Chương VII
NHÀ MINH( 1368 - 1644 )
A. THỜI THỊNH

Các học giả phương Tây nghiên cưứ rấy ít về đời Minh và nửa đầu đời Thanh một phần vì tài liệu quá nhiều - thư khố quốc gia Trung Quốc mới cất ở gần K Bắc Kinh, chứa tới trên năm triệu tài liệu - một phần vì trong các thế kỷ XV - XIX Châu Âu thay đổi hẳn ( cải cách tôn giáo, phục hưng văn nghệ, tạo được một tân thế giới ở bờ bên kia Đại Tây Dương, rồi cách mạng chính trị, cách mạng kỹ nghệ), còn ở Trung Hoa thì từ chính trị tới xã hội không có gì biến chuyển đáng cho các học giả chú ý tới.
Quả thực, trong mấy thế kỷ đó, phương Tây tiến rất mạnh mà Trung Hoa thì đứng ì một chỗ. Đời Minh đế quốc rộng gần bằng đời Đường, dân số đông hơn ( hồi đầu khoảng 53 triệu, cuối đời được từ 100 đến 150 triệu), vua thì cũng như mọi triều đại khác, chỉ được hai ông giỏị Thái Tổ và Thành Tổ), họ cũng vẫn phải đương đầu với hai vấn đề: chống với các rợ, lo cho dân khỏi đói, như các thời trước, còn thì đại đa số là một bọn vua tầm thường, tồi tệ, sống xa xỉ, phóng túng, để hoạn quan nắm hết quyền hành, rốt cuộc cũng lại tủi nhục để cho non sông vào tay rợ Mãn Thanh.
Trong non ba thế kỷ- nhà Minh không tiến bộ về một phương diện gì cả - Trừ về văn học bình dân, y tức bạch thoại - và việc đáng ghi hơn cả chỉ là việc Trịnh Hòa bảy lần đi qua " Tây Dương " - tức Nam Dương và Ấn Độ Dương ngày nay.
Chính vì không có một sự thay đổi, một biến cố nào quan trọng, không có cả các việc phế rồi lập, lập rồi phế các vua như cuối đời Đường, mà đời Minh được một số sử gia khen là thời tương đối thái bình, ổn định hiếm có trong lịch sử! Các vua Minh được yên ổn truyền nhau ngai vàng lâu hơn đời nào hết.
A. THỜI THỊNH
1- Thái Tổ. ( 1368 - 1398 ), ông vua độc tài nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Nhà Minh thịnh được trong bảy chục năm đầu nhờ hai ông vua giỏi: Thái Tổ và Thành Tổ.
Chu Nguyên Chương lên ngôi, quốc hiệu là Minh, niên hiệu là Hồng Vũ, đóng đô ở Kim Lăng ( Nam Kinh ngày nay), gọi là Ứng Thiên Phủ.
Lúc đó vua Nguyên tuy đã chạy ra khỏi Hoa Bắc mà về Mông Cổ, nhưng vẫn giữ đế hiệu, tự coi vẫn là vua Trung Hoa, vì một dải đất ở phương Bắc: Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc vẫn do tướng Mông Cổ chiếm cứ: Thái Tổ phải sai tướng dẹp bọn họ, sát nhập những miền đó vào bản đồ nhà Minh.
Ở phía Nam, một bọn anh hùng chiếm Thành Đô ( tỉnh Tứ Xuyên) và đất Vân Nam. Dẹp xong phương Bắc, Thái Tổ dẹp nốt bọn đó.
Sau cùng, năm 1387, quân Minh lại thu được Liêu Đông ở phía Đông Bắc, mà thống nhất Trung Quốc từ Bắc tới Nam, từ Tây qua Đông ( Coi bản đồ trên). Đó là công lớn của Chu Nguyên Chương.
Ông xuất thân trong giới hạ tiện, nghèo hèn hơn Lưu Bang nhiều, phải vào ở chùa để có cơm ăn, nhờ vậy mà được học ít năm; sau theo nông dân nổi loạn. Ông lãnh đạo họ mà gian nan lập nên sự nghiệp.
Cũng như Lưu Bang và đa số các ông vua sáng nghiệp, khi thành công, Chu không muốn dùng các bạn chiến đấu nữa, vì họ quá thân với mình, biết tài của họ và sở trường cùng sở đoản của mình ra sao, khó mà trị họ. Sợ nhất là khi mình chết rồi, con mình còn nhỏ, họ chuyên quyền uy hiếp, nên ông tìm cách chia rẽ, vu hãm họ, lần lần họ bị giết hết, làm liên lụy đến mấy vạn người lương thiện nữa. Ông không khôn khéo như vua Thái Tổ nhà Tống, mà tàn nhẩn vô cùng.
Cũng như Lưu Bang, vì ít học, nên ông nghi kỵ các văn thần, bề tôi đang biểu chương, ông thấy có chữ gì nghi ngờ là có ý nhạo báng mình thì giết hết.
Sử chép có người khen ông là biết đạo, ông hiểu rằng là mỉa ông làm đạo tặc. Một người khác nịnh ông là làm tăng trí tuệ lên ( tăng trí), ông cho rằng chê ông có cái trí tuệ của bọn tăng (thầy chùa).
Ông rất cương quyết, không nhượng bộ, tàn bạo tới cái mức đại thần ở triều có điều gì không vừa ý ông thì ông cũng sai nọc ra, đánh trượng. Ông là ông vua Hán độc tài nhất trong lịch sử Trung Hoa, không kém Tần Thủy Hoàng. Năm 1375, một vị thượng thư bị đánh tới chết, và các đời vua sau thỉnh thoảng cũng hành động như ông. Sự tàn bạo đó, chắc ông học được của vua Mông Cổ, nó trái hẳn truyền thống của đạo Nho mà ba đời Hán, Đường, Tống còn giữ.
Ông biết triều đại nào cũng bị cái nạn ngoại thích và hoạn quan mà mất ngôi, nên ông khuyên mẫu hậu không nên lâm triều, vbà treo một thiết bài( bảng bằng sắt) ở cửa cung, cấm hoạn quan dự chính. Nhưng lệnh đó đến đời con ông đã bãi bỏ.
Đọc những đoạn " Mạnh Tử đối đáp Tề tuyên Vương" ( trong Mạnh tử - chương Lương Huệ Vương - thượng và hạ) ông rất bất bình, ra lệnh dẹp hết những phiến đá khắc các bài ấy mà vua Thần Tôn nhà Tống sai dựng năm 1084 ở miếu thờ Khổng Tử. Nhưng năm sau, không hiểu nghĩ sao, ông đặt lại chỗ cũ. Tôi đoán rằng ông bất bình nhất về đoạn Tề Tuyên vương hỏi Mạnh Tử ;" Bề tôi giết vua được không? " Mạnh đáp: " Kẻ làm hại điều nhân thì gọi là "tặc" ( giặc); kẻ làm hại điều nghĩa thì gọi là " tàn " ( tàn bạo); một kẻ tàn tặc thì gọi một tên " độc phủ ( ai cũng bỏ). Tôi nghe nói giết một kẻ độc phu tên là Trụ, chưa nghe nói rằng giết vuả Điều đó đủ tỏ Chu Nguyên Chương độc tài ra sao.
Nhưng ông cũng có điểm tốt: Ở trong giới bình dân ra, ông bênh vực giai cấp cũ của ông. Nhiều lần ông tha thuế cho dân nghèo.
Dân có điều gì uất ức ông cho phép trình thẳng lên ông. Quan lại mà tham ô, bị dân tố cao, ông cho điều tra, nếu ăn hối lộ sáu chục lượng thì bị chém đầu, ông rất trọng đức liêm khiết, coi trọng dân tình mà đối với quan lại rất nghiêm
Một viên quan nào được lòng dân thì tuy phạm tội, dân xin tha, ông cũng tha, có kẻ còn được thăng chức nữa, như một viên tri châu nọ, thu thuế sai kì, đáng lẽ bị bắt, các phụ lão trong châu lên kinh xin lưu viên đó lại, ông chuẩn y và còn tặng lộ phí cho các phụ lão nữa.
Lại như một viên chủ bạ nọ, có lỗi gì đó cần phải tra vấn, nhân dân lên kinh trình bày đức liêm chính của viên đó, ông chẳng những tha tội mà còn thăng chức cho nữa. Còn hạng quan lại vì không yêu dân mà bị tội thì nhiều vô kể.
Các đời vua sau, nhiều ông theo chính sách quí dân đó. Chẳng hạn như đời Anh Tôn ( 1436 - 49), một viên tri phủ Tô Châu hết kỳ hạn ba năm ở nhiệm sở rồi, theo lệ phải bổ đi nơi khác, nhưng hai vạn dân xin triều đình lưu ông ta lại, ông ta khỏi bị đưa đi nơi khác mà được ở lại Tô Châu cho tới chết, dĩ nhiên là vẫn chỉ làm tri phủ, nhưng cứ theo lệ được thăng phẩm trật.
Nhưng ông cũng như mọi ông vua khác, khi sáng lập triều đại mới rồi thì bỏ phế chế độ triều đại cũ, cho rằng triều đại cũ bị diệt vong vì chế độ xấu chứ không phải vì người xấu. Sự thực thì chế độ nào cũng có mặt trái, người tốt thì bổ được mặt sở đoản của chế độ mà nước thịnh, người xấu thì không biết dùng cái sở trường của chế độ mà càng mau suy. Chế độ không quan trọng bằng con người.
Chu Nguyên Chương chắc không đọc sử nhà Hán mà cũng không đọc mấy hàng này trong bài Thâm Tự Luận của Phương Hiếu Nhụ, một kẻ sĩ có khí tiết đồng thời với ông: Hán thấy Tần cô lập mà tự răn mình, mới phong khắp các con em làm chư hầu, cho rằng họ hàng thân thích với nhau thì có thể kế tiếp nhau giữa xã tắc mà không sinh loạn, nhưng rồi bảy nước lại tính cái mưu thoán thi " ( cướp ngôi và giết vua ). Vụ đó xảy ra đời Hán Cảnh Đế, khoảng 40 năm sau khi Hán Cao tổ băng hà, bảy nước đó là bảy chư hầu: Ngô, Sở, Triệu...
Chu cũng thấy nhà Tống, nhà Nguyên cô lập mà mất, lại noi gương Hán, theo chính sách của Hán, phong cho trên 20 người con ở các yếu địa, thành các nước chư hầu:
Tấn, Yên, Sở, Hàn, Chu..... Họ được chuyên quyền trong nước họ, có nhiều quân, làm phiên li che chở cho triều đình. Trong số đó thì yên Vương là Lệ ở Bắc Kinh và Tấn Vương là Cang ở Thái Nguyên uy quyền rất lớn. Và cái họa nồi da nấu thịt xảy ra bốn năm sau khi Chu Nguyên Chương băng hà ( chứ không đợi đến 40 năm như đời Hán).