ông Chín xem vậy. Nghe vậy, thằng Đặng cũng ráng chăm sóc con gà. Đem nó vô chợ, mỗi lần nó gáy cổ nó cất lên cái mồng nó pha chạm vào nóc bội, cần cổ nó vẹo qua một bên chớ không vươn thẳng được. Mỗi lần nó gáy mấy thằng con nít bên kia vách lại la om phản đối hoặc ném đá sỏi qua và còn chưởi “tía na má nị” um trời.
Thầy cháu về, Năm Mẹo hỏi:
- Cháu có cho má cháu biết không?
- Cháu trốn mà cậu.
Năm Mẹo bắt con gà thà ra rồi bảo thằng Đặng:
- Bữa nay cậu cháu mình đi coi gà nòi chơi.
Đi trường gà hả cậu? - Không phải trường gà mà trại gà.
- Trại gà của ai hả cậu?
- Của ông hội Đồng.
- Cậu cháu mình là tá điền của ổng. Ngoài ra sư kê Hai Trình là “từng ni” của cậu. Hôm trước cậu gặp ảnh đi mua thịt bò về cho gà ăn, cậu có nói về con gà của cháu. Ảnh bảo đem cho ông Hội Đồng coi, nếu gà hay ông Hội sẽ mua.
- Bộ cậu hứa bán à?
- Không! Gà nòi đá ăn độ mới nhiều tiền chớ bán cho người ta bắt xác thì không được bao nhiêu. Cậu không bán con con Ô Mặt Lọ đâu. Giá mấy cũng không bán. Nhưng mình vô đó để coi anh Hai Trình nuôi gà nòi ra sao? Anh ấy là sư kê của ông hội Đồng. Ảnh được ông Chín Tôn truyền bùa phép nên mới được ông Hội Đồng cho làm sư kệ Ảnh không phải làm ruộng mà vẫn có tiền, vẫn có ruộng. Mọi thứ đều do ông hội Đồng cung cấp.
Năm Mẹo tiếp:
- Ô làng mình có hai ông tổ gà nòi. Một là ông hội Đồng. Ổngtên Bình. Nhưng dân làng mình cứ tên gọi là ông Hội Đồng Gà. Và để chứng tỏ rằng ông mê gà hơn cả làm Hội Đồng. Người thứ hai là thầy Giáo Xướng. Thầy nuôi gà ít hơn, đá nhỏ hơn, nhưng coi vảy gà rất tài, nhiều ông sư kê nổi danh mà vẫn phục tài thầy, thầy có cả sách "Kinh kê" nữa.
“Kinh Kê” là sách gì?
- Đó lá sách chỉ dẫn xem gà, nuôi gà, đá gà. Coi theo đó thì đá ăn luôn luôn.
Hai cậu cháu vừa đi vừa nói chuyện, phút chốc đã tới nhà ông Hội Đồng. Đó là một cơ ngơi đồ sộ bao gồm hằng chục mẫu tây, trong đó có ngôi nhà lớn mái ngói đỏ au cất theo kiểu tân thời, sau nhà là lẫm lúa và nhà ngang dãy cọc đếm không hết. Người ngồi xe chạy lên tỉnh lộ ngó về phía tay phải thì thấy những hàng cây sao thân suông đuột mọc thằng đứng, ngang hàng như chỉ giăng sát với ngôi nhà lớn lợp ngói đỏ. Đó là khu kim tỉnh nguy nga của gia tộc nhà ông hội. Nó thu hút tầm mắt của du khách như một kỳ quan của vùng này. Năm Mẹo phải dắt cháu đi bọc ra ngõ sau phía ruộng để vào trại gà.. Sư kê Hai Trình mở cửa cho hai người vào rồi đóng lại khóa chốt ngay.
- Ông hội Đồng có nhà không? Năm Mẹo hỏi.
- Có. Nhưng tôi đã bẫm rồi. Ồng có nghe con gà ô mặt lọ của anh. Ổng tỏ ý muốn xem.
Hai Trình vừa nói vừa dắt hai cậu cháu vào trại. Năm Mẹo ngạc nhiên vô cùng. Tiếng gà gáy đầu vườn, cuối trại như đối đáp với nhau không ngớt. Mùi rượu, nghệ nồng bốc lên từ những nắp mái lật ngữa để rải rác hai bên lối đi, hòa với mùi phân gà, lông gà làm thành không khí đặc biết của trại gà. Hai Trình trỏ ngôi nhà lá vén khéo trên nền cao ráo bao quanh toàn bằng cách ”mắt cáo”, và nói:
- Vô đó, anh mặc tình mà coi cho đã.
- Nhiều dữ vậy sao anh Hai?
- Chừng năm chục “đầu trống” thôi. Còn mái chừng mười đầu.
- Gà mái mà cũng phải nuôi trong chuồng sao anh?
- Nuôi chuồng chứ. Chó giống cha gà giống mẹ! Gà mái hữu hạng cho gà trống nghề đạp thì mới Ô quí kê, kinh kệ Nếu thả bậy ở ngoài gặp gà chạ, gà pha đổ thì đốc ra gà pha, gà tồ hoặc gà mở cửa má chớ nên thân nên hình gì.
Hai trình sẵn trớn nói luôn:
- Mà lại thật anh Năm à! Nhờ nuôi gà cho ông Hội, tôi mới biết! Gà mái nòi rủi bị gà trống Tàu đạp một phát thì hư luôn, chớ không phải chỉ hư lứa đó thôi đâu. Mới bàn đầu tôi tưởng rủi bị một “cựa” gà tàu, sau đó mình cho gà nòi đổ thì lại ra nòi rặc. Đàn bà con gái cũng vậy, hễ lấy chồng không hạp lần đâu thì mấy lần sau cũng trục trặc luôn.
Vào trại gà, Năm Mẹo ngạc nhiên. Gà ơi là gà! Tưởng chừng như tất cả gà nòi vở vùng này tập trung vô đây. Dãy nhà dài, hai bên là hai hàng chuồng gà đâu mặt chỉ cách nhau lối đi ở giữa, chú gà đứng ở giữa chuồng hai bên vách che kín, nghe nhau nhưng không thấy nhau, như dân phó chợ, cả đời không hề quen. Ngôi nhà nuôi gà còn sạch sẽ hơn nhà mình ở. Năm Mẹo vừa nghĩ đến đó thì Hai Trình bảo:
- Anh muốn gì tôi nói cho nghe. cÿi nghề nuôi gà nòi có vô số chuyện!
- Hồi chưa tới đây tôi còn muốn nuôi, khi tới đây rồi tôi hết muốn!
Hai Trình xòe hai bàn tay vòng khè:
- Anh coi hai bàn tay nghệ của tôi thì biết, coi có khác gì hai ống quần phèn của cha mẹ mình không? Nghề nào nghiệp nấy mà anh Năm. Vô nghề rồi thì cũng mê như mần tuộng vậy.
Hai Trình dắt Năm Mẹo lướt qua hai dãy chuồng, đi quanh các nhà trống úp đầy những bội, những thau chậu, đi xem các sân quần gà xổ gà và khu dành riêng cho những con gà mái nòi giống rồi trở vào trại chính. Hai Trình cười:
- Bấy nhiêu đó nhưng ổng còn lội đi mua thêm. Hễ nghe chỗ nào có gà trống hay gà mái tốt là ổng tìm tới. Ổng xuống tận Sóc Trăng, Bến Tre, Mỹ Tho để mua cho bằng được các giống gà quí ở miệt đó.
Năm Mẹo hỏi:
- Hồi nãy tôi nghe anh nòi gà pha, gà chạ. Đó là gà gì vậy?
- Gà pha, gà chạ khác với gà rặc nòi. Nghĩa là gà đã lai mất giống chính thống của nó rồi. Hoặc lai tàu, lai gà đòn. Nên nhớ, ông Hội chỉ đá gà cựa.
- Gà đòn là gà gì nữa anh Hai? Sao mà có nhiều thứ quá vậy, làm sao nhớ hết?
- Gà nòi có hai loại. Một là gà đòn, hai là gà cựa. Gà đòn gốc Bà Điểm cũng còn gọi là gà Bà Điểm. Gà này đòn là chính, nên cựa không dài. Nó lớn con, to xác như võ sĩ. Anh lại đây xem thử một con!
Hai Trình dắt Năm Mẹo đến một khu cách biệt chỉ gồm có bốn chuồng. Mỗi chuồng nhốt một con. Một con diều, một con ó, một con bông và một con chuối.
- Anh thấy gà đòn có khác gì gà cựa không? Để tôi bắt ra cho anh ôm về.
Năm Mẹo nhận con gà từ tay Hai Trình. Năm Mẹo ngạc nhiên vì sứ c nặng của nó. Cần cổ nở to, cặp đùi như hai quả đào, cặp cán như hai cây roi vuông bằng sắt trắng.
Hai Trình nói:
Vì nó không có cựa cho nên đá không chém chết! Gặp hai con cùng lì thì cá một độ kéo dài cảngày, có khi phải đốt đèn đá tiếp. Ông Hội không thích loại gà này lắm
- Vậy mà ổng cũng nuôi bốn con.
- Còn một bầy gà mái đòn nữa kia chớ, đâu phải có bấy nhiêu thôi!
- Không đá mà nuôi làm gì anh Hai?
- Nuôi để lấy giống anh Năm à. Để tôi nói cho anh nghe: Ông Hội cho gà trống cựa đổ gà mái đòn hoặc gà trống đòn đổ gà mái cựa, như vậy ồng sẽ có một bầy gà con mang đủ các đức của cha mẹ nó là gan lì và nhạy bén. Lì có nghĩa là chết nằm tại trường chớ không chạy, còn nhạy là chém chết đối thủ trong nước đầu!
Hai Trình dắt Năm Mẹo trở vô trại đến một chuồng ở giữa dãy bảo:
- Con chuối này cha cựa mẹ đòn, còn con bông thì cha đòn mẹ cựa. Để tôi bắt con cha cựa mẹ đòn cho anh xem.
- Anh cứ nói cho tôi nghe, chớ tôi biết gì mà xem với xét.
Hai Trình tiếp:
- Anh chú ý con bông có cặp mắt hơi sâu và mí mắt hơi dày. Vì vậy nó không chớp nháy nhanh được. Anh phải nhìn cho kỹ thì mối thấy. Mí mắt con chuối rất mòng, mắt rất đẹp và có vẻ lanh lợi hơn con bông.
- Tại sao vậy? - Như tôi đã nói hồi nãy là chó giống cha gà giống mẹ. Muốn cho cặp mắt sâu và mí mắt dầy biến đi phải hai ba đời mới được. Nhưng không nên lấy giống hai con cùng một mẹ một chạ Cũng như người, bà con dòng họ không lấy nhau được. Hễ lấy nhau thì con cháu ngu đần hoặc tàn tật.
- Gà nòi cũng rắc rối như vậy sao anh Hai?
- Còn nhiều rắc rối nữa chớ vầy đã hết đâu. Nuôi gà đá đòi hỏi công phu, bền chí và đúng ý nữa chứ không phải cứ muốn đá là vác đi đá. Chơi kiểu đó có môn mà bán nhà!
Hai Trình dắùt anh Năm Mẹo đến dãy cuồng ngăn cách và bảo:
- Đây là các ông tướng sắp ra trận. Đây là con Ô Vĩa! Đây là chú Điều Sõ và đó là Con Xanh một Nước.
- Nghĩa là sao anh Hai?
- Con Ô này sỡ dĩ có cái tên “Ô Vĩa” là vì nó chuyên môn đá Vĩa. Nó đi ba “cái vĩa” liền thì đối phương không giãy đành đạch thì cũng queo cần. Con Điều Sô chuyên môn chém Giao Long là một khớp xương sọ sau cạnh mòng. Bị cựa ở đó thì chết tức khắc. Còn con Xanh luôn luôn ăn nước nhứt, không khi nào đối thủ qua được nước hai. Ba ông tướng này mà đụng độ thì ông hội đá hết nhà hết của. Ông phủ sổ luôn.
Năm Mẹo trỏ cặp gà Điếu bên cạnh:
- Còn hai anh chàng này coi cũng tốt tướng lắm đó anh Hai.
- Khỏi phải nói! Đó là cặp Điều sanh đôi. Từ cựa chốt đền cựa sào chưa bao giờ đụng độ. Đem đến trường nào, chủ kê thấy chỉ cáp sơ sài rồi chạy tuốt không dám đá. Riết rồi người ta chạy mặt luôn.
- Sao vậy?
- Đó là gà qúi, gà linh, ông hội gọi là quí kê hoặc linh kê đó anh Năm! Ông Hội nhuộm đổi màu lông để gạt thiên hạ, nhưng người t a vẫn tìm ra vảy nghề của nó nên không đá. Cũng như võ sỉ luyện tập, giỏi nghề, sung sức mà không gặp đối thủ nên ấm ức muốn trổ tài. Gà cũng vậy, nên gọi là gà ức độ đó anh Năm. Một con thì đứng khúm núm làm như đi không nổi, nhưng không phải đâu, chủ kê nào lán cháng đụng tới nó là thua sạch túi. Con kia cũng úc độ nhưng dáng điệu lại khác. Anh xem kìa, hai cánh nó xề xệ chốc chốc lại xòe ra, miệng thì túc mái, mặt mày tái xanh tái mét, ai không rõ tưởng là gà rót nhưng đụng tới nó là chết không kịp ngáp.
- Gà rót là sao anh Hai?
- Là loại gà vô nước nạp hay bỏ chạy thình lình. Nhưng khi chịu trận rồi thì nó đá tới trời tối. Muốn đá gà này chủ kê phải xin nhang rót, nghĩa là hết nhang đó, chừng mười lăm phút, mới đước tính ăn thua.
Còn gì nữa không anh Hai?
- Chuyện gà nòi nói cả đời không hết anh Năm ơi. Bữa nay tôi vỡ lòng cho anh bấy nhiêu đó thôi. Còn nếu anh và thằng cháu muốn vô “đạo gà nòi” thì phải “thọ giáo” lâu lơ lâu lắc, chớ không chỉ một sớm một chiều mà “đắc quả”.
Vừa đến đó thì có hai đứa bé đến. Hai Trinh nói:
- Đây là một hằng cháu kêu bằng chú và một thằng là con của tôi. Hằng ngày chúng đến mài nghệ cho tôi gôi và con cháu trong nhà, ông Hội mới cho làm việc đó, nều người ngoài lạ thì không được mó đến đồ nghề trong trại này đâu.
Hai Trình quay qua thằng Đặng, bảo:
- Tôi nghe anh có con gà đẻ hang. Vậy nếu anh muốn bán thì tôi bẩm với ông hội xem rồi mua cho, còn nếu anh muốn để nuôi thì phải cho thằng nhỏ tới học sơ sơ ba điều bốn chuyện. Anh chờ tôi chút xíu nghe. Tôi bảo chúng nó mấy việc rồi trở ra. Chỉ cái việc mài nghệ thôi, nhưng gà tơ vô nghệ lợt lần đầu, lần sau đậm hơn, còn gà niên, tức là gà già đã ăn độ, thì lại thoa thứ nghệ khác, nhưng thứ nghệ nào cũng có bỏ thuốc.
- Có thuốc nữa sao anh Hai? Thuốc gì? Thuốc Tây hay thuốc Bắc?
- Mấy vụ đó tôi không biết. Đó là bí mật nhà nghề. Cha chưa chắc đã truyền cho con.
- Nhiều chuyện quá anh Hai ơi! Chắc tôi không nuôi nổi một con gà đâu.
- Đó là chuyện thoa nghệ vô da gà. Còn chuyện dầm chân gà cũng dùng thuốc. Rồi xổ gà, luyện gà, ôm gà, nhồi gà... nữa. Lại cũng dùng thuốc. Nhiều cách, nhiều bậc lắm, nhưng chơi ít lâu rồi ghiền, bỏ không được. Những ông chơi gà sành sỏi từng gọi gà “đạo gà nòi” mà!
Hai trình đang nói chuyện thì một cậu bé chạy tới hớt hãi:
- Chú Hai ơi! Chú Hai. Con Điều ức độ nhốt ở chuồng bìa đẻ trứng.
- Thiệt không mày?
- Dạ cháu đang mài nghệ thì nghe nó cục cục. Cháu tưởng có con gà mái nào xúc chuồng tới với nó, không ngờ chỉ có mình nó thôi. Nó rùng chân xòa cánh rồi rướn cổ lên há miệng như kêu mà không ra tiếng. Bỗng cháu thấy một cái trứng rớt ra sau đít nó.
Năm Mẹo tỏ vẻ ngạc nhiên nhưng Hai Trình cứ điềm nhiên.
- Gà trống đẻ ra trứng cũng xảy ra đôi khi – Hai trình bảo cậu bé – Cháu mở cửa chuồng vô lấy đem đây cho chú coi. Nhớ buộc cửa chuồng lại cho kỹ!
Thằng bé chạy đi một chốc rồi trở lại đưa cho Hai Trình một cái trứng trắng tinh bằng ngón tay cái. Hai Trình cầm lấy và giải thích:
- Cái trứng này vỏ mềm không có tròng đỏ, bên trong chỉ có một chút loãng như tròng trắng trứng gà mái thôi.
Năm Mẹo nói:
- Hồi nhỏ tới lớn tôi thường nghe gà mái biết gáy, vừa rồi đã xảy ra ở nhà ông Hương, nhưng tôi chưa nghe gà trống đẻ trứng bao giờ.
- Thường là gà ức độ mới đẻ trứng như vậy, nhưng không phải con ức đợ nào cũng đẻ trứng.
- Lạ lùng thật!
- Để tôi cho anh coi con gà này còn lạ lùng hơn!
Hai trình dắt Năm Mẹo đến một cái bội nhốt một con gà mái ở góc vườn xa hẳn đồng loại của nó.
Vừa trông thấy, Hai Trình hỏi:
- Anh nhận ra chưa? Anh thấy "đàn bà" có có râu chưa?
- Gà mái gì có râu? – Năm Mẹo lại kêu lên.
- Đó là giống gà Mã Lai. Ông hội vừa mua được một con đâu dưới Gò Công. Gà này cho trống Cao Lãnh đổ mái thì đám con gan dạ vô cùng. Đá tối ngày không thôi. Chết thì năm chết chớ không chạy. Người ta rất dễ nhận ra gà mái nòi Mã Lai, nhờ cái túp lông dưới cằm. Bởi vậy ông hội nhốt nó thật xa có ý giấu kín cái cục
ngọc quí, ngay cả bạn thân trong nghề, ông cũng không cho coi.
- Tận bên Mã Lai à?
- Gà nòi của ông Hội nổi tiếng Nam Kỳ lục tỉnh mà! Ông còn có ý định đem gà qua đàng Thổ tranh tài cao thấp với vua Cao Miên
kia đó.
- Vua Miên cũng đá gà à!
- Đá chớ. Có tiền nhiều để làm gì? Đá gà là một thú phong lưu, không chơi cũng uổng!
Năm Mẹo ngẫm nghĩ một lúc rồi hỏi:
- Phong lưu nhưng có mưu mẹo gì không anh Hai? Hay chủ gà nhờ tài của con gà mình?
- Hai trình cưới ngất:
- Đá gà cũng là môn cờ bạc. Mà môn cờ bạc nào cũng là may rủi và gian lận.. Đá gà là môn cớ bạc đầy mưu mẹo chớ không chỉ cậy nhờ ở con gà mà thôi. Như tôi nói từ nãy giờ đó, chẳng phải mưu mẹo là gì. Nhưng chưa hết đâu. Để tôi dắt anh coi vài con gà niền và gà nổ.
Nói xong Hai Trình lại dắt Năm Mẹo đi đến mấy cái bội tre và trỏ từng con một:
- Đây là con gà niền. Tức là hai con gà này đã từng thua độ rồi. Nhưng ông Hội đem về o lại y như là gà tốt. Ông sẽ đem bán cho tay mợ Nếu sau này gặp con gà này đá với gà khác thì ổng lòn tiền mua đứt sổ bên con kia. Vì ổng biết tỏng con gà niền rồi. Gà đã thua một đô... đem đá sẽ thua hoài. Đó là mưu mẹo nhé. Còn mưu này nữa. Gà mình đem ra trường cáp độ với gà khác, thầy gà mình dư
cựa, cao vai, vảy tốt là trùm ăn rồi. Nhưng mình làm bộ chạy để cho đối phương nóng mũi xống tới và đòi tiền độ cao, chừng đó mình quay lại chụp lấy cơ hội đòi tiện độ cao hơn. Đối phương chắc ăn nên đồng ý ngay, khác nào con thú đã bị dính bẫy.
- Tôi nghe anh ta nói tự nãy giờ mà phục tài mấy ông chơi gà nòi thiệt.
- Chưa hết đâu. Đó là trong trường hợp anh là chủ kê, còn nếu anh đá hàng xáo lại khác. Anh đá tong sổ thì ít, nhưng quăng, bắt bên ngoài thì nhiều. Nếu vô nước đầu mà thấy gà anh nguy thì anh lội qua gà bên kia quăng trở lại. Quăng tới bắt lui rốt cuộc con nào thắng anh cũng ăn cả. Đó là lối chơi cơm gạo của dân ít vốn, chớ
còn cỡ ông hội gà nhà đụng độ thì đá hết mình chớ không có lội qua lội lại gì hết.
Năm Mẹo nói:
- Tôi không hiểu gì cả.
- Đi đá hàng xáo vài độ rồi sẽ biết sơ mấy mánh lới đó. Dần dần gà nòi nó dạy cho thì khôn lên!.
Bỗng nghe tiếng giày lạp xẹp, Hai trình bảo:
- Ổng ra xem gà để chuẩn bị đi trường Sầm Giang vào ngày kia.
- Thôi tôi về nghe!
- Không sao đâu. Tôi đã bẩm với ổng rồi mà! Ở đây chơi!
Ông Hội Đồng Bình đi tới. Theo sau ông là thầy giáo Xướng tục gọi là thầy Năm. Thầy Năm đã về hưu nên có dư thì giờ để hưởng thú phong lưu gà nòi. Ông hội Đồng Bình rất nể thầy về mặt xét nét những khi cáp gà. Ông Hội Đồng Bình vừa bước vào trại thì hỏi ngay:
- Chú đã sửa soạn xong hết chưa chú Hai?
Với ta điền, ông gọi bằng thằng, nhưng riêng với Hai Trình thì ông kêu bằng “chú” như một người tâm phúc.
- Chú có dầm chân mấy con gà sắp ra trường bữa mốt không?
- Dạ tôi dầm kỹ lắm bác Bạ - Hai trình đáp lại bằng cách gọi ông Hội Đồng bằng bác Ba.
- Chú có bỏ mấy vị thuốc Bắc tôi đưa cho chú không?
- Dạ có. Tôi dầm chân ba con rất kỹ, mỗi con mười lăm phút bảy ngày liền.
- Chú có thấy con nào ỉa chảy không? Con nào ỉa chảy là yếu, để lại nhà, nghe chú!
- Dạ. Không có con nào ỉa chảy hết. Cứt đều khộ Tôi chưa quét.
Ông Hội Đồng đi đến chuồng gà dòm vào trong chuồng, rồi gật đầu. Xong lại hỏi:
- Chú có coi kỹ xem trong phân còn vài hột lúa không?
- Dạ không có bãi cứt nào lộn lúa hết.
- Đâu chú bắt con Điều ra tôi xem lại coi.
Hai Trình mở cửa chuồng. Con Điều đứng dạn hít. Hai trình búng tay “chốc chốc” con Điều vừa cong cổ mổ khẽ tay Hai Trình như một dấu hiệu thân ái, vừa xòe một bên cạnh chạy vòng quanh tay Hai Trình. Hai Trình đưa tay đút vô dưới lườn gà nhẹ nhàng bợ lên đồng thời tay kia đặt khẽ lên lưng con Điều rồi chun ra đưa cho
ông Hội.
Ông Hội Đồng bồng con gà và xem hai bên lỗ tai rồi gật gù bảo:
- Lông lỗ tai nó dày đặc, không rụng cái nào. Vậy là nó khỏe trong mình! – rồi ông hỏi tiếp- Sáng nào chú cũng quần sương nó chớ!
- Dạ tôi đâu dám quên. Tôi cho bốn con ra trường bữa nay ăn thịt bò ba ngày mỗi tuần đều đều.
Ông Hội ngồi xuống và hỏi:
- Chú có nhồi nó không.
- Dạ có chớ. Không con nào yếu gối cả.
Ông Hội nâng con gà lên gần ngang trán rồi rút tay ra. Con Điều rơi xuống đất. Còn hai ngày nữa thì mình đi Sầm Giang. Ở đó trường lớn. Thế nào cũng đụng độ với gà ông chủ Trước, ông Hàm Bang, ông Phủ Kiệm, ông Huyện Đậu ở Gò Công đem gà lên. Và chắc ông Hội Đồng Hoài ở Bến tre cũng không vắng mặt. Vậy mình
phải o gà mình đừng để mất tiếng Cao Lãnh nghe chú. Đêm qua tôi nghe tiếng con gà nào, hình như con Ô Vĩa, gáy tiếng hơi rè. Đâu chú cho tôi thử.
Nói xong ông Hội đi tới chuồng ở cuối dãy.
Hai Trình lẽo đẽo theo sau, nói:
- Dạ không phải con “Ô Vĩa” đâu ông Hội.
- Tôi bảo đừng gọi tôi như vậy. Tôi đứng trong trại gà thì kêu tôi là chủ kê tôi thích hơn. Dân bây giờ họ kêu tôi bằng Hội Đồng Gà chú không nghe sao?
Hai Trình gãi đầu gãi tai:
- Dạ thưa bác Ba, gáy tiếng rè đó là gà nổ, bác Ba bảo tôi sửa lại thành gà niền đó.
- À vậy hả? Sắp ra trường mà con nào gáy tiếng không được trong thì mình phải coi lại.
- Dạ bốn con sắp xuất chinh, tôi đã xem kỹ, con Ô Vĩa, con Điều Sỏ, và con Xanh Một Nước... bảnh lắm.
- Lúc quần sương, chú phải coi chừng cho gắt, đừng để nó nhảy cao gãy cựa, nhứt đừng để nó đập mái, thì đá đến nước nhì thì nó nhảy lên rồi. Cũng như vỏ sĩ sắp lên đài mà đi nhà ngủ vậy.
- Dạ đám gà mái tôi nhốt lại hết.
- Còn con Xám Che đâu?
- Dạ tôi nhốt riêng ngoải góc vườn. Tôi cho chạy lồng một lần thấy nó hăng quá nên tôi ngưng.
- Đâu chú cho tôi xem qua chút coi.
Hai Trình chạy đi lấy chiếc bội tre nhỏ tới nhốt con Xám Che rồi chụp thêm chiếc lồng lớn bên ngoài, xong đi bắt con gà Nổ tới thả xuống cho hai con cự nhau.
Con Xám Che ở trong hai lớp lồng vừa thấy đối thủ bèn cất cổ gáy rân ba phát liền, làm con gà nổ thất sắc. Tuy vậy gà nổ vẫn xừng lông đáp lại.
- Chú phải bắt con nào khá khá mới được. Con gà nổ này thua độ nhưng tôi tiếc cái miếng vĩa tối của nó nên ráng nuôi để coi có dịp nào hấp nó. Chú nên nhớ là gà sắp đụng độ hăng lắm. Phải giằng nó xuống cho nó trầm tỉnh hơn. Qúa hăng như thế vô nước nạp nhảy lung tung có thể bị gãy cựa.
Dạ, tánh con Xám Che này là như vậy, thưa bác Bạ Nó nhỏ Xương như gà che nhưng cặp song đao của nó chuốc xong thấy lạnh mình. Nó vừa đá vừa bay như chim coi thiệt đã. Độ đá ở trường Kế Sách nó chém đui cả hai mắt địch thủ.
- Kỳ này đi Sầm Giang, tôi ôm nó theo!
- Dạ, tôi biết bác Ba mặn nó nhất bầy!
Nhìn cặp gà cách nhau hai vách lồng, ông Hội bảo:
- Chú nhớ khi chạy lồng thì phải dùng lồng đôi, chớ để lồng chiếc nó xói rách mắt hết là không ra trường được.
Con Xám Che bên trong như võ tướng gặp địch thủ ngặt vì cách nhau hai tấm vách thành, không giết được thì ức lắm. Nó dùng chân quào quào đất và đập cánh để tỏ vẻ bực tức. Ông Hội bảo:
- Thôi được rồi!
Hai trình ôm con gà nổ lên tay và nói:
- Con nổ này hư hết hai hàng vảy và cái mỏ cũng chưa liền lại chắc khó làm cho nó thành gà niền bác Ba à! Còn đổ mái lấy cái miếng vĩa tôi sợ không được.
- Ừ, để đó tôi tính sau. Bây giờ chú ngâm thuốc này cho con Xám Che uống để giằn tánh nóng nó xuống.
Hai Trình cầm lấy giắt lên mép tai. Hai Trình biết đó là củ sâm quí mua ở tiệm thuốc Bắc. Uống nước săm gà sẽ sung sức nhưng không bộp chộp quá hăng.
- Chú coi nóng nảy như Trương Phi, đánh thắng cả trăm trận nhưng chết lãng xẹt cũng vì nóng. gà nói cũng vậy chú ạ. Không nên để cho nó quá hăng! – Ông Hội quay lại thầy Năm Xướng – có phải vậy không thấy giáo?
Thầy Năm cười:
- Và phải tập cho nó mưu trí nữa. Tập thì hơi khó, nhưng có con trời sanh nó có mưu trí sẵn. Như con Hồi Mã Tam Thương của ông Hội ăn độ Tết năm ngoái.
- Con La thành đã ăn bốn độ. Ít khi chủ kê cho đá tới độ thứ tự Đó là điều hi hữu.
- Không có cái gì nằm trong khuôn sáo bất dịch thầy Năm à! Ở ngoài đời cũng vậy mà trong đạo gà nòi cũng vậy, trong trang kinh kê dạy cho ta những qui luật, nhưng có những điều nằm ngoài qui luật.. Hoặc đôi khi mình cũng phải dám đá ngoài qui luật để thắng bất ngờ.
Thầy Năm cười ha hả:
- Ông Hội thiệt là người hiểu đời. Tôi lấy ví dụ như trong kinh kê diễn nghĩa nói gà có năm sắc lông là quí kê, đá không bao giờ thua, hoặc như có dặn:
Ô ăn gà Tía có thừa
Tía ăn gà Nhạn một giờ chẳng lâu
Nhạn ăn gà Xám rất mau
Xám ăn gà O, vàng bầu ăn Ô.
Đó là cái ước lệ để mình noi theo như thể nghề võ, nhưng không thể cứ đá theo đó. Lắm độ gà xảy ra trái ngược như con gà Nhạn của ông Cả Lũy thua con gà Xám của ông chủ Bằng tại trường Xẻo Gừa ở Sóc Trăng. Độ đó con Nhạn và con Xám đồng chạn, đồng cựa. Ông Cả tin chắc rằng con Nhạn ăn xám rất mau cho nên một mình ông phủ sổ không cho ai đá ké. Hàng Xáo mặn con Nhạn chỉ đá ngoài sổ. Vô nước nạp, ông Cả quăng bạc ăn tám, con Nhạn đâm con Xám một cựa ở trái chanh làm con Xám xệ cánh, ông Cả được trớn quăng luôn bạc ăn sáu, cũng không ai dám bắt. Nhiều người đá bên con Xám lại tìm cách lội qua phía con Nhạn. Nhưng cuối cùng con Nhạn lại thua bất ngờ vì một miếng vĩa sáng của con xám. Cả chủ kê lẫn hàng xáo bên con Nhạn thua xiển liển. Như vậy kinh kê đâu phải là bất di bất dịch. Nó nói đúng nhưng không phải một trăm điều đúng cả trăm.
Ông Hội gật gù:
- Thầy Năm nói rất hạp ý tôi. Dân đá gà thường biết chân gà có ba màu: xanh, trắng và vàng và chê gà có lông chân là gà lai Tàu. Đúng vậy, gà có lông chân là gà Tàu lai. Tàu lai đá bở rệt, nhát đòn lại ưa chạy bậy, tức cười là nó đá người ta đổ máu, nó thấy máu rồi sợ mang đầu chạy. Nhưng cũng có con khi hay thì hay độc địa, ít có ai ngờ. Nếu cứ theo cái luật “gà lông chân là gà dở” thì có ngày thua bán nhà. Cho nên khi thấy gà có lông chân thì đừng tưởng dễ hốt bạc.
Ông Hội càng đắc ý tiếp thêm:
- Gà nòi là con vật mình không thể hiểu hết được thầy Năm à!
- Dạ. Ông Hội nói chí phải. Muốn hiểu bụng gà nòi phải tốn mất vựa lúa.
Hai người tri kỷ gà nhìn nhau cười.
xxxxx
Hai cậu cháu thằng Đặng ra về. trên đường đi, Năm Mẹo nói:
- Lâu nay cậu tưởng nuôi gà nòi cũng như gà thường, nay mới biết là không phải dễ nhưng mình cũng ráng nuôi. Vì cậu chắc con gà cũng dám là gà nghề lắm.
- Coi bộ Hai Trình cũng muốn mua cho ông Hội hả cậu?
- Cậu không bán đâu. Chi bằng mình nuôi nó may ra nó đá ăn một độ thì mình có thể khá được. Chùng đó ông Hương hết coi thường mình.
- Nhưng tiền đâu mình đá hả cậu?
- Để thong thả rồi mình tính. Bây giờ mình phải lo việc lắt tích lắt mòng, vô nghệ O cho ngon, nuôi một năm nữa, cựa ra hơn lóng tay mới đem ra trường.
- Hồi nãy cháu có nghe chú Hai trình nói con gà mình thuộc loại gà văn là sao hả cậu?
- Gà mà cũng có văn có võ, thiệt là rắc rối, cậu không hiểu đâu. Để hôm nào mình đem con gà lại nhờ ông Chín coi giùm lần nữa. Tiện thể mình nhờ ổng lắt mòng lắt tích giùm.
- Mình lắt không được sao cậu?
- Cháu không nghe chú Hai trình nói sao? Việc gì cũng phải biết cách. Lắt tích gà mà lở phạm thì đứt cuống họng nó luôn.
Chú bảo lấy hai miếng tre mỏng cặp cái tích lại cho chặt rồi lấy dao thiệt bén cắt sát theo cạnh miếng tre thì không sợ phạm.
- Nghe nói thì dễ nhưng chừng làm mới khó cháu à!
Hai cậu cháu quẹo lại chợ mua nghệ, phèn chua để về mài vô gà. Sẵn dịp thăm chị Tư luôn. Từ ngày chị Tư cháo lòng vắng bóng ngoài chợ, khách hàng cũng nhớ vì thiếu một món ăn rẻ tiền mà ngon miệng.
Riêng Năm Mẹo không có dịp thăm “bà Tài Phú”. Còn thằng Đặng thì từ hôm ôm gà trốn về tới nay cũng không buồn trở lại thăm mẹ nữa. Nó không ghét mà cũng không thương gì ông dượng của nó. Nó không thích sống ở chợ, một cuộc sống tù túng, đi ra đi vào đều đụng đầu người ta, mà không ai chào hỏi ai hết.
Cửa tiệm vẫn như hôm nào, nhưng bên sau quày, chỗ ông Tài Phú lại có một người đàn ông trung niên đang ngồi. Thằng Đặng bước vào rồi khựng lại nhìn quanh dò xét, thấy thằng Đặng dáo dác và có vẻ muốn bước ra phía sau, người kia bèn hỏi:
- Ê, thằng nhỏ muốn tìm ai?
- Tôi muốn gặp má tôi.
- Má mày là ai?
- Là... là..
- Là..vơ... Ông Tài Phú ấy mà!
Thấy thằng Đặng ấp úng, Năm Mẹo đáp thay lời nói tiếp:
- Ông Tàu Phú cưới chị tôi hối tháng trước.
- Tôi là con ông Tài Phú đây. Tôi không có cưới vợ nào cho ba tôi hết.
- Ông Tài Phú rước chị tôi về đây, ai cũng biết, sao ông nói kỳ vậy?
- Ai cũng biết, sao tôi là con mà tôi không biết? Ông đi ra không tôi kêu làng.
Năm Mẹo trỏ mặt người kia:
- Tao đi thưa làng bắt đánh gông mày cho coi.
Thấy Năm Mẹo làm hung, người kia lại dịu giọng:
- Nói chơi đừng giận mà! Hai ông bà dắt nhau đi lên “Xầy Ngòng” mấy bữa dồi! Ở trển vui hơn, buôn bán được nhiều hơn, nên ổng bả không muốn về. Tôi về đây để bán cái tiệm này rồi lên đó mở cái khác lớn bằng ba cái tiệm này.
Nghe nói, Năm Mẹo nguôi giận. Năm Mẹo mua đồ rồi kéo thằng Đặng về. Năm Mẹo rất yên tâm. Người Tàu ít gây sự. Họ chí thú làm ăn không hay tranh cải vặt, cho nên công việc làm ăn của họ ít khi thất bại, hoặc có thể nói họ luôn luôn thành công.
Về đến nhà, Năm Mẹo tường mình đã trở thành sư kệ Chỉ với mấy củ nghệ và mấy miếng phèn chua trong taỵ Hai cậu cháu bắt đầu bước chân váo con đường gà nòi.