Chương 1
NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG HÒA

A - Tôn Văn và cuộc cách mạng tiểu tư sản 1911 ( Tân Hợi )
Trong số các nhà cách mạng Trung Hoa, Tôn Văn là người đầu tiên biết ngọai ngữ và đi nhiều nước nhất, từ Á qua Âu. Hai phần ba đời ông ở ngoại quốc.
öng sanh năm 1889 ở huyện Hương Sơn, Quảng Đông, trong một gia đình trung nông. Lớn lên ông có hai tên hiệu nữa: Trung Sơn và Dật Tiên
Ông học ở huyện tới 14 tuổi rồi xin phép cha mẹ qua quần đảo Hawaï ( thuộc Mỹ) ở với người anh cả lập nghiệp tại Honolulu. Ông vào học một trường đạo ở Honolulu, bắt đdầu được biết các môn học phương Tây và đạo Ki Tô.
Mới học được ba năm, ông anh đuổi về nước vì thấy ông mau mau Âu hóa quá.. Nhưng ông không ở quê nhà được lâu vì ông báng bổ một vị thần của làng. Cha ông cho ông qua Hương Cảng học y khoa. Trong thờI gian đó gia đình ông cướI cho ông một thiếu nữ quê mùa (sau sanh được ba người con), và ông xin rửa tội, theo đạo Ki Tô.
Học hết ba năm, ông qua Hạ Môn ( Ma Cao), muốn hành nghề, nhưng không được vì ông chỉ có bằng cấp của Anh chứ không có bằng cấp của Bồ đào Nha ( Ma Cao thuộc Bồ Đào Nha).
Ông phải lên Hoa Bắc và bắt đầu có tư tưởng chính trị: muốn cứu nước thì phải lật đổ nhà Thanh, lập Dân Quốc
Năm 1894 ông lập Hưng Trung Hội, mới đầu chỉ có độ mười đồng chí.Năm sau Thanh đình thua Nhật một cách nhục nhã, toàn dân phẩn uất, ông thành một nhà cách mạng nhiệt tâm nhất, được một phú thương Mỹ hoá Charles Jone Song ( Tống ) giúp. Ông họ Tống này có bốn người con, ba gái, một trai (út) đều học ở Mỹ và theo đạo Tin Lành. Sau Tôn Văn cướ cô lớn: Tống Khánh Linh; cô thứ nhì thành vợ Tưởng Giới Thạch; cô thứ ba thành vợ Khổng Tường Hi ( cháu bảy mươi mấy đờI của Khổng Tử?) ngườI nắm hết tài chánh của Quốc Dân Đảng, nên dân chúng gọI là ông Thần Tài ( khổng tài thần) còn cậu út, Tống Tử Văn sau thành một nhân viên rất quan trọng trong nộI các của Tưởng Giới Thạch. Không có gia đình nào mà quyền khuynh thiên hạ và đoàn kết với nhau như vậy. Đoàn kết lúc đầu thôi, về sau Tống Khánh Linh, quả phụ Tôn Văn, theo cộng làm phó chủ tịch Trung Cộng.
Năm 1895, Tôn khởi nghĩa lần đầu, mưu đánh chiếm Quảng Châu, việc tiết lộ, đồng đảng bị giam và bị giết hơn 70 người. Ông phải trốn qua Nhật rồi qua Honolulu ( Hawaï). Năm sau ông qua Anh để tìm hiểu thêm phương Tây, học thêm môn xã hội học.
Öng bị Thanh đình truy tầm, sứ thần Trung Hoa ở Londres dụ ông tới sứ quán rồi bắt. May nhờ có thầy học cũ người Anh, tên là Contlie cứu cho. Thoát nạn rồi, ông ở lại Âu Châu hai năm nữa, hiểu rằng vấn đề dân sinh rất quan trọng ngang hàng với vấn đề chính trị.
Năm 1900, sau khi cuộc biến chính của nhóm Khang Lương thất bạI, Tôn về Nhật để tiện mưu đồ cách mạng trong nước.
Khi Nghĩa hoàn toàn khởi sự, ông ra lệnh cho đồng chí khởi nghĩa lần nữa, mưu giết Tổng Đốc Quảng Châu, lại thất bại, một số đồng chí tuẩn nạn.
Thấy lực lượng của đảng còn yếu, ông đi tuyên truyền gần khắp Đông Á trong vài năm. Từ Việt Nam tới Xiêm, Mã Lai Singapore ….chỗ nào có nhiều Hoa Kiều, ông đều tới. Số người này được trên mười triệu ( có sách nói mười lăm triệu), gần hết là thương nhân gốc Phúc Kiến Quảng Đông, quê ông nên rất quí ông, tiếp ông rất niềm nở. Họ có lòng ái quốc, có tinh thần tiến bộ, lại biết đoàn kết, giúp ông được nhiều tiền, thành một lực lượng đáng kể của đảng ông.
Năm 1905, ông đổi Hưng Trung Hội thành Đồng Minh Hội, để mở rộng đảng và cho ra tờ Dân Báo vạch đường lối của đảng, chú trọng vào dân sinh, chia lại ruộng đất. Sinh viên gia nhập khá đông, trong số đó có một thanh niên tên là Uông Tinh Vệ, thông minh, hoạt bát, học về chính trị ở Nhật, cộng tác với ông, sau thành ký giả họat động nhất của tờ Dân Báo.
Thấy đảng ông hoạt động mạnh quá. Nhật không muốn chứa chấp ông nữa, ông để Uông Tinh Vệ ở lại thay ông, còn ông thì qua Mỹ quyên tiền Hoa Kiều.
Uông muốn gây một tiếng Vang lớn, tổ chức một cuộc ám sát bằng lựu đạn viên phụ chính Thanh, Chưa kịp thi hành thì bị phát giác. Uông bị bắt giam. Danh của Uông càng lên, Dó là vụ bạo động thứ tám.
Vụ khởi nghĩa thứ 9, năm 1907 ( trong khi Tôn ở Âu Châu, ) thành công một chút. Nghĩa quân đánh Hà Khẩu, Mông Tự ( gần biên giớI Việt), thắng được quân Thanh một trận nhỏ, rồI thiếu viện trợ phảI rút lui.
Vụ thứ 10, ở Quảng Châu, Tháng ba năm 1911, lực lượng đã khá mạnh, đảng quyết định đánh lớn, lựa ở các lộ 500 cảm tử, hợp với tàn quân và quân địa phương mà đảng đã cài thanh niên vào, thuyết phục được, giao cho Hoàng Hưng điều khiển để đánh vào dinh Tổng đốc Quảng Đông; định hể chiếm được Quảng Đông rồI, thì một mặt ti&ên lên Hồ Nam, Hồ Bắc, một mặt tiến lên Giang Tây để đánh Nam Kinh. Không ngờ khí giớI va quân cảm tử không cùng tới một lượt, chưa kịp thi hành kế hoạch thì bị tiết lộ. Bọn người đánh vào dinh Tồng Đốc phải tuẫn mạn, sau tìm được 72 tử thi đem chôn ở Hoàng Hoa Cương, một đồi ở Quảng Châu ( 1).
Vụ đó, nghĩa quân tuy thất bại nhưng cũng làm cho Thanh đình lo ngại, đánh điện cho các tỉnh, bắt đề phòng nghiêm ngặt. Tổng Đốc Hồ Bắc ra sức lùng bắt được nhiều đảng viên, lại có cả một danh sách nữa. Binh sĩ theo cách mạng trong các doanh thấy nguy, phải làm liều, tấn công liền, không đợi chỉ thị của đảng mà cũng chảng kịp chuẩn bị. Vậy mà lại thành công rất dễ dàng không ngờ. Ngày 10- 10- 1911, bảy tháng sau vụ ở Quảng Châu, họ nổi dậy, tự xưng là dân quân, vây đánh dinh Tồng Đốc. Viên Tổng Đốc đem gia quyến xuống trốn trong một chiến hạm, viên Thống Chế cũng đào tẩu. Dân quân lúc đó không có ai cầm đầu, nửa đêm xông vào nhà một viên Đô Đốc, tên là Lê Nguyên Hồng, dí súng vào người, buộc phải lãnh đạo họ. Lê tính tình vui vẻ, thân mật, hiền từ, nên được lòng quân lính, ông miễn cưỡng theo, còn mọi việc do “ dân quân “ quyết định lấy. Họ chiếm được Võ Xương, rồi Hán Dương, Hán Khẩu, ba thị trấn sát nhau, trên bờ sông Dương Tử, nơi trung tâm Trung Hoa, mà lại thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc. Xưởng binh công, nơi chế tạo binh khí vào tay họ. Lãnh sự các nước điều động binh thuyền để tự vệ. Họ cho lãnh sự đoàn biết đại nghĩa của họ, yêu cầu các nước trung lập, và cam đoan giữ cho các cơ quan giao thông và tài chính được yên ổn, tài sản của ngoại nhân được bảo vệ. Chỉ trong năm chục ngày, 14 trên 18 tỉnh của Trung Hoa hưởng ứng phong trào cách mạng, đuổi các Tổng Đốc của Thanh đi, lập chính quyền cách mạng địa phương, luyện tập dân quân, nhiều thanh niên tự nguyện gia nhập. Ngay ở chung quanh Bắc Kinh đảng cũng hoạt động ngầm.
Thanh triều sai một tướng Mãn xuống dẹp nghĩa quân ở Võ Xương, nhưng hắn thua. Bất đắc dĩ, họ phải kêu Viên Thế Khải ( mà mấy năm trước họ đã nghi kị, cách chức) trở lại, cho làm Tổng Đốc Hồ Quảng, đem thủy lục quân khắc phục lại Hán Khẩu. Nhưng đồng thời nghĩa quân cũng chiếm được Nam Kinh.
Viên Thế Khải là một tên đại gian hùng, đã phản phe Cách mạng Khang Lương, phản vua Quang Tự năm 1898, để cứu Từ Hi, vì lúc đó thấy thế của Từ Hi còn mạnh, Quang Trị không có quyền gì cả. May mắn sáng suốt nhận ra rằng toàn quốc muốn lật nhà Thanh, nhà Thanh khó đứng vững được, nên hắn ráng chiếm lại Hán Khẩu để tỏ với Cách Mạng và Thanh đình rằng hắn đứng về phía nào thì cán cân nghiêng về phía đó.
Biểu diễn một màn ở Hán Khẩu rồi, hắn không tấn công mạnh nữa, hai bên chỉ đụng độ nho nhỏ với nhau, trong khi hắn phái đại biểu cùng với Lê Nguyên Hồng nghị hòa.
Khi được tin dân quân chiếm được Võ Xương, Tôn Văn đưong ở Mỹ, không về nước vội, ở lại Âu Mỹ để lo việc ngoại giao. Việc này theo ông, quan trọng ngang với quân sự. Trong số liệt cường, có 6 nước quan hệ lớn với Trung Quốc: Mỹ và Pháp đồng tình với Cách Mạng, Đức và Nga phản đối, Nhật thì dân chúng đồng tình mà chính quyền phản đối, Anh thì dân chúng đồng tình mà chính phủ còn chờ xem, chưa tỏ rõ thái độ. Ông nghĩ phải vận động Anh, hể Anh ngã theo Cách mạng thì Nhật không làm gì được, vì quyền lợI của Anh ở Trung Quốc lớn nhất mà thế của Anh trên bàn cờ quốc tế cũng mạnh nhất.
Ông bèn qua Anh, yêu cầu bộ NgoạI Gioa Anh hai điều:
1- Đừng cho Thanh đình vay tiền nữa.
2- Thuyết phục Nhật ngưng viện trợ cho Thanh đình. Anh nhận lời.
Ông lạI yêu cầu ngân hàng bốn nước ( Mỹ, Pháp, Anh, Nhật) từ nay chỉ giao thiệp vớI tân chính phủ ( Chính phủ Cách mạng) về việc cho vay tiền thuế. Sau đó ông qua Paris tiếp xúc với một số chính khách và nhân sĩ Pháp.
Xong việc rồI ông mớI về nước ( ngày 25- 12- 1911). Bốn ngày sau, đạI biểu 14 tỉnh bầu ông làm Lâm Thời ĐạI Tồng Thống ở Nam Kinh. Ông tựu chức, cử Lê Nguyên Hồng làm phó Tổng Thống. Trung Hoa dân quốc chính thức thành lập. Nội các tuyên cáo với các nước công nhận hết thảy những điều ước, bồi khỏan, tài khoản nhà Thanh đã ký, hứa tôn trọng, bảo hộ tính mạng, tài sản của nhân dân các nước trên đất Trung Hoa.
(1) Năm 1924, liệt sĩ Việt Nam Phạm Hồng Thái, sau khi ám sát hụt toàn quyền Merlin, nhảy xuống sông tự tử, cũng được chôn ở đó.
2-Vua Thanh thoái vị - Nhà Thanh chấm dứt
Tôn về nước thấy Viên Thế Khải có một đạo quân mạnh, mà quân Cách mạng chưa được tổ chức. Riêng ông, tuy được bầu lên, được đồng chí ngưởng mộ, nhưng đại chúng còn xa lạ với ông, cho nên ông nghĩ rằng muốn cho Cách Mạng thành công thì phải có Viên giúp sức. Trong khi hai bên vẫn tiếp tục đụng độ nhau nho nhỏ, ông tiếp xúc với Viên. Viên chịu nhận làm trung gian giữa Cách Mạng và Thanh đình. Hắn thuyết phục được nhà cách mạng rằng vua Thanh chỉ chịu trao quyền cho hắn thôi; mặt khác hắn lại thuyết phục Thanh đình rằng nhà vua phải thoái vị, trao quyền cho hắn thì mới khỏi mất đầu. Rốt cuộc Tôn Văn bằng lòng trao chức Tổng Thống cho hắn sau khi vua Thanh thoái vị, và hắn phải tuyên thệ tuân giữ lâm thời ước pháp do tham nghị viện ( coi các trang sau) thảo ra. Viên chấp nhận đề nghị đó và sai Đoàn Kì Thụy với một số tướng lãnh hiếp vua Thanh thoái vị với những điều kiện như sau:
- Được giữ tôn hiệu như cũ để đối đãi với các nước ngoài trong các lễ tiết.
- Tôn miếu, lăng tẩm được bảo tồn.
- Các tước vương, công đều được thế tập như cũ, người trong hoàng tộc không phải đi lính
- Người Mãn, Mông, Hồi, Tây Tạng được bình đẳng với người Hán, tài sản được bảo đảm.
Thái Hậu Long Dụ triệu tập nội các họp hội nghị ngự tiền.... Mọi người khóc nức nở. Một hồi lâu. Long Dụ mới bảo Phổ Nghi ( vua Tuyên Thống) lúc đó mới khoảng 7 tuổi; " Con được như ngày nay đều là do công của Viên đại thần, con phải bước xuống tạ ơn Viên đại thần đỉ.
Viên hoảng hốt, vội vàng quỳ xuống từ tạ khóc không dám ngẩng mặt lên.
Ngày 12-2-1912 Phổ Nghi hạ chiếu thoái vị, trong có đoạn:
- Chính thể của nước một ngày không định thì dân sinh một ngày không an. Nay lòng của nhân dân toàn quốc đa số khuynh về chế độ Cộng Hòa, các tỉnh phương Nam đã đề xướng, rồi các tướng ở phương Bắc cũng theo. Coi nhân dân hướng về đâu thì biết được mệnh trời rồi. Ta đâu nhẫn tâm vì các tôn vinh của một họ mà không nghĩ tới lòng chiếu cố của dân. nay ta.... đem quân thống trị làm việc cùng cho toàn quốc, định cho chính thể là Cộng Hòa lập hiến để gần thì thỏa lòng mong trị, chán loạn của trăm họ, xa thì hợp với nghĩa " thiên hạ của công " của thánh hiền thời trước (...) Viên Thế Khải được toàn quyền tổ chức chính phủ Cộng Hòa, cùng với dân quân thương nghị đề thống nhất điệu pháp"
Vậy là Cách mạng đã thành công: lật đưọc nhà Thanh, lập được chính thể Cộng Hòa một cách dể dàng mà không phải đổ máu bao nhiêu. Nhà Thanh được ưu đãi hơn nhà Nguyên nhiều.
Năm Tân Hợi 1911 được coi là năm đầu của chế độ Cộng Hòa Dân Quốc, bỏ âm lịch dùng dương lịch.
So với tất cả các cuộc Cách Mạng trước, cách mạng Tân Hợi có nhiều điểm tiến bộ.
° Thủ lãnh là người có tân học, lịch duyệt, hiểu tình hình thế giới.
° Đảng viên hầu hết là thị dân, thương dân, thanh niên ái quốc, do đó mà người Ậu gọi cách mạng này là cách mạng tiểu tư sản ( révoluction bourgeoise)
° Đảng viên không tuyên truyền, lôi kéo nông dân mà tuyên truyền trong giới quân nhân của nhà Thanh;
° Cách mạng lật đổ nhà Thanh không phải để thay ngôi, mà cốt để thay một chế độ; các nhà cách mạng trước mong thành công rồi để được làm vua, Tôn Văn hy sinh cho cách mạng chỉ để cãi tạo xã hội, mua hạnh phúc cho dân. Ông hoàn toàn bật vị lợi.
Người ta có thể trách ông; đại biểu 14 tỉnh bầu ông lên chức Tổng Thống, mà ông lại nhường chức đó cho Viên Thế Khải. Đành rằng ông phải tùy cơ ứng biến, cứu cách mạng đỡ phải đổ máu, nhưng lẽ nào ông không biết Viên là người tráo trở, phản bội, nhiều thủ đoạn? Chỉ có mỗi một cách biện hộ cho ông là cách mạng Tân Hợi thành công bất ngờ quá, đảng của ông không kịp chuẩn bị, không có tài chánh, quân đội cũng không được tổ chức, không thể nắm được các tỉnh mà chính ông cũng chưa được dân chúng biết, nên ông phải tạm thời nhường Viên Thế Khải.
3- Viên Thế Khải phản Cách Mạng
Ngày 15- 2- 1912, Viên được Tôn nhường chức, thành tổng thống của chính phủ Cộng Hòa Nam Bắc liên hợp, Thái Nguyên Bồi một học giả giỏi cả cổ học lẩn tân học vì đã qua Âu Châu học một thời gian, sau làm viện trưởng viện Đại Học Bắc Kinh, được Tôn Văn phái lên Bắc Kinh mời Viên Thế Khải xuống Nam Kinh tuyên thệ, nhưng hắn không muốn rời căn cứ của mình, bí mật khiến một số binh sĩ ( do Tào Côn thống lĩnh) nổi loạn. Thái Nguyên Bồi sợ phương Bắc có biến, đề nghị để Viên tuyên thệ và tựu chức ở Bắc Kinh. Do đó mà kinh đô là Bắc Kinh, trái với ý muốn của Cách Mạng.
Viên nhận theo ước pháp Tôn Văn đã công bố ở Nam Kinh để tổ chức chính phủ:
1- Chủ quyền của Trung bHoa Dân Quốc thuộc về toàn thể quốc dân.
2- Quyền thống trị chia ba theo nguyên tắc phân quyền: lập pháp về Nghị Viện, hành chánh về Tổng Thống, tư pháp về Pháp viện.
Được cả vua Thanh lẫn Cách Mạng trao quyền, địa vị của Viên thật danh chính ngôn thuận, nên các cường quốc từ đó chỉ giao thiệp với Viên.
Năm đầu Viên công bố luật bầu cử; một Tham nghị viện ( Thượng Viện) gồm 264 nghị viện do hội đồng tỉnh bầu lên, một Chúng Nghị Viện ( như Hạ Viện ), gồm 296 nghị viên do dân ( đàn ông thôi) trên 21 tuổi, có tài sản hoặc có bằng cấp, bầu lên.
Trong nước có hai đảng: đảng Quốc Dân đảng( của Cách Mạng ) đông nhất, cấp tiến và đảng Tiến Bộ ( gồm đảng Dân chủ của Lương Khải Siêu ở Nhật về, hợp với vài đảng nhỏ khác) ôn hòa hơn.
Mặc dầu Viên đã dự phòng kĩ mà Quốc dân Đảng vẫn được nhiều ghế nhất ở cả hai viện và Viên phải tìm cách triệt họ để không còn phe chống đối nữa. Muốn vậy phải có nhiều tiền, phải hỏi vây Ngân hàng đoàn ( một Ngân hàng do sáu nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, Nga (1) bỏ ra vốn để cho riêng Trung Hoa vay) 25 triệu Anh bảng mà không đợi Quốc Hội thông qua. Số tiền phải trả trong 47 năm bằng thuế muối, và Viên phải để cho Ngân hàng kiểm soát tài chánh riêng về muối. Quốc Hội phản kháng, nhưng hắn bất chấp.
Các đô đốc theo Quốc dân đảng ở nhiều tỉnh nổi dậy, hắn sai đem quân dẹp, trong hai tháng dẹp được. Phe Quốc dân đảng ít binh đành chịu thua. Lúc đó Tôn Văn ở Nhật, Viên đã cử ông qua đó viớ chức bộ trưởng bộ Hóa xa để nghjiên cứu rồi lập kế hoạch mở mang các đường xe lửa ở Trung Hoa, ông nhận lời, bảo rằng bất cứ việc gì có mục đích tân thức hóa Trung Hoa thì ông cũng làm. Nhưng trong thâm tâm ông có muốn tránh Viên không?
Viên một mặt mua chuộc những kẻ lưng chừng trong Quốc Hội, mặt khác dùng một quỷ kế để loại Quốc Dân đảng. Quốc Hội đang soạn thảo hiến pháp, hắn đòi được dự vào việc đó. Quốc Dân đảng vội thảo cho xong, trước khi hắn tới họp, để thành một việc đã rồi, hắn không sửa đổi gì được nữa. Hắn tuyên bố rằng những đảng viên Quốc Dân đều khả nghi, và sắc lệnh trục xuất họ ra khỏi Bắc Kinh, bắt giam những người cầm đầu.
Đã tiến vào con đường độc tài, thấy thành công được vài lần, hắn càng sấn tới, ra lệnh giải tán lưỡng viện, thay bằng một ủy ban chính trị gồm toàn những tay sai của hắn, rồi ban bố một hiến pháp mới do hắn thảo. Theo hiến pháp đó, Tổng Thống có qquyền chuyên chế, quyết định mọi việc không cần có sự thỏa thuận của Quốc Hội. Thi hành hiến pháp mới, hắn cử hành cuộc bầu cử chính thức Tổng Thống. Ngày bỏ phiếu, hắn cho Công Dân đoàn ( do hắn tổ chức ) bao vây Quốc Hội để uy hiếp phe đốI lập.
Dĩ nhiên hắn đắc cữ Đại Tổng Thống, Lê Nguyên Hồng làm phó.
Các nước Tây Phương và Nhật đều thừa nhận Trung Hoa Dân quốc. Ngày 10 thánh 10 hắn nhận chức, giao tất cả địa vị quan trọng cho bọn tay chân. Bọn này tụi đại thần cũ, hủ bại, chỉ biết trung thành với chủ, không có chút ý niệm gì về dân chủ, dân quyền, hắn bảo gì cũng làm.
Ở các tỉnh miền Bắc từ khi nhà Thanh suy, các tổng đốc, đô đốc, quen cai trị theo ý riêng, xưa nhân danh Hoàng Đế thì nay cũng nhân danh Tổng Thống, chỉ nghĩ tới lợi riêng chứ không biết lợi của nước. Còn ở miền Nam thì nhiều tỉnh bất bình, nhưng chưa phản kháng, còn chờ xem.
Tóm lại, Trung Hoa Dân Quốc chính thức thành lập rồi, nhưng chỉ hạ bệ được Phổ Nghi, còn ý nghĩa của Cách Mạng Tân Hợi thì hoàn toàn mất cả.
Được làm Tổng Thống chính thức trong ba năm, Viên chưa mãn nguyện, muốn làm Hoàng Đế kia, Hắn tiến lần lần từng bước để g dò xem có phản ứng không. Hắn khéo lợi dụng ước pháp, kéo dài nhiệm kỳ Tổng Thống từ 3 năm lên 10 năm; thắng êm, hắn kéo dài thêm thành chung thân Tổng Thống, bãi chế độ tự trị của địa phương, giải tán hội nghị ở các tỉnh, như vậy là biến chế độ Cộng Hòa thành chế độ chuyên chế.
Thấy việc lộng hành ấy không gây phản đối, chỉ trừ Lương Khải D Siêu, rút ra khỏi nội các, viết báo chỉ trích, hắn vận động khôi phục để chế, phái một bọn đàn em đi thu tiền lời, thỉnh cầu của đoàn thể các tỉnh trình lên Tổng Thống xin triệu tập đại biểu quốc dân giải quyết vấn đề quốc thể ( 2). Tháng 10 năm Dân Quốc thứ 4 ( 1915), đại biểu quốc dân các tỉnh đều bỏ phiếu chủ trương quân chủ lập hiến và ủy Tham Chính viện thay mặt Quốc Dân tôn Viên Thế Khải lên ngôi Hoàng Đế.
Tôn Văn lúc đó có lẽ vẫn còn ờ Nhật (?) thấy công cuộc Cácnh Mạng của mình sụp đổ, Kỹ luật đảng lỏng lẻo, một số đồng chí bị Viên mua chuộc, bàn cải tổ Quốc Dân Đảng, đổi tên là Trung Hoa Cách Mạng đảng, để củng cố hàng ngũ, và mưu đồ lật đổ Viên, Đảng tiến bộ của Lương Khải Siêu cũng liên kết với đảng của Tôn Văn để Vận động phản đế chế.
Lần này Viên đã tính sai. Sức phản động rất mạnh, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng tây, Hồ Nam nổi lên choi-&ng đối. B Vân nam, Quí Châu, Chiết Giang, Thiểm Tây cũng lần lượt tuyên bố độc lập, thành ra cục diện Bắc nam chia rẻ. Thấy Vậy, ngay bộ hạ của Viên là Đoàn Kỳ Thụy và Phùng Quốc Chương cũng theo phe Nam mà phản đối đế chế.
Đã chuẩn bị lể đăng quang để leo lên ngai vàng rồi, đã lựa cả niên hiệu là Hồng Hiến nữa ( Hiến pháp lớn ). Viên vội vàng bỏ ý xưng đế chỉ giữ chức Tổng Thống thôi, nhưng phe phản đối cũng không chịu. Tháng 5 năm 1916, bọn Cách mạng ở Quảng Châu thời trước( đầu năm 1911, vụ Hoàng Hoa Cương ) thành lập chính phủ Cộng Hòa và bầu Lê Nguyên Hồng làm Tổng Thống. Viên ưu uất chết tháng sáu năm đó, có sách nói là hắn tự tử, có sách bảo là vì bệnh niếu độc ( urémie).
Lê nguyên Hồng lấy tư cách là phó Tổng Thống lên kế vị, khôi phục ước pháp cũ, tuyển Phùng Quốc Chương làm phó Tổng Thống, bỗ Đoàn Kỳ Thụy làm Tổng Lý Nội Các. Nhưng họ không đoàn kết với nhau được, và bọn tướng quân gây thành cuộc tương tranh đưa Trung Hoa vào cảnh hỗn loạn trên mười năm
( Sau Mỹ rút ra vì thấy họ bốc lột Trung Hoa quá, vì vậy mà có sách chỉ kể năm trước)