Chương 8 (8)
C. NHÀ THANH SỤP ĐỔ

1. Vận động Duy Tân và chính biến Mậu Tuất (1898)
Sau vụ Trung Nhật chiến tranh, thấy một nước lớn như Trung Quốc mà bị một nước nhỏ xưa nay mình vẫn khinh khi là Nhật Bản đánh thua, kẻ sĩ có kiến thức hoảng hốt, thức tỉnh, nhận rằng công cuộc tự cường hơn hai chục năm không có kết quả gì cả, “thuyền vững, súng mạnh” không đủ để cứu nước, phải cải cách từ gốc, thay đổi chế độ, như Wang Tae đã cảnh cáo thì mới được. Nếu không canh tân chính trị, tổ chức lại điều đình, cải tạo phung phí trong xã hội, tinh thần của quốc dân, nếu không bỏ lối khoa cử cũ đi, tuyển quan lại theo một cách mới, thì khống sao chống lại được với liệt cường. Do đó mà có cuộc vận động duy tân khắp trong nước.
Người đề xướng là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, đưa ra khẩu hiệu là “toàn biến, tốc biến” (thay đổi triệt để và mau).
Khang sinh năm 1858 ở tỉnh Quảng Đông (huyện Nam Hải) miền tiếp xúc nhiều với người Âu, có nhiều nhà cách mạng lớn mới. Gia đình ông mấy đời nổi tiếng về cự học. Ông là con trưởng, người em thứ là Quảng Nhân cũng làm cách mạng. Ông rất thông minh, thâm cựu học, đậu tiến sĩ, nhưng rất chú y tới thời cuộc, đọc nhiều sách phương Tây do người Nhật dịch, mở trường dạy học, thường họp bọn thanh niên, diễn thuyết về biến pháp. Ông đã nhiều lần dâng thư lên triều đình Mãn Thanh xin biến pháp, nhưng thư không tời tay vua.
Ngoài giờ dạy học ông trứ tác được nhiều; ba tác phẩm chính của ông là.
- Tân học ngụy kinh, nghiên cứu về các kinh của Khổng học mà ông cho là ngụy tạo dưới đời Vương Mãng (nhà Tần đời Hán). Trong cuốn đó ông vạch ra những chỗ không đáng tin và bảo cái bọc đó không thực là của Khổng Tử.
- Khổng Tử cải chế khảo, nghiên cứu về cuộc cải cách chế độ phong kiến của Khổng Tử.
- Đại đồng thư. Ông cho rằng nhân loại sắp bước vào thời đại đồng rồi, lúc đó mọi người sẽ bình đẳng, ai cũng có lòng bác ái, coi thiên hạ vạn vật là một, không ai còn khổ não nữa; và để sửa soạn cho thời đại đó, ông đề nghị: Phá ranh giới giữa các quốc gia; bỏ chế độ giai cấp; bỏ quan niệm về chủng tộc; không phân biệt phái trai gái, nam nữ hoàn toàn bình đẳng, phá bỏ gia đình, bỏ tư sản; nông công thương không còn chủ thợ nữa, những cái gì bất bình, bất đồn, bất công, trừ diệt.
Công việc khảo cứu của ông không vững, ông chủ quan quá, mà thuyết của đại đồng của ông pha Khổng, Phật và Tây học, nhiều người chê là không tưởng, nhưng ai cũng phải nhận ông có tư tưởng khác người, là một triết gia quan trọng thời Thanh mạt, mà tư tưởng cách của ông đán trọng, công lao của ông với dân tộc đáng kể: Ông là người mở đường cho cách mạng Tân Hợi.
Trong nhóm môn đệ của ông có Lương Khải Siêu và Đàm Tự Đồng đa tài hơn cả. Lương cũng gốc ở Quảng Đông, là một nhà văn, nhà báo chứ không phải là một triết gia. Cũng thông minh, 17 tuổi đậu cử nhân, lên Bắc kinh thi hội. Khi trở về, nghe tiếng Khang Hữu Vi, xin được yết kiến. Nghe Khang hùng hồn mạt sát cựu học là vô dụng, ông hoang mang, vừa thẹn vừa mừng, xin làm môn đệ của Khang. Học với Khang được ba năm, rồi lên Bắc Kinh làm quen với Đàm Tự Đồng. Đàm đáng là một triết gia, có nhiều tư tưởng lạ và kịck liệt soạn cuốn Nhân học để phát huy thêm thuyết đại đồng của Khang. Đàm trọng dân mà khinh vua, ghét chế độ quân chủ chỉ ức hiếp dân, mà phục Hoàng Tôn Hi. Ông lại chê văn minh phương Tây là tự ti tự lợi, quá ham vật chất. Ông muốn đúc cả Đông Tây vào một lò để tạo thế giới đại đồng. Rất tiếc ông hi sinh cho cách mạng chết sớm (coi ở dưới) nếu không thì còn cống hiến cho dân tộc Trung Hoa nhiều tư tưởng lạ nữa.
Năm 1895, buồn về nỗi Hoa thua Nhật, Lương Khải Siêu làm đại biểu cho một nhóm 190 cậu cử Quảng Đông lên kinh thi, dâng thư lên triều đình bàn về thời cuộc. Khang Hữu Vi cùng nhóm 3.000 cậu cử khác dân thư xin biến pháp, hai nhóm họp làm một. Từ thế kỉ XII, đời Nam Tống đến bây giờ, trên bảy thế kỉ, mới lại thấy một phong trào học sinhdâng thỉnh nguyện lên vua. Lần đó, thỉnh nguyện của nhóm Khang, Lương không được chấp nhận.
Năm 1896, Khang dân thư xin biến pháp nữa, lần này đạt được đến Quảng Tự, nhờ một vị đại thần, thầy học cũ của Quang Tự.
Quang Tự lúc này đã thực sự cầm quyền. Từ Hi Thái Hậu lui về nghỉ ở Di Hòa viên, dĩ nhiên vẫn theo dõi hành động của ông. Ông tuy sợ “Phật bà” – Từ Hi – như cọp, nhưng sáng suốt, nhiệt tâm muốn noi gương Minh Trị Thiên Hoàng và hoàng đế Pierre, cứu Trung Quốc, cho vời Khang, Lương lên kinh bàn việc nước. Ông tiếp Khang, Lương suốt một buổi, 5-6 giời liền, phong cho chức tước để cùng mưu việc biến pháp.
Đề nghị nào họ đưa ra Quang Tự cũng chấp nhận hết: Cải cách việc triều đình cho mới mẻ, bỏ lối văn bát cổ trong các khoa thi mà lấy môn luận về thời vụ thay vào, lập học hiệu, khuyến khích kẻ viết sách mới và kẻ chế khí cụ mới, bỏ những nha thự ít việc, luyên tập quân đội theo lối mới, trù lập ngân hang, làm đường xe lửa, khơi mỏ, mở nông và công nghiệp, lập hội buôn, mỏ rộng đường ngôn luận, cầu nhân tài…
Trong khoảng chưa đầy ba tháng, mà một trăm mấy chục đạo chiếu ban ra, làm cho cả trong trièu lẫn ngoài tỉnh, mọi người xôn xao. Đúng là “toàn biến” và “tốc biến”.
Khang Hữu Vi biết rằng bọn cựu thần tất phản đối, nên khuyên vua đừng vội bỏ hết các nha môn, mà giữ hết họ, cho họ các chư hầu, không mất lộc, vị. “Phật bà” ở Di Hòa Viên biết hết, không ưa trò biến pháp đó, bổ nhiệm một người về phe bà là Vinh Lộc, tổng đốc Trực Lệ làm thống lãnh quân đội ở vùng Kinh kỳ để củng cố thế lực của bà. Vua Quang Tự cương quyết, bảo: “ Không cho ra biến pháp thì giết ta còn hơn”.
Đàm Tự Đồng thấy Từ Hi cản trở công việc duy tân, khuyên Quang Tự đoạt lại chính quyền. Quang Tự nghe lời, triệu Viên Thế Khải, (học trò của L‎ Hồng Chương trong việc đào tạo quân mới) lúc đó đương thống lĩnh 7.000 quân tâm phúc, về Bắc Kinh bàn việc, có ‎ dùng quân của Viên để bao vây Di Hòa Viên. Chẳng may việc đó tiết lộ (chính Viên phản vua, vì thấy Từ Hi còn mạnh), Từ Hi hay được, vội vàng từ Di Hòa Viên trở về Bắc Kinh, họp Quang Tự và các đại thần lại, bắt Quang Tự quì một bên, các đại thần quì một bên, trừng mắt, lớn tiếng mắng Quang Tự một cách tàn nhẫn: “Thiên hạ này là thiên hạ của tổ tiên, mày sao dám tự ‎ làm bậy? Các quan đây đều do tao tuyển dụng trong nhiều năm để họ giúp mày, mày sao dám tự y không dùng người ta? … Rồi bà quay sang phía các đại thần mắng là bất lực, không tận tâm với quốc sự…”
Sau cùng bà tuyên bố rằng Quang Tự đau, bà phải thinh chính trở lại, và đem giam Quang Tự ở Doanh Đài, trong hồ Tây Uyển. Vậy là cuộc biến pháp thành cuôc chính biến.
Bà ban lịnh cấm dân dâng thư, phế bỏ cục Quan Báo, đình chỉ việc lập học hiệu trung, tiểu ở các tỉnh, các huyện; dùng lại lối văn tám vế để lựa kẻ sĩ, bỏ khoa thi đặc biệt về kinh tế; bỏ các tổng cục nông công, thương, cấm báo quản, truy nã chủ bút, cấm hội họp, dùng lại các vũ khí cung đao…; tóm lại là chỉ trong một hai tuần toàn hủy, tốc hủy các canh tân của Quang Tự. Sử gọi vụ đó là “Chính biến Mậu Tuất” (1898); cũng gọi là vụ “duy tân 100 ngày”.
Khang Hữu Vi hay tin trước, trốn vào sứ quán Anh ở Thượng Hải rồi xuống Hương Cảng, qua Nhật Bản. Lương Khải Siêu, sau khi việc xảy ra mới trốn qua Nhật. Đàm Tự Đồng không chịu trốn, muốn lấy máu mình nuôi cách mạng, nên bị giết với năm người nữa: Khang Quảng Nhân, (em Khang Hữu Vi) Lưu Quang Đệ, Lâm Húc, Dương Nhuệ, Dương Thâm Tú, người bấy giờ gọi là “Lục quân tử” có ‎ sánh với lục quân tử thời Minh, tức là sáu kẻ bi tên hoạn quan Ngụy Trung Hiền hãm hại, chết trong ngục.
Khang Hữu Vi ở Nhật lập đảng Bảo hoàng mông lật đổ Từ Hi, phò trợ Quang Tự lên cầm quyền; Lương Khai Siêu xuất bản tờ báo Thanh Nghị mạt sát Từ Hi.
Từ Hi xin Anh, Nhật giao Khang, Lương cho bà ta, nhưng họ không nghe, còn bảo vệ cho Khương, Lương mà họ coi là quốc sự phạm. Bà ta còn muốn bắt Quang Tự thoái vị để bà đưa một người khác lên, sai người cho dò ‎ công sứ các nước, họ đều phản đối. Hoa kiều ở hải ngoại đánh điện về ủng hộ Quang Tự, bà ta càng ghét ngoại nhân đã mớm cho Trung Hoa những y phản động: Hiến pháp, dân chủ… Đó là nguyên nhân gây ra nạn Quyền phỉ hai năm sau. Vận nhà Thanh đã tới lúc mạt. Mà mầm cách mạng Tân Hợi đã nhú.
3. Nga Nhật chiến Tranh
Năm 1895 Nhật uất hận vì Nga đã can thiệp, bắt phải nhả mồi ngon Liễu Đông ra nhưng thời đó chưa đủ sức chọi với Nga, Pháp, Đức nên phải nuốt hận.
Năm 1901, Nga lại chiếm Đông Tam Tỉnh rồi tranh mất Lữ Thuận (ở bán đảo Liễu Đông) của Nhật. Lần này, trên sau 30 năm duy tân, Nhật mạnh hơn nhiều, nên phải tìm cách trả thù, chuẩn bị kĩ, kết đồng minh với Anh vì Anh không ưa Nga (họ xung đột nhau về quyền lợi ở Trung Á); Nga hay được kết đồng minh với Pháp, Mỹ thấy có thể gây ra chiến tranh được, đề nghị với Thanh đình khai phóng Đông Tam Tỉnh cho mọi nước thông thương, không nước nào chiếm để cho tình hình quốc tế hòa hoãn. Thanh bằng lòng nhưng Nga không chịu.
Thế là Nhật, Nga tuyên chiến với nhau (1904). Các nước phương Tây trung lập. Trung Hoa cũng trung lập để mặc họ đánh nhau ở Liêu Đông, trên đất nước của mình, chỉ yêu cầu họ đừng phạm vào Liêu Tây (miền phía Tây sông Liêu).
Đô đốc Nhật là Đông Hương Bình Bát Lang (Togo) một mặt phái một đội cảm tử phong tỏa cảng Lữ Thuận (Port Arthur) – nơi có pháo đài rất kiên cố của Nga. Không cho hải quân Nga tự do ra vào, một mặt đem lục quân đổ bộ tiến vào Liêu Đông, đánh phía sau Lữ Thuận.
Tháng 8 năm 1904, hạm đội của Nga ở Lữ Thuận và Hải Sâm Uy cùng nhau mưu thoát vòng vây, một số bị đánh chìm, một số chạy thoát ra được Sakhaline (Khổ Liệt), Yên Đài, Thượng Hải. Vậy là hạm đội Nga ở Thái Bình Dương không còn sức chiến đấu nữa. Về phía lục quân, Nga cũng đại bại ở Phụng Thiên (Moukden), mất 100.000 quân. Kế đó Nhật đem toàn lực tấn công Lữ Thuận, Nga phải đầu hang: Non 900 tướng tá và trên hai vạn sĩ tốt bị bắt làm tù binh, Nhật chiếm được rất nhiều chiến lợi phẩm (1905).
Nga cho hạm đội biển Baltique qua đánh nữa. Vì Anh là đồng minh của Nhật, không cho họ qua kinh Suez, nên họ phải đi vòng ngã Hảo Vọng Giác, tới Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, nhiều chiếc xin Pháp ghé vịnh Cam Ranh của ta để sửa chữa và lấy thêm dầu, than.
Tàu của Nga không tối tân bằng tàu Nhật, hải quân Nga lại kém tinh thần, nên khi tới eo biển Đối Mã (Toushima) ở giữa Triều Tiên và Nhật Bản thì hải quân Nhật đã được Thiên hoàng kích thích: “Quốc gia cương thịnh hay suy vong là do trận này”, nên hết thảy đều cảm tử tấn công và đại thắng: Hạm đội Nga gồm 38 chiếc thì 35 chiếc bị Nhật đánh đắm hoặc bắt được, quân Nga tử trận 4.000, bị cầm tù 7.000 còn phía Nhật thì chỉ tử trận 16, bị thương 538.
Lúc đó một đoàn lục quân Nga theo đường xe lửa xuyên Sibérie qua nhưng Nga hoàng chán nản vì vụ đại bại ở Đối Mã, lại lo lắng về nổi loạn (cách mạng Nga năm 1905), nên không ham chiến nữa; Nhật tuy thắng nhưng lục quân chết cũng nhiều, khi tấn công Lữ Thuận, nên yêu cầu tổng thống Mỹ Roosevelt đứng làm trung gian để hai bên nghị hòa.
Tháng 9 năm 1905, hai bên kí hòa ước ở Pertsmouth (Mỹ) gồm 15 khoản mà các khoản trọng yếu như sau:
- Nga nhận rằng Nhật được quyền bảo hộ nước Hàn và được tự do kinh doanh ở đó.
- Nga nhường cho Nhật quyền tô tá ở Lữ Thuận, Đại Liên.
- Nga nhường cho Nhật những đường xe lửa cùng những tài sản phụ thuộc ở miền từ Trương Xuân tới Lữ Thuận (tưc mien mà nga mới khai thác từ sau hòa ước Tân Sửu (1901))
- Nga cắt cho Nhật nửa phía đảo Nam đảo Khố Liệt (Sakhaline)
- Cả hai bên đều đúng kì hạn triệt hết binh ở Đông Tam Tỉnh. Tất cả nhưng đất nhường đó đều do Nga chiếm của Trung Hoa. Chung qui chỉ Trung Hoa là bị thiệt thòi và chỉ Nhật là được lợi. Sau hòa ước đó, nửa sau phía nam Đông Tam Tỉnh thuộc phạm vi của Nhật, nửa phía Bắc thuộc phạm vi của Nga.
Nhật không được bồi thường nào cả. Tài chánh kiệt quệ, nên Nhật gấp muốn nghị hòa, Nga đưa ra điều kiện nào, Nhật chấp nhận ngay chứ không đòi gì thêm.
Trận hải chiến Đối Mã làm cho cả thế giới ngạc nhiên. Ảnh hưởng của nó có phần lớn hơn ảnh hưởng củ trận hải chiến Trafalgar Anh diệt hạm đội của Pháp và Y Pha Nho, đúng 100 năm trước, năm 1805. Để đánh dấu một khuc quẹo trong lịch sử hiện đại.
Nó đưa Nhật lên hàng liệt cường, Nhật thành một đế quốc có được ba đất thực dân: Đài Loan, Triều Tiên, Nam Mãn.
Ảnh hưởng của nó đối với Á Đông cực lớn. Nó làm ngưng trong một thời gian sự bành trướng của Nga ở Trung Hoa; Á Châu bắt đầu phục sinh là nhờ nó. Toàn cõi Á Châu khi nghe tin khổng lồ Nga “con gấu trắng Bắc Cực” bị “chú lùn da vàng” hạ thì nhảy múa, reo hò như chính mình đã thắng trận. Người Á có cảm tình ngay với Nhật vì Nhật đã rửa cái nhục chung của giống da vàng. Trung Hoa mong lật đổ gấp nhà Thanh để duy tân như Nhật; Ấn Độ, Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai… đều mơ tưởng độc lập và hai tên Minh Trị Thiên Hoàng, Y Đằng Bác Vân vang lên trong miệng các nhà ái quốc. Người ta mong nhờ Nhật giúp để đuổi người Âu ra khỏi nước, người ta đổ xô nhau qua Nhật học. Và người Nhật tỏ ra kiêu căng, nuôi cái mộng là bá chủ Đông Á. Đảo Sakhaline, Triều Tiên, quần đảo Lưu Cầu, đảo Đài Loan thì chỉ là bước đầu, là cái vòng trong, phải mở thêm một vòng ngoài nữa gồm quần đảo Marianmes, Phi Luật Tân, Mãn Châu, Đông Trung Hoa, Sibére, sau cùng là vong thứ ba rộng hơn gồm trọn Trung Hoa, Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai… Toàn da vàng mà Nhật làm chủ, sẽ cung cấp thực phẩm cho người Nhật, tài nguyền sản vật cho người Nhật, sẽ là một thị trường tiêu thụ các sản phẩm kỹ nghệ của Nhật. Mộng đó họ sẽ thực hiện lần lần từng bước và tin sẽ thực hiện được.